1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án cảng hàng không quốc tế vân đồn tại xã đoàn kết, huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh

107 52 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Khắc TháiSơn

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng bảnthân Toàn bộ quá trình nghiên cứu được tiến hành một cách khoa học, các sốliệu, kết quả trình bày trong luận văn là chính xác, trung thực và chưa từngđược công bố trong bất cứ công trình nào khác Các số liệu trích dẫn trongquá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Mai Lam

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Quản lý Tài nguyên, sự cho phép của PhòngĐào tạo, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, với sự hướng dẫn tận tìnhcủa thầy giáo PGS TS Nguyễn Khắc Thái Sơn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề

tài "Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện Dự ánCảng hàng không Quốc tế Vân Đồn tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnhQuảng Ninh”.

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗlực của bản thân Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướngdẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Khắc Thái Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡtôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trongkhoa và nhà trường, UBND huyện Vân Đồn, phòng Tài nguyên và Môi trườnghuyện Vân Đồn, UBND xã Đoàn Kết, Trung tâm phát triển quỹ đất đã nhiệttình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.

Do thời gian nghiên cứu ngắn, trình độ nhận thức và sự hiểu biết về lĩnhvực nghiên cứu còn hạn chế, nên dù đã cố gắng, nhưng luận văn không thể tránhkhỏi những khiếm khuyết, bất cập Tôi mong nhận được những ý kiến đóng gópcủa các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và những ai quan tâm đếnlĩnh vực này để tác giả hoàn thiện đề tài hơn nữa.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Mai Lam

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở lý luận và các căn cứ pháp lý về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợvà tái định cư 3

1.1.1 Khái quát chung về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

31.1.2 Các căn cứ pháp lý của việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 7

1.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất đai của mộtsố nước trên thế giới và các nước trong khu vực 9

1.2.1 Chính sách bồi thường thiệt hại và tái định cư của các tổ chức tài trợ(WB và ADB) 9

1.2.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ cho công tác giải phóng mặt bằng củamột số nước trên thế giới 11

1.3 Những quy dịnh về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhànước thu hồi đất ở Việt Nam 15

1.3.1 Phương án bồi thường 15

1.3.2 Chính sách hỗ trợ và việc làm 15

1.3.3 Diện tích đất bồi thường, giá đất bồi thường 16

1.3.4 Bồi thường về tài sản, cây cối, hoa màu gắn liền với đất bị thu hồi 16

Trang 7

1.3.6 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai trong công tác bồi thường

giải phóng mặt bằng 17

1.4 Thực tiễn công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 18

1.4.1 Quy trình thu hồi đất tại tỉnh Quảng Ninh 18

1.4.2 Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 25

1.4.3 Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnhQuảng Ninh 26

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 29

2.3 Nội dung nghiên cứu 29

2.4 Phương pháp nghiên cứu 30

2.4.1 Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu, tài liệu đã có (số liệu thứ cấp) 30

2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu từ người dân thông qua phiếuđiều tra (số liệu sơ cấp) 31

2.4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích và biểu đạt số liệu

32Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

3.1 Giới thiệu khái quát chung về địa bàn huyện Vân Đồn và Dự án Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 33

3.1.1 Giới thiệu khái quát chung về địa bàn huyện Vân Đồn 33

3.1.2 Giới thiệu khái quát về dự án nghiên cứu: 36

3.2 Đánh giá công tác chuẩn bị thu hồi đất Dự án Cảng hàng khôngQuốc tế Vân Đồn tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 40

3.2.1 Thành lập Hội đồng và xây dựng kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư để thu hồi đất Dự án Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn tạixã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 40

Trang 8

3.2.2 Xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất Dự án Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 433.2.3 Xác định mức bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất Dự án Cảng hàng

không Quốc tế Vân Đồn tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 483.3 Đánh giá kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước

thu hồi đất Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 523.3.1 Đánh giá kết quả công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Dự

án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 523.3.2 Đánh giá kết quả công tác hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Dự án

Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 553.3.3 Đánh giá kết quả công tác tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Dự án

Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 563.3.4 Đánh giá chung kết quả công tác thu hồi đất Dự án Cảng Hàng không

Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 583.3.5 Tổng hợp kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng

cho người dân giai đoạn 1 của dự án Cảng Hàng không Quốc tế VânĐồn, tỉnh Quảng Ninh 583.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu hồi đất tại Dự án Cảng

hàng không Quốc tế Vân Đồn tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 603.4.1 Trách nhiệm của người dân bị thu hồi đất 60

3.4.2 Công tác quản lý, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, sở hữu nhà ở 613.4.3 Nguồn vốn thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng 633.4.4 Vai trò, năng lực của chính quyền địa phương và sự phối hợp giữa

Trang 10

3.5 Khó khăn, tồn tại và giải pháp khắc phục khi Nhà nước thu hồi đất tại

Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 67

3.5.1 Khó khăn, tồn tại trong công tác thu hồi đất tại Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 67

3.5.2 Các giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng,thu hồi đất tại Dự án Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn 68

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69

1 Kết luận 69

2 Đề nghị 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

MỘT SỐ HÌNH ẢNH SAU KHI GPMB THỰC HIỆN DỰ ÁN 73

PHỤ LỤC 78

Trang 11

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BT:Bồi thườngDN:Doanh nghiệpGPMB:Giải phóng mặt bằngGCN:Giấy chứng nhận

ADB:Ngân hàng phát triển Châu ÁWB:Ngân hàng thế giới

QSD:Quyền sử dụngTĐC:Tái định cưTW:Trung ươngUBND:Uỷ ban nhân dânKKT:Khu kinh tế

Trang 12

không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 48Bảng 3.8 Định mức hỗ trợ giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 của dự án

Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 49Bảng 3.9 Tổng hợp ý kiến của người dân về việc xác định mức bồi

thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 dự án CảngHàng không Quốc tế Vân Đồn 52Bảng 3.10 Kết quả bồi thường về đất giai đoạn 1 của dự án Cảng Hàng

không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 53Bảng 3.11 Kết quả bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất giai đoạn 1 của

dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 54Bảng 3.12 Kết quả thực hiện công tác hỗ trợ giai đoạn 1 của dự án Cảng

Hàng không Quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 55

Trang 13

Bảng 3.13 Tổng hợp ý kiến của người dân về công tác bồi thường, hỗtrợ giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 dự án Cảng Hàng khôngQuốc tế Vân Đồn 58Bảng 3.14 Tổng hợp kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải

phóng mặt bằng giai đoạn 1 của dự án Cảng Hàng khôngQuốc tế Vân Đồn 59Bảng 3.15 Tổng hợp ý kiến của cán bộ về trách nhiệm của người dân bị

thu hồi đất 61Bảng 3.16 Tổng hợp ý kiến của cán bộ về công tác quản lý, đăng ký và

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở 62Bảng 3.17 Tổng hợp nguồn vốn thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng

mặt bằng dự án Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn giaiđoạn 2015-2017 63Bảng 3.18 Tổng hợp ý kiến của người dân có đất bị thu hồi về vai trò,

năng lực của chính quyền địa phương và sự phối hợp giữacác cấp, các ngành trong công tác giải phóng mặt bằng 65Bảng 3.19 Tổng hợp ý kiến của cán bộ dự án về vai trò, năng lực của chính

quyền địa phương và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trongcông tác giải phóng mặt bằng 66

Trang 14

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí địa lý huyện Vân Đồn 33Hình 3.2: Hình ảnh Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn 38

Trang 15

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài sản quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng đốivới đời sống của từng hộ gia đình, cá nhân, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thểthay thế, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là điều kiện tốithiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội không ngừng phát triển, làđịa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xãhội, an ninh và quốc phòng; trong thời kỳ hiện nay, đất đai thêm những chứcnăng có ý nghĩa quan trọng là tạo nguồn vốn và thu hút đầu tư phát triển.

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta, cơ chế kinh tế thịtrường đã từng bước được hình thành, các thành phần kinh tế phát triển mạnhmẽ và một xu hướng tất yếu về nguồn lực đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầura đều phải trở thành hàng hoá, trong đó đất đai cũng không phải là ngoại lệ.

Trong điều kiện quỹ đất có hạn, giá đất ngày càng cao và nền kinh tế thịtrường ngày càng phát triển thì lợi ích của người sử dụng đất khi nhà nước giaođất, thu hồi đất vẫn đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp bách Việc bồithường đất đai, giải phóng mặt bằng, tái định cư là một vấn đề hết sức nhạy cảm,phức tạp tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh QuảngNinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Vân Đồn sẽ được phát triển đểtrở thành Khu kinh tế năng động, đầu mối giao thương, tạo động lực phát triểnkinh tế cho tỉnh Quảng Ninh, Vùng duyên hải Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọngđiểm Bắc Bộ Hình thành các khu du lịch sinh thái biển, đảo chất lượng cao, tạođiểm đến du lịch giải trí vui chơi cao cấp, đồng thời tạo môi trường an sinh bềnvững, sinh động và chất lượng cao cho người dân trong vùng.

Để tạo động lực cho Vân Đồn thành đặc Khu kinh tế, thu hút vốn đầu tưtừ bên ngoài Nhà nước phải tiến hành đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạtầng giao thông trong quá trình thực hiện đầu tư các hạng mục công trình nêu

Trang 16

trên cần phải thu hồi đất thực hiện giải phóng mặt bằng Công tác bồi thườnggiải phóng mặt bằng giữ vị trí hết sức quan trọng là yếu tố có tính chất quyếtđịnh đến tiến độ thực hiện các dự án; quyết định đến cơ hội thu hút vốn đầu tư.Qua nhiều năm, công tác giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề nan giải, chiếmphần lớn các vụ khiếu nại, khiếu kiện về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện VânĐồn nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung gây mất trật tự xã hội làm ảnhhường không tốt đến môi trường đầu tư.

Từ khi Luật Đất Đai ra đời đến nay qua nhiều lần thay đổi tiếp thu, lầnsau khắc phục hạn chế tồn tại của những lần trước và cụ thể là Luật đất đai 2013được ban hành Luật đất đai 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn ra đờiđã khắc phục được phần nào hạn chế của các lần ban hành trước đó Tuy nhiêntiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Khukinh tế Vân Đồn hiện nay còn có nhiều khó khăn vướng mắc cả về mặt chủ quanvà khách quan.

Do vậy tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư khi thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án Cảng hàng không Quốc tếVân Đồn tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhànước giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồntại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

- Đánh giá được một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu hồi đất tại Dựán Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn tỉnhQuảng Ninh

- Chỉ ra được các khó khăn, tồn tại và đề xuất được giải pháp hoàn thiệnchính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bànhuyện Vân Đồn.

Trang 17

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận và các căn cứ pháp lý về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợvà tái định cư

1.1.1 Khái quát chung về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

1.1.1.1 Khái quát về Nhà nước thu hồi đất

Nhà nước Thu hồi đất là việc Nhà nước ban hành Quyết định hành chính

để thu lại đất hoặc thu lại quyền sử dụng đất đã giao cho tổ chức, hộ gia đình cánhân sử dụng.

Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại các Điều 61, 62,64, 65 Luật đất đai 2013.

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.

- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;- Xây dựng căn cứ quân sự;

- Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệtvề quốc phòng, an ninh;

- Xây dựng ga, cảng quân sự;

- Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thểthao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

- Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

- Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡngcủa lực lượng vũ trang nhân dân;

- Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Côngan quản lý.

Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộngtrong các trường hợp sau đây:

Trang 18

1 Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủtrương đầu tư mà phải thu hồi đất;

2 Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết địnhđầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm:

a) Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA);

b) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năngngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếphạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệpcông cấp quốc gia;

c) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông,thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứaxăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;

3 Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phảithu hồi đất bao gồm:

a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đượcxếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sựnghiệp công cấp địa phương;

b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giaothông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đôthị; công trình thu gom, xử lý chất thải;

c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dâncư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xâydựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phụcvụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

Trang 19

d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trangđô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nôngsản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừngđặc dụng;

đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừtrường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn,khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thukhoáng sản.

Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai:

a) Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê,công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sửdụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

- Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đấtđai 2013 mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

- Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

- Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đấtđai 2013 mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bịxử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 thángliên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liêntục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà khôngđược sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24

Trang 20

địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu

Trang 21

tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tươngứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thựchiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫnchưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đấtvà tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

b) Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào vănbản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạmpháp luật về đất đai.

Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyệntrả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người:

Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật,tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:

- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngânsách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không cònnhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàngnăm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sửdụng đất;

- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

- Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;

- Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạngcon người;

- Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên taikhác đe dọa tính mạng con người.

1.1.1.2 Khái quát về Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị

quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.

Trang 23

+ Bồi thường hoặc hỗ trợ tài liệu hiện có gắn liền với đất và các chi phíđầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi.

1.1.1.3 Khái quát về Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu

hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dờiđến địa điểm mới, ổn định đời sống, sản xuất và một số khoản hỗ trợ khác.

1.1.1.4 Khái quát về Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là quá trình bồi thường, hỗ trợ về

đất, tài sản, các khoản hỗ trợ để người bị thu hồi đất di chuyển đến một nơi ởmới để sinh sống và làm ăn và bàn giao lại đất cho dự án Khu tái định cư phảiđược xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụngtốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp phải di chuyểnchỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức:

- Bồi thường bằng việc giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư;

- Bồi thường bằng tiền để người bị thu hồi đất tự tìm đất tái định cư;

1.1.2 Các căn cứ pháp lý của việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư* Văn bản của trung ương

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2013 của Chính phủvề việc Qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá;

Trang 24

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của chínhPhủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chínhphủ qui định về giá đất;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chínhphủ qui định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ“Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai”;

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 của BộTài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mụcđích sử dụng đất, thu hồi đất;

- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tàinguyên và Môi trường Quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng,điều chinh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

* Văn bản của địa phương

- Quyết định số 398/2012/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2012 củaUBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Bộ đơn giá bồi thường tài sản đã đầutư vào đất khi Nhà nước thu hồi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

- Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 08 năm 2014của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗtrợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 trên địabàn tỉnh Quảng Ninh

- Quyết định số 3238/2014/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2014 củaUBND tỉnh Quảng Ninh về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến 31 tháng 12 năm 2019

- Quyết định số 1244/2015/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2015 củaUBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyệnVân Đồn

Trang 25

- Quyết định số 1454/2015/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2015 củaUBND tỉnh Quảng Ninh “ Về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) của huyện Vân Đồn”

- Quyết định số 4234/2015/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2015 củaUBND tỉnh Quảng Ninh “V/v ban hành bộ đơn giá bồi thường tài sản đã đầu tưvào đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”

- Quyết định số 1192/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2016 củaUBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyệnVân Đồn

- Quyết định số 1144/2017/QĐ-UBND ngày 17 tháng 04 năm 2017 củaUBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyệnVân Đồn

- Quyết định số 3000/2017/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2017 củaỦy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh “Về việc ban hành Quy định về bồithường, hỗ trợ và tái định cư và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địabàn tỉnh Quảng Ninh”

1.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất đai của mộtsố nước trên thế giới và các nước trong khu vực

1.2.1 Chính sách bồi thường thiệt hại và tái định cư của các tổ chức tài trợ(WB và ADB)

Theo Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thìbản chất của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đấtphục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng phảiđồng thời đảm bảo lợi ích của những người bị ảnh hưởng để họ có một cuộcsống tốt hơn trước về mọi mặt Trên tinh thần giảm thấp nhất các tác động củaviệc thu hồi đất, cần phải có chính sách thỏa đáng, phù hợp nhằm đảm bảongười bị thu hồi đất không gặp bất lợi hay khó khăn trong cuộc sống sau này.Khắc phục cải thiện chất lượng cuộc sống, nguồn sống đối với người bị ảnhhưởng là việc phải bảo đảm Để thực hiện được phương châm đó thì trong công

Trang 26

tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải lấy phát triển con người là trung tâm,không chỉ là các chính sách bồi thường vật chất Từ quan điểm đó, chính sáchbồi thường công bằng là bồi thường ngang bằng với tình trạng như không có dựán được áp dụng, sao cho đời sống của người bị ảnh hưởng sau khi được bồithường ít nhất phải đạt được ngang mức cũ của họ như trước khi có dự án Tuyvậy các chính sách này cũng có những khác biệt so với chính sách của Nhà nướcViệt Nam như:

Khái niệm hợp pháp hay không hợp pháp trong chính sách bồi thường, táiđịnh cư là một trong những khác biệt có khả năng gây ra những vấn đề xã hộilớn khi áp dụng chính sách tái định cư của WB, ADB Theo các tổ chức này thìthiếu chứng thư hợp pháp về đất sẽ không ảnh hưởng tới bồi thường cho một sốnhóm dân bị ảnh hưởng và được mở rộng đối với cả đối tượng không bị thiệt hạivề đất và tài sản mà chỉ bị ảnh hưởng tới mặt tinh thần Ở Việt Nam trước kiachỉ bồi thường cho những người có chứng thư hợp pháp nhưng ở Nghị định47/2014/NĐ-CP đã mở rộng hơn khái niệm hợp pháp, đồng thời có quy định rõràng các trường hợp không được bồi thường về đất, nếu xét thấy cần được hỗ trợthì UBND tỉnh ra quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

Theo chính sách của ADB thì việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư baogiờ cũng phải hoàn thành xong trước khi tiến hành công trình xây dựng, trongkhi ở Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về thời hạn này (rất nhiều dự án vừagiải tỏa mặt bằng vừa triển khai thi công, chỗ nào giải phóng mặt bằng xong thìthi công trước tránh lấn chiếm đất đai); do vậy, nhiều gia đình còn chưa kịp thờisửa chữa, xây dựng lại hoặc xây dựng nhà ở mới ổn định trước khi bị giải tỏa.

Quy định của ngân hàng ADB là không những phải thông báo đầy đủ cácthông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường, tái định cư của dự án chocác hộ nông dân mà còn tham khảo ý kiến và tìm mọi cách thỏa mãn các yêu cầuchính đáng của họ trong suốt quá trình thực hiện Ở Việt Nam, thực tế cho thấyviệc thực hiện đầy đủ nội dung này là rất khó khăn, vì lịch sử sử dụng đất rấtphức tạp và khó có thể thỏa mãn được yêu cầu rất lớn của người bị thu hồi đất.

Trang 27

Theo quy định của Ngân hàng ADB, ngoài giám sát nội bộ, cơ quan thựchiện dự án phải thuê một tổ chức bên ngoài giám sát độc lập để đảm bảo nhữngthông tin là khách quan Nhiệm vụ của cơ quan giám sát độc lập phải kiểm traxem các hoạt động tái định cư có được triển khai đúng không? Từ đó có nhữngkiến nghị về biện pháp giải quyết sao cho công tác tái định cư đạt được mục tiêucuối cùng là giải quyết hết những vướng mắc nảy sinh Các chính sách hiện hànhtại Việt Nam chưa áp dụng cơ chế giám sát độc lập về tái định cư Vì vậy, việcgiám sát độc lập công tác tái định cư là công tác khá mới mẻ ở Việt Nam nên cầncó thời gian phù hợp để ban hành quy định và làm quen với công việc này.

Phạm vi ảnh hưởng của dự án phải quan tâm theo ADB là rất rộng còntheo chính sách hiện hành của Việt Nam thì phạm vi ảnh hưởng vẫn còn hạn hẹp.

1.2.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ cho công tác giải phóng mặt bằng của mộtsố nước trên thế giới

1.2.2.1 Trung Quốc

Có thể thấy rằng Luật Đất đai của Trung Quốc có nhiều nét tương đồngvới Luật Đất đai của Việt Nam Tuy nhiên nhìn về tổng thể, Trung Quốc là mộtnước khá thành công trong việc thực hiện công tác bồi thường và TĐC Nguyênnhân chính của sự thành công đó là do nước này có một hệ thống pháp luật nóichung và pháp Luật Đất đai nói riêng rất đầy đủ, chi tiết đồng bộ, phù hợp vớicông tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năng động, khoa học Cùng với mộtNhà nước pháp quyền vững chắc, năng lực thể chế của chính quyền địa phươngtheo thẩm quyền có hiệu lực cao, người dân có ý thức chấp hành pháp luậtnghiêm minh Bên cạnh đó việc sử dụng đất đai tại Trung Quốc thực sự tiếtkiệm, Nhà nước Trung Quốc hoàn toàn cấm việc mua bán chuyển nhượng đấtđai Do vậy thị trường đất đai gần như không tồn tại mà chỉ có thị trường nhàcửa Trung Quốc xây dựng chính sách và các thủ tục rất chi tiết ràng buộc hoạtđộng TĐC với nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó mục tiêu của chính sách nàylà cung cấp cơ hội cho TĐC thông qua cách tiếp cận cơ bản nơi ở ổn định, tạonguồn lực sản xuất cho người thuộc diện bồi thường và tái định cư Về phương

