1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh ở thư viện trường tiểu học

24 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Thư viện trường học luôn đóng vai trò hết sức quạn trọng trong hoạt động của mỗi nhà trường, có câu nói“ Thư viện là linh hồn của trường học”, Thư viện là một bộ phận cơ sở vật chất trọn

Trang 1

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Nhà văn Macxin Gorki đã từng nói: “Mây đen có thể che được ánh sáng mặt trời, nhưng không gì có thể che được ánh sáng của sách mang lại Mỗi cuốn sách đều mang tới cho người đọc rất nhiều ý nghĩa của cuộc sống Không chỉ với người lớn, với trẻ thơ mỗi cuốn sách còn là một thế giới bí ẩn, khám phá nó

sẽ thấy được vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống”

Từ xưa tới nay, con người luôn luôn đề cao sách Sách là một người thầy vĩđại của chúng ta, sách là kho tàng tri thức của nhân loại Sách có tác dụng vôcùng to lớn trong sự nghiệp phát triển nhân cách, tri thức của con người Nhờ cónhững cuốn sách mà chúng ta có thể biết được nhiều điều về tri thức của nhânloại

Hiện nay xã hội đang bước vào một thời đại mới Đó là thời đại của côngnghệ, của khoa học kỹ thuật, của trí tuệ Thời đại đòi hỏi đất nước phải có nhữngcon người với trình độ học vấn cao, có tri thức, có bản lĩnh, có năng lực thựchiện đáp ứng mọi yêu cầu của đời sống xã hội Thực tiễn nói trên đòi hỏi ngànhgiáo dục đào tạo phải không ngừng đổi mới trong dạy và học, phải coi trọngcông tác Thư viện trường học

Thư viện trường học luôn đóng vai trò hết sức quạn trọng trong hoạt động

của mỗi nhà trường, có câu nói“ Thư viện là linh hồn của trường học”, Thư viện

là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá – khoahọc của nhà trường Nếu làm tốt công tác Thư viện sẽ góp phần nầng cao chấtlượng giảng dạy của giáo viên, xây dựng thói quen tự học tự nghiên cứu cho họcsinh và ngoài ra còn góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị

và xây dựng nếp sống văn minh cho cán bộ giáo viên và học sinh trong trường.Thư viện trường học giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giảng dạy vàhọc tập của giáo viên và học sinh Thư viện là nơi khuyến khích sự ham hiểu

biết của học sinh hoàn thiện kĩ năng “đọc” và “nói”, giúp học sinh tiếp cận với

các thông tin, hướng dẫn các em cách thức tìm kiếm và tích luỹ thông tin

Ngày nay trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin

cùng với phương tiện nghe nhìn khác như tivi, đài, internet, “văn hóa đọc” đang dường như có xu hướng bị lấn át, thu hẹp Cần phải khẳng định rằng văn hóa đọc vẫn luôn là nét đẹp của đời sống xã hội, góp phần tôn vinh các giá trị

tinh thần, là thước đo trình độ dân trí, đồng thời là công cụ hữu hiệu để bồi đắp

và nâng cao tâm hồn Vì vậy, việc xây dựng ý thức, thói quen và phát huy văn hóa đọc đối với học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước càng đặc biệt

quan trọng

Vậy, làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê đọc sách báo của học sinh, nhằm

giữ gìn và phát huy “văn hóa đọc” đang bị thông tin nghe nhìn lấn át? Trong

nhiều năm qua, Thư viện trường Tiểu học Ngư Lộc 2 đã luôn đổi mới, nâng caocông tác phục vụ bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với Thư việnngày càng đông hơn, song việc đọc sách của học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả cao

Trang 2

Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn, thực trạng công tác thu

hút bạn đọc ở Thư viện trường để nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh

ở Thư viện trường Tiểu học, tôi đã mạnh dạn đưa ra: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh ở Thư viện trường Tiểu học”, hy

vọng nó sẽ giúp ích cho tôi và đồng nghiệp trong quá trình công tác của mình

2 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao chất

lượng “Văn hóa đọc” cho học sinh Tiểu học Mục đích thu hút các em đến với Thư viện “tìm” và “đọc” sách báo, có phương pháp đọc sách đúng, có ý thức

giữ gìn và bảo quản vốn tài liệu của Thư viện Từ đó trau dồi kiến thức và giúpsách được luân chuyển nhanh, số vòng quay của sách nâng cao, đó cũng chính làmục đích cuối cùng của công tác Thư viện trường học

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Các tài liệu có liên quan đến chất lượng văn hóa đọc cho học sinh Tiểuhọc

- Các giải pháp nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh ở Thư việntrường Tiểu học Ngư Lộc 2

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu tài liệu: Đọc sách chuyên ngành Thư viện, sách tham khảo,những bài báo về công tác Thư viện trường học

-Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng đọc sách của học sinh ởtrường

-Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của học sinh trong giờ sinhhoạt lớp và giờ ra chơi

-Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức cho học sinh tham gia đọc sách báotrong và ngoài Thư viện, Tổ chức những buổi tuyên truyền giới thiệu sách, trưngbày triển lãm sách theo chủ đề cho học sinh bằng những phương pháp khácnhau

Trang 3

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Cơ sở lý luận

Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về

“Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã đề ra những định hướng lớn về xây dựng và phát

triển văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới Vì vậy, có thể khẳng định

việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc là một nhiệm vụ quan trọng để xây

dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng

đến Chân – Thiện – Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và

khoa học để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội,

là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh

Từ xưa đến nay, muốn đi đến thành công con người cần phải có tri thức.Một trong những cách tiếp cận tri thức đó chính là việc đọc sách Tuy nhiên, để

việc đọc sách thật sự hiệu quả thì mỗi cá nhân cần phải luyện cho mình văn hóa đọc Và một trong những con đường để hình thành văn hóa đọc đó chính là việc

chọn lựa sách sao cho phù hợp

Văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình thành nên con

người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng được với

sự phát triển của xã hội hiện đại, xã hội dựa trên nền tảng kinh tế tri thức Phát

triển văn hóa đọc trong nhà trường sẽ là yếu tố thúc đẩy quá trình dạy và học

của giáo viên và học sinh

Trẻ em tuổi đến trường bắt đầu học đọc, học viết và cùng với đó, văn hóa đọc hình thành và phát triển Độ tuổi học sinh tiểu học cũng là giai đoạn phức

tạp trong cuộc đời của mỗi người với hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập.Các em còn rất ít kinh nghiệm sống Việc tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm sốngchủ yếu thông qua hoạt động học tập ở nhà trường và hoạt động đọc sách tại

Thư viện Do vậy, văn hóa đọc là điều kiện quan trọng để các em tiếp thu tri thức, đồng thời Thư viện cũng là môi trường thuận lợi cho phát triển văn hóa đọc thông qua việc cung cấp kiến thức, kỹ năng đọc, phát triển tư duy sáng tạo,

hình thành các chuẩn mực ứng xử văn hoá cho học sinh

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự tác động của văn hóa đọc với sự hình

thành cá tính và nhân cách ở lứa tuổi thiếu nhi đặc biệt là lứa tuổi học sinh Tiểuhọc là rất mạnh mẽ Do ở lứa tuổi này, các em còn chưa tự định hướng trongviệc tiếp nhận thông tin nên việc sử dụng và biến sách báo tài liệu trở thànhcông cụ, phương tiện để giáo dục là việc làm hữu ích Tuy nhiên, một thực trạnghiện nay là trẻ em đang bị chi phối bởi rất nhiều các phương tiện và văn hóanghe nhìn khiến chúng trở nên không còn hứng thú với việc đọc sách Việc cấmcác em sử dụng các thiết bị hiện đại với ý nghĩ việc làm đó thúc đẩy hứng thúđọc sách nhiều khi lại phản tác dụng Điều chúng ta nên làm để thúc đẩy nhu cầu

và hứng thú đọc sách cho các em lứa tuổi Tiểu học là tạo ra môi trường đọc sáchhiện đại, thân thiện, biến những cuốn sách và Thư viện trở nên gần gũi, hữu ích

