Tham gia biên soạn ỉà tập thể giáo sư, phó giáo sư, tiến sl, giảng vièn triết học đang giảng dạy trong một sỏ trường đại học và Học viện Chính trị quỏc gia Hồ Chí Minh trên cơ sở quán tr
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO • • •
GIÁO TRÌNH
TRIẾT HỌC MÁC - LÊN IN (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng)
(Tái bản lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung)
Trang 2GIÁO TRÌNH
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Trang 3BỘ G IÁ O D Ụ C VÀ ĐÀO TẠ O
GIÁO TRÌNH
TRIẾT HỌC MÁC - LÉNIN
(Dùng trong các trường đại học, cao đẳng)
(Tái bản lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Trang 4D ồng chủ biên:
GS, TS N gu yễn Ngọc Long - GS, TS Nguyễn Hửu Vui
Tập thê tác giả:
PGS TS Vũ Tình PGS.TS T r ầ n Văn T h ụ y
GS, TS Nguyễn H ữu Vui
GS, TS Nguyễn Ngọc Long
TS Vương T ấ t Đ ạt
TS Dương Văn T h ịn h PGS, TS Đoàn Q u a n g Thọ
TS Nguyễn N hư H ải PGS, TS Trương G ian g Long PGS.TS Đoàn Đức H iếu
TS P h ạ m Văn S inh
T h s Vũ T h a n h Bình
CN Nguyễn Đ ăng Q u a n g
Trang 5C H Ư D Â N C Ủ A N H À X U Ấ T B Ả N
))ược Sự dồng ý của Ban Khoa giáo Trung I^ne, Ban Tư tưỏug - Văn hóa Trung ương tại Công văn sô 3327/iò/TTVH ngày 16-2-2002, sau khi được cấp trên thẩm định, Bộ Giáo duc và Đào tạo phổi hợp vói Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuảt bản Giáo trin h Triết hoc Mác - Lénỉn dùng trong các trường dại học Giáo trinh này cũng được dùng cho các trương cao đảng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tham gia biên soạn ỉà tập thể giáo sư, phó giáo sư, tiến sl, giảng vièn triết học đang giảng dạy trong một sỏ trường đại học
và Học viện Chính trị quỏc gia Hồ Chí Minh trên cơ sở quán triệt những quan điểm nội dung Giáo trình Triết học Mác - Lênin của Hội đổng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trinh quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưỏng Hồ Chí Minh Trong một sỏ chương có kế thừa trực tiếp một số phần, một sô tiết của giáo trình quốc gia
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, chúng tôi quyết dịnh sửa chữa, bổ sung để tái bản giáo trình này, trên cơ
sở tiếp thu ý kiến của giảng viên các các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh các trưởng đại học, cao đảng vàcủa bạn đọc
Tuy nhiên, do còn những hạn chế khách quan và chủ quan
Trang 6nên khó tránh khỏi Iihửng điếm còn phải tiếp tục sư: cỉoi bô sung, Bộ Giáo dục và Đào tạo rát mong nhận được V kiên xâv dựng của đông đảo bạn đọc dế giáo trình này được hoàn t.iiện sau mỗi lần tái bản.
Thư góp ý xin gửi về: Vụ Đại học và Sau Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại cồ Việt, Hà Nội hoặc Nhà xuât bản Chính trị quốc gia, 24 Quang Trung, Hà Nội
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 7PHẤN I KHÁI LƯỢC VỂ TRIẾT HỌC VÀ LỊCH sử TRIẾT HỌC• • • •
CHƯƠNG I
K H Á I LƯ ỢC V Ể T R IẾ T HỌC
I- TRIẾT HỌC LÀ GỈ 9
1 T r i ế t h ọ c và đ ô i t ư ợ n g c ủ a t r i ế t h ọ c
a) Khái niệm "Triết học"
Triết học ra đời ở cà phương Đông và phương Tây gần ìhư cùng một thời gian (khoảng từ thê kỷ VIII đến
t h ế lỳ VI trước Công nguyên) tại một số tru n g tâm văn minh cô đại của n h â n loại như T ru n g Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp 3 T rung Quốc, t h u ậ t ngữ triế t học có gốc ngôn ngữ là chữ tiết ( ); người T ru n g Quốc hiểu triết học khôngphải tà sự miêu tả mà là sự tru y tìm b ản chất của đốỉ tượnị, triế t học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con nỊưòi
3 Ân Độ, t h u ậ t ngữ dar'sana ( t r i ế t học) có nghĩa là
chiên, ngưởng, nhưng m an g hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn d ắ t con ngưòi đến vối
lẽ p h a
Trang 8Ờ phướng Tây th u ậ t ngữ triết học xuất hiện ờ ĩ ly Lạp Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp cổ sa n g tiếng L atinh thi t r i ế t học là Philosophia, nghĩa la yêu mến sự thông thái. VỚI ngưòi
Hy Lạp, philosophia vừa m ang tín h định hướng, vừa n h ấ n
m ạnh đến k h á t vọng tìm kiếm c h â n lý của con người
N hư vậy, cho dù ờ p h ư ớ ng Đ ông ha y p h ư ơ n g T â y ngay từ đầu, triế t học đã lả h oạt động tinh th ầ n biểu hiện
k h ả n ă n g n h ậ n thức, đ á n h giá c ủ a con người, nó tồ n t ạ i với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.
' m
Đã có r ấ t nhiêu cách định n g h ĩa khác nhau vê t r i ế t học, n h ư n g đ ê u b ao h à m n h ữ n g nội d u n g cơ b ả n giống n h a u : T riế t học nghiên cứu t h ế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy l u ậ t chung n h ấ t chi phôi
sự vận động của chình thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng
và th ể hiện nó một cách có hệ th ô n g dưới d ạ n g duy lý
Khái q u á t lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người vê th ế giới; về vị trí, vai trò của con người trong th ế giới ấy.
Triết học ra đời do hoạt động n h ậ n thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song, với tư cách là hệ thông tri thức
lý luận chung nhất, tr iế t học chỉ có th ể x u ấ t hiện tro n g
n h ữ ng điều kiện n h ấ t định sau đây:
Con ngưòi đã phải cố một vốn hiểu biết n h ấ t đ ịn h và
đ ạ t đến k h ả n â n g r ú t ra được cối c h u n g trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ
Xã hộì đâ p h á t triển đến thời kỳ hình th à n h tầ n g lớp lao động trí ỏc Họ đẵ nghiên cứu, hộ thống hóa các q u a n
Trang 9(hỏm, quan niệm ròi rạc ];u thành học thuvêt, thành lý luận
và triêt học ra đòi
Tất cả những diếu trẽn cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiến; nó có nguồn gốc nhận thuc và nguồn gốc xã hôi
b) Đối tượng của triết học
Trong quá tr ìn h p h á t triển, đỏi tượng của triết học
th a y đổi theo từ ng giai đoạn lịch sử
Ngay từ khi mới ra đời, triết học được xem là hình
th á i cao nhất của tri thức, bao hàm trong nó tri thức vê
ta t cả các lĩnh vực không có đôi tượng riêng Đây là nguyên nhân sâu xa làm n ảy sinh q u a n niệm cho rằng,
triết học là khoa học của mọi khoa học, đặc biệt là ở triết hoc tư nhĩẻn của Hy Lạp cổ đại. Thòi kỳ này, triết học đà
đ ạ t được nhiều th à n h tựu rực rõ mà ảnh hưởng của nó còn
in đậm đôi với sự p h á t triển của tư tưởng triết học ỏ Tây Âu
Thòi kỳ t r u n g cổ, ỏ Tây Âu khi quyền lực của Giáo hội bao tr ù m mọi lĩnh vực đòi sống xã hội thì triết bos trỏ
th à n h nô lệ của t h ầ n học Nền triết học tự nhiên ’ thay bằng nền triết học kinh viện. T riết học lúc này p h a t triển một cách chậm c hạp tro ng môi trường c h ậ t hẹp của đêm trường tr u n g cổ
Sự p h á t triển m ạ n h mẽ của khoa học vào th ế kỷ XV, XVI đ ã tạo một cơ sở tri thức vững chắc cho sự phục hưng triết học Để đ á p ứ n g yêu cầu của th ự c tiễn, đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành n h ấ t là các khoa học thưc nghiệm đã ra đời với tính
Trang 10cách là n h ữ n g khoa học độc lặp Su p h á t triển xã hội đưực thú c dẩy bởi sự hình liiành và củng cỏ quan hộ s ả n x u ấ t
tư bàn chủ nghĩa, bỏi những p h át hiện lớn vế (lịa lý và thiên văn cùng những th à n h tựu khác của cả khoa học tự nhiên và khoa học nh ân văn đã mở ra một thời kỳ mới cho
sự p h á t triể n triết học Triết học duy vật chù nghĩa dựa
tr ê n cơ sỏ tri thức của khoa học thực nghiệm đã p h á t triển
n h a n h chóng trong cuộc đấu t r a n h với chủ nghĩa duy tâ m
và tôn giáo và đã đạt tới đỉnh cao mới trong chủ n g h ĩa ciuy
v ậ t thê kỷ XVII - XVIII ở Anh, Pháp, Hà Lan, với n h ữ n g đại biểu tiêu biểu n h ư Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ (Anh), Điđrỏ,
H e n v ê tiu ý t (Pháp) Xpinôda (Hà Lan) V.I.Lênin đặc biệt
đ á n h giá cao công lao của các n h à d u y v ậ t P h á p th ờ i kỳ
nà y đỏi vói sự p h á t triển chủ nghĩa duy vật trong lịch sử
t r iế t học trưóc Mác "Trong suôt cả lịch sử hiện đ ạ i của châu Âu và n h ấ t là vào cuối t h ế kỷ XVIII, ỏ nước Pháp, nơi
đã diễn ra một cuộc quyết chiên chông t ấ t cả n h ữ n g rác rưởi của thời tru n g cổ, chống chê độ phong kiến tro n g các
th iế t c h ế và tư tưởng, chỉ có chủ nghĩa duy vật là triết học duy n h ấ t triệt để, trung th àn h với t ấ t cả mọi học th u y ế t của khoa học tự nhiên, th ù địch với mê tín, với thói đ ạo đức « • 7 * 9 •
giả, v.v."' M ặt khác, tư duy triết học cũng được p h á t triển trong các học thuyết triết học duy tâ m m à đỉnh cao là tr iế t học H êghen, đại biểu x u ất sắc của triế t học cổ điển Đức