Trang 28

thức bồi thường, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước việc họsẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm Người dân có quyền lựa chọn các hìnhthức bồi thường, bằng tiền hoặc nhà tại khu ở mới Giá bồi thường theo tiêuchuẩn giá thị trường Nhưng đồng thời được Nhà nước quy định cho từng khuvực và điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế Đối với các dự án phảibồi thường GPMB thì kế hoạch TĐC chi tiết được chuẩn bị trước khi thông quadự án cùng với việc dàn xếp kinh tế, khôi phục cho từng địa phương từng hộ giađình và từng người bị ảnh hưởng.

1.2.2.2 Thái Lan

Không có chính sách bồi thường, tái định cư ở cấp quốc gia Do côngnhận hình thức đa sở hữu đất đai nên Hiến Pháp năm 1982 có quy địnhchung: (a) việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng,quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cảitạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải thực hiện bồi thường theothời giá thị trường cho những người có đất hợp pháp về tất cả các thiệt hạido việc trưng dụng gây ra; (b) việc bồi thường phải khách quan cho ngườichủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó Dựa trên các qui địnhchung này, các ngành có qui định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đấtcủa ngành mình.

Năm 1987, Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng bất động sản áp dụngcho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dụng tiện ích công cộng,quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước,phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đíchcông cộng Luật qui định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tínhgiá trị bồi thường các loại tài sản bị thiệt hại Căn cứ vào đó, từng ngành đưa racác qui định cụ thể về trình tự tiến hành bồi thường và TĐC, nguyên tắc cụ thểxác định giá trị bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, thủ tụcthành lập các cơ quan, uỷ ban tính toán bồi thường và TĐC, trình tự đàm phán,nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra toà án.

Trang 29

Ví dụ như trong ngành điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi cónhiều dự án bồi thường và TĐC lớn nhất trong nước Họ đã xây dựng chính sáchriêng với mục tiêu: “Đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốthơn” thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng và đạt mức tối đa nhucầu, đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được thamgia nhiều hơn vào quá trình phát triển xã hội Trên thực tế, chính sách này đã tỏra hiệu quả khi cần thu hồi đất cho các dự án đầu tư.

1.2.2.3 Hàn Quốc

Hàn Quốc là một nước nhỏ hẹp với 70% diện tích là đất đồi, núi cho nênđất công cộng được xem là một vấn đề hết sức quan trọng Do đó để sử dụng đấtmột cách hiệu quả hơn thì các quy hoạch và quy chế được coi như một hình thứcpháp luật.

Luật đất đai của Hàn Quốc được xác lập trên cơ sở Luật quy hoạch đô thịcho từng đô thị và Luật quản lý sử dụng quốc thổ bao gồm tất cả các đô thị, Nhànước chỉ định năm khu vực sử dụng để cân bằng sự phát triển đồng bộ.

Đặc biệt, khái niệm cơ bản của luật quản lý sử dụng quốc thổ công khai rõràng về đất đai Đây có ý nghĩa là tách riêng hai phần quyền sở hữu và quyền sửdụng đất để nhấn mạnh tầm quan trọng của đất công cộng trong xã hội Chế độnày giúp việc sử dụng đất một cách hữu dụng bằng cách thúc đẩy quyền sử dụngđất nhiều hơn quyền sở hữu đất Với khái niệm công khai đất đai, hạn chế sởhữu đất, hạn chế sử dụng đất, hạn chế lợi ích phát sinh, hạn chế thanh lý các quychế công cộng được áp dụng theo luật pháp và cách tính các quy chế như thếnày được xem là đặc trưng của luật liên quan đến đất đai của Hàn Quốc.

Luật bồi thường GPMB của Hàn Quốc được chia ra thành hai thể chế.Một là “đặc lệ” liên quan đến bồi thường GPMB cho đất công cộng đã đạt đượctheo thủ tục thương lượng của pháp luật Hai là luật “sung công đất” theo thủ tụcquy định cưỡng chế của công pháp.

Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế thì cần rất nhiều đất công cộngtrong một khoảng thời gian ngắn với mục đích cưỡng chế đất cho nên luật “sung

Trang 30

công đất” đã được thiết lập trước vào năm 1962 Sau đó theo pháp luật ngoàimục đích thương lượng thu hồi đất công cộng thì còn muốn thống nhất việc nàytrên phạm vi toàn quốc và đảm bảo quyền tài sản của công nên Luật này đã đượclập vào năm 1975 và dựa vào hai luật trên Hàn Quốc đã triển khai bồi thườngcho đến nay Tuy nhiên dưới hai thể chế luật và trong quá trình thực hiện luật“đặc lệ” thương lượng không đạt được thỏa thuận thì luật “sung công đất” đượcthực hiện bằng cách cưỡng chế, nhưng nếu cứ như vậy thì phải lặp đi lặp lại quátrình này và đôi khi trùng lặp cho nên thời gian có thể bị kéo dài hoặc chi phícho bồi thường sẽ tăng lên Do đó, Luật bồi thường thiệt hại của Hàn Quốc mớira đời và thực hiện theo ba giai đoạn:

Thứ nhất: Tiền bồi thường đất đai được giám định viên công cộng đánhgiá trên tiêu chuẩn giá quy định để thu hồi đất phục vụ cho công trình côngcộng Giá quy định không dựa vào lợi nhuận khai thác do đó có thể đảm bảo sựkhách quan trong việc bồi thường.

