Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
169,5 KB
Nội dung
DÀN Ý ĐỀ TÀI Tên đề tài: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN I. Đặt vấn đề. 1. Lý do chọn đề tài 2. Phạm vi đề tài II. Cơ sở lý luận III. Cơ sở thực tiễn IV. Nội dung nghiên cứu - Tên đề tài - Môn - Lớp 1. Mục tiêu 2. Thời gian 3. Tài liệu 4. Quá trình lên lớp * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn văn * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các cách xây dựng đoạn văn @ Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn diễn dịch @ Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn quy nạp @ Bước 3: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn móc xích @ Bước 4: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn song hành @ Bước 5: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn tổng-phân-hợp @ Bước 6: Hướng dẫn lưu ý * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành Bài tập 1: Nhận diện đoạn văn Bài tập 2: Nối các câu để trở thành đoạn văn theo yêu cầu Bài tập 3: Xây dựng các kiểu đoạn văn theo các câu cho sẵn Bài tập 4: Luyện tập tổng hợp V. Kết quả nghiên cứu VI. Kết luận VII. Đề nghị VIII. Phụ lục IX. Tài liệu tham khảo X . Mục lục @ Lời cảm ơn. Tên đề tài: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN 1 TRONG THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm trở lại đây, việc đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học đ ã thực sự tạo ra một phong trào sôi nổi trong ngành Giáo dục nước nhà. Trong qu á tr ình thay đổi đó, có một nội dung dạy học được đưa vào chương trình rất mới lạ mà chương trình trước đây chưa từng đề cập: Chương trình dạy học tự chọn. Giáo dục ở huyện Duy Xuyên chúng ta, bắt đầu từ năm học 2006-2007 được áp dụng dạy học tự chọn rộng rãi cho nhiều môn học và cho tất cả các khối lớp ở THCS từ lớp 6 đến lớp 9. Tuy nhiên, việc thống nhất các chủ đề và nội dung giảng dạy thì còn khá nhiều bở ngỡ do chúng ta mới bắt tay vào công việc đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm này. Vì vậy, mỗi một giáo viên đứng lớp luôn trăn trở và nghiên cứu rất nhiều mới đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Người giáo viên được phân công giảng dạy các chủ đề tự chọn phải biết điều gì cần cung cấp và rèn luyện thêm cho các em để đảm bảo yêu cầu môn học mà chủ trương của ngành đã đề ra: - Phát triển tư duy, rèn luyện và nâng cao kĩ năng, hổ trợ và đào tạo con người toàn diện. - Bổ sung và khai thác sâu chương trình kiến thức. Bản thân tôi được phân công giảng dạy chủ đề tự chọn bộ môn Ngữvăn khối lớp 9. Xét yêu cầu về kiến thức và kĩ năng còn thiếu của học sinh, tôi đã đi vào lựa chọn và soạn thảo chủ đề Phương pháp xây dựng đoạn văn trong thực hành viết văn bản để hướng học sinh thực hiện. Đó là lí do chính để tôi lựa chọn đề tài này. 2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Áp dụng cho học sinh 2 lớp 9.3 và 9.4 học chủ đề tự chọn Ngữ văn. - Thực hiện từ tuần 2 đến tuần 7 trong năm học 2007-2008. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Một trong các cơ sở quan trọng của việc đổi mới giáo dục là tăng cường hơn nữa tính "phân hoá" trong giáo dục. Vì vậy, giáo dục Việt Nam đã chú trọng đến việc dạy học tự chọn trong Nhà trường phổ thông. Kế hoạch giáo dục THCS ban hành kèm theo quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 24 tháng 01 năm 2002 đã dành 2 tiết/ tuần cho dạy học tự chọn ở các khối lớp 8 và 9. Đến năm học 2006-2007, quy định này được áp dụng cho cả các khối 6 và 7. Ngành giáo dục Duy Xuyên cũng đã nhiều lần mở Hội thảo chuyên đề về dạy học tự chọn. 2 Như vậy, dạy học tự chọn đã trở thành hình thức dạy học có tính chất pháp quy, cần được nghiên cứu thực nghiệm và triển khai cho toàn cấp học. Dạy học tự chọn Ngữvăn cũng nằm trong quy luật đó. Mỗi thầy cô giáo đầu tư kĩ cho chủ đề dạy học tự chọn thì các năm học sau chúng ta sẽ có một hệ thống chủ đề bài bản để thực hiện trong giảng dạy mang lại hiệu quả cao. Đó là mục tiêu cần sớm phải đạt được. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Dạy học tự chọn Ngữvăn ở Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi trong những năm qua cũng được chú trọng đúng mức. Mỗi năm, nhà trường có phân công cho tổ thực hiện dạy học cho một khối lớp. Năm học 2007-2008, Nhà trường phân công cho tổ thực hiện dạy học tự chọn Ngữvăn cho khối lớp 9. Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào tình hình học tập bộ môn của học sinh và điều kiện dạy học, các thầy cô giáo trong tổ đã bàn bạc thống nhất một số các chủ đề cần tập trung để giảng dạy cho các em trong cả năm học. Thực tế học tập bộ môn Ngữvăn của học sinh trong nhiều năm liền đã cho thấy các lỗ hổng về kĩ năng dựng đoạn khi các em thực hành xây dựng văn bản là rất lớn. Vì vậy, cần phải tập trung giúp các em rèn luyện kĩ năng dựng đoạn mới có thể giúp các em viết tốt trong các giờ thực hành viết văn cũng như sau khi ra trường. IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Tên chủ đề: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG THỰC HÀNH VIẾT VĂN BẢN Môn: Ngữ văn. Khối lớp: 9 ` 1. MỤC TIÊU: Sau khi học xong chủ đề này, học sinh cần nắm được một số nội dung và kĩ năng sau: - Nhận biết được các kiểu đoạn văn thường gặp trong việc tạo lập văn bản. - Viết được các kiểu đoạn văn và vận dụng vào việc tạo lập văn bản trong các giờ làm văn. 2. THỜI GIAN: 6 tiết 3. TÀI LIỆU: - Sách giáo khoa Ngữvăn 6,7,8,9. - Các loại sách bài tập tham khảo bộ môn Ngữ văn. - Các bài tập giáo viên tự biên soạn ( phần bài tập này cần photo để phát cho học sinh trước khi học tập chủ đề) 3. QUÁ TRÌNH LÊN LỚP: Tiết 1,2 3 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn văn. Giáo viên cho học sinh đọc bất kì một đoạn văn nào trong phần văn bản và trả lời câu hỏi GV: Qua việc đọc các đoạn văn đã cho, em thử cho biết: Về mặt hình thức, các đoạn văn có gì giống nhau? HS: Trả lời GV: Chốt và cho HS ghi GV: Về mặt nội dung, các em thấy các đoạn văn đó có chức được một ý trọn vẹn hay chưa? HS: Trả lời GV Chốt GV: Giảng: Câu mang ý chính, khái quát của đoạn văn thì gọi là câu chủ đề (còn gọi là câu chốt). Vậy, có phải là đoạn văn nào cũng có câu chốt hay không? Vì sao? HS: Trả lời. GV: Chỉnh sửa và chốt ý * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiẻu các cách xây dựng đoạn văn. @ Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn diễn dịch. HS: Đọc đoạn văn1 GV: Trong đoạn văn trên, câu nào mang ý nghĩa khái quát bao trùm toàn đoạn văn? Xét vị trí của nó so với những câu khác trong đoạn. HS: Câu (1) là câu mang ý khái quát của cả đoạn văn. Nó đứng ở đầu đoạn văn. GV: Các câu còn lại trong đoạn văn có yêu cầu gì? HS: Các câu còn lại trong đoạn làm sáng tỏ thêm ý cho câu 1 GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên gọi là đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch, còn gọi là đoạn diễn dịch. GV: Vậy, cách trình bày diễn dịch là cách trình I. Đoạn văn: - Về hình thức: Đoạn văn được quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. - Về mặt nội dung: Đoạn văn diễn đạt một ý trọn vẹn. - Đoạn văn có thể có câu chốt hoặc không có câu chốt. II. Các cách xây dựng đoạn văn: 1. Trình bày đoạn văn theo cách diến dịch: - Diễn dịch là cách trình bày đi 4 bày như thế nào? HS: Trình bày. GV: Chốt lại ý. HS: Ghi nhớ. GV: Mô hình của đoạn văn 1 có thể biểu diễn như sau: (1)Câu chốt (2.a) (2.b)… (2.c) (2.d) GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào? HS: Lên bảng thực hiện. GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa. @ Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn quy nạp. HS: Đọc đoạn văn 2. GV: Trong đoạn văn trên, câu nào mang ý nghĩa khái quát bao trùm toàn đoạn văn? Xét vị trí của nó so với những câu khác trong đoạn. HS: Ở đoạn văn 2, câu mang ý khái quát là câu số (2). Câu này nắm ở cuối đoạn văn. GV: Vai trò của các câu ở trên làm gì trong đoạn đó? HS: TRả lời. GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên gọi là đoạn văn trình bày theo cách quy nạp, còn gọi là đoạn quy nạp. GV: Vậy, cách trình bày quy nạp là cách trình bày như thế nào? HS: Trình bày. GV: Chốt lại ý. từ ý chung khái quát đến các ý chi tiết, cụ thể, làm sáng tỏ ý chung, khái quát đó. Câu mang ý chung, khái quát đứng trước đoạn văn và có tư cách là câu chốt của đoạn văn. - Ví dụ: Đoạn 1 - Mô hình: (1) Câu chốt (2) (3)… . (n) 2. Trình bày đoạn văn theo cách quy nạp: - Quy nạp là cách trình bày đi từ các ý chi tiết cụ thể , rút ra ý chung, khái quát. Theo đó câu mang ý chung đứng sau câu kia và nó có tư cách là câu chốt của đoạn văn đó. - Ví dụ: Đoạn 2. 5 HS: Ghi nhớ. GV: Mô hình của đoạn văn 2 có thể biểu diễn như sau: (1.a) (1.b) (1.c ) (2) Câu chốt GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách quy nạp có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào? HS: Lên bảng thực hiện. GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa. @ Bước 3: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn móc xích. HS: Đọc đoạn văn 3. GV: Trong đoạn văn trên, các câu có mối liên hệ như thế nào với nhau? HS: Trong đoạn văn 3, ý của câu sau được lấy lại một phần đã có ở ý câu trước GV: Em hãy chỉ ra sự lặp lại đó. HS: Trả lời GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên gọi là đoạn văn trình bày theo cách móc xích còn gọi là đoạn móc xích. GV: Vậy, cách trình bày móc xích là cách trình bày như thế nào? HS: Trình bày. GV: Chốt lại ý. HS: Ghi nhớ. GV: Mô hình của đoạn văn 3 có thể biểu diễn như sau: (1) (2) (3) - Mô hình: (1) (2) (n-1) (n) Câu chốt 3. Trình bày đoạn văn theo cách móc xích: - Móc xích là cách sắp xếp ý nọ tiếp ý kia theo lối ý sau móc nối vào ý trước ( qua những từ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trứơc - Ví dụ: Đoạn 3 6 GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách móc xích có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào? HS: Lên bảng thực hiện. GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa. GV: Theo em, đoạn văn trình bày theo cách móc xích có câu chốt hay không? HS: Phát biểu GV: Chốt: Đoạn văn móc xích có thể có hoặc không có câu chốt. - Mô hình: (1) (2) . (n) - Đoạn văn trình bày theo cách móc xích có thể có hoặc không có câu chốt. Tiết 3,4 @ Bước 4: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn song hành HS: Đọc đoạn văn 4 GV: Đoạn văn trên có câu nào mang ý chung, khái quát của toàn đoạn văn không? Có chi tiết nào ở câu trước được lặp lại ở câu tiếp theo không? HS: Trả lời: Đoạn văn tren không có câu nào mang ý chung, khái quát. GV: Chốt: Đoạn văn có cách trình bày như trên gọi là đoạn văn trình bày theo cách song hành còn gọi là đoạn song hành. GV: Vậy, cách trình bày song hành là cách trình bày như thế nào? HS: Trình bày. GV: Chốt lại ý. HS: Ghi nhớ. GV: Cho thêm ví dụ GV: Mô hình của đoạn văn 4 có thể biểu diễn như sau: (1) (2) (3) (4) (5) (6) GV: Ví dụ đoạn văn trình bày theo cách song hành có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào? HS: Lên bảng thực hiện. 4. Trình bày đoạn văn theo cách song hành. - Song hành là cách trình bày đoạn văn sắp xếp các ý ngang nhau, không có hiện tượng ý này bao quát ý kia hoặc ý này móc nối vào ý kia. - Ví dụ: đoạn 4 - Mô hình: (1) (2) . (n) 7 GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa. GV: Theo em, đoạn văn trình bày theo cách song hành có câu chốt hay không? HS: Phát biểu GV: Chốt: Đoạn văn song hành không có câu chốt. @ Bước 5: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn tổng - phân -hợp. HS: Đọc đoạn văn 5 GV: Em hãy cho biết trong đoạn văn đó, có câu nào mang ý chúng, khái quát của đoạn văn hay không? HS: Câu đầu và câu cuối đều là câu mang ý chung, khái quát. GV: Em hãy xét vị trí các câu còn lại so với 2 câu đó. HS: Nhận xét. GV: Nhận xét: Các câu còn lại làm sáng tỏ thêm cho ý của câu đầu và câu cuối đoạn. GV: Kiểu xây dựng đoạn văn trên là sự kết hợp của cách xây dựng đoạn diễn dịch và quy nạp. Đó là đoạn văn tổng - phân - hợp. GV: Vậy, cách trình bày tổng - phân - hợp là cách trình bày như thế nào? HS: Trình bày. GV: Chốt lại ý. HS: Ghi nhớ. GV: Cho thêm ví dụ HS: Phân tích ví dụ. GV: Theo em, đoạn văn trình bày theo cách này câu chốt nằm ở vị trí nào trong đoạn văn? HS: Phát biểu GV: Chốt: Đoạn văn tông - phân - hợp có 2 câu chốt nằm ở đầu và cuối đoạn văn. GV: Mô hình của đoạn văn 5 có thể biểu diễn như sau: (1) Câu chốt 1 - Đoạn song hành không có câu chốt. 5. Trình bày đoạn văn tổng - phân - hợp: - Đoạn văn tổng - phân - hợp là cách trình bày nội dung đoạn văn đi từ ý chung, khái quát rồi đến các ý chi tiết, cụ thể, sau đó tổng hợp thành ý khái quát cao hơn. - Đoạn văn trình bày theo cách này có 2 câu chốt là câu đầu đoạn văn và câu cuối đoạn văn. 8 (2) (3) (4) (5) Câu chốt 2 GV: Ví dụ đoạn văn trình bày tổng - phân - hợp có số lượng là (n) câu thì mô hình cho đoạn văn đó sẽ như thế nào? HS: Lên bảng thực hiện. GV: Cho nhận xét và chỉnh sửa. @ Bước 6: Hướng dẫn lưu ý. GV: Có phải khi trình bày một đoạn văn chúng ta chỉ được pháep dùng một trong các cách trên hay không? HS: Trả lời. GV: Lưu ý. Khi viết đoạn văn có thể kết hợp nhiều cách trình bày nội dung trong cùng một đoạn văn, chứ không nhất thiết là mỗi đoạn văn có một cách trình bày riêng lẽ. - Mô hình (1) Câu chốt 1 (2) (3) . (n-1) (n) Câu chốt 2 @ Lưu ý. Khi viết đoạn văn có thể kết hợp nhiều cách trình bày nội dung trong cùng một đoạn văn, chứ không nhất thiết là mỗi đoạn văn có một cách trình bày riêng lẽ. Tiết 5,6 * Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. Bài tập 1: Nhận diện đoạn văn. Đọc các đoạn văn từ đoạn 6 đến đoạn 16 và cho biết chúng được trình bày theo cách nào? Vẽ mô hình cho các đoạn văn đó. III. Bài tập: Bài tập 1: Nhận diện đoạn văn. Đoạn 6: (1) (2) (3) Câu chốt 1 Câu chốt 2 Đoạn tổng-phân-hợp. Đoạn 7: (1) Câu chốt (2) (3) Đoạn diễn dịch Đoạn 8: (1) (2) (3) (4) Câu chốt Đoạn quy nạp 9 Đoạn 9: (1) (2) (3) (4) Đoạn song hành Đoạn 10: (1) (2) (3) Đoạn móc xích Đoạn 11: (1)Câu chốt (2) (3)…(4) (5) (6) Đoạn diễn dịch Đoạn 12: (1)Câu chốt (2) (3)… (4) Đoạn diễn dịch Đoạn 13: (1) (2) (3) Đoạn móc xích Đoạn 14: (1) (2) (3) (4) Đoạn song hành Đoạn 15: (1) Câu chốt 10 [...]... đoạn văn theo yêu cầu Câu 1, đoạn văn diễn dịch d-a-c-b Câu 2, đoạn văn quy nạp a-c-b-d Câu 3, đoạn văn quy nạp b-c-d-e-a Câu 4, đoạn văn song hành a-b-c-d Bài tập 3: Xây dựng các kiểu đoạn văn theo Bài tập 3+4: các câu cho sẵn HS làm dưới sự hướng dẫn của 1 Cho một số ý sau, hãy viết thành câu và sắp giáo viên xếp chúng trong một đoạn văn Cho biết cách trình bày đoạn văn đó - Chiều mùa đông - Bầu... dục học sinh ở trường PTCS - Viện khoa học giáo dục Việt Nam - Hà Nội 1990 2 Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn- Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm - Nhà xuất bản Giáo dục 1985 3 Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9 - Nhà xuất bản Giáo dục 2005 4 Sách giáo khoa tiếng Việt (chương trình cũ) - Nhà xuất bản Giáo dục 1999 5 Sách giáo khoa Văn học (chương trình cũ) - Nhà xuất bản Giáo dục 1999... khảo những đoạn văn được xây dựng theo các kiểu đã học, chỉ ra đoạn văn đó được xây dựng theo kiểu nào 2.Với chủ đề về mái trường, hãy xây dựng đoạn văn theo các kiểu đã học 3.Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp bình về cái hay trong hai câu thơ: Lá đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu ( Ông đồ - Vũ Đình Liên - ) 4 Vận dụng các kiểu xây dựng đoạn văn đã học, hãy viết một văn bản về chủ... đoạn văn: 2,0đ Câu 2: Học sinh xây dựng đoạn văn đúng - Đúng nội dung - Có câu chủ đề đặt đầu đoạn văn ( Tuỳ theo cách làm bài ghi đến 3 điểm) V KẾT QUẢ NGHIÊN CƯÚ: 1 Kết quả bài kiểm tra cuối chủ đề: TSHS Giỏi Khá Trung Yếu Kém TBTL bình SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 76 23 30.3 33 43.4 17 22.4 3 3.9 0 0 73 96.0 2 Kết quả vận dụng vào việc tạo lập văn bản trong giờ viết bài tập làm văn: 14 - Qua...11 Bài tập 2: Nối các câu để trở thành đoạn văn theo yêu cầu 1 Nối các câu ở Phần II - Câu 1, để thành đoạn văn diễn dịch 2 Nối các câu ở Phần II - Câu 2, để thành đoạn văn quy nạp 3 Nối các câu ở Phần II - Câu 3, để thành đoạn văn quy nạp 4 Nối các câu sau để thành đoạn văn song hành: a Gió nam thổi nhẹ b Hằng hà sa số những vì sao lấp lánh trên trời cao c... lược đồ cho đoạn văn đó b Viết thêm một câu để đoạn văn trở thành đoạn quy nạp Câu 3: ( 3đ) Xây dựng đoạn văn diễn dịch (từ 3 đến 5 câu) với câu chốt sau: Đoạn trích Cảnh ngày xuân là bức tranh mùa xuân đầy màu sắc HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN NGỮVĂN 9 A.TRẮC NGHIỆM: ( 3đ) Học sinh làm đúng mỗi câu ghi 0.5đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C B C D D B TỰ LUẬN: (6đ) Câu 1: a Đoạn văn trình bày theo... mùa đông - Bầu trời u ám - Người đi làm (việc gì đó ) về nhà - Gió rét - Không khí ấm cúng của gia đình 2 Hãy viết một đoạn văn lấy câu sau đây làm câu chốt và trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp a Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta b Học tập là việc cần thiết trong cuộc đời mỗi con người 3 Xây dựng đoạn văn theo kiểu song hành hoặc... nhận thức và kĩ năng của học sinh - Đối với chủ đề Phương pháp dạy học văn trong thực hành viết văn bản thì phải dành thời gian cho học sinh luỵên tập - Kiểm tra khả năng vận dụng chủ đề không chỉ dừng lại khi kết thúc chủ đề mà phải theo dõi cả năm học, khoá học Luôn đánh giá và điều chỉnh sai sót cho học sinh thường xuyên VII ĐỀ NGHỊ: Để dạy học tự chọn bộ môn Ngữ văn trong nhà trường đạt hiệu quả... dung đoạn văn được trình bày đi từ ý chung nhất, khái quát nhất, hàm súc nhất đến các ý chi tiết, cụ thể là kiểu đoạn văn: A Móc xích B Diễn dịch C Quy nạp D Song hành Câu 2: Trong đoạn văn diễn dịch, ngoài câu chốt, các câu còn lại: A Đứng sau câu chốt B Mang ý chi tiết, cụ thể C Cả A và B đúng D Cả A và B sai Câu 3: Trong đoạn văn quy nạp: A Câu chốt đứng đầu đoạn văn B Câu chốt đứng cuối đoạn văn C... chủ đề: - Không cung cấp lý thuyết theo kiểu áp đặt mà phải đảm bảo tìm hiểu lý thuyết theo phương pháp quy nạp (nghĩa là từ thực tế ngôn ngữ để rút ra lý thuyết) - Có thể linh hoạt khi thực hiện chương trình trong từng tiết học nhưng khi thực hiện cả chủ đề thì phải đảm bảo thời gian đúng như chương trình đã chuẩn bị Có như vậy mới không làm ảnh hưởng đến chủ đề khác trong quá trình dạy học - Kết thúc . đoạn văn theo yêu cầu. Câu 1, đoạn văn diễn dịch. d-a-c-b Câu 2, đoạn văn quy nạp. a-c-b-d Câu 3, đoạn văn quy nạp. b-c-d-e-a Câu 4, đoạn văn song hành. a-b-c-d. trong các giờ làm văn. 2. THỜI GIAN: 6 tiết 3. TÀI LIỆU: - Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9. - Các loại sách bài tập tham khảo bộ môn Ngữ văn. - Các bài tập