Sự p h á t triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên
ng àn h cũng từ ng bước làm phá sàn th a m vọng của tr iế t học
m uốn đóng vai trò "khoa học của các khoa học" T r iế t học
H êghen là học th u y ế t triết học cuôi cùng mang th a m vọng
1 V.I.Lẽnin: Toàn tập Nxb Tiên bộ, Mátxcơva 1980 t.23 tr 50.
Trang 11đó Hêghen tư coi trièt hoe của minh là một hộ thông phô bnìn của sự nhạn thức, trong đỏ những ngành khoa học riontỊ biệt chi là những mắt khâu phụ thuộc vào triêt học.
Hoàn cánh kinh tè - xã hội và sự phát triên mạnh mẽ của khoa học vào dầu thê kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đòi của triết học Mác Đoạn tuyệt triệt để với quan niộrn "khoa học của các khoa học", triêt học mácxít xác định đôi tương nghiên cứu của mình là tiép tục giải quyêt môi quan hệ giữa vật chất và ý thức trôn lập trường duy vật triệt đế và nghiên cứu những quv luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
Triết học nghiên cứu thê giới bằng phương pháp của rióng mình khác vói mọi khoa học cụ thể Nó xem xét thẻ giới như một chỉnh thể và tìm cách dưa ra một hệ thông các quan niệm vê chỉnh thể đó Điều đó chỉ có thể thực hiộn được bằng cách tổng kết toàn bộ lịch sử của khoa học
và lịch sử của bản th ân tư tưởng triết học Triết học là sự diẻn tả thê giới quan bằng lý iuận Chính vì tính đặc th ù
nh ư vậy của đôi tượng triết học mà vấn đê tư cách khoa học của triế t học và đối tượng của nó đã gây ra những cuộc
t r a n h luận kéo dài cho đến hiện nay Nhiều học thuyết
tr iế t học hiện đại ỏ phương Tây muôn từ bỏ quan niệm tru y ề n thống vể triết học, xác định đối tượng nghiên cứu riêng cho mình như mô tả những hiện tượng tinh th ầ n ,
p h â n tích ngữ nghĩa, chú giải văn bản
Mặc dù vậy, cái chung trong các học thuyết triết học
là nghiên cứu những vấn đề chung n h ấ t của giới tự nhiên, của xã hội và con ngưòi, môi quan hê của con người nói chung, của tư duy con người nói riêng với thê giới xung quanh
Trang 122 V â n đ ể c ơ b ả n c ủ a t r i ế t h ọ c
T riết học cũng như n h ữ n g khoa học khác phải giải quyết r ấ t nhiều vấn đê có liên quan với nhau, trong đó vấn
để cực kỳ q u a n trọng là nến tả n g và là diêm x uất p h á t để giải quyết những vấn dê còn lại được gọi là vấn để cơ bán
của t r i ế t học Theo Ả ngghen: "Vấn dề cơ bản lỏn c ủ a mọi triết học, đặc biệt là của tr iế t học hiện đại, là vấn để q u a n
hộ giữa tư duy với tồn tại"1
Giải quyết vấn đê cơ b ả n của triế t học không chỉ xác định được nền tả n g và điểm x uất p h á t dê giải quyết các vấn
đê khác của tr iế t học mà nó còn là tiêu chuẩn để xác đ ị n h lập trường, thê giới quan của các triế t gia và hục t h u y ế t của họ
Vấn đê cơ b ản của tr i ế t học có hai mặt, mỗi m ặ t p h ả i
tr ả lòi cho một câu hỏi lớn
Mặt thứ nhất-. Giữa ý thức và vật ch ất thì cái n à o có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai: Con người có k h ả năng n h ận thức được thê giói h ay không?
T rả lòi cho hai câu hỏi tr ê n liên quan m ậ t th iế t đến việc h ìn h t h à n h các trường phái triế t học và các học th u y ế t
về n h ậ n thức của tr iế t học.• 0
II- CHỨC NĂNG THẾ GIỚI QUAN CỦA TRIÊT HỌC
1 T riết h ọ c - h ạ t n h â n lý lu ận của th ế giới q u a n
T h ế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con
1 C.Mác và Ph.Ángghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995, t.21, tr 403.
Trang 13ngươi vé thê giới, vé bán thán con lìịỊƯƠL vẽ cuộc sông và VI
I n cùa con người trong thê giới dỏ
Trong thê gió'1 quan có su hoA nhập giữa tri thức và nictn tin Tri thức là cơ sỏ trực tiêp cho sự hình t hà nh thê giỏi (|uan, song nó chỉ gia n h ập thê giới quan khi nó dã trở
t h a n h niềm tin định hướng cho hoạt dộng của con ngươi
Có nhiểu cách tiếp cận để nghiên cửu vê th ế giới quan Nêu xét theo quá trình p h á t triến thì có thể chia thê giới quan t hành ba loại hình cơ bản: Thè giới quan huyén thoại,
th ế giới quan tôn giáo và thê giới quan triết học
thê giới của người nguyên thủy Ỏ thời kỳ này, các yếu tó tri thúc và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái th ậ t và cái ảo, cái th ầ n và cái người, v.v của con người hoà quyện vào nhau th ể hiện quan niệm về th ế giới
T rong th ế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò c h ủ yếu; tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái ảo iấn á t cái thực, cái t h ầ n vượt trội cái ngưòi
Khác với huyền thoại và giáo lý của tôn giáo, triết học diễn t ả q u a n niệm của con người dưới dạng hệ thống các phạm trù , quy luật đóng vai trò như những bậc thang trong quá t r ì n h n h ậ n thức thê giới Với ý nghĩa n h ư vậy, tr iế t học được coi như trình độ tự giác trong quá trìn h hình
th à n h và p h á t triển của thê giới quan Nếu t h ế giới q u a n đượe h ìn h t h à n h từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người; trong đó tri thức của các khoa học cụ th ể là
cơ sỏ trự c tiếp cho sự hình t h à n h những quan niệm n h ấ t
Trang 14(lịnh vê từng mặt, từ ng bộ phận của thô giới, thì trict học, với phương thức tư duy đặc thù đã tạo nên hộ thống lý luận bao gồm những quan niệm c h u n g n h ấ t vê thê giỏi với
tư cách là một chỉnh thể Như vậy, triết học là hat nhàn lý luận của th ế giới quan, tr iế t học giữ vai trò dịnh hướng cho q uá trìn h củng cô và p h á t triển t h ế giới quan của mỗi
cá nhân, mỗi cộng dồng trong lịch sử
Những vấn đế được triết học đ ặ t ra và tim lời giải đáp trước hết là n hữ n g v ấn để thuộc vê th ê giới quan Thê giới
q u a n đóng vai trò dặc biệt q u an trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người Tồn tại tro n g thê giới, dù
m uốn hay không con người cũng phải n h ậ n thức thê giới
và n h ậ n thức b ản t h â n mình N hững tri thức này dần dần
h ìn h t h à n h nên t h ế giới quan Khi đã h ìn h th à n h , thé giới
q u a n lại trỏ t h à n h n h â n tô định hướng cho quá tr ìn h con người tiếp tục n h ậ n thức t h ế giới Có th ể ví t h ế giói quan như một "thấu kính", qua đó con người nhìn n h ậ n thỏ giới xung qu anh cũng n h ư tự xem xét chính bản th â n mình để xác định cho m ình mục đích, ý nghĩa cuộc sông và lụa chọn cách thức hoạt động đ ạ t được mục đích, ý n ghĩa đó Như vậy t h ế giới quan đ ú n g đ ắn là tiền đê để xác lập n h ân sinh
q u an tích cực và t r ì n h độ p h á t triển của th ê giới quan là tiêu chí q u an trọ n g về sự trưởng t h à n h của mỗi cá n h â n cũng n h ư của mỗi cộng đồng xã hội n h ấ t định
T riết học ra đời với tư cách là h ạ t n h â n lý luận của thê giới quan, làm cho th ê giới q u a n p h á t triể n n h ư một quá tr ìn h tự giác d ự a trê n sự tổng kêt kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại Đó là chức nàng thếgiới quan của t r iế t học
Trang 15Các t nfdnir p h á i c h i n h CUM t n c t hoc là s ư (lien ta t h ê
giỏi quan khác nhau, dõi lập nhau bang lý luận; đỏ là các
t h ê i Ị K Ỉ i CỊUCIÌ Ì t n ê t h o c , Ị ) h â n bu î t Vi'il t h ô g i ớ i q u a n t h ô n g
thường
2 C h ủ n g h ĩ a d u y v ậ t, c h ù n g h ĩ a d u y t â m và
t h u y ẽ t k h ô n g t h ể b i ế t
a) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Việc giải quyôt mặt thứ nhất vấn để cơ bản của trièt hoc đ;i chia các n h à triêt học thành hai trường phái lốn Nhũntì người cho rằng vật chất, giới tụ nhiên là cái có trước
và quvêt định ý thức của con ngươi được coi là các nhà duy vật; hoc thuyêt của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật Ngược lại, những người cho ràng, ý thức, tinh th ầ n có trước giởi tự nhiên được gọi là các nhà duy tàm; họ hợp t h à n h các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm
Cho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưối
ba h ìn h thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả n h ậ n thức của các n h à t r iế t học duy vật thòi cổ đại Chủ nghĩa duy vật thòi kỳ n ày tron g khi th ừ a nh ậ n tính th ứ n h ấ t của vật chât đã đồng n h ấ t v ậ t c h ấ t với một hay một sô chất cụ th ể
và n h ữ n g k ế t lu ậ n của nó mang nặng tính trực quan nên ngáy thơ, c h ấ t phác Tuy còn r ấ t nhiểu hạn chế, nhưng chủ nghía duy vật chất phác thòi cổ đại vê cơ bản là đúng
Trang 16vi nó dã lấy giới tự nhiên để giâi thích giới tự nhiên, không viện den T h ầ n linh hay Thượng đê.
th ử hai của chủ nghĩa duv vật, th ê hiện khá rõ ỏ các nhà triết học t h ế kỷ XV đến thê kỷ XVIII và đỉnh cao vào thê kỷ thứ XVII, XVIII Đây là thòi kỳ mà cơ học cổ điển th u dược những t h à n h tựu rực rỡ nên tro ng khi tiếp tục p h á t triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cô đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn n à y chịu sự tác động m ạ n h mẽ của phương pháp
tư duy siêu hình, máy móc - phương p háp nhìn t h ế giới như một cỗ m á y k h ô ng lồ mà mỗi bộ p h ậ n tạ o n ê n nó luôn ỏ tron g t r ạ n g thái biệt lập và tĩnh tại Tuy không ph ản ánh ùúng hiện thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp p h ầ n không nhỏ vào việc chông lại th ê giới q u a n duy tâm và tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyên tiếp t ừ dêm trường t r u n g cổ sang thời phục hưng
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là h ìn h thức cơ bản
th ứ ba c ủ a chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.A ngghen xây dự n g vào n hữ ng năm 40 của th ê kỷ XIX, s a u đó được
V I.Lênin p h á t triển Với sự kê th ừ a tin h hoa của các học
th u y ế t tr i ế t học trước đó và sử dụng k h á triệ t để t h à n h tựu của khoa học đương thòi, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được h ạ n chê của chủ nghĩa duy v ậ t chất phác thòi cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đình cao trong sự p h á t triển của chủ nghía duy vật C h ủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ p h ả n ánh hiện thực đ ú n g n h ư chính bản t h â n nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp n h ữ n g lực lượng tiên bộ trong
xã hội cải tạo hiện thực ấy
Trang 17- Chủ nghĩa duy tăm'.
Chủ nghĩa duy tâm chia thanh hai phái, chủ nghĩa
d u y ú m chủ quan và chủ nghĩa duy tám khách quan.
n h á t 'ủa y thức con người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khuci quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan
k han; định mọi sự vật, hiện tương chỉ là phức hợp những cảm ịiác của cá nhán, của chủ thể
tính tiứ nhất của ý thức nhưng theo họ đấy là là th ứ tinh
Thực hể tinh th ầ n khách quan này thường mang những tên ga khác n h a u nh ư ý niệm, tinh thần tuyệt đôi, lý tính
th ế giá, V.V
Chủ n g h ĩa duy t â m t r i ế t học cho r ằ n g ý thứ c, tin h
th ầ n U cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên; n h ư vậy
là đã lằng cách này hay cách khác thừa nhận sự sáng tạo
ra thếgiới Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâ n làm cơ sỏ lý luận, luận chửng cho các quan điểm của m nh Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa chủ nghĩa éay
tâ m t r é t học vối c hủ n g h ĩa duy tâm tôn giáo T ro n g t h ế gicii quin tôn giáo, lòng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạ> Còn chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sản phẩm của tư luy lý tính dựa tr ê n cơ sỏ tri thức và lý trí
Vi phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghía duv tâ n bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện, tuyệt đôì hóa, thín th á n h hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình m ậ n thức manị^toỉĩibiệĩĩ'
Trang 18Cùng với nguồn gốc nhận thúc luận, chủ nghĩa duy tâm ra dời còn do nguồn gốc xã hội Sự tách rời lao (iộivg trí óc với lao động chân tay và địa vị thông trị của lao cìộng trí óc đôi với lao động chân tay trong các xã hội cũ ctA tạo
ra q u a n niệm vê vai trò quyết định của n h â n tô tin h thần Các giai cấp thống trị và những lực lượng xã hội phản dộng ủng hộ, sử dụng chủ nghĩa duy tâm làm nến tảng lý luận cho n h ữ n g quan điểm chính trị - xã hội của mình
Một học th u y ế t tr i ế t học thừa n h ậ n chỉ một trong hai thực the (vật c h ấ t hoặc tinh thần) là nguồn gốc c ủ a th ế giói được gọi là nhất nguyên luận (n h ấ t nguyên luận duy vật hoặc n h ấ t nguyên lu ậ n duy tâm)
Trong lịch sử tr iế t học cũng có những nhà t r i ế t học xem v ậ t chất và tin h t h ầ n là hai nguyên th ể tồn tạ i độc lập, tạo th à n h hai nguồn gốc của th ê giới; học th u y ế t triết học của họ là nhị nguyên luận. Lại có n h à triết học cho ràn g vạn vật trong t h ế giới là do vô sô nguyên th ể độc lập tạo nên; đó là đa nguyên luận trong triế t học (p h â n biệt với th u y ế t đa nguyên chính trị) Song đó chỉ là biểu hiện tín h không triệt để về lập trường th ê giới quan; rố t cuộc chún g thường sa vào c h ủ nghĩa duy tâm
Như vậy, trong lịch sử tuy những quan điểm triêt học
biểu hiện đa dạng n h ư ng suy cho cùng, triết học chia thành hai trường phái chính: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Lịch sử t r i ế t học c ủ n g là lịch sử đ ấ u t r a n h c ử a hai trường phái này
b) Thuyết không th ể biết
Đây là kết quà của cách giải quyết m ặ t th ứ h a i vấn
Trang 19de rcí )àn của triôt học Dôi với câu hỏi "Con người có thổ
n h ậ n ' h ứ c được thê giới hay không?", tuvệt (tại (ỉa sô các nhà t lêt học (cả duy vật và duy tám) trả lòi một cách khảng dinh: hừa nhận khả năng nhãn thức thê giới của con người Học tiuyêt triôt học phủ nhận khả năng nhặn thức của con người dược gọi là thuyết không thê biết. Theo thuyết này, con n;ười không thể hiểu dược dôi tượng hoặc có hiểu cháng chỉ là liểu hình thức bể ngoài vì tính xác thực các hình ảnh
vổ ctốitượng mà các giác quan của con người cung cấp trong quá t r n h nh ận thức không bảo đảm tính chân thực
'ĩ n h tương đôi của nhận thức dẫn đên việc ra đời của trào líu hoài nghi luận từ triết học Hy Lạp cổ đại Những n^ưòi heo trào lưu này nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trmg việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằng con người không th ể đ ạ t đến chân lý khách quan Tuy còn nhũn' m ặ t h ạn chê nhưng Hoài nghi luận thời phục hưng
đá í'iĩ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tr a n h chông hệ
tư tưcng và quyền uy của Giáo hội thời trung cổ, vì hoài
nghi hận th ừ a nh ận sự hoài nghi đối với cả Kinh t h á n h
và các tín điêu tôn giáo Từ hoài nghi luận (scepticism e) một iố nhà triết học đã đi đến thuyết không thể biết (agnosicisme) mà tiêu biểu là Cantơ ở t h ế kỷ XVIII
II- SIÊ U HÌNH VÀ BIỆN CHỨNG
Các khái niệm "biện chứng” và "siêu hình" trong lịch
sử trú t học được dùng theo một sô nghĩa khác nhau Còn trong r i ế t học hiện đại, đặc biệt, là triết học mácxít, chúng đượe cùng, trước hêt để chỉ hai phường pháp chung n h ấ t đôi lậ| n h a u của triế t học Phương pháp biện chửng p h ả n
Trang 20án h "biện chứng khách quan" trong sự vận dộng, p h á t
triển của t h ế giỏi Lý luận tr i ế t học của phương pháp đó
được gọi là "phép biện chứng"
1 S ự đ ố i lập giữ a p h ư ơ n g p h áp s iê u h ìn h và
p hư ơn g p h á p b iệ n ch ứ n g
a) Phương pháp siêu hình
Phương pháp siêu hình là phương pháp:
+ N h ậ n thức đối tượng ỏ tr ạ n g th á i cô lập, tách rời
đôi tượng ra khỏi các chỉnh th ể khác và giữa các mặt đối
lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
+ Nhận thức đối tượng ỏ trạng thái tĩnh tại; nếu có
sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên
nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.
Phương pháp siêu hình làm cho con người "chỉ nhìn
thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên
hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại
của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và
sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái
tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của
những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng"1.
Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muôn nhận
thức một đôì tượng nào trước hết con ngưòi cũng phải tách
đôi tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở
trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời
gian xác định Song phương pháp siêu hình chỉ có tác
dụng trong một phạm vi nhất định bỏi hiện thực không ròi
rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm.
1 Sđd, t.20, tr 37.
Trang 21b) Phương pháp biện chưng
Phướng pháp biện chửng là phương pháp
t N h ận thức dôi tượng ỏ trong rác mối liên hệ vói
nhau, ả n h hưởng nhau, ràng buộc nhau
+ N h ận thức đối tượng ỏ trạng thái vận động biến
đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển Đây là
quá tr in h th a y đổi vê chất của các sự vật, hiện tượng mà
nguồn gốc của sự thay đôi ấy là đấu tranh của các mặt đối
lập dể giải quyết mâu th u ẫn nội tại của chúng
N hư vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy
m ém dẻo, lin h hoạt Nó th ừ a n h ậ n trong n h ữ n g trư ờ n g
hợp cần th iết thì bên cạnh cái "hoặc là hoặc là " còn có
cả cái "vừa là vừa là " nữa; thừ a nhận một chỉnh thê
trong lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó; thừa nh ận
cái k h ẳ n g định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa
gắn bó với n h a u 1
Phương p h á p biện chứng p h ả n ánh hiện thực đúng
như nó tồn tại Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng
trở t h à n h công cụ hữu hiệu giúp con người n hận thức và
cải tạo t h ế giới
2 C ác g ia i đoạn p h át tr iể n cơ bản củ a p h ép
b iện c h ứ n g
Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương
pháp biện chứng đã qua ba giai đoạn phát triển, được thể
hiện t r o n g tr iế t hậc với ba hình thức lịch sử của nó: phép
biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện
chứng duy vật.
1 Xt*ni Sđd., tr 696.
Trang 22+ Hìn h thức thử n h ấ t là phép biện chứng tư phái
thời cô đại Các nhà biện chứng cả phương Đông lản phương Tây thòi kỳ này dã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh t h à n h , biến hóa trong n h ữ n g sợi dây liên hệ vó cùng tận Tuy nhiên, những gì các n h à biện chứng hồi đó thấ> được chỉ là trực kiến, chưa p hải là kết quả của nghiên cứu
và thực nghiệm khoa học
+ Hình thức thứ hai là phép biện chửng duy tàm Đỉnh cao c ủ a h ì n h thức n ày được t h ể h iệ n tr o n g t r i ế t học cố điển Đức, người khởi đ ầu là C a n tơ và người hoàn th iệ n là
H êg h en Có th ể nói, lần đ ầ u ti ê n tr o n g lịch sử p h á t tr iể n
c ủ a tư d u y n h â n loại, các n h à t r i ế t học Đức đã t r ì n h bàv một cách có hệ thống n hữ ng nội dung quan trọng n h ấ t của phương p h á p biện chứng Song theo họ biện chứng ờ đâv
b ắ t đầu t ừ tinh th ầ n và kết thúc ỏ tinh thần, thê giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm n ên biện chứng của các nhà
t r iế t học cổ điển Đức là biện chứng duy tàm.
+ H ìn h thức th ứ ba là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy v ậ t được th ể h iệ n tro n g triế t học do C.Mác
và Ph.Ảngghen xây dựng, s a u đó dược V.I.Lênin p h á t triển C.Mác và Ph.Ảngghen đã g ạ t bỏ tín h ch ấ t t h ầ n bí, k ế th ừ a
n h ữ n g h ạ t n h â n hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để
xây dựng phép biện chứng duy vật vối tính cách là học
thuyết về mối liên hệ p h ổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.
3 Chức n ăn g phương p háp lu ận củ a tr iế t h ọc
thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và v ận dụng các phương pháp
Trang 23Xét phạm vi tác 'lụng rua nó phương pháp luận có
t h»? chia thành ba cáp độ: Phương phap luận ngành,
Ị)hiùỉng p h á p luân chuniỊ va phương p h á p luận chu ng
nhất.
- Phương pháp luận ngành (cỏn gọi la phương pháp luan bộ môn) là phương pháp luận của một ngành khoahọ<‘ cụ thể nào đó
- Phương pháp luận chung là phương pháp luận được
xã hội và tư duy, triết học thực hiện chức nàng phiửýìĩg pháp luận chung nhất.
Trong triết học Mác - Lênin, lý luận và phương pháp
th ố n g n h ấ t hữu cơ VỚI n h au Phép biện chửng duy vật là
lý luận khoa học phản án h khái quát sự vận động và p h á t triển của hiện thực; do đó, nó không chỉ là lý luận về phuớng p háp mà còn là sự diễn tả quan niệm vê t h ế giới,
là iý luận vê t h ế giới quan Hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa duy vật mácxít, do tính đúng đắn và triệt để của
nó dem lại đã trỏ th à n h nhân tô' dinh hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, trở th à n h những nguyên tắc xuất p h á t của phường pháp luận
Trang 24Bồi dưỡng t h ế giới q u a n duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng, đế phòng và chống chủ nghĩa chủ quan, tr á n h phương pháp tư duy siêu hình vừa là kết quả, vừa là mục đích trực tiếp của việc học tập, nghiên cứu lý luận triết học nói chung, triế t học Mác - Lênin nói riêng.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Đặc trưng của tri thức triế t học Sự biến đổi đốì tượng của triế t học qua các giai đoạn lịch sử?
2 Vấn đê cơ bả n của triết học Cơ sỏ đê p h ân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ n g h ĩa duy tâm trong triế t học?
3 Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương
pháp siêu hình?
4 Vai trò của t r iế t học trong đời sông xã hội?
Trang 25( 7/ ƯƠNG !1
KHÁI LƯỢC VỂ LỊCH s ử TRIẺT HỌC
TRƯỚC MÁC
A T R IẾ T HỌC PHƯƠNG Đ ỎNG
I- TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ c ổ , TRUNG ĐẠI
1 Hoàn cản h ra đời triết học và đặc đ iểm của triế< học Ấn Độ cô, tr u n g đại
p h í a Nam chầu Á, có n hững yếu tổ’ địa lý r ấ t trái ngược
nhỉau Vừa có núi cao, lại vừa có biển rộng; vừa có sông Ấn
chảy /ê phía Tày, lại vừa có sông Hằng chảy về phía Đông;
vừí» ó đồng bằng phì nhiêu, lại có sa mạc khô cằn; vừa có
t u y ế t rơi giá lạnh, lại có nắng cháy, nóng bức
Điều kiện kinh tế- xã hội: Xã hội Ấn Độ cổ đại ra đồi
sớm Pheo tài liệu khảo cô học, vào khoảng th ế kỷ XXV
trƯiớcCông nguyên (tr CN) đã x u ấ t hiện nền văn m inh
sô n g \n , sau đó bị tiêu vong, nay vẫn chưa rõ nguyên
n h â n Từ thê kỷ XV tr CN các bộ lạc du mục Arya từ
Trunị: Á xâm n h ậ p vào Ân Độ Họ định cư rồi đồng hóa với
ngư*ờibản địa Dravida tạo thành cơ sở cho sự xuất hiện
Trang 26quốc gia, nhà nước lân thư hai !fẽn dát An Độ Tử thô ky
thứ VII trước Công nsĩuycn đèn thỏ ký XVI sau Công
nguyên, đ ấ t nước Ân Độ phải trái qua h à n g loạt hiến I'ũ
lớn, đó là n h ữ n g cuộc chiên t r a n h thôn tinh lẫn nhau giữa
các vương triề u trong nưỏc va sự xâm lăng của các quốc
gia bên ngoài
Đặc điểm nôi bật của cỉiêu kiện kinh tê - xã hội của
xã hội Ấn Độ cổ, t r u n g đại là sự tồn tại rất sớm va kéo dài
kết cấu k in h tê - xã hội thec mô hình "công xã nông thôn",
trong đó, theo Mác, chê độ quốc hữu vê ruộng đất là cơ sở
quan trọng n h ấ t để tìm hiểu toàn bộ lịch sử Ấn Độ cổ đại
Trên cơ sỏ đó đã p h â n hóa và tồn t ạ i bôn đ ẳ n g cấp lớn:
t ă n g lữ ( B r a h m a n ) , quý tộc (K satriya ), b ìn h dân tự (lo
(Vaisya) v à t i ệ n nô (Ksudra) Ngoài ra còn có sự p h à n
biệt c h ủ n g tộc, dòng dõi, nghé nghiệp, tôn giáo
và p h á t tr iể n tr ê n cơ sở điều kiện tự nhiên và hiện thực xã
hội Người Ấn Độ cổ dại đã tích lũy dược- nhiều kiến thức vê
thiên văn, sáng tạo ra lịch pháp, giải thích được hiện tượng
n h ậ t thực, n g u y ệ t thực ở đây, to án học x uất hiện sớm:
p h á t m in h r a sô th ậ p phân, tính được trị sô n, biết vế đại
số, lượng giác, phép khai càn, giải phương trìn h bậc 2, 3 Về
y học đả x u ấ t hiện nhủng d an h y nổi tiếng, chửa bệnh
bằng t h u ậ t ch â m cứu, bằng thuốc thảo mộc
N ét nổi b ậ t của văn hóa Ấn Độ cô, tr u n g đại là ưiang
dấu ấn s â u đ ậ m vê tín ngưỡng, tôn giáo Văn hóa Ấn Độ
cổ, tr u n g đại được chia làm ba giai đoạn:
a) K h o ả n g từ t h ế kỷ XXV - XV tr CN gọi là nền vãn minh sông Ấn
Trang 27b) Từ thỏ kỷ XV - Vil tr e x goi hỉ nen vãn minh Vêda.
r) Tư thê kỷ VI - I tV. CN ià thờ) ky hình t h à n h các trường phái t n ê t học tôn giáo lớn gồm hai hệ thỏng đôi lập nhau là chính thổng và khỏng chính thông
Hộ t hông chính thông bao gồm các trương phái thừa nhạn uy thỏ tôi cao của Kinh Vôda Hệ thông này gồm sáu
tr ường phái t r i è t học điển hình là S à m k h y a , M im à ns à , Védanta, Yoga, Nyằya Vaisesika Hộ thống triết học không chính thỏng phủ nhận, bác bỏ uy t h ế của kinh Vêcla
và đạo Bàlamôn Hộ thông này gồm ba trường phái là Jai na, Lokàyata và Budđha (Phật giáo)
Triết học Án Độ cô dại có những đặc điếm sau:
ả n h hưởng lớn của những tư tương tòn giáo Giữa triết học
và tôn giáo rấ t khó phân biệt Tư tưởng triết học ẩn giấu sau các lễ nghi huyền bí, chân lý thể hiện qua bộ kinh Vêda, Upanisaci Tuy nhiên, tôn giáo của An Độ cổ đại có xu hướng
"hướng nội" chứ không phải "hướng ngoại" như tôn giáo
p h ư ơ ng Tây Vì vậy, xu hướng trội của các hệ th ô n g t r i ế t học - tôn giáo Ân Độ đều tậ p tr u n g lý giải và th ự c h à n h
n h ữ n g vấn đề nhăn sinh quan dưă góc độ tăm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự $\'giải thoát ' tức là đ ạ t tới sự đồng n h ấ t tinh thần cá nhân vỏi tinh thần vũ trụ (Atman và Brahman)
Thử hai, các nhà triết học thưòng k ế tục mà không
Trang 28N h ậ n đ ị n h vẻ tr i ế t học Ân Đô cô, trung đại
T riết học Ấn Độ cổ, tr u n g đại đã đ ặ t ra và bước đ;iu giải quyết nhiêu vấn đê của triết học Trong khi giải quyết những vấn đê thuộc bản thể luận, n h ận thức luận và nhàn sinh quan, t r i ế t học Ấn Độ đã th ê hiện tín h biện chứ ng và tầm khái q u á t k h á s â u sắc; đã đưa lại n h iê u đóng gop quý b áu vào kho tà n g di sản tr i ế t học của n h â n loại
Một xu hướng k h á đậm n ét trong tr iế t học Ấn Độ cổ,
tru n g đại là q u an tâ m giải quyết n h ữ n g vấn đề n h â n sinh
dưới góc độ tôn giáo với xu hưống "hướng nội", đi tìm cái
Đại ngã trong cái Tiểu ngã của một thực thể cá nhân Có thể
nói: sự phản tỉnh nhân sinh là một nét trội và có ưu thê cúa
nhiều học th u y ế t tr iế t học Ấn Độ cổ, tr u n g đại (trừ trường
phái Lokàyata), và hầu hết các học thuyết triết học này đều biến đổi theo xu hướng từ vô thần đến hữu thần, từ ít
nhiều duy vật đến duy tâ m hay nhị nguyên P h ả i chăng,
điều đó phản ánh trạng thái trì trệ của "phương thức sản xuất châu Á" ỏ Ấn Độ vào tư duy triết học; đến lượt mình, triết học lại trở thành một trong những nguyên nhân của trạng thái trì trệ đó!
2 Tư tưởng triết học của Phật giáo (Buddha)
Đạo Phật ra đời vào thế kỷ VI tr CN Người sáng lập
là Siddharta (Tất Đạt Đa) Sau này ông được người đời tôn vinh là Sakyamuni (Thích ca Mâu ni), là Buddha (Phật).
*
Phật là tên theo âm Hán - Việt của Buddha, có nghĩa
là giác ngộ Phật giáo là hình thức giáo đoàn được xây dựng trên một niềm tin từ đức Phật, tức từ biển lớn trí tuệ
và từ bi của Siddharta Kinh điển của P h ậ t giáo gồm Kinh
Trang 29lạng, Luật tạng và Luận tạrifỉ Phật giáo cũng luận về thuyêt luân hồi và nghiệp, cùng tim con đường "giải thoát"
ra khỏi vòng luân hồi Trạng thái chấm (lưt luân hồi và nghiệp được gọi là Niết bàn Nhưng Phật giáo khác các tôn giáo khác ỏ chỗ chúng sinh thuộc bất kỳ đẳng cấp nào cũng dược "giải thoát"
P h ậ t giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhản Sinh bằng sự phân tích nhân - quả Theo Phật giáo, nhân
- quả là một chuỗi liên tục không gián đoạn và không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quả ấy Môi quan hệ nhân quà này P h ậ t giáo thường gọi là nhân duyên vối ý nghĩa là một kết quả của nguyên nhân nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác
Vê thê giới tự nhiên, bằng sự p h â n tích n h à n quả,
P h ậ t giáo cho rằn g không thê tìm ra một nguyên nhân đầu tiên cho vũ trụ, có nghĩa là không có một đấng Tôì cao (Brahman) nào sáng tạo ra vũ trụ Cùng với sự phủ định
B ra h m a n , P h ậ t giáo cũng phủ định phạm trù([Anatman], nghĩa là không có tôi) và quan điểm "vô thường"
Q u an điểm "vô ngã" cho rằng vạn vật trong vũ tr ụ chỉ
là sự "giả hợp" do hội đủ nhân duyên nên thành ra "có" (tồn
tại) Ngay bản th â n sự tồn tại của thực thể con người chẳng qua là do "ngũ uẩn" (5 yếu tố) hội tụ lại là: sắc (vật chất),
t h ụ (cảm giác), tưỏng (ấn tượng), h à n h (suy lý) và thức (ý thức) N h ư vậy là không có cái gọi là "tôi" (vô ngã)
Q u a n điểm "vô thường" cho rằ n g vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trìn h bất tận: sinh - trụ - dị - diệt Vậy thì "có có" - "không không" luân hồi bất tận; "thoáng có", "thoáng không", cái còn thì chẳng còn, cái mất thì chẳng mất
Trang 30Vê nhãn sinh quan, P h ậ t giáo dạt vấn đi' tìm kiếm mục tiêu nhân sinh ở sự "giải thoát" (Moksa) khỏi vòng luân hồi, "n gh iệ p báo" đổ đ ạ t tới t r ạ n g t h á i tồn tại N i ê t b àn [Nirvana], Nội dun g tr iế t học nh ã n sinh tập t r u n g trong thu y ết "tử đế"- có nghĩa là bốn châ n lý, cũng có th ể gọi là
"tử diệu đế" vỏi ý nghĩa là bón c h â n lý tuyệt vòi
1 Khố c?ê [D u h k h a - satya) P h ậ t giáo cho r ằ n g cuộc sống là khổ, ít n h ấ t có tám nỗi khổ (bát khổ): sinh, lão (già), bệnh (ốm đau), tử (chết), th ụ biệt ly (thương yêu n h a u phải
xa nhau), oán tă n g hội (oán g h ét n h a u nhưng phải sống gần với nhau), sỏ cầu bất đắc (mong muốn n h ư n g không được), ngũ th ụ u ẩ n (năm yếu tô u ẩ n tụ lại nung n ấ u làm khổ sỏ)
2 Tập đ ế hay nhân đê (S am udayya - satya) p h ậ t giáo cho rằ n g cuộc sống đ au khỏ là có nguyên nhân Để cắt nghĩa nỗi khô của n h â n loại, P h ậ t giáo đưa ra th u y ế t "thập nhị n h â n duyên" - đó là mưòi hai nguyên nhân và kết quả nối theo nhau, cuối cùng dẫn đến các đau khô của con người: 1/ Vô m in h , 2/ H à n h ; 3/ Thức; 4/ D a n h sắc; 5/ Lục n h ậ p ;
6/ Xúc; 7/ Thụ; 8/ Ái; 9/ Thủ; 10/ Hữu; 11/ Sinh; 12/ Lão - Tử
Trong đó "vô minh" là nguyên n h â n đ ầu tiên
3 Diệt <íê (N irodha - satya) P h ậ t giáo cho r ằ n g mọi nỗi khổ có th ể tiêu diệt để đ ạ t tới tr ạ n g th ái Niết bàn
4 Đạo đê (M arga - satya) Đạo đ ế chỉ ra con đường tiêu diệt cái khổ Đó là con đường "tu đạo", hoàn th iệ n đạo đức cá n h â n gồm 8 nguyên tắc (bát chính đạo): 1/ Chính kiên (hiểu b iế t đ ú n g tứ đế); 2/ C h í n h tư (suy nghĩ đ ú n g đắn); 3/ Chính ngữ (nói lòi đúng đắn); 4/ Chính nghiệp (giữ nghiệp không tác dộng xấu); 5/ C h ín h m ện h (giũ ngăn dục vọng);
Trang 31(>/ r h í n h t.mh íiêìì (ròìi luvén ỉu lap khón<Ị một mỏi); 7/ ("hình niộni (có niềm Im bổn VÙÌÌỊỊ \"\() LTỉãi thoát); 8/ Chính dinh (t 1Ị) tnm i' t.ư tương cao (lõ) Tnm ngmvn tac trên cỏ thế thản Lỏm vào "Tam học", tức ha diều cán hoc tập và ròn luyện là Giới - Định - Tuộ Uiời là £ÌỠ cho than, tâm thanh tịnh, trong sạch Định là thu tâm, nhiôp tam đổ cho sức mạnh của tâm không bị ngoại cảnh làm xáo dộng Tuệ là tri tuệ
Phật giáo coi trọng khai mỏ tri tuệ dể thực hiện giải thoát
Sau khi Sidđ har ta mất, Phật giáo dã chia thành hai
bộ phận: T h ư ợ n g toạ và Đại chủng P h á i Thượng tọa bộ (Theravađa) chủ trường duy trì giáo lý cùng cách hành đạo thòi Đức Phật tại thố; phái Dại chúng bộ (Mahasamghika) với
tư tưởng cải cách giảo lý và hành đạo cho phù hợp VỚI thực tế
Khoảng thẻ kỷ II tr CN xuất hiện nhiêu phái Phật giao khác nha u, vê triêt học có hai phái đáng chú ý là phái
N hất thiết hữu bộ (Sarvaxtivadin) và phái Kinh lượng bộ (S a u tràn stik a)
Vào đ ầ u công nguyên, Phật giáo Đại thừa xuất hiện
và chủ trương "tự giác”, "tự th a ”, họ gọi những người đối lập
là Tiểu thừ a
Ở Ẩn Độ, P h ậ t giáo bắt đầu suy d ần từ t h ế kỷ IX và hoàn toàn sụ p đổ trước sự tấn công của Hồi giáo vào t h ế
kỷ XII
II- TRIẾT HỌC TRUNG HOA c ổ , TRUNG ĐẠI
1 H oàn cả n h ra đời và đặc đ iểm củ a tr iế t học* »
T rung H oa cối, tr u n g đại
T r u n g Hoa cô đại là một quốc gia rộng lớn có hai miền khúc nh au Miền Bắc có lưu vực sông Hoàng Hà, xa biển,
Trang 32khí hậu lạnh, đ ấ t đai khô khan, cây cỏ th ư a thớt, sản v ậ t hiếm hoi Miền Nam có lưu vực sông Dương Tử khí hậu âm
áp, cây côi x a n h tươi, sản vật phong phú
T ru n g Hoa cô đại có lịch sử lâu dời từ cuối thiên niôn
kỷ III tr CN kéo dài tới tậ n t h ế kỷ III tr CN vói sự kiện Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa bằng uy quyền bạo
lực mở đầu thời kỳ phong kiến tập quyển Trong khoảng
2000 n ă m lịch sử ấy, lịch sử T ru n g Hoa được ph ân chia làm hai thời kỳ lớn: Thời kỳ từ t h ế kỷ IX tr CN về trước
và thời kỳ từ thế kỷ VIII đến cuối th ế kỷ III tr CN.
và Tây Chu Theo các văn bản cổ, nhà Hạ ra đời khoảng thê kỷ XXI tr CN, là cái mốc đánh dấu sự mở đầu cho chế
độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Hoa Khoảng nửa đầu th ế
kỷ XVII tr CN, người đứng đầu bộ tộc Thương là Thành Thang đã lật đô’ Vua Kiệt nhà Hạ, lập nên nhà Thương dặt
đô ỏ đất Bạc, tỉnh Hà Nam bây giò Đến thế kỷ XIV tr CN,
Bàn Canh dời đô về đất Ân thuộc huyện An Dương Hà Nam ngày nay Vì vậy, nhà Thương còn gọi là nhà Ân Vào khoảng th ế kỷ XI tr CN, Chu Vũ Vương con Chu Văn Vương
đã giết Vua Trụ nhà Thương lập ra nhà Chu (giai đoạn đầu của nhà Chu là Tây Chu) đưa chế độ nô lệ ở Trung Hoa lên đỉnh cao Trong thòi kỳ thứ nhất này, những tư tưởng triết học đã xuất hiện, tuy chưa đạt tới mức là một hệ thống Thế giới quan thần thoại, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm thần
bí là th ế giới quan thống trị trong đòi sống tinh thần xã hội
T ru n g Hoa bấy giờ Tư tưởng tr iế t học thòi kỳ này đã gắn
chặt thần quyển và thế quyển và ngay từ đầu nó đã lý gtải
Trang 33ư lien hc mat thieî <rẲư:î (ldi s o r n ' c h i n h î n - xn hoi vol hnh
V Ưr 'h'> duc hián iy Dỏng thn'1 îhm ky na y v!;t xuat bien
1 ;r.y rjuan mèm co î m h rhát (luv vát móc rnac n h ư n g tư
■'vin ri Ị’ vo thân tlỏn bõ dôi láp lai rhủ nghĩa duy tám than
! ’ h' Î n ! lư<m(T t hời
Thơi k \ t h ư h ai là thơi ky ỉ)ỏn<! CỈ1U í t h ư ò n e goi Im
thôi ky Xuân Thu - ('hiên Quỏc) la thoi kv rhuvèn bién tư :iê do chiem hữu no lệ sang chẽ đỏ phon<7 kiẻn Dưới thói
i a v ('hu dát <\:n thuỏc vế nha Vua thi (lưới thòi Hong Chu quven hữu fói ' ' 1 0 ve đất (tai thuỏr tầng1 lỏn 'ha chu va chê ci ỏ tư nhân vê ruỏng dát hình thnnh Tư đo, sưnhan hoa sang hòn dưa trén cơ sỏ t:'n sAn xuãt hién Xã hoi lue nay ỏ vào tình trang hêt siír <h() lor Sư tr an h giành
»*a VI xả hội của các thê lưc rá t cứ rtã rtây xà hôi Trung Hoa
?(> đại vào tình tran g chiên tr an h khỏe liêt liên miên Đảv chính là điếu kiên hen sư đỏi hoi íĩiai thê chỏ dò no lệ thi
10 C nhà Chu, hình thành \ a hoi phong kiên; đòi hỏi giải thẻ nhà nươc cua che uu fcia trương, xay uựng nhà nươc phong kỉèn nhàm giai Dhong lực lương san xuat mơ đương cho
M hỏi p h á t tn en Sư bien chuvẽn SOI đọng đó cua thơi <iai
đá cìãt ra va làm xuất hiên những tu điẻm, những t r u n # tâm cac "kẻ sì” luòn tr a n h luan ve tr a t tư xa hôi cu va đế
• ! nnưng hình mấu cua mot xa hội trong tương lai Lích -»U gọi thời kỳ này là thời ký "Bách gia chư từ" (trảm nhà trâ m t h a y \ "Bach gia minh t r a n h ” (trảm n ha đua tieng) Chính trong quá trinh ây đả san sinh cac nha tư tương ldn
va hình th a n h nên cac trương phai t n e t hoc khá hoàn rhỉnh Đãc điêm cac trương phai nay là luôn lãv con ngươi
và xả hội làm trung tâm cua sư nghien cứu, có xu hướng
Trang 34chung là giải quyết những vấn để thực tiền chính trị - vlạo đức của xã hội Theo Lưu Hâm (đời Tây Hán), T ru n g Hoa thời kỳ này có chín trường phái tr i ế t học chính (gọi là c ử u lưu hoặc Cửu gia) là: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Ảm D ưJng gia, Danh gia, Pháp gia, Nông gia, Tung hoành gia, Tạp gia
Có thể nói, tr ừ P h ậ t giáo được du n h ậ p từ Ấn Độ sau này, các trường phái triết học được h ìn h th à n h vào thời Xuân Thu - Chiến Quổc được bổ sung hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử tr u n g cổ, đã tồn tại tro n g suốt quá trìn h p h á t triển của lịch sử tư tưởng T ru n g Hoa cho tới thời cận đại
Ra đời trê n cơ sỏ kinh tê - xã hội Đông Chu, so sánh
vối t r i ế t học p h ư ơ n g T ây và Ấn Độ c ù n g thời, t r i ế t học
T run g Hoa cổ, tr u n g đại có n h ữ n g đặc điểm nổi bật
tưởng triết học cổ, trung đại Trung Hoa, các loại tư tưỏng
liên q u a n đến con người n h ư tr iế t học n h â n sinh, t r iế t học đạo đức, tr iế t học chính trị, tr iế t học lịch sử p hát triển, còn triế t học tự nh iê n có p h ần mò nhạt
năm lịch sử các triết gia Trung Hoa đều theo đuổi vương quốc luân lý đạo đức, họ xem việc thực hành đạo đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội Có thể nói, đây chính là nguyên nhân triết học dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận và sự lạc hậu về khoa học thực chứng của Trung Hoa.
Thứ ba, nhấn mạnh sự hài hoà thống nhất giữa tự
xã hội và nhân sinh, đa sô các nhà triết học thời Tiển Tần
Trang 35đcíu nhấn mạnh sự hài hóa thõng nhất giữa các mặt dôi lập, coi trọng tính dồng nhất của cac mối liên hệ tương hỗ của cac khái niệm, coi việc diếu hoà mâu thuần là mục tióu cuối cùng dể giải quyết vấn dể Nho gia, Đạo gia, Phật giáo đêu p h ả n đỏi cái "thái quá" và cái "bất cập" Tính tổng hợp và liên hệ của các phạm tr ù "thiên nhân hợp nhất", "tri hà n h hợp nhất", "thể dung như nhất", "tâm vật dunỊ' hợp" đã th ể hiện đặc điểm hài hòa thống nhất của triêt học trung, cổ đại Trung Hoa.
Thứ tư là tư duy trực giác. Đặc điểm nổi b ậ t của phương thức tư duy của triết học cổ, trung đại Trung Hoa
là nh ận thức trực giác, tức là có trong sự cảm nhận hay thể nghiệm c ả m n h ậ n tức là đặt mình giữa đôi tượng, tiến
h à n h giao tiếp lý trí, ta và vật ăn khớp, khơi dậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiêu trong chốc lát, từ đó mà nắm bản
th ể trừ u tượng H ầu hết các nhà tư tưởng triết học Trung Hoa đểu quen phương thức tư duy trực quan thể nghiệm lâu dài, bỗng chốc giác ngộ Phương thức tư duy trực giác đặc biệt coi trọng tác dụng của cái tâm, coi tâm là gốc rễ của n h ậ n thức, "lấy tâ m để bao quát vật" Cái gọi là "đến
tậ n cùng chân lý" của Đạo gia, P hật giáo, Lý học, v.v nặng
về ám thị, chỉ dựa vào trực giác mà cảm nhận, nên thiếu
sự chứng minh r à n h rọt
Vì vậy, các khái niệm và phạm t r ì chỉ là trực giác, thiêu suy luận lôgíc, làm cho triết họe Trung Hoa cổ đại thiẽu đi n h ử ng phương pháp cần thiết để xây dựng một hệ thông lý luận khoa học
N hận định về triết học Trung Hoa thời cổ, trung đại:
Trang 36đô từ chỏ độ chiêm hữu Ĩ1Ô lê len xa hôi phong kien Tron"
bối càn h lích sử áy, mói <ịu;u i \U11 hang đau cùn cao nha
tư tưởng T ru n g Hoa cò đai là nhumr van <lỏ thuoe đdi son£
thực tiến rh i n h tri - đạo đừc cua xã 1 10 1 Tuv ho van lỉun^
trên quan điểm duy tàm đe giải thích và đưa ra những biên
phap giai quvót cac van dô xả hỏi nhưng n h ữ n g tư tường
của ho đã co tác dung rấ t lớn trong việc xac lập mot trậ t
tự xã hội theo mô hình chê đô q u a n chủ phong kiến tru n g
ương tập quyến theo những giá tri ch u ẩ n mưc chính tri -
đạo đức phong kien phưrme Đon ’
Bên can h nhunR suy tư sâu sac ve cac v àn đè xã hói,
nển triế t ho<’ T ru ng Hoa thơi ' ố con rông hièn cho lích sử
triế t học thẻ giới những tư tương sâu sãc ve sư biên dịch
của vũ tru Những tu tưcíng vo Am liương, Ngù h àn h t—
còn có n hữ ng ha n chê nhá* dinh nhưng đo !à những trièt
lý đặc sẩc m ang tinh chát duy vat va biên chưng cua n<ĩươì
T rung Hoa thòi cố đã có ản h hường to lớn tới thẻ giơi quan
triết hoc sau này không những của người Trung Hoa mà cả
những nước chiu ảnh hương của nên triết hoc Trung Hoa.
