Giáo án minh họa môn Toán được soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bài soạn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các thầy cô..........................................................................................................................................................................................................................................
Trang 1GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Bài 4: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3
I MỤC TIÊU:
- Chỉ đúng các biểu tượng trực quan về phép trừ Lập được các phép trừ trong phạm vi 3 thông qua tranh, vật mẫu
- Nói được kết quả của phép trừ bằng ngôn ngữ thông thường và ngôn ngữ toán học
Thao tác được các bước thực hiện được các phép trừ trong phạm vi 3 theo hàng ngang và theo cột dọc Viết lại được các phép trừ trong phạm vi 3
- Vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển năng lực tư duy và suy
luận, năng lực giai tiếp toán học
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Vật thật, phiếu ghi các phép tính và các kết quả, tranh vẽ
- HS: SGK, bộ thực hành
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Hoạt động khởi động:
Trò chơi: “Nối với số đúng” 1 phép tính
2
1 + 2
1 + 1
1 + 2
4
3
Trang 2- HS/ GV nhận xét.
2 Hoạt động khám phá: 3 - =
Giới thiệu bài:
- GV đưa ra bài toán ( sử dụng vật thật): “Cô có 2 quả bóng , cô lấy đi 1 quả bóng Hỏi cô còn lại mấy quả bóng”
- Để giải được câu hỏi này, cô và các em cùng đi vào bài học ngày hôm nay “Phép trừ trong phạm vi 3”
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phép trừ
- GV đặt câu hỏi gợi ý giải quyết câu hỏi trên:
+ Ban đầu cô có mấy quả bóng?
+ Cô lấy đi mấy quả bóng?
+ Vậy 2 quả bóng lấy đi 1 quả bóng còn mấy quả bóng?
- HS quan sát và trả lời: 2 quả bóng lấy đi 1 quả bóng còn 1 quả bóng
- GVHD học sinh ghi phép tính bằng kí hiệu: Ta viết " 2 lấy 1 còn 1" như sau:
2 - 1 = 1
đọc là “ hai trừ một bằng một”
- Giáo viên giới thiệu dấu " - " và phép trừ: Khi chúng ta lấy đi, bớt đi, cho đi tức là chúng ta đang thực hiện phép trừ
- Hướng dẫn HS lập phép trừ 2 - 1 = 1 bằng bộ số
- HS gài phép tính 2 – 1 = 1 trên bảng gài
Hoạt động 2: Hình thành bảng trừ trong phạm vi 3.
Hình thành phép tính 3 – 1 = 2
Trang 3- GV nêu câu hỏi: " Lúc đầu, trên cành có 3 con chim , 1 con chim bay đi Hỏi còn lại mấy con chim ?”
- HS trả lời bằng ngôn ngữ thông thường: " 3 con chim, 1 con chim bay đi còn lại 2 con chim "
- GV hướng dẫn học sinh viết: 3 - 2 = 1 và cho HS đọc
Hình thành phép tính 3 - 2 = 1
- GV nêu câu hỏi: " Lúc đầu, có 3 con bướm , 2 con bướm bay đi Hỏi còn lại mấy con bướm ?”
- Học sinh trả lời bằng ngôn ngữ thông thường: " " Có 3 con bướm , 2 con bướm bay đi, còn lại 1 con bướm ?”
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phép tính : 3 - 2 = 1
- HS viết phép tính vào bảng con: 3 – 2 = 1 và đọc lại phép tính đó
Hoạt động 3:Tìm hiểu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Giáo viên cho HS nhận xét hai phép tính 2 + 1 = 3 và 3 - 1= 2 "Em có nhận xét gì
về phép tính 2 + 1= 3 và 3 - 2 = 1 ?"
Trang 4- Tương tự với phép tính 1 + 2 = 3 và phép tính 3 - 2 = 1: " Em có nhận xét gì về phép tính 1 + 2 = 3 và 3 - 2 = 1
-> Phép trừ là phép tính ngược lại của phép cộng
3 Hoạt động thực hành:
Hoạt động 1:
- GV chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm 3 bức tranh, thảo luận nhóm và dùng thẻ số để ghi phép tính tương ứng
- HS quan sát tranh, trao đổi nhóm và dùng thẻ số để ghi phép tính tương ứng
2 – 1 = 1 3 – 1 = 2 3 – 2 = 1
- GV theo dõi, giúp đỡ
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính phép tính cộng theo hàng dọc
- GV: Cách đặt phép tính trừ theo hàng dọc cũng tương tự như cách đặt phép tính cộng theo hàng dọc: Các số phải thẳng hàng, dấu " - " viết phía bên trái và nằm giữa hai số
- GV yêu cầu học sinh thực hiện phép tính ở hoạt động 1 theo hàng ngang và hàng dọc
Trang 5- HS làm bài cá nhân.
- HS đọc bài
- Giáo viên nhận xét và kết luận:
2 - 1 = 3 - 1 = 3 - 2 =
1
2
1
3
2
3
1 2 1
4 Hoạt động vận dụng:
- Giáo viên cùng học sinh đặt đề toán cho tranh: " Ban đầu có 3 con chim đậu trên cành, 2 con chim bay đi Hỏi còn mấy con chim đậu trên cành? "
- Giáo viên chia nhóm học sinh, yêu cầu mỗi nhóm đặt đề toán và viết phép tính
Trang 6
- Sau hai phút suy nghĩ , đại diện các nhóm trình bày đề toán và phép tính
- Học sinh nhận xét, giáo viên kết luận
Trang 7
TOÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN ( Lớp 1 )
I Mục tiêu
1.Kiến thức: - Phát hiện và nêu đúng tên hình vuông, hình tròn
2 Kĩ năng:
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật
- HS biết làm bài tập GV nêu ra
3 Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu thích môn Toán
4 Năng lực:
- Năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết các vấn đề
- Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học
- Năng lực tư duy và lập luận toán học
II Chuẩn bị
1 Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: SGK, các phiếu học tập
1 số hình vuông, hình tròn ( gỗ, nhựa) có màu sắc, kích cỡ khác nhau
- 1 số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn
- Học sinh: SGK, sáp màu, bộ đồ dùng Toán có các hình vuông và hình tròn
2 Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trò chơi
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân
III Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 HĐ khởi động: (3 phút)
* Mục tiêu: - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào
bài mới và kết nối bài
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp Tổ chức
trò chơi
* Hình thức : Hoạt động cả lớp
* Cách chơi: - Cho HS hát bài “ Quả ’’
- GV nhận xét, giới thiệu vào bài, ghi tên bài:
Hình vuông, hình tròn
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài
2 Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 15
phút)
a/ Hoạt động 1: Nhận biết hình vuông:
* Mục tiêu :
- HS phát hiện và nêu đúng tên của Hình vuông
- HS hát
Trang 8* Phương pháp: phương pháp quan sát, phương
pháp thực hành luyện tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút
* Hình thức dạy học : cá nhân
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, nhóm, chia
sẻ trước lớp
- Đính 1 hình vuông lên bảng và hỏi: “Các em có
biết đây là hình gì không ?”
- GV đính các hình vuông ở các vị trí đứng, thẳng,
nghiêng, lệch và các kích cỡ,
màu sắc khác nhau để HS nhận biết được
hình vuông và hỏi: Đây là hình gì?
- Yêu cầu h/s tìm lấy hình vuông trong hộp đồ
dùng của mình đặt lên bàn
a/ Hoạt động 1: Nhận biết hình tròn:
* Mục tiêu :
- HS nhận ra và nêu đúng tên của Hình tròn
* Phương pháp: phương pháp quan sát, phương
pháp thực hành luyện tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút
* Hình thức dạy học : cá nhân
*Cách tiến hành:
- Đính 1 hình tròn lên bảng
- Hỏi: Đây là hình gì?
- GV đính các hình tròn ở các vị trí đứng, thẳng,
nghiêng, lệch và các kích cỡ, màu sắc khác nhau
để HS nhận biết được hình vuông và hỏi: Đây là
hình gì?
- Yêu cầu h/s tìm lấy hình tròn của mình trong
hộp đồ dùng đặt lên bàn
- Nhận xét
* Em tìm xem những đồ vật trong phòng học của
mình có vật nào có dạng hình tròn (hình vuông)
c Hoạt động 3 : Làm việc với tranh ảnh: (5
phút).
* Mục tiêu:
- HS nhận dạng và nêu đúng tên của hình
vuông, hình tròn qua tranh vẽ
- 1 HS trả lời: hình vuông
- 1 HS trả lời: hình vuông
- HS khác nhận xét
- Lấy hình vuông đặt lên bàn
- Quan sát trả lời:
- 1 HS trả lời: hình tròn
- HS khác nhận xét
- 1 HS trả lời: hình vuông
- HS khác nhận xét
- Lấy hình tròn đặt lên bàn
- HS tự tìm và chỉ vật có dạng hình tròn (hình vuông)
- Viên gạch hoa, khung sắt bao phía ngoài quạt điện cây
Trang 9* Phương pháp: Phương pháp quan sát.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút
* Hình thức dạy học : Hoạt động nhóm
* Cách tiến hành : GV treo tranh vẽ hình vuông,
hình tròn, cho HS quan sát, thảo luận nhóm đôi
và chia sẻ trước lớp gọi tên được các hình có
trong tranh
- GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng
- GV kết luận
3 Hoạt động thực hành: ( 15 phút)
* Mục tiêu :
- HS phát hiện và tô đúng hình vuông, hình tròn,
thực hành gấp hình
* Phương pháp: phương pháp quan sát, phương
pháp thực hành luyện tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút
* Hình thức dạy học : cá nhân.
- Cách tiến hành: HS làm các bài tập
Bài 1:
-Treo bảng phụ có vẽ các hình và phát cho HS
phiếu học tập có in các hình khác nhau hướng
dẫn h/s chỉ tô màu vào hình vuông
- GV theo dõi, giúp đỡ cho h/s tô màu chính xác
- GV nhận xét sửa lỗi
Bài 2:
- Treo bảng phụ đã vẽ sẵn vẽ các hình và phát cho
HS phiếu học tập có in các hình khác nhau, hướng
dẫn h/s chỉ tô màu vào hình tròn
- GV nhận xét
Bài 3:
- Hướng dẫn h/s dùng màu khác nhau để tô vào
hình vuông, hình tròn trong cùng một hình vẽ
- Nhận xét, sửa lỗi
Bài 4:
- Hướng dẫn h/s dùng mảnh giấy có dạng như
hình 1, hình 2, như SGK rồi gấp hình vuông
chồng lên nhau như các hình dưới đây:
động
- HS thực hiên
- HS nêu yêu cầu
- HS sinh tự làm bài cá nhân vào phiếu học tập
-1 HS lên bảng chữa bài
- Cả lớp nhận xét
- Tự làm bài
- HS sinh tự làm bài cá nhân vào phiếu học tập
-1 HS lên bảng chữa
- Lớp nhận xét
- HS tự làm bài trên phiếu
- Đổi phiếu kiểm tra bài
- Nhận xét bài bạn
- Tập gấp hình
Trang 10vận dụng: ( 3 phút)
* Mục tiêu : Phát hiện chính xác hình vuông, hình
tròn từ các vật thật
* Phương pháp: phương pháp quan sát, phương
pháp tổ chức trò chơi
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút
* Hình thức dạy học : Hoạt động nhóm
*Trò chơi: “ Ai nhanh nhất”
- GV đặt nhiều đồ vật có hình dạng khác nhau rồi
cho h/s tìm xem vật nào có dạng hình vuông, vật
nào có dạng hình tròn thì bỏ sang một bên ( 2
đội ) Đội nào tìm được nhiều hình hơn thì đội đó
thắng cuộc
- Nhận xét, tuyên dương
- Về nhà, tự tìm những vật nào có dạng hình tròn,
hình vuông trong gia đình
- Tiến hành trò chơi
- Lắng nghe
GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS
(Lớp 2)
Trang 11Toán TÌM SỐ TRỪ
I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức: HS biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu
2 Kĩ năng: Củng cố cách tìm một thành phần của phép trừ khi biết hai thành phần còn lại
3 Thái độ: Vận dụng cách tìm số trừ vào giải bài toán
4 Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tư duy sáng tạo trong việc giải toán; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học
5 Định hướng phát triển phẩm chất: Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy; Tính chính xác, kiên trì
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK; thẻ chữ số và thẻ dấu trừ, dấu bằng; bảng phụ
- HS: SGK
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 HĐ 1: Mở đầu (Khởi động)
Trời chơi: “Ai nhanh, ai đúng”?
- Các chơi: Mỗi dãy bàn cử ra một
nhóm có 05 người
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm 5 thẻ
chữ số, 1 thẻ dấu “=”, 01 thẻ dấu “–”
các thẻ số (mỗi em 01 thể sao cho mỗi
thẻ số đó có mỗi liên hệ đúng bằng
phép trừ, ví dụ các số 10, 6, 4 để ta có
phép trừ 10 – 6 = 4)
- Tuyên dương đội thắng cuộc
- Giới thiệu bài: Tìm số trừ
- Tổ trưởng 3 tổ cử 5 bạn tham gia trò chơi
- Nhận thẻ và tham gia chơi
- HS nghe
2 HĐ 2: Hình thành cách tìm số trừ
Ví dụ 1: 8 – 3 = 5
- Viết lên bảng các phép tính
8 – 3 = 5
- Mời đại diện một số nhóm trả lời
- Số bị trừ đứng trước dấu trừ, số trừ
sau dấu trừ …
- Tìm số thích hợp viết vào chỗ dấu
HS làm việc theo nhóm đôi
- Trao đổi với nhau về các thành phần
có trong phép tính (Số bị trừ, số trừ, hiệu)
- Đại diện nhóm trả lời (Số bị trừ, số trừ, hiệu)
- HS làm việc cá nhân
Trang 123 = 8 - …
- Nhận xét các số 3, 8, 5 thuộc thành
phần gì trong phép tính trên
- Vậy số bị trừ sẽ bằng gì?
Kết luận: Số trừ bằng số bị trừ trừ đi
hiệu
3 = 8 – 5
- 8 là số bị trừ, 3 là số trừ, 5 là hiệu
- Số trừ bằng số bị trừ trừ đi hiệu
- Nhiều học sinh nhắc lại
Ví dụ 2:
- Chỉ ra số bị trừ, số trừ và hiệu trong
phép trừ sau?
10 – x = 6
- Để tìm số trừ chưa biết x ta làm thế
nào?
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
- Một số học sinh nhắc lại
- Nói với bạn bên cạnh cách tìm số trừ
trong các phép tính sau:
10 – x = 8; 7 – x = 2
- Mời 1 nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét
- HS trao đổi nhóm đôi
- HS làm bài vào vở (vừa đọc nhẩm vừa viết phép tính)
10 – x = 6
x = 10 – 6
x = 4
- HS thảo luận nhóm 4 (Đại diện nhóm trả lời)
- Viết vào vở: Muốn tìm số trừ ta lấy
bị trừ trừ đi hiệu
- Học sinh nhắc lại + học thuộc lòng
- Trao đổi nhóm đôi
- 1 nhóm trình bày, 1 nhóm nhận xét
3 HĐ 3: Luyện tập
1 Làm bài tập 1: Tìm x:
a) 32 – x = 14
b) 15 – x = 8
- Thành phần của x trong phép trừ
trên là gì?
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài, lớp làm
ra nháp
- x là số trừ
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ
đi hiệu
- 2 em lên bảng, lớp làm ra nháp
Trang 13- Gọi HS nhận xét, GV kết luận.
- Y/c lớp đổi nháp kiểm tra bài trong
bàn
4 HĐ 4: Vận dụng
2 Bài tập ứng dụng: Mẹ mua 25 quả
cam, mẹ đã đã đưa cho ông bà một số
quả cam, còn lại 12 quả Hỏi mẹ đã
đưa cho ông bà bao nhiêu quả?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm số quả cam mẹ đã đưa cho
ông bà ta làm như thế nào?
- Y/c học sinh làm vào vở, 1 HS làm
bảng phụ
- Nhận xét một số bài
5 Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách tìm số trừ?
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét bạn trên bảng
- Đổi nháp, kiểm tra bài
- HS đọc đề
- 2 HS trả lời
- HS nêu các làm
- Treo bảng phụ
- HS nhận xét bài bạn, chữa bài
- 2, 3 học sinh nêu
- Nghe và thực hiện
Môn: Toán - Lớp 1
BÀI: HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC
Trang 14A Mục tiêu
- Phát hiện và tìm ra được đâu là hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân và vật thật
- Quan sát, nhận xét và gọi tên hình vuông, hình chữ nhật, hình nhật, hình tam giác qua đồ dùng học tập cá nhân và vật thật Ghép hình, tô màu vào hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác
- Phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học
- Rèn luyện trí tưởng tượng, chăm chỉ trong học tập
B Đồ dùng dạy học
- GV: Các hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác kích thước khác nhau Tranh vẽ
- HS: SGK, bộ thực hành, bút màu, kéo, giấy màu, giấy nháp
C Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Khởi động
+ Chia nhóm 4.
+ Giao cho mỗi nhóm các hình rời (hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác) và một bức tranh gồm các hình vẽ có kích thước bằng đúng các hình rời + Yêu cầu HS gắn các hình rời vào bức tranh để hoàn chỉnh bức tranh
+ Trưng bày sản phẩm nhóm
2 Hoạt động 2: Khám phá
- Yêu cầu các nhóm phân loại các nhóm hình có trong bức tranh ở Hoạt động khởi động
- Đại diện các nhóm trình bày: Nêu sự khác biệt giữa các hình để rút ra đặc điểm cơ bản của mỗi hình
- Nhận xét, tổng hợp kết quả
3 Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Bài tập 1:
. .
Trang 15- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”: GV nêu tên hình, yêu cầu HS lấy đúng hình và giơ lên
- Cho HS đọc tên các hình tìm được (cá nhân, tổ, cả lớp)
- Nhận xét, tuyên dương HS
Bài tập 2:
- Tổ chức cho các nhóm (nhóm 4) tô màu các hình có ở bức tranh ở Hoạt động khởi động, trong đó: hình vuông tô màu vàng, hình chữ nhật tô màu xanh, hình tròn tô màu đỏ, hình tam giác tô màu hồng
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
4 Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
- Cho HS nối tiếp tìm và nêu các đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác mà em biết
- Nhận xét, khen ngợi HS
Toán TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I Mục tiêu: