1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chương II: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT docx

5 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 127,73 KB

Nội dung

Chương II: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT I- Bài tập có hướng dẫn Bài 1: Hãy nêu chiều hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng ở động vật Bài 2: Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào? Bài 3: Trình bày vai trò của bơm Na- K? Bài 4: Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào? Bài 5: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có màng miêlin như thế nào? Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có màng miêlin theo cách nhảy cóc? Bài 6: Nêu khái niệm xi náp. Cấu tạo của xi náp hóa học? Quá trình chuyển giao xung thần kinh qua xi náp gồm các giai đoạn nào? Bài 7: Sự lan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh khác trong cung phản xạ như thế nào? Bài 8: Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua xi náp. Hãy giải thích tác dụng của các loại thuốc atrôpin, aminazin đối với người và dipterex đới với giun kí sinh trong hệ tiêu hóa của lợn. Bài 9: Tập tính là gì? Phân biệt và ch ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính gọc được? Bài 10: Ở động vật bậc thấp có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao? Bài 11: Tại sao động vật có hệ thần kinh phát triển và người có rất nhiều tập tính học được? Bài 12: Hãu cho biết ưu và nhược điểm của tập tính sống bầy đàn của động vật. Bài 13: Ở một số loài chó sói, các cá thể thường sống thành từng đàn chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định, chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ, mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn này có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước sau đó còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Không những thế, chỉ con đầu đàn mới con được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết đi hoặc quá già yếu thì con khỏe mạnh thứ 2 đáng kế tiếp con đầu đàn lên thay thế. Các hiện tượng trên mô tả hai loại tập tính xã hội quan trọng của loài chó sói. Hãy cho biết đó là những loại tập tính gì và những tập tính này mang lại lợi ích gì cho loài. Bài 14: Thế nào là hành động rập khuôn? Hành động rập khuôn có liên quan gì tới bản năng? II-Bài tập tự giải Bài 1: Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạnh. Bài 2: Tại sao nói kali đóng vai trò quan trọng trong duy trì điện thế nghỉ? Bài 3: Khi tế bào chết, trị số của điện thế nghỉ sẽ bằng bao nhiêu? Tạo sao? Bài 4: Cho biết vai trò của Na + trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bài 5: Cho biết các ví dụ về tính kiếm ăn,tập tính lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư, tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau. Bài 6: Nêu sự khác nhau giữa tính cảm ứng ở thực vật và động vật? Bài 7: Hình vẽ dưới đây mô tả hệ thần kinh dạng chuỗi hạch ở một số động vật. Em hãy ghi chú cho mỗi hình và giải thích tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích? Bài 8: Hãy nêu một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất ( giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng )? Bài 9: Hình vẽ sau đây mô tả hệ thần kinh ống ở người. Em hãy điền tên các bộ phận của hệ thần kinh ống vào các ô chữ nhật trên hình và trình bày hoạt động của hệ thần kinh ống? Câu 1: So sánh hiện tượng cây bồ công anh khi được chiếu sáng từ một phía và hiện tượng nở hoa của cây bồ công anh? Câu 2: So sánh vận động kép lá và xòe lá ở cây phượng vĩ và cây trinh nữ? Câu 3: So sánh tính cảm ứng ở động vật và thực vật? Ý nghĩa của sự giống và khác nhau đó? a) sau khi chúng ta ngâm một bó rau muống vào thau nước qua đêm để giữ cho rau tươi, ngọn rau sẽ mọc như thế nào? Theo em, hiện tượng đó được giải thích ra sao? b) Hãy giải thích tại sao khi chạm vào lá của chúng khép lại, cụp xuống? Sự cụp lá cây xấu hổ có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng? Câu 5: Để cây nằm ngang, sau một thời gian rễ cong xuống dưới, ngọn hướng lên trên. Hãy giải thích hiện tượng trên theo các hiện tượng có thể có? Câu 6: Lúc nào một phản ứng của cơ thể được coi là một phản xạ? Lúc nào một phản ứng được coi là một cảm ứng? Cho ví dụ minh họa? Câu 7: Người ta nhận thấy một phần năng lượng hóa học dưới dạng ATP được cơ thể sử dụng cho hoạt động của bơm K + - Na + trong hoạt động của hệ thần kinh. Em hãy giải thích bơm K + - Na + đã dùng vào hoạt động nào của hệ thần kinh? Câu 8: Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật? Chứng minh tổ chức thần kinh của động vật tiến hóa theo hướng tập trung và đầu hóa? Câu 9: Phân biệt hướng động và ứng động ở động vật? Câu 10: Vì sao trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ các ion K + từ trong dịch bào ra ngoài dịch mô nhưng không thể đi xa khỏi màng? Vì sao K + đi ra được mà Na + lại không đi vào theo gradien nồng độ để cân bằng ion? Câu 11: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Câu 12: Nguyên tố nào đóng vai trò quan trọng quyết định sự hình thành điện thế nghỉ? Vì sao trị số điện thế nghỉ thường thấp nhưng tương đối ổn đinh? Cho ví dụ về trị số điện thế nghỉ đo được ở một số loài. Câu 13: Dùng máy đo điện thế cực nhạy có điện cực: Đặt điện cực thư nhất lên mặt ngoài sợi trạc khổng lồ của một ống, điện cực thứ 2 xuyên qua qua màng vào trong tế bào chất, người ta đo được hiệu điện thế la -70mv. a.Đây là điện thế nghỉ hay điện thế hoạt động? Vì sao? b.Nếu điện cực thứ hai đặt vào chỗ sợ trục bị tổn thương thì có ghi được điện thế hay không? Giá trị này có gì khác so với trường hợp trên? Giải thích? Câu 14: Điện thế hoạt động lan truyền qua xináp như thế nào? Vì sao tốc độ lan truyền điện thế hoạt động qua xináp chậm hơn so với trên sợi thần kinh? Câu 15: Xung thần kinh là gì? Xung thần kinh lan truyền như thế nào? Xung thần kinh có đặc điểm gì? Câu 16: So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh và cung phản xạ? Câu 17: Xináp là gì? Xung thần kinh lan truyền một chiều trong cung phản xạ như thế nào? Câu 18: Hiện tượng đảo cực. khử cực là gì? Vì sao xuất hiện đảo cực và khử cực? Cây 19: Phân biệt 3 loại tập tính: tạp tính bẩm sinh. tập tính học dược và tập tính hỗn tạp? Câu 20: Khi một con gấu mom mem đến tổ ong lấy mật, rất nhiều ong lính xông ra đốt nó, sau đó ong chết la liệt: Hãy cho biết” a) Tập tính của gấu là tập tính bẩm sinh hạy học được? Vì sao? b) Các tập tính của ong thuộc loại nào? Ý nghĩa của loại tập tính này? . Chương II: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT I- Bài tập có hướng dẫn Bài 1: Hãy nêu chiều hướng tiến hóa của các hình thức cảm ứng ở động vật Bài 2: Điện thế nghỉ là gì?. hóa của hệ thần kinh ở động vật? Chứng minh tổ chức thần kinh của động vật tiến hóa theo hướng tập trung và đầu hóa? Câu 9: Phân biệt hướng động và ứng động ở động vật? Câu 10: Vì sao trong. nhau. Bài 6: Nêu sự khác nhau giữa tính cảm ứng ở thực vật và động vật? Bài 7: Hình vẽ dưới đây mô tả hệ thần kinh dạng chuỗi hạch ở một số động vật. Em hãy ghi chú cho mỗi hình và giải thích

Ngày đăng: 02/08/2014, 03:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN