LỜI CAM ĐOAN Kết quả nghiên cứu đề tài: “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp Shichida ” là thành quả của việc tự tìm hiểu, tự nghiên cứu dưới sự chỉ bảo của giáo viên
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======
TRẦN THỊ HOA
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
THEO PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Hà Nội, 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======
TRẦN THỊ HOA
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
THEO PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học:TS.PHẠM QUANG TIỆP
Hà Nội, 2019
Trang 3Em kính mong nhận đƣợc sự chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn để khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hoa
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Kết quả nghiên cứu đề tài: “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp Shichida ” là thành quả của việc tự tìm hiểu, tự nghiên cứu dưới
sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn và tham khảo những tài liệu có liên quan
Em xin cam đoan khóa luận “Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp Shichida” là kết quả nghiên cứu của riêng em, đề tài không
trùng với đề tài của tác giả khác
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hoa
Trang 5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về phương pháp Shichida
Bảng 2: Đánh giá của giáo viên về một số kĩ năng sống của trẻ trong lớp mình dạy
Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
Bảng 4: Kết quả khảo sát mức độ các thầy,cô sử dụng phương pháp Shichida trong các hoạt đọng giáo dục khác tại trường mầm non
Bảng 5: Kết quả khảo sát của giáo viên về ưu điểm của phương pháp Shichida trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 2
6 Giả thuyết khoa học 3
PHẦN 2: NỘI DUNG 4
Chương 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON THEO PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA 4
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 4
1.2 Khái niệm và phân loại kĩ năng sống 5
1.2.1 Khái niệm kĩ năng sống 5
1.2.2 Phân loại kĩ năng sống 6
1.3 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non 8
1.3.1 Sự cần thiết giaó dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non 8
1.3.2 Quan niệm giáo dục về kĩ năng sống 9
1.3.3 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non 9
1.3.4 Các hoạt động giáo duc kĩ năng sống trong trường mầm non 9
1.4 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp Shichida 10
1.4.1 Khái niệm về phương pháp Shichida 10
1.4.2 Bản chất của phương pháp Shichida 10
1.4.3 Đặc trưng của từng độ tuổi 10
1.4.4 Đặc điểm của giáo dục kỹ năng sống trong phương pháp shichida 12
1.4.5 Mục đích của phương pháp Shichida 14
1.4.6 Nội dung của phương pháp Shichida 16
1.4.7 Phương pháp Shichida 16
Trang 71.5 Đặc điểm của trẻ mầm non 19
1.5.1 Đặc điểm nhận thức 19
1.5.2 Đặc điểm kỹ năng 20
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 22
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON THEO PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA 23
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 23
2.1.1 Mục tiêu khảo sát thực trạng 23
2.1.2 Đối tượng khảo sát thực trạng 23
2.1.3 Nội dung khảo sát thực trạng 23
2.1.4 Phương pháp khảo sát thực trạng 23
2.2 Kết quả khảo sát 23
2.2.1 Nhận thức của giáo viên về phương pháp Shichida 24
2.2.2 Đánh giá của giáo viên về một số kĩ năng sống của trẻ trong lớp mình dạy 26
2.2.3 Nhận thức của giáo viên về kĩ năng sống cho trẻ mầm non 28
2.2.4 Khảo sát thực trạng về việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp Shichida 29
2.2.5 Khảo sát của giáo viên về ưu điểm của phương pháp Shichida trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 32
Chương 3: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON THEO PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA 33
3.1 Nguyên tắc thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm on theo phương pháp Shichida 33
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 33
3.1.2 Đảm bảo phù hợp với chương trình mầm non 33 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa hai bán cầu não trái
Trang 8và não phải 33
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp cả 3 yếu tố não bộ, trái tim và thể chất trong mỗi hoạt động học 34
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo ba chìa khoá vàng: yêu thương, khen ngợi và nhìn nhận trẻ 35
3.2 Quy trình thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp Shichida 36
3.3 Minh họa tiến trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non theo quan điểm Shichida 40
3.4 Thực nghiệm khoa học 46
3.4.1 Khái quát thực nghiệm 46
3.4.2 Tiến hành thực nghiệm về kĩ năng sống 47
3.4.3 Kết quả thực nghiệm 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 49
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
1 Kết luận 50
2 Kiến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Nhận thức của giáo viên về phương pháp Shichida 25 Biểu đồ 2: Đánh giá của giáo viên về một số kĩ năng sống của trẻ trong
lớp mình dạy 27 Biểu đồ 3: Nhận thức của giáo viên về kĩ năng sống cho trẻ mầm non 28 Biểu đồ 4: Kết quả khảo sát mức độ các thầy, cô sử dụng phương pháp
Shichida trong các hoạt động giáo dục khác tại trường mầm non 29
Bảng 5: Kết quả khảo sát của giáo viên về ưu điểm của phương pháp
Shichida trong giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non 30
Trang 10PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
- Giai đoạn 0 – 6 tuổi được gọi là giai đoạn cửa sổ cơ hôi,ở giai đoạn này trẻ có rất nhiêu tiềm năng cơ hôi,trẻ ưa trải nghiệm thích khám phá.Trong khi đó,các hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu và mong mỏi của trẻ.Hiện nay có rất nhiều xu hướng giáo dục mới nếu ứng dụng các xu hướng mới này trong các trường mầm non sẽ giúp phần nào đáp ứng các tiềm năng cho trẻ.Một trong những phương pháp giáo dục sớm thì không thể không kể đến phương pháp Shichida
- Phương pháp giáo dục shichida là một phương pháp giáo dục trẻ hiệu quả được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu hiện nay Dạy con từ thuở còn thơ” là điều mà hầu như bậc cha mẹ nào cũng thuộc nằm lòng Nhưng dạy con như thế nào để con phát triển khỏe mạnh, giỏi giang và biết yêu thương lại là điều không phải ai cũng biết
- Phương pháp Shichida chính là nền tảng kiến thức, những bước đi được vạch ra rõ ràng nhằm hỗ trợ bố mẹ trong việc thực hiện điều đó Phương pháp Shichida là sự cân bằng giữa các bài tập phát triển não phải và não trái Các hoạt động não phải thường được trẻ học tập là các bài tập tưởng tượng, trực giác, ghi nhớ hình ảnh và tiếp thu thông tin ở tốc độ cao Đi đôi với các hoạt động rèn luyện não trái như các bài tập tư duy, khéo léo tay, ngôn ngữ và học Toán Mỗi bài tập được thiết kế chi tiết dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp nhất với từng giai đoạn phát triển của trẻ, tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của con
- Phương pháp giáo dục sớm Shichida thực tế là triết lý giáo dục dựa trên nền tảng của sự phát huy sức mạnh tiềm ẩn của não phải, hay còn gọi là “giáo dục trái tim”
- Giáo sư Makoto Shichida quan niệm rằng :“mỗi đứa trẻ là một thiên tài
và giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là thời kỳ não bộ của bé phát triển mạnh mẽ nhất” Đây là thời kỳ tối quan trọng để kích hoạt não phải của trẻ – giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
Nó chia thành 3 giai đoạn :
Trang 11+ Từ 0 đến 6 tháng tuổi: Là thời kỳ phát triển năng lực tiếp thụ
+ Từ 6 đến 3 tuổi: Thời kỳ phát triển năng lực biểu đạt
+ Từ 3 đến 6 tuổi: Thời kỳ phát triển năng lực tư duy
- Từ các lí do trên tôi quyết định chọn đề tài : “ Giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ mầm non theo phương pháp shichida” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp shichida
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Qúa trình giáo dục mầm non
- Đối tượng nghiên cứu: Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp shichida
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp shichida
- Thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp shichida
- Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp shichida
Trang 12+ Trường mầm non Hoa Hồng,phường Trưng Trắc,tỉnh Phúc Yên
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp shichida
+ Nghiên cứu các công trình khoa học khác có lien quan tới đề tài
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp phỏng vấn
6 Giả thuyết khoa học
Nếu giáo dục kĩ năng sống của trẻ mầm non theo phương pháp shichida
có hiệu quả và làm tốt thì sẽ cải thiện được kĩ năng sống cho trẻ
Trang 13PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON THEO PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Phương pháp được lấy theo tên của Giáo sư Shichida Makoto - là một dục Quốc tế và là cố vấn cho Hiệp hội cấp chứng chỉ toán học của Nhật Bản Sau khi thành lập trường ngoại khóa chuyên tiếng Anh cho trẻ em tại Nhật vào năm 1958, ông đã bắt đầu cuộc hành trình 40 năm tâm huyết cho việc nghiên cứu và phát triển Giáo dục sớm với mong muốn phát triển phương pháp giáo dục sớm toàn diện và cân bằng não bộ ở trẻ Giáo sư Makoto Shichida là tác giả của hơn 160 cuốn sách, trong đó có hơn 100 cuốn
và quốc tế như : “ Giải thưởng Dịch vụ văn hóa-Xã hội (Socio-Cultural Award) tháng 4 Năm 1997, dành cho những cá nhân có những thành tích vượt bậc trong 6 lĩnh vực khác nhau, bao gồm: nghệ thuật, mỹ thuật, tôn giáo, phúc lợi xã hội, văn hóa và giáo dục; Giải thưởng Khoa học Quốc tế Grand Prix (International Science Grand Prix) tháng 7 Năm 1997, Hội đồng Khoa học Thế giới đã đánh giá phương pháp Shichida về giáo dục não phải là một trong những học thuyết giáo dục tốt nhất; Huân chương Hiệp sĩ vì sự phục vụ xuất sắc của tổ chức Hòa bình Thế giới (The Order of the Grand Knight for the Distinguished Service of the World Peach) tháng 12 Năm 1997; Người đầu tiên đạt huân chương của Cộng hòa Liên bang Brazil (Commander of the Order of the Federative of Brazil) tháng 10 Năm 1998; Giải thưởng y khoa (Wellness Medicine Award) tháng 3 Năm 2003, giải thưởng được trao tặng cho những người đang phục vụ sức khỏe về thể chất và tinh thần cho con người, và đang có đóng góp cho tổ chức Hòa bình Thế giới trong nhiều năm,
và giải thưởng Tưởng niệm Higashi-Kuninomiya (Higashi-Kuninomiya Memorial Award) tháng 6 Năm 2003, giải thưởng này được trao tặng cho những cá nhân chú trọng đến tầm quan trọng của những ý tưởng sáng tạo, phát triển tài sản trí tuệ và cống hiến công sức tối đa cho ngành giáo dục sáng tạo”
Trang 14Theo Giáo sư Shichida: “Từ điển định nghĩa “giáo dục” là “dạy kiến thức và kỹ năng” Tuy nhiên, nghĩa gốc của từ này trong tiếng La Tinh là
“khơi dậy khả năng bẩm sinh” Do vậy, trách nhiệm của chúng tôi là khơi dậy tối đa khả năng tiềm tàng to lớn của các bé thông qua giáo dục.”
Shichida cho rằng, điều quan trọng nhất trong giáo dục không phải nhồi nhét kiến thức mà là khơi gợi tài năng thiên bẩm mà mỗi bé có ngay từ khi sinh ra Để đạt được điều này, ba mẹ cần tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển của bé giàu tính tương tác và giáo dục
Theo phương pháp Shichida, giai đoạn từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn quan trọng giúp trẻ phát huy được khả năng trí tuệ vô hạn Trong đó, giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là thời kì trẻ phát triển một cách tốt nhất ,trẻ có thể tiếp thu những kiến thức ta dạy như : ca hát,múa, vẽ,…Giai đoạn từ 3 - 6 tuổi là thời kì để mà
ta nhận ra trẻ tốt và có năng khiếu ở lĩnh vực nào thì ta sẽ dạy trẻ tốt ở lĩnh vực đó
Với phương pháp Shichida, giáo dục tại gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng để phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ mà trẻ có Phương pháp đưa ra 3 nguyên tắc vàng dành cho bố mẹ là “Tình yêu thương”, “Sự nghiêm khắc” và “Sự tin tưởng” Và đó cũng là những lý do mà tại sao phương pháp giáo dục Shichida được mang tên phương pháp “Giáo dục tâm hồn” hay
“Giao dục của trái tim”
1.2 Khái niệm và phân loại kĩ năng sống
1.2.1 Khái niệm kĩ năng sống
Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống:
Theo UNICEF, kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp học sinh thay đổi hoặc hình thành hành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng và tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng
Theo Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết (Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả, ; Học làm
Trang 15người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…; Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm (Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm
vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành
vi thích ứng và tích cực giúp cá nhân có thể ứng xử có hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày
Từ những quan niệm trên:Có thể thấy kĩ năng sống bao gồm rất nhiều loại kĩ năng sống cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.Bản chất của kĩ năng sống là giúp bản thân có thể tự quản lí và giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày một cách hiểu quả Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng tự làm chủ bản thân của mỗi người,khả năng ứng xử phù hợp với hững người khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống
1.2.2 Phân loại kĩ năng sống
1.2.2.1 Theo lĩnh vực sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới(WHO): được chia ra
1.2.2.2.Phân loại của UNESCO :bao gồm hai nhóm :
Nhóm 1: Đó là các kĩ năng sống được thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như:- Các vấn đề vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng;- Các vấn đề về giới tính, sức khỏe sinh sản;- Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS;- Phòng tránh rượu, thuốc lá và ma túy; -
Trang 16Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro;-Hòa bình và giải quyết xung đột;- Gia đình và cộng đồng;- Giáo dục công dân;- Bảo vệ thiên nhiên và môi trường;- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ…
Nhóm 2: Các kĩ năng như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng cảm xúc, kĩ năng xã hội
1.2.2.3 Phân loại của tổ chức Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)
Kĩ năng nhận biết và sống với người khác: kĩ năng quan hệ tương tác liên nhân cách, sự cảm thông-thấu cảm, đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn
bè hoặc của người khác, thương lượng, giao tiếp có hiệu quả
Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: kĩ năng tự nhận thức, lòng tự trọng, sự kiên định, đương đầu với cảm xúc, đương đầu với căng thẳng
Kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả: tư duy phê phán, tư duy sáng quyết định, giải quyết vấn đề
Có rất nhiều cách phân loại về kĩ năng sống.Chính vì lẽ đó,có thể thấy rằng các biếu hiện về kĩ năng sống của con người rất đa dạng,phong phú,phức tạp
Ở Việt Nam :
Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả bao gồm: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình bao gồm: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin, Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác bao gồm : giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,
Trang 171.3 Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
1.3.1 Sự cần thiết giaó dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
1.3.1.1 Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người,
Giáo dục kĩ năng sống sẽ mang lại những hành vi tích cực mang tính tích cực
xã hội, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống thoải mái và giảm được các tệ nạn
xã hội Giáo dục kĩ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được công nhân trong luật pháp Việt Nam
và quốc tế
1.3.1.2 Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
Nếu thiếu kĩ năng sống, trẻ dễ bị xa ngã vào các tệ nạn xã hội, các hành
vi tiêu cực, bạo lực vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động … hiện nay, thế hệ trẻ thường bị chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài được đan xen những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực
Giáo dục kĩ năng sống giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước những tình huống trong cuộc sống hàng ngày của trẻ ,từ sức ép của cuộc sống
và sự lôi kéo thiếu lành mạnh, giúp các em xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng, bạn bè và mọi người, sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh và phát triển tốt có thể
Trang 181.3.1.3 Đối với trẻ mầm non
Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được tiếp nhận sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và cách ứng phó khi gặp những khó khan trong cuộc sống, trẻ sẽ biết tự khẳng định mình trong cuộc sống
Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nghiên cứu, chính vì thế cần giáo dục kĩ năng sống cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ
1.3.2 Quan niệm giáo dục về kĩ năng sống
Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất quan điểm của UNICEF: Kỹ năng sống là hình thành hành vi mới hoặc cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và
kỹ năng
1.3.3 Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
Phương pháp giáo dục được hiểu là cách thức, là con đường hoạt động chung,tiếng nói chung giữa giáo viên và trẻ,trong những điều kiện đó để xác định,để giúp trẻ đạt được mục đích học tập :- Làm gương/làm mẫu;- Trải nghiệm;- Trò chơi;- Tập luyện thường xuyên;- Trò chuyện, đàm thoại;-Giải quyết tình huống;- Thông qua các hoạt động nghệ thuật như vẽ tranh, ca hát, nhảy múa, kể chuyện;- Khen ngợi, động viên trẻ kịp thời
1.3.4 Các hoạt động giáo duc kĩ năng sống trong trường mầm non
Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ có thể tiến hành trong tất cả các hoạt động giáo dục hàng ngày như: vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lao động vừa sức, lễ hội, tham quan Mỗi hoạt động đều có những ưu điểm riêng đối với việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.Để trẻ có được những kĩ năng sống thì đó
là một quá trình tập luyện,nỗ lực với sự hỗ trợ từ giáo viên,gia đình và bạn bè
Trang 191.4 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp Shichida
1.4.1 Khái niệm về phương pháp Shichida
Phương pháp giáo dục sớm Shichida là một phương pháp của Nhật, còn được gọi với tên phương pháp “Giáo dục tâm hồn” Phương pháp này dành cho trẻ
từ 0 – 6 tuổi, nhằm khơi dậy mọi tiềm năng bẩm sinh của trẻ một cách cân bằng Ở phương pháp này, trẻ được dạy phát triển thính giác, cảm thụ âm; Sử
dụng flash card, hình ảnh minh họa;
1.4.2 Bản chất của phương pháp Shichida
Phương pháp Shichida hướng đến một nền giáo dục sớm cho trẻ ngay từ bé để trẻ có thể phát triển về mọi mặt từ trí óc,tinh thần đến thể chất,trong đó đặc điệt là não bộ của trẻ
1.4.3 Đặc trưng của từng độ tuổi
Giai đoạn 0 tuổi – Giai đoạn trưởng thành nhanh chóng mỗi ngày, não
bộ cũng phát triển nhanh chóng
Đặc trưng của trẻ 0 tuổi
0 tuổi là thời kỳ “cứng cổ” “bắt đầu ê a” “ lẫy” “mọc răng”, đây là giai đoạn trưởng thành nhanh chóng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường Tuy nhiên, cũng có những bộ phận phát triển nhanh đến mức ngạc nhiên mà ta không thể nhìn được bằng mắt thường, đó là não bộ Đây là thời kỳ đáng ngạc nhiên nhất, trẻ bắt đầu nhận thức sự sống trên thế gian này và thẩm thấu dần dần sự vật sự việc Giai đoạn này hãy nuôi dưỡng trẻ bằng tình yêu, bằng sự vuốt ve, âu yếm
Giai đoạn 1 tuổi – Không thu hẹp môi trường “Học tập”
Đặc trưng của trẻ 1 tuổi
1 tuổi là giai đoạn thẩm thấu dần dần giống như miếng bọt biển tự thấm hút nước, nó thẩm thấu tất cả những gì nhìn thấy, nghe thấy Những việc nhìn thấy, nghe thấy, hay cảm giác được kích thích càng nhiều sẽ càng tạo cơ hội cho não bộ phát triển Đây là thời kỳ hấp thụ dần dần mọi việc được tiếp cận Giai đoạn 2 tuổi – 2 tuổi là thời kỳ thiên tài, thời kỳ cơ hội
Trang 20Đặc trưng của trẻ 2 tuổi
2 tuổi là thời kỳ thiên tài, và là giai đoạn phát triển nhanh chóng đến 3 tuổi Từ sáng sớm khi ngủ dậy cho đến lúc tối muộn khi đi ngủ, ý thức ham muốn học hỏi mọi việc như là “muốn vận động cơ thể”, “muốn học tập từ ngữ”, “muốn làm giỏi những việc xung quanh mình” bị mất đi, và thay vào đó
là muốn tự mình làm mọi thứ Bố mẹ không cần phải nói mà hãy cho trẻ làm những việc đơn giản như thay quần áo, ăn uống đúng như suy nghĩ của trẻ Và nếu có thể hãy luôn khen ngợi trẻ, tạo cho trẻ có sự tự tin và niềm đam mê Giai đoạn 3 tuổi – Giai đoạn bước vào độ tuổi tự lập
Đặc trưng của trẻ 3 tuổi
3 tuổi là giai đoạn tính ưu việt của não sẽ chuyển từ não phải sang não trái, vì thế từ việc chỉ có thể dạy cho trẻ, cho trẻ ghi nhớ như từ trước đến nay vẫn làm thì hãy nâng cao khả năng suy nghĩ của trẻ Hãy cho trẻ tự lập dời xa
bố mẹ, người mà chúng thường xuyên gắn bó từ trước tới nay, để trẻ có thể tự mình suy nghĩ, hay hãy để cho trẻ tự làm những gì mà chúng muốn Hãy giúp trẻ vui vẻ trưởng thành, tự mình dời xa mà không phản kháng lại Bằng việc được truyền đạt đầy đủ tình yêu thương của người mẹ, đứa trẻ sẽ cảm thấy an tâm để tự lập
Giai đoạn 4 tuổi – Đây là thời kỳ đỉnh cao để nuôi dưỡng tính sáng tạo cũng như cá tính nổi bật
Đặc trưng của trẻ 4 tuổi
Đây là thời kỳ phản kháng Thực ra đây không phải là việc xấu, mà chẳng qua vì trẻ muốn tự bản thân mình lớn lên, muốn làm mọi việc bằng cảm giác, suy nghĩ và sở thích của bản thân Thêm vào đó, muốn nuôi dưỡng khả năng sáng tạo không thể thiếu việc nuôi dưỡng cá tính nổi bật Đây cũng là thời kỳ tính tò mò bộc lộ rõ nét, trẻ hay đặt câu hỏi “tại sao” và có thể thấy giai đoạn này trẻ nói liên tục, nói như gió Điều này chứng tỏ trẻ đã rất vui mừng vì đã được nuôi dưỡng tính sáng tạo một cách phong phú Hãy nuôi dưỡng khả năng này của trẻ sao cho lên 5 tuổi nó không bị mất dần đi
Trang 21Giai đoạn từ 5-6 tuổi – Thời kỳ trẻ thay đổi từ xã hội trẻ con sang xã hội người lớn
Đặc trưng của trẻ 5-6 tuổi
Trẻ 5-6 tuổi có thể gọi là một thành viên nhỏ bé của xã hội, một con người hoàn chỉnh đã có ý thức về bản thân mình trước người khác Trẻ có thể đối đáp, cãi lại, hoặc nói những điều không thuận tai nhưng ngược lại trẻ sẽ
có sự bình tĩnh như người lớn, và có thể trông cậy được Nếu biết lắng nghe, đồng điệu với ý muốn của trẻ và dạy trẻ cách nói hợp lý sẽ có thể nuôi dưỡng
sự tự tin của chúng Ngoài ra, từ 6 tuổi, vì là giai đoạn chuyển dần từ nhà trẻ mẫu giáo lên nhi đồng nên việc thay đổi xung quanh dễ làm cho trẻ cảm thấy bất an, đây là thời kỳ rất khó xử lý Lúc này có thể xuất hiện hiện tượng
“thoái lui” như những việc từ trước đến nay đã có thể làm được nay đột nhiên không thể làm được, vì vậy hãy quan tâm đến trẻ bằng tình yêu thương nồng
ấm
1.4.4 Đặc điểm của giáo dục kỹ năng sống trong phương pháp shichida
Áp dụng cho trẻ 6 tháng – 6 tuổi – ” Thời kỳ vàng” cho sự phát triển của trẻ
Khi bố mẹ để con được tiếp cận, mang đến cho trẻ một nền giáo dục về tâm hồn như phương pháp shichida, trẻ sẽ có cơ hội tiếp nhận và phát triển một lượng tri thức lớn, một lòng trắc ẩn với người khác, một cơ thể khỏe mạnh và một chế độ dinh dưỡng khoa học
Giáo dục não phải: để kích hoạt các năng lực to lớn của não phải bằng cách sử dụng các hình ảnh
Giáo dục Trái tim: xây dựng bằng tình yêu thương, sự tin tưởng lẫn nhau trong mỗi quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Giáo dục về dinh dưỡng và thể chất để giúp phát triển những cơ thể khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tâm hồn
Giáo dục não trái - giáo dục về trí tuệ để phát huy những khả năng đã được kích hoạt
* Giáo dục trái tim:
Trang 22Giáo dục trái tim trong phương pháp giáo dục của Shichida nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa ba yếu tố: tình yêu thương của cha mẹ, tâm hồn và não
bộ của trẻ
Điều quan trọng cơ bản trong nuôi dạy trẻ là truyền tải tình cảm của cha
mẹ dành cho con cái.Tình yêu của cha mẹ sẽ làm cho trẻ phát triển tốt và sẽ giúp thức tỉnh những tiềm năng to lớn của trẻ Nó cũng giúp chúng ta mở rộng cánh cửa tâm hồn của trẻ
Thông thường, trẻ sẽ không tự sử dụng được các tiềm năng thiên bẩm của mình khi chúng có những hình ảnh tiêu cực một cách vô thức về bản thân Truyền tải tình yêu của cha mẹ đối với con cái có thể mở cánh cửa tâm hồn trẻ một cách dễ dàng giúp trẻ tiếp thu một cách hiệu quả nhất Khi cha mẹ có thể bày tỏ tình yêu thương của mình đối với con cái và hàn gắn những vết thương về tâm hồn cho con, đứa trẻ sẽ thay đổi một cách nhanh chóng
Tâm hồn và bộ não lại liên quan chặt chẽ với nhau Bộ não hoạt động như thế nào lại được quyết định bởi tâm hồn trẻ Não của trẻ hoạt động rất tuyệt vời, nên bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể tự thoát khỏi bệnh tật, tật nguyền và học lực kém
* Giáo dục thể chất:
Thông qua phương pháp giáo dục hình ảnh, trẻ của các trung tâm Shichida có thể học đạt được những thành tích tốt và nổi trội trong các hoạt động thể chất
* Giáo dục não phải:
Giáo dục não phải không chỉ là để tập trung vào những thành tựu về học lực Một trong những kết quả tuyệt vời của giáo dục não phải là mọi trẻ em theo phương pháp này đều phát triển tâm hồn một cách hài hòa, nhẹ nhàng Chúng sẽ bắt đầu thể hiện sự nhậy cảm, lòng nhân ái, trí tưởng tượng và sự sáng tạo Đây là bản chất tự nhiên của giáo dục não phải do những đứa trẻ này được nuôi dạy trên nguyên tắc nó được bao bọc bởi tình yêu thương, sự tôn trọng và hợp tác
Trang 23Đồng thời, nếu xét giáo dục não trái nói riêng, có thể thấy giáo dục não trái chủ yếu dựa trên sự cạnh tranh và đối đầu nhau Giáo dục não phải không phải chỉ để trẻ phát triển trí tuệ mà để bồi đắp tình yêu, cảm giác tự tôn và sự hợp tác với các bạn và với mọi người xung quanh
Trong khi giáo dục não phải cho trẻ, các nhà giáo dục và cha mẹ phải thường xuyên khen ngợi trẻ và cho trẻ hiểu về những năng lực tuyệt vời mà trẻ có được và do đó trẻ là những em bé quý giá nhất Chúng ta cũng cần để trẻ hiểu chính bản thân trẻ cũng phải có trách nhiệm để phát triển những khả năng thiên bẩm của mình một cách tối ưu nhất Đồng thời, phải giúp trẻ định hướng việc sử dụng các khả năng đó để phục vụ lại lợi ích của cả cộng đồng, dân tộc và loài người nói chung
Các năng lực trên được kích hoạt là nhờ các đặc điểm của não phải:- Não phải là não của hình ảnh Chính vì vậy, các kích thích về hình ảnh sẽ giúp não phải hoạt động; - Não phải được kích hoạt khi có các kích thích giác quan được lặp lại thường xuyên;- Não phải có khả năng giúp trẻ học một cách vô thức;- Não phải có khả năng xử lí các thông tin với số lượng lớn và tốc độ cao;- Giáo dục não phải sẽ giúp kích hoạt được cả hai bán cầu não phát triển tối ưu các tiềm năng của mình
* Giáo dục não trái – giáo dục đồng bộ hai bán cầu não.(8)
Não trái của con người cũng rất quan trọng Cần phải giáo dục đồng bộ hai bán cầu não bằng cách phát triển não phải và kết nối nó với não trái Như vậy chúng ta mới có thể giúp hai bán cầu não cùng hoạt động với nhau một cách cân bằng
