Ở môn Ngữ văn sản phẩm này được thể hiện trong hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài ở cuối mỗi bài học đó là những câu hỏi định hướng việc học bài và soạn bài của học sinh, và một số câu h
Trang 1Sử dụng sản phẩm học tập của học sinh cho truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Sử dụng sản phẩm học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho giờ học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông và góp phần vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT theo Nghị quyết số 29 - NQ/TW.
Trong định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội
nghị Trung ương 8 khóa XI cũng xác định: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” Và để thực hiện những yêu
cầu trên, toàn ngành Giáo dục – Đào tạo cần: Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy
và học theo hướng hiện đại
Trong lí luận dạy học Ngữ văn nói riêng và trong lí luận dạy học nói chung,
sản phẩm học tập của học sinh tự học ở nhà đã và đang rất được coi trọng Ở môn Ngữ văn sản phẩm này được thể hiện trong hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài ở cuối mỗi bài học đó là những câu hỏi định hướng việc học bài và soạn bài của học sinh, và một số câu hỏi GV định hướng để HS tự chuẩn bị bài mới Vì thế trong mỗi giờ học giáo viên có thể sử dụng sản phẩm đó để phát huy tính chủ động sáng tạo và phát triển năng lực cho học sinh
Dạy học sử dụng sản phẩm học tập của học sinh là kiểu dạy học phát huy được tính chủ động tích cực của người học Nó đem lại hiệu quả làm việc tốt hơn
so với cách dạy thông thường Sử dụng sản phẩm học tập của học sinh là cách tốt hơn để khai thác năng lực cá nhân Không có biện pháp nào tốt hơn là HS phải tự học, và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo Nó còn là cơ hội rèn luyện kỹ
Trang 2năng mềm cho HS để sau này các em có thể mang theo hành trang ấy tự tin bước vào đời Do đó, mỗi HS cần trang bị ngay từ khi đang theo học trong nhà trường tinh thần tự học để sống và làm việc tốt hơn Đồng thời, GV cũng phải biết hướng dẫn HS học tập theo phương pháp mới này
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn lớp 12 là tác phẩm độc đáo về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu cho
phong cách nhà văn Tô Hoài Thực trạng dạy học tác phẩm văn chương nói chung
và dạy học truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nói riêng đến nay vẫn còn thiên lệch về
văn bản mà coi nhẹ hoạt động tiếp nhận của học sinh chưa tập trung vào sản phẩm đầu ra của học sinh
Dạy học sử dụng sản phẩm học tập của học sinh là một giải pháp khả thi
trong đó biến tác phẩm của nhà văn thành tác phẩm văn học của HS để các em biết
cảm nhận chia sẻ và đồng cảm với nhà văn thì học sinh mới trở thành những bạn đọc thực sự và khi đọc hiểu bất kì một văn bản nào các em cũng hiểu được nó Từ
đó hình thành cho học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản và học sinh phải thể hiện được năng lực qua sản phẩm học tập của mình nhằm tạo ra hiệu quả cao trong dạy
học và đặc biệt là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
1 Khái niệm
a Kết quả học tập (KQHT)
Có thể hiểu về kết quả học tập như sau:
- Là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định
- Là mức độ thành tích đã đạt của một HS so với các bạn học khác
- Là mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó (môn học)”
Dù hiểu theo nghĩa nào thì kết quả học tập cũng đều thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu của dạy học, trong đó bao gồm 3 mục tiêu lớn là: nhận thức, hành động, xúc cảm Với từng môn học thì các mục tiêu trên được cụ thể hóa thành các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ
Trang 3Khi nhìn nhận mục tiêu giáo dục theo hướng kết quả học tập, cần phải lưu
tâm rằng chúng ta đang đề cập đến những sản phẩm của quá trình học tập chứ
không phải bản thân quá trình đó SPHT là những sản phẩm đầu ra mà GV tiến hành qua những hoạt động dạy học hình thành cho HS những năng lực thành thạo như nói, viết, vẽ tranh, đóng kịch…
b Sản phẩm học tập (SPHT)
Sản phẩm là cái đạt được, thu được trong một công việc hay một quá trình tiến triển của sự việc
Sản phẩm được chia làm 2 nhóm: Sản phẩm vật chất là những vật phẩm mang đặc tính lý hóa nhất định, sản phẩm tinh thần đó là các dịch vụ
