1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

79 75 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 238,93 KB

Nội dung

nhiên, trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, gia đình ViệtNam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề bạo lực giađình.Trong những năm qua, công tác

Trang 1

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA

ĐÌNH TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM 312.1 Một số đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 312.2 Thực trạng bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam năm 2013-2018 362.3 Thực trạng thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 5 năm qua 372.4 Kết quả thực hiện chính sách Phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình 47

Trang 2

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM 523.1 Quan điểm 523.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phòng chống bạo lực gia đình 53KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi nuôi dưỡng và giáo dụctrẻ thơ, nơi trở về sau ngày mưu sinh, là bến đỗ bình yên đối với mỗi conngười Tuy nhiên, mỗi gia đình đều có những nguy cơ và tác động bởi nhiềucác yếu tố khác nhau, nhất là yếu tố về bạo lực gia đình Dù ở bất cứ nơi đâu,trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạo lực gia đình không chỉ để lại hậu quả về thểchất, tinh thần mà còn về mặt kinh tế - xã hội, làm xói mòn các giá trị, chuẩnmực, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền vững của gia đình

Bạo lực gia đình có hưởng tiêu cực đối tất cả các thành viên gia đình,

kể cả đối với trẻ em chứng kiến bạo lực cũng như các em lớn lên trong mộtmôi trường nhiều xung đột, thiếu hạnh phúc Bạo lực gia đình thường đượcche dấu để người ngoài không thấy được và không thể hoặc rất khó khăntrong việc tác động để bảo vệ nạn nhân Ngày nay, BLGĐ không phải là vấn

đề mang tính địa phương mà là một vấn nạn toàn cầu, ở đâu cũng có, từ cácnước nghèo, đang phát triển cho đến giàu có, mọi gia đình thuộc mọi tầng lớpcủa xã hội đều có thể gặp phải tệ nạn này Bạo lực gia đình có thể xảy ra vớibất cứ ai trong gia đình, nhưng chủ yếu là nhóm thành viên là phụ nữ, trẻ em– đây là nhóm thanh viên bị bạo lực song lại cam chịu, ít chia sẻ, do vậy nênbạo lực thường kéo dài và để lại hậu quả nặng nề, đặc biệt là hậu quả về mặttâm lý

Trong thời gian gần đây, công tác phòng chống bạo lực gia đình ngàycàng hoàn thiện hơn cả về hệ thống văn bản và cơ chế phòng ngừa Hầu hết,các điều khoản chứa đựng các quy định về phòng chống bạo lực gia đìnhđược đưa vào các Luật gốc, cơ bản: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Hônnhân và Gia đình, Luật Trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạolực gia đình, một số luật khác và các văn bản dưới luật có liên quan Tuy

Trang 5

nhiên, trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, gia đình ViệtNam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề bạo lực giađình.

Trong những năm qua, công tác thực hiện chính sách phòng, chống bạolực gia đình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam nhìn chung đã được cấp

ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm và thu được một số kết quả bướcđầu đáng ghi nhận Công tác truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đìnhđược thực hiện dưới nhiều hình thức, thu hút sự quan tâm của quần chúngnhân dân và tạo dư luận lên án các hành có tính chất bạo lực; các cơ quanchuyên môn, các phòng, ban và các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực, chủđộng triển khai một cách đồng bộ đã góp phần nâng cao hiệu quả thực hiệnchính sách phòng chống bạo lực gia đình Tuy nhiên, bên cạnh những kết qủađạt được thì việc thực thi chính sách phòng, chống bạo lực gia đình vẫn cònnhiều hạn chế, bất cập như: Bạo lực trong gia đình vẫn còn tồn tại dưới nhiềuhình thức, từ việc sử dụng sức lực, vật dụng để đánh đập gây thương tích, tổnhại về thể chất cho các thành viên khác; dùng quyền lực để kiểm soát, khốngchế, cấm đoán các thành viên khác về nhiều mặt… việc bố trí ngân sách chocông tác phòng, chống bạo lực gia đình chưa nhiều Bên cạnh đó, việc xử lýcác đối tượng gây bạo lực gia đình của chính quyền cơ sở ở một số địaphương còn mang yếu tố duy trì, dẫn đến những đối tượng gây bạo lực giađình coi nhẹ pháp luật và không chấm dứt hành vi… Cơ chế phối hợp liênngành trong việc thực thi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chưa thực sựchặt chẽ, còn mang tính hình thức

Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sáchphòng, chống bạo lực gia đình; đồng thời xuất phát từ thực tiễn địa phương và

lĩnh vực tôi đang công tác; tôi lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” là đề tài

Trang 6

nghiên cứu tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành chính sáchcông.

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mới mẻ, mà là hiện tượng xã hội

có tính lịch sử và xuất hiện nhiều nơi trên thế giới Bạo lực gia đình và phòng,chống bạo lực gia đình là vấn đề thu hút được sự quan tâm nghiên cứu củanhiều tác giả trong và ngoài nước Một số công trình nghiên cứu được công

- Nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với BLGĐ- đề xuất giải phápcủa TS Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Gia đình-Trẻ

em Hà Nội và PGS.TS Nguyễn Trí Dũng, Phó Viện Trưởng Viện Xã hội học

và Tâm lý lãnh đạo, quản lý Học viện Chính trị Quốc gia HCM;

- Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình” của tác giả NguyễnNgọc Điện;

- Pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ”của tác giả Trần Thị Hòe;

- Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em - thực trạng và nguyên nhân”của Ngô Thị Hường, Đại học Luật Hà Nội;

Ngoài ra, còn nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học, cácLuận văn, đề tài đã được nghiệm thu liên quan đến vấn đề BLGĐ Nhìnchung, các công trình nêu trên đã phân tích, đánh giá vấn đề BLGĐ dướinhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đềthực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình dưới góc độ chính sáchcông về phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Namđến nay hầu như chưa có Trong khi đó, để chính sách có thể đi vào cuộc

Trang 8

sống; một mặt có thể tạo cơ chế giúp đỡ cho nạn nhân bạo lực gia đình, mặtkhác có giá trị phòng ngừa tình trạng bạo lực gia đình có thể xảy ra Xuấtphát từ lý luận và thực tiễn địa phương cũng như phù hợp với yêu cầu thựctiễn công tác, tôi lựa chọn đề tài trên là thực sự cần thiết về cả mặt lý luận vàthực tiễn.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá tình hình triển khai các chính sách phòng chống bạo lực giađình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam nhằm đề xuất một số giải phápnâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình tại địaphương trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích, làm rõ thêm cơ sở lý luận về chính sách phòng, chống bạolực gia đình trên cơ sở hệ thống hóa quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tưtưởng Hồ Chí Minh của Đảng và quy định của Nhà nước ta

- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực giađình tại huyện Thăng Bình trong giai đoạn năm 2013 – 2018

- Nhận diện những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhânhạn chế đó

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sáchphòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương trong thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Trang 9

Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sáchphòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam từ năm

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn gồm:

(1) Phương pháp tổng quan tài liệu

- Phương pháp tổng quan tài liệu được sử dụng để phân tích, tổng hợpnội dung các chính sách và quá trình cụ thể hóa, đưa chính sách phòng, chốngbạo lực gia đình vào thực tiễn tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Các tài liệu được tham khảo gồm có: các văn bản luật pháp, chính sách

về phòng, chống bạo lực gia đình, các nghiên cứu đã có đánh giá về việc thựchiện các chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình

(2) Phương pháp phân tích số liệu thống kê

- Phương pháp phân tích số liệu thống kê được sử dụng nhằm phântích thực trạng bạo lực gia đình ở địa phương, thực trang triển khai các chínhsách, hoạt động phòng chống bạo lực gia đình ở địa phương Trên cơ sở đó,cung cấp dữ liệu đánh giá hiệu quả việc thực thi chính sách phòng chống bạolực gia đình ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