Trang 4

và thú vị, qua đó xây dựng cho học sinh phương pháp đọc sách đáp ứng yêu cầu

đổi mới giáo dục

Thư viện trường học là linh hồn của trường học, nơi hội tụ kiến thức, trithức của loài người giúp cho các thầy cô giáo và các em học sinh trong nhàtrường không chỉ dạy tốt – học tốt, mà còn mở mang trí óc, bồi đắp nhân cách,

xây dựng nền tảng “văn hóa đọc” cho con người.

Thư viện trường học là môi trường giáo dục mở và an toàn, nơi mà họcsinh tìm đến sau những giờ học căng thẳng trên lớp Là nơi mà học sinh cónhững cơ hội để khám phá, thực hành và phát triển những kiến thức đã thu nhậnđược, nơi học sinh có thể tự mình nêu ra những câu hỏi và hình thành những câutrả lời

Chính vì vậy, cán bộ Thư viện cần thực hiện tốt việc tổ chức các hoạtđộng Thư viện trong nhà trường Nhằm thu hút đông đảo học sinh đến Thư viện

tham gia các hoạt động của Thư viện, “tìm” và “đọc” sách báo đúng phương

pháp

2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Vào những năm đầu hình thành Thư viện, Thư viện trường Tiểu họcthường không được quan tâm lắm, Thư viện chỉ là một kho để sách, không cóbàn ghế đọc sách, có khi còn để chung với một lớp học, cán bộ Thư viện thườngkhông có chuyên môn nghiệp vụ, cho nên Thư viện ít hoạt động, chủ yếu là đầunăm cho giáo viên mượn sách giảng dạy, học sinh mượn sách giáo khoa, cuốinăm học thu về, vào sổ sách, làm báo cáo …

Dần dần, được sự quan tâm của ngành, của các cấp lãnh đạo, Thư việntrường học được đầu tư, phòng ốc khang trang hơn, có đầy đủ trang thiết bị phục

vụ cho hoạt động Thư viện Cán bộ Thư viện được bồi dưỡng nhiều về nghiệp

vụ Thư viện trường học trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, là nơi mà các emhọc sinh luôn được chào đón, nơi mà mọi mơ ước và sở thích cá nhân của các

em đều được trân trọng

Tuy nhiên, Thư viện trường học hiện nay chưa thực sự phát huy hết đượcchức năng, nhiệm vụ và hoạt động Sự hiểu biết về vai trò và phương pháp hoạtđộng Thư viện của các cán bộ Thư viện, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viêncòn hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng, tổ chức các hoạt động để thuhút học sinh vào Thư viện đọc sách, hình thành thói quen đọc sách cho các emngay từ đầu cấp học Tiểu học

Thư viện trường Tiểu học Ngư Lộc 2 được sự quan tâm của Phòng Giáodục, Ban giám hiệu nhà trường và sự nỗ lực của cán bộ phụ trách Thư viên nămhọc 2005-2006 Thư viện nhà trường đã đạt “Thư viện tiên tiến” theo quyết định

số 01/ 2003/ QĐ/ BGD &ĐT ngày 02/ 01/ 2003 của BGD&ĐT

Trang 5

- Thư viện được đặt ở trung tâm, nơi thuận tiện cho giáo viên và học sinh

đến tham gia mượn, đọc sách báo Thư viện có 1 phòng đọc, 1 phòng kho vớidiện tích 54m2

- Kho sách: Có 7 tủ để sách, tủ chuyên dùng trong Thư viện để sắp xếpsách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa

- Phòng đọc: Có 1 tủ trưng bày giới thiệu sách, có 1 bảng giới thiệu sáchmới, có 30 bộ bàn ghế phục vụ cho giáo viên và học sinh đọc sách, có các danhmục, thư mục, nội quy Thư viện, nội quy phòng đọc …

- Tài liệu trong thư viện có: 3920 cuốn Trong đó sách giáo khoa: 1328cuốn, sách nghiệp vụ có: 587 cuốn, sách tham khảo: 2005 cuốn Ngoài ra còn cócác loại báo, tạp chí, tập san như: Báo Nhân dân, GD&TĐ, Thanh Hóa, Thiếuniên tiền phong Hồ Chí Minh, Nhi đồng, Chăm học, Toán tuổi thơ, Văn học tuổitrẻ, Chuyên đề tạp chí giáo dục, Các tập san

* Thuận lợi:

+ Thư viện được bố trí ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và đầy đủ ánh sáng.+ Ngay từ đầu năm học Thư viện xây dựng kế hoạch hoạt động và đãđược sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường

+ Tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và họcsinh trong nhà trường cùng tham gia hưởng ứng

+ Cán bộ Thư viện có chuyên môn và nhiệt tình trong công việc, thườngxuyên quan tâm đến công tác phục vụ bạn đọc nhất là chất lượng văn hóa đọccho học sinh

+ Sách phục vụ chủ đề, chủ điểm theo từng tháng chưa có nhiều

+ Học sinh đến Thư viện đọc sách báo với niềm đam mê tìm tòi học hỏicòn hạn chế, chủ yếu mới thu hút số học sinh giỏi có lòng ham mê đọc sách báo

và một số ít học sinh thích đọc các loại truyện tranh mang tính giải trí, hay họcsinh chỉ đến Thư viện sau những buổi giới thiệu sách mới

+ Học sinh chưa có phương pháp đọc sách, báo, chưa thấy hết giá trị, tầmquan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách báo đối với việchọc tập của mình

+ Khi đến Thư viện đọc sách báo một số em chưa có văn hoá ứng xử vớitài liệu, vẫn còn có những hành động thiếu trân trọng sách, báo như: cuộn sách,gấp trang để đánh dấu, để sách, báo không ngay ngắn trên giá Trong tư thế ngồiđọc sách, còn có những em ngồi không ngay ngắn, có em đưa chân lên ghế, nóichuyện gây ồn ào, làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh và khiến cán bộ Thưviện phải nhiều lần nhắc nhở

* Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.

Trang 6

Kết quả thống kê bạn đọc trường Tiểu học Ngư Lộc 2 về học sinh thamgia đọc sách, báo trong Thư viện thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Bảng thống kê số lượt học sinh đến Thư viện tham gia đọc sách, báo

trong tháng 9 năm học 2017-2018

Đối tượng

bạn đọc

Tỉ lệ bạn đọc đến Thư viện

HS có phương pháp đọc sách

HS chưa có phương pháp đọc

sách

Học sinh 520/690 = 75,4% 276/690 = 40% 244/690 = 35,4%

Qua kết quả điều tra khảo sát trên, tôi thấy tỷ lệ học sinh đến Thư việnđọc sách chưa cao, đặc biệt số học sinh có phương pháp đọc sách còn hạn chế.Điều đó cho thấy các em chưa ham thích đọc sách, chưa thấy được giá trị củasách mang lại Chứng tỏ công tác Thư viện chưa thu hút được nhu cầu hứng thúđọc sách của học sinh

3 Các giải pháp sử dụng để nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh Tiểu học

Qua quá trình nghiên cứu tôi xét thấy: Để nâng cao chất lượng văn hóa đọc cho học sinh Tiểu học cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Xây dựng cơ sở vật chất và nguồn vốn tài liệu của Thư viện

- Xây dựng kế hoạch đọc sách phù hợp với học sinh Tiểu học

- Hướng dẫn học sinh có phương pháp đọc sách hiệu quả

- Tổ chức đa dạng hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến họcsinh

- Đổi mới và mở rộng hình thức phục vụ bạn đọc

3.1 Xây dựng cơ sở vật chất và nguồn vốn tài liệu của Thư viện

Phát triển văn hóa đọc là một trong những động lực thúc đẩy sự hình

thành nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thíchứng với sự phát triển của xã hội Bởi vậy, để tạo cho học sinh có thói quen tiếpxúc hàng ngày với tri thức mới thông qua những trang sách, thì việc xây dựng

không gian văn hóa đọc trong trường học là hết sức quan trọng

Vì vậy, không gian Thư viện cần được đầu tư xây dựng, trang trí sinhđộng và thân thiện.Nhằm mục đích thu hút học sinh đến với Thư viện, kích thíchnhu cầu hứng thú đọc của học sinh Tiểu học

Trang 7

Hình ảnh: Không gian một số góc trong Thư viện

Mặt khác, để Thư viện hoạt động được tốt và thu hút các em học sinh đếnvới Thư viện ngày một đông thì các loại sách, báo phải được bổ sung mớithường xuyên Kho sách với nguồn vốn tài liệu đa dạng, phong phú cả về sốlượng và chất lượng mới đáp ứng nhu cầu đọc của bạn đọc

Trong thực tế, nhu cầu đọc của các em đang phát triển, nhưng vốn tài liệucủa Thư viện trường Tiểu học còn hạn chế Đặc biệt sách tham khảo trong Thưviện còn hạn chế về tên sách

Hiện nay, số lượng sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, báotạp chí của Thư viện nhà trường đã đủ so với yêu cầu về số lượng Tuy nhiên,sách phù hợp với học sinh Tiểu học thường là truyện tranh, truyện ít chữ, các emthường đọc rất nhanh, nên phần lớn các em đều có yêu cầu Thư viện nên tăngcường bổ sung vốn tài liệu: sách tham khảo, sách thiếu nhi, sách theo chủ đề chủđiểm, tài liệu mới

Vì vậy, cán bộ Thư viện phải căn cứ vào chương trình học tập của họcsinh Tiểu học để tiến hành lựa chọn bổ sung tài liệu vào Thư viện Muốn vậy,cán bộ Thư viện phải nắm vững nội dung, chương trình học của học sinh Tiểuhọc, đồng thời phải thường xuyên theo dõi, cập nhật danh mục giới thiệu sách

Trang 8

của nhà xuất bản Giáo dục và một số nhà xuất bản khác để xây dựng kế hoạch

+Thứ hai: Tham mưu với ban giám hiệu thực hiện xã hội hóa công tácThư viện với hội cha mẹ học sinh trong toàn trường, nhằm thu hút thêm nguồnvốn để mua bổ sung thêm sách, báo phát hành mới nhất phù hợp với cấp học,môn học, phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý của học sinh Tiểu học

+Thứ ba: Phát động phong trào “Góp một cuốn sách nhỏ để được đọc nhiều cuốn sách hay” phong trào phát động trong toàn trường giáo viên và học

sinh cùng tham gia Mỗi giáo viên tham gia ủng hộ ít nhất 2 cuốn sách/năm Mỗihọc sinh tham gia ủng hộ ít nhất 1 cuốn sách/năm Sách tham gia quyên góp vàoThư viện phải đảm bảo về chất lượng và số lượng Để động viên phong trào vàkhen thưởng những lớp, cá nhân làm tốt nên đề nghị với ban giám hiệu có khenthưởng kịp thời Với sự chung tay của giáo viên, học sinh và phụ huynh, hàngtrăm cuốn sách đã được mang tới chia sẻ cho mọi người cùng đọc

+Thứ 4: Trao đổi sách theo chủ đề chủ điểm với các Thư viện trường bạn.Cán bộ Thư viện chủ động liên hệ với các Thư viện trường bạn cùng nhau traođổi những cuốn sách theo chủ đề chủ điểm mà Thư viện mình có với Thư việnbạn và ngược lại Nhằm khắc phục tình trạng thiếu sách theo chủ đề, chủ điểmcủa Thư viện

- Xác định các nguồn bổ sung: Sách được cấp, Nhà trường đặt mua vớiphòng Giáo dục huyện hoặc công ty sách- thiết bị trường học, hay các hiệu sách

- Nắm vững nội dung kho tài liệu Thư viện, nhu cầu học sinh cần đọcnhững loại tài liệu nào? Từ đó cán bộ Thư viện sẽ biết nên bổ sung những loạisách gì? Cần số lượng bao nhiêu bản? Nhằm phục vụ nhu cầu đọc của học sinhđược tốt hơn

3.2 Xây dựng kế hoạch đọc sách phù hợp với học sinh Tiểu học

Trong điều kiện hiện nay đối với học sinh nông thôn, nhất là học sinh NgưLộc - một xã vùng bãi ngang ven biển thì nơi đọc sách tốt nhất của các em làThư viện trường học vì thế nhà trường cần quan tâm đầu tư xây dựng Thư việnđầy đủ về cơ sở vật chất, nguồn vốn sách, báo Bên cạnh không gian lý tưởng thìviệc tổ chức sắp xếp thời gian hoạt động Thư viện hợp lý sẽ góp phần tạo hứngthú đọc sách cho các em

-Về thời gian đọc:

+Ngoài thời gian học ở lớp, Thư viện cần tổ chức cho các em có thể đọcbất cứ thời gian nào khi các em đến trường, cụ thể Thời gian mở cửa Thư viện:

Trang 9

Buổi sáng từ: 7h30 – 10hBuổi chiều từ: 14h – 16h+Căn cứ vào kế hoạch, Thời khóa biểu của nhà trường, học sinh các khốilớp chỉ học 8-9 buổi/ tuần Vì vậy, cán bộ Thư viện tham mưu với BGH phân bốlịch đọc sách vào những buổi học sinh không có giờ học Bố trí mỗi khối lớpmột buổi đọc sách trong tuần tại Thư viện dưới sự hướng dẫn của cán bộ Thưviện kết hợp với sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm Những buổi đọc sách ở Thư

viện này được nhà trường quản lý, mục tiêu là xây dựng văn hóa đọc và tạo thói

quen đọc sách cho các em

về kỹ năng sống, về kiến thức môn học rất đa dạng và phong phú Giúp các emnhận thức vai trò của sách trong cuộc sống và từ đó biết yêu quý và giữ gìn sáchhơn

- Ngay từ đầu năm học cán bộ Thư viện phải xây dựng kế hoạch hoạtđộng Thư viện cụ thể dựa trên kế hoạch của nhà trường Trong kế hoạch phảinêu lên được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với từng chủ điểm để giớithiệu tới các em học sinh

Ví dụ 1: Chủ đề tháng 11: Thi đua lập nhiều thành tích chào mừng ngày

nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cán bộ Thư viện giới thiệu cho các em tìm đọc những cuốn sách như: + Tục ngữ ca dao Việt Nam về Giáo dục Đạo đức/ Nguyễn Nghĩa Dân -H: Giáo dục, 2005 - 135tr; 11x18 cm

+ Những gương mặt Giáo dục Việt Nam 2007/ H: Giáo dục, 2007 455tr; 16x24 cm

.-Ví dụ 2: Chủ đề tháng 5: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày sinh

chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5.

Cán bộ Thư viện giới thiệu các em tìm đọc những cuốn sách viết về Bácnhư sau:

Trang 10

+ Bác Hồ kính yêu của chúng em/ Trần Viết Lưu H: Giáo dục, 2005 95tr; 14x20 cm.

