1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gợi ý một số kỹ năng điều hành kỳ thi

9 489 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 91 KB

Nội dung

GỢI Ý MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG COI THI KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2009 Nghiên cứu kỹ Quy chế thi ban hành theoThông tư 04 (gọi tắt là Quy chế 04) và các văn bản chỉ đạo về kỳ thi tốt nghiệp năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo; chuẩn bị tốt tâm thế cùng với các yếu tố trị tuệ, năng lực, chuẩn bị chu đáo cẩn trọng, trách nhiệm cao với công việc chắc chắn Chủ tịch HĐ coi thi sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sau đây là những gợi ý một số kỹ năng cơ bản điều hành hội đồng coi thi để các đồng chí Chủ tịch Hội đồng coi thi tham khảo. 1. Tiếp nhận Quyết định thành lập Hội đồng coi thi, nắm số lượng lãnh đạo, giám thị để có phương án phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo và giám thị hội đồng hợp lý với quy mô hội đồng, điều kiện thực tế của nơi đặt địa điểm Hội đồng coi thi. Thông thường phân công như sau: - Chủ tịch Hội đồng coi thi: Phụ trách chung, quán xuyến chịu trách nhiệm cao nhất về các công việc, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của hội đồng. - Phó chủ tịch số 1 (đơn vị ngoài) phụ trách quy chế. Nếu không đủ lượng phó chủ tịch thì Chủ tịch Hội đồng coi thi trực tiếp phụ trách. - Phó chủ tịch số 2 (là đơn vị đặt Hội đồng coi thi) phụ trách cơ sở vật chất, văn phòng phầm, quan tâm bố trí tạo điều kiện cho sinh hoạt (ăn, nghỉ, của Chủ tịch, Thanh tra ủy quyền của Bộ (cả 4 ngày 1, 2, 3, 4/6) và ăn trưa của lãnh đạo hội đồng. Nếu điều kiện cho phép đặt vấn để với Hội cha mẹ học sinh hoặc nhà hàng ở gần hội đồng nấu giúp bữa ăn trưa cho giám thị ở xa đăng ở lại, giám thị thanh toán tiền ăn. Như thế vừa đảm bảo sức khỏe, an toàn thực phẩm và có điều kiện nghỉ ngơi. - Thư số 1 (đơn vị ngoài): Thư tổng hợp chịu trách nhiệm về biểu bảng, biên bản, các mẫu - Thư số 2 (đơn vị sở tại) giúp phó chủ tịch số 2 lo các điều kiện về cơ sở vật chất cho hội đồng. Việc này thực hiện vào phiên họp lãnh đạo Hội đồng sáng ngày 31/5. 2. Chủ tịch liên hệ với Trưởng ban công tác cụm trường để nhận toàn bộ hồ thí sinh, danh sách thí sinh. Kiểm tra các phòng thi: bàn, ghế, điện chiếu sáng, quạt, cánh cửa sổ (phòng khi trời mưa to): phòng thi dự phòng; Văn phòng phẩm phục vụ thi (giấy thi, giấy pháp, số lượng, kéo, dao, bao bì, hồ dán, dây buộc, dấu niêm phong, phù hiệu cho lãnh đạo hội đồng, các giám thị 1, 2, 3) và tổ phục vụ, bảo vệ, y tế. Chủ tịch quan sát tường bao, khuôn viên, số tầng để có phương án bố trí giám thị số 3; chỗ ở của thanh tra ủy quyền của Bộ, phòng Chủ tịch, phòng để công an nghỉ cạnh phòng chủ tịch, tủ đựng điện thoại di động và túi đồ của những người làm thi, điện thoại cố định ở phòng làm việc của Hội đồng và phòng nghỉ của Chủ tịch (2 máy chung 1 số). Quyết định về tổ bảo vệ, phục vụ việc này làm sau phiên họp lãnh đạo sáng 31/5. 3. Xây dựng phương án phân công lãnh đạo phụ trách khu vực thi (thông thường phân công quán xuyến theo dõi kiểm tra một số phòng thi); phương án bố trí giám thị 1, giám thị 2, giám thị 3 của cả 6 buổi thi đảm bảo các yêu cầu của quy chế và số lượng thực tế giám thị của hội đồng; phương án đánh số báo danh của 6 buổi thi: lấy bảng viết của giáo viên ở phòng thi làm mốc, không nên lấy cửa ra vào, mỗi phương án nhân bản đủ số lượng cho các phòng thi để giao cho giám thị các phòng thi vào đầu mỗi buổi thi. Như vậy sẽ có 6 bộ của 6 cách đánh số báo danh cho 6 buổi.Chủ tịch sẽ sử dụng mỗi bộ cho một buổi thi), Chú ý loại bàn ghế trong phòng thi để có cách đánh số báo danh cho phù hợp. Việc này Chủ tịch nên làm vào chiều 31/5. Có thể điều chỉnh danh sách phân công Giám thị số 1, giám thị số 2, giám thị số 3 của từng buổi thi do có giám thị phải nghỉ làm nhiệm vụ do sức khỏe. 4. Giao thư tổng hợp thiết kế Bảng điều hành của hội đồng gồm các nội dung: giờ làm việc của Hội đồng bắt đầu từ . buổi sáng, buổi chiếu; hiệu lệnh; bảng phân công giám thị (kẻ sẵn chỉ việc điều tên theo cột trước từng buổi thi); phân công thu bài, số đồ phòng thi, nên yêu cầu đơn vị sở tại chế bản in khổ A3, có lịch thi ở phòng hội đồng. Việc này làm vào chiều 31/5 để giám thị dự họp sáng 1/6 nhìn thấy và hình dung được địa hình, nắm được giờ giấc. 5. Trong phiên họp đầu tiên của toàn thể hội đồng (sáng 1/6) chủ tịch hoặc phó chủ tịch, công bố quyết định thành lập hội đồng coi thi và điểm danh ; công bố phân công công việc và trách nhiệm của các thành viên lãnh đạo hội đồng. Biên soạn trước và thông báo với Hội đồng những điểm cơ bản của Quy chế 04, nhấn mạnh một số điểm mới (Trong quá trình chuẩn bị nếu có điểm nào chưa rõ nên gọi điện thoại trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hà, Trưởng phòng Khảo thí của Sở theo số máy 0912 098 973 hoặc 0313 841 909). Càng ngắn gọn càng tốt. Chuẩn bị trước một danh sách cam kết cho các thành viên Hội đồng kể cả tổ phục vụ, y tế. Mẫu cam kết như mọi năm. Nhắc nhở quy định về giờ giấc, về việc sử dụng điện thoại di động . phương thức bảo quản lưu giữ hộ điện thoại di động, túi đồ. Nhắc giám thị không để tiền của cá nhân ở túi đồ trước khi gửi túi đồ vào tủ của Hội đồng. Thống nhất về nghiệp vụ, những thao tác cơ bản của Giám thị có những điểm cơ bản sau trong một buổi thi: Nhận và đeo phù hiệu, nhận đề, nhận danh sách thí sinh, giấy thi, giấy nháp, kéo, bì đựng bài thi, hai giám thị cùng lên phòng thi yêu cầu thí sinh ở ngoài hành lang phòng thi, đánh số báo danh theo phương án Chủ tịch quy định, một giám thị gọi thí sinh vào phòng thi theo danh sách thí sinh đồng thời với việc kiểm tra chứng thực chứng minh nhân dân (trường hợp học sinh quên cả hai loại giấy trên thid sử dụng phiếu đăng dự thi, biện pháp cuối cùng cho các em viết cam kết (nên có một mẫu trước, in sẵn, phôto một số bản để học sinh cung cấp các thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số báo danh, phòng thi, học sinh lớp ., trường ., họ tên thầy cô giáo chủ nhiệm, họ tên và nơi làm việc của Bố, mẹ; địa chỉ chỗ ở hiện nay yêu cầu thí sinh điền vào mẫu và tên để lưu lại báo cáo lãnh đạo hội đồng, không yêu cầu học sinh quay về nhà lấy CMND). Trong thời gian này một giám thị phải chú ý quản lý đề thi. Sau khi các thí sinh đã vào phòng thi xong, hai giám thị phát giấy nháp, giấy thi, cho thí sinh vào bảng ghi tên, ghi điểm (đúng dòng theo tên mình, đúng cột môn thi theo buổi thi). Nhắc thí sinh lần cuối về việc không được mang tài liệu vào phòng thi. Hướng dẫn thí sinh ghi các thông tin vào tờ giấy thi thật chính xác. Nhất là phiếu trả lời bài thi trắc nghiệm. Tiếp theo mời hai thí sinh kiểm tra bì đề và ghi rõ họ và tên, số báo danh, phòng thi cùng nội dung: (thời gian, ngày tháng, bì còn nguyên niêm), ngay vào bì đề và lưu giữ bì đề nộp cho lãnh đạo Hội đồng. Khi có hiệu lệnh phát đề của Chủ tịch, giám thị dỗ bì đề để dồn đề về phía đáy, dùng kéo cắt vào mép phía trên (chú ý thao tác này, nếu không sẽ cắt vào đề thi ở bên trong), không cắt rời mép bì đề. Giao đề cho thí sinh theo quy định (đặc biệt là đề thi trắc nghiệm có các mã đề khác nhau phải phát liên tục, đề của thí sinh vắng được bỏ ra để lên bàn giáo viên, chú ý không để gió làm bay mất đề, hai thí sinh ngồi cạnh nhau không có cùng một mã đề thi). Giám thị không ghi số thứ tự vào tờ giấy thi tự luận mặc dù trong mẫu tờ giấy thi đã thiết kế có ô số thứ tự (Bộ Giáo dục và Đào tạo mới quy định lại) Trong khi coi thi giám thị số 1 ngồi phía trên, giám thị số 2 ngồi phía dưới, hạn chế tối đa việc đi lại trong phòng thi để thí sinh tập trung làm bài thi. Khi có thí sinh xin thêm giấy thi, giám thị mang cho thí sinh đó để các em không đi lại trong phòng thi. Giám thị thấy thí sinh có biểu hiện vi phạm thì nhắc nhở theo phương châm phòng ngừa là chính. Khi có thi sinh cần ra ngoài để vệ sinh cá nhân hoặc có thí sinh bị mệt không thể dự thi cần báo ngay giám thị số 3 hỗ trợ để giải quyết. Trong thời gian làm bài thi tự luận khi hết 2/3 thời gian nếu thí sinh đề nghị được ra ngoài có thể thu bài, thu đề thi, thí sinh vào phiếu thu bài và cho thi sinh rời khỏi phòng thi. Không cho thí sinh ra khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Khi còn 15 phút hết giờ làm bài thông báo cho thí sinh biết và nhắc các em xem lại bài thi. Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài giám thị yêu cầu thí sinh dừng làm bài và cho từng em một mang bài lên bàn giáo viên nộp bài thi ghi rõ số tờ giấy thi, vào tờ phiếu thu bài. Cách thu bài như sau: Các tờ giấy thi của một thí sinh được lồng vào nhau. Các bài thi của các thí sinh được xếp riêng biệt chồng lên nhau, SBD nhỏ ở trên, SBD lớn ở dưới. (Không lồng bài nọ vào bài kia). Nộp bài xong thí sinh trở về chỗ ngồi. Khi nào thu xong hết bài của tất cả các thí sinh, kiểm tra lại mới cho thí sinh ra khỏi phòng thi. Trong khi thu bài một giám thị phải quan sát phòng thi để nhắc nhở các em trật tự . Hai giám thị cùng quản lý bài thi trên đường về phòng Hội đồng và giao bài thi cho lãnh đạo Hội đồng, cùng đếm, cùng niêm phong, cùng tập bài thi. Sau khi phổ biến một số điểm về quy chế, về nghiệp vụ làm thi Chủ tịch phân công cho giám thị kiểm tra hồ của thí sinh, kiểm tra cơ sở vật chất các điều kiện khác của Hội đồng, phân công lãnh đạo phụ trách các việc này. Cuối buổi sáng 1/6 các bộ phận báo cáo kết quả kiểm tra, Chủ tịch cần nhấn mạnh về giờ làm việc nhất là giờ khai mạc kỳ thi (buổi đầu cần sớm hơn). Chủ tịch Hội đồng coi thi phải báo về ban trực thi của Sở GD theo đúng quy định. 6. Buổi chiều ngày 1/6 Chủ tịch nhận đề thi, phiếu trả lời bài thi trắc nghiệm từ các Đoàn của Sở. xác nhận danh sách thí sinh, bảng ghi tên ghi điểm. Chủ tịch niêm phong máy fotocopy, máy tính có nối mạng. Nên bố trí 01 máy tính và 01 máy in để làm các Văn bản nhưng phải ngắt khỏi đường mạng. Kiểm tra một lần nữa các công việc chuẩn bị của Hội đồng và chuẩn bị cho buổi sáng 2/6. 7. Về tổ chức khai mạc kỳ thi (2/6) Để việc khai mạc kỳ thi diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng, Chủ tịch yêu cầu một đồng chí của sở tại tập trung thí sinh theo phòng thi (nên có đồ riêng, làm được biển thì tốt). Sau lễ chào cờ, thư công bố quyết định và giới thiệu Chủ tịch Hội đồng làm viềc. Chủ tịch thông báo lịch thi, động viên các em bình tĩnh, tự tin cố gắng tập trung trí tuệ, tận dụng thời gian làm tốt bài thi. Nêu nhanh quy định những gì được mang vào phòng thi, những gì không được mang vào phòng thi. Nhắc thí sinh giờ có mặt tại phòng thi của buổi sáng, buồi chiều. Gợi ý cho thí sinh hẹn giờ hoặc nhờ người trong gia đình nhắc giúp về thời gian. Dán lịch thi vào tủ đựng đề thi, môn nào thi xong thì gạch đi. 8. Việc điều hành từng buổi thi: Trước giờ làm việc của toàn thể hội đồng, Chủ tịch mở lịch thi, đối chiếu, khớp môn thi, buổi thi để lấy chính xác đề thi của buổi thi đó; chuẩn bị kéo; danh sách phân công giám thị và bộ số báo danh dùng cho buổi thi hôm đó. Kiểm tra giấy thi, giấy nháp danh sách thí sinh, túi đựng bài thi, kéo cho các phòng thi.Giờ làm việc của Hội đồng tùy theo quy mô số phòng thi, khỏang cách từ phòng hội đồng đến các phòng thi do Chủ tịch cân nhắc, quy định. Bắt đầu vào giờ làm việc của mỗi buổi thi, Chủ tịch quan sát, hỏi các nhóm có giám thị nào vắng không ? Công bố phân công giám thị và cho nhận phù hiệu, nhận giấy thi, giấy nháp, danh sách thi sinh, kéo . Sau đó mời 2 giám thị kiểm tra tình trạng bì đề thi của môn thi hôm đó, yêu cầu xác nhận tình trạng bì đề thi chỉ ghi ngắn gọn:"bì còn nguyên niêm phong", thời gian, ngày tháng năm, ghi rõ họ tên giám thị, ghi rõ họ tên giám thị, đơn vị công tác, Kiểm tra chính xác môn thi khớp với lịch thi, buổi thi một lần nữa trước khi cắt mở bì đề thi và giao cho giám thị nhận (tờ nhận này nên chuẩn bị trước ghi sẵn theo phòng thi, tên giám thị số 1, giám thị số 2 và cột nhận). Trước khi phát lệnh giám thị lên phòng thi yêu cầu giám thị chú ý các hiệu lệnh. Sau khi tính giờ làm bài các lãnh đạo được phân công phụ trách từng khu vực thi đi kiểm tra để có thông tin về thí sinh vắng, bỏ thi và thu đề thi thừa, niêm phong đề thi thừa ngay tại phòng thi (mang sẵn bì đựng đề thi, biên bản giao đề thi không sử dụng), nộp đề thi không sử dụng về cho Chủ tịch. Chủ tịch phải lưu giữ đề thừa ở tủ đựng đề và niêm phong khoá tủ ngay sau khi đã thu hết đề không sử dụng. Trong quá trình điều hành từng buổi thi phải quán xuyến tình hình an ninh trật tự của khu vực thi kịp thời nắm chắc tình hình, bình tĩnh xem xét, cân nhắc, lựa chọn cách xử lý các tình huống có thể xảy ra như: Thí sinh đi muộn, thiếu đề thi, thí sinh, giám thị vi phạm quy chế. Đặc biệt có sự phân công giao trách nhiệm cho một đồng chí lãnh đạo của Hội đồng theo dõi thời gian thực hiện hiệu lệnh trống theo quy định của Chủ tịch. Chủ tịch và lãnh đạo hội đồng cần chú ý theo dõi thời gian. Nên có một số đồng hồ đối chứng. Trước khi sắp hết giờ mỗi buổi thi nên kiểm tra lại việc phân công thu bài thi, giấy niêm phong, hồ dán, dây buộc, giấy gói bài, bố trí khu vực thu bài thật khoa học. Chỉ đạo việc thu bài hết sức cẩn thận, không vội vàng trước sự thúc giục của giám thị (nhất là buổi thi chiều). Phải đếm cẩn thận số bài thi, số tờ giấy thi, yêu cầu hai giám thị cùng nộp bài, cùng niêm phong, cùng ký. Khi thu bài thi, Chủ tịch chú ý về quy định niêm phong túi số 1, túi số 2, túi số 3 và bộ báo cáo thống kê kèm theo. Sau mỗi buổi thi, Chủ tịch kiểm tra lại lần cuối các công việc và cho thu dọn giấy rác bảo quản vào một hộp để lưu lại tại phòng làm việc của hội đồng và lưu giữ đến khi chấm thi xong. Chủ tịch yêu cầu bộ phận cơ sở vật chất chuẩn bị túi ni lông để chứa túi số 2, túi số 3 (các loại biên bản) trước khi cho vào bao dứa để phòng khi giao bài gặp thời tiết xấu. Chủ tịch kiểm tra việc chuẩn bị phương tiện, liên hệ để có công an áp tải bài thi về trường phổ thông Hermann Gmeiner vào chiều 4/6 và chậm nhất là 9h ngày 5/6 /. Để điều hành tốt Hội đồng thi, xử lý kịp thời chính xác, chuẩn mực các tình huống trong thi Chủ tịch cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, hỏi những đồng chí có kinh nghiệm đã từng làm Chủ tịch Hội đồng coi thi. Luôn có ý thức tư duy sẽ làm việc gì? Làm vào lúc nào? làm thế nào? đồng thời biết rút kinh nghiệm sau từng việc sau từng buổi làm việc, sau từng buổi thi, biết điều chỉnh hợp lý. Chúc các đồng chí Chủ tịch Hội đồng coi thi hòan thành xuất sắc nhiệm vụ và thành công trong cuộc sống./. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HP QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC V HOÀ ẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỈNH CAO BẰNG (Ban hành kèm theo quyết đinh 748/QĐ-UBND ngày 28/4/2006 của UBND tỉnh Cao Bằng) CHƯƠNG I CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ V QUYÀ ỂN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG Điều 1. Hội đồng Khoa học tỉnh Cao Bằng (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức tư vấn của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về công tác Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Điều 2. Hội đồng có nhiệm vụ tham gia đề xuất và góp ý kiến vào các vấn đề sau: 1. Cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách về lĩnh vực KH&CN của Nhà nước vào điều kiện của tỉnh. 2. Phương hướng phát triển khoa học, công nghệ của tỉnh. 3. Nhiệm vụ, nội dung chủ yếu của kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm của tỉnh, đặc biệt là chuyển giao công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. 4. Xác định các nhiệm vụ KH&CN, tuyển chọn các tổ chức, cá nhân, chủ trì đề tài, dự án KH&CN, nghiệm thu đánh giá các nhiệm vụ KH&CN. 5. Phương hướng và biện pháánnang cao tiềm lực KH&CN của tỉnh, phối hợp lực lượng cán bộ địa phương và ngoài địa phương nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và KH&CN của tỉnh. 6. Tham gia xác định, thẩm định, đánh giá và kiến nghị khen thưởng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các đề tài nghiên cứu KH&CN có giá trị và những kỹ thuật tiến bộ được áp dụng vào sản suất và đời sống của tỉnh. Điều 3. Hội đồng có những quyền hạn và trách nhiệm sau: 1. Được tham dự vào cuộc họp thảo luận về phương hướng, kế hoạch Phát triển KHCN và kinh tế- xã hội của tỉnh. 2. Được cung cấp thông tin, tài liệu và được đến các cơ sở của tỉnh để nghiên cứu tình hình thực tế có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 2 của quy chế này. 3. Được trình bày với lãnh đạo các cấp của tỉnh về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng. 4. Được đảm bảo các điều kiện cần thiết và các chế độ của Nhà nước quy định để thực hiện tốt nhiệm vụ của Hội đồng. 5. Chịu trác nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về các ý kiến tư vấn và kiến nghị của Hội đồng. CHƯƠNG II TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG Điều 4. Thành phần của Hội đồng gồm có. 1. Chủ tịch Hội đồng (CTHĐ): Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 2. Các phó Chủ tịch Hội đồng (PCT.HĐ). 3. Các uỷ viên Hội đồng (UVHĐ). Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng: 1. Điều hành hoạt động của Hội đồng theo quy chế này . 