1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

34 304 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 293 KB

Nội dung

Mô tả quá trình tiêu hóa: Giai đoạn 1: Thức ăn được lấy vào cơ thể theo hình thức nhập bào. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong. Giai đoạn 2: Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hoá, sau đó tiết enzim tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Giai đoạn 3: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA:

CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

Tác giả chuyên đề: ………

Chức vụ: ……….

Đơn vị công tác: ………

Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Học sinh lớp 11 và ôn thi lớp 12

Dự kiến số tiết bồi dưỡng: (8 tiết)

BÀI 1 TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (2 TIẾT)

A HỆ THỐNG LÍ THUYẾT

I Khái niệm tiêu hoá

- Tiêu hoá là biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản

mà cơ thể hấp thụ được

- Có 2 hình thức: tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào

II Tiêu hóa ở các nhóm động vật

1 Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

- Đại diện: ĐV đơn bào (trùng roi, trùng giày…)

- Mô tả quá trình tiêu hóa:

Giai đoạn 1: Thức ăn được lấy vào cơ thể theo hình thức nhập bào Màng tế bào lõmdần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong

Giai đoạn 2: Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hoá, sau đó tiết enzim tiêu hóa Cácenzim của lizôxôm vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạpthành các chất dinh dưỡng đơn giản

Giai đoạn 3: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu từ không bào tiêu hoá vào tếbào chất Riêng phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi

tế bào theo kiểu xuất bào

* Nhận xét về quá trình tiêu hóa ở động vật đơn bào

- Thức ăn được thu nhận bằng hình thức nhập bào

- Thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá – tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bêntrong tế bào) nhờ các enzim thủy phân chứa trong lizoxom -> Tiêu hoá hoá học

- Chất dinh dưỡng được hấp thụ, chất thải được đưa ra ngoài bằng cách xuất bào

2 Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá

- Đại diện: Ruột khoang, giun dẹp

- Túi tiêu hóa: được cấu tạo từ nhiều TB, có 1 lỗ thông với môi trường bên ngoài, trênthành túi có nhiều TB tuyến

Trang 2

- Động vật có túi tiêu hoá: Tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn động vật đơnbào

3 Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hóa

- Động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá

- Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, có 2 cửa là miệng và hậumôn Thức ăn được di chuyển dọc ống theo 1 chiều, được biến đổi (cơ học và hóa học)

và hấp thu chất dinh dưỡng theo từng bước

- Hình thức: chủ yếu là tiêu hóa ngoại bào, đôi khi có tiêu hóa nội bào (ở các tế bàobiểu mô ruột đối với các phần tử thức ăn đã được biến đổi thành những phần tương đốiđơn giản như tripeptit, đipeptit…)

* Qúa trình tiêu hóa trong các bộ phận của ống tiêu hóa

STT Bộ Phận Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học

1 Miệng Tiêu hoá cơ học là chủ yếu:

Nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viênthức ăn

Tiết nước bọt, hoạt động củaenzim amilaza biến đổi

một phần tinh bột thành đườngmantôzơ

3 Dạ dày Tiêu hoá cơ học là chủ yếu: Co

bóp, nhào trộn thức ăn với dịch

vị, đẩy thức ăn xuống ruột

Tiết enzim pepsin biến đổiprôtêin ở mức độ nhất định

non

Tạo lực đẩy thức ăn dần xuốngcác phần tiếp theo của ruột, giúpthức ăn thấm đều dịch mật, dịchtuỵ, dịch ruột…

Quá trình tiêu hoá hoá học là chủyếu, có đủ loại enzim do tuyếntiêu hoá tiết ra đổ vào ruột non(tuyến tuỵ, tuyến ruột) → biếnđổi tất cả các loại thức ăn (gluxit.Lipit, prôtêin) thành các chấtdinh dưỡng có thể hấp thụ được(đường đơn, glixêrin và axit béo,axit amin)

5 Ruột già Tái hấp thụ nước, cô đặc chất bã tạo thành phân

* Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

- Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau thì ống tiêu hoá cũng biến đổi thích nghi với

Trang 3

Răng - Răng cửa hình chêm để lấy thịt ra

khỏi xương

- Răng nanh nhọn và dài dùng để

cắm vào con mồi và giữ mồi cho

- Răng cạnh hàm và răng hàm pháttriển,dùng để nghiền nát cỏ khi độngvật nhai

Dạ dày - Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi

là dạ dày đơn

- Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá

học giống như trong dạ dày người

(Dạ dày co bóp để làm nhuyễn thức

ăn và làm thức ăn trộn đều với dịch

vị Enzim pepsin thuỷ phân prôtêin

thành các peptit)

- Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn (1 túi)

- Dạ dày trâu bò có 4 túi Ba túi đầutiên là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách Túithứ tư là dạ múi khế Dạ cỏ là nơi lưutrữ, làm mềm thức ăn khô và lên men.Trong dạ cỏ có rất nhiều vi sinh vậttiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinhdưỡng khác

- Dạ tổ ong và dạ lá sách giúp hấp thụlại nước

- Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêuhoá prôtêin có trong dạ cỏ và vi sinhvật từ dạ cỏ xuống Bản thân vi sinhvật cũng là nguồn cung cấp prôtêinquan trọng cho động vật

Ruột non - Ruột non ngắn hơn nhiều so với

ruột non của động vật ăn thực vật

- Các chất dinh dưỡng được tiêu

hoá hóa học và hấp thụ trong ruột

non giống như ở người

- Ruột non có thể dài vài chục mét vàdài hơn rất nhiều so với ruột non củađộng vật ăn thịt

- Các chất dinh dưỡng được tiêu hoáhoá học và hấp thụ trong ruột nongiống như ở người

Manh

tràng

Không phát triển và không có chức

năng tiêu hoá thức ăn

Manh tràng rất phát triển và có nhiều

vi sinh vật sống cộng sinh tiếp tục tiếptục tiêu hoá xenlulôzơ và các chấtdinh dưỡng có trong tế bào thực vật.Các chất dinh dưỡng đơn giản đượchấp thụ qua thành manh tràng

* LƯU Ý:

* Ở động vật ăn thực vật có dạ dày 4 ngăn (trâu bò)

- Động tác nhai lại ở động vật có tác dụng:

Trang 4

+ Nghiền nát thức ăn, phá vỡ thành xenlulôzo của TB TV-> tạo điều kiện cho tiêu hóathức ăn trong dạ dày và ruột non

+ Làm tăng tiết nước bọt -> tạo môi trường ẩm và kiềm trong dạ cỏ để VSV hoạt độngthuận lợi

+ Thức ăn -> dạ cỏ -> dạ tổ ong -> thực quản -> miệng (nhai lại) -> dạ lá sách -> dạmúi khế

* Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn (ngựa, động vật gặm nhấm)

- Nhai kĩ hơn lần nhai đầu của ĐV nhai lại

- Manh tràng rất phát triển, chứa các VSV cộng sinh để biến đổi xenlulozo

- Ở thỏ và 1 số gặm nhấm: trong lần tiêu hóa đầu, 1 số phụ phẩm bổ dưỡng của quátrình lên men do vi khuẩn trong ruột già bị mất theo phân (phân có màu xanh) Do đó,thỏ và 1 số gặm nhấm thu hồi chất dinh dưỡng này bằng cách ăn phân -> tiêu hóa lần

2 Phân bị đào thải sau khi thức ăn đã qua bộ máy tiêu hóa lần 2 không được ăn lại(Phân có màu đen)

* Chim ăn hạt và gia cầm

- Không có răng nên mổ hạt và nuốt ngay -> tích trữ đầy diều để tiêu hóa dần

- Trong diều không có dịch tiêu hóa mà chỉ có dịch nhầy để làm trơn và mềm thức ăn

- Thức ăn được chuyển từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ:

+ Dạ dày tuyến: tiết dịch tiêu hóa

+ Dạ dày cơ (mề): lớp cơ khỏe và chắc giúp nghiền nát các hạt đã thấm dịch tiêu hóa

- Thức ăn được biến đổi 1 phần sau đó được chuyển xuống ruột Ở ruột, thức ăn đượcbiến đổi nhờ các enzim có trong dịch tiêu hóa tiết ra từ các tuyến gan, tuyến tụy, tuyếnruột

B HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

1 Bài tập ở mức độ nhận biết

Câu 1 Nhóm động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa?

A Trùng giày, trùng biến hình B Thủy tức, giun đất

C Trùng giày, châu chấu D Giun đất, châu chấu

Câu 2 Nhóm động vật nào sau đây có túi tiêu hóa?

A Trùng giày, trùng biến hình B Thủy tức, san hô

C Trùng giày, châu chấu D Giun đất, châu chấu

Câu 3: Nhóm động vật nào sau đây có ống tiêu hóa?