Các nhà khoa học tin rằng con người tương lai sẽ được giáo dục để sử dụng cả hai bán cầu não
1.4.5 Mục đích của phương pháp Shichida
Phương pháp Shichida luyện tập cho chúng ta sự tập trung tại một điểm (focus and concentration) giống như khi mà chúng ta rơi vào một trạng thái biến đổi tâm thức, thì khi đó chúng ta có thể tiến lại gần các khả năng tiềm ẩn của chúng ta (trong cuốn sách của ông Shichida, "Khoa học của sự thông
Trang 24minh và sáng tạo ) Sự thay đổi trạng thái của ý thức này có thể đạt được bằng cách kích hoạt khả năng chụp ảnh của não phải”
Shichida cũng nói rằng: “ Tất cả chúng ta đều có khả năng về não phải là như nhau và Shichida còn nói thêm rằng đó là trách nhiệm của cha mẹ và giáo viên để "kéo ra" tiềm năng ban đầu trở thành khả năng mà bất cứ đứa trẻ nào được sinh ra đều có thể phát triển đến mức tối đa thông qua giáo dục” (ông chỉ ra rằng ý nghĩa ban đầu của giáo dục trong tiếng Latin là "để kéo ra khả năng bẩm sinh của trẻ") Shichida nói, "Trẻ em, được giáo dục theo phong cách Shichida, sẽ trở nên tuyệt vời trong tập trung và hấp thu năng lượng" Giáo sư Shichida tin rằng : “Tương lai của thế giới, trong đó bao gồm việc đạt được hòa bình và ý thức về thiện chí giữa con người với nhau, phụ thuộc rất nhiều vào những đứa trẻ của ngày hôm nay” Và ông cũng tin rằng,
"Giáo dục sớm sẽ định hình tương lai của thế giới bởi vì một trong những mục tiêu của giáo dục là để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn”
Shichida phối hợp hai khái niệm với nhau và nói rằng: "Khi công việc dạy trẻ được cho rằng có giá trị trên thế giới, thì chúng ta cũng nên dạy cho trẻ hiểu rằng trẻ cũng có trách nhiệm lớn đối với công việc này Chúng ta phải dạy cho trẻ hiểu rằng mỗi một trong số chúng đều có một trách nhiệm nuôi dưỡng khả năng bẩm sinh của riêng mình để đạt đến cấp độ cao nhất Ngoài
ra, điều quan trọng là hãy chỉ bảo trẻ cách sử dụng những khả năng bẩm sinh
đó như một kho tàng bí ẩn của quốc gia hay thế giới”
"Chúng ta không nên rơi vào cái bẫy giáo dục mà cố gắng để tạo ra những bộ não trí tuệ mạnh mẽ” "Với mục đích đó thì giúp ích được gì cho những con người đang sống? " Bạn hãy hỏi con bạn những câu hỏi về nền tảng cuộc sống mà đứa trẻ đó nghĩ về nó”
"Việc giáo dục não phải không phải là việc tập trung vào thành tích học tập một mình của trẻ Một trong những kết quả thần kỳ của giáo dục não phải
là tất cả các trẻ em được học tập với phương pháp này phát triển một tâm trí nhẹ nhàng và hài hòa Trẻ sẽ bắt đầu biểu lộ đa dạng sự nhạy cảm, về lòng nhân đạo, trí tưởng tượng và sự sáng tạo Đây là kết quả tự nhiên của giáo dục
Trang 25não phải, phương pháp học tập dựa trên tình yêu và sự hợp tác Ngược lại, giáo dục bên não trái là sự giáo dục là dựa trên sự đối đầu và cạnh tranh”
Vì thế, "Mục đích của giáo dục não phải là không để cung cấp cho trẻ em kiến thức đơn thuần mà còn là để nuôi dưỡng tình yêu, sự hiệp nhất của các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác ….) và quan trọng là sự hợp tác tuyệt vời giữa bố mẹ và các con." Lý do tại sao phương pháp não phải Shichida của giáo dục được biết đến là "giáo dục của trái tim"
1.4.6 Nội dung của phương pháp Shichida
Những bài học của phương pháp Shichida đã được chia cụ thể theo bốn mặt sau:
Giáo dục tinh thần: Giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm
Phát triển trí óc: phương pháp Shichida đặc biệt nhắm đến sự phát triển cân bằng giữa hai bán cầu não Bởi lẽ hai bán cầu trong não bộ của chúng ta giữ hai vai trò hoàn toàn khác nhau Bán cầu não trái phân tích thông tin một cách logic, tiếp nhận thông tin từng bước dựa trên những cơ sở Bán cầu não phải lại nhanh chóng tiếp nhận lượng lớn thông tin thông qua hình ảnh và cảm nhận Vì vậy, việc giúp trẻ cân bằng được cả hai bán cầu não giúp trẻ có kiến thức rộng mở, khả năng xử lý linh hoạt và đam mê học hỏi
Giáo dục thể chất: thông qua những bài tập phù hợp với trẻ sẽ giúp trẻ khỏe mạnh,lành mạnh hơn
Giáo dục dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ Cung cấp đầy đủ dưỡng chất là nền tảng cho cơ thể trẻ phát triển lành mạnh, toàn diện Nhưng giáo dục dinh dưỡng vẫn là một điểm khá mới lạ mà những phương pháp thông thường không để ý tới Chính điều này, tạo nên một điểm khác biệt của phương pháp giáo dục shichida so với những phương pháp giáo dục khác
1.4.7 Phương pháp Shichida
Phương pháp Shichida hướng tới một nền giáo dục toàn diện nên phương pháp sẽ bao gồm những bài học hỗ trợ bố mẹ giúp trẻ phát triển về mọi mặt từ trí óc, tinh thần đến thể chất, trong đó, đặc biệt chú ý đến sự phát triển trí não
Trang 26của trẻ Bởi đây là bộ phận quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến kết quả của các hoạt động khác
Nhận biết màu sắc
Bé 1 tuổi trở lên đã có thể nhận thức và phân biệt nhiều màu sắc khác nhau Mẹ nên tham khảo những cách dạy con sau để giúp bé phát triển trí tuệ…
Tác dụng: Rèn luyện khái niệm về màu sắc, cảm thụ nghệ thuật, năng lực biểu hiện
Khi mới bắt đầu, mẹ cho trẻ nhìn những màu sắc đơn giản như trắng, đen; sau đó tăng dần về số lượng Lấy 1 thùng rồi mua thật nhiều những quả cầu nhỏ có đủ các màu sắc, mẹ sẽ nhặt từng quả cầu lên và nói tên màu sắc cho trẻ, số lượng màu sắc sẽ tăng dần lên, mới đầu chỉ là xanh, đỏ, vàng…dần dần nhiều hơn nữa
Dạy con cảm thụ âm, phát triển thính giác
Tác dụng: Giúp trẻ cảm thụ âm tốt, thúc đẩy năng lực nhận thức, thúc đẩy năng lực biểu hiện
Cho trẻ sơ sinh nghe nhạc, hoặc tiếp xúc với môi trường âm nhạc càng nhiều càng tốt Ngoài nghe nhạc,khi chơi cùng bé, mẹ kết hợp cùng các bài nhạc hoặc dụng cụ phát ra âm thanh để tăng không khí vui vẻ, mẹ có thể mua những đồ chơi phát ra âm thanh, thường xuyên nhún nhảy theo bài hát cùng trẻ khi nghe
Trang 27Rèn luyện các ngón tay
Tác dụng: Luyện độ khéo léo, kĩ xảo, năng lực tập trung
Ngón tay hay bàn tay được ví như bộ não thứ 2 của con người bởi vì nó đóng vai trò quan trọng nhất đối với mọi hành động hay suy nghĩ Đầu tiên là luyện cho trẻ cầm nắm Khoảng 2-3 tháng tuổi, trẻ đã có thể ngay lập tức cầm nắm rất chặt những thứ trong phạm vi tầm với
Mới bắt đầu, mẹ luyện cho trẻ cầm 5 ngón, rồi 4 ngón, rồi đến 3 ngón, rồi đến 2 ngón bằng cách cho trẻ cầm quả bóng hay viên bi nhỏ bỏ vào hộp hay lấy từ hộp ra Có thể thời điểm khởi đầu sẽ khá khó khăn, trẻ không cầm được, nhưng chỉ cần luyện dần dần, trẻ sẽ thành thạo
Tác dụng: Rèn luyện cảm giác, cảm âm, điều hòa được cảm xúc
Theo phương pháp Shichida, ba mẹ nên thường xuyên dẫn trẻ đi dạo trong ngõ, xóm để trẻ tiếp xúc với thiên nhiên vào cả bổi sáng lẫn buổi tối, vừa đi vừa chỉ cho trẻ tên các loài cây, hoa lá…Cho trẻ ngửi các mùi thơm, loài hoa đồng thời nói cho trẻ biết đó là hoa gì Nếu được thì khi đi dạo ta sẽ ngắt bông hoa, mở ra rồi chỉ các bộ phận bên trong của hoa là gì…để kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của trẻ Cho trẻ tiếp xúc sớm với động vật là một cách giúp trẻ hướng thiện, biết yêu thương người khác, yêu thương động
Sử dụng flash card, hình ảnh minh họa
Trang 28Tác dụng: Rèn luyện trí nhớ trong thời gian ngắn, năng lực nhận thức, phát triển vốn từ vựng cho trẻ
Phương pháp chơi cùng trẻ flash card này rất tốt cho phát triển não phải của trẻ vì nó đáp ứng được 2 yêu cầu là luyện được phản xạ nhớ rất nhanh và dung lượng nhớ vô hạn Chơi cùng các tấm flash card bằng cách: Mua những tấm bìa cứng hay mảnh giấy nhỏ, viết lên các chữ cái, chữ số, từ vựng rồi cho trẻ nhìn Mẹ cứ giơ ra cho trẻ xem và đồng thời đọc từ vựng có ghi trên tấm bìa đó cho trẻ nghe, khoảng 1giây /1 tấm Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần và nhiều ngày Trò chơi này phát huy trí nhớ và tốc độ tư duy lẫn khả năng nhớ không
Đặc điểm phát triển nhận thức trẻ của 4-5 tuổi (giai đoạn tư duy trực quan- hình tượng):Trẻ hay sử dụng các trò chơi đóng vai (chơi giả vờ) để xử lý thông tin mới và để hiểu các khái niệm phức tạp.Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì
và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo hơn trong việc khám phá.Thường thích các thí nghiệm do chúng tạo ra hơn là các thí nghiệm do người lớn hướng dẫn Bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, chẳng hạn như nghĩ về việc gieo hạt trước khi trẻ thực hiện hành động thực tế này.Bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm Thích nghĩ ra
Trang 29các lời giải thích về những gì quan sát được, thường thêm các chi tiết tưởng tượng vào các sự việc Thích nói chuyện với những trẻ khác khi chơi và thử nghiệm.Bắt đầu sử dụng các hình vẽ để trình bày và diễn đạt ý kiến Thích nói
để người lớn ghi lại và thử tự viết
Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi (giai đoạn tư duy lôgic):Có nhiều thông tin về một số sự vật, hiện tượng nào đó nhưng chưa có hiểu biết đầy đủ về sự vật, hiện tượng đó.Có thể tự tạo ra các thí nghiệm để xem việc gì
sẽ xảy ra và nghĩ ra lời giải thích cho những gì trẻ quan sát được, mặc dù trẻ vẫn chưa đủ khả năng sử dụng suy luận lô-gic và trừu tượng.Có thể làm một
số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau.Thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ thích Thích chơi theo nhóm 5 - 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ.Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc có thực để giải thích các khái niệm đó.Thích vẽ và viết để ghi lại các sự việc
Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non phát triển theo từng giai đoạn ,thúc đẩy năng lực nhận thức về bản thân của trẻ cũng như năng lực giải quyết vấn
đề một cách tốt nhất Trẻ rèn luyện ,tập trung đọc; dần hình thành cho mình một trí nhớ thông qua các trò chơi ,trau dồi vốn từ Chính vì thế nó rất phù hợp với phương pháp giáo dục sớm Shichida để giúp trẻ phát triển hơn trong quá trình học tập
1.5.2 Đặc điểm kỹ năng
Lứa tuổi nhà trẻ
Nhờ sự dẫn dắt của người lớn sẽ giúp trẻ bắt chước các hành động của người lớn Đó là điều kiện quan trọng giúp trẻ tiếp thu những điều người lớn dạy bảo, mở rộng vốn kiến thức, kinh nghiệm Đây là qua trình trẻ học kiến thức, kỹ năng hoạt động đúng với các đối tượng đồng thời lĩnh hội các quy tắc
xã hội Các chuẩn mực về hành vi lời nói, thái độ của người lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục trẻ
Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách là xuất hiện của
sự tự ý thức Đến 2 tuổi trẻ có nhiều khả năng gắn tên mình với bản thân và
Trang 30muốn hành động để phân biệt mình, các hoạt động độc lập nhiều hơn Trẻ hiểu về cơ thể mình, quan tâm các bộ phận cơ thể mình và đếm giới tính
Từ nhà trẻ xuất hiện khả năng đánh giá người khác và bản thân mình Nhận xét chủ yếu là ngoan, hư sẽ giúp trẻ luyện thói quen tốt, bỏ dần thói quen xấu dẫn đến khả năng điều chỉnh hành vi còn hạn chế Người lớn phải kiên nhẫn, sát sao với trẻ
Đến cuối Nhà trẻ, Mẫu giáo xuất hiện khủng khoảng tuổi lên 3 Lúc này trẻ phân biệt mình với người lớn trẻ nhận ra sự trưởng thành của mình Nhu cầu tự khẳng định mình trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy trẻ hoạt động Dấu hiệu của sự trưởng thành đôi lúc hơi thái quá, trẻ bướng bỉnh Đây là giai đoạn nhạy cảm, dễ gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa trẻ với những người xung quanh Đặc biệt người chăm sóc trẻ nắm đặc điểm, biện pháp giáo dục phù hợp
Tóm lại: Các kỹ năng xã hội đối với Nhà trẻ là cách thức trẻ cần
có giúp trẻ hòa nhập và phát triển các mối quan hệ xã hội
Trẻ Mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Ý thức về bản thân nảy sinh còn mờ nhạt nên trẻ cần tiếp xúc với thế giới xung quanh được mở rộng trẻ phát hiện nhiều mối quan hệ đa dạng, vừa rắc rối trẻ không hiểu được ngay Mượn trò chơi vận động để thâm nhập đời sống xã hội phức tạp của người lớn Học nhiều điều mới, rèn luyện kỹ năng, gắn kết hơn với bạn
3 tuổi là khởi đầu hình thành ý thức bản ngã Trẻ chủ quan và thơ ngây
Do vậy trẻ hay đặt ra yêu cầu vô lý ngoài khả năng Nên lúc này người lớn cần kiên nhẫn tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhiều hơn với các đối tượng thuộc môi trường bên ngoài Trẻ nhận ra các quy tắc phải tuân theo
Độ tuổi này cần cho trẻ cảm nhận sự quan tâm của người lớn Giáo dục mối quan hệ thân ái, tình cảm bắt đầu hình thành lứa tuổi mẫu giáo Trẻ thể hiện kỹ năng xã hội chỉ chờ đến lượt chia sẻ quan tâm đến người khác Trẻ ít phụ thuộc có thể chơi một mình trong thời gian dài Trẻ muốn khẳng định mình mong muốn đạt tính tự lực Người lớn cần nuôi dưỡng lòng mong muốn độc lập, đáp ứng nhu cầu tự học
Trang 31Trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi
Thế giới nội tâm bắt đầu phong phú, cá tính bộc lộ Có khuynh hướng tìm bạn thân hợp lý Có dư luận sẽ ảnh hưởng đến chuẩn mực đạo đức của trẻ
và nhân cách của từng đứa trẻ
vì vậy,phương pháp Shichida rất thích ứng đối với trẻ mầm non
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
- Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống là vấn đề vô cùng quan trọng nhận được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học và của các tổ chức WHO,UNICEF,UNESCO.Chính vì thế, kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non đã được nghiên cứu rất là bài bản công phu làm rõ cả bản chất,đặc điểm và phân loại.Đây là cơ sở quan trọng để vận dụng vào trong thực tiễn,bối cảnh của Việt Nam hiện nay
- Phương pháp giáo dục Shichida hướng đến một nền giáo dục sớm cho
trẻ ngay từ bé để trẻ có thể phát triển về mọi mặt từ trí óc,tinh thần đến thể chất,trong đó đặc điệt là não bộ của trẻ và phù hợp để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
- Để áp dụng phương pháp Shichida vào cho trẻ mầm non cần đảm bảo các yêu cầu được áp dụng để trẻ có thể hiểu và áp dụng một cách tốt nhất.Vì vậy,giáo viên cần phải hiểu về phương pháp Shichida ,áp dụng kĩ năng sống vào trong phương pháp Shichida.Các cơ sở vật chất cũng phải đầy đủ để phục
vụ trong quá trình giảng dạy cho trẻ.Do vậy,cần thiết phải khảo sát thực trạng
để đánh giá công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non
Trang 32Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ
MẦM NON THEO PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA 2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1 Mục tiêu khảo sát thực trạng
Nhằm tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non theo
phương pháp shichida, từ đó đề xuất ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp shichida
2.1.2 Đối tượng khảo sát thực trạng
Đối tượng khảo sát là 80 giáo viên Mầm Non đang công tác trên địa bàn
2 tỉnh/thành phố: Hà Nội và Phúc Yên
- Trường mầm non Tiền Phong B,xã Tiền Phong,huyện Mê Linh,tỉnh
Hà Nội
- Trường mầm non Hoa Hồng,phường Trưng Trắc,tỉnh Phúc Yên
- Trường mầm non Xuân Hòa,phường Xuân Hòa,tỉnh Phúc Yên
2.1.3 Nội dung khảo sát thực trạng
2.1.3.1 Khảo sát mức độ hiểu biết của giáo viên về phương pháp Shichida 2.1.3.2 Khảo sát về kĩ năng sống của trẻ mầm non
2.1.3.3 Khảo sát thực trạng về việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non theo phương pháp Shichida
Trang 332.2.1 Nhận thức của giáo viên về phương pháp Shichida
Nội dung điều tra: Câu hỏi 1 (Phụ lục 1)
Thông qua quá trình điều tra và phỏng vấn các giáo viên chúng tôi đã thu được sự am hiểu của giáo viên về phương pháp Shichida và được thể hiện ở bảng sau:
Các
phương
án
SL %
A Là 1 phương pháp dạy học ở nước ngoài đang áp dụng ở
một số trường mầm non tại Việt Nam
35 43,75
B Tôi mới nghe bạn bè nói đến mà chưa hiểu về phương
pháp này
6 7,5
C Phương pháp giáo dục sớm Shichida là một phương pháp
của Nhật, còn được gọi với tên phương pháp “Giáo dục tâm
hồn” Phương pháp này dành cho trẻ từ 0 – 6 tuổi, nhằm khơi
dậy mọi tiềm năng bẩm sinh của trẻ một cách cân bằng Ở
phương pháp này: Trẻ được dạy phát triển thính giác, cảm thụ
âm; Sử dụng flash card, hình ảnh minh họa;Nhận biết màu
sắc;Phân biệt hình dáng, nhận biết kích thước;Rèn luyện các
ngón tay; Phát triển 5 giác quan thông qua các trò chơi, hình
ảnh giúp gây hứng thú cho trẻ khi tham gia
24 30
D Tôi không biết phương pháp này 15 18,75