S GIO DC V O TO TNH SểC TRNG Tài liệu Phân phối chơng trình THPT môn tin học (Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm học 2008-2009) 1 A. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN HỌC LỚP 10 1. Tổ chức dạy học - Thời lượng dạy học của môn Tin học lớp 10 là 74 tiết, được dạy trong 37 tuần của năm học. - Phải đảm bảo dạy đủ số tiết Bài tập và thực hành của từng chương và của cả năm học. Nếu thấy cần thiết và điều kiện cho phép, có thể bổ sung thời lượng cho Bài tập và thực hành, bài tập, ôn tập. - Cuối mỗi học kì có 3 tiết ôn tập và 1 tiết kiểm tra học kì. - Các tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình hình thực tế để định ra những nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập đảm bảo truyền đạt đủ các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Nên lựa chọn, xây dựng nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập để nhằm mục đích củng cố kiến thức hay rèn luyện kĩ năng, hình thức có thể là học trên lớp học hay thực hành trên phòng máy. - Đối với các học sinh đã được học tin học ở cấp học dưới, giáo viên chọn các bài đọc thêm trong sách giáo khoa, xây dựng thêm các Bài tập và thực hành, để củng cố, hệ thống và nhất là chuẩn xác hoá các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Đồng thời trong tiết Bài tập và thực hành giáo viên nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả của tiết học. - Ở một số nội dung, việc học lí thuyết sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng máy tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ để giới thiệu trực quan. Đặc biệt, một số nội dung lí thuyết của chương 2 và chương 3 dạy trên máy sẽ hiệu quả hơn. - Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa là 2 học sinh/1 máy tính. - Kết thúc học kì I chậm nhất cần dạy xong Bài tập thực hành 5 (Thao tác với tệp và thư mục) 2. Kiểm tra, đánh giá - Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Việc kiểm tra, đánh giá phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học. - Trong thời lượng của môn Tin học lớp 10 phải dành 6 tiết để kiểm tra. Trong đó có 2 tiết dành cho kiểm tra học kì (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra thực hành trên máy (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết). - Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì. 2 - Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết, thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình. - Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra thường xuyên theo quy định. Trong hướng dẫn của Sở về kiểm tra thường xuyên, cần hướng dẫn giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài tập và thực hành để nâng cao hiệu quả tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1). LỚP 11 1. Tổ chức dạy học - Thời lượng của môn Tin học lớp 11 là 55 tiết. Học kì I: 19 tiết và Học kì II: 36 tiết - Phải đảm bảo dạy đủ số tiết Bài tập và thực hành của từng chương và của cả năm học. Nếu thấy cần thiết và điều kiện cho phép, có thể bổ sung thời lượng cho Bài tập và thực hành, bài tập, ôn tập - Cuối mỗi học kì có 1 tiết kiểm tra học kì. Ở mỗi học kì, trước tiết kiểm tra học kì có tiết ôn tập (Học kì I có 3 tiết ôn tập, học kì II có 3 tiết ôn tập). - Các tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình hình thực tế để định ra những nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập đảm bảo truyền đạt đủ các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Nên lựa chọn, xây dựng nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập để nhằm mục đích củng cố kiến thức hay rèn luyện kĩ năng, hình thức có thể là học trên lớp học hay thực hành trên phòng máy. - Đối với các học sinh đã được học lập trình ở cấp học dưới, giáo viên chọn các bài đọc thêm trong sách giáo khoa, xây dựng thêm các Bài tập và thực hành, để củng cố, hệ thống và nhất là chuẩn xác hoá các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Đồng thời trong tiết Bài tập và thực hành giáo viên nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả của tiết học. - Ở một số nội dung, việc học lí thuyết sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng máy vi tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa là 2 học sinh/1 máy tính. 2. Kiểm tra, đánh giá - Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Việc kiểm tra, đánh giá phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học. - Trong thời lượng của môn Tin học lớp 11 phải dành 4 tiết để kiểm tra. Trong đó có 2 tiết dành cho kiểm tra học kì (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết) và 02 tiết kiểm tra (trong đó có 1 tiết kiểm tra thực hành trên máy). 3 - Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì. - Phải đánh giá cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết, thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học. - Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra thường xuyên theo quy định. Trong hướng dẫn của Sở về kiểm tra thường xuyên, cần hướng dẫn giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài tập và thực hành để nâng cao hiệu quả tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1). LỚP 12 1. Tổ chức dạy học - Thời lượng của môn tin học lớp 12 là 56 tiết. Học kì I: 38 tiết và học kì II: 18 tiết. - Các bài lí thuyết và Bài tập và thực hành nên được dạy học theo trình tự trình bày trong sách giáo khoa. Nếu Sở GDĐT tiến hành dạy học các bài không theo trình tự trình bày trong SGK (ví dụ dạy chương III trước chương II) cần báo cáo phương án phân phối chương trình chi tiết, cụ thể về Bộ (qua Vụ GDTrH) trước khi thực hiện. - Phải đảm bảo dạy đủ số tiết Bài tập và thực hành của từng chương và của cả năm học. Nếu thấy cần thiết và điều kiện cho phép, có thể bổ sung thời lượng cho Bài tập và thực hành, bài tập, ôn tập. - Cuối mỗi học kì I có 3 tiết ôn tập, cuối học kỳ II có 2 tiết ôn tập. - Các tiết Bài tập, Ôn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình hình thực tế để định ra những nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập đảm bảo truyền đạt đủ các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Nên lựa chọn, xây dựng nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập để nhằm mục đích củng cố kiến thức hay rèn luyện kĩ năng, hình thức có thể là học trên lớp học hay thực hành trên phòng máy. - Đối với các học sinh đã có hiểu biết về cơ sở dữ liệu, giáo viên chọn các bài đọc thêm trong sách giáo khoa, xây dựng thêm các Bài tập và thực hành, để củng cố, hệ thống và nhất là chuẩn xác hoá các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Đồng thời trong tiết Bài tập và thực hành nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả của tiết học. - Ở một số nội dung (đặc biệt là chương II), việc học lý thuyết sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng máy vi tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực hành theo nhóm thì bố trí tối đa là 2 học sinh/1 máy tính. 4 2. Kiểm tra, đánh giá - Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Việc kiểm tra, đánh giá phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình môn học. - Trong thời lượng của môn Tin học lớp 12 phải dành 4 tiết để kiểm tra. Trong đó có 2 tiết dành cho kiểm tra học kì (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết) và 2 tiết kiểm tra (trong đó có 1 tiết kiểm tra thực hành trên máy). - Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì. - Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lý thuyết và thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chương trình môn học. - Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra thường xuyên theo quy định. Trong hướng dẫn của Sở về kiểm tra thường xuyên, cần hướng dẫn giáo viên tiến hành đánh giá và cho điểm học sinh trong các tiết Bài tập và thực hành để nâng cao hiệu quả tiết học. Điểm này là điểm kiểm tra thường xuyên (hệ số 1). 