1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo trình ô tô - P11

5 472 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo Giáo trình ô tô 1 ( lý thuyết ô tô ) khoa cơ khí động lực bộ môn khung gầm. Giáo trình bao gồm các vấn đề về khảo sát động học chuyển động thẳng, quay vòng và phanh ô tô, khảo s

Chương III. CHU KÌ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ÔTÔ-XE MÁY3.1 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CÔNG TÁCBẢO DƯỠNG KĨ THUẬT ÔTÔ - XE MÁY.3.1.1 Mục đích công tác bảo dưỡng kĩ thuật ôtô - xe máy.Nghiên cứu và thực hiện các chu kỳ bảo dưỡng kĩ thuật sửa chữa ôtô - xe máy nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo đảm tuổi thọ, an toàn cho xe khi vận hành. Thực hiện đầy đủ nội dung đã quy định của công tác bao dưỡng thường xuyên để bảo đảm cho ôtô - xe máy luôn tư thế sẵn sàng hoạt động và hoạt động với hiệu suất cao nhất, tiêu hao nhiên liệu ít nhất, đảm bảo an toàn cho người và ôtô - xe máy.3.1.2 Nội dung các cấp bảo dưỡng ôtô - xe máy.Nhiệm vụ của công tác bảo dưỡng kĩ thuật bao gồm các công việc:Cọ, rửa, kiểm tra, chuẩn đoán, vặn chặt, bôi trơn, tiếp nước và dầu mỡ, điều chỉnh .Theo nguyên tắc chung thì những công việc này thì không cần tháo dỡ các bộ phận hệ thống ra khỏi ôtô - xe máy.Theo quy định hiện hành thì việc bảo dưỡng kĩ thuật theo chu kì và theo khối lượng lao động có thể chia ra các dạng sau đây.a. Đối với ôtô.− Bảo dưỡng kĩ thuật hàng ngày: là sau một ngày xe hoạt động.− Bảo dưỡng kĩ thuật cấp 1: sau 800 – 1.000 km xe hoạt động.− Bảo dưỡng cấp 2: sau 5.000 – 6.000 km xe hoạt động.− Bảo dưỡng kĩ thuật theo mùa: tiến hành hai lần trong 1 năm.b. Đối với xe máy hoặc máy tĩnh tại.− Bảo dưỡng ngày: ( BDN ) sau một ca làm việc. − Bảo dưỡng cấp 1: ( BDC 1 ) sau 60 giờ.− Bảo dưỡng cấp 2: ( BDC 2 ) sau 120 giờ.− Bảo dưỡng cấp 3: ( BDC 3 ) sau 480 giờ.− Bảo dưỡng cấp 4: ( BDC 4 ) sau 960 giờ.− Bảo dưỡng cấp 4 tăng cường: sau hai lần bảo dưỡng cấp 4.− Bảo dưỡng kĩ thuật theo mùa: tiến hành hai lần 1 năm.Nội dung cụ thể của các cấp bảo dưỡng đối với ôtô như sau:− Bảo dưỡng kĩ thuật hàng ngày: bao gồm công việc cọ rửa và tổng kiểm tra tình trang kĩ thuật ôtô nhằm đảm bảo chuyển động an toàn và giữ gìn hình dáng bên ngoài của ôtô được sách đẹp.Khi bảo dưỡng hàng ngày cần cọ rửa ôtô, kiểm tra tình trạng chung của ôtô, tiếp nhiên liệu, nước làm mát, dầu bôi trơn. VIệc bảo dưỡng hàng ngày thực hiện sau khi hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển và trước khi ôtô xuất phát.Kiểm tra siết chặt các mối ghép ren những vị trí như: bulông chân máy, ecu bulông bắt bánh xe, các đường ống dẫn xăng, dầu.Nổ máy kiểm tra đèn ( CHECK ) hãy kiểm động cơ theo dõi các đồng hồ, cảm biến về áp suất dầu, nước. Hệ thống điện chiếu sáng, điều hoà nhiệt độ.Kiểm tra kĩ thuật của hệ thống phanh, lái, đèn, còi.* Bảo dưỡng kĩ thuật cấp 1: bao gồm toàn bộ kĩ thuật bảo dưỡng hàng ngày và thực hiện thêm những công việc như sau:− Bảo dưỡng các bình lọc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và hệ thống bôi trơn, kiểm tra các đường ống dẫn.− Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do phanh, lái , li hợp.− Kiểm tra dung dịch ác quy, cổ góp điện, má vít bạch kim .− Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt của nấm.− Kiểm tra điều chỉnh bộ chế hoà khí. * Bảo dưỡng kĩ thuật cấp 2: ngoài phần việc bảo dưỡng cấp 1, còn hoàn thiện một số khối lượng công việc kiểm tra, chuẩn đoán, điều chỉnh có tháo dỡ một số cơ cấu, cũng có những bộ phận cần được tháo ra khỏi ôtô - xe máy để khảo nghiệm.Nội dung cụ thể:− Thay dầu các bộ phận.− Bơm mỡ vào các vị trí bôi trơn bằng mỡ.− Tháo rửa bơm thấp áp, thay cuộn lọc, tháo bơm cao áp, vòi phun để khảo nghiệm lại.− Kiểm tra, điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa.− Bảo dưỡng máy phát điện, máy khởi động điện.− Bổ sung dung dich và nạp điện cho ác quy.− Kiểm tra, điều chỉnh khe hở má phanh, phanh tay, hộp lái và moay ơ bánh xe.− Kiểm tra, điều chỉnh dây đai.− Kiểm tra siết chặt nắp máy.* Bảo dưỡng kĩ thuật theo mùa:Được tiến hành hai lần trong một năm làm những việc liên quan tới sự chuyển từ mùa này sang mùa kia.Vì vậy người ta thường cố gắng sắp xếp cho bảo dưỡng kĩ thuật theo mùa trùng khớp với bảo dưỡng kĩ thuật cấp 2. Những công việc riêng của bao dưỡng kĩ thuật theo mùa là:− Sửa chữa hệ thống làm mát. thay dầu động cơ, mỡ để phù hợp với thời tiết. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu. Lưu ý trước khi vào sử dụng xe trong mùa thu đông, cần kiểm tra các bộ phận hâm nóng, khởi động và hệ thống sưởi ấm buồng lái.Những quy định cụ thể đối với chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật ôtô như sau:Phân hạng điều kiện làm việc của ôtô theo ba hạng1. Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật các kiểu ôtô con.Ôtô du lịch Ôtô khách Ôtô tải Cấp I Cấp IIIIIII Cấp I Cấp IIIIIII Cấp I Cấp IIIIIIIPhân hạng làm việc của ôtô:Nội dung chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật đối với xe máy thi công:* Bảo dưỡng ngày: Do công nhân sử dụng thực hiện− Lau chùi bên ngoài toàn bộ xe sạch sẽ.− Kiểm tra nước, nhiên liệu, dầu bôi trơn. Nếu thiếu cần bổ sung.− Kiểm tra siết chặt các mối ghép ren.− Kiểm tra phát hiện các tiếng kêu lạ, theo dõi các thông số nhiệt độ nước, áp suất, nạp ắc quy.− Kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh, lái, đèn, còi.* Bảo dưỡng cấp I: Làm những công việc của bảo dưỡng hàng ngày và làm thêm.− Bảo dưỡng hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống bôi trơn.− Kiểm tra hành trình tự do của hệ thống phanh, lái, li hợp.− Kiểm tra dung dịch ắc quy, cổ góp điện, má vít.− Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt của mâm.− Kiểm tra, điều chỉnh bộ chế hòa khí.* Bảo dưỡng cấp II: Do tổ sửa chữa và chủ máy phối hợp thực hiện nhiều công việc của bảo dưỡng cấp I và làm thêm những công việc sau:− Thay dầu các bộ phận, kiểm tra bổ sung thêm dầu phanh.Phân hạng điều kiện làm việcNhững nhóm điển hình. Điều kiện làm việc của ôtôPhân hạng đườngIIIIII Đường ôtô mặt đường rải bê tông xi măng. Phạm vi ngoài thành phố. Đường ôtô mặt đường rải bê tông xi măng. Phạm vi thành phố Đường rải đá dăm.I, III, II, IIIIV, V5004003.00020.00016.00012.0004.0003.2002.40016.00012.0009.6003.5002.8002.10014.00011.2008.400 − Bơm mỡ vào các vú mỡ và moay ơ bánh xe.− Tháo rửa bơm thấp áp, thay các cuộn lọc, tháo bơm cao áp, vòi phun ra khỏi xe để hiệu chỉnh.− Bảo dưỡng hệ thống đánh lửa, khởi động động cơ, hệ thống chiếu sáng.− Đổ thêm dung dịch và nạp điện cho ắc quy.− Kiểm tra, điều chỉnh dây đai.− Kiểm tra, điều chỉnh khe hở má phanh, phanh tay, hộp tay lái, moay ơ bánh xe.− Kiểm tra siết chặt nắp máy.* Bảo dưỡng cấp III: Do tổ sửa chữa kết hợp với chủ máy thực hiện và làm thêm những công việc sau:− Tháo nắp máy cạo muội than buồng đốt.− Kiểm tra mài rà cụm van.− Kiểm tra khe hở giữa piston và xi lanh, secmăng.− Siết chặt bulông, êcu biên và cổ trục chính.− Kiểm tra mài rà lại kim phun, điều chỉnh lại áp suất phun.− Bảo dưỡng hệ thống lái, thay dầu giảm xóc.− Chạy thử hệ thống.* Bảo dưỡng cấp IV: Thường kết hợp với tiểu tu để sửa chữa và thay thế các chi tiết bị hỏng.3.1.3 Nội dung của các cấp sửa chữaXe máy sau một thời gian hoạt động mặ dù đã được bảo dưỡng đầy đủ nhưng vẫn bị hư hỏng. Vì vậy phải tiến hành sửa chữa, tuỳ theo thời gian hoạt động và mức độ hư hỏng mà đưa xe máy vào sửa chữa theo các cấp sửa chữa sau:* Tiểu tu: Do tổ sửa chữa hoặc trạm bảo dưỡng thực hiện. Nội dung: Khắc phục những hư hỏng đột suất.* Trung tu: Là mức độ sửa chữa vừa thực hiện theo định kỳ giữa hai kỳ sửa chữa lớn. Nội dung những hư hỏng nhỏ.* Đại tu: Là phục hồi, sửa chữa, thay thế các chi tiết trong ôtô - xe máy nhằm hoàn thiện tính năng kĩ thuật toàn bộ xe.Công việc đại tu được thực hiện các xí nghiệp, nhà máy có đầy đủ trang thiết bị, phụ tùng, trình độ của công nhân để đáp ứng trong công tắc sửa chữa. . sau:Phân hạng điều kiện làm việc của tô theo ba hạng1. Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật các kiểu tô con. tô du lịch tô khách tô tải Cấp I Cấp IIIIIII. DƯỠNG, SỬA CHỮA ÔTÔ-XE MÁY3.1 MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CÔNG TÁCBẢO DƯỠNG KĨ THUẬT ÔTÔ - XE MÁY.3.1.1 Mục đích công tác bảo dưỡng kĩ thuật tô - xe máy.Nghiên

Ngày đăng: 24/10/2012, 15:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w