2. Tạo các điều kiện cho mọi hoạt động của Hội đồng. 3. Triệu tập và chủ trì các kỳ họp của Hội đồng. 4. Uỷ quyền cho Phó chủ tịch thường trực thành lập các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN hàng năm, 5 năm và thay mặt giải quyết các công việc của Hội đồng trong thời gian vắng mặt. Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó chủ tịch Hội đồng: Phó chủ tịch Hội đồng phụ trách các công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công. Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ giữ chức vụ Phó chủ tịch thường trực. Phó chủ tịch thường trực Hội đồng có các nhiệm vụ sau: 1. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng giải quyết các công việc của Hội đồng trong thời gian Chủ tịch Hội đồng vắng mặt. Giải quyết các công việc của Hội đồng giữa 02 kỳ họp. 2. Thành lập các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN hàng năm, 5 năm. 3. Quyết định danh sách các đại biểu, chuyên gia (ngoài uỷ viên Hội đồng) được mời dự các cuộc họp hoặc tham gia các hoạt động của Hội đồng. 4. Chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc, những vấn đề đưa ra thảo luận ở các kỳ họp Hội đồng và tổ chức các kỳ họp Hội đồng sau khi thông qua Chủ tịch Hội đồng. 5. Sử dụng bộ máy của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội đồng. Điều 7. Uỷ viên Hội đồng là những người có trình độ và nằng lực trong công tác khoa học, thuộc các lĩnh vực KH&CN khác nhau. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ viên Hội đồng: l. Tham gia đầy đủ các kỳ họp và các hoạt động của Hòi đồng. 2. Nghiên cứu trước tài liệu để đóng góp ý kiến về những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận ở Hội đồng. 3. Hoàn thành tốt những nhiệm vụ được Hội đồng phân công. 4. Giữ gìn tài liệu và số liệu theo quy định bảo mật của Nhà nước. 5. Được cung cấp những thông tin cần thiết có liên quan đến các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng. 6. Kiến nghị, thảo luận những vấn đề thuộc phạm vi tư vấn của Hội đồng. 7. Trong những trường hợp cần thiết có thể đến xem xét tại chỗ những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hội đồng. Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư Hội đồng: 1. Giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng và phó Chủ tịch Hội đồng. 2. Tổng hợp các ý kiến của các Uỷ viên Hội đồng và ý kiến có liên quan đến hoạt động Hội đồng để trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, giải quyết. Xây dựng kế hoạch và báo cáo kết quả hoạt động theo định kỳ của Hội đồng. 3. Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, chuyển đến các Uỷ viên Hội đồng trước khi họp ít nhất 03 (ba) ngày và các điều kiện cần thiết để tổ chức các cuộc họp. Ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng, bảo quản và lưu trữ các tài liệu của Hội đồng. Điều 9. Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng là 5 năm. Việc bổ nhiệm, thay đổi thành viên Hội đồng do Chủ tịch UBND quyết định, nếu có thành viên nghỉ hưu, chuyển đổi công tác hay không có đủ điều kiện đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng. Những uỷ viên có thành tích trong các hoạt động của Hội đổng sẽ được Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng. Những thành viên đã nghỉ hưu, chuyển đổi công tác hoặc không thực hiện đấy đủ các nhiệm vụ đã quy định sẽ do Hội đồng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh miễn nhiệm tham gia công tác