1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số giải pháp xây dựng lớp 1a1 trường tiểu học lương ngoại bá thước thành một tập thể lớp tiên tiến

33 273 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 534 KB

Nội dung

Là giáo viên trực tiếp dạy học cho con em mình, tôi thấycác em học sinh lớp 1 nói tiếng phổ thông chưa thạo, học bài hôm nay ngày maihỏi lại đã quên hết, khả năng tiếp thu bài của các em

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP 1A1 TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG NGOẠI, HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA THÀNH TẬP THỂ LỚP TIÊN TIẾN

Người thực hiện: Bùi Thị Nga Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lương Ngoại SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm

THANH HÓA, NĂM 2019

Trang 2

1 4 Phương pháp nghiên cứu 4

2.1 Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm. 4

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh

Giải pháp 1: Thành lập Hội đồng tự quản: 8Giải pháp 2: Phân loại đối tượng học sinh: 9Giải pháp 3: Trang trí lớp học: 9Giải pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: 10Giải pháp 5: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp: 12Giải pháp 6: Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số: 13Giải pháp 7: Dạy nhẩm Toán cho học sinh: 14Giải pháp 8: Khuyến khích học sinh thông qua các hoạt động đánh

giá:

15

Giải pháp 9: Phối hợp với phụ huynh học sinh: 16Giải pháp 10: Xây dựng góc học tập tại nhà cho học sinh: 16Giải pháp 11: Phối hợp với Giáo viên Tổng phụ trách Đội: 17Giải pháp 12: Giáo dục cho học sinh giữ gìn nét văn hóa, bản sắc

dân tộc Mường:

18

Giải pháp 13: Biện pháp nêu gương và khen thưởng: 18

2.4 Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm đối với Hội đồng giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

19

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọ đề tài:

Ngành giáo dục nước ta đang dần đổi mới về nội dung chương trình, sáchgiáo khoa và phương pháp dạy học, nhằm mục đích nâng cao chất lượng để phùhợp với xu thế phát triển hiện nay, đặc biệt là trong thời đại Công nghiệp 4.0.Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, làbậc học có nhiệm vụ hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Chính vì vậy đội ngũ giáoviên tiểu học, đặc biệt những giáo viên chủ nhiệm ở trường Tiểu học có vai trò

vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh Giáo viên chủnhiệm có trách nhiệm khơi dậy ở trẻ em những mầm mống tốt đẹp, hình thànhbước đầu ở các em khả năng thích ứng với cuộc sống gia đình, nhà trường và xãhội

Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đề ra phương hướng: Giáo dục là quốcsách hàng đầu Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang

bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; pháttriển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong nhữngnăm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục vàđào tạo; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiếntrong khu vực [1]

Bám sát mục tiêu giáo dục của nước ta là giáo dục trẻ trở thành những conngười toàn diện, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triểncủa người học Vậy thì bậc học Tiểu học là bậc học khởi đầu cho việc đào tạonguồn nhân lực ấy Vai trò của người giáo viên Tiểu học rất quan trọng trongviệc hình thành nhân cách cho học sinh Để xây dựng nền móng vững chắc cho

cả bậc học thì lớp đầu cấp là lớp khẳng định cho cả quá trình học tập của họcsinh và người giáo viên chủ nhiệm lớp 1 chính là người đầu tiên “Đặt viên gạch”cho nền móng học tập của các em

Năm học 2018- 2019, tôi được phân công dạy học lớp 1A1 Trường Tiểuhọc Lương Ngoại, Là tổ trưởng khối 1- 2- 3, đồng thời về cá nhân, tôi có con gáinhỏ bắt đầu vào lớp 1 Là giáo viên trực tiếp dạy học cho con em mình, tôi thấycác em học sinh lớp 1 nói tiếng phổ thông chưa thạo, học bài hôm nay ngày maihỏi lại đã quên hết, khả năng tiếp thu bài của các em quá chậm, tham gia cáchoạt động học tập chưa mạnh dạn, chưa tự tin nên việc tiếp thu kiến thức cũngnhư các kỹ năng sống cơ bản cho các em rất khó đạt được yêu cầu về kiến thức

và kỹ năng cơ bản Bởi vậy, tôi luôn băn khoăn, trăn trở và thấy trách nhiệm củamình là rất nặng nề

Bên cạnh đó, năm học 2018- 2019 là năm thứ ba bậc Tiểu học thực hiệntheo thông tư 22/ 2016/TT- BGDĐT về đổi mới cách đánh giá chất lượng giáodục học sinh theo môn học và hoạt động giáo dục, năng lực và phẩm chất Tôinhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp rất cần thiết và quan trọng Bởi vì,chỉ có giáo viên chủ nhiệm lớp mới có khả năng rèn luyện và xây dựng cho các

Trang 4

em ý thức tự giác trong học tập, biết giữ nền nếp trong lớp và trong cuộc sốngsinh hoạt hằng ngày Từ những suy nghĩ ấy mà tôi thấy cần thiết phải đổi mớicông tác chủ nhiệm lớp cho phù hợp với sự đổi mới của ngành giáo dục hiện nay

và “xây” cho các em một nền móng vững chắc để các em bước tiếp con đườnghọc tập một cách thuận lợi Chính vì vậy mà trong năm học này, tôi đã tìm hiểu,

lựa chọn vấn đề “Xây dựng lớp 1A1 Trường Tiểu học Lương Ngoại - Bá Thước thành một tập thể lớp tiên tiến ” để nghiên cứu và thực hiện.

1 2 Mục đích nghiên cứu:

Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:

Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kếtthành kinh nghiệm của bản thân

Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trongviệc xây dựng một tập thể lớp vững mạnh

Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường,HĐKH Ngành và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điềuchỉnh, khắc phục những thiếu sót và hạn chế để Báo cáo này được hoàn thiệnhơn

Rèn luyện tinh thần năng động; lòng say mê, sáng tạo; Có tính tự giác họchỏi, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại

1 3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của tôi là:“ Xây dựng lớp 1A1 Trường Tiểu học

Lương Ngoại, huyện Bá Thước thành một tập thể lớp tiên tiến”

1 4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra;

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

- Phương pháp quan sát;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm:

Bắt đầu vào bậc Tiểu học, các em phải chuyển từ giai đoạn vui chơi ởmẫu giáo sang giai đoạn học tập ở lớp 1 Bậc Tiểu học là cả một quá trình thayđổi về mặt tâm lý, nên đây là quá trình khó khăn đối với các em Ngày đầu tiên

đi học, các em còn bỡ ngỡ trước thầy cô lạ, bạn bè mới, trường mới mà các emlại chưa thạo tiếng phổ thông, vốn từ của các em còn ít Các em bỡ ngỡ, xa lạvới tất cả các hoạt động trong nhà trường Trong khi đó, Bộ giáo dục và Đào tạoyêu cầu đánh giá học sinh cần phải đạt được mức tối thiểu là nắm được chuẩnkiến thức kỹ năng lớp 1 và đánh giá cả 3 mặt: Học tập, năng lực, phẩm chấtthông qua các hoạt động học tập và vận dụng vào cuộc sống Như vậy, muốncho học sinh có kiến thức vững chắc và có các kỹ năng thích nghi với cuộc sốnghiện đại thì người giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cần có phương pháp chủ nhiệm lớpsao cho phù hợp với điều kiện lớp, điều kiện của địa phương Căn cứ vào cơ sởtrên, tôi đã tiến hành tìm hiểu phương pháp để giúp các em đạt được yêu cầu về

Trang 5

kiến thức và kỹ năng của lớp đầu cấp và để xây dựng được nền tảng học tập mộtcách vững chắc.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm:

Bản thân là người sống trực tiếp ở địa phương xã Lương Ngoại, đượcgiảng dạy các em trên lớp và hướng dẫn con học khi ở nhà, tôi nhận thấy thựctrạng của việc xây dựng một tập thể lớp như sau:

2.2.1.Về phía giáo viên:

Khi tiến hành dự giờ, thăm lớp của một số các thầy, cô giáo trong tổ- nhất

là các giáo viên dạy lớp 1, tôi nhận thấy: Đại đa số các giáo viên chưa xác địnhđược người giáo viên chủ nhiệm là người có trách nhiệm như thế nào đối vớihọc sinh của mình, mà chỉ nghĩ đơn thuần chỉ là giáo viên dạy học lớp ấy Chính

vì vậy, khi đến lớp, các thầy cô chỉ chủ yếu chú ý tới việc truyền thụ kiến thứccho các em mà chưa coi trọng đến việc rèn kỹ năng sống cho các em; chưa tổchức lớp thành một tập thể tự quản tốt, chưa tổ chức cho các em có ý thức tựgiác trong học học tập, chưa giáo dục các em có những phẩm chất đạo đức tốt.Đến giờ dạy các thầy cô vào lớp và bắt đầu truyền thụ kiến thức cho các em mộtcách máy móc, dập khuôn theo Thời khóa biểu, cũng chưa nghĩ được dạy họcvậy có hiệu quả không? Trong lớp học không có trang trí lớp cho phù hợp vớimôi trường học tập, không có tác dụng lôi cuốn học sinh vào các hoạt động củalớp Nhận xét đánh giá học sinh chỉ là hình thức đối phó với cấp trên, chưa cónhững nhận xét để giúp học sinh khắc phục điểm yếu Một số thầy cô còn coinhẹ việc kết hợp với phụ huynh học sinh để đánh giá học sinh về năng lực vàphẩm chất của các em nên chưa lôi cuốn phụ huynh vào việc đánh giá học sinh.Ngoài ra, một số giáo viên năng lực còn hạn chế nên trong các giờ hoạt độngngoài giờ lên lớp chưa lên kế hoạch phù hợp với đặc điểm của lớp mình chỉ làmcho có… Vì vậy chưa phát huy hết năng lực tự quản của ban cán sự lớp và cũngchưa phát huy được tính tự giác của mỗi học sinh khi tham gia các hoạt độngngoài giờ lên lớp

ồn ào làm cho các em mất tập trung vào việc học tập; Thấy con đi học cả ngàytưởng là vất vả nên về tới nhà con không chào bố mẹ cũng cho là được; Khi đihọc, bố mẹ phải chuẩn bị đầy đủ từ mặc quần áo, chải tóc, chuẩn bị sách vở đồdùng học tập cho con, hễ bố mẹ không để ý tới thì đến lớp sẽ không có đủ đồdùng học tập; Có nhiều phụ huynh vào mùa đông mưa lạnh còn không cho conđến trường, khi con ngủ liều cũng mặc con; đến giờ học vội vàng đem con đếntrường và dọc đường mua cho con một cái bánh và vừa đi vừa ăn, hay cho conmột ít tiền để các con muốn mua gì thì mua, thậm chí có em ăn sáng bằng

Trang 6

kem… Trong khi đó, không hề hỏi han giáo viên xem ở lớp con mình học tậpthế nào?, có theo kịp với các bạn không? để giáo viên có cơ hội trao đổi tìnhhình học tập của con em mình.