- Các số liệu thống kê bao gồm: số liệu thống kê cấp huyện và cấp xã

về số vụ bạo lực gia đình, số các hoạt động, dịch vụ phòng chống bạo lực giađình, số các văn bản luật pháp có liên quan, lồng ghép bạo lực gia đình,

(3) Phương pháp phỏng vấn sâu

Trang 10

- Phương pháp Phỏng vấn sâu được thực hiên nhằm thu thập thông tin

về tình hình thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở địaphương, cung cấp thông tin cụ thể lý giải những thuận lợi/ khó khăn gặp phảitrong quá trình thực thi, những yếu tố tác động và những kết quả đạt được

Đối tượng phỏng vấn sâu;

Cán bộ thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình tại huyệnThăng Bình (cấp huyện, xã); cán bộ thực hiện nhiệm vụ Bình đẳng giới tạiPhòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện; Cán bộ văn hóa - xã hội cấpxã/thị trấn, thu thập thông tin và đánh giá quá trình thực hiện chính sách để cóđánh giá, phân tích từ phía người thực thi chính sách

Số lượng phỏng vấn: Dự kiến, phỏng vấn Thành viên Ban chỉ đạo Vì sựtiến bộ phụ nữ huyện; Thành viên Ban chỉ đạo vì sự tiến bộ phụ nữ cấp xã:Tổng số 18 người

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn vận dụng lý thuyết về chính sách công để đánh giá việc thựchiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình; từ đó chỉ ra những bất cập củaquá trình thực hiện chính sách và góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lý luận vềxây dựng chính sách phòng, chống bạo lực gia đình

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề xuất được các giải pháp thiết thực, hữu hiệu góp phần nâng cao hiệuquả thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình nói chung và tạihuyện Thăng Bình nói riêng Đồng thời, luận văn sẽ góp phần làm phong phúhơn nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học, làmột nguồn tài liệu tham khảo cho các đề tài, các nghiên cứu có cùng chủ đề,cùng đối tượng nghiên cứu với đề tài này

Trang 11

7 Cơ cấu của luận văn

Chương 1 Các vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phòng, chốngbạo lực gia đình

Chương 2 Thực trạng thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực giađình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Chương 3 Quan điểm, giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả tổ chứcthực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình,tỉnh Quảng Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG,

Gia đình vừa là nơi Không giống bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình

có sự đan xen các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm lý, văn hóa… Những mối liên

hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu,những mối liên hệ khác: cô, dì, chú, bác với cháu, cha mẹ chồng và con dâu,cha mẹ vợ và con rể… Mối quan hệ gia đình được thể hiện ở các khía cạnhnhư: có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo ra củacải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp cho xã hội Mối liên hệnày có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên những căn cứthực tế một cách tự nhiên, tự phát

Trong thực tế ở mỗi quốc gia, mỗi gia đình có văn hóa và lối sống khácnhau nên có rất nhiều định nghĩa về gia đình Khó có thể đưa ra một địnhnghĩa chung hoàn hảo Luận văn này sử dụng khái niệm gia đình được đề cậptrong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014

1.1.2 Bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, Điều 1 LuậtPhòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định bạo lực gia đình là "Bạo lực giađình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gâytổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia

Trang 13

đình"[29] Nếu nhìn nhận về hình thức biểu hiện của bạo lực gia đình thì tà có thể chia thành các hình thức chủ yếu sau:

- Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ

- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thươngtới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình

- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…)

- Bạo lực về tình dục: là hành vi cưỡng dâm, ép sinh con

Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khácnhau Hiểu một cách thông dụng thì bạo lực gia đình là một thuật ngữ dùng đểchỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình Đây làhiện tượng một hay nhiều thành viên dùng quyền lực và bạo lực trong cả mộtquá trình để thực hiện hành vi làm cho người khác đau đớn về thể xác, bịkhủng hoảng về tinh thần và bị bế tắc về mặt xã hội nhằm khuất phục,khống chế và kiểm soát người đó Như vậy, chúng ta nhận thấy bạo lực giađình có thể xảy ra ở nới văn minh, hiện đại hoặc lạc hậu

Các đặc điểm chung nhất của hành vi bạo lực gia đình:

+ Thứ nhất, bạo lực gia đình là hành vi bạo lực xảy ra giữa các thànhviên trong gia đình tức là chủ thể có hành vi bạo lực gia đình (người gây rabạo lực gia đình) phải là thành viên trong gia đình và nạn nhân của bạo lựcgia đình là một trong những thành viên còn lại của gia đình đó

+ Thứ hai, các hành vi bạo lực gia đình đều được thực hiện cố ý, biếtđược hậu qủa xong vẫn mong muốn hậu quả xảy ra

+ Thứ ba, bạo lực gia đình là hành vi gây tổn hại hoặc có khả năng gâytổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình

Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương, vùngmiền mà là một vấn đề toàn cầu, ở đâu cũng có, xuất hiện trong mọi gia đình

Trang 14

Đối tượng bạo lực gia đình có cả nam lẫn nữ, nhưng thường là những thànhviên yếu đuối.

1.1.3 Phòng, chống bạo lực gia đình

* Khái niệm phòng bạo lực gia đình

Phòng bạo lực gia đình nhằm mục đích tìm ra được những biện pháptác động và quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của bạo bực gia đình, đồngthời khắc phục được nguyên nhân và điều kiện xuất hiện bạo lực gia đình.Phòng bạo lực gia đình và sự cần thiết của phòng bạo lực gia đình là để bảo

vệ, duy trì trật sự và công bằng xã hội, góp phần bảo vệ các lợi ích chung củacộng đồng, của xã hội

Bạo lực gia đình phát sinh, tồn tại là do những nguyên nhân và điềukiện khác nhau, song chúng ta hoàn toàn có khả năng tiến hành phòng ngừa

và ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình khi nó chưa xảy ra Quan điểm này thểhiện phương châm rất quan trọng là lấy giáo dục, phòng ngừa là chính, phòngngừa tốt cũng chính là chống bạo lực gia đình tốt Yêu cầu là phải phòng bạolực gia đình ngay từ lúc đầu, làm cho bạo lực gia đình ít xảy ra hơn và tiến tớikhông xảy ra bạo lực gia đình hay xử lý bạo lực gia đình chỉ là hãn hữu, làviệc làm bất đắc dĩ

Do đó, phòng bạo lực gia đình cần lấy việc tuyên truyền, phổ biến giáodục pháp luật là quan trọng, hàng đầu Thực hiện tư tưởng phòng ngừa này thìphòng bạo lực gia đình được coi là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành vàtoàn xã hội

* Khái niệm chống bạo lực gia đình

Khi bạo lực gia đình đã tiến triển lên mức độ trầm trọng hơn, tần suấtcũng như cường độ mạnh hơn, hoặc ở vào tình thế nguy hiểm thì nạn nhânthường nhờ cậy các tổ chức đoàn thể, chính quyền, công an, với hy vọng làcác tổ chức này gây áp lực và có biện pháp hữu hiệu cũng như mong muốnchống lại bạo lực gia đình Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp chống

Trang 15

bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền,giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải phù hợp với truyền thống văn hóa,phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình thường mang tính khép kín,với các thành viên gia đình cũng như những người xung quanh, việc trong giađình thì người ngoài ít có cơ hội xen vào Vì thế, những vụ việc bạo hành giađình thường khó phát hiện, khi bị phát hiện cũng khó xử lý bởi tâm lý e ngạicủa nạn nhân và cả những người biết chuyện, và thậm chí nếu xử lý rồi thìkhả năng tái diễn cũng rất cao vì để tìm ra biện pháp ngăn chặn phù hợp làkhông dễ

Pháp luật luôn hướng tới việc ngăn chặn các hành vi phạm tội trước khixảy ra để giữ gìn trật tự, tránh những tổn thất cho cộng đồng và xã hội Riêngtrong lĩnh vực chống bạo lực gia đình thì việc phòng ngừa càng có ý nghĩaquan trọng Bởi vì, tâm lý của người Việt Nam luôn cho rằng: “Xấu chàng hổai”, hay “Tốt đẹp thì phô ra, xấu xa thì đậy lại”, tố cáo người trong gia đình cókhi lại làm tổn thương, ảnh hưởng người khác, do vậy chính bản thân người bịbạo lực lại hay che giấu, chịu đựng Vì vậy, cần phải lấy phòng ngừa là chínhtrong hoạt động chống bạo lực gia đình Bên cạnh đó, hành vi bạo lực càngkéo dài thì càng gây ra nhiều tổn thương cho nạn nhân, tổn hại tới mối quan

hệ gia đình Điều này sẽ được hạn chế rất nhiều nếu hành vi bị phát hiện và

xử lý kịp thời Do đó, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình,cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong chống bạo lực gia đình Bạo lực gia đình

từ lâu đã không còn là vấn đề của mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơgây mất ổn định xã hội, do đó việc chống bạo lực gia đình là trách nhiệmchung của cộng đồng chứ không chỉ là của nhà nước và những người có liênquan Việc chống bạo lực gia đình vốn gặp nhiều khó khăn khi triển khai trênthực tế, do không có nhiều chủ thể tích cực tham gia công tác này vì nhậnthức không đúng tầm quan trọng, ý nghĩa của nó Điều đó một lần nữa khẳng

Trang 16

định tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc phát huy vai trò, tráchnhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc phòngchống bạo lực gia đình.

1.1.4 Chính sách phòng, chống bạo lực gia đình

Thực tế có rất nhiều các nhìn nhận, định nghĩa về chính sách: Theo từđiển Bách khoa Việt Nam (1995), “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể đểthực hiện đường lối, nhiệm vụ của chủ thể quản lý tác động lên đối tượngquản lý trong một thời gian nhất định và đạt được mục tiêu nhất định của chủthể quản lý…” [24, tr.475]

Hay nói cách khác, CSC là chính sách của nhà nước đối với khu vựccông cộng, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trịtrong đó nhà nước tồn tại; đồng thời phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách

xử sự của đảng chính trị phục vụ cho mục đích của đảng, lợi ích và nhu cầucủa nhân dân Nhà nước dựa trên nền tảng nhân dân, là chủ thể đại diện choquyền lực của nhân dân ban hành CSC

Như vậy đặc trưng của chính sách công là do nhà nước chủ động xâydựng để tác động trực tiếp lên các đối tượng quản lý một cách tương đối ổnđịnh, cho thấy bản chất của chính sách công là công cụ định hướng cho hành

vi của các cá nhân, tổ chức phù hợp với thái độ chính trị của nhà nước trongviệc giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội Điều kiện tồntại của một chính sách công là tổng hoà những tác động tích cực của hệ thốngthể chế do nhà nước thiết lập và tinh thần nghiêm túc thực hiện, tự chủ, sángtạo của các chủ thể tham gia giải quyết vấn đề chính sách trong một phạm vikhông gian và thời gian nhất định Điều kiện bảo đảm cho sự tồn tại được thểhiện bằng các nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, môi trường chính trị,pháp lý, văn hóa xã hội và cả sự bảo đảm bằng nhà nước

Từ các quan niệm trên, chính sách công được xem là một trong nhữngcăn cứ đo lường năng lực hoạch định chính sách, xác định mục tiêu, căn cứ

Trang 17

kiểm tra, đánh giá, xác định trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn lực côngnhư ngân sách nhà nước, tài sản công, tài nguyên đất nước Như vậy, bản chấtcủa chính sách công là công cụ để Nhà nước thực hiện các hoạt động liênquan đến công dân và can thiệp vào mọi hành vi xã hội trong quá trình pháttriển.

Trên cơ sở đó, khái niệm về chính sách công được dùng trong luận vănlà: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan để lựa chọnmục tiêu và những giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đềchính sách theo mục tiêu tổng thể đã xác định của đảng chính trị cầm quyền”.Qua các định nghĩa trên, khái niệm “Chính sách Phòng, chống bạo lựcgia đình” được hiểu trong luận văn “Chính sách Phòng, chống bạo lực giađình là tập hợp các quyết định, đề án, dự án của nhà nước có liên quan đểlựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn

đề chính sách Phòng, chống bạo lực gia đình theo mục tiêu tổng thể đã xácđịnh”

1.1.5 Tổ chức thực hiện chính sách Phòng chống bạo lực gia đình

Tổ chức thực hiện chính sách PCBLGĐ là quá trình hiện thực hóa đưachính sách PCBLGĐ vào thực tiễn cuộc sống

Tổ chức thực hiện chính sách công nói chung, chính sách PCBLGĐ nóiriêng là yếu tố khách quan để duy trì công cụ chính sách theo yêu cầu QL của

NN và cũng là để đạt được mục tiêu đề ra của chính sách Tổ chức thực hiệnchính sách PCBLGĐ là một khâu hợp thành chu trình chính sách PCBLGĐ,thiếu vắng công đoạn này thì chu trình chính sách không tồn tại Tổ chức thựchiện chính sách PCBLGĐ là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chínhsách PCBLGĐ thành một hệ thống, nhất là với bước xây dựng chính sách.Nếu chính sách PCBLGĐ không được thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng đến ansinh xã hội, dẫn đến thiếu niềm tin, phản ứng tiêu cực của người dân đối vớinhà nước Nếu sự mất niềm tin kéo dài sẽ dẫn đến sự phản kháng, mất ổn định

Trang 18

chính trị, gây khó khăn cho nhà quản lý Trong quá trình tổ chức thực hiện, từhoạt động thực tiễn sẽ sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chínhsách cho phù hợp với cuộc sống Như vậy, tổ chức thực hiện chính sáchPCBLGĐ là yêu cầu, nhiệm vụ tất yếu khách quan, là yếu tố quyết định thànhcông hay không của chính sách.

1.2 Quan điểm về phòng, chống bạo lực gia đình.

1.2.1 Quan điểm về phòng, chống bạo lực gia đình của quốc tế

Bạo lực gia đình là một vấn đề toàn cầu và có lẽ là hành vi vi phạm cácquyền con người phổ biến và được xã hội khoan dung nhất Nó bao gồm tất cảcác hình thức bạo lực về thể chất, tinh thần và kinh tế Đặc trưng cơ bản củaBLG là nó bắt nguồn từ mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng giữa con ngườivới nhau dựa trên những quy phạm, cấu trúc và vai trò xã hội đang tồn tại cóảnh hưởng tới cuộc sống của nam và nữ giới Mặc dù BLG có thể ảnh hưởngtới cả nam và nữ, nhưng nó chủ yếu xẩy ra đối với phụ nữ và trẻ em gái

Trên thế giới, BLG được coi là một vấn đề ưu tiên cơ bản liên quan tớisức khỏe của người dân với những khía cạnh pháp lý, xã hội, văn hóa, kinh tế

và tâm lý Nó cần được tất cả các chính phủ quan tâm, phù hợp với nhữngcam kết của họ về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) vàthực hiện các quyền cơ bản của con người được quy định trong các công ướcquốc tế Kể từ Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994 (ICPD) vàHội nghị Thế giới về Phụ nữ lần thứ 4 năm 1995, xóa bỏ bạo lực đối với phụ

nữ đã trở thành một nội dung quan trọng trong hoạt động của Liên hợp quốctrên toàn thế giới Đặc biệt, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) có vai trònổi bật trong hệ thống LHQ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới (BĐG), nângcao quyền năng cho phụ nữ và phòng, chống BLG, chính là phòng tránh BLGphải gắn liền với việc cải thiện sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, đặc biệt trên hết

là địa vị của họ trong xã hội

Trọng tâm của UNFPA vẫn là giải quyết vấn đề bạo lực đối với phụ nữ

Trang 19

và trẻ em gái, vì tuyệt đại đa số những đối tượng này bị bạo hành Phụ nữ vàtrẻ em gái không chỉ có nguy cơ cao về BLG, mà họ còn phải chịu nhiều hậuquả nghiêm trọng hơn so với những gì mà nam giới chịu đựng Do sự phânbiệt giới và địa vị kinh tế-xã hội của họ thấp kém hơn, nên phụ nữ ít có cơ hội

và nguồn lực hơn để có thể giúp họ tránh hoặc thoát khỏi những trường hợp bịlạm dụng và tìm kiếm công lý Họ cũng phải chịu những hệ lụy liên quan tớisức khỏe tình dục (SKTD) và sức khỏe sinh sản (SKSS), bao gồm cả việcmang thai cưỡng bức và ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn và tử vong

do những hậu quả liên quan, chấn thương do bị rò âm đạo, các bệnh lâytruyền qua đường tình dục và HIV UNFPA tập trung nỗ lực xóa bỏ mọi hìnhthức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt phù hợp với sứ mệnh củamình là xây dựng chương trình về các vấn đề liên quan đến SKSS như bạo lựcgia đình, bạo lực tình dục và các tập quán có hại

Tuyên bố của LHQ về Xóa bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ (1993) đưa rađịnh nghĩa về bạo lực đối với phụ nữ như sau: “Bất kỳ hành vi bạo lực nàodựa trên cơ sở giới dẫn tới hoặc có khả năng dẫn tới sự phương hại hoặc gây

ra sự chịu đựng về thể chất, tình dục, tâm lý cho phụ nữ, bao gồm cả nhữnghành vi đe dọa thực hiện những hành vi trên, sự cưỡng bức, hoặc tước đoạt tự

do một cách tùy tiện, bất kể trong đời sống sinh hoạt công hay cá nhân” Hành

vi như vậy bao gồm cả hành vi bạo lực trong gia đình, hay còn gọi là bạo lựcgia đình (BLGĐ)

1.2.2 Quan điểm về phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam

Quán triệt tinh thần “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc” đãđược Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp nối nhằm khẳngđịnh một lần nữa quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề giađình và xây dựng gia đình văn hóa; thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, làmôi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách

Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về gia đình, trong những

Trang 20

năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể hiện

rõ quan điểm này, như: Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam;Chỉ thị số 49/CT-TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng vềxây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị quyết số48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật Việt Nam, trong đó có pháp luật về dân số, gia đình,trẻ em và chính sách xã hội Hiến pháp 2013 quy định các vấn đề chung, cótính nguyên tắc liên quan đến gia đình tại Điều 16 (mọi người đều bình đẳngtrước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự,kinh tế, văn hóa, xã hội) và Điều 26 (công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt;Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; Nhà nước,

xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vaitrò của mình trong xã hội) Bên cạnh đó, một số nội dung liên quan đến giađình, bình đẳng giới cũng đã được Hiến định trong một số điều, khoản củacác Chương II Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân vàChương III Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môitrường[32]

Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc hội ban hành vào ngày19/6/2014 Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp

lý cho cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình; trách nhiệm của cánhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hônnhân và gia đình

Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, cóhiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 Luật quy định biện pháp bảo đảm bìnhđẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thựchiện bình đẳng giới

Luật Phòng, chống bạo lưc gia đình được Quốc hội thông qua vào ngày21/11/2007, có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2008

Trang 21

Quyết định số 363/QĐ-TTg ngày 08/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ,Quyết định tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.Chính phủ quy định tháng 11 hằng năm là “Tháng hành động về phòng,chống bạo lực gia đình.

Chính phủ ban hành Quyết định số 215/QĐ-TTg, Ngày 06/02/2014 phêduyệt “Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đìnhđến năm 2020” nhằm mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức vànâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xãhội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; qua đó, từng bước ngănchặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc

Trong các văn kiện, văn bản quy phạm pháp luật này, có những điểm,điều khoản quy định rất cụ thể về quyền được bảo vệ, quyền bình đẳng về mọimặt cũng như những điều cấm liên quan đến bạo hành với phụ nữ Điều 21,Luật Hôn nhân và gia đình quy định các biện pháp ngăn chặn và xử lý nhữnghành vi BLGĐ của chồng đối với vợ, con hoặc ngược lại… Nghị định số08/2008/NĐ-CP ngày 04-02-2009, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Phòng, chống BLGĐ, đã quy định tại Điều 8: không chophép người có hành vi BLGĐ thực hiện các hành vi đến gần nạn nhân trongkhoảng cách dưới 30m; trừ trường hợp giữa người có hành vi BLGĐ và nạnnhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảođảm đủ an toàn cho nạn nhân; sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc cácphương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân…

1.3 Nội dung chủ yếu của chính sách phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam hiện nay

1.3.1 Chính sách phòng ngừa bạo lực gia đình

Có thể thấy rằng, phòng ngừa là một biện pháp rất quan trọng và có tácdụng lớn trong việc ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực gia đình Để ngăn ngừa và

xử lý có hiệu quả về bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chú

Trang 22

trọng tới các giải pháp giáo dục tại cộng đồng bởi vì khi ý thức và kiến thứccủa các cá nhân trong xã hội về pháp luật hôn nhân và gia đình; về pháp luậtphòng, chống bạo lực gia đình được nâng cao sẽ là điều kiện quan trọng nhất

để tránh được bạo lực gia đình xảy ra Luật còn chú trọng tới việc phát huyhết khả năng và vai trò của gia đình, dòng họ; bạo lực gia đình cần được pháthiện và xử lý sớm từ mâu thuẫn xích mích nhỏ, không để phát sinh thành mâuthuẫn lớn gây bạo lực gia đình Việc xử lý xích mích mâu thuẫn nhỏ thôngqua các biện pháp hoà giải cơ sở Tuỳ theo từng sự việc mà việc hoà giải dogia đình, dòng họ tiến hành hay cơ quan, tổ chức tiến hành hoặc do tổ chứchoà giải cơ sở tiến hành Quy định này rất quan trọng nhằm phát huy vai trò

và trách nhiệm của cộng đồng đối với mỗi thành viên trong xã hội, phát huyđược tính dân chủ trong nhân dân, từ đó góp phần thay đổi nhận thức và nângcao ý thức pháp luật, trình độ hiểu biết pháp luật đặc biệt là pháp luật vềphòng, chống bạo lực gia đình Các hoạt động cụ thể mà Nhà nước đưa ranhằm thực hiện hoạt động phòng ngừa bạo lực gia đình, đó là:

Các hình thức thông tin, tuyên truyền Trong công tác thông tin tuyêntruyền có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau lồng ghép trong việc giảngdạy, học tập thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng vàcác loại hình văn hoá quần chúng khác

Hoạt động hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong giađình cũng là một trong các hoạt ðộng nhằm phòng ngừa bạo lực gia đình xảy

ra mà Luật quy định Người tham gia hòa giải có thể là thành viên gia đình,dòng họ, cơ quan, tổ chức, cơ sở tiến hành

Ngoài ra, còn có hoạt động tư vấn về gia đình để cung cấp kiến thức, kỹnăng ứng xử phi bạo lực cho các thành viên gia đình Việc tư vấn về gia đình

ở cơ sở tập trung vào các đối tượng sau đây: a) Người có hành vi bạo lực giađình; b) Nạn nhân bạo lực gia đình; c) Người nghiện rượu, ma tuý, đánh bạc;d) Người chuẩn bị kết hôn UBND cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt

Trang 23

trân Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên (hội phụ nữ, hộinông dân, đoàn thanh niên,…), cộng đồng dân cư tổ chức thực hiện tư vấn vềgia đình ở cơ sở.

1.3.2 Chính sách can thiệp, giải quyết bạo lực gia đình

* Quyền của nạn nhân bị bạo lực gia đình:

Khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bị bạo lực gia đình, theoquy định tại Điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình, nạn nhân bị bạo lựcgia đình có thể:

- Yêu cầu được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợiích hợp pháp khác của mình

- Yêu cầu ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của LuậtPCBLGĐ

Trong trường hợp, hành vi bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên vớimức độ ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe vàtinh thần của nạn nhân, khiến cho cuộc hôn nhân không thể cứu vãn đượcnữa, theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình, nạn nhân hoặcngười nhà nạn nhân bị bạo lực gia đình có thể gửi đơn đến Tòa án yêu cầugiải quyết ly hôn

Nạn nhân bị bạo lực gia đình rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội.Hành vi bạo lực đã xảy ra trong gia đình thì những thành viên gia đình vìnhững mối quan hệ với người thực hiện hành vi sẽ rất khó có sự can thiệpmạnh mẽ, dứt khoát cần thiết để bảo vệ nạn nhân Do đó, nạn nhân cần sựgiúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền để bảo vệ, sức khỏe,tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình

* Chính sách ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình:

Để phòng chống bạo lực gia đình người phát hiện bạo lực gia đình kịpthời báo tin cho cơ quan gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc ngườiđứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra vụ việc Cơ quan công an, ủy ban nhân

Trang 24

dân hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tinbáo về vụ việc bạo lực gia đình thì phải kịp thời xử lý hoặc yêu cầu cơ quan

có thẩm quyền xử lý

Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ đểkịp thời giúp bảo vệ nạn nhận bị bạo lực gia đình, chấm dứt các hành vi bạolực gia đình và giảm thiểu hậu quả do hành vi đó gây ra Các biện pháp nàybao gồm: Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; Cấp cứu nạn nhânbạo lực gia đình; Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử

lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người cóhành vi bạo lực gia đình; Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạnnhân, sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vibạo lực với nạn nhân hay còn gọi là biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết địnhcủa Uỷ ban nhân dân cấp xã và quyết định của Tòa án; Những người có mặttại nơi xảy ra bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực

và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp buộc chấm dứthành vi bạo lực gia đình va cấp cứu nạn nhân

Như vậy, khi bị bạo lực gia đình, nạn nhân hoặc người nhà nạn nhânphải báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất hoặc ủy ban nhân dân xãhoặc trưởng thôn hay tổ trưởng tổ dân phố để có thể kịp thời được can thiệp

và có biện pháp xử lý

* Chính sách hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình:

+ Chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám chữa bệnh: Khikhám, điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, nạn nhân bạo lực gia đình đượcxác nhận việc khám và điều trị nếu có yêu cầu Chi phí cho việc khám và điềutrị đối với nạn nhân bạo lực gia đình do Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối vớingười có bảo hiểm y tế Tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở khámchữa bệnh có thể bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình trong thờigian không quá 1 ngày theo yêu cầu của nạn nhân

Trang 25

+ Tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình: Nạn nhân bạo lực gia đìnhđược tư vấn về chăm sóc sức khỏe, ứng xử trong gia đình, pháp luật và tâm lý

để giải quyết tình trạng bạo lực gia đình Tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụcủa mình, các cơ sở: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội (thuộc

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), cơ sở tư vấn về phòng chống bạo lựcgia đình, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng có trách nhiệm tư vấn phù hợp cho nạnnhân bạo lực gia đình

1.4 Những yêu cầu cơ bản trong tổ chức thực hiện chính sách Phòng chống bạo lực gia đình

1.4.1 Yêu cầu thực hiện đúng mục tiêu chính sách

Chính sách PCBLGĐ là một chính sách có thời gian thực hiện dài, bởi

lẽ vấn đề bạo lực gia đình là vấn đề xã hội, mỗi môi trường sống bên cạnhnhững giá trị tích cực thì luôn có những yếu tố tiêu cực phát sinh do nhiềunguyên nhân

Mục tiêu của chính sách là PCBLGĐ: hạn chế mức thấp nhất tình trạngbạo lực gia đình xảy ra, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; canthiệp kipjt hời các trường hợp bị bạo lực gia đình Chất lượng cuộc sống ngàycàng nâng lên, các giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức được coi trong, giữ gìn

và phát huy; những yếu tố tiêu cực không có môi trường, điều kiện sinh sôinảy nở

1.4.2 Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống trong thực hiện chính sách

Việc tổ chức thực hiện chính sách PCBLGĐ huy động sự tham gia củanhiều chủ thể: các cơ quan, tổ chức trọng bộ máy chính trị của nhà nước; các

tổ chức phi chính phủ; tổ chức chính trị -xã hội; tổ chức nghề nghiệp Dovậy, việc tổ chức thực hiện chính sách đều được thực hiện nhất quán, đồng bộ

từ nội dung tuyên truyền, chất lượng tuyên truyền, chính sách hỗ trợ, hoạtđộng can thiệp đều được đảm bảo thống nhất ở mọi địa phương

sách

Trang 26

Việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách PCBLGĐ được đảm bảo

bởi cơ sở pháp lý vững chắc, như: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; LuậtHôn nhân gia đình; Luật Bình đẳng giới … và các văn bản pháp quy hướngdẫn thực thi đều đảm bảo tính pháp lý và khoa học, gắn với thực tiễn

Bên cạnh đó, việc thi chính sách được nhà nước đảm bảo thực hiện bởinguồn lực tài chính, cơ chế huy động và sử dụng tài chính để việc thực hiệnchính sách không vướng mắc, bất cập Tuy nhiên, mỗi một chính sách đều cógiá trị phù hợp với một điều kiện lịch sử nhất định, do vậy, khi môi trườngthực thi chính sách có sự thay đổi thì Nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung cácđiều kiện thực thi chính sách cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn

1.5.Nội dung cụ thể trong tổ chức thực hiện chính sách Phòng, chống bạo lực gia đình

1.5.1 Xây dựng Kế hoạch thực hiện chính sách

Kế hoạch triển khai là việc xác định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu,biện pháp, các hoạt động cụ thể để tiến hành thực hiện nhiệm vụ công tácPCBLGĐ của từng ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nói riêng Theonguyên tắc, kế hoạch mỗi khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì nó bắtbuộc các cơ quan, đơn vị hữu quan triển khai thực hiện và hoàn thành đúngthời hạn Kế hoạch đề ra (hoặc được giao) có được hoàn thành tốt và đúng

Trang 27

thời hạn hay không là căn cứ chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm

vụ được giao của một cơ quan, đơn vị

Tổ chức thực hiện chính sách PCBLGĐ là nhiệm vụ quan trọng, có sựtham gia của nhiều ngành, địa phương, các tổ chức hội xã hội, chính trị dovậy cần phải có kế hoạch để các ngành, địa phương căn cứ để thực hiện; cũngnhư kinh phí phân bổ để đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo đúngtiến độ, yêu cầu Do đó, kế hoạch phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Trang 28

- Kế hoạch phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức:Phải dự kiến các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách,

số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực thi chính sách, quyền

và trách nhiệm của cán bộ quản lý và cán bộ thực thi chính sách, cơ chế tácđộng của giữa cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện chính sách

- Kế hoạch phải đáp ứng được chủ trương quyết định của cấp trên

- Nội dung của kế hoạch cần chỉ rõ danh mục những công việc dự kiến,nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) và phải thể hiện rõ các mục tiêu, nhiệm

vụ, biện pháp và tiến độ cụ thể đối với từng việc, như: Dự kiến về cơ sở vậtchất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ tổ chức thực hiện chính sách, các nguồnlực tài chính, vật tư văn phòng phẩm…Dự kiến thời gian duy trì chính sách,

dự kiến thời gian thực hiện các bước tổ chức triển khai thực hiện chính sách

từ tuyên truyền, phổ biến chính sách đến tổng kết đánh giá rút kinh nghiệmthực hiện chính sách Mỗi bước phải nêu rõ mục tiêu cần đạt được và thờigian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu; Dự kiến về tiến độ, hình thức,phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách hoặc có thểđược xem xét điều chỉnh nếu kế hoạch đó không phù hợp với tình hình thựctế; việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thông qua kế hoạchquyết định

1.5.2 Phổ biến tuyên truyền thực hiện chính sách

Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách là bước thứ hai Phổ biếntuyên truyền chính sách tốt sẽ giúp các chủ thể tham gia, đối tượng hướng tớicủa chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, ýnghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chínhsách trong điều kiện hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách…

để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu của NN; đồng thời còn giúp cho chủ thể

có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất,

độ phức tạp, quy mô của chính sách; qua đó để họ chủ động tích cực tìm kiếm

Trang 29

các giải pháp thích hợp cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạchthực hiện chính sách được giao.

1.5.3 Phân công phối hợp thực hiện chính sách

Bước thứ 3 là phân công, phối hợp thực hiện Chính sách PCBLGĐ có

số lượng tham gia rất lớn, bao gồm các đối tượng tác động của chính sáchPCBLGĐ: Cấp ủy chính quyền các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộcUBND các cấp; Hội Phục nữ các cấp Bên cạnh đó, các hoạt động nhằmthực hiện mục tiêu của chính sách PCBLGĐ diễn ra cũng hết sức phong phú,phức tạp theo không gian và thời gian Bởi vậy, muốn tổ chức thực thi chínhsách công có hiệu quả phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quanquản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thichính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách.Trong thực tế thường hay phân công cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp thựchiện một chính sách công cụ thể nào đó

Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chínhsách một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định,góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách

1.5.4 Đôn đốc, kiểm tra, theo dõi chính sách

Vì tổ chức thực hiện chính sách PCBLGĐ diễn ra trên địa bàn rộng lớn,trong cả nước và do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, các điều kiện

về khác nhau, cũng như trình độ, năng lực, tổ chức điều hành của các cán bộ,công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều Do vậy các cơ quan

NN có thẩm quyền và trách nhiệm phải tiến hành đôn đốc, theo dõi, kiểm traviệc thực hiện chính sách

Kiểm tra tổ chức thực hiện chính sách PCBLGĐ với mục đích phòngngừa các vi phạm sai sót có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện chínhsách, đồng thời xử lý nghiêm khắc các vi phạm và sai sót đã xảy ra

Kiểm tra thực hiện chính sách PCBLGĐ thường xuyên sẽ giúp cho các

Trang 30

nhà quản lý nắm chắc tình hình thực hiện chính sách, từ đó đánh giá đượckhách quan về những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức thực hiện chính sách,giúp người quản lý phát hiện những thiếu sót, những bất cập trong công táclập kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách để kịp thời điều chỉnh, tạo điềukiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động độc lập của các cơ quan, đối tươngthực thi chính sách, tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mụctiêu, giải pháp chính sách, kịp thời khuyến khích những nhân tố tích cực trong

tổ chức thực hiện chính sách PCBLGĐ

Như vậy đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách PCBLGĐ cótác dụng kịp thời bổ sung hoàn thiện chính sách và chấn chỉnh hoàn thiệncông tác tổ chức thực hiện chính sách, giúp cho việc nâng cao hiệu lực, hiệuquả thực hiện mục tiêu chính sách

1.5.4 Đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách

Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách PCBLGĐ làbước rất quan trọng và cần thiết Chỉ trên cơ sở tổng kết, đánh giá rút kinhnghiệm tổ chức thực hiện chính sách một cách nghiêm túc mới biết đượcchính xác kết quả thực tiễn thực hiện chính sách, tổng hợp được những khókhăn, tồn tại, vướng mắc, xác định được nguyên nhân chủ quan và kháchquan của tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách

1.5.6 Duy trì chính sách

Đối với các cơ quan NN, phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền,vận động toàn xã hội tích cực tham gia thực thi chính sách Nếu việc thực thichính sách gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động, thì các

cơ quan NN sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môitrường thuận lợi cho việc thực thi chính sách; đồng thời chủ động điều chỉnhchính sách cho phù hợp với hoàn cảnh mới Những hoạt động đồng bộ củacác chủ thể tham gia thực hiện chính sách sẽ góp phần tích cực vào việc duytrì chính sách PCBLGĐ trong đời sống xã hội

Trang 31

1.5.7 Điều chỉnh chính sách

Cơ quan nào thực thi thì cơ quan đó điều chỉnh chính sách cho phù hợpvới điều kiện thực tế; mặt dù trong việc điều chỉnh chính sách diễn ra rất năngđộng, nhưng các cơ quan nhà nước cần chủ động điều chỉnh đảm bảo theoquy định và đúng mục tiêu đề ra

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách phòng, chống bạo lực gia đình.

1.6.1 Yếu tố chính trị

Hệ thống chính trị là trụ cột của nền chính trị xã hội của nước ta dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Trong Cương lĩnh xây dựng đấtnước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội do đại hội VII thông qua, đãxác định rõ mục tiêu tổng quát của hệ thống chính trị: "Toàn bộ tổ chức vàhoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xâydựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyềnlực thuộc về nhân dân" Văn kiện Đại hội XII đồng thời xác định: “Tăngcường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh

Các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị hoạt động có hiệu lực và hiệuquả cao hơn, khắc phục bệnh quan liêu, hình thức, trên cơ sở xác định rõ, thựchiện đúng chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và xác lập cơ chế vận hànhthông suốt, chặt chẽ của cả hệ thống dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò quyết định đến thành công của

sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, tạo ra sự ổn định và trật tự xãhội trong đó góp phần bảo đảm, hạn chế vi phạm pháp luật xảy ra trong xãhội Vì vậy, trong công cuộc đổi mới, Đảng phải không ngừng nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng nâng tầmtrí tuệ, bảo đảm sự trong sạch, vững mạnh Một mặt, Đảng cần nâng cao nănglực hoạch định đường lối, chính sách để có nhiều đường lối, chủ trương

Trang 32

chính sách phù hợp với thực tiễn đời sống và nguyện vọng của nhân dân;nâng cao năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện; năng lực nghiên cứu lý luận,tổng kết thực tiễn, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong Đảng;năng lực lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, tăng cường mối quan

hệ gắn bó mật thiết với nhân dân Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làmthay Nhà nước mà nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động của Nhànước Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Một hệthống pháp luật hoàn thiện sẽ đảm bảo hạn chế được tình trạng vi phạm phápluật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình Với nhiệm vụ chính trị củamình, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng cần đổi mới, thể chế hoá,

cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, quản lý toàn diện xã hội

và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhà nước cần ban hành các chính sách,pháp luật phản ánh ý chí, là tổng hoà ý chí của nhân dân, phản ánh thực tiễnđời sống xã hội nhằm nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân; quản lý nhànước đạt được hiệu lực và hiệu quả Các bộ phận hợp thành hệ thống chính trị

và hoạt động của các bộ phận đó đã tạo nên sự thống nhất và thành công của

hệ thống chính trị nước ta Sự phát triển của hệ thống chính trị và các thể chếchính trị, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và hệ thống chínhtrị thống nhất là những bảo đảm, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng vi phạm phápluật phòng, chống bạo lực gia đình

1.6.2 Yếu tố kinh tế

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sựđột phá về tư duy lý luận của Đảng ta Đại hội VI (1986) đã đánh dấu sự đổimới toàn diện, cả cấu trúc và cơ chế vận hành của nền kinh tế với nội dungchính là từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, phát triển nền kinh tế hànghoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý củaNhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là một nhận thức mới, là cơ

sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Kế thừa tư

Trang 33

duy Đại hội IX, Đại hội X, Đại hội XI, Đại hội XII đã làm sáng tỏ thêm mộtbước nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với những ưu điểm của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lýcủa Nhà nước, sự làm chủ của nhân dân, nền kinh tế nước ta đã có sự pháttriển vượt bậc và tăng trưởng khá nhanh, đời sống của nhân dân được cảithiện và nâng cao rõ rệt Nền kinh tế phát triển là yếu tố quan trọng tạo sựphát triển cho xã hội, nâng cao mức sống và thoả mãn nhu cầu vật chất củanhân dân lao động Điều này sẽ là điều kiện quan trọng đảm bảo, hạn chế viphạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình Nghèo đói là một trong nhữngnguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực giađình Vì vậy, phát triển kinh tế là yếu tố trực tiếp tạo sự ổn định cho xã hội;nâng cao nhận thức của nhân dân, nhu cầu của con người dần được thoả mãn.Điều này quyết định đến việc thực hiện hành vi của con người phù hợp vớiyêu cầu, đòi hỏi của pháp luật và như vậy, hiện tượng vi phạm pháp luật sẽđược hạn chế và dần bị đẩy lùi Mặt khác, khi kinh tế phát triển sẽ là yếu tốtác động đến pháp luật, làm cho pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình ngàycàng hoàn thiện trong điều kiện kinh tế mới

1.6.3 Yếu tố tư tưởng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật phòng, chốngbạo lực gia đình là do nhận thức của nhân dân còn thấp Chính vì vậy, để ngănchặn, hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình thì không thểxem nhẹ yếu tố tư tưởng Vì vậy, cần đề cao và đẩy mạnh công tác giáo dục,đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa Khi trong xã hội, mỗi công dân đều

có trình độ chính trị, trình độ văn hoá và ý thức pháp luật cao thì sẽ có ý thứctuân thủ pháp luật và thực hiện theo những yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật Khi

đó, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình hoặc bạolực gia đình sẽ bị hạn chế và đẩy lùi

Trang 34

1.6.4 Yếu tố pháp lý

Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện và xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Pháp luật có vai trò rất quantrọng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội Nếumột một hệ thống pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình hoàn thiện, đầy đủ,

sẽ đảm bảo ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật Tuy nhiên, để công cuộcphòng chống bạo lực trong gia đình đạt hiệu quả thì ngoài một hệ thống phápluật đầy đủ, có tính khả thi thì cần có các văn bản pháp luật khác điều chỉnhcác mối quan hệ trong gia đình để mọi người có thể tự bảo vệ mình tránh xảy

ra bạo lực gia đình

1.6.5 Yếu tố xã hội

Một xã hội phát triển, ổn định, có sự tham gia hoạt động xã hội của các

tổ chức và đoàn thể quần chúng sẽ tạo ra những bảo đảm về mặt xã hội choviệc hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình Mỗi công dân

sẽ phát huy quyền làm chủ của mình đối với đất nước, đối với xã hội; mỗi tổchức sẽ phát huy khả năng tập hợp lực lượng, tạo ra khối đoàn kết chặt chẽtrong xã hội nhằm phát huy sức mạnh của tập thể Cả xã hội liên kết gắn bóchặt chẽ với nhau tạo nên một sức mạnh lớn mà sức mạnh đó có thể đẩy lùi sựxuất hiện của vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình Nếu như, nhànước tạo ra các cơ chế bảo đảm cho pháp luật đi vào đời sống, thì xã hộichính là môi trường nuôi dưỡng pháp luật đó, đảm bảo cho pháp luật hiện hữu

và có sức sống Do đó, trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực trong gia đình, xãhội luôn luôn được xem là cái nôi cho sự phát triển lành mạnh của gia đình

và là cơ sở, là tiền đề để Nhà nước cũng như mọi cá nhân, tổ chức tỏ thái

độ và có hành vi phản ứng lại với những hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện

ra những hành vi vi phạm pháp luật cũng như bảo vệ, che chắn cho người phụ

nữ thoát khỏi nạn bạo hành gia đình Nạn bạo lực gia đình chỉ có thể bị hạnchế nếu xã hội, cộng đồng lên tiếng bảo vệ và thực sự chung tay, góp sứcchống lại nó

Trang 35

Tiểu kết Chương 1

Bạo lực gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đang được nhiềuquốc gia quan tâm, lên án Mỗi quốc gia đều có những chính sách riêng đểhạn chế mức thấp nhất bạo lực gia đình có thể xảy ra Trong Chương 1, tácgiả đã đề cập tới những khái niệm, những ván đề lý luận cơ bản về phòngchống bạo lực gia đình như: Bạo lực gia đình, Phòng bạo lực gia đình, chốngbạo lực gia đình; chính sách về phòng chống bạo lực gia đình; các bước trongchu trình thực hiện chính sách phòng chống bạo lực gia đình, các yếu tố ảnhhưởng tới việc thực hiện chính sách bạo lực gia đình Chương 1 sẽ là cơ sở

để Chương 2, Chương 3 phân tích, đánh giá đúng thực trạng và đề ra nhữnggiải pháp, biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sáchPhòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Trang 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

2.1 Một số đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Thăng Bình là huyện nằm ở Đông Bắc tỉnh Quảng Nam, cách thànhphố Tam Kỳ 25 km về phía Bắc, cách Phố cổ Hội An theo đường dọc biểnchưa đầy 10 km về phía Nam Phía Bắc giáp Huyện Duy Xuyên, Quế Sơn,phía Nam giáp Phú Ninh và TP Tam Kỳ, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức vàQuế Sơn, phía Đông giáp Biển Đông Huyện có 21 xã và 1 thị trấn

Diện tích đất đai toàn huyện là 385,6 km2, tổng dân số tính đến cuối năm 2017 khoảng 49.639 hộ, 181.611 người

b Tình hình kinh tế

Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất các

ngành kinh tế năm 2017 trên địa bàn huyện đạt 7.294 tỷ đồng (theo giá so sánh

Trang 37

2010), tốc độ tăng trưởng đạt 16,49%/năm Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển

dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịchvụ; hiệu quả sản xuất nông nghiệp từng bước được nâng lên; tỷ trọng giữa cácngành Nông nghiệp, Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ tươngứng là 23,6% - 31,5% - 44,9% Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,9 triệuđồng/năm

Đa số người dân địa bàn huyện lao động lĩnh vực liên quan đến nôngnghiệp và nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp Toàn huyệnphát triển được 01 khu công nghiệp tại Bình Phục thu hút khoảng 15 xínghiệp may gia công các loại, giải quyết việc làm cho 5.000 lao động trẻ chủyếu là nữ tại địa phương và các địa phương lân cận Toàn huyện có 2 xã vùngĐông còn hưởng chính sách của các xã bãi ngang và 01 xã vùng Tây hưởngchính sách của xã miền núi

c Tình hình văn hóa - xã hội:

Hệ thống giáo dục: Ngày càng được mở rộng, toàn huyện có 05 trường

trung học phổ thông, 76 trường trung học cơ sở, tiểu học và mẫu giáo Vớiviệc hoàn thiện hệ thống giáo dục từ những cấp thấp nhất sẽ tạo điều kiện đểThăng Bình xóa bỏ tình trạng lực lượng lao động tuy nhiều nhưng chất lượngthấp Công tác dạy nghề được triển khai rộng khắp và có tiến bộ về chấtlượng, bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho khoảng 2.000- 2.500 laođộng; liên kết xuất khẩu lao động được 270 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo

nghề đạt 35,61%; số lao động phi nông nghiệp đạt 35% Với 64% lao động

chưa qua một trường lớp đào tạo nào, số lao động đã qua đào tạo cũng khôngđáp ứng được nhu cầu của sản xuất công nghiệp, dịch vụ và chuyên môn hoátrong các doanh nghiệp trên địa bàn Trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật,ngoại ngữ đang là vật cản để người lao động ở Thăng Bình tìm được việclàm có thu nhập cao

Hệ thống chăm sóc y tế: Các chương trình về y tế, chăm sóc sức khỏe

Trang 38

người dân, phòng ngừa dịch bệnh được triển khai thực hiện thường xuyên vàđặc biệt là trong các dịp lễ, tết; trong những năm gần đây không để dịch bệnhnguy hiểm diễn ra Toàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa Thăng Hoa, 01 trungtâm y tế huyện Thăng Bình, 01 trung tâm y tế dự phòng, và 22 trạm y tế cấp

xã, đến năm 2017 có 21 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia Tổng số bác sĩ đến

nay có 65 người, đạt 3,51 bác sĩ/vạn dân (NQ đề ra đến năm 2020 có 4 bác sĩ/ vạn dân); tổng số giường bệnh tại các bệnh viện là 395 giường, đạt 21,35

giường/vạn dân

* Công tác giảm nghèo- an sinh xã hội

Sau khi Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tácgiảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh được ban hành,Huyện ủy đã tổ chức quán triệt Nghị quyết đến cán bộ chủ chốt và cơ sở,đồng thời xây dựng và ban hành Chương trình hành động số 08-CTr/HU ngày30/8/2016 về triển khai thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU của Tỉnh ủy Trong

03 năm qua, các ngành, các cấp trên địa bàn huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉđạo, phối hợp với các hội đoàn thể huyện đôn đốc thực thực hiện chương trìnhgiảm nghèo gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thịvăn minh Nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả được triển khai, như: tổ chứccác lớp đào tạo nghề; cho vay vốn ủy thác; tổ chức diễn đàn, các buổi tọa đàm

“Lắng nghe ý kiến hộ nghèo”, “bàn giải pháp giúp hộ nghèo phát triển kinhtế”, “đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; các mô hình “hủ gạotình thương”, “nuôi heo đất, “ngày thứ 7 tình nguyện”, “tuổi trẻ sáng tạo”…Qua đó đã vận động đoàn viên, hội viên và toàn xã hội chung tay hỗ trợ, giúp

đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững; tạo sự lan tỏa vànâng cao ý nghĩa nhân văn của việc chung tay giúp đỡ người nghèo; từngbước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, tư tưởng “xin nghèo” trong một bộphận nhân dân; phát huy tinh thần tự lực, khơi dậy ý chí chủ động, phấn đấuvươn lên thoát nghèo bền vững của hộ nghèo, hộ cận nghèo

Trang 39

Qua 03 năm, toàn huyện đã mở 8 lớp đào tạo, dạy nghề, giải quyết việclàm cho trên 9.000 lao động; phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnhgiới thiệu đi xuất khẩu lao động cho 747 lao động (Hàn Quốc, Nhật Bản, ĐàiLoan…) Hỗ trợ cho các đối tượng vay số tiền gần 269 tỷ đồng Mỗi nămhuyện dành 300 triệu đồng bổ sung cho quỹ vay của Ngân hàng chính sách xãhội và quỹ quay vòng của Hội Nông dân huyện để các đơn vị có thêm nguồnvốn cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo Đồng thời, đã hỗ trợ lãi suất cho1.320 lượt hộ thoát nghèo với số tiền 949 triệu đồng… Mặt trận, các đoàn thể

hỗ trợ xây dựng 117 nhà, sửa chữa 83 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cậnnghèo khó khăn về nhà ở tại các địa phương Theo kết quả điều tra, rà soát hộnghèo, đến cuối năm 2018, toàn huyện còn 2.554 hộ nghèo, chiếm 4,78%,giảm 2,61% so với năm 2016 (trong đó có 1.690 hộ nghèo thuộc chính sáchbảo trợ xã hội); thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo bình quân của tỉnh (5,49%) và tỷ lệ

hộ nghèo bình quân chung của cả nước (5,35%) Đối với hộ cận nghèo, đếncuối năm 2018, toàn huyện có 1.797 hộ cận nghèo, chiếm 3,36%, giảm 1,96%

so với năm 2016, bình quân giảm 0,98%/năm Đến nay, 100% hộ nghèo, hộcận nghèo, hộ thoát nghèo đảm bảo điều kiện vay vốn theo quy định của Ngânhàng Chính sách xã hội có nhu cầu vay vốn đều được vay vốn để phát triểnsản xuất, kinh doanh 100% người nghèo trong độ tuổi lao động có khả nănglao động và có nhu cầu đào tạo nghề được hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn vàđịnh hướng nghề nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm để có nghề nghiệp ổnđịnh

* Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHCN hướng vào phục

vụ sản xuất và đời sống

Tập tính sinh hoạt sản xuất của người dân huyện Thăng Bình ThăngBình có diện tích tự nhiên 385,6 km2 Đất đai, thổ nhưỡng và địa hình đã hìnhthành nên 3 vùng rõ rệt: vùng Tây của huyện giáp với các huyện miền núi củatỉnh Quảng Nam, 4/5 diện tích đất đai là gò đồi; vùng Trung gồm các xã dọc

Ngày đăng: 03/01/2020, 10:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2005), Chỉ thị số 49/CT-TW ngày 21/12/2005 " về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá&#34 Khác
2. Báo điện tử Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII Khác
3. Nguyễn Thị Ngọc Bích, Đại học Luật Hà Nội, Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phòng chống bạo lực gia đình Khác
4. Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện Khác
5. Bộ chính trị, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Khác
6. Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BTP hướng dẫn bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức cán bộ và hoạt động trợ giúp pháp lý Khác
7. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008), Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình Khác
8. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định 2879/QĐ-BVHTTDL về việc triển khai mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình trên toàn quốc Khác
11. Lê Lan Chi, Viện Nhà nước và Pháp luật, Bàn về ranh giới giữa xử lý hình sự và xử lý hành chính các hành vi bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay Khác
12. Chính phủ (2008), Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg về hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình Khác
13. Chính phủ (2008), Nghị định số 70/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật bình đẳng giới Khác
14. Chính phủ, Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình Khác
15. Chính phủ (2009), Nghị định số 55/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới Khác
16. Chính phủ (2013), Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình Khác
17. Phạm Văn Dũng, Nguyễn Đình Thơ, Tìm hiểu và thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Khác
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
22. Phan Thị Lan Hương, Tính hợp lý, khả thi của một số biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình Khác
23. Ngô Thị Hường, Đại học Luật Hà Nội, Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, thực trạng và nguyên nhân Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w