Bài tập lí thuyết về HNO 3 ( Soạn thảo và sưu tầm :giáo viên Lê thị Hồng Liên -Trường THPT Mỹ Đức A) Bài 1.Khi cho kim loại tác dụng với HNO 3 không tạo ra chất nào sau đây? A.NH 4 NO 3 B.N 2 C.NO 2 D.N 2 O 5 Bài 2. HNO 3 không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào sau đây? A.Fe B.Fe(ỌH) 2 C.Fe(OH) 3 D.cả B và C Bài 3.Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dd HNO 3 đặc là: A.Dung dịch không đổi mầu,có khí mầu nâu đỏ thoát ra. B. dung dịch chuyển sang mầu nâu đỏ, có khí mầu xanh thoát ra. C.dung dịch chuyển sang mầu xanh và có khí mầu nâu đỏ thoát ra. D.dung dịch chuyển sang mầu xanh và có khí không màu thoát ra. Bài 4.Phản ứng giữa FeCO 3 và dd HNO 3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không mầu có một phần hoá nâu trong không khí.Hỗn hợp đó gồm : A.CO 2 và NO 2 B.CO và NO C.CO 2 và N 2 D.CO 2 và NO Bài 5.Phản ứng giữa FeCO 3 và dd HNO 3 loãng tạo ra hỗn hợp khí có 30 = M .Hỗn hợp khí gồm: A.CO 2 và NO B.CO 2 và NO 2 C.CO 2 và N 2 D.A,C đúng. Bài 6.Khi cho FeCO 3 tác dụng với HNO 3 đặc nóng được sản phẩm là: A.Fe(NO 3 ) 3 ,CO 2 ,NO 2 ,H 2 O. B.Fe(NO 3 ) 3 ,CO 2 ,H 2 O. C. Fe(NO 3 ) 3 ,CO 2 ,NO,H 2 O. D. Đáp án khác. Bài 7. Khi cho FeS tác dụng với HNO 3 đặc (đủ).Sản phẩm của phản ứng là: A.Fe(NO 3 ) 3 ,SO 2 ,H 2 O B.Fe(NO 3 ) 3 ,NO 2 ,H 2 SO 4 ,H 2 O C.Fe 2 (SO 4 ) 3 ,Fe(NO 3 ) 3 ,NO 2 ,H 2 O. D.Không xác định được. Bài 8.Cho FeS tác dụng với HNO 3 thấy tạo ra khí không mầu nhẹ hơn không khí.Sản phẩm của phản ứng là: A. Fe(NO 3 ) 3 , N 2 , H 2 SO 4 ,H 2 O. B. Fe(NO 3 ) 3 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , N 2 ,H 2 O C. Fe(NO 3 ) 3 , N 2 , SO 2 ,H 2 O D.A và B đúng. Bài 9.Sản phẩm phản ứng khi cho FeS 2 tác dụng với HNO 3 loãng có thể là: A. Fe(NO 3 ) 3 , H 2 SO 4 , N 2 O,H 2 O. B. Fe(NO 3 ) 3 , H 2 SO 4 , NO,H 2 O. C.Fe(NO 3 ) 3 , H 2 SO 4 , NO,H 2 O. D.Tất cả đều đúng. Bài 10.Cho phản ứng: CuS+ HNO 3 + FeS 2 → CuSO 4 + Fe 2 (SO 4 ) 3 +NO +… a.Sản phẩm còn thiếu là: A.H 2 O B.H 2 SO 4 ,H 2 O C.H 2 SO 4 D.Tất cả đều đúng. b.Nếu dùng 0,1 mol CuS thì số mol FeS 2 cần là: A.0,05 mol B.0,15 mol C.0,2 mol D. Đáp án khác. Bài 11.Cho dung dịch HNO 3 loãng vào muối Fe(NO 3 ) 2 quan sát thấy có hiện tượng : A.không có hiện tượng gì. B.có khí không mầu thoát ra. C. dd chuyển sang mầu nâu đỏ và có khí thoát ra. D.tất cả đều sai. Bài 12. Cho Cu tác dụng với dd HNO 3 thu được hỗn hợp khí không mầu có tỉ khối so với hiđrô là 18.Hỗn hợp khí gồm: A.NO;NO 2 B.N 2 ;N 2 O C.NO;N 2 O D.B,C đúng. Bài 13. Cho Zn t/d với dd HNO 3 loãng thu được 2 khí không mầu có tỉ khối so với hiđrô là 18 và 2 khí có số mol bằng nhau .Hai khí đó là: A.N 2 O;N 2 B.N 2 O;NO C.A,B đúng D. đáp án khác. Bài 14. Cho Al tác dụng với dd HNO 3 loãng dư .Lấy sản phẩm cho tác dụng với dd NaOH thấy có khí thoát ra ,khí đó là: A.NO B.H 2 C.NH 3 D.không xác định được. Bài 15. Cho hỗn hợp gồm Fe,Cu t/d với dd HNO 3 đặc nguội .Sau phản ứng lấy phần dd cho tác dụng với NaOH được kết tủa. Lọc kết tủa nung tới khối lượng không đổi được oxit .Công thức oxit là: A.Fe 2 O 3 B.Fe 2 O 3 ;CuO C.CuO D.Tất cả đều đúng. Bài 16. Cho S t/d với dd HNO 3 đặc nóng .Lấy dd sau phản ứng t/d với BaCl 2 dư thấy có hiện tượng : A.không có hiện tượng gì B.có sủi bọt khí thoát ra. C.có kết tủa mầu trắng. D.tất cả đều sai. Bài 17. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp FeS ,FeCO 3 bằng dd HNO 3 đặc,nóng được hỗn hợp khí A (gồm 2 chất) có tỉ khối so với hiđrô là 22,8.Hỗn hợp khí A gồm: A.NO;CO 2 B.CO 2 ;NO 2 C.CO 2 ;SO 2 D.B,C đúng . Bài 18. Cho Fe tác dụng với dd HNO 3 được dd A .Số lượng muối có thể có trong A là : A.1 muối duy nhất. B.2muối C.3 muối D.tất cả đúng. -------------------------------------------------------Hết ------------------------------------------------------ 1 Bài tậpchuyên đê: Áp dụng định luật bảo toàn electron giải các bài toán axitnitric Bài1.Hoà tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe,Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO 3 ,thu được V lit (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO 2 ) và dd Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư).Tỉ khối của X với đối với H 2 bằng 19.Giá trị của V là: A.3,36 B.2,24 C.4,48 D.5,6 (trích đề TSĐH-CĐ-2007-khối A) Bài 2.Nung mg bột sắt trong oxi ,thu được 3g hỗn hợp rắn X.Hoà tan hết hỗn hợp X trong dd HNO 3 dư, thoát ra 0,56lit (ở đktc) NO (là sản phẩm duy nhất).Giá trị của m là: A.2,22 B.2,26 C.2,52 D.2,32 Bài 3.Cho mg nhôm tan hoàn toàn trong dd HNO 3 thì thấy thoát ra 11,2 lit (đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí N 2 ,NO,N 2 O có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1:2. Giá trị m là bao nhiêu? A.2,7 B.16,8 c.3,51 D.35,1 Bài 4.Hoà tan a gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào HNO 3 đặc nguội ,dư thì thu được 0,336 lit NO 2 (ở 0 0 C,2atm).Cũng a g hỗn hợp X nói trên khi hoà tan trong HNO 3 loãng dư ,thì thu được 0,168 lit NO (ở 0 0 C,4atm).Khối lượng hai kim loại Al và Mg trong a gam hỗn hợp X lần lượt là bao nhiêu? A.4,05g và 4,8g B.5,4g và 3,6g C.0,54g và 0,36g D.kết quả khác. Bài 5. Hoà tan hết 12 gam một kim loại chưa rõ hoá trị trong dd HNO 3 thu được 2,24 lit (đktc) một khí duy nhất có đặc tính không mầu ,không mùi ,không cháy.Kim loại đã dùng là: A.Cu B.Pb C.Ni D.Mg Bài 6.Một oxit nitơ (X) chứa 30,43% N về khối lượng .Tỉ khối của X so với không khí là 1,5862.Cần bao nhiêu gam dd HNO 3 40% tác dụng với Cu để điều chế 1 lit khí X (ở 134 0 C,1atm),giả sử phản ứng chỉ giải phóng duy nhất khí X? A.13,4g B.9,45g C.12,3g D.kết quả khác. Bài 7. Hoà tan hoàn toàn a gam Cu trong dd HNO 3 loãng thì thu được 1,12 lit hỗn hợp khí NO và NO 2 (đktc) , có tỉ khối hơi đối với hiđro là 16,6.Giá trị của a là: A.2,38 B.2,08 C.3,9 D.4,16 Bài 8.Hoà tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại chưa rõ hoá trị bằng dd HNO 3 được 5,6 lit (đktc)hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm NO và N 2 .Kim loại đã cho là: A.Fe B.Zn C.Al D.Cu Bài 9.Cho hợp kim A gồm Fe và Cu.Hoà tan hết trong 6g A bằng dd HNO 3 đặc nóng ,thì thấy thoát ra 5,6 lit khí mầu nâu đỏ duy nhất (đktc).Phần trăm khối lượng Cu trong mẫu hợp kim là bao nhiêu? A.53,33 B.46,66% C.70% D.90%. Bài 10.Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam Cu trong dd HNO 3 thấy có thoát ra V lit hỗn hợp khí A gồm NO và NO 2 ở đktc .Biêt tỉ khối của A đối với hiđrô là 19.Ta có V bằng: A.4,48lit B.2,24lit C.0,448lit D.3,36 lit Bài 11 . Hoà tan hết 7,44g hỗn hợp Al và Mg trong thể tích vừa đủ là 500ml dd HNO 3 loãng thu được dd A và 3,136 lit (ở đktc)hỗn hợp hai khí đẳng mol có khối lượng 5,18g,trong đó có một khí bị hoá nâu trong không khí .Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại Mg và Al trong hỗn hợp lần lượt là: A.81,8%;18,2% B.27,42%;72,58% C.18,8%;81,2% D.28,2%;71,8%. Bài 12.Nung x gam Fe trong không khí ,thu được 104,8gam hỗn hợp rắn A gồm :Fe,FeO,Fe 2 O 3 ,Fe 3 O 4 .Hoà tan A trong dd HNO 3 dư thu được dd B và 12,096 lit hỗn hợp khí NO và NO 2 (đktc) có tỉ khối đối với He là 10,167.Khối lượng x là bao nhiêu gam? A.74,8g B.87,4g C.47,8g D.78,4g Bài 13. Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08g hỗn hợp A gồm 4 chất rắn , đó là Fe và 3 oxit của nó .Hoà tan hết lượng hỗn hợp A trên bằng dd HNO 3 loãng thu được 972 ml khí NO duy nhất (đktc).Trị số của X là bao nhiêu? A.0,15 B.0,21 C.0,24 D.0,22 Bài 14.Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3 gam.Cho X vào 1 lit dd A chứa AgNO 3 0,1M và Cu(NO 3 ) 2 0,2M.Sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn B (hoàn toàn không phản ứng với dd HCl) và dd C(hoàn toàn không có mầu xanh của Cu 2+ ).Khối lượng chất rắn B và %Al trong hỗn hợp X là như thế nào? A.23,6g ;%Al=32,53 B.24,8g ;%Al=31,18 C.25,7g ;%Al=33,14% D.24,6g ;%Al=32,18% Bài 15.Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu vàodd HNO 3 loãng.Tất cả khí NO thu được đem oxi hoá thành NO 2 rồi sục vào nước có dòng khí O 2 để chuyển hết thành HNO 3 .Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là: A,2,24 lit B.4,48 lit C.3,36 lit D.6,72 lit -------------------------------Hết--------------------------------- 2 3 . luật bảo toàn electron giải các bài toán axit nitric Bài1.Hoà tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe,Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO 3 ,thu được V lit (ở đktc) hỗn. V lit (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO 2 ) và dd Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư).Tỉ khối của X với đối với H 2 bằng 19.Giá trị của V là: A.3,36 B.2,24