2.2.3.Về học sinh lớp chủ nhiệm:

Năm học 2018 - 2019, được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường,tôi chủ nhiệm lớp 1A1, với tổng số 25 học sinh Trong đó có 12 em nữ, 13 emnam Cả 25 em đều là học sinh dân tộc thiểu số, 06 học sinh là con gia đình hộnghèo, có 04 HS bố mẹ gửi ông bà nội, ngoại để đi làm ăn xa, 01 em bố mẹ lihôn; 02 HS mắc bệnh máu trắng; Trong lớp có 03 học sinh nam hiếu động,nghịch ngợm và hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp, gây ồn ào, mất trật

tự trong giờ học

Qua một thời gian ngắn nhận lớp, tôi thấy: Trẻ em bắt đầu vào học lớp 1,năng lực giao tiếp chưa tốt, đa số các em còn rụt rè khi tham gia các hoạt độnghọc tập, chưa có ý thức tự quản trong lớp, học bài hôm nay ngày mai đã quênhết vì tiếng phổ thông không phải là tiếng mẹ đẻ của các em Ở nhà, các em giaotiếp chủ yếu bằng tiếng địa phương (Tiếng Mường), nên việc học tiếng Việtkhông được thực hành khi ở nhà Vì vậy, khả năng giao tiếp tiếng phổ thôngkhông phát huy được hiệu quả cao Đặc biệt là trẻ em ở vùng sâu vùng xa thì rấtnhút nhát và luôn dựa dẫm vào bố mẹ, từ việc ăn cơm cho đến việc học hành…Các em chưa có ý thức tự phục vụ và tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình,tất cả đều trông chờ vào sự giúp đỡ của người lớn

2.2.4 Về phía chính quyền địa phương:

Hầu hết các địa phương ở khu vực miền núi nói chung và xã Lương Ngoạinói riêng chưa tổ chức được các hoạt động hoặc các chương trình nhằm thu hútnhóm trẻ hay sao nhi đồng tham gia, để cho các em giao lưu và phát triển để tíchlũy kỹ năng sống cho mình

2.2.5.Vai trò của Tổng phụ trách Đội:

Đa số các trường trong khu vực, vai trò của Tổng phụ trách Đội chưa pháthuy hết vai trò, trách nhiệm của mình Hầu hết các Tổng phụ trách Đội mới chỉquan tâm tới các hoạt động của đội Thiếu niên ( khối 4-5) chưa quan tâm tới cácsao Nhi đồng, chưa tổ chức cho các sao Nhi đồng hoạt động (vì đa số Tổng phụtrách làm nhiệm vụ kiêm nhiệm) nên các em cũng chưa tích lũy và phát huyđược các kỹ năng sống qua các hoạt động của nhóm, của tập thể Vì vậy mà vaitrò của Tổng phụ trách Đội chưa góp ích cho công tác chủ nhiệm lớp của giáoviên

2.2.6 Về phía nhà trường:

Hằng năm, nhà trường cũng chỉ tổ chức được một vài hoạt động ngoài giờcho cả trường chứ chưa tổ chức thường xuyên được Chính vì vậy mà các emlớp 1 ít được tham gia các hoạt động tập thể, dẫn đến năng lực của các em càngkhó được phát triển hơn

Từ thực trạng trên, sau khi ổn định lớp, tôi tiến hành khảo sát chất lượng

đại trà đầu năm học, các“Kĩ năng sống” [4] và học tập của học sinh lớp 1A1 (25

học sinh) do tôi chủ nhiệm và lớp 1C (26 học sinh) do cô giáo Trương Thị Miênchủ nhiệm Tôi thu được kết quả như sau:

Trang 7

* Kết quả khảo sát thực trạng sau 04 tuần học đầu tiên của năm học 2018- 2019:

Bảng 1: Bảng thống kê kết quả khảo sát Kỹ năng sống của lớp 1A1:

2 Kỹ năng Giữ vệ sinh lớp học 3 8 14

Bảng 2: Bảng thống kê kết quả khảo sát Kỹ năng sống của lớp 1C:

2 Kỹ năng Giữ vệ sinh lớp học 2 6 18

4 Kỹ năng Quản lý thời gian 1 3 22

5 Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích 2 4 20

6 Kỹ năng Tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn 3 3 20

7 Kỹ năng Ra quyết định và giải quyết vấn đề 2 3 21

10 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 3 3 20

Bảng 3: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đầu năm của lớp 1A1 và lớp

1C:

(Thời gian: Tháng 9 - 2018) Tổng

số HS Môn

Điểm 9 10

-Điểm 7 - 8 -Điểm 5 - 6 -Điểm dưới 5 Ghi

chú

Trang 8

2.3 Các giải pháp thực hiện:

Năm học 2014- 2015 là năm học đầu tiên đổi mới cách đánh giá học sinhtheo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT Từ năm học 2016- 2017, chúng ta tiếnhành đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT.Tôi nhận thấynhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm càng nặng nề hơn: Không chỉ quan tâmtới việc dạy học, truyền thụ kiến thức mà việc dạy cho các em có đủ các nănglực, phẩm chất của con người thời đại mới, thích nghi với mọi hoàn cảnh sốngcũng rất cần thiết Năm học 2018- 2019, Trường Tiểu học Lương Ngoại thựchiện dạy học cả ngày ở Khu Chính (9 buổi/ tuần) Còn khu lẻ chỉ dạy tăng buổi 1buổi/ tuần (do không đủ GV) Thực tế cho thấy, dạy học cả ngày rất vất vả chogiáo viên nhưng cũng tạo thuận lợi cho học sinh được học tập và rèn các kỹnăng cơ bản Chương trình dạy học cả ngày có rất nhiều thời gian để tổ chức cáchoạt động vui chơi hay học tập vừa sức với học sinh Vì vậy, ngay từ đầu nămhọc, tôi tiến hành các công việc để xây dựng lớp 1A1 của mình ngày càng vữngmạnh bằng việc áp dụng các giải pháp sau:

Giải pháp 1: Thành lập Hội đồng tự quản:

Không giống như học sinh các khối lớp 2- 3 - 4 -5, là các em có thể tiếnhành bầu ban cán sự lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên Đối với học sinh lớp

1, các em đang còn nhỏ, chưa được làm quen và chưa hình dung ra công việcđầu năm học về ổn định tổ chức lớp Nên ngay từ khi nhận lớp, tôi đã giới thiệu

và nói rõ nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng tự quản, tôi khuyến khíchcho học sinh ứng cử Chủ tịch và Phó chủ tịch, các ban, các thành viên trong cácban Các em học sinh rất hào hứng với công việc này, cùng nhau hứa phải cónhiệm vụ xây dựng được một tập thể lớp tự quản vững mạnh Từ lí do đó mà tôikhông thể chia lớp thành 6 ban như mô hình các lớp được Tôi chỉ chia lớp làm

4 ban, đó là:

Ban học tập: Những bạn trong ban học tập có nhiệm vụ đôn đốc việc học

tập của cả lớp

Ban nền nếp: Có nhiệm vụ quán xuyến các nề nếp của lớp.

Ban lao động và ban sức khỏe: Có nhiệm vụ kiểm tra việc giữ vệ sinh lớp,

dọn vệ sinh sân trường, vệ sinh cá nhân, quản lý các bạn trong giờ tập thể dụcgiữa giờ, nhắc nhở các bạn thực hiện ăn mặc phù hợp với thời tiết

Ban văn nghệ: Có nhiệm vụ tổ chức các buổi sinh hoạt văn nghệ của lớp.

Ban đầu, các em còn chưa quen với nhiệm vụ công việc nên tôi phảithường xuyên nhắc nhở các em nhớ nhiệm vụ của mình, sau lâu dần, các em

Trang 9

quen, các em sẽ quản lý lớp tốt Ban nào làm tốt, cuối mỗi tuần sẽ được tặngmột bông hoa gắn vào bảng thi đua của ban mình treo trên tường của lớp Cuốimỗi tháng, tôi cùng cả lớp đánh giá hoạt động của các ban và kết hợp nhận xétcác năng lực và phẩm chất cho các em Cứ như vậy, dần dần lớp tôi trở thànhmột lớp tự quản tốt, tuy rằng các em mới chỉ là lớp đầu cấp bé nhất nhưng cũngđược xếp loại tốt như các lớp đàn anh chị lớp trên.

Giải pháp 2: Phân loại đối tượng học sinh:

Khi nhận lớp, tôi đã bắt tay ngay vào khảo sát học sinh để phân loại đốitượng, để có biện pháp giáo dục kịp thời Buổi sáng (buổi chính khóa), số họcsinh tiếp thu bài chậm và nghịch ngợm, tôi cho ngồi bàn đầu để tiện việc kèmcặp Tôi chọn cử học sinh có ý thức học tập cao và lực học tốt cho ngồi kèm mộthọc sinh tiếp thu chậm Buổi chiều (buổi ôn tập thực hành), tôi đã cho các emngồi học theo nhóm, những em học tốt tôi cho ngồi một nhóm, các em này sẽ tựhọc dưới sự điều hành của nhóm trưởng, còn những em còn chậm tiến, tôi chongồi một nhóm riêng để giáo viên kèm và bổ sung kiến thức cho các em Thựchiện như vậy dần dần chất lượng đại trà ngày càng tiến bộ rõ rệt

Giải pháp 3: Trang trí lớp học:

Có một số giáo viên cho rằng việc trang trí lớp học chỉ đơn giản là việctrang trí chỉ cho lớp học đẹp, nhưng với tôi thì việc trang trí lớp học khôngnhững làm cho lớp học thân thiện với mỗi học sinh mà còn hỗ trợ rất nhiều choviệc dạy học Lớp 1A1 tôi trang trí đơn giản nhưng gần gũi với học sinh Tôitrang trí theo các góc:

Góc Tiếng Việt: Mỗi tháng, tôi cho HS thi viết chữ đẹp, cả lớp chọn 3 bài

đẹp nhất để treo vào góc Tiếng Việt Ngoài ra tôi còn cho treo các âm, vần khónhớ, các mô hình cấu tạo tiếng, các quy tắc chính tả như: cách đánh dấu thanh(cần đánh vào âm chính); Hay quy tắc kết hợp của “ngh” và “gh” (chỉ kết hợpvới e, ê và i) Khi học đến bài nào, tôi cho HS viết bài đó thật đẹp vào tờ giấy A4

và treo lên góc Tiếng Việt để học sinh mỗi khi vào lớp sẽ nhớ ngay bài vừa họchôm qua Thỉnh thoảng, tôi có treo một vài câu đố để các em đọc và giải đố, làmnhư vậy sẽ khuyến khích tinh thần học hỏi ở các em

Góc học Toán: Tôi cho HS treo các kiến thức đã học để mỗi khi đến lớp

các em được ôn lại Chẳng hạn học các dấu cần nhớ thì tôi cho HS viết các dấu

đã học vào giấy A4 và treo lên, hay khi học các bảng cộng trừ, sau các tiết học

ấy, em nào học bài xong trước, tôi cho các em ghi lại bảng cộng hoặc trừ ấy đểtreo vào góc Toán Ngoài ra tôi còn cho các em mỗi tuần tôi treo một bài toánnâng cao phù hợp với chương trình tuần học đó để các em thi giải, em nào tìm rađáp số đúng, hay giải đúng bài toán đó sẽ được thưởng một bông hoa học tốtcắm vào bình hoa học tốt của mình Làm như vậy không những các em nắmđược kiến thức của chương trình học mà còn giúp các em học tốt sẽ có dịp tiếpcận với kiến thức nâng cao của môn học

Góc Sáng tạo: Tôi cho học sinh treo các sản phẩm sáng tạo của các em

trong các giờ Mĩ thuật, Thủ công, hoặc các sản phẩm do các em tự làm ra do bàntay khéo léo của các em

Góc Thi đua các ban: Mỗi tuần, các ban của Hội đồng tự quản lớp thi

đua, ban nào làm tốt sẽ được thưởng một hình tam giác theo các màu sắc: Đỏ:

Trang 10

Tốt; xanh: Tương đối tốt; Nếu chưa được tốt thì sẽ không được thưởng hình nào.Cuối mỗi tháng sẽ có các đợt đánh giá hoạt động của ban và dựa vào đó tôi sẽnhận xét được các năng lực và phẩm chất của học sinh.

