Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh A - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Bài 31. TẬP TÍNHCỦAĐỘNG VẬT -------- o0o -------- I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Nêu được định nghĩa tập tính. - Phân biệt được tập tính bẩm sinh với tập tính học được. - Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính. Nội dung trọng tâm: - Khái niệm tập tính bẩm sinh và tập tính học được. - Cơ sở thần kinh của tập tính. II. Chuẩn bị - Phương pháp: o Phương pháp chính: giảng giải và thảo luận. o Phương pháp xen kẽ: hỏi - đáp. - Phương tiện dạy học: o Hình 31.1/trang 124, hình 31.2/trang 125 – SGK, hình 30.1, 30.2 30.3 SGK 11 nâng cao. o Đoạn phim: chuột bắt bọ cánh cứng ở sa mạc, tập tính sinh sản của cá, tập tính săn mồi của loài nhện và tập tính sinh sản của ong bắp cày. o Máy chiếu qua đầu hoặc projector và computer. III. Nội dung và tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh GV yêu cầu: Hãy mô tả cấu tạo của xináp hoá học. HS 1 : trả lời. HS 2 : nhận xét, bổ sung và đánh giá. GV yêu cầu: Hãy trình bày quá trình truyền tin qua xináp. HS 3 : trả lời. HS 4 : nhận xét, bổ sung và đánh giá. GV: nhận xét và đánh giá. 2. Vào bài mới: a. Mở bài: <1 phút> GV: đặt vấn đề: Để thích ứng với điều kiện sống luôn biến động, ở động vật đã xuất hiện nhiều tập tính. Vậy tập tính là gì? Để hiểu điều này chúng ta sẽ nghiên cứu vào bài mới. b. Tiến trình dạy học: <37 phút> Tuần: 18 Tiết: 32 --- Trang 1 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh Tuần: 18 Tiết: 32 --- Trang 2 --- Hoạt độngcủa GV và HS Nội dung kiến thức • Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về tập tính. GV: Treo các tranh lên bảng (31.1 SGK và 30.1, 30.2 30.3 SGK nâng cao) hoặc dùng máy chiếu một số đoạn phim đã chuẩn bị cho HS qua sát. GV: Hãy quan sát các tranh trên và nghiên cứu mục I SGK từ đó nêu ra nhận xét chung, ý nghĩa của từng hiện tượng. HS: Tự nghiên cứu các hiện tượng và thảo luận trong nhóm, phân tích ý nghĩa của từng hiện tượng đối với đời sống của từng loại động vật, từ đó rút ra nhận xét chung và nêu định nghĩa. GV: Chỉ định một nhóm cử đại diện trình bày kết quả của nhóm. HS: Cử đại diện trả lời và các nhóm khác trả lời. GV: Nhận xét và rút ra khái niệm. GV: Từ khái niệm hãy cho biết thực chất của tập tính là gì? HS: Thực chất của tập tính là một chuỗi các phản xạ. GV: Vậy tập tính có ý nghĩa gì đối với động vật? HS: Trả lời. GV: Như vậy có mấy loại tập tính? • Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại tập tính GV: Hãy nghiên cứu mục II SGK và cho biết có mấy loại tập tính? HS: Trả lời. GV: Thế nào là tập tính bẩm sinh? Đặc điểm? HS: Trả lời. GV: Cho ví dụ minh họa? HS: Cho ví dụ. GV: Thế nào là tập tính học được? HS: Trả lời. GV: Cho ví dụ minh họa? HS: Cho ví dụ GV: Theo em, thế nào là tập tính hỗn hợp? HS: Tư duy và trả lời. GV: Cho ví dụ. GV: Trong ba tập tính nêu ở câu lệnh trang 125 SGK, tập tính ở ví dụ nào là tập tính bẩm sinh, tập tính ở ví dụ nào là tập tính học được và nêu rõ lý do. HS: Các nhóm thảo luận. GV: Chỉ định nhóm trả lời. HS: Cử đại diện trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung: - Câu 1: Tập tính bẩm sinh: Vì không cần phải qua học tập, sinh ra đã có, đặc trưng cho loài. - Câu 2: Tập tính bẩm sinh: Vì không cần phải qua học tập. - Câu 3: Tập tính học được: Vì phải qua học tập mới có GV: Trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt đó là tập tính bẩm sinh hay học được. Do đó trong một số trường hợp cụ thể người ta cho rằng việc phân chia rạch ròi đâu là phần bẩm sinh đâu là phần học được của một tập tính nào I. Tập tính là gì? 1. Hiện tượng: - Cóc rình mồi. - Đàn ngỗng con chạy theo mẹ. - Đàn ngỗng chạy theo người mà chúng trông thấy đầu tiên khi mới nở. - Nhện giăng lưới. 2. Khái niệm Tập tínhđộng vật là chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong cũng như bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển. II. Phân loại tập tính Có hai loại: - Tập tính bẩm sinh - Tập tính học được 1. Tập tính bẩm sinh - Là loại tập tính mà ngay từ khi sinh ra đã có, mang tính bản năng, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. - Ví dụ: Nhện giăng lưới bắt mồi … 2. Tập tính học được - Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. - Ở những nhóm động vật càng cao, càng tiến hoá, loại tập tính học được đó càng nhiều và càng phức tạp. Ví dụ: Sư tử bắt mồi. - Ngoài hai tập tính trên có thể kể loại tập tính thứ 3 là tập tính hỗn hợp (bao gồm cả tập tính bẩm sinh và tập tính học được). VD: Ong làm tổ, tập tính bắt chuột ở mèo, tập tính xây tổ của chim, … Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh 3. Củng cố và dặn dò: <2 phút> - Củng cố: GV yêu cầu HS: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là tập tính học được và tập tính bẩm sinh? 1. Ong xây tổ 2. Hổ rình mồi 3. Nhện chăng lưới 4. Nai chạy trốn 5. Ếch nhái đẻ trứng ở nước 6. Mực ống phun mực khi có kẻ thù 7. Khỉ dùng gậy hái quả 8. Gà con nấp bụng mẹ khi có diều hâu. - Dặn dò: HS về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, ghi nhớ nội dung tóm tắt phần in nghiêng trong khung ở cuối bài và đọc phần “em có biết - Chọn mẹ cho con” – trang 126/SGK. 4. Rút kinh nghiệm Tuần: 18 Tiết: 32 --- Trang 3 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh Tuần …… ngày … tháng … năm …… Ngày soạn: 20/12/2008 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn PHẠM THỊ THU HÀ NGÔ DUY THANH Tuần: 18 Tiết: 32 --- Trang 4 ---