Viện Nghiên cứu Hán Nôm VNCHN thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, hiện đang lưu trữ được rất nhiều các văn bản được viết bằng chữ Nôm của người Dao, với rất nhiều loại như: thơ,
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Hạnh Vân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học tại Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự quan tâm của các thầy, cô giáo thuộc Khoa Hán Nôm, Học viện Khoa học xã hội; các thầy cô giáo thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm; các thầy, cô giáo thuộc Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tây Bắc, nơi tôi công tác Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ quý báu đó
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, người thầy đã trực tiếp chỉ dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Hạnh Vân
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 LƯỢC KHẢO VỀ DÂN TỘC DAO VÀ VĂN BẢN CHỮ NÔM DAO HIỆN LƯU GIỮ TẠI VIỆN NGIÊN CỨU HÁN NÔM 11
1.1 Giới thiệu về dân ca nghi lễ của người Dao 11
1.2 Khảo sát văn bản chữ Nôm Dao lưu giữ tại VNCHN 16
Chương 2 TÌM HIỂU GIÁ TRỊ TÁC PHẨM HẠ BẢN TRIỀU KHOA 33
2.1 Tìm hiểu giá trị nội dung 33
2.2 Tìm hiểu hình thức thể hiện tác phẩm 52
2.3 Chữ Nôm Dao trong văn bản Hạ bản triều khoa 55
Chương 3 TÍNH ỨNG DỤNG CỦA TÁC PHẨM HẠ BẢN TRIỀU KHOA VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN BẢN NÔM DAO 62
3.1 Tính ứng dụng của tác phẩm Nôm Dao Hạ bản triều khoa 62
3.2 Vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn bản Nôm Dao 72
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 86
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
thiểu số Việt Nam
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên đất nước Việt Nam các dân tộc cùng chung sống, gắn bó và đoàn kết với nhau Mỗi dân tộc mang vẻ đẹp, nét văn hóa riêng của dân tộc đó Dân tộc Dao là một trong những dân tộc có nền văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú Người Dao có số dân là 751.067 người [45] sống tại các tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Lạng Sơn… đến một số tỉnh như: Phú Thọ, Hòa Bình, Quảng Ninh và một số ít ở Tây Nguyên do di cư sau này
Hiện dân tộc Dao còn lưu giữ được số lượng văn bản ghi bằng chữ cổ khá lớn, những chữ cổ này còn gọi là chữ Nôm Dao Trong đời sống hàng ngày người Dao gọi đó là chữ Dao cổ, các nhà Ngôn ngữ học và nghiên cứu Hán Nôm gọi là chữ Nôm Dao, có nhà nghiên cứu văn hóa lại gọi là chữ Hán Dao và đa số gọi là chữ Nôm Dao [46] Các tên gọi đó đều chỉ thứ chữ vuông (chữ Hán) mà người Dao ghi chép trong văn bản, “nhưng đọc theo âm dân tộc, mặc dầu tiếng Dao không nằm trong hệ tiếng Hán”[29] Khi vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo, chúng tôi gọi theo cách gọi của nhiều nhà người ngành Văn hóa, ngành Ngôn ngữ học và ngành Hán Nôm là chữ Nôm Dao [20] Những văn bản này được các thầy giáo, thầy cúng, sử dụng và được truyền lại cho đời sau; đây là những văn bản có giá trị hết sức to lớn về mặt văn hóa, văn học, văn tự, tôn giáo tín ngưỡng,
Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, hiện đang lưu trữ được rất nhiều các văn bản được viết bằng chữ Nôm của người Dao, với rất nhiều loại như: thơ, hát, văn cúng, v.v…, đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá trong việc bảo tồn, nghiên cứu và phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Dao
Trang 8Nhưng do chữ Nôm Dao ít người đọc được, nên ít được phổ biến Hiện nay trong một làng của người Dao có khoảng 1 đến 2 người là thầy cúng có thể đọc thông viết thạo chữ Nôm Dao, đây là lượng người rất ít, tuổi lại đã cao và họ không mở lớp dạy cho con cháu người Dao nữa Những văn bản Nôm Dao dùng để cúng tế thì đều đã được con cháu đời sau học thuộc theo phiên âm, đến khi cúng họ chỉ cần để cuốn sách trước mặt và đọc tiếng Dao Chính vì số lượng người có thể đọc chữ Dao và nói tiếng Dao càng ngày càng
ít, nên việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao qua những văn bản
người Dao Hiện VNCHN đang lưu giữ văn bản Hạ bản triều khoa 下本朝科 (âm Dao đọc là Nhá puồn chiêu liền) là một văn bản chữ Nôm Dao, kí hiệu
ST.6168 ghi chép về việc cúng tế của người Dao Để đáp ứng vấn đề nêu trên,
chúng tôi chọn văn bản Hạ bản triều khoa làm đề tài luận văn với tiêu đề
“Nghiên cứu tác phẩm chữ Nôm Dao Hạ bản triều khoa” nhằm góp phần
giới thiệu văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Dao nói riêng và văn hóa đại gia đình các dân tộc Việt Nam nói chung
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu văn bản chữ Nôm Dao ở Việt Nam liên quan đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Dao, hiện thấy chủ yếu ở trong các bài viết của các nhà nghiên cứu dân tộc học, nhà nghiên cứu Hán Nôm và các nhà
Trang 92.1 Về sưu tầm văn bản Nôm Dao
Từ những năm 2000, VNCHN đã triển khai Chương trình Sưu tầm, số
hóa và nghiên cứu khai thác chữ viết cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam
do Trịnh Khắc Mạnh làm chủ nhiệm; để sưu tầm, thu mua sách Hán Nôm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Chương trình đã mua được khoảng hơn 10.000 cuốn sách Hán Nôm dân tộc thiểu số, trong đó có các văn bản Nôm Dao Năm 2006, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lào Cai (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai) đã xây dựng dự án bảo tồn kho sách cổ người Dao và chữ Nôm Dao trên phạm vi toàn tỉnh Dự án nhận được tài trợ kinh phí của Quỹ Ford và sự giúp đỡ của 2 chuyên gia tư vấn người nước ngoài là Bradley C Davis, thuộc Trường Đại học Eastern Washington (Hoa Kỳ) và Philippe Le Failler, thuộc Viện Viễn đông Bác cổ (Cộng hoà Pháp) Hai nhà nghiên cứu có thời gian dài làm việc ở Việt Nam và rất gắn bó với Lào Cai cũng như kho tàng sách cổ của người Dao Dự án đã đạt được nhiều kết quả tốt cho việc bảo tồn sách cổ của người Dao Theo thống kê ở tỉnh Lào Cai có