2 Một sô học th u y ế t tiê u biểu củ a tr iế t hoc Trung Hoa cổ, trung đại
Ảm Dương và Ngũ hành là hai phạm trù quan trọng
trong tư tường triết hoc Trung Hoa là những khái niệm
trừu tương đâu tiên của ngươi xưa đỏì VỚI sự sản sinh bien
hóa của vũ trụ Việc sử dụng hai phạm trù Am - Dương va
Ngũ hành đánh dấu bước tiến bộ tư duy khoa hoc đẩu tiên
nhàm thoát khỏi sự khống chê vể tư tường do các kh^i
Trang 371111*111 T h ư ợ n g đe ( ị u y t ha n tru ven thons: (ỉ<*m la 1 Do là COI
nguon cua quan điem tiuv vát va bien chưng trong tu tơnniỊ t n o t hoc cua ngươi Trung Hoa
p thuộc vè anh sang rnặl trơi và anh sáng; "Am" co nghĩa
Vê sau, Am - Dương được COI như hai khí\ hai ngu vén ly
hay hai thỏ lưc vũ trụ: bieu thị cho giông đưc, hrjạc aỏng, hơi nóng, anh sans, khôn ngoan, rắn rỏi V V tức là Dương;, giong cai, t h u động, khí la nh , bóng tôi, âm ướt, mém mòng, v.v tức là Am Chính do sự tác dộng qua lai giữa chúng mà sinh ra moi sự vát, hiện tượng trong trơi đất Trong Kinh Dich sau nay cỏ bổ sung thêm lịch trình bièn
•;oa của vu tru cỏ khỏi điểm là Thái cực. Từ Thái cưc'ma
ra Lường nghi (âm dương), rồi Tứ tượng, rói Bát quái Vây, nguồn gốc VÜ tru là Thai cực, chứ không phai Am Dương Đa sò học giả đơi sau cho Thái cực là thứ khí "Tiên Thiên", trong đó tiêm phuc hai nguyên tỏ' ngược nhau vê tinh ch ất là Am - Dương Đảy là một quan niệm tiến bộ so vơi quan niệm Thương đê làm chủ VÜ trụ của các đời trước
Hai thỏ lực Am - Dương không tồn tại biệt lập mà thông nhất, che ước lẩn aihau theo các nguyên iý sau:
- Am - Dương thông n h át th à n h thái CƯC Nguyên lý này nói lèn tinh toan ven, tinh chỉnh thể, cân bầng cua cái
đa và cái duy nhât Chính nó bao hàm tư tương vê sự thông n h ấ t giữa cái bàt biến va biên đổi
- Trong Am có Dương, trong Dương có Am Nguyen
Trang 38lý này nói lên khả nàng biên dổi Am - Dương dã bao hàm trong mỗi m ặ t đói lập của Thái cực.
Các nguyên lý trên được khái quát bằ n g vòng tròn khép kín, có hai hình đen trắng tượng trưng cho Âm Dương, hai hình n ày tuy cách biệt hẳn nhau, đôì lập n h au nhu ng
ôm lấy nhau, xoắn lấy nhau.
Từ "Ngũ hành" dược dịch là năm yếu tô’ Nhưng ta
không nên COI chú ng là những yếu tô tĩn h m à nên coi là
n ăm thê lực động có ả n h hưởng đến nhau T ừ "Hành" có
nghĩa là "làm", "hoạt động", cho nên từ "Ngũ hành" theo
nghĩa đen là năm hoạt động, hay năm tác nhân Người ta
cũng gọi là "ngũ đức" có nghĩa là năm th ế lực "Thứ nhất
là Thủy, hai là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, n ă m là Thổ
Cuối Tây Chu, xuất hiện thuyết Ngũ hành đan Xen
Ngũ h à n h được dùn g để giải thích sự sinh trưởng của vạn
vật trong vũ trụ "Thổ mộc hỏa,đan xen thành ra trăm vật",
"hoà hợp t h ì s i n h ra v ật, đồng n h ấ t th ì k h ô n g tiế p nối"
(Quốc ngữ - trịnh ngữ) Tức là nói những vật giống nhau thì không thể kết hợp thành vật mới, chỉ có những vật có tính chất khác nhau mới có thê hóa sinh thành vật mới Tiếp theo là thuyết Ngũ hành tương thắng, rồi xuất hiện thuyết Ngũ hành tương sinh đả bổ khuyết chỗ chưa đầy đủ của thuyết Ngũ hành đan xen.
Tư tưởng Ngũ hành đến thời Chiến Quốc đã p h á t triển
thành một thuyết tương đôì hoàn chỉnh là "Ngũ hành sinh thắng" "Sinh" có nghĩa là dựa vào nhau mà tồn tại, thắnf
có nghĩa là đối lập lẫn nhau.
Trang 39Như vậy, tư tưởng triết học ve Ngũ hành có xu hướng phâi tích cấu trúc của vạn vật và quy nó vế những yêu tỏ khỏ}nguyên với những tính chất khác nhau, nhưng tương tác xù nhau.
Nănì yếu tô này không tồn tại biột lập tuyệt đôi mà tron: một hệ thống ảnh hưởng sinh - khác với nhau theo
h a i I guyên tắc sau:
+ Tương sinh (sinh hóa cho nhau): Thổ sinh Kim; Kìm sinh nhủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hoả sinh Thổ, V.V
+ T ương k h ắ c (chê ước lẫn nhau): T h ổ k h ắc Thủy;
T h ủ ' khác Hỏa; H ỏa khấc Kim; Kim khắc Mộc; và Mộc khắc rhổ V.V
r h u y ê t Am Dương và Ngũ hành được kết hợp làm một 'ào thời Chiến Quốc đại biểu lớn n h ấ t là T râu Diễn Óng (ã dùng hệ thông lý luận Âm Dương Ngũ hà n h "tương sin h ương kh ắc" để giải th ích mọi vật tr o n g trời đ ấ t và giữa ìh â n g ia n Từ đó p h á t sin h ra q u a n điểm duy tâ m Ngủ (ức có trước có sau Từ thời T ần Hán vê sau, các nhà
thống trị có ý thức phát triển thuyết Âm Dương Ngũ hành,
biến h à n h một th ứ th ầ n học, chẳng h ạ n th u y ế t "thiên nhân :ảm ứng" của Đổng Trọng Thư, hoặc "Phụng mệnh trời" của các triều đại sau đời Hán
i) Nho gia (thường gọi là Nho giáo)
Uho gia do Khổng Tử (551 - 479 tr CN sáng lập) xuất hiện vào k h o ả n g th ê kỷ VI tr CN dưới thời X u â n Thu Sau kli KhôVig Tử chết, Nho gia chia làm tá m phái, q u a n trọng ìh ấ t là phái Mạnh Tử (327 - 289 tr CN) và Tuân Tử (313 - >38 tr CN)
Trang 40Manh Tủ đ.ỉ (11 sHVi tỉm hieu han tinh con nưưM’ ĩ»v>n
cơ sờ dạo nhân cua Khong Tu để ra thu yet tinh
ỏng cho răng, ỉhỉèn nienh" quvot dinh nhân sư nhung Cun người cỏ thẻ qua viêc tòn tâm dưỡng tinh rua n han t-hưc dược thê giới khach quan, tưc cai goi "tận tam t n tinh, tri
th iê n ”, "vạn vát đểu co du trong t a ” Ong hé thôn" hoa triét hoc duy tâm cua Nho gia trôn phương diên the giới quan
Kinh điển của Nrho gia thường kể tới bộ Tử thư và Ngủ kinh Tử th ư có Trung dung, Đai học, Luận ngừ, Manh Tứ
Ngủ kinh có: Thi, Thư, Lễ} Dich, Xuân Thu Hộ thông kinh điển
đó hầu hết viết vê xã hội, vê những kinh nghiệm lịch sử
T r u n g Hoa, ít v iêt vé tự n h iên Đ iếu n ay cho t h ấ y rõ xu
hướng biện luận vê xã hôi, về chính trị đạo đức là những tư
tưởng cốt lõi của Nho gia N hững người sáng lập Nho gia nói vê vũ tr ụ và tự nhiên không nhiểu
*
Họ th ừ a nhận có "thiên mệnh", nhưng dối VỚI quỷ thần lại xa lánh, kính trọng Lập trường của họ vé vân đẽ này r ấ t m â u th u ẫ n Điêu đó chứng tỏ tâ m lý của họ là muốn gạt bò quan niệm thần học thời An - Chu nhưng không gạt nôi Q u an niệm "thiên mệnh" của Không Tử dươe M ạnh
Tử hệ th ô n g hóa, xây dựng t h à n h nội d u n g t r i ế t học duy tâm trong hệ thống tư tưởng triêt học của Nho gia-