.-+ Kể chuyện Bác Hồ Tập 1/ Trần Ngọc Linh - H: Giáo dục, 2005.- 275tr;14x20 cm

3.3 Hướng dẫn học sinh có phương pháp đọc sách hiệu quả

-Để giáo dục học sinh có phương pháp đọc sách hiệu quả, trước tiên cầngiáo dục các em ý thức khi tham gia hoạt động Thư viện Bằng việc làm đầu tiên

đó là hướng dẫn các em thực hiện nội quy Thư viện Vì vậy, cán bộ Thư việncần xây dựng nội quy Thư viện, nội quy phòng đọc dễ hiểu, dễ thực hiện, sinhđộng, phù hợp lứa tuổi

Ví dụ: Bảng Nội quy Thư viện trường Tiểu học

Nhắc nhỏ nhau nghe Vào đây bạn ơi!

Là nơi để sách

Đã xếp theo hàng Ngăn nắp gọn gàng Nhắc nhau cùng nhớ Chọn sách nơi nào Trả vào nơi ấy Nhớ đấy! Nhớ đấy

Vào đây Thư viện Nói năng dịu dàng

- Cán bộ Thư viện hướng dẫn các em xác định mục đích đọc sách là trả lời

câu hỏi: “Đọc để làm gì?” Từ đó mới trả lời được câu hỏi: “Đọc sách gì, chỗ nào cần đọc, và đọc như thế nào?” Đọc phải có trọng tâm, trọng điểm kịp thời.

Trang 11

Khi đọc sách trong Thư viện phải tuân thủ nội quy Thư viện Khi đọc, cần lưu ýmột số điểm sau:

+ Đọc bằng mắt và óc chứ không đọc bằng miệng

+ Chuyển động mắt theo chiều thẳng đứng khi đọc

+ Đọc với tốc độ biến đổi: Đoạn nào quan trọng thì đọc chậm, đọc kỹ;đoạn nào không quan trọng thì đọc nhanh, đọc lướt

+ Hướng dẫn các em đọc trang đầu và trang cuối của cuốn sách để biếtđược: Tên cuốn sách, Tên tác giả, tên nhà xuất bản, Năm xuất bản, lần xuất bản

+ Hướng dẫn các em đọc phần mục lục của cuốn sách Vì bước này giúpcác em giải đáp được câu hỏi: “Cuốn sách có những nội dung gì, theo trật tựnào?”

+ Trong quá trình đọc, hướng dẫn các em biết ghi lại những suy nghĩ, cảmxúc của mình để có thể ghi nhớ lâu hơn, đồng thời cũng trao đổi với người thânnhững ý kiến, cảm nghĩ của mình về các cuốn sách đã đọc Đó là một trongnhững kỹ năng rất tích cực giúp các em đọc sách hiệu quả

- Học sinh tiểu học đang trong quá trình hình thành và phát triển nhâncách, các em cần được bổ sung tri thức hiểu biết ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống,tiếp xúc với nhiều dạng quan hệ xã hội khác nhau Tri thức phong phú và cácquan hệ xã hội đa dạng được phản ánh trong nhiều thể loại sách thiếu nhi khácnhau Mỗi cuốn sách, mỗi loại sách cung cấp cho các em tri thức và thông tin ởmột số lĩnh vực nhất định

Ví dụ: Truyện lịch sử bồi dưỡng cho các em thái độ trân trọng và tự hào

về những trang sử vẻ vang của dân tộc

Truyện Khoa học cung cấp cho các em kiến thức và nuôi dưỡng ước mơchinh phục thiên nhiên

Vì vậy, Thư viện cần tạo điều kiện cho các em đọc sách ở nhiều thể loạikhác nhau, không hạn chế đóng khung trong một loại sách nhất định, đồng thờigiúp các em biết đọc sách có hệ thống, phát triển nhu cầu hứng thú đọc của các

em một cách toàn diện, hài hòa

- Sách báo là sản phẩm kết tinh các giá trị văn hóa của nhân loại, là tài sảntinh thần của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau Chính vì vậy, cần rèn luyệncho các em thói quen giữ gìn cẩn thận sách báo trong khi đọc, không gập gãysách, bôi bẩn ra sách hay xé rách sách Giáo dục các em có ý thức phải giữ gìnsách cẩn thận để nhiều bạn khác được đọc cuốn sách mình yêu thích

