Tổng hợp các câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Bảo vệ môi trường 2014 (có đáp án) được biên soạn nhằm giúp các bạn củng cố được kiến thức và nắm bắt được những nội dung chính trong môn học này.Đề cương môn luật môi trường, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường 2014
Trang 1Tổng hợp nhận định môn Luật Bảo vệ môi trường 2014
1 Luật môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Sai Luật môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp
trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường
Ví dụ: Công ty A khai thác mỏ khoảng sản thì đây là quan hệ xã hội phátsinh Trực tiếp trong hoạt động khai thác thuộc phạm vi điều chỉnh củaLuật môi trường
Ví dụ: Cũng công ty A đó sau khi khai thác khoáng sản thì bán cho công
ty khác xuất khẩu hoặc tự xuất khẩu ra nước ngoài, thì lúc này khoángsản trở thành hang hoá và do các pháp luật chuyên ngành khác điềuchỉnh (dân sự, hành chính, hình sự,…) thì sẽ phát sinh gián tiếp nênkhông thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật môi trường
2 Luật môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Sai Để được xem là một ngành luật độc lập thì phải có: Đối tượng điều
chỉnh riêng, phương phápđiều chỉnh riêng biệt, nằm trong phạm vimột quốc gia Nhưng vì tính thống nhất của môi trường nên đối tượngđiều chỉnh của Pháp luật môi trường cũng đồng thời là đối tượng điềuchỉnh của pháp luật khác, có sự giao thoa
Ví dụ: Trong luật Hành chính (thanh tra, kiểm tra, xử phạt, ), dân sự
(bồi thường thiệt hại), hình sự (các tội phạm có liên quan đến môi
trường)
Môi trường không gói gọn trong phạm vi một quốc gia mà do tính thốngnhất nên nó còn có thể mang tính quốc tế cho nên Luật Bảo vệ môitrường 2014 là một lĩnh vực
3 Mọi sự tác động của các chủ thể vào các yếu tố môi trường đều làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường.
Trang 2Sai Sự tác động này phải đủ gây nguy hại hoặc đe doạ gây nguy hại cho
môi trường theo pháp luật quy định, cho nên trong những trường hợpngược lại thì sẽ không làm phát sinh quan hệ pháp luậtmôi trường
Ví dụ: Hộ gia đình, cá nhân xả thải nước thải sinh hoạt theo hệ thốngcống, hoặc rác thải sinh hoạt thì không làm phát sinh quan hệ pháp luậtmôi trường
Ví dụ: Đất đai cũng là một loại tài nguyên, các hoạt động như trồng trọt,chuyển nhượng, xây dựng nhà ở,… có tác động vào yếu tố môi trườngnhưng không làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường Trường hợpchôn chất độc hại, thải vào long đất làm thay đổi tính ổn định thì lại làmphát sinh quan hệ pháp luật môi trường
4 Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại dựa trên cơ sở đảm bảo cân đối, hài hòa giữa kinh tế – xã hội – môi trường.
Đúng Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế
hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh
tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường
CSPL: Khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
5 Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Sai Trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là khi thực
hiện hành vi hợp pháp do pháp luật quy định và cho phép chủ thể làmviệc đó
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường do hành vi không hợp pháplàm ô nhiễm môi trường có lỗi của chủ thể
6 Tiền sử dụng đất là hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Trang 3Đúng Theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thì những hành
vi hợp pháp nằm trong giới hạn pháp luật cho phép bao gồm các loại chủthể: Khai thác, sử dụng, xả thả
Gây ô nhiễm theo nghĩa rộng:
Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Xả thải ra môi trường
Tiền sử dụng đất nộp vì hành hợp pháp được pháp luật cho phép để
có quyền sử dụng đất
7 Quyền con người được sống trong một môi trường trong lành hiện nay chưa được ghi nhận trực tiếp trong Hiến pháp nước ta.
Sai Nhà nước tạo cơ sở để người dân bảo vệ quyền được sống trong
môi trường lành mạnh của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơbản của công dân như quyền khiếu nại, tố cáo, tự do cư trú, quyền đượcBTTH, quyền tiếp cận thông tin, quyền được sống trong môi trườngtrong lành,…
CSPL: Điều 25, 43 và các điều trong Chương 2 Hiếp pháp 2013.
8 Nguồn của Luật Bảo vệ môi trường chỉ bao gồm các văn bản pháp luật Việt Nam về môi trường.
Sai Nguồn của Luật Bảo vệ môi trường 2014 gồm các văn bản pháp
luật có chưa đựng quy phạmpháp luật môi trường, cụ thể:
Các điều ước quốc tế về môi trường
Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về môi trường
9 Những quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường.
Đúng Vì các di sản văn hoá phi vật thể là các di sản có giá trị về tinh
thần mà đối tượng điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường 2014 là cácyếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo
CSPL: Khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Trang 410 Báo cáo môi trường quốc gia và báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập.
Sai Báo cáo môi trường quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM do chủ các dự án thuộc đốitượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2014 tựmình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện Chủ dự án này có thể là tổchức, các nhân hoặc cơ quan nhà nước
Không phải tất cả đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập
CSPL: Khoản 6 Điều 134, khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
11 Mọi báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của các dự án đầu tư đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
Sai Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
của các dự án đầu tư thuộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chứcthẩm định chứ không có trường hợp nào Tổ chức dịch vụ thẩm địnhđược thẩm định
CSPL: Điều 23 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Điều 14 Nghị
định 18/2015
12 Mọi báo cáo ĐMC và ĐTM đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
Sai Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
của các dự án đầu tư thuộc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chứcthẩm định chứ không có trường hợp nào Tổ chức dịch vụ thẩm địnhđược thẩm định
CSPL: Điều 16, 23 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Điều 14, 15 Nghị
định 18/2015
13 Cơ quan có thẩm quyền thẩm định đồng thời là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Trang 5Sai Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
là CQ có thẩm quyền thẩm định
Thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là
thủ trưởng hoặc người đứng đầu CQ thẩm định.
CSPL: Khoản 1 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
14 Pháp luật môi trường Việt Nam cấm nhập khẩu chất thải và phế liệu.
Sai Pháp luật môi trường 2014 Việt Nam cấm nhập khẩu chất thải.
Còn nhập khẩu phế liệu vẫn được phép nếu đáp ứng đuợc các điềukiện cần thiết
CSPL: Khoản 9 Điều 7 và Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
15 Mọi tổ chức, cá nhân đều được tham gia vào hoạt động quản lý chất thải nguy hại.
Sai Hoạt động quản lý chất thải là một quá trình (Khoản 15 Điều 3 Luật
Bảo vệ môi trường 2014) trong đó có Xử lý chất thải
Cá nhân tổ chức có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý chấtthải nguy hại
CSPL: Khoản 2 Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
16 Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường Sai Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường chính là các mối quan
hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệcác yếu tố môi trường
Không khí ở đây cũng là yếu tố môi trường (vật chất tự nhiên và nhântạo – khoản 2, 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014)
Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm khôngkhí là các mối quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt bảo vệ cácyếu tố môi trường
Cho nên đây là đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường
Trang 617 Mọi tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường đều bắt buộc áp dụng.
Sai Quy chuẩn môi trường được áp dụng bắt buộc.
Tiêu chuẩn môi trường được áp dụng dựa trên nguyên tắc tự nguyện
CSPL: Khoản 1 điều 23 và khoản 1 Điều 38 Luật Tiêu chuẩn và quy
chuẩn kỹ thuật 2006
18 Tiêu chuẩn môi trường luôn được các tổ chức áp dụng tự nguyện để bảo vệ môi trường.
Sai Nếu được viện dẫn trong văn bản QPPL, quy chuẩn kỹ thuật thì tiêu
chuẩn có thể được áp dụng bắt buộc
CSPL: Khoản 1 Điều 23 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.
19 Tiêu chuẩn môi trường do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành và công bố.
Sai Tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu tổ chức quy định tại khoản 3
điều 11 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tổ chức xây dựng
và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở
CSPL: Khoản 1 Điều 20 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.
20 Mọi quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Sai Quy chuẩn kỹ thuật địa phương do UBND tỉnh, thành phố trực
Sai Theo điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật thì đối với QCĐP thì do UBND tỉnh thành phố trực thuộc trungương xây dựng và ban hành để áp dụng trong phạm vi quản lý của địaphương và cho phù hợp với đặc điểm về địa lý khí hậu, thuỷ văn, trình
Trang 7độ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương Cho nên QCĐP khônggiống nhau ở các tỉnh thành.
22 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường có giá trị bắt buộc trong phạm
vi cả nước.
Sai Với quy chuẩn ký thuật quốc gia về môi trường thì có hiệu lực ban
hành trong phạm vi cả nước Còn quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệulực trong phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương ban hành QCKT đó
CSPL: Khoản 3 Điều 34 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006.
23 Mọi thông tin môi trường đều phải được công khai.
Sai Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 131 Luật Bảo vệ môi
trường 2014 mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không được côngkhai
CSPL: Khoản 1 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
24 Tất cả các dự án do cơ quan Nhà nước thực hiện đều phải đánh giá môi trường chiến lược.
Sai Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược theo Luật Bảo vệ
môi trường 2014 có những quy hoạch, kế hoạch, chiến lược được quyđịnh trong điều 13 Luật này Cho nên dự án do cơ quan nhà nước nếukhông phải là một trong các đối tượng vừa được nếu thì sẽ không phảiĐMC
25 ĐMC chỉ áp dụng đối với việc lập mới các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch thuộc Phụ lục I Nghị định 18/2015/NĐ-CP
Sai Vì việc điều chỉnh lại các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc
điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 13 cũng là đối tượng áp phải ĐMCkhông phải lúc nào cũng áp dụng với việc lập mới
CSPL: Điểm e khoản 1 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Trang 826 ĐMC được thực hiện sau khi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
Sai ĐMC được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch
CSPL: Khoản 2 Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
27 Mọi dự án đầu tư đều phải tiến hành ĐTM trước khi đi vào hoạt động.
Sai Vì việc ĐTM phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án Trước
khi đi vào hoạt động sẽ có rất nhiều thời điểm
CSPL: Khoản 2 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
28 Chủ dự án có thể tự lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Đúng Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì
chủ dự án đầu tư thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 LuậtBảo vệ môi trường 2014 có thể tự mình thực hiện đánh giá tác động môitrường
29 Tất cả các báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM đều có thể thẩm định thông qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan tổ chức có liên quan.
Sai Trường hợp các dự án để kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh
có thể được thực hiện thông qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan,
tổ chức có liên quan không nhất thiết phải thông qua hội đồng thẩmđịnh
CSPL: Khoản 5 Điều 14 Nghị định 18/2015, khoản 3 Điều 24 Luật Bảo
vệ môi trường 2014
30 Mọi trường hợp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt đều phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Trang 9Đúng Việc thay đổi quy mô, công suất, thay đổi công nghệ này phải
dẫn đến các công trình bảo vệ môi trường không giải quyết được vấn đềmôi trường gia tăng thì mới phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môitrường ĐTM
CSPL: Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 18/2015.
31 Hoạt động ĐTM kết thúc sau khi chủ dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM.
Sai Hoạt động ĐTM không kết thúc sau khi chủ dự án đầu tư đã được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trườngĐTM nếu chủ dự án đầu tư thuộc quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Bảo
vệ môi trường 2014 thì chủ dự án đầu tư sẽ phải lập lại báo cáo đánh giátác động môi trường
Chủ đầu tư trước khi đưa dụ án vào vận hành phải thực hiện biệnpháp bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tácđộng môi trường ĐTM; Báo cáo kết quả,…
CSPL: Khoản 1 Điều 20 và Điều 26, Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường
33 Kế hoạch bảo vệ môi trường chỉ áp dụng đối với các dự án đầu
tư không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.
Sai Các đối tượng phải lâp kế hoạch bảo vệ môi trường không chỉ bảo
gồm dự án đầu tư không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trườngĐTM mà còn có các phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không
Trang 10thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầutư.
CSPL: Khoản 2 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
34 Chất gây ô nhiễm chỉ có thể tồn tại dưới dạng một chất hay một hợp chất.
Sai Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì
chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khixuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm môi truường
bị ô nhiễm
Ví dụ: như ô nhiễm tiếng ồn, rung, bức xạ, ánh sáng,
35 Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường là hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Sai Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường chính là suy
thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thànhphần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật
Căn cứ vào khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
36 Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường.
Sai Trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường trường quốc gia và địa
phương là của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
CSPL: Khoản 4 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường 2014
37 Chất thải có thể là chất gây ô nhiễm.
Đúng (không cái nào rộng hơn cái nào – chéo nhau)
Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014
Khoản 12 Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác
Trang 11Khoản 11 Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý vàsinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làmcho môi trường bị ô nhiễm.
Cho thấy khi chất thải được thải vào môi trường ở và đạt tới một mức độ
mà cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trưường bị ô nhiễm thì khi đóchất thải sẽ là chất gây ô nhiễm
38 Quản lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải.
Sai Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám
sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chấtthải
CSPL: Khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014
39 Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải nguy hại tạiBộTài nguyên và Môi trường.
Sai Chủ nguồn chất thải nguy hại phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH
với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có sơ sở phát sinh CTNT
Cho nên việc Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng kýnguồn chất thải nguy hại tại Bộ Tài nguyên và Môi trường là không phùhợp
CSPL: Khoản 1 Điều 6 Nghị định 38/2015/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI VÀ PHẾ LIỆU
40 SởTài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Sai Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc
CSPL: Khoản 2 Điều 10 Nghị định 38/2015/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI VÀ PHẾ LIỆU
41 Một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp Giấy phép xử
lý chất thải nguy hại là phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Trang 12Sai Điểm sai thứ nhất, phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường
được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt không phải là bắtbuộc nếu như có các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại điểm a, b khoản
1 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP
Điểm sai thứ hai, có một số trường hợp không cần phải đáp ứng điều
kiện là phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt Đó là những trường hợp đuọc quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị
Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thuhồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên
cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;
Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thảinguy hại trong môi trường thí nghiệm;
Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuônviên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hạicho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm)
CSPL: Khoản 10 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP VỀ QUẢN LÝCHẤT THẢI VÀ PHẾ LIỆU
43 Việc nhập khẩu phương tiện giao thông (Đã qa sử dụng) vào Việt Nam để phá dỡ lấy phụ kiện đều bị cấm theo quy định của Pháp luật môi trường 2014.
Sai Vì nếu phương tiện giao thông (đã qa sử dụng) là tàu biển đã qua sử
dụng phải đáp ứng QCKT môi trường, và được Chính phủ quy định cụ
Trang 13thể điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng thìtrường hợp này không bị cấm.
CSPL: Điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường
2014
44 Chỉ có tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thì mới được nhập khẩu phế liệu.
Sai Ngoài tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu còn có tổ chức, cá
nhân nhận ủy thác cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nữa
CSPL: Khoản 2 Điều 55 Nghị định 38/2015/NĐ-CP/2015.
45 Mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc
do biến đổi của tự nhiên gây thiệt hại đều là sự cố môi trường.
Sai Để có thể coi một sự cố là sự cố môi trường thì sự cố đó phải gây ra
hậu quả như gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêmtrọng Cho nên các sự cố nếu không gây thiệt hại giống như định nghĩacủa cụm từ sự cố môi trường thì không được coi là sự cố môi trường
CSPL: Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
46 Chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm khắc phục sự cố.
Sai Nếu sự cố môi trường xảy ra do các sự kiện khách quan hoặc chưa
xác định được nguyên nhân gây ra thì trách nhiệm khắc phục thuộc về
Ủy bản nhân dân các cấp trong phạm vi, quyền hạn được pháp luật quyđịnh
CSPL: Khoản 3 Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2014.
47 Tài nguyên rừng chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Sai Theo Hiến pháp 2013 quy định thì đối với tài nguyên thiên nhiênrừng thì chủ sở hữu duy nhất là toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý.Nếu rừng sản xuất là rừng trồng thì thuộc sở hữu của chủ rừng – ngườiđược chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng vật nuôi, tài