274 làng có sách cổ trên tổng số 466 làng người Dao, số lượng sách cổ bảo tồn được hiện nay là 9.858 cuốn, đa phần là các loại sách tôn giáo tín ngưỡng, truyện, thơ ca, tục ngữ, câu đố, sách giáo dục ứng xử, lịch nông nghiệp… Hiện nay số sách cổ này được sưu tầm và đóng dấu triện “Di sản văn hóa” giao cho người dân lưu giữ lại Người dân đã có ý thức bảo quản và coi trọng
số sách này, coi đây là di sản văn hóa thành văn mà cha ông để lại
2.2 Về nghiên cứu tìm hiểu văn bản chữ Nôm Dao
Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liễn tác giả cuốn sách Người Dao trong cộng
đồng dân tộc Việt Nam do Nxb Văn hóa Dân tộc ấn hành năm 2010, đã nêu
được tổng quát về người Dao Việt Nam Cuốn sách nêu khái quát về nguồn gốc, quá trình hình thành người Dao, văn hóa và vấn đề xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc của dân tộc Dao ở Việt Nam; giới thiệu về vấn đề ngôn ngữ văn tự,
Trang 10dựa trên sự so sánh ngôn ngữ và văn tự giữa các nhóm Dao khác nhau, nhưng chưa đi sâu tìm hiểu văn bản cụ thể
Tác giả Hoàng Thị Thu Hường trong bài viết “Khúc Hà Vật những câu
đố lí thú trong sách Đại thư của người Dao Quần Chẹt ở xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái đăng” in trong Thông báo Hán Nôm học [Hoàng Thị Thu Hường, 2006: tr 374 - 379]; sách Đại thư hay còn gọi là sách Bàn Vương
thư thường được dùng trong các buổi lễ nghi tôn giáo của dân tộc Dao Khúc
Hà Vật là khúc hát được ghi chép trong sách Đại thư của người Dao, bao
gồm các câu đố với nhiều nội dung khác nhau Nhóm câu đố về con vật, đồ dùng nghi lễ, nhóm câu đố về các loại cây, đồ trang sức của phụ nữ,… Những câu đố này góp phần phong phú thêm vào kho tàng ca dao, dân ca của Việt Nam Bài viết đã bước đầu giới thiệu về văn bản chữ Nôm của người Dao ở Việt Nam, mặc dù chưa có phần phiên âm Nôm Dao của văn bản, nhưng bài viết đã góp phần rất lớn vào việc cung cấp thông tin, giá trị
của văn bản khúc hát Hà Vật đến bạn đọc
Tác giả Nguyễn Thị Hường trong bài viết “Sơ bộ giới thiệu sách Hán Nôm của người Dao ở xã Cao Bồ huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang”, đăng
trong Thông báo Hán Nôm học [23, tr.484 - 493], bài viết đã thống kê được
tên các sách cúng, sách chép các câu thần chú, sách hát, sách bói, kinh của đạo giáo, sách y, lịch vạn sự, sách giáo khoa dạy trẻ em làm lễ, sách hành giáo của Đạo giáo, sách chép thần chú, sách về luật lệ, sách hát giao duyên trong đám cưới, sách chọn ngày tốt kết hôn, sách hát đối đáp nam nữ… theo thống kê đó thì sách cúng có 99 cuốn trên tổng số 140 cuốn sách thống kê được, chiếm 70% tổng số sách thống kê Trong số các sách cúng đó thì có 37
cuốn sách có đuôi là khoa trên tổng số 99 cuốn sách chiếm 37 %, như An long
khoa 安龍科, Cáo đấu khoa 告斗科, Chiêu binh khoa 招兵科, Chư chương
Trang 11cách khoa 諸章格科, Cung lục khoa 恭錄科, Cứu hoạn khoa 救患科, Đại đạo khoa 大道科 …
Tác giả Nguyễn Thế Nam trong bài viết “Quá sơn bảng văn - câu chuyện
về nguồn gốc người Dao” đăng trong Thông báo Hán Nôm học [36, tr.704 - 709], đã giới thiệu về sách Quá sơn bảng văn, nội dung sách nói lên chuyện
ông tổ người Dao vốn là con Long khuyển, lông đen vằn vàng, có công diệt giặc, được Bình Hoàng yêu quý gả cho cung nữ làm vợ Sinh ra 12 người con, các con đều được phân phong Sau con cháu người Dao ngày càng sinh sôi
đông đúc, Bình Hoàng đành cấp cho Quá sơn bảng văn làm giấy tờ hộ thân và
có quyền đi đến các vùng khác nhau để sinh sống Phần cuối của văn bản còn nói đến 12 họ con cháu Bàn Hộ chia thành các nhóm ngành Dao khác, đi đến các vùng khác nhau lập nghiệp và có các tên gọi khác nhau Sách cho thấy nguồn gốc của người Dao, vấn đề sử dụng văn bản và nội dung văn bản được ghi lại Qua đó giải thích tại sao người Dao lại có 12 họ và tại sao người Dao lại coi Bàn Vương là ông tổ của người Dao
Bàn về sách giáo dục của người Dao có bài viết của tác giả Phạm Thị Thảo về "Sách giáo dục của người Dao đôi điều bàn thảo", được đăng trong
Thông báo Hán Nôm học [48, tr.877 - 888), bài viết cho thấy sách giáo dục
của người Dao luôn đề cao đạo đức con người, tinh thần hiếu học, sự hiếu thảo kính trọng cha mẹ, chăm chỉ cần cù kiên nhẫn trong công việc, lên án thói hư tật xấu Bài viết giới thiệu cho người đọc những tri thức trong sách
cổ của người Dao mang đậm tính chất văn học, giáo dục Nhưng đôi điều bàn thảo này cũng cho thấy hiện nay những văn bản cổ của người Dao cũng được các nhà nghiên cứu chú trọng và quan tâm
Bài "Về loại hình văn bản dân tộc Dao tỉnh Yên Bái" của tác giả Nguyễn
Minh Tuân in trong Thông báo Hán Nôm học [44, tr.1029 - 1037], đã mô tả
Trang 12đặc điểm văn bản dân tộc Dao ở tỉnh Yên Bái và nêu lên vấn đề cần nghiên cứu khai thác các văn bản này
Hoàng Hựu tác giả cuốn sách Bảng tra chữ Nôm dân tộc Dao (2012) in
tại Nxb Khoa học xã hội Đây là cuốn sách có giá trị về mặt học thuật, cuốn sách cung cấp cho độc giả chữ Nôm Dao, cách ghi âm đọc đúng theo tiếng Dao, chua âm đọc Hán Việt, giải thích nghĩa ra tiếng Việt và những câu ví dụ
về chữ Nôm Dao đó để người đọc dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ Cuốn sách giúp cho việc tra cứu chữ Nôm Dao trở nên dễ dàng hơn, cuốn sách cũng cung cấp những tri thức chung nhất về người Dao
Đặc biệt, bộ sách 3 tập Thư mục sách Hán Nôm các dân tộc thiểu số Việt
Nam, Tập 1 (2008), Tập 2 (2009), Tập 3 (2011) do Trịnh Khắc Mạnh chủ biên,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; đã giới thiệu 4.364 cuốn sách Hán Nôm dân
tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có rất nhiều sách chữ Nôm Dao, như : Đăng
ty xướng 燈司唱, Hạ bản triều khoa 下本朝科, Bàn hoàng ca khoa 盤皇歌科, Cấp sắc 給敕,Khuyến nhi lang 勸兒郎,Tam tự kinh 三字经,Đáo lôi gia xướng 到雷家唱,v.v
Gần đây, có bài viết "Giới thiệu văn bản Nôm Dao lưu trữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm" của Nguyễn Hạnh Vân (tác giả luận văn) in trong Tạp
chí Hán Nôm số 4 (155) năm 2019 [51, tr.68 - 77] Bài viết đã khảo sát, hệ
thống hóa và mô tả 18 văn bản Nôm Dao hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu
Hán Nôm dựa trên những thông tin giới thiệu trong bộ Thư mục sách Hán
Nôm các dân tộc thiểu số Việt Nam, qua đó nêu lên những đặc điểm văn bản
và giá trị nội dung của các văn bản Nôm Dao
Trang 133 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu giới thiệu tác phẩm Nôm Dao Hạ bản triều khoa
đến độc giả, với mong muốn kho sách cổ này (gồm những tài liệu có giá trị lịch sử văn hóa), sẽ không bị mất đi theo thời gian Qua đó, luận văn nghiên cứu về nghi thức tín ngưỡng, việc thờ cúng của người Dao được thể hiện trong
tác phẩm Hạ bản triều khoa, cũng như nghi thức tín ngưỡng, việc thờ cúng của
đồng bào dân tộc Dao trong cuộc sống
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm
vụ sau:
- Tìm hiểu kho sách chữ Nôm Dao hiện lưu giữ tại VNCHN và chọn tác
phẩm Hạ bản triều khoa để khảo sát và nghiên cứu
- Giới thiệu nội dung tác phẩm Hạ bản triều khoa
- Giới thiệu tính ứng dụng của tác phẩm Hạ bản triều khoa trong đời
sống văn hóa người Dao nói chung và tín ngưỡng thờ cúng nói riêng
- Phiên âm tiếng Dao, dịch nghĩa và dịch thơ, chú thích nội dung tác
phẩm Hạ bản triều khoa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là văn bản tác phẩm Hạ bản
triều khoa, độc bản, được lưu trữ tại VNCHN, kí hiệu ST.6168
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Ngoài ra những nội dung trọng tâm của luận văn như đã nêu trong mục nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn mở rộng phạm vi nghiên cứu về tình hình xã hội người Dao, văn hóa người Dao và những vấn đề về lịch sử, về văn học, về tín ngưỡng của người Dao nói chung
Trang 145 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu khai thác và phát huy văn hóa truyền thống, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Những tri thức về Ngữ văn Hán Nôm, văn bản học, văn hóa học, văn tự học và nghiên cứu liên ngành đã được vận dụng lý thuyết nghiên cứu khoa học trong từng chương của luận án
Kế thừa thành quả nghiên cứu từ các công trình đi trước được công bố có liên quan đến đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu văn bản học, khai thác
sâu nội dung tác phẩm Hạ bản triều khoa chữ Nôm Dao, góp phần vào các
kết quả nghiên cứu về giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp văn bản học: nghiên cứu, khảo sát văn bản tác phẩm Hạ
bản triều khoa trong kho sách của VNCHN, nêu lên đặc điểm văn bản và quá
trình lưu truyền văn bản
- Phương pháp phiên dịch học (còn gọi là thuyên thích học hay thông
diễn học) cũng được sử dụng để diễn dịch tác phẩm Hạ bản triều khoa cũng
như giải thích, giải nghĩa, giúp chúng ta thấu hiểu văn bản sâu hơn
- Phương pháp phân tích tác phẩm, nhằm giới thiệu giá trị tác phẩm Hạ
bản triều khoa cũng như ứng dụng của tác phẩm trong đời sống văn hóa của
dân tộc Dao
- Phương pháp văn tự học, nhằm vận dụng kiến thức về văn tự học mà trước hét là văn tự học chữ Nôm để nghiên cứu chữ Nôm của người Dao (trong đó có chữ Nôm Dao mượn Hán và những chữ Nôm Dao do người Dao
sáng tạo) xuất hiện trong tác phẩm Hạ bản triều khoa
Trang 15- Phương pháp liên ngành nhằm nêu ra những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, v.v… được thể hiện trong các
giá trị nội dung của tác phẩm Hạ bản triều khoa
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Hạ bản triều khoa, tồn tại như là loại văn bản đã được văn bản hóa
trong quá trình thực hành dân ca nghi lễ của người Dao, từ đó nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học viết nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng Khẳng định giá trị văn hóa trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam nói chung và văn hóa dân tộc Dao nói riêng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát văn bản tác phẩm Hạ bản triều
khoa chữ Nôm Dao, luận văn phiên âm, dịch nghĩa, chú thích nội dung văn
bản, cung cấp những tư liệu văn hóa, văn tự và tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Dao; góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc Dao trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Lược khảo về dân tộc Dao và văn bản chữ Nôm Dao hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Tiến hành mô tả khái quát về xã hội, con người và văn hóa của dân tộc Dao ở Việt Nam; cũng như mô tả và giới thiệu các văn bản viết bằng chữ Nôm của người Dao hiện lưu giữ tại VNCHN
Chương 2: Tìm hiểu giá trị tác phẩm Hạ bản triều khoa
Triển khai nghien cứu giới thiệu giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật
của tác phẩm Hạ bản triều khoa trong đời sống văn hóa của dân tộc Dao
Trang 16Chương 3: Tính ứng dụng của tác phẩm Hạ bản triều khoa và vấn đề
bảo tồn văn bản
Giới thiệu tính ứng dụng của tác phẩm Hạ bản triều khoa trong đời sống
văn hóa tâm linh của người Dao, đặt vấn đề về bảo tồn và phát huy giá trị của tác phẩm trong đời sống văn hóa của người Dao đương đại
Trang 17Chương 1 LƯỢC KHẢO VỀ DÂN TỘC DAO VÀ VĂN BẢN CHỮ NÔM DAO
HIỆN LƯU GIỮ TẠI VIỆN NGIÊN CỨU HÁN NÔM
Trong chương này, chúng tôi giới thiệu khái quát về xã hội, con người và văn hóa của dân tộc Dao ở Việt Nam và giới thiệu các văn bản viết bằng chữ Nôm của người Dao hiện lưu giữ tại VNCHN
1.1 Giới thiệu về dân ca nghi lễ của người Dao
1.1.1 Vài nét về dân tộc Dao Việt Nam
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, dân tộc Dao ở miền Bắc Việt Nam sống rải rác ở các vùng sâu vùng xa, làm nương rẫy, họ thường sống tập trung thành từng làng, từng bản và xen kẽ cùng các dân tộc Mông, Tày, Nùng
Sau cách mạng Tháng 8 năm 1945, theo chủ trương chính sách định canh định cư của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam, người Dao đã có những thay đổi đáng kể trong lối sống định canh định cư và có cuộc sống ngày càng phát triển
Về nguồn gốc của người Dao Việt Nam, tác giả Nguyễn Thế Nam (2009)
Viện Nghiên cứu Tôn giáo trong bài viết Quá sơn bảng văn - câu chuyện về
nguồn gốc người Dao đăng trong Thông báo Hán Nôm học, cho rằng người
Dao Việt Nam cho rằng mình là con cháu của Bàn Vương, là anh em với người Dao ở Trung Quốc
Theo sách Người Dao ở Việt Nam do Nxb Khoa học xã hội xuất bản
năm 1971, có hai giả thuyết về gốc tích của người Dao lưu truyền ở Trung Quốc: Can Bảo (thế kỷ 3 trước công nguyên) cho rằng “nguồn gốc của người Dao là Khuyển Nhung đời Chu ở vùng Thiểm - Cam - Ninh” [41, tr.35]
Trang 18Phạm Thành Đại giả định “người Dao vốn dòng dõi Bàn Hồ và nơi cư trú cổ của họ là đất Ngũ Khê, tức là nơi tiếp giáp giữa Hồ Nam và Qúy Châu” [41, tr.28]
Khuất Đại Quan cho rằng “nguồn gốc người Dao là Mân Việt thời Hán
sơ ở vùng Chiết Giang, Phúc Kiến và phía đông Giang Tây” [41, tr.28]
Từ Tùng Thạch đoán định “nơi ở xưa của người Dao là đất Giang - Chiết
Người Dao sang Việt Nam từ khi nào, cũng có rất nhiều thuyết và ý kiến khác nhau:
Năm 1933, Tòa công sứ Pháp tỉnh Yên Bái biên soạn cuốn Tỉnh Yên Bái
hiện nay ước đoán: “Người Mán hình như đến ở giữa vùng dân tộc Thái đã
được bốn thế kỷ” [37, tr.10]
Báo cáo của Đoàn nghiên cứu tình hình dân tộc Khu Tây Bắc được Khu
ủy Tây Bắc thông qua ngày 1-4-1945, đã đề cập đến tình hình người Dao di dân sang Việt Nam là từ hồi quân Minh xâm chiếm nước ta: “Huyện ủy Mộc Châu cho biết, đồng bào Dao sang Việt Nam từ hồi quân Minh xâm chiếm nước ta Ngày ấy, đồng bào theo quân Minh về tận trung du và đồng bằng Bắc
Bộ Sau quân Minh bị ta đánh đuổi về Trung Quốc, đồng bào phiêu dạt lên Tây Bắc” [24, tr.5]
Trang 19Có nhiều ghi chép, nghiên cứu về nguồn gốc và việc di dân của người dân ở Việt Nam Song chưa thể có tư liệu khoa học cụ thể để khẳng định chắc chắn về nguồn gốc và sự di cư của người Dao ở Việt Nam như thế nào
Người Dao ở Việt Nam được chia thành các ngành Dao chính: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, Dao Quần Trắng, Dao Tuyển… Mỗi một nhóm Dao có đặc trưng riêng, chịu ảnh hưởng của văn hóa vùng miền Nhưng tựu chung lại họ vẫn mang nhiều đặc điểm chung về ngôn ngữ và tiếng nói
Về ngôn ngữ và văn tự, tất cả các nhóm Dao đều nói chung một thứ tiếng là tiếng Dao Ngôn ngữ Dao ngày càng phong phú do được bổ sung tiếng Quốc ngữ - tiếng Việt trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học Giáo dục phổ cập và giáo dục nâng cao thống nhất được thực thi đến vùng sâu vùng xa heo hút, do vậy chữ La tinh - phiên bản tiếng dân tộc chiếm ưu thế trong hệ thống chữ viết của người Dao Song bên cạnh đó, người Dao vẫn sử dụng chữ Nôm trong việc ghi chép lại các văn bản, ghi chép về các hoạt động trong đời sống sinh hoạt thường ngày của họ Người Dao hiện còn lưu giữ rất nhiều văn bản viết bằng chữ Nôm Dao này Thông qua văn bản, phản ánh đời sống sinh hoạt, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của họ Các văn bản này như những món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày
1.1.2 Giới thiệu về dân ca nghi lễ của người Dao
Người Dao thường sống chan hòa, đoàn kết với nhau,họ rất coi trọng việc thờ cúng, tổ chức các nghi lễ Trong một năm họ thường tổ chức các lễ hội, qua đó thực hành nghi lễ cúng tế như: Lễ cấp sắc, Lễ cúng cơm mới, Lễ hội Bàn Vương, Lễ cúng tổ tiên…
Lễ hội Bàn Vương: Bàn Vương 盤王 tiếng Dao là Puồn uầng, là lễ hội
đặc sắc của cộng đồng người Dao, được phục dựng và tổ chức hàng năm tại các địa phương có người Dao sinh sống, nhằm bảo tồn và phát huy những giá
Trang 20trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Dao Ở buổi lễ, các nghệ nhân dân gian tiến hành nghi thức cúng tế, các nghệ nhân dân gian đã trình diễn điệu múa bắt rùa, một điệu múa phổ biến trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc Dao Lễ hội Bàn Vương nhằm ca ngợi công lao của Bàn Vương, ông tổ người Dao cũng như giới thiệu nét văn hóa đặc sắc, thông qua đó quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương đến khách du lịch trong và ngoài nước
Lễ hội cấp sắc: Cấp sắc 給敕 tiếng Dao gọi là Chấu đàng, là lễ đặt tên
cho con trai của người Dao, diễn ra trong 2 đêm 3 ngày Buổi lễ đánh dấu sự trưởng thành cho người con trai trong gia đình Người con trai trong gia đình người Dao, khi được làm lễ cấp sắc sẽ được công nhận là con cháu người Dao
Lễ cấp sắc là nghi lễ cúng đặc sắc trong văn hóa của các gia đình và họ hàng người Dao có con trai Lễ cấp sắc của người Dao khác với lễ cấp sắc của người Tày ở chỗ: lễ cấp sắc của người Dao là công nhận sự trưởng thành của người con trai trong gia đình và nghi lễ chỉ được thực hiện cho người con trai; còn lễ cấp sắc của người Tày là một nghi lễ khẳng định tiêu chuẩn và trình độ cúng lễ của thầy Then, công nhận làm thầy Then ở các mức khác nhau
Lễ cúng cơm mới: Lễ mừng cơm mới là lễ hội đặc sắc trong văn hóa của các dân tộc vùng núi phía Bắc như : người Dao, người Thái, người Xá Phó, người Mông, Lễ cúng cơm mới của người Dao được tổ chức vào tháng 10
âm lịch hàng năm, khi nhà nhà lúa đã vào bồ, bữa cơm gia đình đã thơm mùi gạo mới, các gia đình người Dao lại tổ chức cúng cơm mới, để tạ ơn tổ tiên, tạ
ơn Bàn Vương đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu
Lễ cúng tổ tiên của người Dao, vào dịp lễ tết, hay thời điểm trọng đại trong năm người Dao đều tổ chức nghi lễ cúng tổ tiên Với mong muốn tổ tiên phù hộ độ trì, đem lại may mắn hạnh phúc cho con cháu Đối với người Dao
Trang 21cũng phải thực hiện Lễ vật cúng tổ tiên thường gồm rượu, thịt lợn, thịt gà và cúng cáo (là đồ vật xin âm dương của người Dao), để xin tổ tiên đồng ý, và cầu mong sự tốt lành may mắn cho cả năm đối với người Dao
Bên cạnh các nghi lễ cúng tế của người Dao, thì dân ca cũng là một hình thức thể hiện giúp người Dao đoàn kết, gắn bó và yêu thương nhau hơn Hát chèo và hát Páo dung là hai hình thức dân ca tiêu biểu của người Dao, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc trong lao động sản xuất đối với họ
Hát chèo [21] là hình thức hát được sử dụng trong lễ cấp sắc của người Dao Trong lễ cấp sắc, khi việc cúng tế diễn ra xong, thì những người đàn ông Dao vừa múa vòng quanh, vừa hát chèo để thể hiện sự vui mừng, niềm hạnh phúc khi việc cúng tế tốt đẹp Những người đàn ông Dao tay cầm que dài khoảng 30 đến 45 cm, nhìn như chiếc gậy chèo thuyền, vừa múa theo nhịp, vừa hát tạo thành một vòng tròn, khi múa những người nam xoay nửa vòng bên phải, sau đó xoay nửa vòng bên trái, rồi xoay một vòng bên phải