của Hội đồng. CHƯƠNG III PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG V QUAN HÀ Ệ CÔNG TẤC CỦA HỘI ĐỒNG Điều 10. Các Uý viên Hội đồng công tác dưới hình thức kiêm nhiệm và hoạt động mang tính cá nhân nhà Khoa học, không dại diện cho các đơn vị hoặc tổ chức mình công tác . Điều 11. Hội đồng họp toàn thể một năm 2 lần (vào quý I hàng năm để tổng kết hoạt động năm trước và quý III hàng năm để xác định phương hướng, nhiệm vụ năm tới). Hội đồng được sử đụng thời gian chính quyền để tổ chức các kỳ họp. Khi cần thiết Hội đồng có thể họp bất thường. Điều 12. Các phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên chính thức của Hội đồng tham dự. Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể tổ chức họp mờ rộng với sự tham gia của các đại biểu chính quyền, tổ chức Đảng, đoàn thể. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, đại biểu của một số cơ quan, đơn vị Trung ương, địa phương và các chuyên gia. Các đại biểu, chuyên gia được mời tham dự không tham gia biểu quyết và những vấn đề của Hội đồng. Điều 13. Phương thức làm việc của Hội đồng là nêu vấn đề, thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến đa số. Việc biểu quyết công khai, bỏ phiếu kín hay cho điểm để lấy ý kiến đa số sẽ do toàn thể thành viên Hội đồng quyết định. Ý kiến chung của Hội đồng là ý kiến được ít nhất l/2 tổng số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp kết quả biếu quyết, bỏ phiếu kín hay cho điểm ngang nhau thì ý kiến quyết định của Hội đồng thuộc bên có ý kiến của người chủ trì phiên họp. Ý kiến bằng văn bản của các thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo. Điều 14. Văn phòng của Hội đồng đặt tại Sở KH&CN, Hội đồng được phép sử dụng con dấu của Sở KH&CN trong công tác. Kinh phí hoạt động của Hội đồng được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN của tỉnh. Nội dung chi cho hoạt động của Hội đồng gồm: Chi thù lao cho các buổi họp của Hội đồng, chi cho việc chuẩn bị tài liệu, tư liệu và các điều kiện làm việc của Hội đồng, chi phí đi lại: lưu trú và công tác phí cho các thành viên Hội đồng khi được mời tham dự các phiên họp Hội đồng hoặc đi khảo sát thực tế và các khoản chi khác theo chế độ hiện hành (nếu có). Mức chi được thực hiện theo quy định tại thông tư 45/TTLT/BTC-BKHCNMT ngày 18/6/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ KH&CN) về việc hướng dẫn một số chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ KH&CN và các chế độ khác quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Điều 15. Hội đồng có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của quy chế này trong trường hợp cần thiết và phải được trên 2/3 thành viên Hội đồng đồng ý. CHƯƠNG VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 16. Quy chế này được thực hiện trong nhiệm kỳ 2006 - 2010 của Hội đồng khoa học tỉnh. Sở Khoa nọc và Công nghệ có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện quy chế này. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với qui chế này đều bãi bỏ. . GỢI Ý MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG COI THI KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2009 Nghiên cứu kỹ Quy chế thi ban hành theoThông. là những gợi ý một số kỹ năng cơ bản điều hành hội đồng coi thi để các đồng chí Chủ tịch Hội đồng coi thi tham khảo. 1. Tiếp nhận Quyết định thành lập

Ngày đăng: 15/09/2013, 02:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w