UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀTHI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊNNăm học 2009-2010 Môn thi: Vật lý (Dành cho học sinh thivàochuyên Lý) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 09/7/2009 Bài 1: (1,5 điểm) Một người đi xe đạp khởi hành từ trạm xe buýt A với tốc độ không đổi v 1 = 10 km/h đến B, đoạn đường AB là thẳng và dài 20 km. Cùng khởi hành, có một chiếc xe buýt chuyển động cùng chiều người đó với tốc độ không đổi v 2 = 40 km/h. Sau khi đi được nửa đường, người ấy dừng lại nghỉ 30 phút rồi đi tiếp đến B với tốc độ như cũ. a) Có bao nhiêu xe buýt vượt qua người ấy? Không kể xe khởi hành cùng lúc tại A. Biết các xe buýt có cùng tốc độ và mỗi chuyến xe buýt cách nhau 30 phút. b) Để chỉ gặp hai xe buýt (không kể xe tại A) thì người ấy phải đi không nghỉ với tốc độ không đổi bằng bao nhiêu? Bài 2 : (2,5 điểm) Trong một bình chứa m 1 = 2 kg nước ở nhiệt độ t 1 = 20 o C. Người ta thả vào bình m 2 = 0,2 kg nước đá ở nhiệt độ t 2 = – 20 o C. a) Hãy tính nhiệt độ chung, khối lượng nước và nước đá có trong bình khi đạt cân bằng nhiệt. b) Tiếp tục thả một miếng thép có khối lượng m 3 = 0,2 kg ở nhiệt độ 500 o C vào hỗn hợp nói trên ta thấy có m 4 = 0,01kg hơi nước bốc lên. Tính nhiệt độ cân bằng của bình nước chứa miếng thép. Biết nhiệt dung riêng của nước, nước đá, thép lần lượt là c 1 = 4200 J/kg.K; c 2 = 2100 /kg.K; c 3 = 460 J/kg.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 340000 J/kg. Nhiệt hóa hơi của nước là L = 2300000 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường. Bài 3 : (2,5 điểm) Cho thanh cứng ABCD gồm các đoạn AB = BC = CD vuông góc với nhau dễ dàng quay quanh điểm B như hình vẽ. Tại A người ta treo một khối trụ bằng sắt có chiều cao h = 10 cm, diện tích đáy là S = 10 cm 2 và ngập trong nước. Mặt trên của vật cách mặt nước H = 10 cm. a) Xác định phương của lực tác dụng vào đầu D sao cho độ lớn của lực đó là nhỏ nhất để hệ cân bằng. Tìm độ lớn của lực đó. b) Tính công của lực đó để kéo vật chuyển động đều lên khỏi mặt nước. Biết trọng lượng riêng của sắt và nước lần lượt là d 1 = 78000 N/m 3 ; d 2 = 10000 N/m 3 . (Bỏ qua sự thay đổi của mực nước, ma sát ở trục quay B và trọng lượng của các thanh). Bài 4 : (1,5 điểm) Hai điểm sáng S 1 và S 2 cùng nằm trên trục chính, ở hai bên của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính lần lượt là 6 cm và 12 cm. Khi đó ảnh của S 1 và ảnh của S 2 tạo bởi thấu kính là trùng nhau. a) Hãy vẽ hình và giải thích sự tạo ảnh trên. b) Từ hình vẽ đó hãy tính tiêu cự của thấu kính. Bài 5: (2,0 điểm) Cho một bóng đèn 6V – 3W và một biến trở con chạy được nối với nhau, sau đó nối vào nguồn có hiệu điện thế không đổi U = 9V nhờ dây dẫn có điện trở R d = 1Ω như hình vẽ. a) Cho điện trở toàn biến trở R AB = 20Ω. Tìm điện trở R AC của phần AC của biến trở, biết đèn sáng bình thường. Tìm hiệu suất của mạch thắp sáng đèn đó. b) Muốn cho hiệu suất của mạch thắp sáng đèn đó không nhỏ hơn 60% sao cho đèn vẫn sáng bình thường thì giá trị toàn phần của điện trở biến trở nhỏ nhất bằng bao nhiêu? ------------ Hết ------------ ĐỀ CHÍNH THỨC . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN Năm học 2009- 2 010 Môn thi: Vật lý (Dành cho học sinh thi vào chuyên Lý) Thời gian: 150 phút. kể thời gian giao đề) Ngày thi: 09/7 /2009 Bài 1: (1,5 điểm) Một người đi xe đạp khởi hành từ trạm xe buýt A với tốc độ không đổi v 1 = 10 km/h đến B, đoạn