và nhún chân theo nhịp trống, chiêng Hát chèo là phong tục thấm đậm vào máu thịt của người Dao, hun đúc nên tình yêu quê hương đất nước và niềm
tự hào về dân tộc mình
Hát Páo dung là hình thức hát đối đáp giữa người con trai và con gái dân tộc Dao, kể về số phận người phụ nữ, hoặc ca ngợi vẻ đẹp của núi sông, tình yêu quê hương đất nước của người Dao Páo dung thường được hát trong dịp
lễ hội, lễ cấp sắc của người Dao Hát Páo dung trong lễ cấp sắc, kể về ma nhà,
về những lí do mà gia đình người Dao tổ chức lễ cấp sắc muộn như: ở gia đình người Dao đàn gà không được đẹp, con cháu không được lớn, khất ma nhà, có 2 thầy đến uống trà, khất năm nào con lớn, lợn gà cơm gạo có đủ thì mới làm lễ cấp sắc Hát Páo dung chính là bày tỏ mong muốn, khát vọng của người Dao trong cuộc sống, trong gia đình và trong cộng đồng Dao
Trang 221.2 Khảo sát văn bản chữ Nôm Dao lưu giữ tại VNCHN
1.2.1 Tình hình văn bản chữ Nôm Dao hiện lưu giữ tại VNCHN
Tại VNCHN hiện lưu giữ khoảng hơn 10.000 đơn vị sách Hán Nôm dân
tộc thiểu số, căn cứ vào bộ Thư mục đã giới thiệu tóm lược được 4.364 đơn vị sách và bước đầu chúng tôi sưu tập được 18 văn bản Nôm Dao Bộ Thư mục
đã đóng góp rất nhiều giá trị văn hóa to lớn, giới thiệu, sưu tầm và bảo tồn những văn bản của các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam như: Tày, Nùng, Dao, v.v
Những văn bản ghi chép về Bàn Vương
Bàn Vương hay còn gọi là Bàn Hoàng là ông tổ của người Dao Nguồn
gốc của Bàn Vương đã được nhắc đến trong sách Quá sơn bảng văn - Câu
chuyện về nguồn gốc người Dao được tác giả Nguyễn Thế Nam giới thiệu
1 Bàn Hoàng ca khoa (Puồn uầng co liền) 盤皇歌科, 1 bản chép tay, 27
tr, khổ 19 × 25 cm, do Đặng Pháp Liêm 鄧法廉 chép năm Nhâm Tý (?), ký hiệu ST.4869 Nội dung chép các khoa hát cúng Bàn Hoàng, cầu mùa, cầu
phúc, cầu lộc, có các bài: Tán hoa 散花 , Thập nhị mai hoa 十二梅花, Tạ ca,
謝歌 đều theo thể thất ngôn Cuối sách có khoa: Đại trai nom tướng bạch
văn khoa 大斋喃相白文科 thỉnh các vị: Thủy đức tinh quân, Thánh tổ ty
mệnh, Bắc Đẩu cửu tinh, Đế phụ Đế mẫu nhị hậu nguyên quân, Từ phụ từ mẫu thập phương, v.v Cầu giáng đàn hộ mệnh
2 Cửu lang xướng (Cáo lòng tsáng) 九郎唱, 1 bản chép tay, 90 tr, khổ
20 × 20 cm, không ghi niên đại, ký hiệu ST.5791 Nội dung chép các bài hát xướng thể thất ngôn, ca ngợi các vị thần khi cúng lễ, như: Hát về Thành
Trang 23唱), Hát về Thần Nông (Thần Nông xướng 神農唱), Hát về Lôi vương (Lôi
vương xướng 雷王唱), Hát về Sơn thần Thổ địa (Song bản cảnh xướng 双本
警唱), Hát về Mã nguyên soái (Mã tiền xướng 馬前唱) Hát về gia tiên (Gia
tiên xướng 家先唱), Hát về thần Trương thiên (Lục thần Trương Thiên xướng
六臣張天唱), Hát về thần Ngũ lôi (Ngũ lôi xướng 五雷唱), Hát về âm dương (Âm dương xướng 陰陽唱), Hát về hai cung tả hữu (Tả hữu lưỡng cung xướng
左右兩宮唱 ), v.v
3 Tin đầu ngữ (Xiến đào ọa) 信頭語,1 bản chép tay, 82 tr, khổ 15 × 20
cm, do Bàn Giác Tiên 盤覺仙 chép, không ghi niên đại, ký hiệu ST.4715 Nội dung chép các bài ca về nhân vật Bàn Hoàng, là vị thần cai quản con người và vạn vật, v.v
Những văn bản ghi chép về cấp sắc
Cấp sắc là lễ đặt tên cho con của người Dao, cấp sắc người Dao còn gọi
là Lập tịnh hay là Chấu đàng, diễn ra trong 2 đêm 3 ngày Buổi lễ đánh dấu
sự trưởng thành cho người con trai trong gia đình Người con trai trong gia đình người Dao, khi được làm lễ cấp sắc sẽ được công nhận là con cháu người Dao
1 Cấp sắc (Chấu đàng) 給敕,1 bản chép tay, 52 tr, khổ 15 × 28 cm,
không ghi niên đại, ký hiệu ST.4014 Nội dung ghi chép các văn chú, thỉnh thần giáng đàn chứng minh công đức để cấp sắc cho thày Tào Trong đó, một bài chú theo Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) ; một bài thỉnh về Đông phương vị Long miếu, Nam phương vị Hổ trang ; một bài phụng mệnh Thái Thượng Lão quân cấp sắc, v.v
Trang 242 Hành đàn ca (Hàng căn co) 行壇歌, 1 bản chép tay, 56 tr, khổ 14 ×
25 cm, không ghi niên đại, ký hiệu ST.5968 Nội dung chép các bài ca cúng
về lập đàn cấp sắc cho thày Tào: Ca cấp sắc lần đầu, ca cấp sắc lần thứ hai,
lần thứ ba (Đại nhị hành đàn 大二行壇, Đại tam hành đàn 大三行壇); bài
Nhập Phật tiền quỳ nạp thuyết 入佛前跪納說
3 Quá tam giới điều (Kúa sam chái 過三界調, 1 bản chép tay, 38 tr, khổ
13 × 22 cm, không ghi niên đại, ký hiệu ST.5099 Nội dung chép các bài hát
cúng đăng đàn cấp sắc cho thày Tào: Hát khi qua tam giới (Quá tam giới điều
dụng 過三界調用), Lời đáp lại của sư nhân (Sư nhân hoàn đáp 師人还答),
Hát về nàng Cửu (Cửu nương văn 九娘文), Hát về tiểu nương (Tiểu nương
văn 小娘文), Lời ca về lôi hoàng (Lôi hoàng văn 雷皇文), Lời ca về vũ quan
(Vũ quan văn 武官文), Lời ca về Trương đại quan (Trương đại quan văn 張大 官文), Lời ca về ba thày pháp (Tam sư văn 三師文), v.v
4 Bái sám tội Phật Đạo gia (Pái sám chuội phua tộ cka) 拜懺罪佛道家,
1 bản chép tay, 68 tr, khổ 15 × 23 cm, do Nguyễn Đạo Thăng 阮道昇 chép năm Mậu Tý (1948), ký hiệu ST.2390 Nội dung: đầu sách là khoa cúng thụ chức của các thầy khi truyền đạo hay cấp sắc cho các đệ tử ; tiếp đến là kinh
Tam giáo hữu cảm công đức diệu kinh 三教有感功德妙經 của Đức Thái
thượng Lão Quân giảng về diệt ác hướng thiện và phương pháp tu luyện trong đạo gia, diệt trừ lục dục thất tình hướng đạo vô thường ; sau cùng là các bài
Trang 25tẩy uế (Đằng uế văn dụng điệp 藤穢文用叠), Văn biểu sám tội (Sám tội biểu
văn dụng 懺罪表文用), v.v
Những văn bản ghi chép về việc giáo dục, thi cử
Người Dao rất coi trọng việc giáo dục Chính vì vậy mà những người có học thức, am hiểu về chữ Nôm Dao đã thường xuyên mở lớp dạy học chữ cổ này cho con cháu đời sau Một lớp học thường kéo dài hàng năm trời, họ thường tổ chức dạy và học vào ngày 01 và ngày 15 âm lịch hàng tháng
1 Vô đề, 1 bản chép tay, 34 tr, khổ 12 × 19 cm, không ghi niên đại, ký
hiệu ST.6734 Nội dung: Phần đầu chép từ điển chữ Nôm dân tộc (chữ Nôm Dao) giải nghĩa ra chữ Hán Phần sau chép mẫu các bài văn khấn tổ tiên Cẩn thỉnh bản tộc, huynh đệ chiêm nhị lang mỗ cụ phối, v.v
2 Khuyến nhi lang (Khuyến nhầy lòng) 勸兒郎, 1 bản chép tay, 28 tr,