Góc Trí tuệ: Mỗi tuần, tôi thường sưu tầm các bài toán khó, các câu đố

phù hợp với chương trình bài học để học sinh tìm đáp án

Góc Sinh nhật: Tôi treo tranh vẽ Chúc mừng sinh nhật của các thành viên

trong lớp, Cứ đến ngày sinh nhật của các thành viên trong lớp (Kể cả giáo viêndạy học) lớp sẽ hát bài hát: “Chúc mừng sinh nhật” vào đầu giờ 15 phút Làmnhư vậy, tôi đã giáo dục cho các em biết quan tâm đến mọi người xung quanh

Bảng nội qui của lớp: Bảng nội quy của lớp được lớp đề ra, tôi gắn lên

tường nơi cả lớp nhìn thấy để các em thực hiện đúng nội quy của lớp

Bảng hoa học tốt: Bảng hoa học tốt là bảng gắn các bình hoa của học

sinh, mỗi học sinh có một bình để cắm hoa, mỗi lần làm bài tốt, thực hiện cáchoạt động tốt sẽ được thưởng một bông hoa và học sinh ấy sẽ cắm bông hoa vàobình hoa của mình Cuối mỗi tháng, tôi cho học sinh tổng kết các hoạt động nềnếp và học tập để đánh giá vào sổ theo dõi học sinh Các em sẽ tính số hoa vàbáo cáo cho cô giáo để tính thi đua cho các em

Ngoài ra, còn có hộp thư : “Điều em muốn nói” Là nơi để các em ghi các

ý kiến mà các em muốn nói với các bạn, với cô giáo tất cả đều gần gũi và thânthiện với các em, mang tính giáo dục các em trở nên hoàn thiện hơn

Giải pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh:

Như phần thực trạng tôi đã nêu ở trên, do quan niệm của phụ huynh vùngnông thôn miền núi, từ sự hạn chế ,thiếu hiểu biết về các kiến thức chăm sóc concái, cưng chiều con một cách thái quá mà quên đi việc cần trang bị cho connhững kỹ năng sống Nắm được thực trạng ấy nên ngay từ khi bắt đầu nhận lớptôi đã lên kế hoạch dạy cho các em các kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm tâmsinh lý của trẻ Lớp 1A1 tôi đang thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày nên mỗi tháng

có 4 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp Tôi dành riêng 1 tiết/ tuần để dạy kỹ năngsống cho các em Như vậy 1 năm có tới 35 tiết giáo dục kỹ năng sống Qua tìm

hiểu, tôi thấy cuốn sách: “Bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 1”[2] do Nhà xuất

bản Đại học sư phạm biên tập là cuốn sách hay các em học sinh học hết quyểnsách ấy đã rèn cho các em một số kỹ năng sống đơn giản, phù hợp với các em.Ngoài ra, tôi còn tự tìm hiểu để dạy các em một số kỹ năng sống cần thiết đốivới các em khi học ở lớp 1 Sau đây là kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho các

em và mục tiêu của từng tiết:

1 - 2 Kỹ năng Giao tiếp Giúp các em biết chào hỏi

thầy cô, người trên tuổi,bạn bè và em nhỏ Biếtcách sử dụng lời nói phùhợp trong quá trình giaotiếp, biết cư xử thế nàocho lịch sự

Giáo viên hướng dẫn và học sinh thực hành đóng vai

3 - 4 Kỹ năng Giữ vệ Giúp học sinh: Giáo viên cho học

Trang 11

Giáo viên làm mẫu các hoạt độnglàm vệ sinh trườnglớp sau đó cho họcsinh thực hành.

Biết tự đánh răng rửa mặtkhi ngủ dậy

Cho học sinh quansát khi cô giáo hướng dẫn làm mẫu sau đó cho học sinh thực hành

Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được các buổi trong ngày sau đó cho học sinh thực hành cách sắp xếp thời gian sinh hoạt(Thảo luận nhóm)11-

Quan sát tranh, thảo luận nhóm,

Thảo luận trước lớp, nhóm, quan sát tranh, xử lý tình huống

Trang 12

Thảo luận nhóm,

cá nhân xử lý tình huống

18- 19 Kỹ năng Hợp tác Giúp học sinh có kỹ năng

hợp tác với mọi ngườixung quanh để hoàn thànhcông việc chung cũng nhưviệc riêng của bản thân

Cho học sinh quansát, làm việc nhóm, xử lý tình huống

20-22

Kỹ năng ứng xử Giúp học sinh có kỹ năng

ứng xử với các tình huốnggặp trong cuộc sống như:

Làm gì khi biết đến ngàysinh nhật của người thân,làm gì khi người thân bị

ốm, viết câu chúc mừngngười thân

Tổ chức cho học sinh thực hành và giải quyết các tìnhhuống

23- 30 Kỹ năng thể hiện

sự tự tin

Giúp học sinh có kỹ năngthể hiện sự tự tin khi trìnhbày ý kiến trước nơi đôngngười

Tổ chức các hoạt động giao lưu, cáccuộc thi, các trò chơi: Em làm phóng viên, em tập làm người dẫn chương trình…

31- 35 Ôn tập Giúp HS ôn tập, củng cố

các kỹ năng đã học

Tổ chức cho học sinh thực hành và giải quyết các tìnhhuống

Ngoài các tiết dạy các kỹ năng sống trên, trong các giờ học đạo đức, cáctiết học trên lớp, tôi có lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho các em.Làm như vậy, dần dần các em có nhiều kỹ năng và thích nghi với cuộc sốnghiện đại Bởi vì, trong mọi sự giáo dục thì giáo dục nhân cách con người vẫn làyếu tố hàng đầu Việc quá thiên lệch về nhồi nhét kiến thức, coi nhẹ giáo dụcđạo đức chính là hạn chế về giáo dục tổng thể cho học sinh

Giải pháp 5: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp:

Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh sẽ phát huyđược tính tích cực của học sinh, lôi cuốn học sinh đến lớp Các em không những

đi học chuyên cần mà còn nắm vững kiến thức một cách chắc chắn, các em cònbiết vận dụng những kiến thức học tập vào cuộc sống rất tốt Chính vì vậy màtôi đã tổ chức cho học sinh mỗi tuần một tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp:

Tuần thứ nhất của mỗi tháng sẽ tổ chức cho các em tập múa hát sân

trường các bài múa đơn giản như bài múa Dân vũ, múa vui

Trang 13

Tuần thứ hai của mỗi tháng, tôi đã tổ chức các trò chơi dân gian, các trò

chơi giúp các em cùng học cùng chơi như trò chơi: Chơi ô, chơi cóc,

Tuần thứ ba của mỗi tháng, tôi tổ chức các cuộc thi An toàn giao thông,

Bảo vệ môi trường: Đối với lớp 1, các em còn nhỏ nên tôi thường tổ chức thi vẽtranh An toàn giao thông, Bảo vệ môi trường là chủ yếu vì các em được vẽ tranhcác em rất vui, hứng thú với tiết học mà còn giúp các em thư giãn mà vẫn mangtính giáo dục cao

Tuần cuối cùng của các tháng: Tôi tổ chức “Hái hoa dân chủ”

* Mục đích: Ôn lại kiến thức đã học của tất cả các môn học trong tháng

đó và tăng cường kỹ năng nói Tiếng Việt cho học sinh

* Chuẩn bị: Để tổ chức được hoạt động này, giáo viên phải chuẩn bị một

cây hoa là bộ câu hỏi phù hợp với kiến thức theo từng thời gian học của họcsinh, vừa phải đảm bảo vừa sức, đúng với Chuẩn kiến thức kỹ năng của tất cảcác môn học, vừa phải là kiến thức mà các em hay quên để ôn tập cho các em(Tôi đã chuẩn bị bộ câu hỏi phần phụ lục có đính kèm phía sau) [4]

* Cách tiến hành:

Tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ” như sau:

Giáo viên treo các bông hoa vào cành cây (Mỗi bông hoa là một câu hỏi

mà tôi đã chuẩn bị sẵn), ban đầu giáo viên là người dẫn chương trình đọc cáccâu hỏi cho học sinh nghe, chỉ yêu cầu học sinh đọc và trả lời phần phù hợp vớihọc sinh lên hái hoa (Vì học sinh chưa biết đọc) Học sinh sẽ lần lượt lên hái hoa

và trả lời câu hỏi Giáo viên phải dạy các em cách trả lời cho đủ câu và cho lịch

sự Khi học sinh đã biết đọc, tôi tập cho các em dẫn chương trình Ban đầu các

em tổ chức chưa hay vì vốn từ của các em còn ít Nhưng lâu dần, các em cũngquen và biết tổ chức và có hiệu quả cao

Giải pháp 6: Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số:

Lớp 1A1 có 100% là con em dân tộc Mường Học sinh dân tộc thiểu sốmới vào lớp 1, các em chưa có thói quen sử dụng tiếng Việt Khi giao tiếp vớicác bạn, các em thường sử dụng tiếng mẹ đẻ ( tiếng Mường) Vì vậy mà vốn từphổ thông của các em rất ít nên đã gặp khó khăn trong quá trình học tập và thamgia các hoạt động giáo dục Đây cũng chính là nguyên nhân khiến học sinh dântộc thiểu số đến trường thường có thái độ rụt rè, e ngại, thiếu mạnh dạn và thiếu

sự tự tin Nắm được điều này, ngay từ khi nhận lớp, tôi tiến hành kế hoạch:

“Tăng cường kĩ năng giao tiếp Tiếng Việt” [3] cho các em bằng cách khuyến

khích các em nói bằng tiếng phổ thông để các em có vốn từ nhiều hơn Trongcác buổi lên lớp, tôi trò chuyện, hỏi han các em, dạy các em nói câu đúng, đểcác em có thói quen giao tiếp bằng tiếng phổ thông Từ việc gần gũi với các emnhư vậy, các em đã mạnh dạn giao tiếp bằng tiếng Việt hơn và vốn từ của các

em nhiều hơn

Bên cạnh đó, từ thực tế được tham gia tập huấn các chuyên đề về tăngcường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số do Phòng Giáo dục tổ chứctrong năm học, tôi còn tích hợp dạy tiếng Việt vào các môn học Chẳng hạn như

dạy vẽ trong môn Mĩ thuật, khi dạy chủ đề Con vật em yêu theo phương pháp

mới của Đan Mạch, tôi đã cho học sinh xây dựng cốt truyện, sau đó các emtrong các nhóm đều được đứng lên để kể lại câu chuyện về các con vật mà nhóm

Trang 14

mình vừa vẽ và xây dựng thành cốt truyện Làm như vậy, các em sẽ dần dầnđược bồi đắp thêm vốn từ tiếng Việt ngày một giàu thêm Các môn Toán, Tựnhiên xã hội, Thủ công, Đạo đức tôi cũng đều tích hợp việc dạy tiếng Việt chocác em Mỗi môn học đều cung cấp cho các em vốn từ có liên quan đến các bàihọc.

Các hoạt động ngoài giờ lên lớp không những lôi cuốn các em đến trường

mà nó còn cung cấp cho các em vốn từ tiếng Việt Khi tham gia các hoạt độngtập thể, các buổi văn nghệ, các cuộc giao lưu các em có cơ hội sử dụng vốn từngữ tiếng Việt trong giao tiếp với người xung quanh Khi các em được nói, đượcthuyết trình trước đám đông một cách tự nhiên, lưu loát, mạch lạc thì khả nănggiao tiếp của các em ngày càng tự tin hơn và kỹ năng giao tiếp của các em ngàycàng phong phú

Với cách làm như trên, tôi thấy học sinh lớp tôi có vốn từ tiếng Việt ngàycàng tiến bộ

Giải pháp 7: Dạy nhẩm Toán cho học sinh:

Để học sinh có nền móng vững chắc không chỉ trong nền nếp mà cả tronghọc tập thì điều cần ở các em đó là nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học Vậy,việc giúp các em biết nhẩm toán cũng là kỹ năng mà tôi cần rèn luyện Đối vớihọc sinh vùng thuận lợi (miền xuôi hoặc các trường ở trục đường) thì việc nhẩmtoán có thể dễ dàng Một phần là các em khi còn ở trường Mầm non đã nắmvững số lượng (không quá 10) trong một tập hợp, tách một tập hợp mẹ thành haitập hợp con các em đã thành thạo, chẳng hạn nhìn vào tập hợp 3 con vật nóingay là 3 con; 5 con vật nói ngay là 5 con; tách 5 thành 3 và 2, Còn các emhọc sinh ở lớp tôi thì đó là cả một vấn đề nan giải?

Qua nhiều năm đi khảo sát chất lượng học sinh 6 tuổi vào lớp 1, tôi đãdùng phép thử để thử các em (sau khi khảo sát xong) xem các em có nắm vững

số lượng trong một tập hợp (tập hợp không quá số lượng là 10) không thì hầunhư các em không trả lời được hoặc trả lời được sau khi có gợi ý của tôi Muốncho học sinh học toán tốt thì ngay từ lớp 1, các em phải biết nhẩm toán tốt

Với học sinh lớp tôi, việc học sinh thuộc bảng cộng trừ thì thật là khó vìcon em học sinh dân tộc thiểu số đa số các em học thuộc lúc đó ngay, mai lạiquên… Vậy làm thế nào để các em khắc sâu vào trí nhớ bảng cộng, trừ để các

em có thể nhẩm toán tốt Qua nghiên cứu chất lượng đầu vào lớp 1, tôi đã dạyhọc sinh cách nhẩm toán như sau:

* Khi dạy phần khái niệm các số từ 0 đến 10: tôi dạy cho học sinh nắmvững cách đọc, viết số Phần luyện tập có phần tách số

Ví dụ: Khi dạy số 5: Học sinh biết đọc, viết, đếm các số, tôi còn dạy cho

học sinh nắm vững cách tách 5 thành 2 phần, và có các cách tách như: (5 gồm 1

và 4; 5 gồm 4 và 1; 5 gồm 2 và 3; 5 gồm 3 và 2; 5 gồm 5 và 0…) để tạo tiền đềcho học sinh học bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 5

* Khi dạy phép cộng trong bảng

Ví dụ: Dạy bài: “ Phép cộng trong phạm vi 5” Hoạt động kiểm tra bài cũ,

tôi sẽ hỏi học sinh Có mấy cách tách 5 thành 2 phần? Học sinh sẽ tách 5 que tínhthành 2 phần và có 6 cách tách: (5 và 0, 0 và 5, 1 và 4, 4 và 1, 2 và 3, 3 và 2)Sau khi cho học sinh tách khoảng 2 lần như vậy, đến khi học bảng cộng trong

Trang 15

phạm vi 5 các em sẽ nhớ nhanh bảng cộng hơn Các bảng cộng khác tôi cũngdạy như vậy và thấy học sinh nắm vững bảng cộng và biết nhẩm toán cộng Khi

đã biết nhẩm tính cộng thì nhẩm tính trừ sẽ đơn giản hơn Vì từ phép cộng tôicho học sinh suy ra tính trừ Chẳng hạn 2 + 3 = 5, tôi sẽ hỏi học sinh 5 – 2 =mấy? hay 5 – 3 = mấy? Học sinh sẽ dễ dàng trả lời được 5- 2 = 3; 5 – 3 = 2

* Lưu ý với những học sinh tiếp thu còn chậm:

Một số học sinh tiếp thu bài chậm, không biết tách số, thì tôi dạy cộngnhẩm bằng cách đếm thêm Chẳng hạn: 3 + 2, tôi sẽ hướng dẫn học sinh nhưsau: Có 3 rồi em chỉ cần đếm thêm lần nữa là (Đếm: 4, 5) Vậy 3 + 2 = 5 Đốivới phép trừ cũng vậy, tôi dạy học sinh cách đếm lùi 5 – 2, có 5 bớt 2 sẽ là(Đếm: 4,3) Vậy 5 – 2 = 3

Việc học nhẩm toán đối với học sinh lớp1 phải là công việc thường xuyênthì các em mới nhớ được, hễ ta bỏ bẳng một thời gian không thực hành liên tụccác em sẽ quên ngay Chỉ khi nào việc nhẩm toán thành kỹ năng khi đó các emmới không thể quên Chính vì vậy, mà trong các giờ sinh hoạt 15 phút, tôi cho

các em ôn bảng cộng và trừ Học đến phép tính nào, ngày mai tôi yêu cầu Ban

học tập của lớp cho cả lớp ôn bảng cộng, trừ đó vào giờ sinh hoạt 15 phút Với

cách dạy như vậy, học sinh sẽ dần dần biết nhẩm toán cộng trừ một cách thànhthạo Năm học 2018-2019, từ đầu năm học, khi tôi được nhận lớp thì phần dạykhái niệm số, bản thân đã cho học sinh nắm vững cách tách số nên đến Giữa KH

II ( tháng 3- 2019), có tới 95 % học sinh biết nhẩm toán (Chỉ còn 02 học sinh bịbệnh, là tôi chỉ cho các em học 1 ca sáng, không ép học nên 2 em ấy phải đếmthêm mới biết cộng)

Giải pháp 8: Khuyến khích học sinh thông qua các hoạt động đánh giá:

Việc đổi mới cách đánh giá học sinh theo thông tư 22 /2016 /TT-BGDĐTcũng có nhiều ý kiến bất đồng trong công tác Giáo dục Đặc biệt là đối với lớp1: Nhiều giáo viên cho rằng nhận xét vào vở của học sinh lớp 1 thì không có tácdụng gì vì các em chưa đọc được lời nhận xét của cô Đôi khi còn tình trạng để

vở ở trên lớp vì sợ học sinh lớp 1 chưa biết giữ vở, và vì các em đem cả vở bàitập về sẽ nặng, các em không đem nổi Vì vậy, việc nhận xét vào vở cho các emchỉ là thừa và phụ huynh sẽ không đọc được và cũng không biết gì về lực họccủa con mình Với tôi lại khác, việc nhận xét đánh giá theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT tuy là giáo viên phải vất vả hơn nhiều nhưng cũng thật sự góp

ích cho tôi trong công tác giảng dạy Trong các giờ dạy, tôi nhận xét thườngxuyên bằng lời, khuyến khích học sinh hăng hái hơn trong học tập, học sinh biếtchỗ sai và cách khắc phục chỗ sai của mình Còn nhận xét vào vở: khi học sinhchưa biết đọc tôi đọc lại lời nhận xét của mình cho học sinh nghe để các em hiểu

và biết cách khắc phục những điểm chưa đạt Mỗi tuần, tôi cho học sinh đem vở

về nhà để phụ huynh biết kiến thức nào con đã nắm vững, kiến thức nào conchưa nắm vững, cách khắc phục thế nào để họ cho con em mình ôn lại cho nắmvững kiến thức Hàng tháng, tôi thường nhận xét cả về học lực, cả về năng lực

và phẩm chất của từng học sinh và gửi về cho phụ huynh để phụ huynh nắmđược tình hình học tập của con em họ, để họ kịp thời giúp đỡ con em tiến bộ

Giải pháp 9: Phối hợp với phụ huynh học sinh:

Trang 16

Công tác phối hợp với phụ huynh cũng giúp cho việc nâng cao chất lượnghọc tập của lớp Chính vì suy nghĩ ấy mà ngay từ khi nhận lớp, tôi đã họp phụhuynh để cùng bàn bạc đưa ra biện pháp giáo dục toàn diện cho học sinh, chính

vì vậy, các bậc phụ huynh nếu biết được phương pháp cũng sẽ giúp các em rấtnhiều trong công tác giảng dạy:

Để học tốt môn Tiếng Việt: Tôi yêu cầu các bậc phụ huynh về nhà chỉ

giao tiếp bằng tiếng phổ thông với các em để cung cấp vốn tiếng Việt cho các

em Tôi trao đổi với các bậc phụ huynh là đặc biệt không dạy cho các em đọcvẹt như dạy một con vẹt học nói mà để các em tự học và tự nhớ kiến thức Vớicách tiến hành như thế, những em tiếp thu bài chậm dần dần cũng nhớ được các

âm, vần đã học

Để học tốt môn Toán: Tôi đã hướng dẫn các bậc phụ huynh cách giúp các

em nhẩm toán tốt: Hằng ngày, những lúc rảnh rỗi (bất cứ lúc nào trẻ vui vẻ),những lúc lên giường nằm bên con, thay vì những chuyện tầm phào, hãy đố con

em mình những phép tính trong bảng cộng và trừ để các em nhớ và khắc sâukiến thức và tăng cường kỹ năng tính toán, ứng dụng trong cuộc sống hằng ngàycho các con

Để giáo dục kỹ năng sống cho các em: Tôi đã yêu cầu các bậc phụ huynh

hàng ngày nhắc nhở các em biết giữ an toàn giao thông, biết giữ an toàn khi ởnhà, biết giao tiếp bằng ngôn ngữ phổ thông với lời nói rõ ràng, mạch lạc, mạnhdạn tự tin trước đông người, đặc biệt phụ huynh chỉ hướng dẫn các em (khôngđược làm thay) những việc tự phục vụ bản thân (vệ sinh cá nhân, chải đầu, thayquần áo,…) biết giúp đỡ gia đình những việc đơn giản và biết tự hoàn thànhcông việc học tập của mình

Ôn bài cho con em từ những nhận xét của giáo viên theo đánh giá củagiáo viên: Trong buổi họp phụ huynh đầu năm ấy, tôi hướng dẫn cho phụ huynhcách bổ sung kiến thức, giáo dục các kỹ năng, những phẩm chất mà các em chưađạt cho con em mình từ những nhận xét trong vở và kết quả học tập hàng tháng

mà tôi gửi về cho các bậc phụ huynh Tôi đã đề nghị các bậc phụ huynh đọc lờinhận xét của giáo viên sau đó cho các em ôn lại hoặc hướng dẫn cho các emhiểu và nắm vững các dạng bài tập, các kiến thức mà các em chưa đạt (vì kiếnthức lớp 1còn đơn giản nên các bậc phụ huynh có thể làm được) Nếu phụ huynhnào không biết đọc, tôi gọi điện cho phụ huynh để phụ huynh nhờ người thânkèm cặp các em

Cùng với phụ huynh đánh giá về những năng lực, phẩm chất cho con emmình: Những lần họp phụ huynh cuối mỗi kỳ, tôi đã hỏi han các bậc phụ huynh

về năng lực, phẩm chất đạo đức của các em khi ở nhà các em làm có tốt không ,sau đó ghi nhận xét đánh giá của GVCN vào cuốn “ Bảng tổng hợp kết quả đánhgiá giáo dục” của lớp cho từng em

Giải pháp 10: Xây dựng góc học tập tại nhà cho học sinh:

Theo yêu cầu của sự đổi mới Giáo dục Tiểu học, giáo viên không đượcgiao bài tập về nhà cho học sinh Tiểu học Theo tôi thì việc không giao bài tậpcho học sinh Tiểu học chỉ phù hợp với một số ít em tiếp thu bài nhanh trongtrong lớp Mà học sinh lớp 1 miền núi thì đa số các em chưa thể tiếp thu mộtcách chắc chắn kiến thức, kỹ năng môn học ngay tiết học đó, nếu không học bài

Ngày đăng: 18/11/2019, 20:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w