bai28.dien the nghi.doc

4 658 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bai28.dien the nghi.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh A - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Bài 28. ĐIỆN THẾ NGHỈ -------- o0o -------- I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Nêu được khái niệm điện thế nghỉ. - Trình bày được cơ chế hình thành điện thế nghỉ. Nội dung trọng tâm: Cơ chế hình thành điện thế nghỉ. II. Chuẩn bị - Phương pháp: o Phương pháp chính: giảng giải và thảo luận. o Phương pháp xen kẽ: hỏi - đáp. - Phương tiện dạy học: o Tranh sơ đồ điện thế nghỉ (hình 28.1/trang 114 - SGK). o Tranh sơ dồ phân bố ion và tính thấm của màng tế bào (hình 28.2/trang 115-SGK). o Tranh sơ đồ bơm Na – K (hình 28.3/trang 115 – SGK). o Bảng 28/trang 115 – SGK. o Có thể sử dụng máy chiếu qua đầu hoặc projector và computer. III. Nội dung và tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh GV hỏi: Phân biệt hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? HS 1 : trả lời. HS 2 : nhận xét và bổ sung. GV: nhận xét và đánh giá. 2. Vào bài mới: a. Mở bài: <1 phút> Giáo viên thông tin cho học sinh: mọi tế bào trong cơ thể đều có khả năng hưng phấn. Hưng phấn là sự biến đổi lí hoá xảy ra trong tế bào khi bị kích thích. Một chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không hưng phấn là điện tế bào - tức cơ thể sống có điện. Nhưng điện của tế bào sống có giống với điện của lí học phục vụ hằng ngày trong đời sống của con người hay không?  nội dung trả lời của câu hỏi này được nội dung của bài 28 này làm rõ. b. Tiến trình dạy học: <37 phút> Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức * Hoạt động 1 GV: nêu một số ví dụ về hưng phấn: - Khi hưng phấn tế bào cơ co lại. - Khi tuyến mồ hôi bị kích thích gây hiện tượng bài tiết mồ hôi. (?) Vậy hưng phấn là gì? HS: tham khảo thông tin trong sách giáo khoa để tra lời. Yêu cầu nêu được: hưng phấn là sự biến đổi lí hoá xảy ra trong tế bào khi bị kích thích. GV: nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh nội dung. GV: phân tích khái niệm và ví dụ về hưng phần vừa trình bày ở trên  nêu (hoặc yêu cầu học sinh I. KHÁI NIỆM HƯNG PHẤN VÀ HƯNG TÍNH 1. Khái niệm hưng phấn Hưng phấn là sự biến đổi lí, hoá, diễn ra trong tế bào khi bị kích thích. 2. Khái niệm hưng tính Hưng tính là khả năng tiếp nhận và trả lời kích Tuần: 15 Tiết: 30 --- Trang 1 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh nêu) khái niệm hưng tính. * Hoạt động 2 GV đặt vấn đề: * TB sống có điện => cơ thể có điện (điện sinh học) * Điện sinh học bao gồm: - Điện thế nghỉ (điện tĩnh sinh học). - Điện thế hoạt động. GV: Cho HS quan sát hình 28.1 GV: giới thiệu cách đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống (sgk) . GV: yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm (2 HS/bàn/nhóm). HS: Các nhóm tham gia thảo luận các câu hỏi sau: (?) Kết quả đo cho ta thấy điều gì ? (?) Rút ra kết luận: Điện thế nghỉ (ĐTN) là gì ? (?) Tìm hiểu một vài trị số ĐTN của một số tế bào (sgk) HS: tham khảo thông tin trong sách giáo khoa, thảo luận nhóm và trả lời. Yêu cầu HS nêu được: - Có sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng TB - Ở 2 phía của màng TB có phân cực (trong tích điện âm , ngoài tích điện dơng) thích của tế bào. II. ĐIỆN THẾ NGHỈ. + Cách đo (sgk) + Kết luận: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi. Khi đó: - Ngoài màng tích điện (+) - Trong màng tích điện (-) III. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐIỆN THẾ NGHỈ: 1. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ liên quan đến các yếu tố sau: * Sự phân bố ion ở 2 bên màng TB và sự di chuyển của ion qua màng TB. * Tính thấm có chọn lọc của màng, cổng ion mở hay đóng. * Bơm Na + - K + . Tuần: 15 Tiết: 30 --- Trang 2 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh - (Quy ước : đặt dấu (-) trước các trị số ĐTN) GV: kết luận. * Hoạt động 3. GV: Treo bảng 28, hình 28.2 và hình 28.3  yêu cầu học snh quan sát hình, tham khảo thêm thông tin trong sách giáo khoa để tìm hiểu cơ chế hình thành điện thế nghỉ. HS: nghiên cứu thông tin, thảo luận để trả lời. GV: đặt câu hỏi định hướng: (?) Điện thế nghỉ hình thành do nguyên nhân nào? (Thời gian 5 phút. Cho các nhóm báo cáo kết quả) HS: cử đại diện trình bày. Yêu cầu học sinh nêu được: * Bên trong màng tế bào: (nồng độ K + lớn, nồng độ Na + nhỏ). * Bên ngoài màng tế bào: (nồng độ K + nhỏ, nồng độ Na + lớn). * Ion K + đi từ trong ra ngoài màng (qua cổng K + ) Vì : - Màng tế bào có tính thấm cao với K + - K + trong cao so với ngoài. * Mặt ngoài tích điện dương vì : - Khi K + ra ngoài, mang theo điện (+) làm cho phía bên trong màng trở nên (-) - K + bị lực hút trái dấu trên màng giữ lại, nên không đi xa mà nằm lại sát mặt ngoài màng làm cho mặt ngoài tích điện (+). GV: (?) Từ đó hãy cho biết vai trò của bơm Na – K trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ là gì? HS: trả lời. * Vai trò bơm Na - K: - Vận chuyển K + từ ngoài trả lại vào trong giúp duy trì nồng độ K + trong cao hơn K + ngoài (trạng thái bình thường của tế bào). HS: một số nhóm khác tham gia ý kiến thảo luận (nếu có). GV: nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh các điểm trọng tâm  rút ra kết luận chung. 2. Cơ chế hình thành: * Ở bên trong tế bào, K + có nồng độ cao hơn và Na + có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài. * K + khuếch tán ra ngoài màng do cổng K + mở (màng tế bào có tính thấm cao với K + ) và nồng độ K + bên trong cao hơn ngoài. Khi K + ra ngoài mang theo mang theo điện tích dương → trong trở nên âm, khi K + ra ngoài bị lực hút trái dấu của màng giữ lại nên không ra xa mà nằm sát ngay trên bề mặt ngoài của màng → bề mặt ngoài tích điện dương so với mặt trong tích điện âm. Giải thích kết quả: * Bên trong màng tế bào: (nồng độ K + lớn, nồng độ Na + nhỏ). * Bên ngoài màng tế bào: (nồng độ K + nhỏ, nồng độ Na + lớn). * Ion K + đi từ trong ra ngoài màng (qua cổng K + ) Vì : - Màng tế bào có tính thấm cao với K + - K + trong cao so với ngoài. * Mặt ngoài tích điện dương vì : - Khi K + ra ngoài, mang theo điện (+) làm cho phía bên trong màng trở nên (-) - K + bị lực hút trái dấu trên màng giữ lại, nên không đi xa mà nằm lại sát mặt ngoài màng làm cho mặt ngoài tích điện (+). 3. Vai trò bơm Na - K: - Vận chuyển K + từ ngoài trả lại vào trong giúp duy trì nồng độ K + trong cao hơn K + ngoài (trạng thái bình thường của tế bào). Tuần: 15 Tiết: 30 --- Trang 3 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh 3. Củng cố và dặn dò: <2 phút> - Củng cố: GV: (?) Em hãy cho biết: điện thế nghỉ là gì? (?) Khi nào thì có thể đo được điện thế nghỉ ở tế bào? HS 1 : (!) Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích. Phía bên trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài mang điện dương. HS 2: (!) Khi tế bào đang ở trạng thái nghỉ ngơi, không bị kích thích thì có thể đo được điện thế nghỉ ở tế bào. - Dặn dò: HS về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, ghi nhớ nội dung tóm tắt phần in nghiêng trong khung ở cuối bài và đọc thêm phần “em có biết – ai là người đầu tiên phát hiện ra điện sinh học?”. 4. Rút kinh nghiệm Tuần …… ngày … tháng … năm …… Ngày soạn: 30/11/2008 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn PHẠM THỊ THU HÀ NGÔ DUY THANH Tuần: 15 Tiết: 30 --- Trang 4 --- . với K + ) và nồng độ K + bên trong cao hơn ngoài. Khi K + ra ngoài mang theo mang theo điện tích dương → trong trở nên âm, khi K + ra ngoài bị lực hút trái. tóm tắt phần in nghi ng trong khung ở cuối bài và đọc thêm phần “em có biết – ai là người đầu tiên phát hiện ra điện sinh học?”. 4. Rút kinh nghi m

Ngày đăng: 16/09/2013, 05:10

Hình ảnh liên quan

GV: Cho HS quan sát hình 28.1 - bai28.dien the nghi.doc

ho.

HS quan sát hình 28.1 Xem tại trang 2 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan