1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Mùa sốt xuất huyết: Trẻ bụ bẫm càng dễ mắc bệnh

5 828 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 149,05 KB

Nội dung

Theo quy luật, tuổi mắc sốt xuất huyết nhiều nhất là 2 – 9 tuổi. Trước đây, ít gặp trẻ dưới 2 tuổi sốt xuất huyết, nhưng năm 2009 BV Bạch Mai đã tiếp nhận bệnh nhi mắc bệnh mới 45 ngày. Đặc b

Trang 1

Mùa sốt xuất huyết: Trẻ bụ bẫm càng

dễ mắc bệnh Theo quy luật, tuổi mắc sốt xuất huyết nhiều nhất là 2 –

9 tuổi Trước đây, ít gặp trẻ dưới 2 tuổi sốt xuất huyết, nhưng năm 2009 BV Bạch Mai đã tiếp nhận bệnh nhi mắc bệnh mới… 45 ngày Đặc biệt, trẻ càng bụ bẫm, càng dễ mắc bệnh và diễn tiến nặng

Nhiều biểu hiện lạ

Sốt xuất huyết (SXH) năm nay xuất hiện nhiều biểu hiện bệnh lạ như: Xuất huyết ngoài da thì thấy, nhưng không rõ xuất huyết hay ban Khác nữa là có trường hợp xét nghiệm thấy tuýp 1 âm tính, nhưng thực tế là bị SXH tuýp 2 Việc chỉ định thực hiện các xét nghiệm càng cẩn trọng hơn nếu không sẽ bỏ qua bệnh

Dịch SXH trước có một số trường hợp diễn tiến nặng như viêm cơ tim, tràn dịch màng phổi Thường các bác sĩ chỉ định uống thuốc và truyền dịch Nhưng một số ca sau khi truyền dịch thấy bệnh nhân mệt nặng, kiểm tra mới phát hiện thấy bị viêm cơ tim, phải hạn chế truyền và thêm

Trang 2

thuốc trợ tim Điểm khác nữa là bệnh nhân SXH men gan tăng rất cao (khi SXH men gan cao gấp nhiều lần so với bình thường sẽ làm gan bị huỷ hoại)

Nguy hiểm là không thấy để đánh giá mức độ SXH Có trường hợp trẻ sốt 5 ngày không có biểu hiện, bác sĩ cho về, nhưng vài ngày sau khám lại đã thấy xuất huyết bên trong

Ngày thứ 4-6: Rất nguy hiểm

Mắc SXH ngay ngày đầu tiên trẻ đã sốt cao đột ngột 39 –

40 độ C và sốt liên tục từ 2-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau lưng, xương khớp, mỏi người, buồn nôn, một số trẻ bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng Những triệu chứng này chỉ trẻ lớn mới cho biết được, còn trẻ nhỏ thì không thể Từ ngày thứ 3 có thể xuất hiện các chấm xuất huyết, đặc biệt

rõ khi thấy chảy máu chân răng, máu cam, đi ngoài phân đen… Từ ngày thứ 5, có thể xuất hiện triệu chứng phù nề

do thoát huyết tương

Nốt xuất huyết thường nổi dưới da sau 1- 2 ngày sốt,

thường là ban ngoài da (ở đầu, tay, chân…), nếu bác sĩ

khám hoặc tiêm sẽ thấy bị bầm chỗ tiêm chích, thử máu có bạch cầu giảm, gan to, có thể đau bụng không liên quan tới

Trang 3

đi ngoài Từ ngày thứ 4 – 6, sốt có thể hạ, nhưng đó là thời điểm nguy hiểm nhất vì người nhà tưởng giảm sốt, nhưng trẻ sẽ mệt hơn vì bệnh trở nặng Vì vậy, cần theo dõi người bệnh để phát hiện các triệu chứng tiền sốc, bao gồm: Trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã; Trẻ có

những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất

ít, tay – chân lạnh, da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại; Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào, nhưng rất khát… Nếu thấy các triệu chứng tiền sốc như vậy cần đưa trẻ đến bệnh viện

Phụ huynh cần cảnh giác vì đang vào

Trang 4

mùa SXH Ảnh: Chí Cường

Chăm sóc SXH tại nhà

Mùa dịch, các bệnh viện đều quá tải Nếu SXH nhẹ sẽ được điều trị ngoại trú, có hướng dẫn của bác sĩ Nhà cửa cần dọn dẹp sạch và luôn có người túc trực cạnh bệnh nhân (không nên giao con cho một mình người giúp việc vì họ

có thể lơ là trách nhiệm), nếu thấy có dấu hiệu trở nặng như bứt rứt, mệt, tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi… phải đưa đến bệnh viện ngay Khi trẻ sốt cao, cần dùng khăn ướt lau mát, chốc chốc lại cho uống nước cam, chanh, nước oresol Chỉ nên dùng thuốc Paracetamol, Effrangan hạ sốt Tuyệt đối không được dùng kháng sinh, vì chúng không có tác dụng

gì với bệnh SXH, chỉ làm trẻ mệt thêm

Trẻ bị SXH thường mệt, không ăn được nhiều, trẻ lớn còn

bị đau bụng Sau khi uống thuốc, cho trẻ nghỉ ngơi và đi khám lại đúng hẹn Nếu bố mẹ không thấy yên tâm thì nên

đi viện

Mùa mưa sắp tới cả 3 miền, người dân nên phòng ngừa dịch SXH Quan trọng nhất là tránh muỗi, ngăn ngừa bọ gậy bằng cách loại bỏ những nơi nước tù đọng Ở thành

Trang 5

phố không có chum vại, ao chuôm, vũng nước cho bọ gậy phát triển, nhưng bất cứ chỗ nào có nước đọng, dù nhỏ

cũng có thể là nơi muỗi đẻ trứng Nhiều nhà cắm hoa tươi, lười thay nước, cũng thu hút muỗi tới đẻ trứng và bọ gậy phát triển thành nguồn gây bệnh

Khi ngủ phải nằm màn Nên phun thuốc trừ muỗi khi sắp vào mùa SXH Nơi nào có nhiều muỗi nên mặc quần áo dài tay, xoa kem chống muỗi phần da lộ Nhang chống muỗi có thể xua được muỗi, nhưng không tốt cho sức khỏe con

người

Ngày đăng: 24/10/2012, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w