khổ 17 × 20 cm, không ghi niên đại, ký hiệu ST.6655 Nội dung chép bài ca thể sáu chữ, khuyên con cháu hiếu với cha mẹ, thuận hòa với anh em Bên cạnh một số chữ Hán có chua âm đọc của người Dao
3 Tân điển khai khoa (Phiên hiếp hoi liền) 新典開科, 1 bản chép tay, 16 tr,
khổ 17 × 19 cm, không ghi niên đại, ký hiệu ST.6735 Nội dung chép 6 bài ca về
việc học hành thi cử, lấy từ sách Tân điển khai khoa 新典開科 Sách có chú
âm đọc của người Dao một số chữ Hán, như: 愁 slầu, 依 ý, 樣 dắng, v.v
4 Tam tự kinh (Sam dảng kênh) 三字经,1 bản chép tay, 14 tr, khổ 13,5
× 24 cm, không ghi niên đại, ký hiệu ST.9362 Nội dung chép sách Tam tự
kinh 三字经 dạy cho học trò, đạo nghĩa làm người, sống biết trời đất, cương
Trang 26thường đạo lý nhân luân, Bên cạnh các chữ Hán có chua thêm âm Latinh của dân tộc Dao
Những văn bản ghi chép về dân ca, nghi lễ
Người Dao trọng lễ nghĩa, cương thường; bởi vậy việc cúng tế, lễ nghi được người Dao sắp xếp rất cẩn thận và tỉ mỉ Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, người Dao còn ghi lại các bài hát tình ca ca ngợi thiên nhiên,
núi rừng sông suối, người Dao gọi những điệu hát đó là Páo dung
1 Chú thực nhất khoa (Ngoa siết dất liền) 咒食一科, 1 bản chép tay, 46
tr, khổ 15 × 25 cm, do Hoàng Đình Cắm 黄廷擒 chép, không ghi niên đại, ký hiệu ST.5983 Nội dung chép khoa cúng chú thực (cúng cơm) của người Dao
Bên cạnh chữ Hán có chua âm đọc, như: 半師降位何抄,半宅位甘露 Pén sì
giáng vấy hò sao, pén trạp vấy cam lú; 半樣生征宮,半法書虎犛 Pén dạng sính chinh cung, pén phà thư hù nao; 坛黃通黃通書天債,黃靈通天債扶財打
羅千 Dèn vàng thông vàng thông sâu then trái, vàng lình thông then trái phù
cái tá lò a then, v.v
2 Hạ bản triều khoa (Nhá puồn chiêu liền)下本朝科,1 bản chép tay, 42
tr, khổ 12 × 24 cm, Trần Pháp Vượng 陳法旺, chép năm Long Phi Canh Thân (?), ký hiệu ST.6168 Nội dung: Cúng được mùa, thể thất ngôn, trên 700 câu,
ca ngợi cảnh hội họp tiệc tùng đông vui (chúng tôi sẽ mô tả kĩ lưỡng ở phần sau)
3 Tạo lâu xướng (Chồ sấu tsáng) 造樓唱, 1 bản chép tay, 180 tr, khổ 19
× 24 cm, không ghi niên đại, ký hiệu ST.4005 Nội dung chép các bài hát về
Trang 27樓唱), Hát xuống lầu (Hạ lâu xướng 賀樓唱), Hát xem lầu (Khán lâu xướng 看樓唱), Hát gieo quẻ (Quẻ tiền xướng 卦前唱), Hát Hoa vương (Vua hoa 𤤰 花), Nam đẩu (Nam đẩu Hoa vương xướng 南斗花王唱), Hát Hoa vương Bắc đẩu (Bắc đẩu Hoa vương xướng 北斗花王唱), Hát Hoa vương Đông đẩu (Đông đẩu Hoa vương xướng 東斗花王唱), Hát Hoa vương Tây đẩu (Tây đẩu
Hoa vương xướng 西斗花王唱), Hát Hoa vương Trung đẩu (Trung đẩu Hoa vương xướng 中斗花王唱), v.v
Cuối sách chép các bài hát về 12 tháng và bốn hướng: Hát Hoa vương
tháng giêng (Nhất nguyệt Hoa vương xướng 一月花王唱), Hát Hoa vương tháng 12 (Thập nhị nguyệt Hoa vương xướng 十二月花王唱), Hát ngũ trượng (năm gậy) phương nam (Nam phương ngũ trượng xướng 南方五丈唱), Hát ngũ trượng phương tây (Tây phương ngũ trượng xướng 西方五丈唱), Hát ngũ trượng phương bắc (Bắc phương ngũ trượng xướng 北方五丈唱), v.v
4 Đáo lôi gia xướng (Tháo lùi cka tsáng) 到雷家唱, 1 bản chép tay, 158
tr, khổ 21 × 24 cm, không ghi niên đại, ký hiệu ST.4018 Nội dung chép các bài hát thể thất ngôn của thày Tào ca khi đăng đàn dâng lễ: Ca Lôi Vương
thắp hương như trước (Lôi Vương y tiền thiêu hương 雷王衣前燒香), Ca họ
Mã thắp hương (Mã gia y tiền thiêu hương 馬家衣前燒香), Ca bốn vị quan thắp hương (Tứ quan y tiền thiêu hương 四官衣前燒香), Ca chín vị quan theo
Trang 28như trước thắp hương (Cửu quan chiếu tiền thiêu hương 九官照前燒香), Ca một đội nhà họ Mã theo như trước thắp hương (Mã gia nhất đội dụng y tiền
thiêu hương 馬家一隊用衣前燒香), Hát về trăng sáng (Minh nguyệt xướng dụng 明月唱用), Hát nàng chín (Binh chủ cửu nương xướng dụng 兵主九娘唱
用), Hát chị cả rồng phượng (Long phượng đại nương xướng dụng 龍鳳大娘唱
用), v.v
5 Xướng ca (Tsáng co) 唱歌, 1 bản chép tay, 106 tr, khổ 18,5 × 20 cm,
chép năm Mậu Thân niên hiệu Duy Tân thứ 2 (1908), ký hiệu ST.2196 Nội dung chép các bài hát xướng dân ca của người Dao ở chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn,
gồm các bài: Ca về phúc đức (Đáo phúc ca 到福歌), Ca về núi rừng (Đáo sơn
nguyên ca 到山原歌), Hỏi về bản làng (Đáo bản địa vấn ca 到本地問歌), Ca về
cuộc gặp gỡ (Tương phùng ca 相逢歌), Ca Thiên tử (Thiên tử ca 天子歌), v.v
6 Dịch phục mãn hiếu thoát y (Xí phục miện hiếu thoát y) 懌服滿孝脱
衣, 1 bản chép tay, 30 tr, khổ 19 × 20 cm, chép năm Nhâm Dần, ký hiệu
ST.6575 Nội dung chép Khoa lễ mãn tang, trong đó có: Lễ cởi áo tang (Dịch
phục mãn hiếu thoát y khoa 懌服滿孝脱衣科), Khoa cúng chiêu vong linh ra
khỏi quan quách (Tế nan đường chiêu linh xuất quách khoa 祭難堂召灵出槨
科), v.v Khi thỉnh, trước phải thỉnh đến Thái thượng Lão quân, thần binh ,
Trang 29sau mới chiêu linh quy vị Bên cạnh chữ Hán có chua âm người Dao như: 誠
sình; 進 tẻn, v.v
7 Tình ca (Dềnh co) 情歌, 1 bản chép tay, 29 tr, khổ 15 × 25 cm, Lục
Tú Phúc 陸秀福, chép năm Kỷ Hợi, ký hiệu ST.6425 Nội dung chép các bài
hát tình ca (có xen nhiều chữ Nôm Dao), như : bài Xuân đến rồi (Xuân đáo
liễu 春到了), Hát về các tiết từ tháng giêng (Chính nguyệt tiết 正月節) đến
tháng 8 (Bát nguyệt đầu 八月头), xướng câu ca Ngoài ra, sách còn ghi một
bài ca về cách chơi chữ theo hàng dọc và chéo
1.2.2 Một số đặc điểm văn bản Nôm Dao hiện lưu giữ tại VNCHN
Về hình thức
- Về niên đại văn bản, trong số 18 văn bản Nôm Dao hiện lưu giữ tại VNCHN, hiện chưa đủ cứ liệu khoa học để xác định niên đại các văn bản Nôm Dao này Nhưng có thể thấy rằng, các văn bản Nôm Dao ra đời trong sinh hoạt nghi lễ, xuất phát từ những nhu cầu văn hóa của dân tộc Dao; các văn bản Nôm Dao được lưu truyền lâu đời trong dân gian, sau được sưu tầm, ghi chép và văn bản hóa để truyền dạy cho con cháu
- Về niên đại các bản sao, trong số 18 văn bản, có 02 văn bản ghi niên đại sao chép và xác định cụ thể được năm sao chép, đó là bản ST.2196 chép năm Mậu Thân niên hiệu Duy Tân thứ 2 (1908), bản ST.2390 chép năm Mậu
Tý (1948); có 04 bản ghi niên đại sao chép nhưng không xác định cụ thể được năm sao chép, đó là bản ST.4869 chép năm Nhâm Tý (?), bản ST.6168 chép năm Long Phi Canh Thân (?), bản ST.6575 chép năm Nhâm Dần (?), bản ST.6425 chép năm Kỷ Hợi (?)
Trang 30- Về tác giả các tác phẩm của các văn bản Nôm Dao, việc xác định tác giả các tác phẩm Nôm Dao rất khó, vì các văn bản đều không ghi và là những văn bản được dùng trong sinh hoạt nghi lễ, các văn bản Nôm Dao thường mang đặc điểm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được văn bản hóa để lưu giữ lâu dài
- Về người sao chép các bản Nôm Dao, trong số 18 văn bản, có 6 văn bản biết được người sao chép, đó là bản ST.4869 do Đặng Pháp Liêm 鄧法廉 chép, bản ST.4715 do Bàn Giác Tiên 盤覺仙 chép, bản ST.2390 do Nguyễn Đạo Thăng 阮道昇 chép, bản ST.5983 do Hoàng Đình Cắm 黄廷擒 chép, bản ST.6168 do Trần Pháp Vượng 陳法旺 chép, bản ST.6425 do Lục Tú Phúc 陸
秀福 chép
- Về kết cấu văn bản, trong số 18 văn bản có 3 văn bản ghi chép, ca ngợi
về Bàn Vương ông tổ người Dao, có 4 văn bản ghi chép về lễ cấp sắc, có 4 văn bản ghi chép về việc giáo dục thi cử, có 7 văn bản ghi chép về dân ca nghi lễ của người Dao
- Về thể thơ, các văn bản Nôm Dao sử dụng chủ yếu thể thơ thất ngôn và ngũ ngôn, có văn bản xen lẫn thất ngôn và ngũ ngôn Các văn bản Nôm Dao khi sử dụng trong việc thờ cúng, trong các buổi lễ người Dao thường kết hợp cùng với chiêng, trống, sừng trâu, tạo nên nét độc đáo và bản sắc trong văn hóa của cộng đồng dân tộc Dao
Về nội dung
Các văn bản Nôm Dao ra đời phản ánh cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người Dao Vì vậy nội dung của các văn bản Nôm Dao này thường
Trang 31thiên nhiên đất nước, thể hiện qua văn bản Xướng ca, người Dao sống chan hòa cùng tự nhiên, thể hiện qua văn bản Tình ca, các bài hát ca ngợi mùa
xuân, các tiết trong tháng Bên cạnh đó các văn bản Nôm Dao, còn nêu chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, đưa ra những lời giáo huấn làm có tính triết lý để cho con cháu đời sau thực hiện noi theo Những văn bản Nôm Dao phản ánh nhiều mặt của cuộc sống người Dao, khi vui với ruộng vườn, khi buồn cùng những số phận người phụ nữ hẩm hiu, v.v
- Một đoạn trong văn bản Nôm Dao, ca ngợi mùa xuân, thiên nhiên đất nước Mùa xuân đến, trăm hoa đua nở, nhà nhà trồng cấy, ca ngợi cảnh sinh hoạt, lao động hăng say của người Dao
Tháo chí miền dần xu cong phô
Tháo chí miền dần xu canh chủng,
Oà lảnh đan san cháo công luội
Dịch nghĩa
Xuân đến rồi,
Đến xứ người người tư công phu
Đến xứ người người tư trồng cấy,
Hai ta đơn thân chốn giang hồ
(Bản ST.6425)
Trang 32- Một đoạn trong văn bản Nôm Dao, ca ngợi các vị thần, miêu tả cách ngồi trong lễ cúng sao cho đúng, thể thất ngôn:
Cán chếnh tông phông tông hố chí,
Tá hoi tông phông tông hố muồn
Chí xát hố pì nhâm cho y,
Trang 33
Nàm dần chống piên nị chống piên,
Quấy cúa bài diền dộng liêng xiền
Nàm dần tuối chống ý lếc kất,
Nị dần tuối chống ý quân dâm
Láo chía chống cô phần chống thuối,
Pát thào láo phun chống tông xi
Láo chía chống cô hấu xuất phát,
Phần chía chống ỳ hấu bài dần
Dịch nghĩa
Kính cẩn mời chủ khố đông ở phương đông,
Mở ra cửa của khố đông ở phương đông
Lấy ra da hổ giáo vàng và ghế,
Bày thêm đài ngà voi
Người nam ngồi một bên nữ ngồi một bên,
Không cho ai một giờ nào phải dính đến việc gì không tốt
Người nam ngồi đối diện như lực cát,
Người nữ ngồi đối diện như quan âm
Người già ngồi cao trẻ ngồi thấp,
Già trẻ không cần lần lượt ngồi đông tây
Người già ngồi cao để nghe những câu nói truyền (ca hát, lập tĩnh…), Người trẻ ngồi thấp để nghe những câu nói mà sau này con cháu còn dùng mãi mãi
(Bản ST.6168)
Trang 34- Tam tự kinh là sách dạy vỡ lòng cho trẻ em Trung Hoa, người Dao
vẫn luôn chú trọng việc giáo dục, học hành, thi cử Chính vì vậy mà, sách
Tam tự kinh có chua âm đọc của người Dao, rất có ý nghĩa về mặt giáo dục,
cũng như việc phát huy những giá trị đạo đức, dạy học cho con người ngay
từ thủa thiếu thời
1.2.3 Khảo sát văn bản Nôm Dao Hạ bản triều khoa
Hạ bản triều khoa 下本朝科 [41, tr.248] là một văn bản Nôm Dao, viết trên giấy dó còn nguyên vẹn, 1 bản chép tay, 46 trang, trong đó có 42 trang có
Trang 35đọc từ phải sang trái và từ trên xuống dưới Mỗi trang văn bản gồm 6 hoặc 7 dòng, mỗi dòng 13 chữ (đối với dòng ghi chép về thơ), 18 chữ Nôm Dao (đối với dòng ghi chép về đoạn văn), ở trang số 21 có 12 chữ Nôm Dao bị nhòe mực, nhưng vẫn có thể khảo được chữ, Nội dung văn bản ghi chép về cúng trong lễ cấp sắc, thể thất ngôn, trên 700 câu, ca ngợi cảnh hội họp tiệc tùng đông vui
Về niên đại và tác giả văn bản
Về niên đại tác phẩm, Hạ bản triều khoa là văn bản Nôm Dao độc bản
lưu giữ tại VNCHN, hiện chưa đủ cứ liệu khoa học để xác định niên đại văn
bản Nôm Dao này Nhưng có thể thấy rằng, Hạ Bản triều khoa là một văn bản
Nôm Dao có giá trị, ra đời trong sinh hoạt nghi lễ, xuất phát từ những nhu cầu văn hóa của dân tộc Dao
Về niên đại sao chép tác phẩm, Hạ bản triều khoa được chép năm Long
Phi Canh Thân (?), được ghi lại ở trang 41 của văn bản, hiện chưa đủ cứ liệu khoa học để khẳng định thời gian cụ thể sao chép văn bản Nhưng theo chúng tôi, văn bản có thể được sao chép vào thời Nguyễn (1802 - 1945), nhiều khả năng là năm Canh Thân Khải Định thứ 5 (1920)
Về tác giả, văn bản Hạ bản triều khoa không ghi tên tác giả, cũng như
các tác phẩm khác, đa phần các văn bản Nôm Dao thường mang đặc điểm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được văn bản hóa Trong sách
có ghi thư chủ Ngạch Xuyên Quần 額川群, là chủ nhân của văn bản Hạ bản
Trang 36平正, tr.17 đệ tử Trần Pháp Vượng 弟子陳法旺, tr.27 đệ tử Trần Pháp Vượng弟子陳法旺, tr.37 pháp sư Trần Pháp Vượng 法師陳法旺, tr.40 pháp sư Trần Pháp Vượng Bình Chính hiệu (pháp sư Trần Pháp Vượng hiệu Bình Chính), tr.41 đệ tử Trần Pháp Vượng 弟子陳法旺 Có thể nhận thấy, ở mỗi khoa cúng thì tên người sao chép lại có một vai trò khác nhau Bên cạnh người sao chép
chính là Trần Pháp Vượng (Xốc Phát Puôn) 陳法旺, văn bản cũng nhắc đến người sao chép nữa là Hoàng Pháp Tiên (Oàng Phát Xiền) 黃法仙 cùng phụ
sao chép, kê ra 04 bản khoa cúng, được ghi ở tr.42
Về bố cục tác phẩm
Hạ bản triều khoa được chia làm 04 khoa cúng:
Khoa cúng 1, có nội dung cúng thỉnh thần về, có độ dài từ tr 01 đến tr
10 của văn bản
Khoa cúng 2, có nội dung cúng trừ ma xấu và rót rượu mời thần, có độ
dài từ tr 10 đến tr 19 của văn bản
Khoa cúng 3, có nội dung cúng cầu mong những điều tốt đẹp, có độ dài
văn bản Hạ bản triều khoa
Về tên gọi và kết cấu tác phẩm
Trang 37Hạ bản triều khoa là tên gọi được ghi trong Thư mục ở VNCHN đặt cho
văn bản, tên gọi Hạ bản triều khoa được chép ở trang đầu tiên của văn bản,
nhằm mục đích dễ đọc, dễ gọi tên và phân biệt văn bản trong quá trình các
nhà nghiên cứu làm thư mục, Hạ bản triều khoa được phiên âm tiếng Dao là
Nhá puồn chiêu liền, dịch nghĩa là các bản khoa cúng liền nhau Sự liền nhau
thể hiện trong tác phẩm ở chỗ, đó là chu trình hoàn chỉnh và nối tiếp nhau
trong khoa cúng và nội dung từng khoa cúng Ví như: ở Khoa cúng 1 là cúng mời thần về tiếp theo là tiếp đón, rót rượu mời thần; ở Khoa cúng 2, là cúng trừ ma xấu; ở Khoa cúng 3 là bày tỏ sự cảm ơn thần, niềm mong ước khát vọng của người Dao khi đã trừ được ma và khấn xin được cầu an; ở Khoa
cúng 4, là cúng tiễn thần
Về kết cấu, Hạ bản triều khoa gồm 4 khoa cúng, ở mỗi khoa cúng có
một thể loại khác nhau, nhưng lại phản ánh nội dung có tính liền mạch và nối tiếp nhau Đa phần được viết theo thể thất ngôn xen lẫn văn xuôi Đây là thể
thơ văn đặc trưng của người Dao khi ghi chép văn bản Khoa cúng 1, được
viết theo thể thất ngôn xen ngũ ngôn và văn xuôi, ở tr 1 đến tr 4 Từ tr 5 đến
tr 10 của văn bản, viết theo thể bát ngôn xen thất ngôn Các Khoa cúng 2,
Khoa cúng 3 và Khoa cúng 4 được viết theo thể thất ngôn xen lẫn văn xuôi
Tiểu kết chương
Nội dung của chương 1 đã giới thiệu cơ bản nhất những vấn đề về dân tộc Dao, cũng như dân ca nghi lễ của người Dao trong đời sống Qua đó thấy được tầm quan trọng của chữ Nôm Dao và những văn bản Nôm Dao đối với người Dao, trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Dao
Về tình hình văn bản Nôm Dao hiện lưu giữ tại VNCHN có 18 văn bản và
được bộ Thư mục giới thiệu Theo chúng tôi thực tế trong kho sách của
VNCHN, nếu tiếp tục thống kê con số chắc chắn sẽ không dùng ở nêu trên
Trang 38Chúng tôi cho rằng VNCHN cần triển khai làm tiếp bộ Thư mục sách Hán
Nôm của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Về văn bản Hạ bản triều khoa, ký hiệu ST.6168 hiện lưu giữ tại VNCHN
đã được nghiên cứu về văn bản học và giới thiệu bố cục nội dung văn bản, cung cấp cho người đọc cái tổng quan về văn bản tác phẩm đang được lưu hành Các tri thức trình bày trong Chương 1, tạo cơ sở lí luận cho việc phân
tích và tìm hiểu giá trị nội dung, tính ứng dụng của văn bản Hạ bản triều khoa
ở chương sau
Trang 39Chương 2
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ TÁC PHẨM HẠ BẢN TRIỀU KHOA
Mục đích của chương này, chúng tôi giới thiệu giá trị của tác phẩm Hạ
bản triều khoa ký hiệu ST.6168 về nội dung và nghệ thuật, từ đó khẳng định
giá trị của tác phẩm trong văn hóa tín ngưỡng dân tộc Dao nói chung và kho tàng văn bản viết bằng chữ Nôm của người Dao nói riêng
2.1 Tìm hiểu giá trị nội dung
Nội dung tác phẩm gồm các khoa cúng, như cúng thỉnh thần, cúng trừ
ma và cũng tiễn thần, nên giá trị nội dung của tác phẩm chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
2.1.1 Góp phần nghiên cứu tín ngưỡng thờ thần của dân tộc Dao
Tín ngưỡng thờ thần không chỉ xuất hiện trong văn hóa của người Kinh,
mà nó còn xuất hiện trong các sách cổ của người Dao, tín ngưỡng thờ thần của người Dao được thể hiện rõ nét trong những văn bản còn gọi là văn bản
Nôm Dao, tiêu biểu như tác phẩm Hạ bản triều khoa Thần 神 tiếng Dao gọi
là sàn, xuất hiện rất nhiều các vị thần trong khoa cúng đầu tiên của tác phẩm
Hạ bản triều khoa Các vị thần được nhắc đến và mời về ở khoa cúng đầu tiên
này như: Thần phương Đông 東方之神, Tam Thanh 三青, Ngọc Hoàng 玉皇,
Uế Tích Kim Cương 穢跡金岡, Đạo Lão Nhị Quân 道老二君, Thập Cực Cao Chân 十極高真, Long Thụ Cung Châu 龍樹共州, Lạc Hựu Đồng Tử 樂又童
子, Chân Vũ Tướng Quân 真武将軍, Long Xà Bổng Túc 龍蛇棒足, Vương Mẫu Lục Nương 王姥六娘, Thất Thập Nhị Cung 七十二宮, Lư Sơn Cửu Lang 閭山九郎, Lục Tào Án Điển 六曹案典, Tam Vị Phu Nhân 三位夫人,
Trang 40Thủ Hạ Hùng Binh 手下雄兵, Pháp Pháp Tiên Cô 法法仙姑, Tì Bà Phóng Hướng 枇琶放嚮, Tam Động Đại Vương 三洞大王, Thập Động Man Vương十洞蛮王, Đại Pháp Thiền Sư 大法禅師, Giáng Long Phục Hổ 降龍伏虎, Bình Sơn Hán Đế 平山漢帝, Thất Vị Linh Vương 七位靈王, Na Tra 哪吒, Trương Lương Mã Tín 張良馬信, Trương Triệu Nhị Lang 張趙二郎, Nam
Xà Sư Tử 南蛇師子, Phiên Đàn Ngũ Lang 番壇五郎, Man Sư Pháp Chủ 蛮師
法主, Tam Vị Thái Công 三位太公, Thập Vị Xá Nhân 十位舍人, Lại Công Nguyên Soái 賴公元帥, Nguyệt Hô Lạp Bào 玥瑚臘孢, Bàn Hoàng Sư Chủ盤皇師主, Tiến Đồng Cung Phi 箭筒弓妃, Ngũ Nhạc Đại Vương 五岳大王, Diêu Sơn Sư Chủ 山師主, Xa Công Đại Tướng 車公大将, Xương Binh Xương Tướng 昌兵昌将, Tổ Bản Nhị Sư 祖本二師, Ngũ Doanh Binh Mã 五营兵馬, Bản Gia Sư Chủ 本家師主, Sư Nam Sư Đệ 師男師弟, Tam Tổ 三祖, Đồng Nam Thánh Nữ 童男聖女, Quan Âm Cộng Châu 观音共州, Khổng Tước Minh Vương 孔雀明王, Tấn Am Tổ Sư 晋庵祖師, Lục Viên Thiên Tướng 六員天将, Kim Hữu Hầu Vương 今右侯王, Quá Vãng Hư Không 過往虛空, Ngũ Doanh Binh Đầu 五营兵頭, Thiên Tiên Binh Mã 天仙兵馬, Hữu Doanh Binh Đầu 右营兵頭, Địa Tiên Binh Mã 地仙兵馬, Ngũ Thương