3.4 Tổ chức đa dạng hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến học sinh

Trong trường học, việc tuyên truyền, giới thiệu sách, báo cho học sinh

chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển văn hóa đọc cho học sinh Đây là

việc làm thường xuyên, khoa học, hợp lý nhằm giới thiệu những cuốn sách, bàibáo có nội dung phục vụ thiết thực cho quá trình học tập của học sinh Vì vậy,

để làm tốt công tác này, người cán bộ Thư viện cần thực hiện những bước cơbản như sau:

Trang 12

- Thứ nhất: Cần lựa chọn sách, báo phù hợp Sách được tuyên truyền có nội

dung phù hợp với yêu cầu học tập và giải trí của học sinh Muốn lựa chọn nhữngcuốn sách tốt, phù hợp với nhu cầu để giới thiệu cho học sinh, trước hết cán bộThư viện cần tìm hiểu chương trình học tập của học sinh, để từ đó tìm và giớithiệu cho các em một số cuốn sách tham khảo có chất lượng phù hợp với trình

độ nhận thức của các em, của những nhà xuất bản có uy tín Chúng ta nên giớithiệu với các em những cuốn sách có liên quan đến từng môn học, những cuốnsách mở rộng tầm hiểu biết cho các em, những cuốn truyện mang giá trị giáodục đạo đức tốt

Ví dụ: * Đối với học sinh trung bình thì ngoài những sách giáo khoa đểhọc trên lớp, thì cán bộ Thư viện cần giới thiệu cho các em các sách bài tập, cácsách tham khảo để các em luyện tập, củng cố lại kiến thức của mình

* Đối với các em học sinh giỏi, cán bộ Thư viện cần giới thiệu chocác em những sách nâng cao, sách bài tập khó để các em mở rộng thêm kiếnthức

- Thứ hai: Cần nắm được đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu đọc sách báo

của các lứa tuổi Như học sinh lớp 4,5 thích đọc truyện lịch sử, truyện cổ tích,truyện trinh thám, Nhưng với học sinh lớp 1 các em thích nghe kể chuyện,thích xem các truyện tranh chữ to, màu sắc đẹp Vì vậy, cán bộ Thư viện chọnnhững cuốn sách có hình ảnh đẹp,ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu cho các em đọc

Ví dụ : Giới thiệu sách cho học sinh lớp 1

+ 100 truyện cổ Việt Nam Tập 1/ Tô Hoài - H: Giáo dục, 2006 - 125tr;19x26 cm

+ 100 truyện cổ Việt Nam Tập 2/ Tô Hoài - H: Giáo dục, 2006 - 127tr;19x26 cm

- Thứ ba: Cần lựa chọn phương pháp và hình thức tuyên truyền hợp lý.

Trong Thư viện trường Tiểu học cần tổ chức cả hai hình thức tuyêntruyền đó là tuyên truyền miệng và tuyên truyền trực quan

+ Phương pháp tuyên truyền miệng: Theo tôi đối tượng là các em học sinhTiểu học thì phương pháp tuyên truyền miệng là tối ưu nhất Phương pháp nàytác động trực tiếp đến bạn đọc, gây hứng thú đọc sách, khắc phục được mộtphần tình trạng thiếu sách hiện nay tại Thư viện các nhà trường Cách tiến hànhnhư sau:

* Giáo viên Thư viện tham mưu với BGH để kết hợp với Đoàn thanhniên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh lên kế hoạch tổ chức các buổi giớithiệu, điểm sách hàng tháng trước cờ cho toàn bộ giáo viên và học sinh đượctham gia, để học sinh có thêm thông tin về những quyển sách bổ ích, thiết thựccho mình

Ngày đăng: 19/11/2019, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w