1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai33.thuc hanh.xem phim ve tap tinh cua dong vat.doc

4 2,4K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 82 KB

Nội dung

Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh A - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Bài 33. XEM PHIM VỀ TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT -------- o0o -------- I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: phân tích được các dạng tập tính của động vật: - Tập tính kiếm ăn – săn mồi. - Tập tính sinh sản. - Tập tính bảo vệ lãnh thổ. - Tập tính bầy đàn. - Tập tính di cư. - Tập tính xã hội … Nội dung trọng tâm: Xem phim và phân tích các dạng tập tính của động vật (tập tính kiếm ăn – săn mồi, tập tính sinh sản, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính bầy đàn, tập tính di cư, tập tính xã hội …). II. Chuẩn bị - Phương pháp: o Phương pháp chính: phân tích, giảng giải nội dung và thảo luận. o Phương pháp xen kẽ: hỏi - đáp. - Phương tiện dạy học: o Đoạn phim: chuột bắt bọ cánh cứng ở sa mạc, tập tính sinh sản của cá, tập tính săn mồi của loài nhện và tập tính sinh sản của ong bắp cày, tập tính bảo vệ lãnh thổ của linh cẩu, tập tính sinh sản của loài ếch – nhái, tập tính săn mồi của rắn đuôi chuông, tập tính xã hội của loài chó sói, tập tính sinh sản của loài rắn … o Projector, màn chiếu và computer. III. Nội dung và tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: <1 phút> Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh và ổn định lớp. Không kiểm tra bài cũ 2. Vào bài mới: a. Mở bài: <2 phút> Giáo viên nêu nội quy phòng thí nghiệm và yêu cầu bài thực hành, hướng dẫn và nhắc nhỡ HS viết bài và thời gian nộp bài thu hoạch, cho HS đọc sách giáo khoa để xác định mục tiêu bài học. b. Tiến trình dạy học: <40 phút> Tuần: 19 Tiết: 34 --- Trang 1 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh Tuần: 19 Tiết: 34 --- Trang 2 --- Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức • Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cũ về tập tính của động vật. GV: đặt câu hỏi: (?) Tập tính là gì? (?) Có những loại tập tính nào? (?) Có những dạng tập tính chủ yếu nào? HS 1 : Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời lại các kích thích của môi trường (môi trường bên trong hoặc môi trường bên ngoài cơ thể) để động vật thích nghi với môi trường (thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh sống) để tồn tại và phát triển. HS 2 : Có hai loại tập tính. Đó là: - Tập tính bẩm sinh. - Tập tính học được. HS 3 : Có những dạng tập tính chủ yếu như sau: - Tập tính kiếm ăn – săn mồi. - Tập tính bảo vệ lãnh thổ. - Tập tính sinh sản. - Tập tính di cư. - Tập tính xã hội … • Hoạt động 2: Đặt câu hỏi định hướng học sinh xem phim và tổ chức cho học sinh xem phim. GV: Đặt một số câu hỏi gợi ý cho học sinh trước khi xem phim: (?) Động vật rình mồi, vồ mồi, rượt đuổi mồi, giết chết con mồi … như thế nào? (?) Động vật ve vãn, giành con cái, giao hoan, làm tổ, ấp trứng, chăm sóc con non … như thế nào? (?) Động vật bảo vệ lãnh thổ (cách đe doạ, tấn công, cách đánh dấu lãnh thổ …) như thế nào? (?) Các tập tính trên là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được? HS: ghi chép tóm tắt ý của các câu hỏi trên để chú ý khi xem các đoạn phim mà giáo viên sắp trình chiếu. GV: Chiếu các đoạn phim theo một trật tự nhất định đã chuẩn bị trước cho học sinh quan sát. HS: Xem phim và có thể ghi chép những điều cần chú ý. GV-HS: trong quá trình xem phim: GV có thể đặt câu hỏi gây chú ý cho HS và phân tích ý nghĩa của hành động (tập tính) của động vật trong từng đoạn phim, HS có thể đặt câu hỏi thảo luận (nếu cần thiết). • Hoạt động 3: Tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận và viết bài thu hoạch. GV: yêu cầu học sinh tiến hành thảo luận nhóm sau khi xem xong các đoạn phim dựa theo các câu hỏi mà giáo viên đã nêu trước khi xem phim. HS: Thảo luận trước lớp theo ý kiến cá nhân. GV: Nhận xét, đóng góp ý kiến thảo luận chung và kết luận. Qua việc xem các đoạn phim: chuột bắt bọ cánh cứng ở sa mạc, tập tính sinh sản của cá, tập tính săn mồi của loài nhện và tập tính sinh sản của ong bắp cày, tập tính bảo vệ lãnh thổ của linh cẩu, tập tính sinh sản của loài ếch – nhái, tập tính săn mồi của rắn đuôi chuông, tập tính xã hội của loài chó sói, tập tính sinh sản của loài rắn …  HS củng cố các kiến thức về tập tính của động vật đã học ở bài 31 và 32: Tập tính là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời lại các kích thích của môi trường (môi trường bên trong hoặc môi trường bên ngoài cơ thể) để động vật thích nghi với môi trường (thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh sống) để tồn tại và phát triển. Có hai loại tập tính. Đó là: - Tập tính bẩm sinh. - Tập tính học được. Có những dạng tập tính chủ yếu như sau: - Tập tính kiếm ăn – săn mồi. - Tập tính bảo vệ lãnh thổ. - Tập tính sinh sản. - Tập tính di cư. - Tập tính xã hội … Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh 3. Củng cố và dặn dò: <2 phút> - Củng cố: GV yêu cầu HS viết bài thu hoạch: Dựa trên kết quả thảo luận nhóm, mỗi học sinh viết một bản tóm tắt về những biểu hiện của động vật ở từng đoạn phim và cho biết: loại và dạng tập tính của động vật ở từng đoạn phim đó. - Dặn dò: Đọc thêm phần “em có biết – Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời” – trang 133/SGK. 4. Rút kinh nghiệm Tuần: 19 Tiết: 34 --- Trang 3 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh Tuần …… ngày … tháng … năm …… Ngày soạn: 28/12/2008 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn PHẠM THỊ THU HÀ NGÔ DUY THANH Tuần: 19 Tiết: 34 --- Trang 4 --- . câu hỏi định hướng học sinh xem phim và tổ chức cho học sinh xem phim. GV: Đặt một số câu hỏi gợi ý cho học sinh trước khi xem phim: (?) Động vật rình mồi,. khi xem các đoạn phim mà giáo viên sắp trình chiếu. GV: Chiếu các đoạn phim theo một trật tự nhất định đã chuẩn bị trước cho học sinh quan sát. HS: Xem phim

Ngày đăng: 16/09/2013, 05:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w