ĐỀ 14 Phần I : ( 7 điểm ) Chuyện người con gái Nam Xương mang đậm nét sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ và đã trở thành một “kỳ bút” đầy tính nhân văn và đặc sắc Việt Nam. Bằng sự hiểu biết về tác phẩm này, anh ( chị ) hãy : 1. Chỉ ra những chi tiết sáng tạo của tác giả trong tác phẩm ? 2. phần cuối của tác phẩm ( kể về cuộc sống nơi cung nước và sự trở về trong chốc lát của Vũ Nương )không chỉ thể hiện tính chất truyền kỳ của truyện mà còn chứa đựng giá trị nghệ thuật, nội dung sâu sắc. Trình bày những suy nghĩ của mình về nội dung trên trong một đoạn văn dài từ 12 đến 15 câu ( kiểu tổng- phân - hợp, trong đó có sử dụng câu cảm và câu phủ định, gạch chân chúng ) Phần II ( 3đ ) Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính 1. Hãy cho biết tên, năm sáng tác và tác giả của bài thơ có những câu thơ trên ? 2. Từ “ mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em cảm xúc gì về tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp ? ĐÁP ÁN ĐỀ 14 Phần I : ( 7 điểm ) Chuyện người con gái Nam Xương mang đậm nét sáng tạo tài hoa của Nguyễn Dữ và đã trở thành một “kỳ bút” đầy tính nhân văn và đặc sắc Việt Nam. 1. Những chi tiết sáng tạo của tác giả trong tác phẩm : - Sáng tạo độc đáo từ truyện dân gian trong việc cấu tạo, tô đậm những tình tiết giàu ý nghĩa khiến tác phẩm giàu kịch tính vô cùng hấp dẫn. + Dựa trên cốt truyện có sẵn, tác giả, thêm một số chi tiết để khắc hoạ sắc nét tính cách nhân vật như việc Trương Sinh “đem trăm lạng vàng” cưới Vũ Nương để cuộc hôn nhân đâm màu sắc mua bán + Tô đậm một số tình tiết chính giàu ý nghĩa: lời nói của bé Đản là cái cớ để Trương Sinh ghen được đưa ra, thông tin ngày một gay cấn khiến truyện đầy kịch tính - Sáng tạo trong việc kết yếu hợp yếu tố kỳ ảo với những tình tiết hiện thực làm cho thế giới kỳ ảo lung linh, mơ hồ trở nên gần với cuộc đời thực hơn, làm tăng độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng. - Dựng đoạn đối thoại để khắc hoạ quá trình tâm lý, tính cách nhân vật làm nên sự khác biệt giữa tác phẩm thành văn với truyện cổ tích dân gian 2. Phần cuối của tác phẩm ( kể về cuộc sống nơi cung nước và sự trở về trong chốc lát của Vũ Nương ) không chỉ thể hiện tính chất truyền kỳ của truyện mà còn chứa đựng giá trị nghệ thuật, nội dung sâu sắc: Trình bày những suy nghĩ của mình về nội dung trên trong một đoạn văn dài từ 12 đến 15 câu ( kiểu tổng- phân - hợp, trong đó có sử dụng câu cảm và câu phủ định, gạch chân chúng ) * Đây là câuhỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt : - Kiến thức cơ bản, cụ thể của tác phẩm, về một đoạn thơ đặc sắc - Kỹ năng cảm thụ, diễn đạt và và dựng đoạn văn - Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp : câu cảm và câu phủ định, - Xác định kiến thức cơ bản của câuhỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ từ 12 đến 15 câu + Nội dung khái quát của đoạn thơ : Phần cuối của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương không chỉ thể hiện tính chất truyền kỳ của truyện mà còn chứa đựng giá trị nghệ thuật, nội dung sâu sắc. + Các ý cần có : • Tóm tắt : cuộc sống nơi cung nước và sự trở về dương gian trong chốc lát của Vũ Nương rực rỡ, uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng ngắn ngủi, long loáng rồi mờ dần là những yếu tố kỳ ảo đặc sắc của tác phẩm. • Hình ảnh Vũ Nương trở về chỉ là một thứ ảo ảnh, chỉ đủ an ủi cho người bạc phận khi đã được trả lại danh dự, phẩm tiết. • Hình ảnh rực rỡ trong chốc lát ấy làm tăng thêm tính bi kịch cho số phận nhân vật : sương khói kỳ ảo tan đi chỉ còn lại sự thực cay đắng : Vũ Nương, người phụ nữ đức hạnh, khao khát hạnh phúc gia đình không được ở lại trần gian; trên bờ chồng và con vẫn đứng đấy trong sự trống vắng và đau đớn vì hối hận. • Chi tiết này cũng thể hiện rõ nhãn quan hiện thực của sâu sắc của Nguyễn Dữ : Hạnh phúc không có trong ảo ảnh hay ở thế giới bên kia, hạnh phúc chỉ có thật ở trần gian và con người phải biết giữ gìn, vun đắp và trân trọng thì mới có được. - Mỗi ý trên triển khai thành 3 câu - Tạo câu theo yêu cầu về ngữ pháp : + Câu cảm : thể hiện nỗi xót thương cho thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến + Câu phủ định : Hạnh phúc không có trong ảo ảnh hay ở thế giới bên kia . - Kết nối các câu thành đoạn và tiến hành sửa chữa dể hoàn chỉnh đoạn văn. Phần II ( 3đ ) Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính 1. Tên tác phẩm, năm sáng tác và tác giả của bài thơ có những câu thơ trên : - Những câu thơ trên trích trong bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu . - Bài thơ được sáng tác năm 1948 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. 2. Từ “ mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã gợi cho em niềm xúc động sâu sắc và vô cùng trân trọng, tình cảm của anh bộ đội vốn xuất thân từ nông dân trong kháng chiến chống Pháp : - Đây là đoạn thơ khá hay của tác phảm thể hiện sâu sắc sự đồng cảm của tình đồng chỉ ở những người lính cách mạng. - Những hình ảnh ruộng nương, giếng nước, gốc đa gợi khung cảnh làng quê thân thuộc và nỗi nhớ da diết, sâu nặng của người lính - Từ “ mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng với hình ảnh làng quê quen thuộc đã thể hiện được thái độ , tư thế lên đường rứt khoát mạnh mẽ của đáng “trượng phu ” trong người lính cách mạng. Những người lính nông dân không hề vô tình mà gắn bó sâu nặng với làng quê thân thương của mình nhưng cũng vì tình yêu sâu nặng ấy mà họ sẵn sàng bỏ lại sau lưng bao nỗi niềm lưu luyến nhớ thương để lên đường chiến đấu bảo vệ làng quê yêu dấu. - Qua những hình ảnh thơ và từ ngữ giản dị Chính Hữu vừa diễn tả được tình cảm sâu nặng dành cho làng quê vừa thể hiện được ý chí lên đường chiến đấu không gì lay chuyển nổi của những người lính nông đân. . thương cho thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến + Câu phủ định : Hạnh phúc không có trong ảo ảnh hay ở thế giới bên kia . - Kết nối. những suy nghĩ của mình về nội dung trên trong một đoạn văn dài từ 12 đến 15 câu ( kiểu tổng- phân - hợp, trong đó có sử dụng câu cảm và câu phủ định,