1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bai26.cam ung o dong vat.doc

4 2,2K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 97,5 KB

Nội dung

Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh A - CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT Bài 26. CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT -------- o0o -------- I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Nêu được khái niệm cảm ứng động vật. - Trình bày được cảm ứng động vật chưa có tổ chức thần kinh. - Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới. - Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Nội dung trọng tâm: - Khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới. - Khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. II. Chuẩn bị - Phương pháp: o Phương pháp chính: giảng giải và thảo luận. o Phương pháp xen kẽ: hỏi - đáp. - Phương tiện dạy học: o Hình 26.1/trang 108, hình 26.2/trang 109 – SGK. o Có thể sử dụng máy chiếu qua đầu hoặc projector và computer. o Phiếu học tập: CÁC HÌNH THỨC CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT Nhóm động vật Đặc điểm tổ chức thần kinh Hình thức cảm ứng Ưu điểm - nhược điểm Động vật nguyên sinh Ruột khoang Động vật đối xứng 2 bên III. Nội dung và tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: <5 phút>. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh Hỏi: 1./ Hãy phân biệt hướng độngứng động thực vật. Câu hỏi phụ: Cho một ví dụ và phân tích để thấy được 1 trong số các kiểu hướng động. Thế nào là hướng động dương, hướng động âm? 2./ Hãy phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng thực vật. Câu hỏi phụ: Nêu một ví dụ về ứng động không sinh trưởng. 2. Vào bài mới: a. Mở bài: <3 phút> Giáo viên nêu ra một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên  sắp xếp một số hiện tượng là thuộc cảm ứng thực vật và một số thuộc cảm ứng động vật  giới thiệu và tóm tắt nội dung phần cảm ứng thực vật  Yêu cầu học sinh nêu lại khái niệm cảm ứng thực vật  Yêu cầu học sinh cho biết cảm ứng động vật là gì? Nó khác với cảm ứng thực vật như thế nào?  vào bài mới. b. Tiến trình dạy học: <35 phút> Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Tuần: 14 Tiết: 28 --- Trang 1 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh * Hoạt động 1: GV: Cho học sinh lấy vài ví dụ về cảm ứng động vật? (?) Từ đó cho biết cảm ứng động vật là gì? HS: Nghiên cứu thông tin trong SGK hoặc hiểu được thông qua các ví dụ của GV phần mở bài để trả lời Yêu cầu nêu được: Cảm ứng động vật là phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển. GV: (?) Cảm ứng động vật khác với cảm ứng thực vật như thế nào? HS: Tham khảo thông tin trong SGK để trả lời: Cách biểu hiện khác với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn. GV: yêu cầu HS làm bài tập (): Khi lỡ chạm tay vào chiếc gai nhọn trong bụi cây, thì rụt tay lại. (?) Hãy xác định: - Bộ phận tiếp nhận kích thích (?) - Bộ phận phân tích, tổng hợp thông tin. (?) - Bộ phận thực hiện phản ứng (?) HS: 2 học sinh trình bày bài làm của mình. GV: nhận xét, bổ sung và kết luận * Hoạt động 2. GV: Treo tranh 26.1 và 26.2  Yêu cầu HS quan sát và hoàn thành nội dung phiếu học tập: Phiếu học tập CÁC HÌNH THỨC CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT Nhóm động vật Đặc điểm tổ chức thần kinh Hình thức cảm ứng ưu điểm nhược điểm Động vật nguyên sinh Ruột khoang Động vật đối xứng 2 bên HS: tìm hiểu hình thức cảm ứng của Thuỷ tức, Giun dẹp, Đỉa, Côn trùng (ở các mức độ có cấu tạo thần kinh khác nhau). Đồng thời sử dụng phiếu học tập số GV: cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả phiếu, sau đó nhận xét, bổ sung và kết luận. I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT Cảm ứng là khả năng nhận biết kích thích và phản ứng với kích thích đó. * Để có cảm ứng, động vật cần có: - Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm): thụ quan da, … - Bộ phận phân tích, tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh). - Bộ phận thực hiện phản ứng: cơ co. * Hệ thần kinh đóng vai trò chủ yếu, quyết định mức độ cảm ứng. II. CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT CÓ TỔ CHỨC THẦN KINH KHÁC NHAU (Nội dung bài học chính là nội dung của phiếu học tập) 1. Cảm ứng động vật nguyên sinh co rút chất nguyên sinh. 2. Cảm ứng động vật có hệ thần kinh dạng lưới * TK dạng lưới: phản ứng với kích thích. Bằng toàn bộ cơ thể => tiêu tốn nhiều năng lợng 3. Cảm ứng động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch Tuần: 14 Tiết: 28 --- Trang 2 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh * Hoạt động 3. GV: yêu cầu HS tham gia thảo luận câu hỏi sau: (?) Trong 2 dạng thần kinh nêu trên (thần kinh dạng lưới và thần kinh dạng chuỗi hạch), dạng nào có ưu điểm hơn? Vì sao? HS: thảo luận theo nhóm  đại diện nhóm 1 và 2 trình bày kết quả. GV: Bổ sung, củng cố và kết luận. Hoạt động 4: GV: Yêu cầu HS thực hiện hai câu lệnh trong SGK – trang 109. HS: Thảo luận nhóm  đại diện nhóm trình bày kết quả. Yêu cầu nêu được: - Lệnh 1: Do mỗi chuỗi hạch là một trung tâm điều khirn một vùng xác định của cơ thể. - Lệnh 2: đáp án: C. GV: yêu cầu HS nêu các ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. HS: Căn cứ câu lệnh 2 để nêu các ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. * Thần kinh dạng chuỗi hạch: - Nằm dọc chiều dài cơ thể. - Mỗi hạch điều khiển một vùng xác định, nên phản ứng chính xác, ít tiêu tốn năng lượng. * Ưu điểm dạng thần kinh chuỗi hạch: - Số lượng tế bào thần kinh tăng (nhất là hạch đầu côn trùng). - Tế bào thần kinh hạch nằm gần nhau  hình thành mối liên hệ => khả năng phối hợp tăng cường. - Mỗi hạch thần kinh điều khiển 1 vùng => phản ứng chính xác, tiết kiệm năng lượng. 3. Củng cố và dặn dò: <2 phút> - Củng cố: Giáo viên hệ thống lại kiến thức đã học hoặc đặt một số câu hỏi để kiểm tra kiến thức tiếp thu được HS qua bài học: (?) Cảm ứng động vật là gì? (?) Cho một vài ví dụ về cảm ứng động vật? (?) Khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. Tại sao? (Do hệ thần kinh có cấu tạo dạng mạng lưới nên khi bị kích thích, xung thần kinh xuất hiện sẽ lan toả nhanh ra khắp toàn bộ cơ thể và toàn bộ cơ thể co lại  tiêu tốn nhiều năng lượng). - Dặn dò: HS về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, ghi nhớ nội dung tóm tắt phần in nghiêng trong khung cuối bài. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP: CÁC HÌNH THỨC CẢM ỨNG ĐỘNGVẬT Nhóm động vật Đặc điểm tổ chức thần kinh Hình thức cảm ứng Ưu điểm - nhược điểm Động vật nguyên sinh Chưa có tổ chức thần kinh. Co rút chất nguyên sinh Phản ứng chậm thiếu chính xác. Ruột khoang Hệ thần kinh dạng lới, các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể. Phản ứng toàn thân tiêu tốn năng lượng, thiếu chính xác Tuần: 14 Tiết: 28 --- Trang 3 --- Giáo án giảng dạy môn Sinh học 11 Trường THPT Tắc Vân Giáo viên: Ngô Duy Thanh Động vật đối xứng 2 bên Hệ thần kinh chuỗi hạch. Phản ứng theo vùng Đỡ tiêu tốn năng lượng và chính xác hơn. 4. Rút kinh nghiệm Tuần …… ngày … tháng … năm …… Ngày soạn: 23/11/2008 Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn PHẠM THỊ THU HÀ NGÔ DUY THANH Tuần: 14 Tiết: 28 --- Trang 4 --- . Tại sao? (Do hệ thần kinh có cấu t o dạng mạng lưới nên khi bị kích thích, xung thần kinh xuất hiện sẽ lan toả nhanh ra khắp toàn bộ cơ thể và toàn bộ. hạch), dạng n o có ưu điểm hơn? Vì sao? HS: th o luận theo nhóm  đại diện nhóm 1 và 2 trình bày kết quả. GV: Bổ sung, củng cố và kết luận. Hoạt động 4:

Ngày đăng: 16/09/2013, 05:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w