1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà thầu xây lắp áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng cải tạo, sửa chữa, mở rộng trụ sở làm việc sở kế hoạch và đầu tư bắc ninh

96 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Một số tiêu chí còn chưa hợp lý, chưaphù hợp so với các quy định hiện hành.Chính vì những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng các tiêu chí lựachọn nhà thầu xây lắp – Áp dụng ch

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn này là của riêng cá nhân tôi Các số liệu và kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa được công bố trong tất cả các công trình nào trước đây.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả Luận văn

NGUYỄN VIỆT HÙNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Xây dựng với đề tài: “Xây dựng các tiêu trí lựa chọn nhà thầu xây lắp – Áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng cải tạo, sửa chữa, mở rộng trụ sở làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh” được hoàn thành

với sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học, Khoa Công trình, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thủy Lợi cùng các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Thị Thanh Vân đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này Xin trân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Khoa Công trình, Khoa Kinh tế, Phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học - Trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt Luận văn Thạc sỹ của mình.

Với điều kiện thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế, Luận văn không khỏi có những thiếu sót vì vậy tác giả rất mong nhận được hướng dẫn và góp ý của các thầy, cô giáo cũng như bạn bè đồng nghiệp cùng công tác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả Luận văn

NGUYỄN VIỆT HÙNG

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC VIẾT TẮT v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT 4

1.1 Đấu thầu xây lắp các dự án ĐTXDCT 4

1.1.1 Vai trò của công tác Đấu thầu xây lắp 4

1.1.2.Ý nghĩa của Đấu thầu với các dự án ĐTXDCT 12

1.2 Lựa chọn nhà thầu 12

1.2.1 HSMT trong hoạt động đấu thầu 12

1.2.2 Quy trình và nội dung lựa chọn nhà thầu xây dựng 13

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lựa chọn nhà thầu 16

1.3.1 Cơ chế quản lý của nhà nước, địa phương nơi tổ chức lựa chọn nhà thầu 16

1.3.2 Đối tượng đầu tư 17

1.3.3 Năng lực các tổ chức tư vấn 17

1.3.4 Năng lực của chủ đầu tư 19

1.3.5 Năng lực các nhà thầu xây lắp 20

1.3.6 Sự phối hợp giữa các bên liên quan 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VÀ CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP 23

2.1 Các văn bản quy định của Nhà nước về lựa chọn nhà thầu xây dựng

23 2.2 Thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 23

2.2.1 Quy trình tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu 23

2.2.2 Đánh giá công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 24

2.2.3 Đánh giá công tác lựa chọn nhà thầu 32

2.3 Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu xây lắp 34

2.3.1 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm 34

2.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật 37

2.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính 37

2.4 Đánh giá tầm quan trọng của các tiêu chí 38

2.4.1 Năng lực tài chính và kinh nghiệm 38

2.4.2 Kỹ thuật 38

Trang 4

CHƯƠNG 3: TỔNG HỢP, RÚT KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ THẦU CHO GÓI THẦU SỐ 1 “TOÀN BỘ XÂY LĂP” THUỘC DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẢI TẠO, MỞ RỘNG TRỤ SỞ LÀM VIỆC SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU

TƯ BẮC NINH 41

3.1 Giới thiệu dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa, mở rộng trụ sở làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh 41

3.1.1 Đặc điểm công trình 41

3.1.2 Quy mô gói thầu xây lắp 43

3.2 Giới thiệu các nhà thầu tham gia gói thầu số 1 46

3.2.1 Quy trình lựa chọn nhà thầu 46

3.2.2 Hồ sơ mời thầu 48

3.2.3 Các nhà thầu tham gia đấu thầu 50

3.3 Xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà thầu cho gói thầu số 1 “Toàn bộ xây lắp” thuộc dự án: Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa, mở rộng trụ sở làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh trên cơ sở thực tế đã thực hiện 54

3.3.1 Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu 55

3.2.2 Đánh giá theo các tiêu chí lựa chọn nhà thầu 84

3.4 Kết quả đạt được và nhận xét 85

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Chất lượng, tiến độ của một công trình xây dựng phụ thuộc vào năng lực củanhà thầu thi công Vì vậy việc lựa chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực, kinhnghiệm để thi công công trình ảnh hưởng lớn đến chất lượng, tiến độ của côngtrình Để lựa chọn được nhà thầu tốt nhất vào thi công thì cần xây dựng các tiêuchí lựa chọn nhà thầu trong HSMT để đảm bảo nhà thầu được lựa chọn là nhàthầu có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm và thi công đảm bảo chất lượng và tiếnđộ

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển kéo theo nhu cầu đầu

tư xây dựng tăng cả về quy mô và số lượng Tuy nhiên, hiện nay tình trạng một

số nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm không đủ để thi công công trình đảm bảochất lượng, tiến độ theo yêu cầu vẫn thường xuyên xảy ra

Bắc Ninh nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội và được quy hoạch xây dựng thành mộttrong nhưng đô thị vệ tinh của Thành phố Hà Nội Thời gian gần đây kinh tế củatỉnh Bắc Ninh liên tục tăng trưởng ở mức cao hơn so với những năm trước đó

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp Công nghiệpphát triển nhanh cả về quy mô, doanh số, nộp ngân sách, thu hút lao động và thuhút đầu tư trên địa bàn huyện tăng nhanh Tuy nhiên thực tế cho thấy tăngtrưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chưa đều, chưamạnh ở các vùng, ngành, lĩnh vực Tốc độ phát triển của ngành chưa tương xứngvới tiềm năng của tỉnh Các công trình đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh đóngvai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trong những nămqua được sự quan tâm và chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh, hoạt động đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng đã đạt được một số thành tựu nhất định Tuy nhiên, bêncạnh đó tình trạng chậm tiến độ, chất lượng không đảm bảo, vượt chi phí rất phổbiến trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, việc chậm tiến độ và chất lượng cáccông trình không đảm bảo gây thiệt hại cho cả chủ đầu tư, nhà thầu và ảnhhưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Trang 7

Việc chấm thầu trong công tác lựa chọn nhà thầu còn nhiều hạn chế, một trongnhững nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế trên là do trong quá trình lậpHSMT Các tiêu chí để lựa chọn nhà thầu còn có nhiều điểm chưa hợp lý, còn cónhững điểm bất cập, không thực sự rõ ràng dẫn đến việc những yêu cầu trongHSMT được hiểu theo ý nghĩa khác nhau Một số tiêu chí còn chưa hợp lý, chưaphù hợp so với các quy định hiện hành.

Chính vì những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng các tiêu chí lựachọn nhà thầu xây lắp – Áp dụng cho dự án: Đầu tư xây dựng công trình cải tạo,sửa chữa, mở rộng trụ sở làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh” làm vấn

đề nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình Luận văn hoàn thành là sự tổng kếtkinh nghiệm qua việc thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu xâylắp thuộc dự án trên qua đó làm cơ sở để thực hiện công tác lựa chọn nhà thầuđối với các gói thầu có tính chất tương tự trong thời gian tới

2 Mục đích của đề tài

Tổ ngk ếtrútk inhnghi ệmt rongv iệcx âyd ựngcác ti êuchíđể lựach ọnnhàt hầu x âyl ắpcho

g óith ầusố 1“to ànbộx âyl ắp”th uộcdự án: Đầutưx âyd ựng công t rìnhcảit ạo,s ửach ữa,mởrộngt rụsởl àmvi ệcSởKếho ạchvàĐầutư tỉ nhBắc Ni nh l àmcơsở th ựchi ệnchovi ệc

l ập HSMT các gó i th ầu có tín h ch ất t ương t ự v ề sau

Xây dựng, đánh giá tầ m qu an t rọ ng củ a các tiêu chí lựa chọn nhà thầu xây lắpđối với công trình xây dựng cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc của các cơ quantrong điều kiện đảm bảo hoạt động thường ngày của đơn vị sử dụng công trìnhtrên cơ sở rút kinh nghiệm từ những công trình đã thực hiện để làm cơ sở thựchiện cho việc lập HSMT các gói thầu có tính chất tương tự về sau Áp d ụng đối

v ớ i g óith ầ u s ố1 “ to à n b ộ x ây l ắ p”t hu ộc d ựá n: Đ ầu tưx ây d ựn gc ôn g t r ì nh c ả i t ạ o,s ử a

c h ữ a, m ở r ộ n g t r ụ s ở l àm vi ệc Sở K ế ho ạ ch và Đ ầu tư t ỉ n h Bắc Nin h

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Gói thầu xây lắp thuộc dự án Đầu tư xây dựng côngtrình cải tạo, sửa chữa, mở rộng trụ sở làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh BắcNinh

Trang 8

- Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng các phương pháp phân tích, điều tra, hỏi ý kiếnchuyên gia để xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà thầu, các hồ sơ dự thầu góithầu xây lắp, trên cơ sở nghiên cứu quy trình, nội dung của công tác lựa chọnnhà thầu xây lắp Dự án: Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa, mở rộngtrụ sở làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh.

4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

* Nội dung luận văn gồm 3 phần chính, bao gồm:

- Tổng quan về công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựngcông trình

- Phân tích thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu và xây dựng các tiêu chí lựachọn nhà thầu xây lắp dự án đầu tư XDCT

- Áp dụng các tiêu chí lựa chọn nhà thầu để đánh giá hồ sơ dự thầu cho gói thầu

số 1 “toàn bộ xây lắp” thuộc dự án Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, sửa chữa,

mở rộng trụ sở làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

* Phương pháp nghiên

cứu

- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

- Phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, hỏi ý kiến chuyên gia

5 Kết quả dự kiến đạt được

Luận văn sẽ hệ thống hóa một cách ngắn gọn lý thuyết về các vấn đề cơ bản vềđấu thầu, từ đó tổng kêt, rút kinh nghiệm trong việc xây dựng các tiêu chí lựachọn nhà thầu cho cho gói thầu số 1 “toàn bộ xây lắp” thuộc dự án: Đầu tư xâydựng công trình cải tạo, sửa chữa, mở rộng trụ sở làm việc Sở Kế hoạch vàĐầu tư tỉnh Bắc Ninh làm cơ sở thực hiện cho việc lập HSMT các gói thầu cótính chất tương tự về sau

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT

1.1 Đấu thầu xây lắp các dự án ĐTXDCT

1.1.1 Vai trò của công tác Đấu thầu xây lắp

1.1.1.1 Khái niệm đấu thầu

Theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thì: ’’Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhàthầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tưvấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợpđồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đấttrên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế ”.Đấu thầu xây dựng là phương thức cạnh tranh được áp dụng rộng rãi đối với các

dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Đấu thầu xây dựng là cuộc cạnhtranh công khai giữa các nhà thầu với cùng một điều kiện nhằm dành được côngtrình (hay dự án) xây dựng do chủ đầu tư mời thầu, xét thầu và chọn thầu theocác quy định về đấu thầu của nhà nước

Một số thuật ngữ trong đấu thầu

Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp

đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngânhàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm tráchnhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầucủa hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong

các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặcchi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảođảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư

Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các

hoạt động đấu thầu, bao gồm:

Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

Trang 10

được tham dự thầu.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền lựa chọn

Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu

vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án

Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo

quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiềnkhả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảosát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mờithầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu,

hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính;kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác

Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm,

quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thuchạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động kháckhông phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này

Dự án đầu tư phát triển (sau đây gọi chung là dự án) bao gồm: chương trình,

dự án đầu tư xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu

tư xây dựng; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt;

dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tàinghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật,điều tra cơ bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung

cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhàđầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công

tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minhbạch và hiệu quả kinh tế

Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài

được tham dự thầu

Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước

Trang 11

Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà

thầu

Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ

các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêucầu

Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu

cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố đểquy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, côngtrình Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắmhàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi hoặcđấu thầu hạn chế

Giá đề nghị trúng thầu là giá dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau

khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơyêu cầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có)

Giá trúng thầu là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà

thầu

Giá hợp đồng là giá trị ghi trong văn bản hợp đồng làm căn cứ để tạm ứng,

thanh toán, thanh lý và quyết toán hợp đồng

Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm

những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng muasắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thườngxuyên, mua sắm tập trung

Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết

kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hànghóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìakhóa trao tay)

Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức do Chính phủ

quy định

Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ

Trang 12

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là hệ thống công nghệ thông tin do cơ quan

quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu xây dựng và quản lý nhằm mục đíchthống nhất quản lý thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng

Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu

về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà thầu, nhà đầu tư làm căn cứ để bên mờithầu lựa chọn danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển, danh sách nhà thầu

có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm

Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập

và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơtuyển

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu

thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhàthầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ

sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm

trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu,làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổchức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và

nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn

trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựachọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữađơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tậptrung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặcgiữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanhnghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư

Kiến nghị là việc nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu đề nghị xem xét lại kết quả

lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư và những vấn đề liên quan đến

Trang 13

quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnhhưởng.

Người có thẩm quyền là người quyết định phê duyệt dự án hoặc người quyết

định mua sắm theo quy định của pháp luật Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư,người có thẩm quyền là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền theoquy định của pháp luật

Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và

trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn Nhà thầu chính có thể lànhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh

Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với

nhà thầu chính Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quantrọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuấttrên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc

cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham dự thầu tại Việt Nam

Nhà thầu trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá

nhân mang quốc tịch Việt Nam tham dự thầu

Sản phẩm, dịch vụ công là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế

-xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh màNhà nước phải tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục - đào tạo, vănhóa, thông tin, truyền thông, khoa học - công nghệ, tài nguyên - môi trường,giao thông - vận tải và các lĩnh vực khác theo quy định của Chính phủ Sảnphẩm, dịch vụ công bao gồm sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệpcông

Thẩm định trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là việc kiểm tra, đánh

giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơtuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển,kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư để làm cơ sở xem xét, quyết định phêduyệt theo quy định của Luật này

Trang 14

Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ

tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất

Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định

trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóngthầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơyêu cầu Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là

01 ngày

Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu

hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơtuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quátrình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu

chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức,vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảolãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triểncủa doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất

Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình,

hạng mục công trình

Các hình thức đấu thầu:

Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự

Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có

yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầuđáp ứng yêu cầu của gói thầu

Chỉ định thầu: Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu trong đó chủ đầu tư

gửi thư mời thầu trực tiếp cho một nhà thầu có năng lực thực hiện gói thầu

Chào hàng cạnh tranh: Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có

giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ

Mua sắm trực tiếp: Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm

Trang 15

hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dựtoán mua sắm khác.

Tự thực hiện: Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán

mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có nănglực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu

Tham gia thực hiện của cộng đồng: Cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại

địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầuđó

Phương thức đấu thầu:

Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự

thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầucủa hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu Việc mở thầu được tiến hành một lần đối vớitoàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ

sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của

hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành hai lần Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu

về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá

Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ: Phương thức hai giai đoạn một túi hồ

sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối vớigói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp Tronggiai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêucầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu Trên cơ sở trao đổi với từngnhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai Tronggiai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầucủa hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu

Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ: Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ

được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói

Trang 16

có tính đặc thù Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹthuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu Trên cơ sởđánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác địnhcác nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầuđáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai Hồ sơ đề xuất về tàichính sẽ được mở ở giai đoạn hai Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêucầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu bao gồm đềxuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giaiđoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật Trong giai đoạn này, hồ

sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ

sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá

1.1.1.2 Vai trò của công tác đấu thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình

Đối với chủ đầu tư

Thông qua đấu thầu chủ đầu tư sẽ lựa chọn được nhà thầu có khả năng đáp ứngcao nhất các yêu cầu đề ra, đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công công trình, tiếtkiệm vốn đầu tư Việc áp dụng đấu thầu trong xây dựng sẽ giúp cho công tácquản lý vốn đầu tư được hiệu quả hơn, hạn chế và khắc phục tình trạng thấtthoát vốn đầu tư ở các khâu trong quá trình thực hiện dự án

Mặt khác đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tư chủ động trong việc lựa chọn đối tác,tránh lệ thuộc vào một nhà thầu duy nhất, dễ dẫn đến tình trạng độc quyền.Ngoài ra quá trình tổ chức đấu thầu, đòi hỏi đội ngũ cán bộ của chủ đầu tư phải

có trình độ chuyên môn, quản lý cao để lựa chọn được nhà thầu tốt nhất và tổchức giám sát nhà thầu trong suốt quá trình thực hiện dự án đảm bảo chất lượng

và tiến độ thi công Do đó các cán bộ của chủ đầu tư bắt buộc phải tự nâng caotrình độ của mình để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc

Đối với các nhà thầu

Hoạt động đấu thầu đã giúp nhà thầu có được môi trường cạnh tranh lành mạnh,phát huy tối đa tính chủ động, năng động trong công việc tìm kiếm cơ hội thamgia đấu thầu Cũng chính nhờ đấu thầu đã thúc đẩy nhà thầu phải không ngừng

Trang 17

nâng cao trình độ mọi mặt như tổ chức quản lý, đào tạo nâng cao tay nghề độingũ cán bộ, đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, từ đó góp phần nângcao năng lực cạnh tranh của nhà thầu Đồng thời thông qua các cuộc đấu thầu dùthắng hay trượt cũng sẽ giúp nhà thầu tích luỹ được kinh nghiệm cạnh tranh, tiếpthu được những kiến thức, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại.

Đối với Nhà nước

Thông qua đấu thầu, công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bảncủa nhà nước ngày càng được nâng cao, nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả,hạn chế được thất thoát, lãng phí Khi đấu thầu các doanh nghiệp phải sử dụngmọi biện pháp cạnh tranh để thắng thầu, trong đó có biện pháp giảm giá Vì vậynhà nước phải bỏ ra một khoản tiền ít hơn dự toán để xây dựng công trình

Đấu thầu giúp nhà nước tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thờiqua đó có đủ thông tin thực tế và khoa học để đánh giá đúng năng lực thực sựcủa chủ đầu tư, của nhà thầu

1.1.2.Ý nghĩa của Đấu thầu với các dự án ĐTXDCT

Đấu thầu xây lắp là một giai đoạn trong quá trình thực hiện dự án đầu tư XDCB,thông qua đấu thầu chúng ta có thể nhận thấy ý nghĩa của hoạt động này:

Đấu thầu mang lại hiệu quả cao trong quá trình đổi mới quản lý XDCB

Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành xây dựng, tạo điều kiệnứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đổi mới công nghệ xây dựng

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà thầu xây dựng, cung cấp cho các nhàthầu nhiều kinh nghiệm quý báu trong sản xuất kinh doanh cũng như trong việcnắm bắt các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng

Giúp các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu nâng cao trình độ chuyênmôn, kỹ thuật

Tóm lại, đấu thầu trong xây lắp là một phương thức quản lý tiên tiến đem lạihiệu quả cao cho nền kinh tế nước ta Vì thế đấu thầu xây lắp cần phải đượctriển khai rộng rãi trong lĩnh vực XDCB ở nước ta

1.2 Lựa chọn nhà thầu

Trang 18

HSMT là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạnchế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu chuẩn

bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựachọn nhà thầu Nội dung của HSMT bao gồm các chỉ dẫn đối với nhà thầu, cácyêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, yêu cầu về nguồn nhân lực, thiết bị thi công,yêu cầu về nguồn lực tài chính, yêu cầu về kỹ thuật cho gói thầu, dự án HSMTquy định quy trình lựa chọn nhà thầu từ khi phát hành HSMT cho đến khi nhàthầu trúng thầu ký kết hợp đồng với chủ đầu tư và thực hiện đảm bảo thực hiệnhợp đồng HSMT được người có thẩm quyền phê duyệt sau khi được cơ quan,đơn vị có chức năng thẩm định về nội dung HSMT được bán cho tất cả các nhàthầu có nhu cầu tham gia đấu thầu đối với đấu thầu rộng rãi hoặc các nhà thầu

có tên trong danh sách ngắn trong trường hợp đấu thầu hạn chế Trong thời gianchuẩn bị hồ sơ dự thầu, nội dung của HSMT có thể thay đổi do sai sót, nhầm lẫnhoặc có những nội dung chưa thực sự rõ ràng Việc thay đổi nội dung HSMTphải tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật về đấu thầu

1.2.2 Quy trình và nội dung lựa chọn nhà thầu xây dựng

Quy trình lựa chọn nhà thầu xây dựng được tính từ khi Kế hoạch hoạch lựa chọnnhà thầu được phê duyệt cho đến khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Quytrình cụ thể như sau:

Bước 1: Bên mời thầu đăng tải kế hoạch đấu thầu lên mạng đấu thầu quốc gia,báo đấu thầu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu.Thông thường chủ đầu tư thường đóng vai trò là bên mời thầu, trường hợp chủđầu tư không đủ năng lực làm bên mời thầu thì có thể thuê đơn vị có chức năng,

có năng lực thực hiện thông qua việc ký hợp đồng hoặc giao việc Để thực hiệnđược việc đăng tải thông tin này, bên mời thầu bắt buộc phải đăng ký thông tinbên mời thầu trên mạng đấu thầu quốc gia và được Cục quản lý Đấu thầu – Bộ

Kế hoạch Đầu tư cấp chứng thư số để có thể tự đăng thông tin lên mạng đấuthầu quốc gia

Bước 2: Lập HSMT Sau khi có Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu tiếnhành lập HSMT trên cơ sở các văn bản pháp lý đã được phê duyệt: Quyết định

Trang 19

phê duyệt dự án; Quyết định phê duyệt thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán, dựtoán được duyệt và các văn bản pháp lý có liên quan Bên mời thầu có thể tự lậpHSMT nếu có đủ năng lực hoặc thuê đơn vị, cá nhân có chức năng, có năng lực.Trường hợp đi thuê phải có hợp đồng tư vấn về việc thuê đơn vị, cá nhân lậpHSMT.

Bước 3: Thẩm định HSMT Sau khi HSMT được lập, bên mời thầu tổ chức thẩmđịnh HSMT theo quy định Bên mời thầu có thể tự thẩm định HSMT nếu có đủnăng lực hoặc thuê một đơn vị, cá nhân có chức năng, năng lực để thẩm địnhHSMT Việc thẩm định HSMT phải đảm bảo tính độc lập về mặt tổ chức giữa cánhân, đơn vị lập HSMT và bên thẩm định HSMT

Bước 4: Phê duyệt HSMT Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt HSMT trên cơ

sở Báo cáo thẩm định HSMT và tờ trình đề nghị phê duyệt của bên mời thầu.HSMT phải được phê duyệt trước thời điểm phát hành

Bước 5: Thông báo mời thầu, phát hành HSMT: Bên mời thầu có trách nhiệmđăng thông báo mời thầu lên mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu theo đúngquy định Sau tối thiểu 03 ngày làm việc kể từ ngày đăng thông tin mời thầuHSMT mới được phát hành Thời gian phát hành HSMT tối thiểu tùy thuộc vàoquy mô gói thầu, thời gian phát hành HSMT cũng chính là thời gian chuẩn bịHSDT dành cho các nhà thầu muốn tham gia đấu thầu Việc đăng thông báo mờithầu có thể được thực hiện bằng cách đăng trực tiếp trên trang mạng đấu thầucủa Bộ Kế hoạch Đầu tư (chỉ có bên mời thầu được cấp chứng thư số mới có thểthực hiện) hoặc gửi thông tin trực tiếp (bản cứng) đến địa chỉ của Báo đấu thầu Bước 6: Đóng, mở thầu Khi kết thúc thời gian phát hành HSMT, bên mời thầutiến hành làm thủ tục đóng thầu nhằm ghi nhận số lượng nhà thầu tham gia đấuthầu Việc mở thầu phải được tiến hành chậm nhất là sau 01 giờ kể từ thời điểmđóng thầu, thời điểm này đã được nêu rõ trong HSMT và thông báo mời thầu.Nội dung của biên bản mở thầu đã được quy định rõ trong HSMT Nhà thầutham dự có thể có mặt hoặc không có mặt tại lễ mở HSDT nhưng bên mời thầuphải có trách nhiệm gửi cho nhà thầu tham gia đấu thầu Biên bản mở HSDT

Trang 20

tiến hành đánh giá HSDT của các nhà thầu tham gia đấu thầu Thành phần, cáchthức làm việc của tổ chuyên gia phải được quy định rõ trong Quyết định thànhlập tổ hoặc Quyết định phân công công việc Tổ chuyên gia đánh giá HSDT củacác nhà thầu dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá được nêu ra trong HSMT và cáctài liệu liên quan để lập báo cáo, xếp hạng nhà thầu trình Chủ đầu tư, bên mờithầu xem xét, quyết định.

Bước 8: Thương thảo hợp đồng Sau khi có báo cáo đánh giá HSDT của tổchuyên gia xét thầu và quyết định phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu, Bênmời thầu mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất đến thương thảo hợp đồng Trong quátrình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện

dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồnggồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, bảng giá hợp đồng, tiến độ thựchiện Trường hợp thương thảo không thành công, Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu

tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trườnghợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì Bênmời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định

Bước 9: Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu Sau khi thương thảo hợp đồngthành công, bên mời thầu tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu Việcthẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu có thể tự thực hiện hoặc thuê đơn tổ chức,

cá nhân có chức năng, có năng lực Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp đầy

đủ tài liệu và những thông tin có liên quan đến gói thầu để đơn vị thẩm định cóđầy đủ căn cứ thẩm định Đơn vị thẩm định có trách nhiệm trung thực, kháchquan trong việc thẩm định, lập báo cáo trình Chủ đầu tư, Bên mời thầu xem xét,quyết định

Bước 10: Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu Trên cơ sở báo cáothẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, Chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt kếtquả lựa chọn nhà thầu và tiến hành công khai kết quả lựa chọn bằng thông báotrúng thầu gửi các nhà thầu, thông báo chấp thuận HSDT và trao hợp đồng chonhà thầu được lựa chọn và đăng thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu lên mạngđấu thầu quốc gia, báo đấu thầu theo đúng quy định

Trang 21

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lựa chọn nhà thầu

1.3.1 Cơ chế quản lý của nhà nước, địa phương nơi tổ chức lựa chọn nhà thầu

Để tăng cường quản lý các hoạt động xây dựng, chính phủ đã ban hành quy chếđấu thầu và quy chế quản lý đầu tư và xây dựng Trong những năm gần đây cácvăn bản quy định liên quan về đấu thầu liên tục được thay đổi, điều chỉnh lại chophù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta và sự hội nhập quốc

tế Mặc dù điều đó giúp cho hoạt động đấu thầu được hoàn thiện hơn, phù hợpvới thực tế hơn, tuy nhiên làm cho chủ đầu tư không yên tâm và luôn bị độngvới những thay đổi trong quy định Vì vậy, việc cập nhập những thay đổi trongcác quy định về đấu thầu là rất cần thiết đối với phía chủ đầu tư, vì nếu khôngkịp cập nhật thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công tác tổ chức đấu thầu Bên cạnhcác quy định của nhà nước, mỗi địa phương lại có những quy định riêng nhằmtăng cường công tác quản lý hoạt động đấu thầu Ta thấy đây là nhân tố ảnhhưởng bao chùm nhất đến quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, nó ảnh hưởng tớimọi mặt của đấu thầu như: Quy định về phân cấp quản lý trong đấu thầu hìnhthức, phương thức đấu thầu cá nhân, tổ chức có đủ tư cách tham gia đấu thầu,người có thẩm quyền ký các văn bản pháp lý liên quan đến đấu thầu cũng như cảquá trình đầu tư của dự án Sự ảnh hưởng lớn của pháp luật nhà nước thể hiện

ở các khía cạnh:

Đối với việc tổ chức đấu thầu của chủ đầu tư: Các Văn bản pháp lý quy địnhtrong trường hợp nào tổ thì tổ chức đấu thầu, hình thức, phương thức lựa chọnnhà thầu được áp dụng như thế nào, phân cấp và quản lý hoạt động đấu thầu,quyền lợi, trách nhiệm của các bên có liên quan trong quá trình tổ chức lựa chọnnhà thầu, thời gian trong quá trình tổ chức

Đối với việc dự thầu của các nhà thầu, pháp luật và quy chế quy định nhữngdoanh nghiệp xây dựng nào được phép tham gia dự thầu, điều kiện và nguyêntắc tham gia dự thầu, nghĩa vụ và quyền lợi

Các bên có liên quan khác: Các tổ chức tài chính, ngân hàng, cơ quan thuế, các

Trang 22

quá trình chuẩn bị HSDT của các nhà thầu cần có sự phối hợp của các bên cóliên quan, sự phối hợp này cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến côngtác lựa chọn nhà thầu.

1.3.2 Đối tượng đầu tư

Việc xác định đầu tư trên lĩnh vực nào là hết sức quan trọng và là việc làm hếtsức cần thiết để từ đó ta xác định được nội dung công việc cầm thực hiện Việcđầu tư trên các lĩnh vực khác nhau đòi hỏi hình thức đấu thầu và lựa chọn nhàthầu cho phù hợp Vì vậy nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác đấu thầu sau này

1.3.3 Năng lực các tổ chức tư vấn

1.3.3.1 Năng lực của tư vấn thiết kế

Ngoài một số ít các doanh nghiệp tư vấn có truyền thống, bề dày kinh nghiệm,còn lại là các doanh nghiệp tư vấn nhỏ lẻ mới hình thành trong những năm gầnđây, còn yếu về năng lực

Hiện nay thiếu các tư vấn chất lượng cao ở tầm vĩ mô trong việc đề xuất các chủtrương đầu tư xây dựng, quy hoạch, lập dự án, đề xuất các giải pháp kỹ thuậtcông nghệ chính xác, hợp lý, khả thi Trong nhiều trường hợp đã để xảy ra cácsai sót, phải điều chỉnh cho quá trình xây dựng gây tốn kém, lãng phí, ảnhhưởng lớn đến chất lượng công trình

Nhiều tổ chức tư vấn do đòi hỏi bức bách của công việc mà hình thành, chưa cónhững định hướng, chiến lược phát triển rõ rệt Các Công ty tư vấn xuất hiệntràn lan, đã bắt đầu có hiện tượng một số doanh nghiệp tư vấn về việc thực hiệndịch vụ theo kiểu môi giới hoặc thuê mượn, thiếu thực lực gây hiện tượng cạnhtranh không lành mạnh trong hoạt động tư vấn Chính vì vậy trong quá trình lập

dự án, thiết kế công trình còn có nhiều thiếu sót:

a) Tư vấn còn lệ thuộc quá nhiều vào ý chí của các cơ quan quản lý Nhất là các

dự án đi qua các địa phương, các tư vấn đều lập theo đề nghị của địa phương vềquy mô, hướng tuyến mà không chủ động theo đề xuất của mình, dẫn đến khilập phải điều chỉnh lại

b) Công tác khảo sát điều tra địa chất, thủy văn không chính xác, giải pháp thiết

kế đưa ra ở một số dự án không phù hợp, các công trình đang thi công dở dang

Trang 23

phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết

kế bổ sung

Hơn nữa hiện nay nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông lớn, các tổ chức tưvấn không phát triển thêm, vẫn chỉ là các đơn vị trước đây, nhiều đơn vị chưađầu tư phát triển về chiều sâu Trong khi đó nhiều tổ chức tư vấn tư nhân đượcthành lập nhưng năng lực còn hạn chế, thiếu thiết bị khảo sát, phòng thí nghiệm,thiếu chuyên gia giỏi, chưa thực hiện được các dự án lớn, kỹ thuật phức tạp Dovậy trong nhiều năm qua, công tác tư vấn ở các công trình chủ yếu đang sử dụng

ở hình thức chọn chỉ định thầu, chưa áp dụng được việc tuyển chọn theo hìnhthức đấu thầu, điều này cũng là một yếu tố liên quan trực tiếp đến chất lượngthiết kế

Trình độ tư vấn thấp sẽ dẫn tới thiếu trách nhiệm với công việc tạo ra kết quảkém như: Thiết kế kỹ thuật có nhiều sai sót, dự toán tiên lượng tính thiếu làmcho công tác đấu thầu của các nhà thầu rất vất vả Trong quá trình làm hồ sơ mờithầu rất khó khăn làm ảnh hưởng đến quá trình xét thầu Nhìn chung Nhà thầu tưvấn chưa chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm thiết kế của mình

1.3.3.2 Năng lực của tư vấn lập hồ sơ mời thầu

Trong công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu HSMT coi như là “đề bài” để các nhàthầu tham gia căn cứ vào đó làm HSDT của mình Chất lượng của HSMT phụthuộc vào năng lực của đội ngũ lập hồ sơ Một HSMT được coi là tốt khi các nộidung yêu cầu được quy định rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với các tiêu chuẩn theoquy định của pháp luận hiện hành không gây khó khăn cho nhà thầu và phải đảmbảo nhà thầu được lựa chọn có đầy đủ năng lực thực hiện gói thầu một cách tốtnhất Ngoài việc am hiểu Luật đấu thầu đội ngũ lập HSMT cũng cần am hiểupháp luật liên quan đến đấu thầu trên các lĩnh vực: tài chính, kinh tế, kỹ thuật,Luật lao động

Công tác chuẩn bị HSMT và tiêu chuẩn đánh giá là bước quan trọng trong quátrình đấu thầu, song trong nhiều trường hợp do chuẩn bị không tốt hoặc việc phêduyệt còn đơn giản nên đã có nhiều vướng mắc như:

Trang 24

HSMT được chuẩn bị một cách chung chung, mập mờ gây khó hiểu cho nhàthầu cũng như cho việc đánh giá Trong đó khối lượng đưa ra sai lệch so vớithiết kế; Tiêu chuẩn đánh giá không rõ ràng, không phù hợp với gói thầu Chấtlượng của HSMT được hình thành bởi tiêu chuẩn đánh giá thiếu cơ sở tin cậy sẽgây ra những thắc mắc khiếu nại.

Đối với tất cả các khiếm khuyết trên thì chất lượng của HSMT mà cụ thể tiêuchuẩn đánh giá là nguyên nhân làm cho quá trình đấu thầu kéo dài thiếu tin cậy Khi có bộ HSMT kỹ và tốt, quá trình phân tích dễ dàng đưa về cùng một mặtbằng xem xét, đảm bảo sự bình đẳng và minh bạch khi xét thầu Sự yếu kém vềchất lượng khi phải đáp ứng bộ hồ sơ mời thầu viết kỹ và tốt sẽ thể hiện khá rõtrong hồ sơ dự thầu

Bên cạnh đó HSMT được soạn kỹ và tốt dẫn tới công tác kiểm tra, giám sát vànghiệm thu trong quá trình thi công, quá trình thực hiện hợp đồng sẽ rất thuậnlợi Do đó, sự yếu kém về năng lực của nhà tư vấn lập HSMT sẽ ảnh hưởng rấtnhiều đến công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thắng thầu

1.3.4 Năng lực của chủ đầu tư

Quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu không chỉ bao gồm công tác lập HSMT,đánh giá HSDT, thẩm định HSMT, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu mà cònbao gồm nhiều công việc khác liên quan đến quy trình tổ chức thực hiện Việcnắm chắc được quy trình này cùng với việc hiểu biết về thẩm quyền của các bên

có liên quan trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu ảnh hưởng lớn đến tiến

độ thực hiện việc lựa chọn nhà thầu Sự am hiểu về quy trình lựa chọn nhà thầucủa chủ đầu tư (bên mời thầu) quyết định đến khả năng quản lý, điều hành quátrình tổ chức lựa chọn nhà thầu

Năng lực về nhân sự của chủ đầu tư rất quan trọng, họ phải là những người rất

am hiểu về các quy định đấu thầu đồng thời phải có kiến thức chuyên môn tronglĩnh vực của gói thầu Năng lực của chủ đầu tư đóng vai trò then chốt, là nhân tốquyết định đến thành quả của mọi công việc, bất kể là trong lĩnh vực nào Đấuthầu cũng vậy, cho dù quy trình đấu thầu có hoàn thiện đến đâu mà không được

Trang 25

điều hành và thực hiện bởi những người có năng lực thì hoạt động đấu thầu cũngtrở thành vô nghĩa.

Trong công tác đấu thầu, khi đưa ra yêu cầu cho đơn vị tư vấn lập hồ sơ mờithầu, đôi lúc đưa ra những yêu cầu về gói thầu quá cao không bám sát các yêucầu đã được duyệt Điều này dẫn đến không lựa chọn được nhà thầu ngay từ lầnđấu thầu đầu tiên mà phải làm lại Đó là do phía chủ đầu tư muốn có những nhàthầu hoàn hảo nhất tham gia đấu thầu, nhưng khi đó không phải nhà thầu nàocũng đáp ứng được các yêu cầu quá cao như vậy Và khi đó được một nhà thầuvượt qua được giai đoạn đánh giá về kỹ thuật, mặc dù các nhà thầu tham dự đều

là những nhà thầu tiềm năng, có uy tín

Trong đấu thầu xây dựng, chủ đầu tư thường căn cứ vào một số tiêu chí để đánhgiá, lựa chọn nhà thầu trúng thầu: giá dự thầu; biện pháp kỹ thuật; năng lực vàkinh nghiệm nhà thầu

1.3.5 Năng lực các nhà thầu xây lắp

Nhà thầu xây lắp là lực lượng tạo ra sự thành công hay thất bại của các cuộc đấuthầu Không có các nhà thầu thì không có các cuộc đấu thầu và cũng chẳng cần

có các quy định về đấu thầu Tuy nhiên, chất lượng, năng lực của các nhà thầucũng góp phần không nhỏ vào chất lượng của các cuộc đấu thầu, đặc biệt làtrong đấu thầu xây dựng

Năng lực đấu thầu của doanh nghiệp là toàn bộ năng lực về tài chính, thiết bị,công nghệ, lao động, marketing, tổ chức quản lý mà doanh nghiệp có thể sửdụng để tạo ra lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thịphần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững Trong đấu thầu xây dựngthì năng lực đấu thầu của doanh nghiệp chính là thị phần của nhà thầu xây dựng,doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động đấu thầu, năng lực tài chính của doanhnghiệp, nguồn nhân lực có trình độ cao có kinh nghiệm, phương pháp quản lý,bảo vệ môi trường, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Những yếu tố trêntạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh có nghĩa là tạo cho doanh nghiệp cókhả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn đối thủ cạnh tranh, tạo

Trang 26

ra giá trị khác biệt cho khách hàng dựa trên những sự khác biệt hóa trong cácyếu tố của chất lượng hoặc chi phí thấp hoặc cả hai.

Năng lực tổ chức sản xuất của một số nhà thầu chưa tốt, còn hạn chế về tổ chứcđiều hành, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công Trong nhiều trường hợp, nănglực về thiết bị, tài chính của một số nhà thầu chưa tốt dẫn đến trong quá trìnhthực hiện gói thầu không đảm bảo tiến độ đã cam kết, chất lượng thi công chưađảm bảo yêu cầu, và cuối cùng dẫn đến bị thay thế bởi các nhà thầu khác vào thicông Điều đó rất ảnh hưởng tới việc thi công công trình và việc quản lý của chủđầu tư đối với các nhà thầu

Khi quy mô của gói thầu lớn đòi hỏi năng lực của nhà thầu tham gia dự thầucũng phải được nâng cao Do vậy, việc liên danh, thuê thầu phụ để thực hiện góithầu là rất phổ biến trong các cuộc đấu thầu Nhưng nhiều khi, cùng với giá cảbiến động, quan hệ thầu chính, thầu phụ không sòng phẳng dẫn đến ảnh hưởngđến chất lượng, tiến độ của gói thầu, ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu, hoàncông và thanh toán giải ngân

Vấn đề gây nhiều tranh cãi hiện nay là tình trạng nhà thầu bỏ giá quá thấp cũng

đã xảy ra Việc nhà thầu bỏ giá thấp ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn nhàthầu Vì chưa chắc các nhà thầu có giá thấp đã có những giải pháp kỹ thuật tốt.Mục tiêu của việc đấu thầu là tìm ra được các nhà thầu thực hiện tốt việc xâydựng công trình và tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước Tuy nhiên theo quy địnhthì nhà thầu nào có giá đánh giá thấp nhất sẽ được chọn, do đó không thể làmtrái với quy định của Nhà nước Nên khi nhà thầu đưa giá thấp, nhưng yêu cầu

về mặt kỹ thuật chỉ đáp ứng tối thiểu thì vẫn được chọn Trong khi nhà thầukhác có thể đưa ra giá cao hơn một chút nhưng có biện pháp kỹ thuật tiên tiếnthì lại không được chọn

Cạnh tranh giữa các nhà thầu trong đấu thầu xây dựng là quá trình doanh nghiệptìm kiếm thông tin về đấu thầu, tìm kiếm thị trường sau đó tiến hành lựa chọncác gói thầu phù hợp với năng lực doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp về tàichính và kỹ thuật các biện pháp thi công để tham gia đấu thầu Nếu trúng thầuthì tiến hành ký kết và thực hiện hợp đồng cho tới khi bàn giao công trình cho

Trang 27

Chủ đầu tư Như vậy, muốn giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh gay go này thìnhà thầu phải có thực lực về mọi mặt, không ngừng phát huy điểm mạnh, phảitạo ra được sự khác biệt đối với các nhà thầu khác.

1.3.6 Sự phối hợp giữa các bên liên quan

Quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều đơn

vị, cơ quan quản lý nhà nước khác nhau Để đảm bảo tính công khai, minh bạch,tính cạnh tranh, hiệu quả trong đấu thầu, khẳng định được năng lực thực tế củanhà thầu, trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu không chỉ có sự tham gia củacác nhà thầu mà còn có sự góp mặt của các cơ quan chức năng khác Việc phốihợp giữa các bên trong quá trình lựa chọn nhà thầu cũng là một nhân tố chi phốiđến tiến độ cũng như chất lượng của công tác này

Kết luận Chương 1

Chương 1 tác giả đã khái quát một cách hệ thống cơ sở lý luận về đấu thầu các

dự án đầu tư công trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình Trên cơ sở thựctiễn về hoạt động đấu thầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nóichung và các văn bản liên quan tới công tác đấu thầu đã được thống kê nghiêncứu như: Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Nghị định số63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luậtđấu thầu về lựa chọn nhà thầu Trong chương này tác giả đã trình bày rõ ràngcác khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình; định nghĩa các từ ngữchuyên môn dùng trong hoạt động đấu thầu; phân tích vai trò của đấu thầu tronghoạt động đầu tư xây dựng công trình; tổng hợp, phân tích các tiêu trí lựa chọnnhà thầu trong đấu thầu xây lắp; tổng hợp quy trình chung và vai trò của các bên

có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo Luật hiện hành; phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn nhà

Trang 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VÀ CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP

2.1 Các văn bản quy định của Nhà nước về lựa chọn nhà thầu xây dựng

Trong những năm gần đây Nhà nước ta luôn có những điều chỉnh mới về phápluật liên quan đến đấu thầu để phù hợp với tình hình thực tế về kinh tế, xã hội.Một số Luật mới kèm theo đó là các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hànhLuật đã được ban hành Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng trong đấu thầu chủ yếutrên cơ sở các văn bản pháp lý sau:

Luật đấu thầu số 43 /2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính Phủ Quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Nghị định Số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xâydựng;

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trìcông trình xây dựng;

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xâydựng;

Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ban hành ngày 06 tháng 05 năm 2015 quyđịnh chi tiết về lập hồ sơ mời thầu xây lắp;

Thông tư số 07/2015/TTLT-BKHĐT- BTC ngày 08/9/2015 quy định chi tiếtviệc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu;

Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015 quy định chi tiết lập báo cáothẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;

Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 quy định chi tiết lập báo cáođánh giá hồ sơ dự thầu

2.2 Thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

2.2.1 Quy trình tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu

Trang 29

Quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu xây lắp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tuân thủcác quy định của Pháp luật liên quan đến đấu thầu hiện hành Quá trình này bắtđầu từ sau khi có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cơ quan có thẩm quyền phêduyệt cho đến khi chủ đầu tư có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.Quá trình thực hiện cụ thể qua các bước sau:

Bước 1: Bên mời thầu đăng thông tin kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên hệ thốngmạng đấu thầu quốc gia;

Bước 2: Lập HSMT;

Bước 3: Thẩm định HSMT;

Bước 4: Phê duyệt HSMT;

Bước 5: Thông báo mời thầu, phát hành HSMT;

Bước 6: Đóng, mở thầu;

Bước 7: Đánh giá HSDT;

Bước 8: Thương thảo hợp đồng;

Bước 9: Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;

Bước 10: Phê duyệt và công khai kết quả lực chọn nhà thầu

Thông thường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chủ đầu tư thường đóng vai trò là bênmời thầu và thuê các đơn vị tư vấn thực hiện một số công việc trong quá trình tổchức lựa chọn nhà thầu cụ thể: Đơn vị tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT; đơn

vị thẩm định HSMT và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu Công việc cụ thểcủa các đơn vị tư vấn có thể hoán đổi cho nhau nhưng luôn đáp ứng quy định vềbảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

2.2.2 Đánh giá công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Để đánh giá công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tácgiả tham khảo số liệu tổng hợp về công tác tổ chức lựa chọn nhà đối với các góithầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong nhữngnăm gần đây (2014 – 2015) của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh

Trong những năm gần đây (2014-2015) khi Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và

Trang 30

đã áp dụng thực hiện, quá trình thực hiện và kết quả có thể tóm tắt sơ lược nhưsau

*Năm 2014:

Tình hình phổ biến, quán triệt việc thực hiện Luật đấu thầu 2013 và Nghị định63/2014/NĐ-CP:

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013

và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 Để triển khai thực hiện tốt công tácđấu thầu, được sự nhất trí của UBND tỉnh, ngày 03/01/2014, Sở Kế hoạch vàĐầu tư Bắc Ninh phối hợp với Cục Quản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổchức Hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, đối tượng là đại diệncác cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu của các tỉnh khu vực phía Bắc và đạidiện các Sở, Ban, ngành; UBND huyện, thị xã và thành phố; các Công ty TNHHmột thành viên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tiếp đó, ngày 15/8/2014 Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lựcthi hành UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch số 152/KH-UBND ngày12/9/2014 về tuyên truyền, tập huấn, đào tạo đối với cán bộ quản lý nhà nước,cán bộ thuộc các đơn vị là chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu và doanh nghiệptrên địa bàn tỉnh và giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý nhànước về đấu thầu chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Theo đó, trong 02 ngày 18

và 19/12/2014 Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh tổ chức tập huấn Luật đấu thầu

2013, Nghị định 63/2014/NĐ-CP và Luật đầu tư công cho 150 đại biểu là cán bộcông chức quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Trên cơ sở đó, Sở Nôngnghiệp và phát triển nông thôn Bắc Ninh cũng đã tổ chức tập huấn nghiệp vụđấu thầu cơ bản cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trực thuộc SởNN&PTNT

Nhìn chung tình hình phổ biến, quán triệt việc thực hiện Luật Đấu thầu năm

2013 , Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thựchiện trong giai đoạn chuyển tiếp đã được tỉnh triển khai thực hiện tới các Sở,ban, ngành, các địa phương trong toàn tỉnh Qua đó giúp cho các chủ đầu tư nắmbắt được Luật và các văn bản dưới Luật kịp thời

Trang 31

Tình hình thực hiện phân cấp trong đấu thầu trước và sau khi Luật Đấu thầu

2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành:

Ngày 09/7/2010 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành văn bản số1216/UBND-XDCB V/v thực hiện công tác đấu thầu tại các dự án đầu tư sửdụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh và triển khai thực hiện Quyếtđịnh số 1133/QĐ-UBND ngày 24/8/2012 V/v quy định thẩm quyền quyết địnhmua sắm trong đấu thầu và thẩm định đối với gói thầu mua sắm tài sản thuộcthẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh nhằm nâng cao chất lượng côngtác quản lý đầu tư Đồng thời, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND ngày 24/01/2013 về việc ban hành quy định tạm thời một số nội dungcông tác quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh.Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, một số nội dung của các văn bản trên cần phảiđiều chỉnh cho phù hợp với Luật, văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu, xâydựng, đầu tư công mới ban hành Theo đó, UBND tỉnh đã giao cho các Sở, ban,ngành của tỉnh dự thảo trình UBND tỉnh để ban hành thực hiện trong năm 2015 Tình hình thực hiện Chỉ thị 494/CT-TTg ngày 20/4/2010 của Thủ tướng Chínhphủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấuthầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước và Chỉ thị 734/CT-TTg ngày17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý đối vớicác gói thầu EPC:

Về cơ bản các đơn vị chủ đầu tư tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt cácgói thầu thuộc dự án đảm bảo tính chất kỹ thuật, tính đồng bộ của dự án và đảmbảo các điều kiện cạnh tranh tối đa cho các doanh nghiệp trong nước nhận đượchợp đồng

Trong quá trình thanh, kiểm tra công tác đấu thầu dự án, gói thầu tại một số đơn

vị chủ đầu tư, chưa phát hiện trường hợp nào có dấu hiệu về hành vi phạm vàonhững điều cấm trong Chỉ thị 494/CT-TTg ngày 20/4/2010 của Thủ tướngChính phủ Trong năm 2014, tỉnh Bắc Ninh không có gói thầu nào thực hiệntheo hình thức hỗn hợp (EPC, EC )

Trang 32

Về cơ bản năng lực cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu tại các Ban quản lý dự

án các Sở, Ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố đảmbảo và đáp ứng theo yêu cầu quy định Riêng cán bộ cấp phường, xã, thị trấn(cấp xã) còn có hạn chế và thiếu kinh nghiệm, hầu hết các gói thầu do cấp xãlàm chủ đầu tư đầu phải thuê đơn vị tư vấn thực hiện các nhiệm vụ trong việclựa chọn nhà thầu

Tình hình triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra về đấu thầu:

Năm 2014, để đánh giá được tổng thể công tác quản lý trong đấu thầu kể từ khithực hiện phân cấp; Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành thanh tra toàn diện vềcông tác đấu thầu tại 4 đơn vị & địa phương: UBND huyện Yên Phong, Banquản lý công trình Xây dựng Giáo dục – Sở GD&ĐT; Ban quản lý dự án xâydựng thành phố Bắc Ninh; UBND huyện Tiên Du Kết quả thanh tra quá trìnhthực hiện công tác đấu thầu năm 2012 - 2013 cho thấy:

Về Trình tự thủ tục cơ bản thực hiện theo đúng quy định Tuy nhiên trong quátrình thực hiện kế hoạch đấu thầu của một số gói thầu để lựa chọn nhà thầu vàquá trình triển khai thực hiện các gói thầu có một số sai sót như: Nhà thầu tư vấnthiết kế khi lập dự toán áp dụng chưa đúng các quy định của nhà nước; Yêu cầunhà thầu nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc chấp nhận cho nhà thầu nộp bảolãnh thực hiện hợp đồng không đúng quy định, chỉ định thầu chưa đúng quyđịnh

Công tác giải quyết kiến nghị và tình hình xử lý vi phạm về đấu thầu:

- Công tác giải quyết kiến nghị năm 2014 tại địa phương không có

- Về xử lý sau thanh tra: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh đã có các kết luậnthanh tra tại các đơn vị trên và đã có kết luận số: 479/KL-KHĐT ngày22/5/2014; 890/KL-KHĐT ngày 28/8/2014; 1277/KL-KHĐT ngày 14/11/2014báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh Theo đó, đã thu hồi số tiền gần

369 triệu đồng; Kiến nghị giảm trừ trong thanh quyết toán số tiền 3.888 triệuđồng

Tổng hợp, đánh giá kết quả công tác đấu thầu thực hiện trong năm 2014; nhữngtồn tại, hạn chế trong quản lý và thực hiện cần phải khắc phục trong thời gian tới

Trang 33

và các kiến nghị để đảm bảo hiệu quả, hiệu lực trong quản lý và thực hiện côngtác đấu thầu

Kết quả đạt được

Tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện 396 gói thầu: Xây lắp chiếm 71%, tư vấnchiếm 18%, còn lại là gói thầu mua sắm hàng hóa và phi tư vấn Cụ thể:

- Đấu thầu rộng rãi 108 gói thầu, tỷ lệ giảm giá bình quân 4,2%

- Chỉ định thầu 262 gói thầu, tỷ lệ giảm giá bình quân 3,1%

- 6 gói thầu tự thực hiện, tỷ lệ giảm giá bình quân 5,6%

- 6 gói thầu mua sắm trực tiếp, tỷ lệ giảm giá bình quân 1%

Tồn tại và nguyên nhân:

- Công tác báo cáo của các Sở, ngành, địa phương chậm, đây là một trong nhữngtồn tại kéo dài trong nhiều năm Mặc dù Sở Kế hoạch và Đầu tư cơ quan tổnghợp đã có văn bản gửi các Sở, ban, ngành và địa phương tổng hợp báo cáo tạivăn bản số 1371/KH-XDCB ngày 02/12/2014 Song cho tới thời điểm nộp báocáo (ngày 15/01/2015), còn nhiều đơn vị chưa báo cáo Tiếp đó, Sở Kế hoạch vàĐầu tư có văn bản số 62/KH-XDCB ngày 20/01/2015 đôn đốc việc thực hiệnbáo cáo Song chưa được các Sở, ngành, địa phương quan tâm dẫn đến việc báocáo chậm ảnh hưởng đến việc tổng hợp số liệu và báo cáo tổng thể

- Chất lượng báo cáo thấp, cụ thể: Số liệu tổng hợp về kết quả lựa chọn nhà thầucủa các ngành và địa phương báo cáo còn thiếu Đa số các đơn vị chỉ tổng hợpbáo cáo đối với các gói thầu xây lắp Mặt khác nội dung báo cáo chưa đầy đủ,chưa đánh giá được tình hình công tác quản lý trong đấu thầu của ngành, của địaphương, chưa đi sâu vào nội dung yêu cầu Báo cáo còn sơ sài chung chung,mẫu biểu tổng hợp không đúng quy định, không tổng hợp hết Qua đó nhận thấytrách nhiệm của các đơn vị chưa cao, còn chưa quan tâm đúng mức công tácquản lý

- Việc phân cấp, tăng thẩm quyền cho cấp xã, các địa phương có nhiều chủ đầu

tư trong khi lực lượng cán bộ còn thiếu, năng lực yếu dẫn đến có nhiều sai sóttrong công tác quản lý đấu thầu Đặc biệt việc tổng hợp báo cáo ở các địa

Trang 34

phương giao cho đơn vị đầu mối chưa được thủ trưởng đơn vị quan tâm dẫn đếncông tác tổng hợp báo cáo không đầy đủ

- Đấu thầu rộng rãi đạt tỷ lệ 2,83%;

Về hình thức lựa chọn nhà thầu và phương pháp đánh giá:

- Hình thức lựa chọn nhà thầu chủ yếu là đấu thầu rộng rãi 408 gói thầu (chiếm48,06%), chỉ định thầu 429 gói thầu (chiếm 50,53%)

- Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu chủ yếu được áp dụng: Theo báo cáo củacác đơn vị chủ đầu tư, bên mời thầu thì đa phần áp dụng phương pháp giá thấpnhất để đánh giá hồ sơ dự thầu

Công tác phổ biến, quán triệt việc thực hiện Luật đấu thầu năm 2013, Nghị định

số 63/2014/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn:

Sau khi Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 Quy định chi tiết lập

Hồ sơ mời thầu xây lắp và Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa được ban hành và cóhiệu lực thi hành, nhằm tăng cường năng lực cho các cán bộ làm công tác đấuthầu; Ngày 12/11/2015 Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh phối hợp với CụcQuản lý đấu thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị phổ biến hai Thông

tư nêu trên cho gần 200 đại biểu đại diện cho một số tỉnh phía Bắc và đại diện

Trang 35

các Sở, ban, ngành các địa phương và công ty TNHH một thành viên trên địabàn tỉnh Bắc Ninh.

Mặt khác, ngay sau khi nhận được văn bản hướng dẫn cũng như các Thông tư cóliên quan đến công tác đấu thầu, Sở kế hoạch và Đầu tư đã có các văn bản thôngcho các đơn vị trên địa bàn tỉnh được biết để triển khai thực hiện kịp thời

Văn bản số 597/KH-XDCB ngày 25/6/2015 V/v thực hiện Thông tư01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/02/2015, Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày06/5/2015 và Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch

Kế hoạch và Đầu tư

Văn bản số 1293/KH-XDCB ngày 26/10/2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư BắcNinh V/v thực hiện Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư

Văn bản số 1412/KH-XDCB ngày 08/12/2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư BắcNinh V/v thực hiện Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015 của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư

Tình hình phân cấp trong đấu thầu:

Cho tới thời điểm hiện tại, việc phân cấp trong đấu thầu trên địa bàn tỉnh thựchiện theo Luật Đấu thầu số 43 và Nghị định số 63

Năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu:

Về cơ bản năng lực cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu tại các đơn vị chủ đầu tưđáp ứng theo yêu cầu quy định Một số đơn vị đã tổ chức quán triệt và phối hợpvới cơ quan có chức năng triển khai các lớp tập huấn, đào tạo cấp chứng chỉ chocán bộ công tác trong ngành, như Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn Theo báo cáo của các đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn, 100% cán bộ tham

Trang 36

số đơn vị tuy đáp ứng về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất

là các chủ đầu tư là các đơn vị cấp xã Một số đơn vị tư vấn trên địa bàn tỉnhchưa xây dựng được đội ngũ chuyên gia để lập, đánh giá hồ sơ dự thầu, chưa đủ

độ tin cậy để giúp các chủ đầu tư thực hiện công tác đấu thầu, việc xử lý các tìnhhuống trong đấu thầu còn lúng túng, làm kéo dài thời gian đấu thầu

Đánh giá việc thực hiện công tác đấu thầu năm 2015

Đánh giá chung:

Trong thời gian qua, Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành nhiềuvăn bản dưới luật, nhiều quy định mới đã góp phần giảm thiểu các thủ tục hànhchính cho nhà thầu, gần như nhà thầu được hỗ trợ tối đa các thủ tục hành chính

so với quy định trước đây, bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu; là cơ sở để triểnkhai thực hiện có hiệu quả các hoạt động đấu thầu, khắc phục được những tồntại, yếu kém về chất lượng trong đấu thầu

Tuy nhiên trong công tác quản lý đấu thầu, cán bộ làm công tác đấu thầu củamột số đơn vị chủ đầu tư đặc biệt là cấp xã, phường còn thiếu kinh nghiệm, nhất

là trong việc lập Hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu dẫn đến kiến nghị vềkết quả đấu thầu và có gói thầu phải tổ chức đánh giá, đấu thầu lại; Các đơn vịchỉ tập trung cho cán bộ học nghiệp vụ để được cấp chứng chỉ mà chưa thườngxuyên tự tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ Có những Chủ đầu tư không

có năng lực phải thuê đơn vị tư vấn đấu thầu nhưng không kiểm tra, kiểm soátquá trình thực hiện

Tồn tại và nguyên nhân:

- Chất lượng báo cáo thấp: Số liệu tổng hợp về kết quả lựa chọn nhà thầu củacác ngành và địa phương báo cáo còn thiếu Đa số các đơn vị chỉ tổng hợp báocáo đối với các gói thầu xây lắp, thiết bị Mặt khác nội dung báo cáo chưa đầy

đủ, chưa đánh giá được tình hình công tác quản lý trong đấu thầu của ngành, củađịa phương, chưa đi sâu vào nội dung yêu cầu Báo cáo còn sơ sài chung chung,mẫu biểu tổng hợp không đúng quy định, không tổng hợp hết Qua đó nhận thấytrách nhiệm của các đơn vị chưa cao, còn chưa quan tâm đúng mức công tácquản lý

Trang 37

- Việc phân cấp, tăng thẩm quyền cho cấp xã, các địa phương dẫn đến có nhiềusai sót trong công tác quản lý đấu thầu Đặc biệt việc tổng hợp báo cáo ở các địaphương giao cho đơn vị đầu mối chưa được thủ trưởng đơn vị quan tâm dẫn đếncông tác tổng hợp báo cáo không đầy đủ.

2.2.3 Đánh giá công tác lựa chọn nhà thầu

Qua việc nghiên cứu quá trình tổ chức thực hiện và thống kê về công tác lựachọn nhà thầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh qua các năm 2014, 2015 có thể đánhgiá về công tác lựa chọn nhà thầu như sau:

2.2.3.1 Những điểm đạt được

Quá trình tổ chức thực hiện: Quá trình tổ chức thực hiện các bước lựa chọn nhàthầu cơ bản tuân thủ theo các quy định hiện hành của Luật Đấu thầu và các vănbản hướng dẫn luật

Một là: Tiết kiệm trong đấu thầu Việc tổ chức các hình thức lựa chọn nhà thầu

khác nhau luôn đảm bảo tiết kiệm cho ngân sách nhà nước Giá trúng thầu củacác nhà thầu được lựa chọn luôn thấp hơn giá gói thầu được duyệt tối thiểu 1%

Hai là: Tính công khai minh bạch Hoạt động đấu thầu đảm bảo tính pháp lý

cao, các gói thầu được tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch, tuân thủ các quyđịnh của Pháp luật về đấu thầu

Ba là: Tình hình triển khai các gói thầu của các nhà thầu sau khi được lựa chọn

nhìn chung đảm bảo tiến độ và chất lượng

Bốn là: Hoạt động phổ biến, quản lý đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước:

Các cơ quan quản lý nhà nước có hướng dẫn, phổ biến kịp thời đối với các vănbản, quy định mới trong đấu thầu đến các nhà thầu liên quan tới hoạt động đấuthầu: Nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung cấp hàng hóa… Các cơqua nhà nước cơ bản tuân thủ chế độ báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên, giảiquyết dứt điểm việc kiến nghị trong đấu thầu

Năm là: Chất lượng hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu được lập cơ bản tuân thủ

các hướng dẫn, quy định của nhà nước về đấu thầu, không có hiện tượng “càicắm” trong hồ sơ mời thầu nhằm gây khó khăn cho nhà thầu hay tạo điều kiện

Trang 38

2.2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Thứ nhất: Việc chấp hành cung cấp thông tin trong hoạt động đấu thầu theo quy

định của Luật Đấu thầu còn nhiều thiếu sót Qua khảo sát thực tế có nhiều chủđầu tư không tổ chức hoặc thực hiện muộn việc đăng tải thông tin về Kế hoạchlựa chọn nhà thầu được duyệt và kết quả lựa chọn nhà thầu sau khi lựa chọnđược nhà thầu Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên bao gồm cả nguyên nhânchủ quan và nguyên nhân khách quan Giai đoạn 2014 – 2015 là quãng thời giangiao thời giữa các quy định của Luật Đấu thầu mới và cũ Theo quy định củaLuật Đấu thầu hiện hành thì bên mời thầu phải tự đăng thông tin về Kế hoạchlựa chọn nhà thầu lên cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đểthực hiện công việc này bên mời thầu phải đăng ký thông tin trên hệ thống quản

lý đấu thầu điện tử Phần lớn các chủ đầu tư đóng vai trò là bên mời thầu ở cấp

xã, phường không đăng ký thông tin này nên không thể thực hiện việc cung cấpthông tin về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Bên cạnh đó, sau khi có kết quả lựachọn nhà thầu chủ đầu tư thường chủ quan mà “quên “ đăng tải thông tin về kếtquả đấu thầu mà rất nhanh chóng làm các thủ tục ký kết hợp đồng và khởi côngxây dựng công trình

Thứ hai: Việc phân rõ vai trò, chức năng của chủ đầu tư và bên mời thầu không

rõ ràng Thông thường chủ đầu tư đóng vai trò là bên mời thầu Đối với nhữngchủ đầu tư có kinh nghiệm (thường xuên được giao vai trò làm chủ đầu tư) hoặc

có đơn vị tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp thì vấn đề này không ảnh hưởngnhiều nhưng đối với các đơn vị cấp xã, phường việc đóng vai trò là bên mời thầuđôi khi “quá sức” Các chủ đầu tư này không hiểu rõ được vai trò của bên mờithầu trong hoạt động đấu thầu nên chỉ ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn về việclập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm địnhkết quả lựa chọn nhà thầu mà không lựa chọn bên mời thầu chuyên nghiệp chonên một số công việc của bên mời thầu thường bị bỏ qua, điều này tuy khôngảnh hưởng lớn đến chất lượng nhà thầu được lựa chọn nhưng nó ảnh hưởng đếnviệc quản lý công tác lựa chọn nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước

Trang 39

Thứ ba: Chất lượng của một số tổ chức, đơn vị tư vấn hoạt động về đấu thầu còn

hạn chế Chất lượng của hồ sơ mời thầu trong quá trình tổ chức lựa chọn nhàthầu được quyết định bởi trình độ chuyên môn, năng lực của các tổ chức tư vấn

do chủ đầu tư thuê để giúp chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu Một số tổ chức tư vấn

có năng lực hạn chế, không cập nhật được các văn bản pháp lý, các quy địnhhiện hành trong hoạt động xây dựng hồ sơ mời thầu mà vẫn làm theo các quyđịnh, văn bản pháp lý đã hết hiệu lực, điều này dẫn đến hồ sơ mời thầu có nhiềusai sót, tồn tại những điểm không hợp lý so với quy định hiện hành Hồ sơ mờithầu được lập còn có những yêu cầu không rõ ràng làm cho các đơn vị quản lýcũng như các nhà thầu có cách hiểu khác nhau dẫn đến tranh chấp trong quátrình lựa chọn nhà thầu

Thứ tư: Chất lượng đào tạo nhân lực trong công tác lựa chọn nhà thầu còn thấp.

Trong năm 2014-2015 đã có nhiều lớp tập huấn, phổ biến Luật và các văn bảnpháp lý liên quan đến đấu thầu tuy nhiên một số khóa học chỉ mang tính hìnhthức để hợp lý hóa cho việc cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, một số cơ sở đàotạo có trình độ chuyên môn không cao, ý thức học tập của học viên tại các khóahọc chưa thực sự tốt điều này dẫn đến trình độ chuyên môn của các cán bộ thamgia hoạt động đấu thầu chưa cao

Thứ năm: Công tác quản lý hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước

còn có những lúc chưa sát sao, chặt chẽ Hàng năm có rất nhiều gói thầu được tổchức đấu thầu thế nhưng số lượng cán bộ quản lý hoạt động của cơ quan quản lýnhà nước là rất ít và hầu hết là các cán bộ kiêm nhiệm, không có sự chuyên mônhóa trong lĩnh vực này Bên cạnh đó việc thực hiện chế độ báo cáo trong hoạtđộng đấu thầu của các chủ đầu tư có chất lượng chưa cao, chưa thường xuyên vàkhông được đầy đủ Điều này càng gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước

về hoạt động đấu thầu trong việc thực hiện công tác chuyên môn của mình

2.3 Các tiêu chí lựa chọn nhà thầu xây lắp

2.3.1 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm

a) Lịch sử không hoàn thành hợp đồng

Trang 40

đồng của nhà thầu trong khoảng thời gian theo yêu cầu của HSMT Đây là yêucầu của Bên mời thầu đòi hỏi nhà thầu phải là đơn vị thi công có năng lực hoạtđộng thực sự, có trách nhiệm cao trong việc thực hiện hợp đồng xây dựng Việc

kê khai có thể coi như cam kết của nhà thầu, nhà thầu phải kê khai trung thựctình hình thực hiện các hợp đồng đã ký kết của mình Trường hợp nhà thầu kêkhai không trung thực thì bị coi đó là hành vi gian dối trong đấu thầu và sẽ bịhủy tư cách tham gia đấu thầu và có thể bị cấm tham gia đấu thầu trong một thờigian tiếp theo

b) Kiện tụng đang giải quyết

Trong hoạt động đấu thầu có những tranh chấp dẫn đến kiện tụng giữa các bêntham gia đấu thầu Khi kiện tụng xảy ra dẫn đến phát sinh các chi phí cho cácbên tham gia, điều này đồng thời ảnh hưởng đến nhà thầu tham gia đấu thầu màbản thân nhà thầu đang mắc vào kiện tụng Nếu vụ kiện theo hướng có lợi chonhà thầu thì không sao, trường hợp vụ kiện theo hướng bất lợi cho nhà thầu thìHSMT quy định các khoản chi phí liên quan đến kiện tụng này không vượt quá50% đến 100% giá trị tài sản dòng của nhà thầu (Giá trị tài sản ròng = Tổng tàisản - Tổng nợ) Tiêu chí này có thể áp dụng hoặc không áp dụng trong yêu cầucủa HSMT tùy theo Chủ đầu tư, bên mời thầu

c) Các yêu cầu về tài chính

Kết quả hoạt động tài chính: Đây là tiêu chí giúp bên mời thầu đánh giá được vềhiệu quả kinh doanh trong hoạt động của nhà thầu Nhà thầu chứng minh tìnhhình tài chính lành mạnh của mình bằng báo cáo tài chính trong khoảng thờigian mà bên mời thầu yêu cầu, trong đó giá trị dòng trong năm gần nhất phảidương Báo cáo tài chính của nhà thầu phải có tài liệu kèm theo theo yêu cầu cảuHSMT để chứng minh tính đúng đắn của báo cáo tài chính

Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng: Một nhà thầu có thể hoạtđộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể lĩnh vực này làm ăn thua lỗ nhưng ởlĩnh vực khác lại rất thành công đủ để hoạt động kinh doanh trung của nhà thầuvẫn phát triển Yêu cầu về doanh thu từ hoạt động xây dựng đòi hỏi nhà thầuphải là một đơn vị hoạt động tốt trên lĩnh vực xây dựng, có như vậy mới đáp

Ngày đăng: 30/12/2019, 12:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 Khác
3. Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính Phủ Quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu Khác
4. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng Khác
5. Nghị định Số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng Khác
6. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Khác
7. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Khác
8. Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ban hành ngày 06 tháng 05 năm 2015 quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu xây lắp Khác
9. Thông tư số 07/2015/TTLT-BKHĐT- BTC ngày 08/9/2015 quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu Khác
10. Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015 quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu Khác
11. Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu Khác
10. Quyết định số 174/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 31/12/2009 về Về việc quy định phân cấp quản lí tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lí Khác
11. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu của Cục Quản lý Đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khác
12. Bài giảng cao học quản lý dự án xây dựng nâng cao – PGS.TS Nguyễn Bá Uân, Đại học Thủy Lợi Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w