5 B. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 Cả năm: 74 tiết Học kì I: 38 tiết Học kì II: 36 tiết Nội dung Thời lượng Chương I. Một số khái niệm cơ bản của tin học 20 (15, 3, 2) Chương II. Hệ điều hành 12 (7, 4, 1) Chương III. Soạn thảo văn bản 19 (8, 8, 3) Chương IV. Mạng máy tính và internet 11 (6 , 4, 1) Ôn tập 6 Kiểm tra 6 Cộng 74 Ghi chú: Con số: 20 (15, 3, 2) nghĩa là tổng số 20 tiết, trong đó gồm: 15 tiết lí thuyết, 3 tiết bài tập và thực hành, 2 tiết bài tập. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC KÌ I Chương I: Một số khái niệm cơ bản của Tin học Tiết - 1 Bài 1. Tin học là một ngành khoa học Tiết - 2, 3 Bài 2. Thông tin và dữ liệu Tiết - 4 Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin và mã hoá thông tin. Tiết - 5, 6, 7 Bài 3. Làm quen về máy tính Tiết - 8, 9 Bài tập và thực hành 2. Làm quen với máy tính. Tiết - 10, 11, 12, 13, 14 Bài 4. Bài toán và thuật toán Tiết - 15 Bài tập Tiết - 16 Kiểm tra (1 tiết) Tiết - 17 Bài 5. Ngôn ngữ lập trình Tiết - 18 Bài 6. Giải bài toán trên máy Tiết - 19 Bài 7. Phần mềm máy tính Bài 8. Những ứng dụng của Tin học Tiết - 20 Bài 9. Tin học và xã hội Tiết - 21 Bài tập Chương II: Hệ điều hành Tiết - 22 Bài 10. Khái niệm về hệ điều hành Tiết - 23, 24 Bài 11. Tệp và quản lý tệp Tiết - 25, 26, 27 Bài 12. Giao tiếp với hệ điều hành Tiết - 28 Bài tập 6 Tiết - 29 Bài tập và thực hành 3. Làm quen với hệ điều hành Tiết - 30 Bài tập và thực hành 4. Giao tiếp với hệ điều hành Tiết - 31, 32 Bài tập và thực hành 5. Thao tác với tệp và thư mục Tiết - 33 Kiểm tra thực hành (1 tiết) Tiết - 34 Bài 13. Một số hệ điều hành thông dụng Tiết - 35, 36, 37 Ôn tập Tiết - 38 Kiểm tra học kì I HỌC KÌ II Chương III: Soạn thảo văn bản Tiết - 1, 2 Bài 14. Khái niệm về soạn thảo văn bản Tiết - 3, 4 Bài 15. Làm quen với Microsoft Word Tiết - 5 Bài tập Tiết - 6, 7 Bài tập và thực hành 6. Làm quen với Word Tiết - 8 Bài 16. Định dạng văn bản Tiết - 9, 10 Bài tập và thực hành 7. Định dạng văn bản. Tiết - 11 Bài 17. Một số chức năng khác Tiết - 12 Bài 18. Các công cụ trợ giúp soạn thảo Tiết - 13 Bài tập Tiết - 14, 15 Bài tập và thực hành 8. Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo Tiết - 16 Kiểm tra thực hành (1 tiết) Tiết - 17 Bài 19. Tạo và làm việc với bảng Tiết - 18 Bài tập Tiết - 19, 20 Bài tập và thực hành 9. Bài tập và thực hành tổng hợp Chương IV: Mạng máy tính và Internet Tiết - 21, 22 Bài 20. Mạng máy tính Tiết - 23, 24 Bài 21. Mạng thông tin toàn cầu Internet Tiết - 25, 26 Bài 22. Một số dịch vụ cơ bản của Internet Tiết - 27 Bài tập Tiết - 28, 29 Bài tập và thực hành 10. Sử dụng trình duyệt Internet Explorer Tiết - 30, 31 Bài tập và thực hành 11. Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin. Tiết - 32 Kiểm tra (1 tiết) Tiết - 33, 34, 35 Ôn tập Tiết - 36 Kiểm tra học kì II 7 LỚP 11 Cả năm : 55 tiết Học kì I : 19 tiết Học kì II : 36 tiết Nội dung Thời lượng Chương I. Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình 3 (2, 0, 1)* Chương II. Chương trình đơn giản 7 (4, 2, 1) Chương III. Cấu trúc rẽ nhánh và lặp 6 (4, 2, 0) Chương IV. Kiểu dữ liệu có cấu trúc 14 (7, 6, 1) Chương V. Tệp và thao tác với tệp 3 (2, 0, 1) Chương VI. Chương trình con và lập trình có cấu trúc 12 (6, 6, 0) Ôn tập 6 Kiểm tra 4 Cộng 55 Ghi chú: Con số: 3 (2, 0, 1) nghĩa là tổng số 3 tiết, trong đó gồm: 2 tiết lí thuyết, 0 tiết bài tập và thực hành, 1 tiết bài tập. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC KÌ I Chương I : Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình Tiết - 1, 2 Bài 1. Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình Bài 2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình Tiết - 3 Bài tập Chương II : Chương trình đơn giản Tiết - 4 Bài 3. Cấu trúc chương trình Tiết - 5 Bài 4. Một số kiểu dữ liệu chuẩn Bài 5. Khai báo biến Tiết - 6 Bài 6. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán Tiết - 7 Bài 7. Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản Bài 8. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình Tiết - 8, 9 Bài thực hành số 1 Tiết - 10 Bài tập Tiết - 11 Kiểm tra (1 tiết) Chương III: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp Tiết - 12 Bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh 8 Tiết - 13, 14, 15 Bài 10. Cấu trúc lặp Tiết - 16, 17, 18 Ôn tập Tiết - 19 Kiểm tra học kì I HỌC KÌ II Tiết - 1, 2 Bài thực hành số 2 Chương IV: Kiểu dữ liệu có cấu trúc Tiết - 3, 4, 5, 6 Bài 11. Kiểu mảng Tiết - 7, 8 Bài thực hành số 3 Tiết - 9, 10 Bài 12. Kiểu xâu Tiết - 11, 12 Bài thực hành 4 Tiết - 13 Bài 13. Kiểu bản ghi Tiết - 14, 15 Bài thực hành 5 Tiết - 16 Bài tập Tiết - 17 Kiểm tra thực hành (1 tiết) Chương V: Tệp và thao tác với tệp Tiết - 18 Bài 14. Kiểu dữ liệu tệp Bài 15. Thao tác với tệp Tiết - 19 Bài 16. Ví dụ làm việc với tệp Tiết - 20 Bài tập Chương VI: Chương trình con và lập trình có cấu trúc Tiết - 21, 22 Bài 17. Chương trình con và phân loại Tiết - 23, 24 Bài 18. Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con Tiết - 25, 26 Bài thực hành 6 Tiết - 27, 28 Bài thực hành 7 Tiết - 29, 30 Bài 18. Thư viện chương trình con chuẩn Tiết - 31, 32 Bài thực hành 8 Tiết - 33, 34, 35 Ôn tập Tiết - 36 Kiểm tra học kì II LỚP 12 Cả năm : 56 tiết Học kì I : 38 tiết Học kì II : 18 tiết Nội dung Thời lượng Chương I. Khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu 8 (5, 1, 2)* Chương II. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft access 24 (7, 16, 1) Chương III. Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ 7 (5, 2, 0) Chương IV. Kiến trúc và bảo mật các hệ cơ sở dữ liệu 7 (5, 2, 0) Ôn tập 6 Kiểm tra 4 9 Cộng 56 Ghi chú: Con số 8 (5, 1, 2) nghĩa là tổng số 8 tiết, trong đó gồm: 5 tiết lí thuyết, 1 tiết Bài tập và thực hành, 2 tiết bài tập. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỌC KÌ I Chương I : Khái niệm về Cơ sở dữ liệu Tiết - 1, 2, 3 Bài 1. Một số khái niệm cơ bản Tiết - 4, 5 Bài 2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Tiết - 6, 7 Bài tập Tiết - 8 Bài thực hành số 1: Tìm hiểu CSDL Chương II : Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access Tiết - 9 Bài 3. Giới thiệu Microsoft Access Tiết - 10 Bài 4. Cấu trúc bảng Tiết - 11, 12 Bài thực hành số 2: Tạo cấu trúc bảng Tiết - 13 Bài 5. Các thao tác cơ bản trên bảng Tiết - 14, 15 Bài thực hành số 3: Thao tác trên bảng Tiết - 16 Bài 6. Biểu mẫu Tiết - 17, 18 Bài thực hành số 4: Tạo biểu mẫu đơn giản Tiết - 19 Bài 7. Liên kết giữa các bảng Tiết - 20, 21 Bài thực hành số 5: Liên kết giữa các bảng Tiết - 22 Bài 8. Truy vấn dữ liệu Tiết - 23, 24, 25, 26 Bài thực hành số 6 và 7: Mẫu hỏi trên bảng Tiết - 27, 28 Bài tập Tiết - 29 Kiểm tra thực hành (1 tiết) Tiết - 30 Bài 9. Báo cáo và kết xuất báo cáo Tiết - 31, 32, 33, 34 Bài thực hành số 8 và 9: Tạo báo cáo và tổng hợp Tiết - 35, 36, 37 Ôn tập Tiết - 38 Kiểm tra học kì I HỌC KÌ II Chương III: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ Tiết - 1, 2 Bài 10. Cơ sở dữ liệu quan hệ Tiết - 3, 4 Bài thực hành số 10: Hệ CSDL quan hệ Tiết - 5, 6, 7 Bài 11. Các thao tác với CSDL quan hệ Tiết - 8 Kiểm tra (1 tiết) Chương IV: Kiến trúc và bảo mật các hệ CSDL Tiết - 9, 10, 11 Bài 12. Các loại kiến trúc của hệ CSDL Tiết - 12, 13 Bài 13. Bảo mật thông tin trong các hệ CSDL Tiết - 14, 15 Bài thực hành 11. Bảo mật CSDL Tiết - 16, 17 Ôn tập Tiết - 18 Kiểm tra học kì II --------------------- 10 . của Tin học Tiết - 1 Bài 1. Tin học là một ngành khoa học Tiết - 2, 3 Bài 2. Thông tin và dữ liệu Tiết - 4 Bài tập và thực hành 1: Làm quen với thông tin. S GIO DC V O TO TNH SểC TRNG Tài liệu Phân phối chơng trình THPT môn tin học (Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên, áp dụng từ