ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH MÔI TRƯỜNG, KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG, CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NGÀNH KHÁC. ÔN TẬP KIẾN THỨC THI QUA MÔN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN NGÀNH MÔI TRƯỜNG
Trang 1Đề cương ôn tập môn Môi trường và Đánh giá tác động môi trường
Câu 1 Môi trường
Cung cấp Oxi cho con người, CO2 cho thực vật
Giữ cân bằng nhiệt cho Trái Đất, tránh được sự bức xạ quá cao, ngăn cản tia tửngoại
Là thành phần giúp hình thành chu trình nước
c Cấu trúc: gồm 4 tầng: đối lưu, bình lưu, tàng trung gian và tầng ion
Duy trì sự sống, sự phát triển của Hệ sinh thái
Nơi lưu trữ nhiều nguồn tài nguyên sinh thái phong phú rất cần thiết cho hoạt động con người
Là môi trường trao đổi chất
Trang 2 Là thành phần giúp hình thành trao đổi chất
3 Thạch quyển
a Khái niệm: là lớp vỏ ngoài của Trái Đất, có độ dày lớn nhất khoảng 100km, được hìnhthành bởi quá trình phong hóa từ đá gốc, đá mẹ qua nhiều năm do sự biến đổi của môi trường như nhiệt độ, ảnh hưởng của con người…
b Vai trò
Là địa bàn tồn tại và phát triển của vi sinh vật, con người
Cung cấp nhiều nguồn tài nguyên
Là thành phần của chu trình nước
Có khả năng thu nhận, chuyển hóa, tồn trữ và sử dụng năng lượng Mặt trời
Là thành phần quyết định tính chất sóng của môi trường
Môi liên hệ giữa các quyển: Một thành phần bị ô nhiễm sẽ kéo theo 3 thành phần khác
bị ô nhiễm
III Vai trò của môi trường
Vai trò của môi trường đối với con người được thể hiện qua 3 chức năng sau:
1 Môi trường là không gian sống của con người
- Con người đòi hỏi không gian sống không chỉ cần phạm vi rộng mà cần có cả chất lượng môi trường sống tốt lành
- Không gian sống cần sạch sẽ, đẹp đẽ, thỏa mãn các yêu cầu về tâm lý, thẩm mĩ của con người
Trang 32 Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên cho con người
- Con người để tồn tại và phát triển phải sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh học, các nguồn năng lượng, tất cả đều lấy từ môi trường
3 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo nên
- Các chất thải của các hoạt động sống và phát triển kinh tế - xã hội của con người không còn con đường nào khác đều phải xả vào môi trường vì thế, môi trường có vai trò là nơi chứa đựng các chất thải của môi trường
- Bản thân MT có khả năng đồng hóa 1 lượng chất thải nhất định
IV Tác động của con người tới môi trường
- Tác động của con người tới môi trường trong các thời kì phát triển của xã hội loài người cũng như tại mọi nơi trên Trái Đất sẽ là khác nhau và cường độ đó được thể hiện như sau:
I = P×C×ETrong đó:
I là cường độ tác động của con người tới môi trường
P là dân số
C là mức độ tiêu thụ tài nguyên/đầu người
E là hậu quả môi trường để lại sau khi khai thác và sử dụng 1 đơn vị tài nguyên
Câu 2 Tài nguyên
I Khái niệm
1 Tài nguyên thiên nhiên: là tát cả những gì có thể sử dụng được vào một mục đích hoạt động nào đó, phục vụ cho cuộc sống, sản xuất và các hoạt động khác của con người
2 Tài nguyên tái tạo: là tài nguyên tồn tại và phát triển dựa vào nguồn năng lượng vô tận
và có thể trở lại trạng thái ban đầu, cả về tính chất và số lượng, sau 1 thời gian bị khai thác 1 phần nào đó Nó có thể duy trì hoặc bổ sung 1 cách liên tục khi được quản lý hợp lý
Trang 43 Tài nguyên không tái tạo: tồn tài 1 cách hữu hạn và có thể mất đi hoặc biến đổi, khôngcòn giữ đc tính chất ban đầu qua quá trình sử dụng của con người.
II Khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
1 Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài nguyên tái tạo và không tái tạo, chúng đều có giới hạn và cần được sử dụng 1 cách hợp lý Dân số tăng kéo theo nhu cầu sử dụngtài nguyên tăng nên cần khai thác và sử dụng hợp lý Nguồn tài nguyên k tái tạo được nếu khai thác quá ngưỡng thì sẽ cạn kiệt trong tương lai không xa
2 Một số nguyên tác khi kai thác và sử dụng tài nguyên
a Với tài nguyên có thể tái tạo, k đc khai thấc và sử dụng quá ngưỡng, quá khả năng tái tạo của tài nguyên đó Phải luôn quan tâm, bảo vệ và duy trì khả năng tái tạo của chúng
b Với tài nguyên không tái tạo, khai thác hợp lý và sử dụng hết sức tiết kiệm, vừa đủđáp ứng cho nhu cầu phát triển
c Tìm các nguyên liệu thay thế cho các nguồn tài nguyên không tái tạo có nguy cơ cạn kiệt
d Trong quá trình khai thác, phải sử sụng công nghệ không gây ảnh hưởng đến môi trường và quan tâm đến BVMT
III Liên hệ nguồn tài nguyên nước
- Nước là thành phần cơ bản của thiên nhiên, thiếu nó thì con người và sinh vật không thể tồn tại và phát triển được
- Trên lưu vực sông, nước được tái tạo theo chu trình thủy văn
- Nước là 1 nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, thiết yếu đối với sinh vật, với sự tồn tại và phát triển của con người
- Nước là 1 tài nguyên hữu hạn, vì vậy trong quá trình sử dụng phải luôn tiết kiệm, hạn chế các tổn thất và tránh các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên nước
- Nước là tài nguyên có thể tái tạo và cần phải sử dụng nước 1 cách hợp lý để duy trì khả năng tái tạo của nó
Trang 5- Nước là 1 tài nguyên có giá trị kinh tế nên trong sử dụng phải coi nước là 1 loại hàng hóa và làm sao phát huy tối đa giá trị kinh tế của nước
Câu 3 Phát triển
I Khái niệm phát triển
Con người trong quá trình tồn ại, luôn thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, gọi tắt là phát triển Hoạt động phát triển là quá trình sử dụng các tài nguyên để đáp ứng các nhu cầu về cải thiện chất lượng cuộc sống của con người
II Quan hệ giữa môi trường và phát triển
- Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau Trong đó, môi trường là tổng hợp các điều kiện sông của con người, là địa bàn và đối tượng của phát triển, còn phát triển là quá trình cải tạo, điều chỉnh các điều kiện của môi trường cho thuận lợi trong sử dụng tài nguyên môi trường
Hay nói cách khác, môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho sự phát triển, chứa đựng phế thải của phát triển, là địa bàn và là đổi tượng của phát triển Còn phát triển lànguyên nhân tạo ra các biến đổi về môi trường
III Mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường
- Trước kia, con người sống hài hòa với thiên nhiên, dân số chưa phát triển mâu thuẫn giữa phát triển và chất lượng MT chưa rõ rệt Tuy nhiên, khi dân số tăng, khoa học kĩ thuật phát triển, con người ngày càng sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiê gây ảnh hưởng đến môi trường
Mâu thuẫn giữa phát triển và môi trường ngày càng rõ rệt, đặc biệt là những nước công nghiệp hóa
