Thu hoạch : I.Hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là: 1. Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo; 2. Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; 3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; 4. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đổi mới Phương pháp dạy học đổi mới trong môn Toán nói chung, phân môn Đại số nói riêng cần thể hiện các đặc trưng cơ bản sau: Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh Dạy học toán thực chất là dạy hoạt động toán học. Học sinh là chủ thể của hoạt động học, cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua đó, học sinh tự lực khám phá điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt. Giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức toán học vào học tập các môn học khác và vào thực tiễn. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Trong hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới, giáo viên giúp học sinh chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động. Muốn vậy, cần truyền thụ những tri thức phương pháp để học sinh biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tìm lại những điều đã quên, biết cách tìm tòi để phát hiện kiến thức mới. Trong phân môn Đại số, các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, nói chung là các phương pháp có tính chất thuật toán. Tuy nhiên, cũng cần coi trọng các phương pháp có tính chất tìm đoán (ví dụ phương pháp tổng quát của Polya để giải bài tập toán học). Học sinh cần được rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, tương tự, quy lạ về quen, .Việc nắm vững các tri thức phương pháp nói trên tạo điều kiện cho học sinh có thể tự đọc hiểu được tài liệu, tự làm được bài tập, nắm vững và hiểu sâu các kiến thức cơ bản đồng thời phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác Phương pháp dạy học đổi mới yêu cầu học sinh ”nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa là học sinh phải có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình tự lực tiếp cận tri thức mới, phải thực sự suy nghĩ và làm việc một cách tích cực, độc lập, đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp: thày-trò, trò-trò, do đó cần phát huy tích cực của mối quan hệ này bằng các hoạt động hợp tác, tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao được trình độ qua việc vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể. Kết hợp đánh giá của thày với tự đánh giá của trò Trong phương pháp dạy học đổi mới, để phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của bản thân, nhận xét góp ý bài làm, cách phát biểu của bạn, phê phán các sai lầm và tìm nguyên nhân, nêu cách sửa chữa sai lầm. Biện pháp Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thể hiện được đầy đủ các đặc trưng nói trên, giáo viên cần kế thừa, phát huy các mặt tích cực trong phương pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, trực quan, .) đồng thời mạnh dạn áp dụng các xu hướng dạy học hiện đại. Hai xu hướng sau đây đang được vận dụng rộng rãi và tỏ ra có hiệu quả, thích hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. II.Nhiệm vụ năm học (nhiệm vụ chung): +.Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Nghị quyết số 41/2000/QH10 về phổ cập giáo dục trung học cơ sở của Quốc hội (Khoá X), Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “Hai không”, thực hiện chủ đề "Năm học ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. +. Thực hiện Kế hoạch giáo dục(KHGD) với 37 tuần thực học mỗi năm học. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS, bảo đảm yêu cầu thí nghiệm, thực hành, hướng nghiệp và thí điểm mô hình trường THPT kỹ thuật. Từng bước phát triển mạng lưới trường học, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nâng cấp cơ sở vật chất (CSVC). +. Chuẩn bị triển khai thực hiện các Chương trình quốc gia về phát triển, hiện đại hóa hệ thống các trường chuyên, củng cố, phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT); củng cố và phát triển các trường tư thục. +. Phấn đấu bảo đảm tiến độ và chất lượng trong việc thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) trong cả nước vào năm 2010. III. . V ề ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy : Ngày nay sự bùng nổ của công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các ngành và lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bắt nhịp những thay đổi lớn của thời đại, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phát triển cao, phải có những con người năng động sáng tạo…Điều đó cho thấy Giáo dục và Đào tạo đang đóng vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho mọi sự phát triển. Vì vậy, đổi mới giáo dục trong quản lí, dạy và học đã và đang được xã hội rất quan tâm. Bắt đầu từ năm học 2008 - 2009, Bộ GD-ĐT có chủ trương "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trường học "nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.Đấy cũng là hướng phấn đấu nhằm vượt qua ranh giới lạc hậu về giáo dục của nước ta so với khu vực và thế giới. Hướng phấn đấu đó đòi hỏi phải trải qua quá trình và gặp không ít khó khăn.Để thực hiện tốt việc dạy học bằng CNTT, điều kiện cần và đủ của mỗi giáo viên không chỉ thành thạo việc sử dụng máy vi tính mà còn biết ứng dụng một cách sáng tạo vào việc soạn giáo án và giảng dạy sao cho sinh động hơn, hấp dẫn hơn khi chưa có máy tính. Nhìn chung công nghệ thông tin đã hỗ trợ đắc lực trong hoạt động dạy học của tất cả các bộ môn trong nhà trường. Đó là cơ sở để kích thích niềm đam mê hứng thú học tập và sáng tạo ở mỗi học sinh. Giáo viên có điều kiện chia sẻ với đồng nghiệp của mình để công tác giảng dạy ngày càng được hoàn thiện hơn, phù hợp với nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo dự án, dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” . Khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập và tư duy của giáo viên và học sinh ở trường. Chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là: -Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh vedeo, camera … với âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan; - Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường; Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau; - Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu. Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. Bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy,tìm tòi tài liệu,tranh ảnh phục vụ dạy học từ mạng Internet,sử dụng phần mềm Power point để soạn giáo án điện tử… Tuy nhiên trong quá trình thực hiện,bản thân tôi nhận thấy: Muốn thực hiện tốt chủ trương ứng dụng CNTT vào dạy học được tốt, rõ ràng cần có nguồn kinh phí đầu tư cho việc mua sắm đồng bộ hệ thống thiết bị (cả máy tính và những thiết bị đi kèm), đồng thời chú trọng đào tạo và nâng cao kiến thức tin học cho đội ngũ giáo viên. Chỉ trên cơ sở đó, mới có thể đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học như chủ trương của Bộ Giáo dục-Đào tạo đã đề ra…… Cái khó nữa là, các thiết bị ngoại vi đi kèm với máy tính như đầu chiếu đa năng, ampli, loa . thiếu sự đồng bộ, gây khó khăn cho việe ứng dụng vào bài giảng. Bình thường mỗi trường chỉ có từ 1-2 máy, trong khi người dạy đông. Do đó tần suất dạy học bằng CNTT của GV bị hạn chế. Các trường cần mua sắm thêm các trang thiết bị cho công việc soạn giáo án điện tử và trình chiếu trên máy đa năng, màn chiếu và sớm nối mạng Internet,để cập nhật kiến thức phục vụ cho việc dạy có chất lượng hơn. Tuy vậy, sự tự thân vận động của GV và các cơ sở dạy học mà thiếu đi sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp,thì sẽ rất khó thực hiện chủ trương này.Mong rằng, nhà nước cần có một chính sách thoả đáng dành cho GV ,để họ có điều kiện học tập năng cao trình độ tin học.Ví dụ như tập huấn tin học vào dịp hè, hay cung cấp tài liệu, hỗ trợ thêm tiền để GV mua máy tính. Tin rằng, lúc đó đội ngũ GV sẽ là những người đi tiên phong trong lĩnh vực áp dụng CNTT trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường đòi hỏi một sự đầu tư cơ sở vật chất nhất định, nhắm vào mục tiêu hỗ trợ giáo viên giảng dạy, học sinh học tập, và hỗ trợ đổi mới tổ chức quản lí, dạy và học ngày một được nâng cao. Cần tăng cường công tác tập huấn, bồidưỡng về CNTT cho đội ngũ. Sở Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng đủ mọi điều kiện cho đội ngũ GV và học sinh ứng dụng CNTT vào dạy - học…góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lí giáo dục, tạo nên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhà trường, gia đình và xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập qua mạng. Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập. IV. Về phong trào xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực : giáo viên cùng nhà trường đã tích cực tham gia các hoạt động như: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp lứa tuổi học sinh. Các nhà vệ sinh, khu vực vệ sinh được giữ gìn sạch sẽ. Tăng cường giáo dục cho học sinh ý thức về bảo vệ môi trường sư phạm, các công trình công cộng của địa phương. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh: Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp dạy học; khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo cùng các thầy, cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: Giúp học sinh có kỹ năng ứng xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, kỹ năng làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khỏe, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. . tiễn. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Trong hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới, giáo viên giúp học sinh chuyển từ thói quen học tập. 07/11/2006 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006