1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 24 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường mầm non thành sơn

21 252 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 629 KB

Nội dung

Hiệu quả sau khi áp dụng một số biện pháp 17 Mục lục SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TR

Trang 1

6 2 Nội dung

8 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 3

9 2.3 Các giải pháp và biện pháp thực hiện 5->17

10 2.4 Hiệu quả sau khi áp dụng một số biện pháp 17

Mục lục

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 25-36 THÁNG TUỔI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT TẬP NÓI Ở TRƯỜNG MẦM NON

THÀNH SƠN, HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thường Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường Mầm non Thành Sơn SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên Môn

THANH HÓA NĂM 2019

Trang 2

STT Nội dung Trang

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinhnghiệm. 42.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụngđể giải quyết vấn đề. 62.3.1 Rèn luyện nề nếp thói quen sử dụng ngôn ngữ tích cựccho trẻ ngay từ đầu năm học 62.3.2

Xây dựng nội dung hoạt động phù hợp với chủ đề để phát

2.3.3 Lấy trẻ làm trung tâm của các hoạt động dạy và học 9

2.3.6 Cho trẻ nhận biết tập nói ở một số hoạt động trong ngày. 122.3.7

Tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương làm đồ

dùng, đồ chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 142.3.8

Xây dựng góc tuyên truyền và phối hợp vơí phụ huynh

trong công tác giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ 16

Trang 3

Bác Hồ của chúng ta đã dạy “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời

và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ nó”

Trong công tác giáo dục trẻ mầm non, chúng ta thấy rõ vai trò của ngônngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ Ngôn ngữ góp phần đào tạo các cháu trởthành những con người phát triển toàn diện Hiện nay việc thực hiện đổi mớitrong giáo dục mầm non đã và đang thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu nói chung,các cán bộ quản lý cũng như hầu hết giáo viên trong nghành học mầm non nóiriêng Chương trình giáo dục Mầm non đã triển khai thực hiện có hiệu quả việcđổi mới phương pháp dạy học và đổi mới hình thức tổ chức nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục trẻ Mầm non Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt

là việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa hiệu qủa, sự lồng ghép tích hợpcác hoạt động và các chuyên đề giáo dục cho trẻ còn nhiều hạn chế, nội dungcòn đơn điệu, rườm rà, lúng túng chưa phù hợp với nội dung yêu cầu củachương trình

Giáo dục Mầm non có tác dụng cực kì quan trọng trong việc hình thành

và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện đại Nhất là trong giai đoạnhiện nay, đất nước ta đang chuyển mình vươn lên đỉnh cao của thời đại Côngnghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước Vì vậy để đảm bảo cho sự tồn tại và pháttriển đi lên của xã hội thì việc cải tiến phương pháp giáo dục nhằm nâng caochất lượng, khả năng nhận biết cho trẻ là một vấn đề hết sức cần thiết đối vớimỗi giáo viên, mỗi đơn vị trường Mầm non Để đảm bảo mục tiêu giáo dục thìtrong trường Mầm non phải kết hợp song song việc chăm sóc thể lực và giáodục trí tuệ cho trẻ Làm tốt được điều đó thì các hoạt động trong trường Mầmnon cũng đóng một vai trò then chốt, trong đó không thể thiếu được hoạt độngphát triển ngôn ngữ cho trẻ Nó là một trong những hoạt động chính, giữ vị tríquan trọng trong giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ

Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thànhmột thành viên của xã hội Ở trẻ nhỏ nhu cầu giao tiếp của trẻ là rất lớn Ngônngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình để ngườilớn có thể chăm sóc, điều khiển và giáo dục trẻ Ngôn ngữ là một điều kiện rấtquan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động và trong hoạt động hình thànhnhân cách Sự phát triển chậm về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng đến sự phát triểntoàn diện của trẻ Cho nên các nhà giáo dục cần phải đề ra nhiệm vụ, nội dung,phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ đúng lúc và phù hợp với lứa tuổi Đối vớitrẻ 24-36 tháng tuổi vốn từ còn ít, mức độ hiểu nghĩa còn hạn chế, cách sửdụng từ chưa chính xác, trẻ còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn Do đó việcphát triển làm giàu vốn từ cho trẻ, dạy trẻ nói năng lưu loát, phát âm đúng có kĩnăng trả lời một số câu hỏi, hiểu được yêu cầu đơn giản bằng lời nói là một điềurất quan trọng Chính vì vậy người lớn cần phải chỉnh sửa uốn nắn kịp thời nhất

là cô giáo Ngày xưa ông cha ta có câu: “Trẻ lên ba cả nhà tập nói” [1]

Là giáo viên mầm non, nhận thức được tầm quan trọng của việc pháttriển ngôn ngữ, qua quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ tôi có những suy nghĩ,trăn trở làm sao để dạy các cháu phát âm chuẩn, chính xác tiếng việt Xuất phát

từ những yêu cầu trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao

Trang 4

nhận biết tập nói ở trường Mầm non Thành Sơn ” làm đề tài nghiên cứu của

mình

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm ra một số giải pháp hay, hiệu quả để áp dụng vào thực tế khi giúp

trẻ 34 - 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ một cách nhanh nhất Từ đó thôngqua “Lĩnh vực phát trển ngôn ngữ ” giúp trẻ:

- Tăng thêm vốn từ cho trẻ

- Giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh

- Luyện cho trẻ phát âm chuẩn, chính xác tiếng việt, nói được câu trọnvẹn đúng nghĩa

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

- Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 24-36 tháng tuổi phát

triển ngôn ngữ thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường Mầm non ThànhSơn

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Nhằm giúp có kiến thức mộtcách hệ thống về qui trình điều tra khảo sát trong thực tế

- Nhóm phương pháp xây sựng cơ sở lý thuyết

- Phương pháp thực nghiệm: Đưa ra một số yêu cầu khảo sát trên trẻ

- Nhóm phương pháp trực quan (Xem vật thật, quan sát tranh ảnh, thamquan, xem phim)

- Nhóm phương pháp dùng lời (Trò chuyện, đàm thoại, giảng giải, đọcthơ, kể chuyện)

- Nhóm phương pháp thực hành (Trò chơi học tập, lao động)

- Phương pháp thống kê tổng kết rút kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệmgiáo dục là quá trình mô tả, phân tích so sánh, phân loại tổng hợp những kinhnghiệm giáo dục

2 Nội dung.

2.1 Cơ sở lý luận.

Nhân cách con người phải được đặt nền móng ngay từ buổi đầu tiên chậpchững bước vào đời Ngày nay, chúng ta coi trọng Giáo dục mầm non, vì giáodục mầm non là nền tảng của giáo dục, đó là những năm đầu cuộc đời của trẻ,

nó có tầm quan trọng đặc biệt, vì thời kỳ này sự tăng trưởng và phát triển nhanhcủa cơ thể trẻ cũng như về trí tuệ, tình cảm, nhân cách được bắt đầu hình thành.Phát triển tốt hay không là phụ thuộc vào người lớn xung quanh trẻ, đặc biệt làgiáo viên mầm non, là người mẹ hiền thứ hai của trẻ Giáo dục trẻ một cáchtoàn diện là một công việc vô cùng khó khăn, nó phải là cả một quá trình, đây làviên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng một tòa lâu đài trí tuệ.Chính vì vậy mà BGD&ĐT đã đề ra mục tiêu của giáo dục Mầm non là phảitrang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về vật chất và tinh thần nhằm phát triển

toàn diện về nhân cách cho trẻ.[2]

- Theo điều 23 luật giáo dục Mầm non ban hành số 38/2005QH11 ngày14/06/2005 yêu cầu về nội dung và phương pháp GDMN đã ghi: Phương phápGDMN chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động để giúp trẻ phát triển

toàn diện [3]

3

Trang 5

- Theo chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo TT số17/2009/TT- BGDDT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đãnêu rõ: Mục tiêu của DGMN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,thẩm mỹ, hình thành những yếu tố dầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vàolớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lý, năng lực vàphẩm chất mang tính nền tảng, những kỷ năng sống cần thiết phù hợp với lứatuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đạt nền tảng cho

việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.[4]

- Học thuyết Mác Lê-nin đã chỉ ra rằng: “Ngôn ngữ bắt đầu từ lao

động, bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người tronglao động và trong cuộc sống” Ở đứa trẻ ngôn ngữ phát triển trong nhu cầugiao tiếp giữa trẻ với thế giới xung quanh Trẻ bắt chước mọi người vàđược mọi người dạy nói Vì thế Trường Mầm non phải là nơi để phát triển lờinói chuẩn mực cho trẻ và cô giáo là tấm gương phản chiếu rõ nhất, ngôn ngữphải rõ ràng, chính xác, mạch lạc, cô giáo và người lớn phải sử dụng những từ

có văn hóa, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Để hoạt động phát triểnngôn ngữ cho trẻ một cách có hiệu quả chúng ta phải dựa vào đặc điểm pháttriển tâm sinh lí trẻ:

+ Đặc điểm phát triển sinh lí:

Như chúng ta đã biết quá trình phát triển về ngôn ngữ của trẻ thì đây làgiai đoạn ngôn ngữ chủ động của trẻ bắt đầu xuất hiện Chính vì thế trong quátrình phát triển ngôn ngữ trẻ còn mắc một số hạn chế sau:

Giai đoạn này tư duy trực quan là chủ yếu, lời nói luôn luôn gắn liền vớimọi hành động đồ vật cụ thể thì trẻ mới hiểu được Khi trẻ nói chủ yếu trẻ dựavào những đặc điểm bên ngoài để nói

Trẻ phát âm chưa chính xác, trẻ còn hay nói ngọng, nói lắp

+ Đặc điểm phát triển tâm lý

Ở giai đoạn này trẻ rất thích bắt chước người lớn

Trẻ thích được người lớn khen, động viên kịp thời và thích những màusắc sặc sỡ.Trẻ thường hay đặt ra những câu hỏi để người lớn trả lời như: Vì

sao? Tại sao ? Làm thế nào ?[5]

Trên đây là những cơ sở lý luận của đề tài và đã giúp tôi căn cứ vào đó đểtìm ra những giải pháp dạy trẻ sao cho thật phù hợp đối với hoạt động này

2.2 Thực trạng nâng cao chất lượng cho trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động nhận biết tập nói ở trường Mầm non Thanh Sơn.

Trong quá trình chăm sóc trẻ 24-36 tháng tuổi, tôi nhận thấy cơ thể củatrẻ còn yếu, trẻ chưa nói rõ, vốn từ của trẻ còn ít, khả năng nhận thức còn hạnchế Phần đa các cháu đang sống trong môi trường chăm sóc, âu yếm, chiềuchuộng trong vòng tay của bà, của mẹ và của những người thân yêu trong giađình Trẻ chưa thể hoà nhập với bạn, chưa quen với cô, chưa quen với nề nếpsinh hoạt tập thể, chưa có thói quen vệ sinh tự phục vụ Muốn làm được điều đóngười giáo viên phải có ý thức trau dồi ngôn ngữ, tự học, tự rèn luyện cho mìnhcách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ đúng đắn, thân ái, lịch

Trang 6

sự Vì vậy trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi gặp những thuận lợi và khókhăn như sau:

2.2.1 Thuận lợi.

Nhà trường trong năm học qua được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo,được các bậc phụ huynh tin tưởng Ban giám hiệu Nhà trường luôn sát sao quản

lý, chỉ đạo và điều hành mọi công việc trong nhà trường tốt

- Trong năm học này tôi được nhà trường phân công dạy nhóm trẻ 25-36tại khu trung Với tổng số trẻ là: 12 Trong Nam :7, Nữ:5

- Với đội ngũ cán bộ giáo viên luôn tâm huyết với nghề, đa số đều đạttrình độ chuẩn và trên chuẩn, luôn giúp đỡ lẫn nhau, trẻ khỏe nhiệt tình, tạo điềukiện cho việc học hỏi kinh nghiệm

- Bản thân là một giáo viên có tuổi nghề lâu năm, có tinh thần tráchnhiệm cao trong công tác giảng dạy, không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu,

dự giờ đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm cho bản thân,

- Bản thân tôi là người dân tộc kinh nói đúng tiếng phổ thông, phát âmchuẩn Tôi công tác lâu năm ở vùng dân tộc thiểu số Nên biết tiếng địa phương( Tiếng thái) của trẻ nói để phiên dịch sang tiếng phổ thông và uốn nắn kịp thời

- Trẻ khỏe mạnh, tích cực học tập và hứng thú hoạt động Một lớp cóchung một độ tuổi nên nhận thức của trẻ tương đối đồng đều,

2.2.2 Khó khăn.

Là xã có địa bàn rộng, nhiều thôn cách xa trường, giao thông đi lại khókhăn, nên vào những ngày mưa mù, giá rét số trẻ đến trường còn hạn chế, ảnhhưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học của cô và trẻ

Trẻ đến lớp học còn nói tiếng địa phương, phát âm sai lệch ảnh hưởngđến khả năng tiếp thu bài, ngôn ngữ mạnh lạc của trẻ còn hạn chế (nói chưa đủcâu, nói trống không, nói lắp, nói ngọng, nói tiếng địa phương) nên ảnh hưởngrất lớn đến việc giao tiếp và dạy trẻ trên lớp

Cơ sở vật chất phòng học chật hẹp, đồ dùng đồ chơi được đầu tư, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục hiện nay

Một số phụ huynh đi làm ăn xa để con ở nhà với ông bà dẫn đến việcquan tâm đến trẻ còn hạn chế, chưa nhiệt tình ủng hộ trong việc thu gom cácnguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng dạy học và hoạt động vuichơi cho các cháu

Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ nhớ nhưng lại rất chóng quên

Do điều kiện đặc thù của địa phương đa số là người dân tộc thái nên có

một số phụ huynh phát âm chưa chuẩn tiếng phổ thông làm cho trẻ học theo.

Đa số trẻ chưa qua nhóm trẻ 18-24 tháng tuổi nên lần đầu tiên đến trườngquyấy khóc nhiều, nhút nhát, nói nhỏ, phát âm toàn bộ tiếng địa phương

Qua khảo sát đầu năm tôi thấy khả năng phát triển ngôn ngữ của các cháutrong lớp tôi như sau:

* Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng tháng 9 năm 2018

Nội dung

đánh giá

Tổn

g số trẻ

Kết quả thực trạng

5

Trang 7

TL

%

SL

TL

%

SL

TL

%

SL

TL

%

SL

Nhìn vào bảng kết quả khảo sát thực trạng trên cho ta thấy tình hình thực

tế về chất lượng của hoạt động nhận biết tập nói chưa cao, cháu yếu vẫn còn, tỷ

lệ cháu trung bình rất cao

* Nguyên nhân:

- Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế,

đồ dùng chưa đẹp, chưa sinh động sáng tạo vì vậy chưa thu hút được trẻ thamgia hoạt động

- Việc tạo môi trường (nhất là môi trường mở) cho trẻ hoạt động có nhiềuhạn chế, hình thức chưa thu hút được nhiều trẻ tham gia hoạt động

- Trẻ còn sử dụng tiếng địa phương nhiều, một số trẻ chưa nói rõ từ hoặc

đa số còn nói ngọng, nói chưa rõ lời Do đó việc trẻ nói đủ câu, từ rõ ràng mạchlạc còn gặp nhiều khó khăn

- Còn hạn chế trong việc phát triển vốn từ cho trẻ, chưa phát huy đượctính tích cực của trẻ trong các hoạt động

- Do điều kiện đặc thù của địa phương có một số phụ huynh phát âm chưachuẩn tiếng phổ thông làm cho trẻ học theo

- Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn đơn điệu, chưa có một hệthống logíc nhất định

2.3 Các giải pháp thực hiện.

2.3.1 Rèn luyện nền nếp thói quen sử dụng ngôn ngữ tích cực cho trẻ

ngay từ đầu năm học.

Nền nếp thói quen là tính tất yếu chi phối đến việc sử dụng ngôn ngữ củatrẻ, xã hội càng văn minh thì vấn đề giáo dục hành vi văn hóa trong giao tiếpcàng trở nên quan trọng Nền nếp học tập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trựctiếp đến thành công của tiết học, vì vậy ngay từ lứa tuổi mầm non, người lớn,đặc biệt là giáo viên mầm non, tôi luôn chú trọng rèn luyện các nền nếp thóiquen, hành vi lễ giáo cho trẻ, uốn nắn trẻ mạnh dạn, tự nhiên khi giao tiếp vớingười khác, không rụt rè, e sợ, âm lượng phát ra đủ nghe, không la hét, nói tục,chửi bậy, biết dùng ngôn ngữ nhẹ nhàng tình cảm để thể hiện tình cảm yêuthương đối với bạn bè, cô giáo và người thân Vì vậy trong công tác giáo dục,

cô giáo và người lớn phải thực sự gương mẫu về lời ăn tiếng nói, nghiêm khắc

và uốn nắn kịp thời khi trẻ nói sai, nói trống không, nói thiếu chủ ngữ, vị ngữ,nói ngược vị trí câu

Trang 8

Ví dụ: Khi trẻ muốn lấy quả bóng của bạn trẻ sẽ nói: “Đưa đây” tôi sẽ sửacho cháu nói lại “Bạn cho tôi mượn quả bóng”….Giáo dục các cháu biết cảm

ơn, xin lỗi, không nói dối, lễ phép với người lớn khi giao tiếp, biết chào hỏi côkhi đến lớp, chào hỏi ông bà, bố mẹ và người lớn

Trong sinh hoạt hằng ngày tôi chú ý rèn luyện cho các cháu có thói quen

vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng, tập cho trẻ có thói quen tự phục vụ như : Tự

đi dép, đội mũ

+ Giờ đón trẻ, khi trẻ đến lớp tôi dạy trẻ chào cô, chào bố, mẹ rồi vào lớp

+ Dạy trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định

+ Giờ học, vào bài cô kể cho trẻ nghe một đoạn truyện, đọc cho trẻ nghemột bài thơ, câu đố hay là tổ chức tiết học dưới hình thức trò chơi, chương trìnhcủa bé ( tùy vào nội dung) để gây sự hứng thú khi vào bài

+ Giờ chơi, giáo dục trẻ khi chơi xong cất đồ chơi ngăn nắp gọn gàng,vừa cất đồ chơi vừa đọc đoạn thơ: “ Giờ chơi hết giờ rồi, nhanh tay cất đồ chơi,nhẹ

tay thôi bạn ơi ”

+ Giờ ăn, tôi giáo dục trẻ trước khi ăn phải rửa tay, cho trẻ đọc bài thơ

“giờ ăn” sau đó mời cô giáo, mời các bạn rồi mới ăn Khi ăn không nói chuyện,không làm cơm rơi, cơm vãi Ăn xong lau miệng, uống nước, rửa tay

+ Giờ ngủ trưa cô cho trẻ đọc bài thơ: “ Giờ đi ngủ ” trẻ lên giường nằmngủ không nói chuyện

Trong tiết học tôi chú ý rèn cho các cháu ngồi học ngay ngắn, không nằm

ra chiếu, không được chạy lung tung trong khi học, biết lắng nghe và trả lời cáccâu hỏi của cô

Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên, tôi đã đưa trẻ vào nề nếp vàthói quen hằng ngày của trẻ, sau một thời gian trẻ thực hiện rất tốt Từ đó

tôi nhận thấy trẻ tự tin, thoải mái và thích đến trường được học, được chơi,được

giao lưu với bạn

Sau một thời gian áp dụng biện pháp, tôi thấy hiệu quả của giờ học đượcnâng lên rõ rệt Nề nếp các cháu đã đi vào ổn định và được BGH Nhà trườngđánh giá rất tốt Trẻ rất hứng thú trong mọi hoạt động

2.3.2 Xây dựng nội dung hoạt động phù hợp với chủ đề để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Giáo viên cần xác định chủ đề và nội dung của chủ đề được thực hiệntrong thời gian đó

- Trang trí nhóm lớp phù hợp với chủ đề

- Lựa chọn nội dung cho các hoạt động ngôn ngữ phù hợp với chủ đề đó

- Xây dựng môi trường phù hợp với chủ đề

- Chuẩn bị các phương tiện học liệu theo chủ đề

- Lên lịch hoạt động theo tuần, ngày và tích hợp nội dung PTNN với cáchoạt động của các lĩnh vực khác

Ví dụ:

+ Với chủ đề “Phương tiện giao thông đường bộ” tôi lựa chọn nội dungcho các hoạt động ngôn ngữ như sau:

7

Trang 9

+ Trò chuyện: Tôi và trẻ cùng trò chuyên về các phương tiện giao thôngnhư : Ô tô, Xe đạp, Xe máy, (Hàng ngày ai đưa con đi học? Bố (Mẹ) chở con

đi học bằng xe gì? Đi đường con thấy những xe gì? Tiếng kêu của xe đó như thếnào?

- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ

+ Đọc bài thơ: “ Bé và mẹ ”

Tan học mẹ đón về

Dắt tay em qua phố

Mẹ luôn luôn nhắc nhở

Đi bộ trên vỉa hè

Đường rất nhiều loại xe

Nếu sang ngang phải đợi

Đèn xanh mới được đi

Bé ngoan ngoãn thầm thì

“Con nhớ rồi mẹ ạ !”

(Lương Thị Xiêm)

“ Đèn đỏ đèn xanh”

Dung dăng dung dẻ

Vui vẻ đi chơi

Đèn đỏ báo rồi

Bạn chờ tí nhé!

Dung dăng dung dẻ

Vui vẻ đi chơi

Đèn xanh báo rồi

Bạn ơi ! Đi nhé

( Định Hải )

+ Các bài ca dao - