Tài liệu tham khảo Giáo trình ô tô 1 ( lý thuyết ô tô ) khoa cơ khí động lực bộ môn khung gầm. Giáo trình bao gồm các vấn đề về khảo sát động học chuyển động thẳng, quay vòng và phanh ô tô, khảo s
4 NHỮNG HƯ HỎNG CHUNG, KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH BỘ LY HỢP1.4. 1 Những hư hỏng chung1. Li hợp bị trượt* Hiện tượng: − Có mùi khét− Khi chạy tăng ga nhưng xe vẫn chạy chậm* Nguyên nhân :− Tấm ma sát mòn, bề mặt bị chai cứng− Bề mặt ma sát bị dính dầu mỡ− Đĩa chủ động mòn làm giảm lực ép− Hành trình tự do của bàn đạp nhỏ hoặc không có − Lò so ép hình trụ hoặc lò xo lá bị yếu, gãy− Điều chỉnh chiều cao đầu đòn mở không đúng và không bằng nhau* Tác hại :− Làm đĩa ép, đĩa ma sát và bánh đà mòn nhanh− Phát sinh ra nhiệt độ cao làm cháy các bề mặt ma sát, các đĩa bị rạn nứt, cong vênh, các lò xo bị giảm đàn tính. − Không truyền hết mômen ra phía sau 2. Ly hợp ngắt không hoàn toàn ( dính côn)* Hiện tượng:− Khi đạp bàn đạp hết hành trình, trục ly hợp vẫn quay theo bánh đà làm cho quá trình vào số khó khăn và gây va đập.Nguyên nhân:− Hành trình tự do quá lớn− Đĩa ma sát bị cong vênh− Đĩa ép bị vênh− Chiều cao các đòn mở không bằng nhau− Khi ngắt li hợp có vật cớng rơi vào − Moay ở đĩa ma sát bị kẹt trên trục ly hợp− Điều chỉnh không đúng đối với ly hợp kép* Tác hại: Gây ra các va đập ở bánh trăng hộp số và vào số khó khăn. 3. Ly hợp bị rung giật khi nối động lực ( khi nhả ly hợp từ từ )* Nguyên nhân:− Rãnh then hoa trục ly hợp và moay ơ đĩa ma sát bị mòn− Đinh tán giữa tấm ma sát và đĩa thép bị rơ lỏng− Lò xo giảm chấn đĩa ma sát bị yếu, gẫy.− Đĩa ép bị vênh, đảo.* Tác hại : Làm tăng tốc độ mòn của các chi tiết và người lái xe mệt mỏi. 4. Ly hợp làm việc có tiếng kêu Tiếng kêu thường thấy ở hai trường hợp:a. Khi ly h ợp ở trạng thái đóng * Nguyên nhân:− Lò xo ép gị gẫy− Lò xo giảm chấn bị gẫy− Đòn mở ly hợp bị gẫy− Các bulông bắt không chặt.b. Khi ly hợp ở trạng thái mở* Nguyên nhân:− Vòng bi đỡ trục bị mòn, vỡ.− Vòng bi tỳ mòn, dơ, lỏng, khô dầu mỡ.− Trục ly hợp không trùng tâm với trục khuỷu.− Đối với ly hợp kép còn có tiếng kêu do va đập giữa chốt với đĩa ép trung gian * Tác hại: Làm hư hỏng các chi tiết do va đập.1.4.2 Ki ểm tra và điều chỉnh bộ ly hợp 1. Kiểm tra và điều chỉnh chiều cao các đòn mở− Kiểm tra: Đối với ly hợp có đòn mở sau khi lắp lên bánh đà xong phải kiểm tra điều chỉnh chiều cao các đầu đòn mở. Dùng thước đo sâu ( thước cặp ) đo khoảng cách của các đầu đòn mở tới tới bề mặt làm việc của đĩa ép, khoảng cách này phải bằng nhau và nằm trong phạm vi cho phép đối với từng loại ly hợp do nhà chế tạo quy định. Nếu khoảng cách này không bằng nhau thì phải điều chỉnh lại, cho phép chêch lệch không quá 0,3 mm.− Điều chỉnh: Tuỳ theo kết cấu lắp ghép của đòn mở mà ta có các cách điều chỉnh khác nhau. Nếu đòn mở được lắp trên bu lông điều chỉnh thì thay đổi chiều cao của bu lông bắt vào vỏ của ly hợp để thay đổi khoảng cách cần điều chỉnh. Nếu tại đầu đòn mở bố trí các bu lông điều chỉnh thì cần nới đai ốc để điều chỉnh bu lông tiến ra hoặc vào nhằm thay đổi khoảng cách cần điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh xong, siết chặt đai ốc hãm. 2. Kiểm tra điều chỉnh hành trình tổng cộng và hành trình tự do của bàn đạp ly hợp. ( hình 1.41 )Hành trình tự do của bàn đạp li hợp là khoảng cách dịch chuyển của bàn đạp ly hợp tính từ vị trí ban đầu cho tới khi vòng bi tỳ bắt đầu tiếp xúc vào đầu đòn mở ( triệt tiêu hết khe hở tự do), khi đó lực tác dụng vào bàn đạp bắt đầu cảm thấy nặng ( Phải dùng lực để ép lò xo ly hợp ). Hành trình tiếp theo của bàn đạp cho tới sát sàn xe gọi là hành trình làm việc (B) ( hành trình nén lò xo để ly hợp cắt hoàn toàn). Hành trình tổng cộng (A) là tổng khoảng cách của hai hành trình tự do và hành trình làm việc.− Kiểm tra hành trình tổng cộng ( A) ( hình 1.41 b) như sau: + Đo độ cao của bàn đạp:( hình 1.41 a) Dùng thước đặt vuông góc với sàn xe, đo chiều cao này. Chiều cao này phải đúng trị số quy định cho từng loại xe. Ví dụ: đối với xe TOYOTA, NISSAN là 170 mm. Nếu không đúng thì điều chỉnh bằn cách thay đổi chiều dài của bu lông tỳ cần bàn đạp a) b)1.41 Kiểm tra độ cao và các hành trình của bàn đạp li hợp+ Đạp bàn đạp từ từ cho tới hết tầm dịch chuyển ( vị trí tận cùng của bàn đạp ): đo khoảng khoảng cách dịch chuyển (A) của bàn đạp. Nếu hành trình này không đúng phải điều chỉnh lại hành trình tự do.− Kiểm tra hành trình tự do ( A- B ) của bàn đạp:+ Đặt thước lá theo chiều tiến của bàn đạp li hợp với mốc là vị trí ban đầu của bàn đạp + Đạp bàn đạp từ từ cho tới lúc bắt đầu cảm giác thấy cứng (nặng) thì dừng lại+ Đo khoảng cách từ vị trí ban đầu tới vị trí này của bàn đạp. Hành trình tự do phải trong phạm vi cho phép. Ví du là : đối với xe TOYOTA là 5 ÷ 15 mm , xe din 130 từ 45 ÷ 52 mm. Nếu không đúng cần điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài của thanh kéo bằng vít chỉnh hoặc chiều dài của dây cáp. Đối với cơ cấu dẫn động thuỷ lực cần thay đổi chiều dài ty đẩy nối từ bàn đạp ly hợp tới piston của xi lanh chính bằng cách nới ốc hãm vặn vít điều chỉnh, kiểm tra lại hành trình tự do khi đạt yêu cầu thì siết chặt ốc hãm. Đối với dẫn động phanh bằng thuỷ lực còn cần kiểm tra hành trình của ty đẩy ( hành trình dịch chuyển của bàn đạp tính từ khi đạp bàn đạp tới khí ty đẩy bắt đầu tác động vào piston của xi lanh chính ) Hành trình này phải nằm trong phạm vi cho phép: từ 1 ÷ 5 mm. ( hình 1.41 a).3. Xả khí trong cơ cấu dẫn động thuỷ lựcSau khi sửa chữa lắp cơ cấu dẫn động li hợp thuỷ lực cần tiến hành xả khí trong hệ thống.− Lắp đoạn ống nhựa vào đai ốc xả khí ( xả E), đầu kia cắm vào lọ hứng dầu phanh.− Kiểm tra dầu ở bầu chứa dầu trên xi lanh chính, nếu thiếu thì bổ xung− Đạp từ từ bàn đạp li hợp vài ba lần.− Giữ bàn đạp ở vị trí đạp, đồng thời nới đai ốc xả khí cho tới khi thấy dầu phanh chảy ra lọ thì vặn chặt đai ốc xả khí.− Lặp lại các thao tác trên cho đến khi không còn khí nổi lên trong lọ là đạt yêu cầu. . giảm đàn tính. − Không truyền hết mômen ra phía sau 2. Ly hợp ngắt không hoàn toàn ( dính côn)* Hiện tượng:− Khi đạp bàn đạp hết hành trình, trục ly hợp. chuyển (A) của bàn đạp. Nếu hành trình này không đúng phải điều chỉnh lại hành trình tự do.− Kiểm tra hành trình tự do ( A- B ) của bàn đạp:+ Đặt thước lá