Thứ hai: Pháp luật có quy định không gây thiệt hại nhiều cho người cóquyền sở hữu đất trong quá trình thương lượng chấp thuận thu hồi đất Quy trìnhchấp thuận theo thứ tự là công nhận mục đích, lập biên bản tài sản và đất đai,thương lượng, chấp nhận thu hồi.

Thứ ba: Biện pháp di dời là một đặc điểm quan trọng Nhà nước hỗ trợtích cực về mặt chính sách đảm bảo sự sinh hoạt của con người, cung cấp đất đaicho những người bị mất nơi cư trú do thực hiện công trình công cộng cần thiếtcủa Nhà nước Đây là công việc có hiệu quả lôi cuốn người dân tự nguyện di dờivà liên quan rất nhiều tới việc GPMB Theo luật bồi thường, nếu như tòa nhà nơidự án sẽ được thực hiện có trên 10 người sở hữu thì phải xây dựng cho các đốitượng này nơi cư trú hoặc hỗ trợ 30% giá trị của tòa nhà đó Còn nếu như các dựán xây dựng chung cư nhà ở thì cung cấp cho các đối tượng này chung cư hoặcnhà ở thấp hơn giá thành Đối với các đối tác kinh doanh để kiếm sống nhưngkhông có pháp nhân, các đối tác kinh doanh nông nghiệp, gia cầm thì có chính

Trang 31

sách mang tính chất ân huệ ngoài biện pháp di dời còn ưu tiên cung cấp cho họcác cửa hàng hoặc khu kinh doanh.

1.3 Những quy dịnh về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhànước thu hồi đất ở Việt Nam

1.3.1 Phương án bồi thường

Theo báo cáo xã hội học của Viện nghiên cứu Địa chính năm 2003, trongtổng số 6000 hộ được điều tra thì phương án bồi thường bằng tiền cho đến nayvẫn là phương án được áp dụng phổ biến (92,50%) Vì trên thực tế, quỹ đất phụcvụ cho việc bồi thường GPMB và TĐC của mỗi địa phương không giống nhau,quỹ đất công ích còn lại của các địa phương không đáng kể, nên không đáp ứngđược yêu cầu bồi thường bằng đất và lập khu TĐC Mặt khác, số lượng các hộ dichuyển lớn, có những hộ diện tích đất thu hồi lớn nên việc bồi thường diện tíchđất có cùng giá trị là rất khó Hầu hết địa điểm khu TĐC và cơ sở hạ tầng khuTĐC không thỏa mãn yêu cầu của người bị thu hồi đất như cách xa trung tâm,không thể kinh doanh, buôn bán nên rất nhiều trường hợp người bị thu hồi đấtlựa chọn phương án bồi thường bằng tiền Thực tế cho thấy chính sách bồithường chưa thật công bằng giữa các loại đất với nhau, giữa hộ gia đình vớinhau và giữa 2 địa phương liền kề Trong cùng một khu vực giải toả nhiều nơicó sự phân biệt giữa hai đối tượng sử dụng đất có ngành nghề khác nhau Mứcbồi thường thấp so với giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương, tạo ra sựchênh lệch làm cho người bị thu hồi đất cảm thấy bị thiệt thòi, đòi tăng tiền bồithường, không bàn giao mặt bằng đúng kế hoạch gây ảnh hưởng đến tiến độ củadự án.

1.3.2 Chính sách hỗ trợ và việc làm

Một số địa phương chưa thực hiện chính sách hỗ trợ tuyển dụng đào tạoviệc làm cho các hộ thuộc diện chính sách, mặc dù số hộ được hưởng chính sáchrất cao.

Trang 32

Một số dự án có thực hiện chính sách đào tạo việc làm cho lao động bị thuhồi đất nông nghiệp song chất lượng đào tạo không đảm bảo trình độ và taynghề để làm việc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Tình trạng không có việc làm ở khu vực có dự án ngày càng cao, nhất làđối với các dự án chiếm dụng đất nông nghiệp có quy mô lớn Vì vậy, phát sinhtệ nạn xã hội gây hậu quả lâu dài về mặt xã hội, nên phải có biện pháp giải quyếtkịp thời.

1.3.3 Diện tích đất bồi thường, giá đất bồi thường

Cách xác định hạn mức đất ở bồi thường so với quy định còn tuỳ tiện,không thống nhất giữa các địa phương và các dự án với nhau.

Bồi thường đất nông nghiệp theo phân hạng đất đến nay quá lạc hậu,không còn phù hợp, nó không chỉ ảnh hưởng đến việc xác định giá bồi thườngmà còn làm thất thu thuế nông nghiệp của Nhà nước.

Do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý quan trọngtrong việc xác định điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, nhưngcông tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các địa phương còn chậm trễgây không ít khó khăn cho công tác thu hồi, GPMB.

Hiện nay, những quy định về tính hợp pháp của thửa đất đang được điềuchỉnh theo xu hướng giảm dần các căn cứ pháp lý Vì vậy, để GPMB kịp tiến độ,nhiều địa phương đã phải thừa nhận và thỏa thuận bồi thường cho các trườnghợp không có đủ căn cứ pháp lý về quyền sử dụng đất.

1.3.4 Bồi thường về tài sản, cây cối, hoa màu gắn liền với đất bị thu hồi

Trên cơ sở chính sách bồi thường và TĐC của Nhà nước cách xác địnhphương án bồi thường tài sản gắn liền với đất của các địa phương được ngườidân đồng tình ủng hộ Nhiều dự án bồi thường cho một số công trình, cây cối,hoa màu cao hơn giá thị trường.

1.3.5 Tái định cư và cơ sở hạ tầng khu tái định cư

Thực trạng trong những năm qua cho thấy việc xây dựng các khu TĐCcủa các dự án rất bị động, thiếu đồng bộ nhất là các dự án thuộc nguồn vốn TW,

Trang 33

trong đó, tồn tại lớn nhất là cơ sở hạ tầng khu TĐC không được đầu tư theo quyđịnh hoặc đầu tư nửa vời Các dự án thiếu biện pháp phục hồi thu nhập tại nơi ởmới cho người TĐC Các công trình khu công nghiệp khu chế xuất phương ánbồi thường do các chủ dự án lập, Hội đồng GPMB chỉ tham gia với tư cách tưvấn Vì vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương thường không cao và lànguyên nhân làm giảm hiệu lực pháp luật của các chính sách bồi thường vàTĐC, ảnh hưởng đến tiến độ GPMB.

Nguồn đất xây dựng các khu TĐC ở các khu đô thị loại I và loại II rấthiếm, mặc dù có chính sách xây dựng nhà ở ra khu ven đô nhưng chưa đượcngười dân chấp nhận do giá căn hộ quá cao, có sự lệch lớn về chế độ xã hội,những hộ sống bằng nghề buôn bán thì hầu hết không lựa chọn phương án đổiđất lấy đất Còn ở khu dân cư nông thôn, việc thu hồi đất làm ảnh hưởng đến tậpquán sinh hoạt của người dân, giao đất mới với quy mô như diện tích hiện naykhông đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và nông nghiệp của người dân như: Nhàphải có sân phơi, gần gũi với họ hàng, đi lại thuận tiện

Vì vậy, cần quy định rõ thêm dự án nào có khu TĐC và quy trình thẩmđịnh kế hoạch TĐC có thể giúp cho người dân bị thu hồi không bị thiệt thòi saukhi giải tỏa.

1.3.6 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai trong công tác bồi thường giảiphóng mặt bằng

Công tác phổ biến pháp Luật Đất đai và chính sách bồi thường, GPMB vàTĐC của Hội đồng bồi thường cho người bị thu hồi đất tại các địa phương tínhtheo mặt bằng chung là chưa sát thực tế Phần lớn người dân rất quan tâm đếnchính sách bồi thường GPMB nhưng công tác tuyên truyền ở các địa phươngcòn nhiều hạn chế, ở những vùng có trình độ dân trí cao thì kiến thức hiểu biếtpháp luật, việc chấp hành các quy định của luật nghiêm minh và công tác GPMBđạt tiến độ và hiệu quả so với kế hoạch Trái lại, đối với những vùng nông thôn,miền núi, vùng xa, hải đảo, do không có điều kiện tuyên truyền phổ biến chínhsách pháp luật, mặt bằng dân trí thấp dẫn đến việc GPMB gặp khó khăn.

Trang 34

1.4 Thực tiễn công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

1.4.1 Quy trình thu hồi đất tại tỉnh Quảng Ninh

Nhằm minh bạch hoá công tác bồi thường, GPMB, nâng cao trình độnghiệp vụ cho các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác GPMB trên cơ sở quy địnhhiện hành tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng quy trình thực hiện công tác bồi thườngGPMB gồm 9 bước cụ thể như sau:

Bước 1 Thông báo thu hồi đất:

Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đấtnông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết Nội dungthông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc,kiểm đếm.

Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất thu hồi, họpphổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phươngtiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểmsinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Sau khi thông báo thu hồi đất theo đúng thủ tục nói trên, nếu người sửdụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý thì UBND cấp có thẩm quyền có thểra Quyết định thu hồi đất và thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư mà không cần chờ hết thời hạn thông báo

Bước 2 Thu hồi đất:

UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đấtcông ích của xã, phường, thị trấn; đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người ViệtNam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

UBND cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất đối với đất của hộ gia đình,cá nhân, cộng đồng dân cư; đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoàiđược sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trang 35

Trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang sửdụng đất thì UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thu hồi đất hoặc ủyquyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Bước 3 Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất:

Sau khi có Thông báo thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, UBND cấp xãcó trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặtbằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểmđếm Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồithường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác địnhdiện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư.

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phốihợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việcđiều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xãnơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổchức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà ngườisử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giảiphóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếmbắt buộc Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếmbắt buộc Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịchUBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểmđếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 củaLuật đất đai 2013.

Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiệnkhi có đủ các điều kiện sau đây: người có đất thu hồi không chấp hành quyếtđịnh kiểm đếm bắt buộc sau khi UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi cóđất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vậnđộng, thuyết phục; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt

Trang 36

buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, tại địa điểm sinh hoạtchung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; Quyết định cưỡng chế thực hiện quyếtđịnh kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành; người bị cưỡng chế đã nhậnđược quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành Trường hợp người bị cưỡngchế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết địnhcưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.

Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc đượcquy định như sau: tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục,đối thoại với người bị cưỡng chế; trường hợp người bị cưỡng chế chấp hànhquyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bảnghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm Trườnghợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức đượcgiao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.

Bước 4 Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư:

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lậpphương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ giađịnh bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liênquan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên đất.

Phương án tái định cư: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệmtổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất Khu tái định cưtập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩnxây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền Dựán tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ,tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất Khu tái định cư được lập cho mộthoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấpnhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khảnăng chi trả của người được tái định cư.

Trang 37

Bước 5 Niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân

Sau khi phương án chi tiết được lập, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thuhồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất Hìnhthức lấy ý kiến là:tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đấtthu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơicó đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đạidiện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, đại diện những người cóđất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệmtổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượngý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ,tái định cư; phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đốivới trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, táiđịnh cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.

Bước 6 Hoàn chỉnh Phương án:

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện chínhquyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh phương án chitiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trìnhcấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 7 Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện:

Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau: UBND cấp có thẩm quyềnquy định tại Điều 66 của Luật đất đai năm 2013 quyết định thu hồi đất, quyếtđịnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.

Trang 38

phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phêduyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa

Trang 39

điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồithường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mứcbồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểmchi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có)và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giảiphóng mặt bằng.

Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phươngán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt; trường hợp người có đấtthu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóngmặt bằng thì UBND cấp xã, Ủy ban MTTQVN cấp xã nơi có đất thu hồi và tổchức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyếtphục để người có đất thu hồi thực hiện, nếu họ vẫn không chấp hành việc bàngiao đất thì bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật đất đai 2013.

Bước 8 Tổ chức chi trả bồi thường:

Theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thihành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường,hỗ trợ cho người có đất thu hồi.

Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thìkhi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồithường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩmquyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoảntiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên sốtiền chậm trả và thời gian chậm trả Trường hợp người có đất thu hồi khôngnhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đượccấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoảntạm giữ của Kho bạc nhà nước.

Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưathực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp

Trang 40

luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền đượcbồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước Về vấn đề này, Nghị định47/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điềucủa Luật Đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đấtcũng quy định rõ tại Điều 30, cụ thể là: khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tàichính về đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nướcnhưng đến thời điểm thu hồi đất vẫn chưa nộp; số tiền chưa thực hiện nghĩa vụtài chính này được xác định theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất;thu tiền thuê đất, thuê mặt nước Trường hợp số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tàichính đến thời điểm có quyết định thu hồi đất lớn hơn số tiền được bồi thường,hỗ trợ thì hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó; nếu hộgia đình, cá nhân được bố trí tái định cư thì sau khi trừ số tiền bồi thường, hỗ trợvào số tiền để được giao đất ở, mua nhà ở tại nơi tái định cư mà số tiền còn lạinhỏ hơn số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì hộ gia đình, cá nhân tiếptục được ghi nợ số tiền chênh lệch đó.

Lưu ý: tiền được bồi thường để trừ vào số tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tàichính gồm tiền được bồi thường về đất, tiền được bồi thường chi phí đầu tư vàođất còn lại (nếu có) Không trừ các khoản tiền được bồi thường chi phí dichuyển, bồi thường thiệt hại về tài sản, bồi thường do ngừng sản xuất kinhdoanh và các khoản tiền được hỗ trợ vào khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tàichính về đất đai.

Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đấtmà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đấtđang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quannhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho ngươi có quyền sử dụng đất.

Bước 9 Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất

Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; người bị thu hồi đất phảibàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư Trường hợp người có đất bị thu hồikhông bàn giao mặt bằng thì bị cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại Điều 71

Ngày đăng: 10/12/2019, 11:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Báo cáo kiểm tra thi hành Luật đất đai, Hà Nội, tr 25-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kiểm tra thi hành Luật đất đai
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2007
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Hội nghị kiểm điểm công tác quản lý nhànước về Tài nguyên và Môi trường 27 tháng 02 năm 2007, Hà Nội, tr 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), "Hội nghị kiểm điểm công tác quản lýnhà"nước về Tài nguyên và Môi trường
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2007
3. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013, tr 13-16 Khác
4. Ngân hàng phát triển Châu Á (2005), Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo, tr 19-21 Khác
5. Ngân hàng phát triển Châu Á (2006), Cẩm nang về Tái định cư (hướng dẫn thực hành), tr22-24 Khác
6. Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ về việc Qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá Khác
7. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai Khác
8. Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ qui định về giá đất Khác
9. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ qui định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Khác
10. Quyết định số 398/2012/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Bộ đơn giá bồi thường tài sản đã đầu tư vào đất khi Nhà nước thu hồi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Khác
11. Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 08 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w