SPHT của học sinh là kết quả HS đạt được thể hiện cụ thể trong từng sản phẩm như nhật kí đọc, phiếu học tập, sơ đồ tư duy, bài nói, bài viết, đóng kịch, bức tranh… qua đó phát triển được năng lực HS về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ đáp ứng được mục tiêu dạy học
2 Vai trò của việc dạy học dựa trên SPHT của học sinh
- Là xu hướng dạy học đổi mới nhằm tạo ra những sản phẩm đầu ra Sản phẩm đầu ra là mức độ đạt được đến đâu của mục tiêu dạy học đề ra Dạy học dựa trên SPHT của học sinh là dạy học hướng đến phát triển năng lực của người học Đây là cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm và lấy SPHT làm tiêu chí đánh giá kết quả học tập của HS
- Với cách dạy học này phát huy được tính chủ động sáng tạo, tích cực đặc biệt là phát triển trí tuệ cho HS Kích thích HS sáng tạo độc lập để tạo ra được những SPHT có chất lượng
- Việc sử dụng sản phẩm học tập của học sinh vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn, nhằm phát triển được các năng lực đã xác định và đưa ra hình thức tổ chức dạy học phù hợp
- Việc sử dụng sản phẩm học tập của học sinh tạo được không khí học tập tự
do, dân chủ, HS tích cực chủ động kiến tạo ý nghĩa văn bản; đánh thức tư duy nghiên cứu độc lập ở HS tạo điều kiện cho HS mạnh dạn bộc lộ ý kiến, cảm xúc trước tập thể, đồng thời kiểm soát việc hiểu của bản thân trong khi đọc Quan trọng
Trang 4hơn tạo được cảm hứng thực sự cho các em trong việc học tập để có thể tự mình nhận ra giá trị đích thực của tác phẩm bằng chính sự nỗ lực, sáng tạo của bản thân
- Sử dụng SPHT của học sinh vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Vợ chồng
A Phủ” chứa đựng những yếu tố cần thiết để giảng dạy theo hướng kết hợp các
biện pháp dạy học tích cực Hướng dạy này giúp HS vừa hiểu sâu sắc các chi tiết nghệ thuật, các hình tượng nhân vật…; hiểu được những thông điệp mà tác giả Tô Hoài gửi gắm, vừa được phát biểu chính kiến, được phát huy tối đa năng lực cảm
thụ văn học của bản thân mình về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
3 Những sản phẩm học tập của học sinh
- Nhật kí đọc (ghi chép)
- Bài nói, bài thuyết trình (kèm các phương tiện hỗ trợ)
- Bài viết
- Kết quả thực hiện một nhiệm vụ học tập cụ thể: phiếu học tập cá nhân, phiếu ghi chép thảo luận nhóm Phiếu ghi chép thảo luận thể hiện công việc của
HS như nói, viết, làm, tạo ra được những SPHT cụ thể Chẳng hạn:
PHIẾU GHI CHÉP THẢO LUẬN NHÓM
Câu hỏi thảo luận nhóm:……… … ……
……… …
Tổ: ……… Số HS tham dự:……… ……
A Các nội dung thảo luận: o Nội dung: ………
o Phương tiện hỗ trợ: ………
o Nội dung: ………
o Phương tiện hỗ trợ: ………
B Đối chiếu với thông tin phản hồi. 1 Nhận xét nội dung nhóm bạn: ………
2.So sánh, đối chiếu với SPHT của nhóm mình: ………
3 Thắc mắc đề xuất: ………
- Sản phẩm được tạo ra thông qua việc đọc hiểu tác phẩm văn học chuyển thể: (đóng kịch, vẽ tranh, sáng tác thơ,…)
Trang 54 Tiến trình tổ chức dạy học dựa trên sản phẩm học tập của HS
Tiến trình tổ chức dạy học dựa trên sản phẩm học tập của học sinh:
(1) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
(2) Tổ chức dạy và học bài mới
(3) Luyện tập, củng cố
(4) Đánh giá
(5) Hướng dẫn HS học bài, làm việc ở nhà
4 Biện pháp sử dụng SPHT của HS trong tổ chức dạy học đọc hiểu
truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.
a Xác định các năng lực cần phát triển ở HS qua dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” gắn với các SPHT
Theo quan điểm phát triển năng lực, các kết quả và SPHT của HS không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm Mà các kết quả và SPHT của HS cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình
huống ứng dụng khác nhau Do vậy dạy học truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” cần
phát triển các năng lực :
- Năng lực tự học (sản phẩm là phiếu học tập cá nhân, bài nói, bài thuyết trình bằng sơ đồ, sơ đồ tư duy, bài viết ngắn)
- Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp (sản phẩm là bài nói, bài viết, thảo luận)
- Năng lực giải quyết vấn đề (sản phẩm đóng kịch, vẽ tranh )
b Biện pháp tổ chức dạy học
(1) Biện pháp tự học phát triển năng lực tự học thể hiện qua các câu hỏi GV
hướng dẫn soạn bài và câu hỏi phần hướng dẫn học bài qua sử dụng SPHT đã có của HS.
GV đưa ra một số câu hỏi cụ thể khi HS nghiên cứu SGK ở bài học “ Vợ chồng A Phủ” để HS chuẩn bị ở nhà.
Câu hỏi số 1: Phiếu học tập cho HS chuẩn bị ở nhà Phiếu học tập có nội dung:
Họ tên:………Lớp:……….
Trang 6Đọc phần Tiểu dẫn và hoàn thành những yêu cầu dưới đây: (chú ý
ghi vắn tắt)
- Về tác giả:
+ Quê quán:
+ Học vấn:
+ Con người:
+ Quá trình sáng tác:
+ Những tác phẩm chính:
-Về tác phẩm: thuộc giai đoạn nào trong sáng tác của nhà văn và trong
tiến trình lịch sử văn học Việt Nam?
SPHT (Phiếu học tập) cần dựa trên tiêu chí sau:
- Hình thức:
+ Được thiết kế sẵn trước giờ dạy
+ Nội dung phải vừa đủ, bám sát mục tiêu bài học
+ Hình thức phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu
- Nội dung:
+ Về tác giả Tô Hoài: Tên, quê quán, học vấn, con người, quá trình sáng tác,
những tác phẩm chính
+ Về tác phẩm: thuộc giai đoạn nào trong sáng tác của nhà văn và trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam?
Câu hỏi số 2:
Đọc và tóm tắt truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” theo Phiếu học tập sau:
Họ tên: Lớp:
Đọc và tóm tắt truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”
Trang 7
SPHT (Phiếu học tập) cần dựa trên tiêu chí sau: - Hình thức: + Nhân vật + Những sự kiện chi tiết biến cố + Tóm tắt rõ ràng, cụ thể, mạch lạc dễ hiểu - Nội dung: Tóm tắt truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” phải kể được về cuộc đời của Mị và A Phủ và những sự kiện diễn ra trong cuộc đời của họ Họ và tên HS: Lớp:
Câu hỏi số 3: Những tháng ngày làm dâu và cuộc sống khổ cực của Mị ở
nhà thống lí Pá Tra diễn ra như thế nào? Thái độ của Mị về cuộc sống đó và thái độ của tác giả khi nói về cuộc sống này qua việc hoàn thành sơ đồ sau:
2 Cảnh
sống:
1 Lúc mới về làm dâu:
4 Thái
độ của Mị:
5 Thái
độ của tác giả:
Trang 8SPHT (sơ đồ tư duy) dựa trên tiêu chí:
- Hình thức:
+ Nêu ý
+ Logic về mặt hình thức
+ Cách thể hiện khoa học rõ ràng
- Nội dung: Thể hiện được đầy đủ các ý nêu trong sơ đồ.
Đối với những nội dung mà SGK đã có chi tiết đầy đủ thì không nên ghi lên bảng cho HS chép mà cho các em về tự đọc trong SGK, cách làm này vừa tiết kiệm thời gian vừa tạo thói quen đọc SGK cho HS và làm cho bài giảng không bị nhàm
chán: GV hướng dẫn HS trả lời những câu hỏi phần Hướng dẫn học bài trong SGK Ngữ văn 12 (tập 2) NXB Giáo dục Việt Nam (2015) ban cơ bản Phan Trọng Luận
(Tổng chủ biên) trang 14- 15
Câu 1 (ý 1): Nhân vật Mị
a Khi còn tự do (ở nhà):
SPHT (Bài nói) dựa trên tiêu chí:
- Hình thức: nói đúng, nói hay, ngắn gọn dễ hiểu, đưa ra lí lẽ và dẫn chứng
- Nội dung:
+ Nhà nghèo, chăm làm, hiếu thảo với cha mẹ
+ Trẻ trung, nhan sắc, tài năng và yêu đời
+ Khát khao sống tự do hạnh phúc
->Là cô gái với những phẩm chất tôt tốt đẹp, xứng đáng được hưởng hạnh phúc
b Khi bị bắt làm dâu ở nhà thống lí:
3 Cách sống:
Trang 9GV: Nguyên nhân nào khiến Mị bị bắt về làm dâu nhà thống lí? Suy nghĩ của em về nguyên nhân này?
SPHT (Bài thuyết trình bằng sơ đồ) dựa trên tiêu chí:
- Hình thức: thuyết trình bằng sơ đồ phải khoa học logic và sáng tạo
- Nội dung:
+ Làm dâu để trừ nợ cho nhà thống lí vì món nợ truyền kiếp
+ Mị đã có sự phản ứng lại và từ chối dứt khoát…
+ Nỗi bất hạnh của người phụ nữ Mèo nghèo khổ…
Câu 2: Nhân vật A Phủ
SPHTcủa HS là đoạn văn dựa trên tiêu chí:
- Hình thức:
+ Sử dụng câu chủ đề để giới thiệu ý tưởng chính trong một đoạn văn
+ Giải thích và làm rõ ý tưởng chính của đoạn văn bằng cách cung cấp các dẫn chứng, lý lẽ có liên quan
+ Sử dụng các phương tiện phép liên kết phù hợp
+ Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ cho hiệu quả, phù hợp với nội dung, mục đích của đoạn văn Thuyết phục người đọc chấp nhận quan điểm hành động của người viết thông qua các yếu tố như: độ dài của câu, cấu trúc câu, mẫu câu, từ vựng, biện pháp tu từ, vần điệu,…
+ Nhắc lại nội dung ý tưởng chính trong phần kết đoạn
- Nội dung:
+ Qua ngòi bút miêu tả của tác giả, A Phủ được giới thiệu: mồ côi, A Phủ vượt qua cơ cực thử thách, nghèo, cuộc sống nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra, bị trói, được Mị cởi trói, gan góc từ bé, ngang tàng, khi trở thành người làm công gạt
nợ
+ Ấn tượng của em về tính cách của nhân vật A Phủ: số phận , tính cách
+ Nhận xét của em về nghệ thuật của đoạn văn
+Tác dụng của nó trong việc khắc họa tính cách nhân vật A Phủ
+ Cảm nhận của em về nhân vật A Phủ
Trang 10Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, em hãy nêu những nét tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật này? Em có cảm nhận gì về hai nhân vật này bằng việc hoàn thành phiếu học tập sau
Nhân vật Mị Nhân vật A Phủ
Cảm nhận của em về hai nhân vật này:
SPHT của HS là phiếu học tập nhóm dựa trên tiêu chí:
- Hình thức: Ngoài tiêu chí cụ thể của phiếu học tập thì nội dung câu hỏi phải phù hợp với số lượng HS trong nhóm không quá dễ cũng không quá khó
- Nội dung:
+ Nét tương đồng giữa A Phủ và Mị: số phận, tính cách
+ Nét khác biệt giữa A Phủ và Mị:
+ Cảm nhận của em về hai nhân vật này:
Câu 3: Nghệ thuật của truyện ngắn
SPHT của HS là bài thuyết trình dựa trên tiêu chí:
- Hình thức: Thuyết phục người nghe về vấn đề đặt ra, nội dung theo trình tự
cụ thể rõ ràng
- Nội dung: Nghệ thuật xây dựng nhân vật; ngòi bút tả cảnh sinh động; tình
huống truyện đặc sắc; lối kể chuyện; ngôn ngữ
Trang 11Với việc tự học qua sách bài tập, sách và tài liệu tham khảo: Đối với học sinh trong trường, sách bài tập đều có nên giáo viên phải tận dụng tài liệu này để giúp học sinh tự học hiệu quả GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập trong sách bài tập tìm thêm tư liệu về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” ở các sách và tài liệu tham khảo khác
Việc cho bài tập về nhà cũng cho theo thứ tự dạng bài tập của SGK và sách bài tập để học sinh có 1 lượng bài tập tương tự đủ lớn (các bài này đều có lời giải chi tiết) để có thể tự mình làm được các bài trong SGK Cho bài theo cách này sẽ giúp học sinh có 1 cách học mới là: Khi gặp khó khăn, các em sẽ tìm kiếm một phương án tương tự đã có để giải quyết chứ không thụ động chờ đợi giáo viên hướng dẫn
Để tạo thói quen tự nghiên cứu cho học sinh, giáo viên nên hướng dẫn học sinh làm các bài tập lớn, có kiểm tra đánh giá để học sinh có khả năng tự phân tích tổng hợp
Muốn hiệu quả cao, GV phải biết viết các tài liệu theo hướng các chuyên đề nhằm định hướng về tư duy và kỹ năng cho học sinh đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy HS nghiên cứu khoa học
(2) Biện pháp đọc hiểu phát triển năng lực đọc hiểu của HS thể hiện qua
việc HS hiểu bài và trả lời được yêu cầu của GV qua SPHT được tạo dựng trong quá trình dạy học.
GV hướng dẫn HS đọc hiểu truyện ngắn qua 1 số câu hỏi vấn đáp
Vấn đáp tái hiện: GV cho HS tìm hiểu phần tiểu dẫn của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, có thể đặt câu hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn? HS dựa
vào tiểu dẫn trả lời: (Sản phẩm của HS là câu trả lời miệng - bài nói) dựa trên tiêu chí:
- Hình thức:
+ Diễn đạt mạch lạc rõ ràng
+ Ngôn ngữ phải chuẩn xác
+ Tái hiện rõ vấn đề
- Nội dung :