A Trùng giày, thủy tức B Giun đất, châu chấu.

C Thủy tức, giun đất D Gà, trùng giày.

Câu 4 Ở động vật ngành ruột khoang, thức ăn được tiêu hóa theo hình thức

A tiêu hóa ngoại bào

B tiêu hóa nội bào

C tiêu hóa ngoại bào kết hợp với tiêu hóa nội bào

D chủ yếu tiêu hóa nội bào, một số tiêu hóa nội bào

Câu 5 Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có một ngăn ?

A Trâu, bò, cừu, dê B Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê

C Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò C Ngựa, thỏ, chuột

Trang 5

2 Bài tập ở mức độ thông hiểu

Câu 1 Chọn câu trả lời đúng khi nói về tiêu hóa xenlulôzơ Trong ống tiêu hóa của

động vật nhailại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật

A Không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày

B Được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ông tiếu hóa.

C Được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày

D Được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản

Câu 2 Bộ phận nào sau đây được coi là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?

A Dạ cỏ B Dạ tổ ong C Dạ múi khế D Dạ lá sách

Câu 3 Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở

A miệng B dạ dày C ruột non D ruột già

Câu 4 Quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa chủ yếu diễn ra như thế nào?

A Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh

dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản

B Thức ăn được tiêu hóa nội bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

C Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ (enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi) và nội bào

D Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi

Câu 5 Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người diễn ra ở :

A Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già

B Miệng, dạ dày, ruột non

Câu 2 Cho các phát biểu sau:

I Động vật có túi tiêu hóa có thể ăn được nguyên cả con mồi

II Trùng Amip phải nhờ enzim của lizoxom phân giải thức ăn

III Động vật không có cơ quan tiêu hóa thì không tiêu hóa ngoại bào

IV Sứa có thể tiêu hóa cơ học nhờ sự co bóp của thành túi tiêu hóa

Trang 6

Số phát biểu có nội dung đúng là

Câu 3 Thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn vì:

A Thức ăn nghèo chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa nên phải ăn số lượng thức ăn lớnmới đáp ứng được nhu cầu cơ thể

B Cơ thể động vật ăn thực vật thường lớn, dạ dày to

C Thành phần thức ăn chủ yếu là xenlulô khó tiêu hóa

D Thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, nhiều các vitamin

Câu 4 Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Ở chim, ống tiêu hóa có thêm dạ dày cơ (mề) giúp nghiền nát thức ăn

B Ở động vật có túi tiêu hóa thức ăn chỉ được tiêu hóa hóa học

C Tất cả thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn

D Ở giun đât và côn trùng, ống tiêu hóa có diều là nơi chứa và làm mềm thức ăn

Câu 5 Các lông ruột và lông cực nhỏ nằm trên các nếp gấp của niêm mạc ruột có tác

dụng

A làm tăng nhu động ruột

B tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa hóa học

C tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa cơ học

Câu 2 Cho những chất sau: Vitamin, Nước, Glucôzơ,Tinh bột, Axitamin, Lipit

Số chất được biến đổi qua hoạt động tiêu hóa là:

Câu 3 Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào là:

I Tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào

II Tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa thức ăn xảy ra bên trong của tế bào Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim do lizôxôm cung cấpIII Tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn ở bên ngoài tế bào, thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa

IV Tiêu hóa ngoại bào là sự tiêu hóa xảy ra bên ngoài tế bào ở các loài động vật bậc cao

Câu 4 Khi nói về sự tiến hóa của hoạt động tiêu hóa ở động vật, có bao nhiêu phát

biểu sau đây đúng?

(1) Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp

(2) Cấu tạo cơ quan tiêu hóa ngày càng đơn giản

Trang 7

(3) Sự chuyên hóa về chức năng ngày càng rõ rệt.

(4) Hình thức tiêu hóa tiến hóa từ tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào

(5) Một số cơ quan, bộ phận ngày càng tiêu giảm như cá có răng còn chim không córăng, ruột tịt không phát triển ở người

Câu 5 Chiều hướng tiến hóa của của các hình thức tiêu hoá ở động vật:

A Tiêu hoá nội bào  Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào  tiêu hoá ngoại bào

B Tiêu hoá ngoại bào  Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào  tiêu hoá nội bào

C Tiêu hoá nội bào  tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào

D Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào  Tiêu hoá nội bào  tiêu hoá ngoại bào

- Diễn ra trong không bào tiêu hóa của tế

bào

- Diễn ra bên ngoài tế bào nhưng vẫn ởbên trong cơ thể sinh vật

- Chỉ có biến đổi hóa học mà không có

biến đổi cơ học

- Ngoài biến đổi hóa học còn có biến đổi

- Là hình thức tiêu hóa của động vật đơn

bào và một số động vật đa bào bậc thấp

chưa có cơ quan tiêu hóa

- là hình thức tiêu hóa của động vật đa bào

đã có cơ quan tiêu hóa

* Có sự khác nhau này là do đặc điểm cấu tạo của cơ thể sinh vật

- Ở động vật đơn bào và động vật đa bào bậc thấp chưa có cơ quan tiêu hóa thì chúngchỉ có thể tiêu hóa nội bào chứ không thể tiêu hóa ngoại bào Vì nếu chúng tiêu hóangoại bào thì khi tiết enzim ra ngoài môi trường làm hòa loãng enzim làm cho quátrình tiêu hóa không thực hiện được

- Động vật có cơ quan tiêu hóa thì chúng tiết enzim vào cơ quan tiêu hóa và thực hiệnbiến đổi thức ăn tại cơ quan này (Cho nên mặc dầu gọi là tiêu hóa ngoại bào nhưngvẫn diễn ra trong cơ thể sinh vât; chỉ ở ngoài tế bào mà thôi)

Câu 2 Ống tiêu hóa phân hóa thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì?

Trang 8

Câu 3 Nêu ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa?

Câu 4 Nêu chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa của động vật?

Trả lời:

- Từ tiêu hóa nội bào > Tiêu hóa vừa nội bào vừa ngoại bào > Tiêu hóa ngoại bào

- Từ cơ thể đơn bào > Cơ thể đa bào bậc thấp > Cơ thể đa bào bậc cao

- Cấu tạo ngày càng phức tạp từ chưa có cơ quan tiêu hóa > Túi tiêu hóa > Ống tiêuhóa

- Từ tiêu hóa thức ăn có kích thước thức ăn nhỏ > Kích thước thức ăn lớn > kíchthước thức ăn lớn hơn

- Sự chuyên hoá về chức năng ngày càng rõ rệt Sự chuyên hoá cao của các bộ phậncủa ống tiêu hoá làm tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn

Câu 5 Đặc điểm cấu tạo phù hớp với chức năng tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.

Trả lời: Theo phần lí thuyết

2 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

NHẬN BIẾT

Câu 1 Tiêu hóa là quá trình

A biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP.

B biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể

C biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

D làm thay đổi thức ăn thành các chất hữu cơ

Câu 2 Ở người thức ăn vào miệng rồi lần lượt qua các bộ phận:

A Miệng → Thực quản → Ruột non → Ruột già → Dạ dày

B Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già

C Miệng → Dạ dày → Thực quản → Ruột non → Ruột già

D Miệng → Thực quản → Ruột non → Dạ dày → Ruột già

Câu 3 Nhóm động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A Bò, cừu B Ngựa, thỏ C Thỏ, cừu D Trâu, gà

Câu 4 Dưới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào:

(1) Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất,chất thải được đưa ra khỏi tế bào bằng cách xuất bào

(2) Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong

Trang 9

(3) Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa, các enzim của lizôxôm vào không bào tiêuhóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất đơn giản.

Trình tự của quá trình tiêu hóa thức ăn ở nhóm động vật này là

Câu 6 Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ múi khế diễn ra như thế nào?

A Tiết pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ

B Hấp thụ bớt nước trong thức ăn

C Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào

và tiết ra enzim tiêu hóa xenllulôzơ

D Thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại

Câu 7 Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức

A tiêu hóa nội bào B tiêu hóa ngoại bào và nội bào

C túi tiêu hóa D tiêu hóa ngoại bào

Câu 8 Quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá là:

A Tế bào trên thành túi tiết enzym vào khoang tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn thành các chất đơn giản

B Tế bào trên thành túi tiết enzym tiêu hoá ngoại bào sau đó các chất dinh dưỡng tiêu hoá dang dở tiếp tục được tiêu hoá nội bào

C Thức ăn được đưa vào từng tế bào của cơ thể rồi tiết enzym tiêu hoá nội bào

D Thức ăn được tiêu hoá nội bào rồi tiếp tục được tiêu hoá ngoại bào

THÔNG HIỂU

Câu 9 Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở cơ quan

A thực quản B ruột già C ruột non D dạ dày

Câu 10 Điểm khác nhau giữa quá trình tiêu hoá ở Trùng giày và quá trình tiêu hoá ở

Thuỷ tức:

A Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào

B Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào rồi trao đổi qua màng vào cơ thể

Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá nội bào thành các chất đơn giản, dễ sử dụng

C Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thành các chất đơn giản hơn rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoáthành những chất đơn giản, dễ sử dụng

D Ở Trùng giày, thức ăn được tiêu hoá trong túi tiêu hoá thành những phần nhỏ rồi tiếp tục được tiêu hoá nội bào Ở Thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá - tiêu hoá nội bào

Trang 10

IV Thú ăn thịt manh trang không có chức năng tiêu hóa thức ăn.

A I, III, IV B I, II, IV C II, III, IV D II, IV

Câu 12 Tại sao người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày, vẫn xảy ra quá trình biến đỏi thức

ăn?

A Cả (1), (2), (3) đều đúng

B Vì ruột chứa hai loại dịch tiêu hóa quan trọng là dịch tụy và dịch ruột (2)

C Vì ruột là cơ quan tiêu hóa chủ yếu (1)

D Vì dịch tụy và dịch ruột có đầy đủ các enzim mạnh để tiêu hóa gluxit, lipit, và prôtit (3)

Câu 13 Trong mề gà (dạ dày của gà) thường có những hạt sỏi nhỏ Chức năng của các

viên sỏi nhỏnày là để

A giảm hiệu quả tiêu hóa hóa học

B Cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà

C Tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học

D Tăng hiệu quả tiêu hóa hóa học

VẬN DỤNG CAO

Câu 14 Khi nói về ưu điểm của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá, có bao nhiêu nhận

định đúng?

(1) Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng

(2) Dịch tiêu hoá được hoà loãng với rất nhiều nước

(3) Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau chuyên hoá về chứcnăng

(4) Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học

Câu 15 Trâu, bò chỉ ăn cỏ nhưng trong máu của các loài động vật này có hàm lượng

axit amin rất cao vì

A trong dạ dày có vi sinh vật chuyển hóa xenlulozo thành axit amin và protein

B dạ dày 4 ngăn nên chúng tổng hợp tất cả các axit amin cho riêng mình

C cỏ chứa hàm lượng protein rất cao

D ruột của trâu, bò không hấp thụ axit amin

Câu 16 Ruột non có các hình thức cử động cơ học nào:

I Cử động co thắt từng phần

II Cử động quả lắc

III Cử động nhu động

Trang 11

IV Cử động phản nhu động

A I, III B I,II,III,IV C II, III, IV D I, II, III

Câu 17 Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu

hóa:

I Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải

II Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng

III Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn

IV Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học trở thành những chất dinh

dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu

A I, III, IV B II, III, IV C I, II, III D I, II, IV

BÀI 2 HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT (2 TIẾT)

A HỆ THỐNG LÍ THUYẾT

I Hô hấp là gì?

- Hô hấp là tập hợp những quá trình trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào cung cấpcho quá trình ôxi hoá các chất trong tế bào, tạo ra năng lượng cho các hoạt động sốngđồng thời thải CO2 ra khỏi cơ thể

- Hô hấp gồm: Hô hấp ngoài

- Chứa sắc tố hô hấp vận chuyển khí

- Tạo sự chệnh lệch nồng độ O2 và CO2

II Các hình thức hô hấp

1 Hô hấp qua bề mặt cơ thể

- Đại diện: ĐVNS, Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, giun đốt

- Hình thức TĐK:

+ Động vật đơn bào: khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt tế bào

+ Động vật đa bào bậc thấp: khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể

Trang 12

- Đặc điểm của bề mặt TĐK:

+ Bề mặt TĐK luôn ẩm ướt: chúng thường sống trong nước hoặc những nơi có nước+ Bề mặt TĐK rộng: do kích thước cơ thể nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn

+ Sự thông khí hoàn toàn dựa vào sự đối lưu của lớp không khí bao quanh cơ thể

2 Hô hấp qua mang

- Đại diện: các ĐV sống trong nước như cá, thân mềm (trai, ốc), chân khớp (tôm,cua…)

- Cấu tạo của mang:

+ Mang có các cung mang, trên các cung mang có phiến mang có bề mặt mỏng vàchứa rất nhiều mao mạch máu  làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí

+ Có hệ thống mao mạch mang dày đặc, máu có sắc tố hô hấp

- Cơ chế: Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và khí CO2 khuếch tán từmáu qua mang vào nước

- Ở cá xương, có cơ chế thông khí:

+ Khi thở vào, miệng cá mở ra, nước vào, thềm khoang miệng hạ xuống, nắp mangphình ra 2 bên, diềm nắp măng đóng lại, thể tích xoang miệng tăng lên -> nước từngoài đi vào trong xoang miệng

+ Khi thở ra, miệng cá ngậm lại, thềm khoang miệng nâng lên, nắp mang ép vào trong,thể tích xoang miệng giảm, diềm nắp măng mở ra, -> nước từ trong xoang miệng đi rangoài

- Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tănghiệu quả trao đổi khí là :

+ Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy 1 chiều

và gần như liên tục từ miệng qua mang

+ Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong maomạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang

 Cá xương có thể lấy được 80% lượng oxi trong nước khi đi qua mang

3 Hô hấp qua hệ thống ống khí

- Đại diện: côn trùng

- Hệ thống ống khí bao gồm các ống khí phân nhánh đến từng tế bào trong cơ thể vàthông với bên ngoài qua lỗ thở

- Không khí qua lỗ thở -> các ống khí lớn (khí quản) -> các ống khí nhỏ (tiểu khíquản) -> đầu tận cùng của tiểu khí quản: khí được trao đổi do khuếch tán qua biểu mô

ẩm lót đầu của các nhánh khí quản

- Với côn trùng nhỏ, khuếch tán qua khí quản đưa vào đủ O2 và thải đủ CO2 để hỗ trợ

Trang 13

- Phổi là cơ quan trao đổi khí của nhiều loài động vật trên cạn và một số ít ĐV dướinước như rắn nước, ba ba, cá heo, cá voi.

- Sự thông khí được thực hiện nhờ sự nâng hạ của thềm miệng (ở lưỡng cư) hoặc codãn của các cơ thở làm thay đổi thể tích của khoang thân (bò sát) hay khoang ngực(thú và người)

- Lưỡng cư: phổi khá nhỏ và không có bề mặt rộng để trao đổi khí Sự trao đổi khí chủyếu phụ thuộc vào sự khuếch tán qua da

* Trao đổi khí ở phổi của chim

- Cơ chế thông khí:

+ Khi hít vào: các túi khí dãn ra, khí giàu O2 đi vào các túi khí sau -> vào phổi -> khígiàu CO2 đi vào túi khí trước

+ Khi thở ra: các túi khí xẹp lại, khí giàu O2 đi từ túi khí sau vào phổi -> khí giàu CO2

từ túi khí trước theo ống dẫn ra ngoài

- Đặc điểm:

+ Khí qua phổi liên tục theo 1 chiều -> trong phổi không có khí cặn

+ Khí qua phổi luôn giàu O2 kể cả khi hít vào và thở ra

+ Sự trao đổi khí giữa phổi với máu diễn ra theo nguyên tắc dòng chảy song songngược chiều

-> Hoạt động trao đổi khí của chim được xem là có hiệu quả nhất trong các nhóm ĐV

ở cạn

* Trao đổi khí ở phổi của người

- Phổi của người nằm trong lồng ngực, bao gồm nhiều phế nang, mỗi phế nang đượcbao quanh bởi hệ thống mao mạch Các phế nang thông với bên ngoài qua ống dẫnkhí

- Cơ chế thông khí:

+ Khi hít vào: cơ hoành co và hạ xuống, cơ liên sườn ngoài co làm tăng thể tích lồngngực, phổi dãn ra, áp suất không khí trong phổi giảm, khí giàu O2 từ ngoài đi vào phếnang và tiến hành trao đổi với máu

+ Khi thở ra: cơ hoành dãn và nâng lên, cơ liên sườn dãn, lồng ngực hạ xuống làm thểtích lồng ngực giảm, phổi co lại, áp suất không khí trong phổi cao hơn bên ngoài, khígiàu CO2 từ phế nang đi ra ngoài qua ống khí

B HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

1 Bài tập ở mức độ nhận biết

Câu 1 Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun

dẹp) hô hấp

A bằng mang B bằng phổi C bằng hệ thống ống khí D qua bề mặt cơ thể

Câu 2 Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ

A Sự vận động của toàn bộ hệ cơ

B Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng

C Sự vận động của các chi

D Các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng

Câu 3 Côn trùng hô hấp

Trang 14

A qua bề mặt cơ thể B bằng mang C bằng hệ thống ống khí D bằngphổi

Câu 4 Ở các loài chân khớp sống trong nước (tôm, cua), sự trao đổi khí giữa cơ thể

với môi trường được thực hiện qua

A mang B hệ thống ống khí C phổi D bề mặt cơ thể

Câu 5 Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng phổi?

C Cá chép, trùng giày D Trai sông, thủy tức

2 Bài tập ở mức độ thông hiểu

Câu 6 Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao

đổi khí?

A Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua

B Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) khá lớn.

C Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp

D Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn

Câu 7 Hô hấp ngoài là:

A Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao

đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang…

B Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở phổi

C Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí chỉ ở mang

D Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở bề mặt toàn cơ thể

Câu 8 Xếp các câu trả lời theo nồng độ giảm dần oxi từ cao đến thấp và chiều đi của

máu:

A Không khí thở vào, máu rời phổi đi, đến các mô tế bào

B Đến các mô tế bào, không khí thở vào, máu rời phổi đi

C Máu rời phổi đi, không khí thở vào, đến các mô tế bào

D Không khí thở vào, đến các mô tế bào, máu rời phổi đi

Câu 9 Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?

A Vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng

B Vì nắp mang chỉ mở một chiều

C Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn

D Vì cá bơi ngược dòng nước

Câu 10 Cơ quan hô hấp của cá voi xanh là

khuếch tán qua

3 Bài tập ở mức độ vận dụng

Câu 11 Khi bạn hít vào cơ hoành

A giãn và hạ xuống B giãn và nâng lên

Trang 15

Câu 12 Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đơn bào và động

vật đa bào có tổchức thấp được thực hiện như thế nào?

I Động vật đơn bào trao đổi khí qua màng tế bào, động vật đa bào có tổ chức thấp,

trao đổi khí qua bề mặt cơ thể

II Khí O2 khuếch tán vào và khí CO2 khuếch tán ra khỏi cơ thể do có sự chênh lệch

về phân áp O2 và CO2 giữa trong và ngoài cơ thể

III Cấu tạo cơ quan hô hấp đơn giản nên sự trao đổi khí diễn ra qua lỗ thở

IV Động vật đơn bào trao đổi khí qua không bào, động vật đa bào có tổ chức thấp trao đổi khí qua da

Câu 13 Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì

A diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được

B độ ẩm trên cạn thấp

C không hấp thu được O2 của không khí

D nhiệt độ trên cạn cao

Câu 14 Khi bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo thì giun sẽ nhanh bị chết vì

A môi trường trên cạn có nhiệt độ cao hơn trong đất làm cho giun bị chết

B giun không tìm kiếm được nguồn thức ăn ở trên mặt đất

C nồng độ O2 trong không khí cao hơn trong đất làm cho giun bị sốc

D độ ẩm trên mặt đất thấp làm cho bề mặt da của giun bị khô, giun không trao đổi khíđược

Câu 15 Khi đưa cá lên cạn thì sau một thời gian ngắn cá sẽ chết Nguyên nhân là vì

A mang bị khô, các tia mang bị vón lại, diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ nên cá không hôhấp được

B độ ẩm trên cạn thấp

C nồng độ O2 trong không khí cao làm cho cá bị sốc, không hấp thu được O2 không khí

D nhiệt độ trên cạn cao

4 Bài tập ở mức độ vận dụng cao

Câu 16 Khi nói về hô hấp của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A Hiệu quả trao đổi khí của thú cao hơn so với chim

B Myoglobin giúp dự trữ O2 tốt hơn hemoglobin

C Động vật hô hấp bằng mang có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi quamang

D Phổi của chim có khả năng co dãn giúp sự trao đổi khí đạt hiệu quả cao

Câu 17 Cho các nguyên nhân sau:

(1) Không khí giàu O2 đi qua các ống khí liên tục kể cả lúc hít vào và thở ra

(2) Không có khí cặn trong phổi

(3) Hoạt động hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí

(4) Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng không khí sạch và giàu O2 hơn

Các nguyên nhân giúp hiệu quả trao đổi khí ở chim đạt cao nhất trong các động vật cóxương sống ở trên cạn là

A (1), (2), (3) B (1), (2), (4) C (1), (3), (4) D (2), (3), (4)

Trang 16

Câu 18 Khi nói về thành phần khí CO2 và O2 ở túi khí trước và túi khí sau của chim,

có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nồng độ O2 trong không khí ở túi khí sau cao hơn ở túi khí trước

(2) Nồng độ CO2 trong không khí ở túi khí sau thấp hơn ở túi khí trước

(3) Khí ở túi khí trước chưa được trao đổi khí tại phổi

(4) Khí ở túi khí sau có thành phần giống không khí bên ngoài môi trường

Câu 19 Khi giải thích hiện tượng một số loài thú hô hấp bằng phổi giống như ở người

nhưng lại thích nghi với đời sống dưới nước, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Ngoài hô hấp bằng phổi chúng còn có thể trao đổi khí qua da

(2) Lượng myoglobin trong cơ có tỉ lệ cao giúp dự trữ O2 ở cơ

(3) Tỉ lệ giữa thể tích máu/khối lượng cơ thể lớn hơn so với người

(4) Giảm chuyển hóa tại các cơ quan, giảm tiêu dùng năng lượng

Câu 20 Ở người, khi bị tràn dịch màng phổi dễ dẫn đến tử vong vì

A khi bị tràn dịch màng phổi sẽ gây nhiễm khuẩn phổi, làm chức năng phổi kém

B khi bị tràn dịch màng phổi thì dịch sẽ xâm nhập vào phổi làm tắc đường dẫn khí

C khi bị tràn dịch màng phổi thì trung khu hít vào sẽ bị ức chế làm sức co của các cơ thởgiảm, làm cơ thể thiếu khí

D khi bị tràn dịch màng phổi thì chất dịch chứa đầy xoang màng phổi nên phổi không thểhít vào, cơ thể sẽ thiếu oxi và bị ngạt thở

C CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI

1 BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1 Trình bày đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.

Câu 2 Kể tên các hình thức hô hấp của động vật? cho ví dụ về các đại diện tương ứng

với các hình thức hô hấp đó

2 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

a NHẬN BIẾT

Câu 1 Ở ếch, sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua

A da và phổi B hệ thống ống khí C phổi D da

Câu 2 Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng mang?

A Cá, ốc, tôm, cua B Giun đất, giun dẹp, tôm

C Cá, ếch, nhái, cá sấu D Giun đũa, trùng roi, tôm

Câu 3 Bề mặt trao đổi khí ở động vật không có đặc điểm nào dưới đây?

A Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

B Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể nhỏ.

C Có sự lưu thông khí.

D Bề mặt trao đổi khí mỏng và luôn ẩm ướt.

Câu 4 Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế

nào?

A Phế quản phân nhánh nhiều

B Có nhiều phế nang

Trang 17

C Khí quản dài.

D Có nhiều ống khí và các túi khí

Câu 5 Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ

A sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng

B các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng

C sự vận động của các chi

D sự vận động của toàn bộ hệ cơ

Câu 6 Khi nói về hô hấp và trao đổi khí của cá xương, phát biểu nào sau đây đúng?

A Dòng nước chảy 1 chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang

B Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng

C Dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước chảy bênngoài mao mạch của mang

D Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang

Câu 7 Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?

A Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng

B Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng,nước tràn qua miệngvào khoang miệng

C Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng

D Thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng tăng, nước tràn qua miệng vào khoang miệng

Câu 8 Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang?

A Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước

B Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước

C Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước

D Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch

song song và cùng chiều với dòng nước

Câu 9 Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp hô hấp

A bằng phổi B bằng hệ thống ống khí

C bằng mang D qua bề mặt cơ thể

Câu 10 Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp như thế

nào?

A Hô hấp bằng hệ thống ống khí B Hô hấp qua bề mặt cơ thể

C Hô hấp bằng mang D Hô hấp bằng phổi

Câu 11 Các hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn là:

A Hô hấp qua bề mặt cơ thể, bằng hệ thống ống khí, bằng mang và bằng phổi

B Hô hấp qua da, hệ thống ống khí, bằng mang, phổi

C Hô hấp qua da, bằng mang, phổi

D Hệ thống ống khí, hô hấp bằng mang, phổi

Câu 12 Khi thở ra, không khí qua các phần của đường hô hấp theo trật tự:

A phế quản, các phế nang, khí quản, hầu, mũi

Ngày đăng: 22/11/2019, 19:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w