Một số mẫu đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn tham khảo dựa theo cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục. Các đề thi tổng hợp hầu hết các tác phẩm văn học trong chương trình giảng dạy cơ bản của năm học 12 và mở rộng với các tác phẩm trong chương trình nâng cao và đề thi dưới dạng đề mở. Cấu trúc có chứa nghị luận văn học kết hợp nghị luận xã hội.
Trang 1NĂM HỌC 2018 – 2019 TRUNG TÂM GDTX KRÔNG BÔNG MÔN: NGỮ VĂN 12 GDTX-THPT Thời gian: 120 phút (không kể thời giao giao đề)
I Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
“Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.”
(Trích Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)
Câu a: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu b: Nêu những ý chính trong đoạn văn?
Câu c: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng và hiệu quả nghệ thuật?
Câu d: Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu văn) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách
nhiệm của thanh niên trong việc giữ gìn độc lập dân tộc
Câu 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất Ở đây trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này, và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng dây dù rất óng Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những
hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.
(Trích Mùa lạc - Nguyễn Khải, dẫn theo Truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn học
2013)
Câu a: Xác định phong cách ngôn ngữ, những phương thức biểu đạt được sử dụng trong
đoạn trích?
Câu b: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu c: Tìm hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu "…Ở đây trong những buổi lễ
cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này…"
Câu d: Theo anh/chị câu văn sau có ý nghĩa gì?
"… ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy…"
II Phần Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trong phần Đọc hiểu (câu 2), hãy viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của anh/chị về Hạnh phúc
Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người qua
đoạn thơ Bức tranh tứ bình Việt Bắc:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Trang 2Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve keo rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, trang 111,
NXB Giáo Dục Việt Nam, năm 2010) HẾT
Bài làm
Trang 3NĂM HỌC 2018 – 2019 TRUNG TÂM GDTX KRÔNG BÔNG MÔN: NGỮ VĂN 12 GDTX-THPT
Họ và tên:………Lớp:……
Thời gian: 120 phút (không kể thời giao giao đề)
I Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
− Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
− Chúng tôi làm đầy nhau Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
− Chúng tôi đan vào nhau.
− Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
− Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
− Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
− Người sống với người như thế nào?”
(Hỏi – Hữu Thỉnh)
Câu a: Xác định thể thơ và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu b: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh chỉ cách sống của đất, nước, cỏ và cho biết đó là
lối sống như thế nào?
Câu c: Cho biết tác dụng của hai biện pháp tu từ: điệp và câu hỏi tu từ được sử dụng
trong những câu thơ sau:
“Tôi hỏi người:
− Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
− Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
− Người sống với người như thế nào?”
Câu d: Anh/chị suy nghĩ gì về lối sống của đất, nước và cỏ?
Câu 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh Cách tốt nhất thích ứng cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình Đừng trông đợi một phép màu hay một
ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, có gia đình hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc Đừng đời tia ánh nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống bạn mới nghĩ là hạnh phúc Đừng đợi đến chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là hạnh phúc của bạn Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình Hãy trân trọng những khoảnh khắc quý giá trong chuyến
Trang 4hành trình ấy Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai!
(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012)
Câu a Xác định thao tác lập luận chủ yếu và trình tự lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu b Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành
trình”?
Câu c Tại sao tác giả cho rằng: “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây
phút hiện tại mà chính ta đang sống”?
Câu d Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?
II Phần Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu (câu 2): “Cách tốt nhất thích ứng cuộc sống này
là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình”
Câu 2 (5.0 điểm) Cám nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2011)
Trang 5NĂM HỌC 2018 – 2019 TRUNG TÂM GDTX KRÔNG BÔNG MÔN: NGỮ VĂN 12 GDTX-THPT
Họ và tên:………Lớp:……
Thời gian: 120 phút (không kể thời giao giao đề)
I Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
“Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường,
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chím én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.”
(Trích Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu a Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ trong đoạn thơ
trên?
Câu b Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả?
Câu c Hình ảnh nào trong đoạn thơ trên anh/chị ấn tượng nhất? Vì sao?
Câu d Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt
của chúng?
Câu 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Tôi từng nghe kể về một người Một người bình thường Anh xuýt mất mạng khi nhảy xuống cứu hàng chục người lớn và trẻ em bị lật thuyền giữa dòng nước xiết Bạn nghĩ người ấy làm điều đó vì ai? Vì những nạn nhân ư? Hay là vì tình yêu con người? Phải chăng anh đã hoàn toàn quên mình trong khoảnh khắc ấy? Khi mọi người xúm lại trầm trồ thán phục người đàn ông ấy thì anh làu bàu: “Có chi đâu mà nói Nếu như dưới đó có cái thằng trộm đồ nhà tui thì tui cũng phải nhảy xuống cứu nó lên Chớ không thì làm sao tui sống nổi với mình?”.
Vậy đó Đột nhiên tôi nhận ra rằng, rất nhiều người làm việc thiện nguyện hay một hành động dũng cảm đơn giản là vì chính họ Và tôi mong tất cả chúng ta đều vậy Chúng ta phải mang đến điều tốt đẹp cho người khác trước hết là vì sự thôi thúc của trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài danh tiếng và những lời hoa mỹ Vì chúng ta không thể kìm lòng được, vì nếu không đến và xoa dịu nỗi đau của người khác, không đưa tay cứu lấy người khác trong lúc ngặt nghèo thì trái tim ta không thể nào thanh thản.
… Chúng ta không thể mang lại hạnh phúc cho người khác, nếu chính bản thân chúng ta luôn hoang mang và hối tiếc Chúng ta không thể thanh thản và hạnh phúc thật sự nếu chỉ sống, làm việc, học hành vì người khác – dù đó là những người ta vô cùng yêu quý – thay vì sống theo mong muốn của chính mình Bởi thể, bạn thân mến, hãy luôn sống vì mình, hãy sống vì mình một cách không ngoan.
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn…)
Câu a Xác định phong cách ngôn ngữ và hai phương thức biểu đạt trong đoạn trích
trên
Câu b Anh/chị hiểu thế nào về câu nói của người đàn ông cứu người chết đuối: “Chớ
không thì làm sao tui sống nổi với mình?”
Trang 6Câu c Vì sao tác giả cho rằng: “Chúng ta phải mang đến điều tốt đẹp cho người khác
trước hết là vì sự thôi thúc của trái tim mình, thứ sâu kín thiêng liêng, ở bên ngoài danh tiếng và những lời hoa mỹ.”?
Câu d Vì sao tác giả cho rằng: “Chúng ta không thể mang lại hạnh phúc cho người
khác, nếu chính bản thân chúng ta luôn hoang mang và hối tiếc.”? Lời nhắn nhủ này có
ý nghĩa gì với anh/chị?
II Phần Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Nếu không làm điều đó, sao ta sống nổi với mình?
Từ đoạn trích phần Đọc hiểu (câu 2), anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chứ)
trả lời câu hỏi trên
Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tùy bút Người lái
đò sông Đà (Nguyễn Tuân).
HẾT
Bài làm
Trang 7NĂM HỌC 2018 – 2019 TRUNG TÂM GDTX KRÔNG BÔNG MÔN: NGỮ VĂN 12 GDTX-THPT
Họ và tên:………Lớp:……
Thời gian: 120 phút (không kể thời giao giao đề)
I Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)
Câu 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
“Nếu Tổ quốc đang bão dông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.”
(Nguyễn Việt Chiến)
Câu a Đoạn thơ trên viết theo thể loại gì? Xác định phong cách ngôn ngữ và phương
thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu b Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nêu tác dụng?
Câu c Hình ảnh con theo cha xuống biển, Mẹ lên rừng có ý nghĩa gì?
Câu d Theo anh/chị câu thơ nào mang ý nghĩa triết lí nhất? Vì sao?
Câu 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
(1) Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn Vô nghĩa của đời người là
để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng […] Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công […] Thế giới này là của bạn, đất nước này là của chúng ta Chúng ta không thể ngồi nhìn đồng bào nghèo khó mãi Đừng ngồi quây quần thường xuyên bên góc bếp, và cũng đừng thu mình một góc trong nhà trọ nhỏ nhoi, hãy đi ra để nhìn để hiểu; đừng đắm đuối trên màn hình máy tính, trên smartphone bằng những câu chuyện phiếm giết thời gian, mà hãy dùng nó như một công cụ nối liền thế giới bên ngoài.
(2) Biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp Tự mình xây dựng các chuẩn mực của bản thân, nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm Trường đời là trường học vĩ đại nhất nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.
(3) Hoạt động xã hội, đây là dòng sông cuộc đời Phù sa sẽ về với bạn để mùa màng, cây lá tốt tươi Đắm mình trong thực tiễn sẽ cho bạn tình yêu thương, cảm thông
và trân trọng con người, để mình cố gắng sống tốt hơn, trách nhiệm hơn Đây cũng là cách để bạn tận hiến những gì cao đẹp cho đời.
(Trích Bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng trường ĐHSP HN
nhân dịp kỉ niệm ngày 26/03/2016)
Câu a Xác định thao tác lập luận sử dụng trong đoạn (1).
Câu b Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Thời gian là vàng bạc nhưng sử dụng đúng
thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công”
Câu c Vì sao tác giả cho rằng: “Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn”?
Trang 8Câu d Trong đoạn trích trên, thầy hiệu trưởng đã dành cho học sinh bốn lời khuyên Đó
là những lời khuyên nào? Lời khuyên nào ý nghĩa nhất với anh/chị?
II Phần Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về ý kiến trích ở phần Đọc hiểu (câu 2):
“Trường đời là trường học vĩ đại nhất nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.”
Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) để làm rõ
khuynh hướng sử thi trong tác phẩm
HẾT
Bài làm
Trang 9NĂM HỌC 2018 – 2019 TRUNG TÂM GDTX KRÔNG BÔNG MÔN: NGỮ VĂN 12 GDTX-THPT
Họ và tên:………Lớp:……
Thời gian: 120 phút (không kể thời giao giao đề)
I Phần Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Nếu muốn trải nghiệm, việc của bạn phải làm là không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sang, đi những vùng đất mới, thử những cái mới, làm những điều mới Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm sang tốt Đừng nói bạn không thể, vì chắc chắn bạn có thể, lí do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây Cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn luôn khao khát được vươn ra xa hơn Thế nên rễ nó mới dài, tủa đi khắp nơi, thế nên tán nó vươn rộng và càng không ngừng vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không? Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên của trải nghiệm.
Mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân Ngay ngày mai, bạn hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác với công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc hằng ngày… Những thứ nhỏ bé này có thể đem đến cho bạn nhiều nguồn cảm hứng để bắt đầu những trải nghiệm khác to lớn hơn, bắt đầu bằng hành trình bằng việc lắp ghép cuộc đời mình bằng những điều mới mẻ, thú vị.
(Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu – Phi Tuyết)
Câu a Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu b Anh/chị hiểu thế nào là: “Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình”?
Câu c Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu: “Ngay
ngày mai, bạn hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác với công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc hằng ngày…”
Câu d Thông điệp nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh/chị?
II Phần Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên của trải nghiệm.
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý
kiến trích từ phần Đọc hiểu (câu 2).
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Trang 10Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
HẾT
Bài làm