1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý trường phổ thông liên cấp trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam

222 96 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 4,23 MB

Nội dung

Trong kế hoạch hành động Bộ giáo dục cũng đã cụ thể hóa các nội dungtriển khai xã hội hóa: hoàn thiện chính sách xã hội hóa giáo dục; chính sách bảođảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của

Trang 1

-˜˜˜ -LÊ MAI LAN

QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở

VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 91 40 114

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

2 PGS.TS Lê Thanh Bình

Trang 2

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnghiên cứu và số liệu trình bày trong luận án này chưa từng được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Mai Lan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị

Mỹ Lộc và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thanh Bình, cùng tập thể các Thầy, Cô

giáo Học viện Quản lý Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo về sự quan tâm, tậntình giúp đỡ, chỉ bảo, góp ý về những ý tưởng khoa học và những nhận xét rấtquý báu đối với tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thànhLuận án này

Tôi vô cùng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các Chuyên gia, các Nhàquản lý giáo dục ở các sở Giáo dục và Đào tạo, các trường Trung học phổ thông

về sự đóng góp của họ cho sự thành công của Luận án này

Tôi muốn tỏ lời cảm ơn chân thành đối với những người thân trong giađình, bạn bè, đồng nghiệp về sự giúp đỡ, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện, cũng như sựđộng viên, khích lệ để tôi có thể hoàn thành Luận án

Hà nội, ngày tháng năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Mai Lan

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 4

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4 Câu hỏi nghiên cứu 4

5 Giả thuyết nghiên cứu 4

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

7 Phạm vi nghiên cứu 5

8 Luận điểm bảo vệ 5

9 Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án 6

10 Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu 7

11 Cấu trúc luận án 9

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 10

1.1 Tổng quan các nghiên cứu 10

1.1.1 Các nghiên cứu ở trong nước về nhà trường, quản lý nhà trường 10

1.1.2 Các nghiên cứu quốc tế về nhà trường, mô hình nhà trường 14

1.1.3 Các nghiên cứu về quản lý trường phổ thông ngoài công lập như một phương thức triển khai xã hội hóa sự nghiệp giáo dục 19

1.2 Những vấn đề lý luận về nhà trường phổ thông và trường phổ thông liên cấp trong doanh nghiệp tư nhân 22

1.2.1 Khái niệm Nhà trường phổ thông, trường phổ thông liên cấp, đặc điểm trường phổ thông Việt Nam 22

1.2.2 Trường phổ thông liên cấp trong doanh nghiệp tư nhân 29

1.3 Những vấn đề lý luận quản lý trường phổ thông liên cấp trong doanh nghiệp tư nhân 36

1.3.1 Khái niệm Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 36

1.3.2 Quản lý trường PTLC trong doanh nghiệp tư nhân 41

1.3.3 Nội dung quản lý trường PTLC trong các doanh nghiệp tư nhân 47

Trang 6

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý mô hình trường PTLC trong các

doanh nghiệp tư nhân 53

Kết luận chương 1 58

Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT NAM 59

2.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý trường phổ thông, trường phổ thông tư thục trong nền kinh tế thị trường 59

2.1.1 Tổng quan chung 59

2.1.2 Các kinh nghiệm từ Mỹ 63

2.1.3 Úc 65

2.1.4 Anh 66

2.1.5 Nhật Bản 67

2.1.6 Đức 68

2.1.7 Phần Lan 68

2.1.8 Nga 68

2.2 Giới thiệu tổ chức khảo sát 69

2.2.1 Mục đích khảo sát 69

2.2.2 Nội dung khảo sát 69

2.2.3 Phương pháp tổ chức khảo sát 69

2.2.4 Chọn đối tượng khảo sát 70

2.2.5 Tổ chức hoạt động khảo sát và phỏng vấn 70

2.3 Khái quát về các các doanh nghiệp tư nhân có trường PTLC và trường hợp Trường Phổ thông Liên cấp Vinschool 70

2.3.1 So sánh 3 trường PTLC Olympia, Đoàn thị Điểm Greenfield và Nguyễn Siêu 71

2.3.2 Nghiên cứu trường hợp Hệ thống giáo dục phổ thông liên cấp Vinschool 76

2.4 Thực trạng quản lý trường PTLC Vinschool trong doanh nghiệp tư nhân 101

2.4.1 Kết quả khảo sát về các chỉ số 101

2.4.2 Thực trạng về các hoạt động lãnh đạo, quản lý ảnh hưởng đến phát triển nhà trường PTLC ở Việt Nam 102

Kết luận chương 2 116

Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG LIÊN CẤP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 118

3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 118

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 118

Trang 7

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 118

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả 119

3.2 Giải pháp quản lý trường phổ thông liên cấp trong các doanh nghiệp tư nhân 120

3.2.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện các văn bản chỉ đạo về chủ trương, cơ chế chính sách xây dựng phát triển Trường Phổ thông liên cấp trong các doanh nghiệp tư nhân theo quan điểm phi lợi nhuận 120

3.2.2 Giải pháp 2: Đổi mới tư duy và phương thức quản lý nhà trường theo hướng phân cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện có hiệu quả, phát huy lợi thế của cơ sở giáo dục trong các doanh nghiệp tư nhân .121

3.2.3 Giải pháp 3: Lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh, kết hợp với quan điểm quản trị và giá trị văn hóa của doanh nghiệp 124

3.2.4 Giải pháp 4: Đổi mới nội dung, phương pháp tác động vào các chủ thể của quá trình quản lý trường PTLC hướng tới đáp ứng chuẩn đào ra của doanh nghiệp và hội nhập quốc tế 131

3.2.5 Giải pháp 5: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng giáo dục toàn diện trường Phổ thông liên cấp 142

3.2.6 Giải pháp 6: Nâng cao nhận thức về huy động cộng đồng tham gia quản lý giáo dục phổ thông 146

3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp 149

3.3.1 Mục đích 151

3.3.2 Nội dung, phương pháp và kết quả khảo nghiệm 151

3.4 Thử nghiệm một số giải pháp đã đề xuất triển khai 159

3.4.1 Mục đích thử nghiệm 159

3.4.2 Nội dung thử nghiệm 159

3.4.3 Kết quả thực nghiệm 189

Kết luận chương 3 190

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 191

1 Kết luận 191

2 Khuyến nghị 191

TÀI LIỆU THAM KHẢO 193

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 199 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thực trạng về mục tiêu, sứ mạng và tầm nhìn nhà trường 103

Bảng 2.2: Thực trạng về quản lý chương trình, chương trình giáo dục 104

Bảng 2.3: Thực trạng về phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục 105

Bảng 2.4: Thực trạng về môi trường giáo dục 106

Bảng 2.5: Thực trạng về kết quả GD và đánh giá kết quả giáo dục 108

Bảng 2.6: Thực trạng xây dựng bộ máy tổ chức và cơ chế hoạt động, đội ngũ giáo viên và học sinh 109

Bảng 2.7: Thực trạng về quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học 111

Bảng 3.1: Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất quản lý trường phổ thông liên cấp trong các doanh nghiệp tư nhân 152

Bảng 3.2: Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp đề xuất quản lý trường phổ thông liên cấp trong các doanh nghiệp tư nhân 154

Bảng 3.3: Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 156

Trang 11

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1: Mô hình quản lý dựa trên nhà trường và theo mục tiêu giáo

dục toàn diện 43

Hình 1.2: Mô hình quản lý dựa trên nhà trường và theo mục tiêu giáo dục toàn diện 45

Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý trường phổ thông liên cấp .150

Biểu đồ 3.1: Đánh giá về mức đồ cấp thiết của các giải pháp đề xuất 153

Biểu đồ 3.2: Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất 155

Biểu đồ 3.3: Tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý 158

Sơ đồ 3.2: Quy trình quản lý việc thực hiện chương trình dạy học 164

Sơ đồ 3.3: Quy trình tự quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên 174

Sơ đồ 3.4: Quy trình tự quản lý hoạt động học tập của học sinh 179

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của mỗi

cá nhân và xã hội loài người Như vậy giáo dục tồn tại cùng với sự tồn tại của xãhội loài người, là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển

Giáo dục bắt nguồn từ đời sống xã hội, có bản chất xã hội và không thểtách rời đời sống xã hội Giáo dục từ lâu đã trở thành một nhu cầu không thểthiếu được của xã hội loài người, là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nóquyết định tương lai của mỗi người, của đất nước và làm thức tỉnh tiềm năngsáng tạo trong mỗi người Giáo dục còn là điều kiện tiên quyết để thực hiện nhânquyền, dân chủ, hợp tác, trí tuệ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, là chìa khóa dẫntới một cuộc sống tốt đẹp hơn, một thế giới hòa hợp hơn Do đó, giáo dục phải là

sự nghiệp của toàn dân Chỉ có sự tham gia của toàn xã hội làm công tác giáodục thì mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả cao Haynói một cách khác cần làm tốt công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục thì mớihuy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân cùng tham gia làm giáo dụcnhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về chất và lượng của giáo dục

Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu,tuy nhiên trong thực tế, giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém bất cập

cả về quy mô, cơ cấu, cả về chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầuđổi mới của đất nước, do đó phải đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo [14].Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ

“Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền vănhoá và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triểnkhoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu

tư cho phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầuphát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá,

xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điềukiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” Muốn đổi mới được giáo dục vàlàm cho giáo dục đáp ứng được nhu cầu của người học, của xã hội ta cần phải

Trang 13

huy động sức mạnh tổng hợp của Nhà nước, của nhân dân trên mọi lĩnh vực.Phải làm sao cho giáo dục trở thành nhu cầu không thể thiếu của nhân dân, cótác động và ảnh hưởng trực tiếp đến đất nước, đến đời sống, lao động sản xuấtcủa mỗi con người trong xã hội.

Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Bộ Giáo dục và Đàotạo đã xây dựng kế hoạch triển khai và chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giámsát, đánh giá việc thực hiện nghị quyết Việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục vàđào tạo là một trong những nhiệm vụ trong kế hoạch hành động của Bộ GD-ĐTnhằm thực hiện đổi mới căn bản toàn diện, phát triển và nâng cao chất lượng các

cơ sở giáo dục ngoài công lập là một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổimới Trong kế hoạch hành động Bộ giáo dục cũng đã cụ thể hóa các nội dungtriển khai xã hội hóa: hoàn thiện chính sách xã hội hóa giáo dục; chính sách bảođảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của người học và nhà giáo trong các cơ sởgiáo dục công lập và ngoài công lập; Ban hành cơ chế để các cơ sở giáo dục vàđào tạo được chủ động hợp tác, liên kết với các cá nhân, đơn vị có uy tín trong

và ngoài nước huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục và đàotạo; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng

cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và giáodục đại học; xây dựng chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng,xây dựng một phần hoặc toàn bộ công trình phục vụ cho giáo dục hoặc sử dụngquỹ nhà, cơ sở hạ tầng hiện có để cho cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập thuê

có thời hạn;[1] Trong quá trình thực hiện này, cần huy động sự đóng góp sức lực,trí tuệ của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục để giáo dục phát triển mạnh

mẽ đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và tiến tới xây dựng xã hội học tập.Trong hoàn cảnh như vậy, mọi người, mọi nhà, mọi ngành đều phải có tráchnhiệm quan tâm, chăm lo cho giáo dục, chứ không thể trông chờ hoàn toàn dựavào Nhà nước hoặc khoán trắng cho ngành giáo dục

Mặc dù Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho giáo dục song cũng chưa thểđáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục như hiện nay Điều 12của Luật Giáo dục năm 2005 có quy định: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội

Trang 14

học tập là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân Nhà nước giữ vai trò chủ đạotrong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hoá các loại hìnhtrường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện đểcác tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục Mọi tổ chức, giađình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhàtrường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,

an toàn” [6]

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vớinhững đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, về chương trình đào tạo, đội ngũ vớinguồn vốn được đầu tư tập trung bài bản và toàn diện đã hình thành một hệthống các trường phổ thông do các doanh nghiệp thực hiện quản lý và triển khai

đã và đang khẳng định thương hiệu và chất lượng của mình, với những tiêu chí

và chuẩn chất lượng ngang tầm khu vực và thế giới Như vậy, xã hội hoá giáodục ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của nó và ngày càng được chứng minhnhư một giải pháp thực sự có hiệu quả cao trong việc phát triển sự nghiệp giáodục và đào tạo

Nghiên cứu vấn đề quản lý trường phổ thông ngoài công lập, trước hếtphải hiểu đầy đủ xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là một đòi hỏi khách quan (mangtính tất yếu) của bản thân sự phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa; là quá trình đổi mới phương thức tổ chức hoạt độngtrong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nhằm tạo ra động lực mới và mở ra khả năngkhai thác triệt để các nguồn lực to lớn của xã hội, đẩy mạnh sự phát triển củagiáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mở cửa và hộinhập quốc tế

Nhìn nhận giáo dục là một loại hình dịch vụ sẽ giúp nhà nước, các cánhân,các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp có điều chỉnh phù hợp hơn với sựnghiệp giáo dục, với các thiết chế giáo dục cụ thể

Đề tài này mong muốn làm rõ quản lý trường phổ thông theo mô hình liêncấp trong doanh nghiệp tư nhân cả về lý luận và thực tiễn

Trong công cuộc xã hội hóa sự nghiệp giáo dục của nước ta, những thậpniên gần đây, sự đóng góp của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp tưnhân vào sự nghiệp giáo dục là rất lớn, có những doanh nghiệp đã có chiến lược

Trang 15

lâu dài định hình một mô hình giáo dục Việt Nam chất lượng đẳng cấp quốc tếnhư Vingroup, Vinaconex, FPT…

Nghiên cứu mô hình trường phổ thông liên cấp trong các doanh nghiệp,một thực tiễn sinh động của công cuộc xã hội hóa sự nghiệp giáo dục nhằm nângcao chất lượng, hướng tới đạt chuẩn quốc tế trong giáo dục phổ thông là cầnthiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển giáo dục của Việt Nam

Chính vì vậy, luận án lựa chọn đề tài “Quản lý trường phổ thông liên cấp

trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam.”

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý trường phổ thôngliên cấp trong doanh nghiệp tư nhân để từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhằmgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tiến tới hội nhập quốc tế

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Trường phổ thông liên cấp trong doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý trường phổ thông liên cấp trong doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam

4 Câu hỏi nghiên cứu

Trường phổ thông liên cấp trong doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam có vaitrò như thế nào trong quá trình xã hội hóa phát triển giáo dục phổ thông? Giảipháp nào phát huy những vai trò đó để loại hình trường này phát triển vững chắc,đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội và đem lại chất lượng toàn diện, đẳng cấpquốc tế cao cho giáo dục phổ thông Việt Nam?

5 Giả thuyết nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp quản lí trường PTLC trong các doanh nghiệp tưnhân ở Việt Nam đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, hội nhập quốc tế cần dựatrên cơ sở lý luận giáo dục và quản lí giáo dục hiện đại, xác định các thành tố cấutrúc của quan điểm quản lí chất lượng tổng thể theo mục tiêu giáo dục toàn diện,dựa trên nhà trường và vận dụng tư tưởng kinh tế giáo dục của chủ nghĩa Mác:giáo dục là một loại lao động phục vụ (hoặc dịch vụ), việc đầu tư phát triển giáodục (mở trường học) trong nền kinh tế thị trường về bản chất kinh tế không khácvới việc đầu tư vào các ngành sản xuất khác Quan điểm quản lí này sẽ bảo đảm

Trang 16

sự tác động và thực thi phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với mục tiêu,đặc điểm của các trường PTLC trong các doanh nghiệp tư nhân, góp phần thựchiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của hệthống giáo dục ở nước ta nói chung và hệ thống các trường PTLC trong cácdoanh nghiệp tư nhân của Việt Nam nói riêng.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý trường phổ thông liên cấp trongdoanh nghiệp tư nhân

6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý trường phổ thông liên cấp trongdoanh nghiệp tư nhân- nghiên cứu trường hợp (case study) hệ thống giáo dụcphổ thông Vinschool

6.3 Đề xuất giải pháp thực hiện quản lý trường phổ thông liên cấp trongdoanh nghiệp tư nhân hướng tới mục tiêu chất lượng toàn diện, phù hợp với sựphát triển của xã hội và đạt chuẩn quốc tế

7 Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu trường hợp trường phổ thông theo mô hìnhliên cấp của hệ thống giáo dục Vinschool, thuộc tập đoàn Vingroup Thời gian từ2015-2018

8 Luận điểm bảo vệ

8.1.Trường phổ thông trong các doanh nghiệp tư nhân, do doanh nghiệpđầu tư và quản lý phát triển là một phương thức xã hội hóa sự nghiệp giáo dụcphổ thông quan trọng không chỉ giải quyết trước mắt trong điều kiện nhà nướcchưa đủ khả năng thu nhận hết trẻ trong độ tuổi, chưa đủ nguồn lực để đầu tưphát triển theo mô hình chất lượng khác biệt, đẳng cấp quốc tế

Doanh nghiệp mạnh là tổ chức tiềm năng, là thành phần quan trọng trongquá trình thực hiện xã hội hóa sự nghiệp giáo dục của Việt Nam, từ đầu tư nguồnlực phát triển nhà trường, đến thực hiện định hướng nghề nghiệp, giải quyết đầu

ra, việc làm cho thế hệ trẻ Nếu nhận rõ và chính thức hóa vai trò quan trọng nàycủa các doanh nghiệp thông qua và bằng các chính sách của nhà nước, khuyếnkhích doanh nghiệp chăm lo sự nghiệp giáo dục, nâng cao trách nhiệm củadoanh nghiệp đối với giáo dục nguồn nhân lực của đất nước thì chủ trương xãhội hóa hoạt động giáo dục sẽ phát huy được hiệu quả và phát triển bền vững,

Trang 17

góp phần giảm thiểu gánh nặng về nhu cầu đầu tư ngày càng lớn cho giáo dụccủa nhà nước Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước vềgiáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ, có sự cam kết đảm bảo chất lượng giáodục của các nhà trường trong doanh nghiệp Vì vậy cần có những giải phápquản lý các trường trong các doanh nghiệp phổ thông, nghiên cứu quản lýtrường phổ thông do các doanh nghiệp đầu tư nhằm có cơ sở vững chắc đểnhân rộng và làm tốt mô hình này để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dụcnhằm thúc đẩy quá trình xã hội hoá giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượnggiáo dục và hội nhập quốc tế.

8.2 Trường phổ thông liên cấp (bao gồm Tiểu học, trung học cơ sở vàtrung học phổ thông) là một trường có nhiều ưu việt: a/ Bảo đảm tính hệ thốngnhất quán xuyên suốt trong tác động giáo dục và dạy học đến học sinh b/Đápứng nhu cầu tiện lợi, an tâm cho phụ huynh, học sinh c/ Đem lại sự phát triểncho cộng đồng, xã hội

8.3 Cần có các giải pháp quản lí phù hợp, khả thi từ cấp độ cính sách vĩ

mô đến quy trình điều hành tác nghiệp cấp vi mô trong nhà trường để bảo đảmyêu cầu giáo dục toàn diện, hội nhập quốc tế của các trường PTLC trong cácdoanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam

9 Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án

9.1 Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận xây dựng khung

lý thuyết nghiên cứu về quản lý mô hình trường phổ thông liên cấp thuộc cácdoanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam

9.2 Phân tích đánh giá được thực trạng quản lý trường phổ thông liên cấpthuộc doanh nghiệp tư nhân, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cản trở,thực trạng các nội dung quản lý và sự phát triển của hệ thống trường PTLC thuộcdoanh nghiệp tư nhân

9.3 Đề xuất giải pháp và khuyến nghị quản lý hệ thống trường PTLCthuộc các doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay Cácgiải pháp có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với quản lý của hệ thống trường PTLCthuộc các doanh nghiệp tư nhân, bổ sung vào lý luận quản lý giáo dục những vấn

đề về quản lý trường PT trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt nam

Trang 18

10 Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu

10.1 Phương pháp luận

-Tiếp cận lịch sử: Dựa trên lịch sử quản lý nhà trường phổ thông VN

và bối cảnh phát triển nhà trường phổ thông trong nền kinh tế thị trường cóđịnh hướng XNCN

- Tiếp cận mục tiêu: Quản lý hướng tới đích cần đạt của hệ thống giáodục VN

-Tiếp cận hệ thống: xem xét các nội dung nghiên cứu quản lý mô hìnhtrường PTLC thuộc các doanh nghiệp tư nhân như một bộ phận trong hệ thốngGDPT VN

10.2 Phương pháp nghiên cứu:

10.2.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận

Bằng nghiên cứu luật pháp, đường lối chính sách và cơ chế quản lý giáodục của Đảng và Nhà nước, phân tích, tổng hợp, so sánh các công trình khoa học(trong và ngoài nước) về quản lý nhà trường phổ thông Phương pháp này được

sử dụng nhằm chuẩn hoá các khái niệm hoặc thuật ngữ; chỉ ra các cơ sở lýthuyết, thực hiện các phán đoán, trình bày các suy luận để chỉ ra bản chất của sựvật, hiện tượng và quy luật vận hành của các vấn đề liên quan đến tổ chức vàquản lý nhà trường hiệu quả Phương pháp nghiên cứu lý luận cho phép chỉ ranhững cơ sở lý luận cơ bản về tổ chức và quản lý nhà trường hiệu quả dưới góc

độ mối quan hệ biện chứng giữa phát triển giáo dục và phát triển KT-XH củacộng đồng dân cư tại Việt Nam

10.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp quan sát

Phương pháp này được thể hiện bằng việc người nghiên cứu tiếp cận vàxem xét hoạt động quản lý của các nhà quản lý tại trường của họ Mục đíchchính của việc sử dụng phương pháp này là tìm hiểu về thực trạng công tácquản lý nhà trường Mặt khác, nhờ phương pháp này, người nghiên cứu có thểkhẳng định kết quả định tính của việc kiểm chứng các giải pháp quản lý domình đề xuất

Trang 19

*Phương pháp điều tra.

Bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra theo những nguyên tắc vànội dung chủ định của người nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng vớimục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm minh chứng được thực trạng QLtrường PTLC thuộc các doanh nghiệp tư nhân qua nghiên cứu trường hợp trườngPTLC Vinschool

Thử nghiệm dài hạn: được tiến hành bằng việc tổ chức thực hiện đồng bộmột loạt các tác động QL tới đối tượng QL trong một thời gian dài và theo dõidiễn biến của đối tượng để rút ra kết luận cần thiết

*Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Bằng việc kết hợp lý luận với thực tiễn, đem lý luận phân tích thực tiễn, từphân tích thực tiễn mà rút ra lý luận; phương pháp này được sử dụng với mụcđích chủ yếu là đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp QL đã đề xuất nhờvào kinh nghiệm QL của đội ngũ các nhà quản lý

*Phương pháp chuyên gia

Bằng việc tổ chức các hội thảo với các chuyên gia (các CBQL đươngnhiệm, lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể và các giáo viên có kinh nghiệm) ở trườngphổ thông liên cấp; phương pháp này được sử dụng với mục đích xin ý kiến củachuyên gia đánh giá về các giải pháp quản lý nhà trường mà họ đang sử dụng,các giải pháp QL mà luận án đề xuất và dùng để tìm được các kết luận thoả đángtrong việc đánh giá những tiêu chí định tính về công tác QL Phương pháp nàycòn giúp cho người nghiên cứu tìm hiểu mức độ tán thành của chuyên gia về cácgiải pháp dự kiến đề xuất và mức độ vận dụng các giải pháp QL đó tại trườngcủa họ Mặt khác, phương pháp này dùng để xem xét tính hợp lý và khả thi củacác giải pháp QL được đề xuất sau khi hoàn chỉnh các giải pháp dự kiến

Trang 20

*Phương pháp xử lý số liệu.

Bằng việc sử dụng một số thuật toán thống kê toán học áp dụng trongnghiên cứu giáo dục; phương pháp này được sử dụng với mục đích xử lý các kếtquả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậycủa việc phương pháp điều tra

Trang 21

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

LIÊN CẤP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

1.1 Tổng quan các nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu ở trong nước về nhà trường, quản lý nhà trường

Phải nói rằng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Namtrong suốt chặng đường xây dựng và phát triển nền giáo dục xã hội chủ nghĩatrên 60 năm qua, đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung

và chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nói riêng Các nghiên cứu đó đềuđưa ra quan điểm và giải pháp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dụctrong các nhà trường Phổ thông theo các hướng:

- Hoàn thiện và tăng cường hiệu lực của luật pháp, chính sách, quy chế, cơchế giáo dục và quản lý giáo dục

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, giáo viên trong việc đổi mớiphương pháp giáo dục và dạy học

- Tăng cường CSVC&TBDH theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá

- Xây dựng mối quan hệ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình

lý giáo dục của Nguyễn Ngọc Quang, 1989 [34] Giáo dục học đại cương củaNguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê, 1999 [37] và Tuyển tập Giáo dục học -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của cố giáo sư Hà Thế Ngữ, 2001[52]

Trang 22

- Ngoài các công trình trên, khi bàn luận về hiệu quả giáo dục và hiệu quảquản lý giáo dục đã có một số bài báo khoa học như:

+ Chất lượng và hiệu quả giáo dục của Lê Đức Phúc, 1997 [62],

+ Bàn về chất lượng và hiệu quả giáo dục của Nguyễn Công Giáp, 1998[28],

+ Gần đây, năm 2003, tác giả Nguyễn Văn Châu đã có Luận án tiến sĩchuyên ngành Lịch sử sư phạm học với đề tài: “Giải pháp tăng cường hiệuquả quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông”.Tại luận án này tác giả đã đề cập tới khái niệm hiệu quả quản lý, đưa ra một

số quan điểm và phương thức đánh giá hiệu quả quản lý dạy học của hiệutrưởng trường phổ thông [14]

Cùng với công tác dạy và học ở các cơ sở giáo dục, nghiên cứu các môhình giáo dục, hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục (ĐGCLGD) cũng đượccác nhà nghiên cứu, các nhà QLGD quan tâm Mục đích chính của ĐGCLGD làcải tiến chất lượng giáo dục, là công cụ giám sát quá trình dạy học, từ đó đưa racác quyết sách về quản lý, dự báo kết quả dạy học để không ngừng nâng cao chấtlượng giáo dục ĐGCLGD có nhiều nội dung khác nhau, trong đó có đánh giácác yếu tố điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và đánh giá chất lượng sảnphẩm giáo dục

Hoạt động đánh giá của nhiều nước trên thế giới thường tập trung vàođánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh và thường áp dụng cho các lớp

ở cuối các cấp học trong phạm vi cả nước theo các chuẩn mực quy định Cáchoạt động đánh giá này rất phổ biến ở các nước Bắc Mỹ, Châu Âu, Australia.Nhiều quốc gia còn tổ chức đánh giá chất lượng học sinh ở các lớp giữa các cấphọc, các trình độ đào tạo để giám sát chất lượng dạy học nhằm đưa ra các biênpháp kịp thời như ở Bắc Mỹ, Bang New South Wails Chất lượng giáo dục chịuảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là các yếu tố như: Chất lượng hoạt độngquản lý, hoạt động giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, kỹthuật Công tác đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên cũng được các nướcquan tâm thực hiện; khác với công tác thanh tra có thể tiến hành đánh giá từnggiáo viên thông qua năng lực giảng dạy của họ, công tác đánh giá chất lượng độingũ giáo viên nhằm tập trung mô tả thực trạng chung về số lượng, năng lực nghềnghiệp của toàn bộ đội ngũ giáo viên của nhà trường, của hệ thống; qua đó cung

Trang 23

cấp thông tin để cấp có thẩm quyền đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất lượng nhàtrường được nâng cao khi đội ngũ giáo viên của nhà trường có kỹ năng chuyênmôn cao, được giảng dạy đúng chuyên môn mà họ được đào tạo, có kinhnghiệm, nhiệt tình và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ Chấtlượng của các hoạt động giáo dục được thể hiện trong quá trình giáo dục,phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá, sự phát triển của người học, sự thỏamãn của cha mẹ và cộng đồng Có thể khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng giáo dục là:

+ Người học

+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên

+ Chương trình giáo dục

+ Phương pháp dạy học

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

+ Môi trường dạy, học

để công nhận mức độ đạt được của các cơ sở giáo dục so với các chuẩn quyđịnh

Ở nhiều nước trong khu vực gần đây đều nhấn mạnh đến lợi ích giáo dụcnghề nghiệp cho người học Các nước rất quan tâm đến việc lựa chọn các tiêuchí và bộ công cụ đơn giản để can thiệp dựa vào gia đình và cộng đồng

Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đề cập đến ĐGCLGDnhư Trần Khánh Đức với "Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lựctheo ISO&TQM" [19], tác giả Nguyễn Hữu Châu với "Chất lượng giáo dụcnhững vấn đề lí luận và thực tiễn" [11]; Một số công trình nghiên cứu về giáodục phổ thông như: tác giả Nguyễn Kim Dung, “Đánh giá chất lượng và hiệu

Trang 24

quả giáo dục của các trường chuyên cấp THPT tại thành phố Hồ Chí Minh”, Đềtài khoa học cấp thành phố.[19], Phạm Quang Hoàn (2003), Quản lý chất lượng

và sự cần thiết ứng dụng trong giáo dục phổ thông, Tạp chí giáo dục, (53), HàNội.[31], Nguyễn Văn Lê - Hà Thế Truyền (2003), Kinh nghiệm giáo dục phổthông và hướng nghiệp trên thế giới, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.[38],Nguyễn Văn Lê - Hà Thế Truyền - Bùi Văn Quân (2003), Một số vấn đề về giáodục phổ thông và hướng nghiệp, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.[39]

Tuy nhiên việc triển khai áp dụng và việc chỉ đạo thực hiện quản lý đánhgiá chất lượng theo chuẩn, quy trình "Đánh giá chất lượng giáo dục trường phổthông liên cấp" thực sự chưa được nghiên cứu Tác giả Luận án sẽ coi đây là mộtnội dung cần nghiên cứu để hoàn thiện mô hình quản lý trường phổ thông liêncấp trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam

“Phát triển nhà trường trung học phổ thông ở Việt Nam theo quan điểmnhà trường hiệu quả”, tác giả Nguyễn Mạnh Cường: “Phát triển đội ngũ giáoviên trường trung học phổ thông theo quan điểm nhà trường hiệu quả”, tác giảNguyễn Tiến Dũng: Quản lý trường THPT theo quan điểm nhà trường hiệuquả, Tác giả Phạm Tuấn Hùng Quản lý trường THPT ngoài công lập ở ViệtNam trong giai đoạn hiện nay, tác giả Phạm văn Đại: nghiên cứu về quản lýtrường phổ thông có yếu tố nước ngoài tại Hà Nội

Các luận án này đều nghiên cứu về trường trung học phổ thông tuynhiên chỉ đề cập đến một khía cạnh của quản lý trường TH phổ thông, vì thế

sẽ là cơ sở để tác giả nghiên cứu và tìm hiểu sâu sắc vấn đề này hơn nữa

Trong những năm qua đã có rất nhiều những công trình khoa học có giá trịnghiên cứu về quản lý nhà trường, quản lý các trường THPT; Quản lý các cơ sởgiáo dục ngoài công lập; Nghiên cứu các mô hình nhà trường; Vấn đề xã hội hóagiáo dục, vấn đề huy động cộng đồng tham gia vào phát triển giáo dục; Cácnghiên cứu về Quản lý chất lượng nhà trường Phổ thông

Từ tổng quan nghiên cứu vấn đề ở trong nước cho thấy rằng, đã có nhiềucông trình nghiên cứu về quản lý nhà trường phổ thông nói chung cũng như quản

lý trường phổ thông ngoài công lập, nhưng chưa có một công trình nào đi sâuvào nghiên cứu về Quản lý trường phổ thông theo mô hình liên cấp trong doanhnghiệp tư nhân ở Việt Nam Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này một cáchtoàn diện và sâu sắc, sao cho phù hợp, hiệu quả và khả thi, từng bước nâng cao

Trang 25

chất lượng giáo dục, hướng tới chuẩn quốc tế các trường phổ thông liên cấptrong các doanh nghiệp tư nhân.

1.1.2 Các nghiên cứu quốc tế về nhà trường, mô hình nhà trường

Từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước, vấn đề nghiên cứu về nhà trường, mô hìnhnhà trường đã xuất hiện và vấn đề này đã trở thành một trào lưu được các nhàkhoa học ở nhiều quốc gia nghiên cứu

1.1.2.1 Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

- Vào những năm 70 của Thế kỷ 20, tại Mỹ đã nghiên cứu những yếu tốnhằm cải cách tổ chức và quản lý nhà trường Các nhà khoa học Mỹ đã đưa ranhững đặc trưng của nhà trường hiệu quả là nhà trường thoả mãn một số tiêuchí sau:

1) Đội ngũ lãnh đạo nhà trường mạnh về năng lực quản lý;

2) Tập trung vào đào tạo để người học thành thạo các kỹ năng cơ bản;3) Xây dựng được một môi trường học tập sạch sẽ và trật tự;

4) GV luôn có những yêu cầu cao đối với HS (mục tiêu);

5) Có sự đánh giá liên tục để nhận biết những tiến bộ của HS

- Đến thập kỷ 80, các kết quả nghiên cứu về nhà trường hiệu quả đã thayđổi Kết quả điển hình tại Mỹ về nhà trường hiệu quả là của Purkey và Smith(1983) với việc chỉ ra 9 đặc trưng mang tính tiêu chí liên quan đến tổ chức và 4đặc trưng liên quan đến quá trình đào tạo của nhà trường hiệu quả:

a) Chín đặc trưng về phương diện tổ chức quá trình hoạt động:

1) Quản lý dựa vào nhà trường;

2) Sự chỉ đạo giảng dạy;

3) Sự ổn định về đội ngũ GV;

4) Chương trình rõ ràng và có tổ chức;

5) Sự phát triển đội ngũ toàn trường;

6) Sự tham gia và ủng hộ của cha mẹ;

7) Sự thừa nhận của toàn trường về kết quả học tập;

8) Thời gian học tập tối đa;

9) Sự ủng hộ của cộng đồng

b) Bốn đặc trưng liên quan đến quá trình đào tạo:

1) Lập kế hoạch hợp tác và mối quan hệ đồng nghiệp;

2) Ý thức về cộng đồng;

Trang 26

3) Mục tiêu rõ ràng và những mong đợi cao;

4) Trật tự và kỷ luật

- Đứng ở phương diện cộng đồng tham gia giáo dục, nghiên cứu gần đâynhất ở Mỹ cho thấy sự tham gia của GV vào việc ra quyết định và sự tham giacủa cha mẹ vào quản lý nhà trường có liên quan mạnh với kết quả học tập của

HS (Witte và Walsh, 1990) Còn công trình “Teachers, Schools and Society” củaSadker xuất bản năm 1992 đã đưa ra thuyết 5 yếu tố mang tính tiêu chí của nhàtrường hiệu quả là:

1) Bộ phận lãnh đạo quản lý mạnh;

2) Mục tiêu của trường rõ ràng được chia sẻ, bộ phận lãnh đạo và đội ngũ

GV (đồng thuận);

3) Không khí an toàn trật tự;

4) Sự theo dõi và đánh giá thường xuyên về tiến bộ của HS;

5) Những hy vọng cao đối với thành tích của HS

Như vậy, về cơ bản các công trình nghiên cứu về nhà trường hiệu quả ởHoa kỳ chủ yếu đề cập tới các đặc trưng mang tính tiêu chí liên quan đến tổ chức

và quá trình đào tạo của nhà trường

1.1.2.2 Tại Vương quốc Anh

Các công trình nghiên cứu của Rutter năm 1979 và Mortimore năm 1988

ở quốc gia này đã nghiên cứu về nhà trường hiệu quả và phát triển loại hình nhàtrường này với đối tượng là các trường tiểu học (theo dõi HS trong một thời giandài; nghiên cứu GV, lớp học và nhà trường thông qua quan sát trực tiếp, điều tra

GV, cha mẹ HS, HS và đánh giá mối liên hệ giữa nhà trường và ảnh hưởng củagiáo dục và điểm kiểm tra trắc nghiệm HS) Kết quả nghiên cứu cũng tương đốithống nhất với 9 đặc trưng mà các nhà nghiên cứu của Mỹ đưa ra Các tiêu chímang tính đặc trưng về nhà trường có hiệu quả gồm:

1) Sự lãnh đạo có mục đích dưới sự quản lý của Hiệu trưởng;

2) Sự tham gia quản lý của các phó Hiệu trưởng;

3) Sự tham gia tích cực của đội ngũ GV;

4) Sự hoà hợp (đồng thuận) giữa các GV;

5) Các hoạt động của tổ chuyên môn;

6) Giảng dạy đòi hỏi trí tuệ;

7) Môi trường mang tính công việc;

Trang 27

8) Sự tập trung hạn chế ở trong các tổ;

9) Sự giao tiếp tối đa giữa GV và HS;

10) Có sổ theo dõi thường xuyên;

11) Sự tham gia của cha mẹ HS;

12) Bầu không khí thuận lợi;

13) Quản lý nhóm ở trong lớp;

14) Những mong đợi và chuẩn cao;

15) Luôn có đánh giá;

16) Sự thống nhất trong các giá trị của nhà trường;

17) Sự chấp nhận của HS về các chuẩn của nhà trường

Khác với ở Hoa Kỳ, các công trình nghiên cứu của Anh nhằm vào cácvấn đề như có thêm các tiêu chí mang tính đặc trưng về đòi hỏi của các lựclượng tham gia xây dựng nhà trường, trong đó có người học, gia đình ngườihọc, cộng đồng, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế xã hội, cácyêu cầu của chính phủ (quốc gia)

1.1.2.3 Tại Cộng hoà liên bang Nga

Tại Cộng hoà liên bang Nga, trong một số năm gần đây đã xuất hiện một

số tài liệu khoa học bàn về nhà trường hiệu quả Trong các tài liệu đó có đưa ramột số nhận định như:

- Việc nghiên cứu nhà trường hiệu quả là tốt, mang tính hữu dụng, thiếtthực trong việc bồi dưỡng hiệu trưởng, nhà giáo, giáo sinh, các nhà tư vấn, cha

mẹ HS, chủ yếu tập trung vào sự tiến bộ của HS

- Nhân tố hết sức quan trọng của nhà trường hiệu quả là GV đặt lợi íchcủa nhà trường cao hơn lợi ích cá nhân và biết xử lý những bất đồng trongtập thể sư phạm để tạo sự đồng thuận nhằm làm cho HS cảm thấy sự tintưởng các thầy

- Nhà trường hiệu quả là sự tổng hợp của các lớp học hiệu quả, của cácgiờ học hiệu quả, cùng với hoạt động quản lý nhà trường đó có hiệu quả

- Vai trò, chức năng của hiệu trưởng cùng với phương thức và phong cáchlãnh đạo được chú trọng:

+ Được sự ủng hộ về mặt đạo đức của GV trong công tác hàng ngày.+ Có sự liên kết chặt chẽ với cha mẹ HS và GV nhằm tạo ra môi trườnghọc tập chất lượng cao

Trang 28

+ Biết tạo ra mối quan hệ hợp lý giữa vai trò lãnh đạo và sự tự chủ củagiáo viên, từ đó thấy GV có được sự hài lòng cao với công việc của mình và họ

có sự ủng hộ về mặt tinh thần cho Hiệu trưởng

1.1.2.4 Tại một số nước đang phát triển

Có rất ít các nghiên cứu về nhà trường hiệu quả ở các nước đang pháttriển Tuy nhiên ở các nước này các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng để tạo ranhững trường học có hiệu quả ở các nước đang phát triển cần ba yếu tố cơ bảnnhư sau:

- Các yếu tố đầu vào cơ bản như: chương trình, tài liệu giảng dạy, chấtlượng người học, thời gian học và việc giảng dạy (Lockheed và Verpoor, 1991)

- Các điều kiện làm việc như: sự tham gia của cộng đồng; vấn đề tiếp cậnquản lý dựa vào nhà trường (phi tập trung hoá), sự lãnh đạo của Hiệu trưởng;

- Sự đoàn kết của giáo viên và sự cam kết thực hiện; sự chịu tráchnhiệm; sự linh hoạt; chương trình phù hợp; điều chỉnh ở từng cấp độ hay từngbước; tổ chức linh hoạt; sự linh hoạt sư phạm; đáp ứng nhu cầu của chính phủ

và cộng đồng; tầm nhìn

Ngoài ra, tại các nước đang phát triển, các nhà khoa học giáo dục đãnghiên cứu các chuẩn để đánh giá các nhà trường có đặc trưng: nhà trường chấtlượng, nhà trường thành công; nhà trường tốt; đồng thời nghiên cứu cách nhậnbiết các loại nhà trường đã nêu

1.1.2.5 Các nghiên cứu của khối các nước OECD

Cho đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, các nhà sư phạm tiêu biểucủa Anh, Mỹ, Australia (như Motrimore, Sammons ở Anh;.) và nhiều quốc giacông nghiệp khác thuộc khối OECD đã phát triển những ý tưởng “ban sơ” củaEdmonds thành 11 nhân tố tác động tới nhà trường hiệu quả Dưới đây chúng tôixin tóm lược 11 nhân tố được sử dụng rộng rãi ở Anh quốc dưới sự bảo trợ củaOFSTED (The Office For Stardards in Education)

a) Lãnh đạo nhà trường có tính chuyên nghiệp;

b) Tầm nhìn và mục đích hoạt động của nhà trường được chia sẻ;

c) Môi trường hoạt động thuận lợi;

d) Nhà trường luôn tập trung cao độ vào dạy và học;

e) Hoạt động dạy học có chủ đích, mục đích rõ ràng;

g) Nhà trường luôn có kỳ vọng cao;

Trang 29

h) Sự tăng cường có tính tích cực;

h) Nhà trường luôn thực hiện giám sát, theo dõi sự tiến bộ;

i) Nhà trường đề cao quyền và trách nhiệm của học sinh;

k) Tăng cường được quan hệ nhà trường- gia đình;

l) Tổ chức nhà trường là tổ chức biết học hỏi

Từ khoảng cuối thế kỷ XX đến nay, khi mà thế giới đang chuyển dần từ

kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức,vấn đề hiệu quả giáo dục nói chung và dạy học nói riêng đã được nhiều nhà khoahọc thực sự quan tâm:

+ Năm 1990, Ramsay W và Clark E E đã viết cuốn New Ideas forEffective School Improvement (Những ý tưởng mới để hoàn thiện nhà trườnghiệu quả) [81] Các tác giả nêu nhiều tiêu chí định tính về hiệu quả giáo dục vàcác ý tưởng quản lý nhằm mang lại hiệu quả quản lý giáo dục trên cơ sở thựchiện tốt các yếu tố mục đích, nội dung, chương trình, phương pháp, nhân lực, cơ

sở vật chất và môi trường giáo dục

+ Năm 1991, Wily H đã có cuốn Management and its Linkages withSchool Effectiveness (Quản lý và những kết nối của nó với hiệu quả trường học)[82] Tác giả đã nêu lên mối quan hệ biện chứng của quản lý nhà trường với cácyếu tố mang lại hiệu quả trường học như mục đích giáo dục, thiết chế giáo dục,hoạt động của đội ngũ GV, hoạt động của HS, cơ sở vật chất giáo dục và môitrường giáo dục

+ Năm 1991, tổ chức UNESCO đã cho xuất bản cuốn La Gestionadministrative et Pédgogique des écoles (Quản lý hành chính và sư phạm trongcác nhà trường tiểu học) của Jean Vale’rien [75] Thông qua việc giới thiệu một

số modul về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người hiệu trưởng trường tiểuhọc; tác giả đã có quan điểm: hiệu quả giáo dục và hiệu quả quản lý giáo dục gắnliền với các thao tác quản lý của người quản lý

+ Năm 1991, tổ chức UNESCO đã xuất bản tập tài liệu Micro-LevelEducational Plannning and Management - Handbook (Sổ tay kế hoạch và quản

lý giáo dục cấp vi mô) [78] Khác với tất cả các công trình đã giới thiệu, ở đâycác tác giả đã thông qua việc hướng dẫn phương pháp xác lập kế hoạch quản lýgiáo dục cấp vi mô để nêu lên quan điểm và phương thức đánh giá hiệu quả dạyhọc thông qua hiệu quả đào tạo

Trang 30

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chỉ ra vấn đề nhà trường đượcđông đảo các nhà giáo dục và QLGD quan tâm Nhà trường có thể được gọibằng những tên khác nhau, song hầu hết các công trình nghiên cứu đều đề cậptới những đặc trưng cơ bản của một nhà trường trong bối cảnh vừa là một thiếtchế giáo dục với các yếu tố hiện tại của nó, vừa là một thiết chế xã hội cùng cácmối quan hệ đa dạng của nó với cộng đồng.

Qua nghiên cứu, với sự hiểu biết của tác giả thì hiện nay chưa có côngtrình nào nghiên cứu về quản lý trường phổ thông liên cấp trong doanh nghiệp tưnhân ở Việt nam Với những nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến trường phổthông sẽ là tài liệu tham khảo và những nghiên cứu nền tảng giúp cho nhữngnghiên cứu của tác giả về quản lý trường phổ thông liên cấp trong doanh nghiệp

tư nhân ở Việt Nam một cách sâu sắc và toàn diện hơn

1.1.3 Các nghiên cứu về quản lý trường phổ thông ngoài công lập như một phương thức triển khai xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

XHHSNGD là chiến lược của đường lối giáo dục; XHHSNGD dướigóc độ quản lý giáo dục ở Việt Nam thường được đề cập là một trong ba giảipháp lớn để tăng cường mối quan hệ giáo dục - cộng đồng xã hội, làm chogiáo dục gắn chặt hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với cơ chếmới "XHHSNGD thể hiện rõ nhất qua việc thực hiện cơ chế dân chủ ở cơsở", "các tổ chức, gia đình và công dân trực tiếp tham gia, chia sẻ trách nhiệm

và chi phí trong quá trình ra quyết định, tổ chức triển khai và kiểm tra, giámsát việc thực hiện các mục tiêu giáo dục" [21]

XHHSNGD được quan niệm như một phương thức làm giáo dục Quanđiểm đó được phát biểu như sau: Chúng ta huy động mọi lực lượng cùng làmgiáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước Cá nhân, đoàn thể, tổ chức xã hội phốihợp chặt chẽ với nhau và với nhà trường cùng thực hiện các mục tiêu giáo dục(hình thành nhân cách học sinh), cùng chịu trách nhiệm trước đất nước về sảnphẩm do giáo dục tạo ra Trong sự phối hợp này, nổi bật là mối quan hệ hai chiềugiữa nhà trường và các lực lượng xã hội khác Các lực lượng xã hội tích cựctham gia xây dựng giáo dục vì quyền lợi của con em, của đất nước (trong đó cólợi ích của bản thân họ); đồng thời xã hội đòi hỏi nhà trường phải phấn đấu vươnlên về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo

Trang 31

Trong xã hội hiện đại, giáo dục không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước

mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình và từng cá nhân Sựbiến đổi nhanh chóng của xã hội cũng như bản thân giáo dục, việc học tập trởthành một nhu cầu thường xuyên, suốt đời của mỗi người, đòi hỏi toàn xã hộiphải quan tâm và nỗ lực cùng hợp tác thì mới giải quyết được tốt các vấn đề củagiáo dục đặt ra XHHSNGD đòi hỏi phải thu hút được đông đảo các lực lượng xãhội tham gia tích cực vào các hoạt động của giáo dục, tạo ra các điều kiện, môitrường giáo dục thuận lợi cho phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế - xã hội

Quá trình giáo dục là quá trình dạy và học của nhà trường phải gắn liềnvới các yêu cầu xã hội, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dưới sựquản lý vĩ mô của Nhà nước Để thế hệ trẻ hoà nhập được với nhịp sống và sảnxuất xã hội, sự nghiệp giáo dục phải biến đổi thường xuyên theo nguyên tắc đadạng hoá từ mục tiêu đến chương trình, nội dung, hình thức Giáo dục và Đàotạo.Để công tác giáo dục thực sự đi vào cuộc sống thực tiễn, các nhà khoa họcgiáo dục, kinh tế học giáo dục, các nhà nghiên cứu xã hội học, hướng nghiệp,dạy nghề cần có những đề án gắn giáo dục với thực tiễn kinh tế - xã hội dựa trênnguyên tắc xác định chiến lược giáo dục đúng đắn, đào tạo thế hệ trẻ Việt Namthông minh, sáng tạo, có bản lĩnh, tự trọng, có khả năng lao động tự sống vàđóng góp xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc

Nhân dân phải thực sự làm chủ sự nghiệp giáo dục trên tất cả các mặt.Mục tiêu giáo dục phải gắn chặt với môi trường kinh tế - xã hội địa phương, của

cả xã hội hiện tại và tương lai, nhằm đáp ứng lợi ích của người đi học, của cha

mẹ học sinh và cộng đồng xã hội [24]

Người học có quyền lựa chọn nội dung học thích hợp; nhân dân thườngxuyên tham gia điều hành sự nghiệp giáo dục thông qua tổ chức của mình là hộiđồng giáo dục dưới sự quản lý của Nhà nước Nhân dân còn gián tiếp và cả trựctiếp tham gia vào quá trình giáo dục như tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh,lực lượng giáo dục quan trọng bên trong nhà trường, bổ sung kiến thức xã hộicần thiết cho nhà trường, giúp cho người học khi ra đời hội nhập được với xãhội Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn, một biện pháp chủ yếu trướcmắt là huy động nhân dân giúp đỡ xây dựng cơ sở vật chất, chăm lo đời sốngcho đội ngũ giáo viên nhà trường Khi nào mọi người hiểu được sự nghiệp

Trang 32

giáo dục đích thực của dân, do dân, vì dân thì những vấn đề khó khăn củagiáo dục hiện nay mới dần được tháo gỡ.

XHHSNGD trước hết phải là cụ thể hoá và xác định đúng mục tiêugiáo dục theo yêu cầu mà xã hội đòi hỏi; đi đôi với nó là đa dạng hoá loạihình trường học là chương trình học tạo cơ hội học tập cho mọi người Xãhội hoá sự nghiệp phải gắn với dân chủ hoá trường học tức là tạo môi trường

xã hội để đẩy mạnh công tác quản lý giáo dục "Bằng việc đối chiếu sự tácđộng các nội dung xã hội hoá giáo dục lên các mục tiêu quản lý giáo dục,quản lý nhà trường chúng ta có thể thấy rất rõ vai trò của quá trình xã hộihoá giáo dục đối với việc thực hiện các mục tiêu quản lý giáo dục nói chung,quản lý nhà trường nói riêng Chính vì vậy, có thể nói xã hội hoá giáo dụckhông chỉ là biện pháp tăng cường mối quan hệ giáo dục- xã hội mà còn làmột biện pháp quản lý giáo dục, quản lý nhà trường" [20]

XHHSNGD là một hệ thống định hướng hoạt động của mọi người, mọilực lượng xã hội trả lại nhiệm vụ giáo dục của xã hội cho chính nó Nội dungcông tác XHHSNGD ở đây là nâng cao dân trí bằng xã hội hoá cá nhân, đa dạnghoá các mô hình, loại hình giáo dục tạo cơ hội cho các lực lượng xã hội tham giagiáo dục và được giáo dục [7]

"Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đườnglối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục ở nước ta" [16]; khái niệm xãhội hoá giáo dục với nghĩa phổ biến nhất là làm cho toàn xã hội làm giáo dục

Mặt khác "xã hội hoá giáo dục là động lực nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài" [16]

Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là cách làm giáo dục chỉ córiêng ở nước ta mà là cách làm giáo dục phổ biến của các nước trên thế giới, kể

cả các nước phát triển

Với đặc thù là trường phổ thông liên cấp trong các doanh nghiệp tư nhân

ở Việt Nam, thì những nghiên cứu về công tác Xã hội hóa là một tham khảo và

kế thừa rất quan trọng để tác giả nghiên cứu, đề xuất hiệu quả các biện phápquản lý trường phổ thông liên cấp trong các doanh nghiệp tư nhân, với đặc thù là100% đầu tư cho trường là vốn tư nhân, là nguồn xã hội hóa

Trang 33

1.2 Những vấn đề lý luận về nhà trường phổ thông và trường phổ thông liên cấp trong doanh nghiệp tư nhân

1.2.1 Khái niệm Nhà trường phổ thông, trường phổ thông liên cấp, đặc điểm trường phổ thông Việt Nam

Theo từ điển giáo dục học [17] định nghĩa về giáo dục là hoạt động hướngtới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụnhững tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tưtưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực,phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu, chuẩn bị cho đối tượngtham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội Đây là hoạt động đặc trưng và tấtyếu của xã hội loài người, là điều kiện không thể thiếu được để duy trì và pháttriển con người và xã hội Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mởrộng sức lao động xã hội, mà con người được giáo dục là nhân tố quan trọngnhất, vừa là động cơ vừa là mục đích của phát triển xã hội" Trong xã hội loàingười có một hiện tượng nảy sinh tồn tại và phát triển cùng xã hội con người, đó

là thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau những kinh nghiệm xã hội Thế hệsau lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội đó để tham gia đời sống xã hội, lao động,sản xuất và các hoạt động xã hội khác

Hiện tượng này là hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người và chỉ có ởloài người, và được gọi là giáo dục Như vậy, khái niệm “giáo dục” được hiểu

là "truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm đã được tích luỹ trong quá trìnhlịch sử phát triển của xã hội loài người: đó là nét đặc trưng của xã hội loàingười [11]

Nhà trường phổ thông là một tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công

tác giáo dục đào tạo cơ bản, thực hiện việc giáo dục toàn diện đối với thế hệtrẻ Thành tích tập trung nhất của trường học là chất lượng và hiệu quả giáodục, được thể hiện ở sự tiến bộ của học sinh, ở việc đạt mục tiêu giáo dục củanhà trường

Trường phổ thông liên cấp đào tạo học sinh có trình độ từ Tiểu học đến

THPT, giúp học sinh phát triển về đạo đức và trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹnăng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo hình thànhnhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách

Trang 34

nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộcsống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học,THCS hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuậthướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng pháttriển tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, học nghề

Thực hiện công tác hoạt động giáo dục đúng theo quy định chuyên môncủa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường Liên cấp

Tiến hành đầy đủ những hoạt động phong trào đoàn thể theo quy định.Thực hiện công tác giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rènluyện đạo đức của học sinh và hoạt động giảng dạy của giáo viên theo quy định

Đặc điểm của trường phổ thông Việt Nam

a/ Bản chất nền giáo dục Việt Nam là nền GD XHCN, mang tính nhândân, dân tộc,khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh làm nền tảng.Trong quá trình phát triển giáo dục VN nói chung và nhàtrường phổ thông nói riêng có thể vận dụng một cách sáng tạo trong những hoàncảnh, điều kiện cụ thể của sự phát triển xã hội Việt nam và xu hướng chung củathế giới

b) Mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông của một quốc gia thực chất là

“đơn đặt hàng” của xã hội đối với giáo dục của quốc gia đó, nó xuất phát từnhững đặc điểm tình hình và yêu cầu phát triển đất nước trong tương lai và nhucầu phát triển của trẻ em Trong giáo dục phổ thông, mục tiêu đào tạo là mô hìnhnhân cách, nó phản ánh những yêu cầu, những quan điểm chung nhất của xã hộiđối với giáo dục con người Nó có tính chất định hướng cho việc hình thànhnhân cách một lớp người trong một giai đoạn lịch sử nhất định

Mục tiêu đào tạo của giáo dục bao gồm hệ thống các phẩm chất và nănglực cần thiết của nhân cách được trình bày dưới hình thức những yêu cầu giáodục mà nhà trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho thế hệ trẻtrong một thời gian nhất định Mục tiêu đào tạo của giáo dục được cụ thể hoáthành một hệ thống mục tiêu với các tầng bậc khác nhau: Mục tiêu theo các mặtgiáo dục, mục tiêu giáo dục từng cấp học, lớp học và từng môn học Căn cứ vào

xu thế phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội

Trang 35

nhập quốc tế, xu thế phát triển giáo dục phổ thông và triết lý giáo dục của thờiđại cần phải xác định lại mục tiêu của giáo dục phổ thông.

Mục tiêu giáo dục phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông mớinhấn mạnh đến những phẩm chất/ giá trị và những năng lực/ kỹ năng sau:

- Có ý thức công dân: Thể hiện ở sự tôn trọng, chấp hành pháp luật

- Tính tự chủ:Thể hiện ở việc biết tự điều hành,quản lý công việc củamình, không lệ thuộc vào người khác; làm chủ được tình cảm, cảm xúc và hànhđộng của mình, không để bị chi phối

- Biết khoan dung, chia sẻ với mọi người; có tinh thần hợp tác với ngườikhác trong công việc

Để xác định các năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển ở học sinhthì cần phải thống nhất cách hiểu khái niệm này Có nhiều quan niệm khác nhau

về năng lực Một số tác giả tâm lý học Việt Nam cho rằng, “năng lực là tổnghợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu dặctrưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quảtốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” Tổ chức OECD đưa ra khái niệm về năng lựcnhư sau: Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thựchiện thành công nhiệm vụ trong một bói cảnh cụ thể Tác giả khác ( F.E.Weinert ) cho rằng, năng lực của học sinh là sự kết hợp hợp lý kiến thức, kỹnăng và sự sẵn sàng tham gia để cá nhân hành động có trách nhiệm và biết phêphán tích cực hướng tới giải pháp cho các vấn đề

Để xác định mục tiêu giáo dục phổ thông, có thể thống nhất quan niệmsau về năng lực: Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức các “nguồn lực”: kiến thức, kỹ năng, thái độ, động cơ…, mà cùng được huy độngnhằm hoạt động có hiệu quả trong bối cảnh nhất định Năng lực phân thành nănglực chung (năng lực chủ chốt, năng lực “ chì khóa” ) và năng lực chuyên biệt

Trang 36

Năng lực chung là những năng lực cần thiết cho tất cả mọi người, để mỗi cánhân có thể tham gia hiệu quả trong nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhaucủa đời sống xã hội ( ví dụ, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, nănglực sáng tạo, năng lực làm việc theo nhóm …) Nó được hình thành và phát triển

do nhiều môn học, liên qua đến nhiều môn học Năng lực chuyên biệt là năng lựcriêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực/môn học nào đó Nó cầnthiết đối với một số người hoặc cần thiết ở một số tình huống nhất định Do đónhững năng lực chung cần được phản ánh vào mục tiêu giáo dục phổ thông

Những năng lực đó có thể là:

Năng lực sáng tạo;

Năng lực giải quyết vấn đề;

Năng lực giáo tiếp;

Năng lực hợp tác ( làm việc nhóm )

Năng lực tự học

Năng lực thu thập và xử lý thông tin

Từ nhưng điều trình bày trên có thể phát biểu mục tiêu đào tạo của giáodục phổ thông như sau:

Phát triển hài hòa thể chất và tinh thần ở trẻ em; hình thành ở trẻ emnhững phẩm chất nhân cách làm người Việt Nam:yêu gia đình, yêu quê hương,đất nước; tự hào truyền thống tốt đẹp của dân tộc; trung thực, trách nhiệm,khoandung, lối sống lành mạnh; có thói quen rèn luyện thân thể và bảo vệ sức khỏecủa bản thân; có kiến thức cơ bản cần thiết cho mỗi con người về tự nhiên, xãhội, tư duy; năng động, thích ứng, chủ động; có năng lực sáng tạo, giải quyết vấn

đề, biết giao tiếp và hợp tác, có kỹ năng tự học để học tập suốt đời

Mục tiêu của giáo dục phổ thông Việt nam là giúp cho học sinh phát triểntoàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản phát triểnnăng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngườiViệt Nam XHCN, có trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục họclên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Mục tiêu này được cụ thể hóa với đặc điểm của từng cấp học Tiểu học,trung học cơ sở, trung học phổ thông cho phù hợp

Tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến với cách tiếp cận ở tầm vĩ mô cho rằng “môhình mong muốn và khả thi” của trường phổ thông Việt Nam trong tương lai, đó

Trang 37

là mô hình nhà trường - tổ chức học tập nền tảng Đó là nền tảng để học tập suốtđời, nền tảng cho giáo dục vì sự phát triển bền vững Mô hình này, theo Tác giảPhạm Đỗ Nhật Tiến là sự tương thích giữa mô hình nhà trường với mô hình mớitrong tăng trưởng kinh tế của nước ta Nhà trường được đổi mới theo hướng đadạng hóa về tổ chức, canh tân trong dạy học nhằm chuẩn bị cho học sinh nhữngnăng lực cần thiết để học suốt đời và thành công trong những lựa chọn của mìnhtrên con đường học vấn hoặc vào đời Liên kết giữa nhà trường với các cơ sởgiáo dục đại học và doanh nghiệp được tạo dựng và thắt chặt Niềm tin của côngchúng và sự hỗ trợ của xã hội đối với nhà trường được tăng cường Công bằng

xã hội trong giáo dục được cải thiện Lợi thế của cơ cấu dân số vàng được pháthuy Với mô hình này, nhà trường thoát ra khỏi cung cách quan liêu - hành chínhtrong tổ chức và điều hành để trở thành một tổ chức học tập năng động, gắn kếtchặt chẽ với xã hội, chủ động đáp ứng các đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế -

xã hội

Nhà trường phổ thông sau 10-15 năm tới là nhà trường mở, gắn kết chặtchẽ với gia đình học sinh và cộng đồng; thực hiện giáo dục toàn diện và có đủđiều kiện thực hiện hiệu quả giáo dục toàn diện; đảm bảo dân chủ, hợp tác lànguyên tắc chi phối tất cả các hoạt động trong nhà trường Việc mở rộng nguồnđầu tư cho phát triển giáo dục, bên cạnh nguồn ngân sách chủ yếu của Nhànước, giáo dục có thể tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ của các cơ quan kinh tế, các tổchức xã hội, đoàn thể quần chúng, các cá nhân và cả cộng đồng về nhân lực,vật lực, tài lực, góp phần xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, cung cấp trangthiết bị phục vụ dạy và học Mặt khác, đa phương hoá nguồn lực còn là việc thuhút sự tham gia công tác, quản lý của một bộ phận lao động không nhỏ baogồm các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo đã nghỉ hưu, các nhà đầu tư…xây dựng bầu không khí dân chủ, năng động và hiệu quả trong các lĩnh vựchoạt động của giáo dục Nguồn lực tài chính theo hướng đa phương hoá có thểđược phân loại như sau:

- Nguồn ngân sách của Nhà nước

- Nguồn ngân sách của địa phương

- Nguồn đóng góp của cha mẹ học sinh và người học

- Nguồn đóng góp của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất

- Nguồn đóng góp của các tổ chức phi Chính phủ

Trang 38

- Nguồn tài chính của cá nhân đầu tư cho giáo dục.

- Nguồn đóng góp của các nhà từ thiện, các nhà hảo tâm, các tôn giáo

- Nguồn đóng góp từ các hiệp hội thông qua các quỹ học bổng

Có thể phác thảo các thành tố cấu trúc cơ bản của nhà trường như sau:

Mục tiêu của nhà trường

Trên cơ sở mục tiêu của giáo dục phổ thông, nhà trường phải có mục tiêu

cụ thể thể hiện rõ triết lý phát triển của nhà trường có sức hấp dẫn với học sinh,cha mẹ các em và cộng đồng

Nội dung giáo dục

Thực hiện giáo dục toàn diện: Đức dục, trí dục, giáo dục thể chất và sứckhỏe, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động Nội dung giáo dục hướng vào việchình thành và phát triển các năng lực ở học sinh, được tổ chức thành các mônhọc (bắt buộc và tự chọn) và các hoạt động giáo dục (coi trọng các hoạt động xãhội và hướng nghiệp)

Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục

Loại bỏ kiểu dạy học nhồi nhét, áp đặt Áp dụng các phương pháp dạy họcphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh; dạy cách học, cách tự lựcchiếm lĩnh tri thức Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thôngtrong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Kiểm tra, đánh giá suốt quá trình

và hướng vào năng lực học sinh Hình thức tổ chức giáo dục đa dạng: cá nhân vàhợp tác nhóm; trong lớp, ngoài lớp; trong trường, ngoài nhà trường; chính khóa,ngoại khóa; thực tập, thực hành, tham quan, câu lạc bộ v.v

Thời lượng học tập

Thời lượng học tập là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáodục Do đó, thời gian học tập trong nhà trường được kéo dài cả ngày ( từ 6 đến 7tiếng đồng hồ )và phân bổ hợp lý cho các tiết học và các hoạt động giáo dụckhác đảm bảo phù hợp đặc điểm tính chất của nội dung môn học, hoạt động giáodục và đặc điểm nhà trường, địa phương

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng: Được đào tạo về khoa học quản lý giáodục; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, là tấm gương tốt cho giáoviên, là trung tâm đoàn kết của nhà trường; có năng lực lập kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường;

Trang 39

có năng lực lôi cuốn tập thể giáo viên, các lực lượng ngoài xã hội tham gia vàoquá trình giáo dục học sinh.

Đội ngũ giáo viên: Đủ số lượng, loại hình giáo viên và nhân viên hỗtrợ Mỗi giáo viên là một nhà giáo dục, có phẩm chất nhân cách và năng lựcnghề nghiệp:

- Có lòng yêu nước và tự hào dân tộc; Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụcông dân; Có lối sống lành mạnh, tác phong văn minh, lịch sự, giản dị Hết lòngyêu thương học sinh

- Có năng lực tìm hiểu học sinh: có kiến thức về đặc điểm lứa tuổi họcsinh, về phương pháp tìm hiểu học sinh và có kỹ năng vận dụng những kiến thức

- Có năng lực giáo dục: Có kiến thức về phương pháp giáo dục và các kỹnăng tổ chức các hoạt động giáo dục, biết phối hợp các lực lượng giáo dục trong

và ngoài nhà trường, giải quyết hợp lý các tình huống sư phạm, biết kiểm tra,đánh giá việc rèn luyện đạo đức của học sinh

- Có năng lực giao tiếp: Có kiến thức về giao tiếp, văn hóa giao tiếp; có kỹnăng giao tiếp phù hợp trong môi trường giáo dục và xã hội

- Có năng lực hoạt động xã hội: Có hiểu biết chung về tình hình kinh

tế-xã hội của đất nước và địa phương nơi cư trú, có kỹ năng tham gia và tổ chứccác hoạt động xã hội ở trong trường và cộng đồng

- Có năng lực tự học và nghiên cứu khoa học: Có phương pháp và kỹ năng

tự học phù hợp với đặc điểm của bản thân, biết cách tiến hành nghiên cứu các đềtài khoa học phục vụ cho công tác giáo dục, phát triển năng lực nghề nghiệp

Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

Có đủ không gian sư phạm với cơ sở hạ tầng phù hợp đảm bảo cho việcthực hiện có hiệu quả giáo dục toàn diện

Trang 40

Có đủ thiết bị dạy học có chất lượng và các phương tiện kỹ thuật khác đểthực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục theo hướng phát triển các năng lực

ở học sinh và chăm sóc sức khỏe học sinh

Môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh

Cảnh quan nhà trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn Nhà trường cómối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, cộng đồng và phụ huynh họcsinh, huy động được các nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục của nhàtrường Xây dựng bầu không khí dân chủ, thân thiện, hợp tác trong mối quan hệgiữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với lãnh đạo nhà trường, giữa giáoviên với học sinh, giữa học sinh với nhau và giữa giáo viên, nhà trường với cha

mẹ học sinh

Quản lý nhà trường

Được quyền tự chủ về nhân sự, tài chính và tổ chức thực hiện chươngtrình giáo dục trên cơ sở đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch với sự giám sátcủa tập thể giáo viên và cộng đồng Quản lý tập trung vào quản lý chấtlượng.Xây dựng và duy trì văn hóa nhà trường; xây dựng và duy trì quan hệ nhàtrường với cộng đồng

1.2.2 Trường phổ thông liên cấp trong doanh nghiệp tư nhân

1.2.2.1 Loại hình nhà trường ở Việt Nam

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quyhoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổchức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục, hiện nay chỉ còn gọi

là trường công lập và trường ngoài công lập

Nhà trường thuộc các loại hình trường công lập, ngoài công lập đều chịu

sự quản lý Nhà nước của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phâncấp của nhà nước

Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệthống giáo dục quốc dân,đồng thời có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân

mở trường dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội [8, tr 34] Ởnước ta đã hình thành một hệ thống trường phổ thông đa dạng các loại hình:công lập, ngoài công lập với xuất phát điểm là dân lập ( dưới danh nghĩa một tổchức, cơ quan là chủ thành lập), hoặc tư thục ( do cá nhân đầu tư) Về tổ chứchoạt động của các loại trường này có những điểm chung giống nhau và có những

Ngày đăng: 29/11/2019, 17:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
54. Nguyễn Bá Thái (2005), Bàn về hệ thống chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục, Tham luận Hội thảo “Chuẩn và Chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn và Chuẩn hoá trong giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Bá Thái
Năm: 2005
1. Đặng Quốc Bảo (2006), Phát triển giáo dục và Quản lý nhà trường: Một số góc nhìn, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà nội Khác
2. Đặng Quốc Bảo (2006), Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra cho giáo dục phổ thông ở Việt Nam, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
3. Đặng Xuân Hải (2006), Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, Tạp chí Giáo dục Khác
4. Đặng Xuân Hải (2007), Vai trò của cộng đồng xã hội đối với giáo dục và quản lý giáo dục, Tạp chí Giáo dục Khác
5. Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo dục, NXB lý luận luận chính trị Khác
6. Luật giáo dục Việt Nam (2005), NXB chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
7. Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật giáo dục (2010), Hà Nội Khác
8. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Đại cương lí luận quản lý, Trường Đai học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
9. Nguyễn Thị Mỹ Lộc(2012), Quản lý giáo dục: những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học quốc gia HN Khác
10. Phạm Tất Dong, Xây dựng và phát triển xã hội học tập, Tạp chí thông tin KHGD số 91, viện KHGD Khác
11. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vì, (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
12. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
13. Phạm Minh Hạc (1997), Xã hội hoá công tác giáo dục, NXB GD, Hà Nội Khác
14. Từ điển xã hội học (2002 ), Gendruweit và Trommsdorff, NXB thế giới Khác
15. Trần Kiểm, Dân chủ về giáo dục- cơ sở của XHHGD, tạp chí thông tin KHGD số 93, viện KHGD Khác
16. Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB ĐHSP HN Khác
17. Vũ Cao Đàm (2007)- Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học Khác
18. Vũ Ngọc Hải, Những bất cập cần khắc phục khi thực hiện XHHGD, viện chiến lược và chương trình giáo dục Khác
19. Trần Khánh Đức (2003), Quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục chính sách và các mô hình, Tạp chí giáo dục, (67), Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w