IV Phát triển truyền thống
Là sự phát triển mà chỉ quan tâm tới việc làm thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống, lợi ích kinh tế mà không để ý đến môi trường và xã hội, gây ra tác động xấu tới môi trường: suy thoái MT và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
Câu 4 Phát triển bền vững
1 Khái niệm
Trang 6Là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai
2 Các điều kiện của PTBV
a Bền vững về kinh tế
- Yêu cầu lợi ích phải lớn hơn chi phí và các dự án phải đem lại lợi ích về kinh tế cho con người, các nguồn vốn đầu tư cho phát triển phải nhanh chóng được thu hồi và lợi ích kinh tế là lớn nhất Điều đó phải thể hiện trong sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của nền kinh tế, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống vật chất của người dân, tránh được suy thoái, trì trệ
Câu 5 Đánh giá tác động môi trường
1 Khái niệm: Theo luật BVMT 2005, ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến
môi trường của 1 dự án đầu tư cụ thể đrre đưa ra các biện pháp BVMT khi triển khai
dự án đó
2 Vai trò của ĐTM
a ĐTM là công cụ để quy hoạch và quản lí các hoạt động phát triển KTXH
Trong quy hoạch, có nhiều phương án khác nhau, đối chiếu, so sánh sự lợi và hại của các tác động để lựa chọn phương án tối ưu
Trang 7 Báo cáo ĐTM sẽ đưa ra chương trình kế hoạch giám sát MT thực hiện trong quy trình vận hành dự án nhằm quan trắc các số liệu thông số MT và theo dõi, giám sát các hoạt động MT, từ đó có các biện pháp điều chỉnh.
Hoạt động phát triển sẽ được quản lý chặt chẽ ngay từ khi đề xuất và trong suốt quá trình thực hiện dự án
b Lợi ích xã hội: ĐTM sẽ xem xét đầy đủ các tác động của dự án đến Môi trường xã hội nên sẽ giảm đến mức thấp nhất tác động xấu đến dự án tới xã hội Kết quả đánh giá sẽ được công bố rộng rãi và lấy ý kiến của cộng đồng dân cư
Thực hiện ĐTM sẽ đáp ứng được tối đa yêu cầu của xã hội và dễ được sự chấp nhận, ủng hộ rộng rãi của dân chúng
c Lợi ích Môi trường: ĐTM sẽ giúp các nhà kĩ thuật lựa chọn được các phương án hợp
lý và bền vững về mặt môi trường ĐTM sẽ giúp cho các dự án tuân thủ tốt các tiêu chuẩn môi trường quốc gia, không gây phá vỡ và làm tổn hại đến môi trường
4 Yêu cầu thực hiện ĐTM trong chu trình dự án
a Sàng lọc môi trường hoặc đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
- Nếu dự án nào thuộc loại ĐMC thì phải lập ĐMC trước, còn không thì phải sàng lọc môi trường
- Bất cứ dự án nào cũng phải trải qua bước lược duyệt (sàng lọc) môi trường để nêu lên các vấn MT chủ yếu liên quan đến dự án ( quy mô, vị trí xây dựng…)
Sàng lọc MT sẽ xem xét sàng lọc 1 số phương án dự kiến để chỉ ra các vấn đề MT chủ yếu và lựa chọn phương án nào có ảnh hưởng MT nhỏ nhất
Trang 8- Sàng lọc MT chỉ dựa trên thông tin hiện có và kết hợp kinh nghiệm theo phân cấp thựchiện ĐTM Việt Nam, sàng lọc môi trường không quy định cụ thể mà thay vào đó là sàng lọc dự án Chủ dự án có thể dựa theo phân cấp của nhà nước để tự xem xét dự án của mình phải thực hiện ĐTM ở mức nào.
b ĐTM sơ bộ
- Yêu cầu làm ĐTM sơ bộ trong giai đoạn lập báo cáo đầu tư
- Nội dung: Phải đánh giá hiện trạng MT và sơ bộ đánh giá tác động MT bằng phương pháp đánh giá nhanh để chỉ ra tác động nào là chủ yếu và sơ bộ chỉ ra các biện pháp giảm thiểu các tác dộng tiêu cực
- Kết luận của ĐTM sơ bộ phải chỉ ra bước tiếp theo có cần phải thực hiện ĐTM chi tiếtnữa không? Điều này phụ thuộc vào quyết định của ĐTM sơ bộ: Qua đánh giá, nếu thấy dự án có nhiều tác động tiêu cực đáng kể thì không cần lập ĐTM chi tiết nữa, kết quả ĐTM sơ bộ là đủ và ngược lại
c ĐTM chi tiết
- Yêu cầu: được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư
- Đánh giá tổng hợp và toàn diện tất cả các khía cạnh về mặt môi trường, mức độ đánh giá phải đầy đủ, chi tiết, kể cả về biện pháo giảm thiểu…
- Trong giai đoạn này, bắt buộc phải có đầy đủ thông tin về nhân lực, thời gian và chi phí…
- Xem xét, lựa chọn phương án thi công và lập kế hoạch thi công sao cho việc thi công
ít ảnh hưởng xấu tới môi trường
e Các vấn đề môi trường trong thi công
Trang 9- Tổ chức thi công hợp lí để hạn chế ảnh hưởng xấu tới môi trường và giám sát chặt ché môi trường trong thi công
- Tổ chức khu lán trại công nhân hợp lí và giải quyết các vấn đề ăn, ở, nước thải, rác thải, chất thải y tế…
- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong thi công như thu dọn lòng hồ, di dân tái định cư, xây dựng công trình kè…
f Giai đoạn vận hành
- Lập quy trình vận hành hợp lí hoặc tối ưu để nâng cao hiệu quả vận hành, khai thác các công trình của dự án, đồng thời, hạn chế các thiệt hại về môi trường do việc vận hành không tốt gây nên
- Thực hiện chương trình giám sát môi trường khu vực dự án trong suốt cả giai đoạn vận hành chương trình đã đề xuất trong ĐTM chi tiết
Câu 6 Tác động môi trường
I Khái niệm
1 Là kết quả của các ảnh hưởng thường xuyên của các hoạt động phát triển của dự án tớimôi trường tại nơi thực hiện dự án Và nó được xem là sự khác nhau giữa tình trạng môi trường khi thực hiện và không thực hiện dự án
2 Tác động môi trường của dự án có thể coi là tồn tại tất cả các tác động môi trường đó,
so sánh giữa 2 trường hợp trước và sau khi có dự án và được biểu thị bằng công thức sau:
Wi : Tầm quan trọng của nhân tố môi trường thứ i tính theo điểm quy ước
n : số nhân tố môi trường của dự án
E: tác động môi trường của dự án
II Các phương pháp phân tích, nhận biết các tác động môi trường
Trang 101 Phương pháp 1
- Dựa vào các nguồn tài nguyên và nhân tố môi trường để suy ra tác động
- Dựa vào 4 nhóm tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên MT vật lý, TNMT sinh thái, giá trị
sử dụng của con người, chất lượng cuộc sống) và lần lượt xem xét từng thành phần tài nguyên nhân tố môi trường của từng nhóm đó và đặt câu hỏi cho mỗi thành phần tài nguyên, tìm cách lý giải và tìm cách tự trả lời Khi đó, chúng ta sẽ nhận biết được tất
cả các tác động của dự án
2 Phương pháp 2
- Các tác động MT là do việc thực hiện các hoạt động của dự án sinh ra Vì thế, phương pháp phân tích nhận biết để nhận dạng các tác động môi trường phải xuất phát từ phântích các hoạt động của dự án
- Các bước thực hiện:
B1: Xác định các hoạt động của dự án
B2: Xác định các biến đổi MT do mỗi hoạt động gây ra
B3: Nhận biết các tác động MT theo các bậc tác động bậc 1,2,3
Câu 8 Nội dung chính của báo cáo ĐTM theo quy định hiện hành
- Các quy định báo cáo ĐTM mẫu hướng dẫn của Nhà nước trong TT05/2008/TT – BVMT Quy định báo cáo ĐTM gồm Mở đầu, 6 chương và phần kết luận, kiến nghị
1 Mở đầu
- Xuất xứ của dự án
- Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
- Phương pháp áo dụng trong quá trình ĐTM
- Tổ chức thực hiện ĐTM
2 Nội dung
a Chương 1 Mô tả tóm tắt dự án
Tên dự án, chủ dự án
Trang 11 Vị trí địa lý của dựa án
Nội dung chủ yếu của dự án
b Chương 2 Điều kiện tài nguyên môi trường và kinh tế xã hội
Điều kiện tài nguyên và môi trường
Điều kiện kinh tế - xã hội
c Chương 3 Đánh giá tác động môi trường
Đánh giá tác động
Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
d Chương 4 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố MT
Đối với các tác động xấu
Đối với sự cố MT
e Chương 5 Chương trình quản lý MT và giám sát MT
Chương trình QLMT
Chương trình GSMT
f Chương 6 Tham vấn ý kiến cộng đồng
Ý kiến của UBND cấp xã
Ý kiến của UB mặt trận tổ quốc cấp xã
Ý kiến phản hồi và cam kết của dự án trước các ý kiến của UBND cấp xã và
Trang 12Là 1 bảng, trong đó có 1 cột là là các nhân tố môi trường chịu tác động chịu tác động của
dự án Bảng kiểm tra này có thể gửi đến các chuyên gia có kinh nghiệm để đánh giá hoặc cho điểm dựa theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của họ Tổng hợp các ý kiến rút ra kết luận
về các tác động MT của dự án
1 Bảng kiểm tra danh mục MT dạng đơn giản
Liệt kê danh mục các nhân tố MT cần đánh giá theo cột dọc ĐTM sẽ được thực hiện 1 cách định tính trên cơ sở trả lời có hoặc không có tác động, tiêu cực hoặc tích cực, trực tiếp hoặc gián tiếp Đối với các dự án nhỏ thì ĐTM đơn giản sẽ đáp ứng được
2 Bảng kiểm tra danh mục MT có định cấp
- Trong bảng này, các nhân tố MT giống trong bảng kiểm tra đơn giản nhưng phần đánhgiá có phân cấp mức độ tác động, mức độ sẽ được phân theo cấp khác nhau từ cao đếnthấp
- Khi ứng dụng bảng này, người đánh giá sẽ dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết và số liệu
để chọn lựa mỗi tác động là thuộc cấp nào
3 Bảng tra danh mục môi trường có trọng số
- Ngoài xét đến mức độ tác động theo các cấp khác nhau còn có xét đến tầm quan trọng
- cách thực hiện ( trình tự )
xác định các nhân tố môi trường sẽ lợi tác động theo 4 thành phần
đánh giá, cho điểm trọng số tầm quan trọng của từng nhân tố môi trường vàmức độ bị tác động tương ứng ( thang điểm là từ 1 – 5 )
Ghi trị số biểu thị của từng ô
Wi : Tầm quan trọng của nhân tố môi trường thứ i
n: số nhân tố môi trường của dự án
- Wi = 1: không quan trọng Vi = 1 tác động đáng kể
Trang 13- Là sự phát triển ứng dụng của bảng kiểm tra danh mục môi trường hay nói khác đi, nó
là bảng tra danh mục môi trường 2 chiều với chiều 1 là các nhân tố môi trường, chiều
2 là các hoạt động của dự án
1 Ma trận môi trường dạng đơn giản
- trục tung biểu thị các hoạt đông, trục hoành biểu thị các nhân tố môi trường
- các ý kiến đánh giá tác động môi trường sẽ được đánh dấu vào từng ô của ma trận theo các ký hiệu quy định như ( + ) tác động tích cực (-) tác động tiêu cực ( t ) tác động tạm thời ( p ) tác động lâu dài
2 Ma trận môt trường có định cấp
- Nguyên tắc : cách đánh giá dựa vào phương pháp cho điểm về tầm quan trọng và mức
độ tác động trong ma trận gạch chéo
- Cách làm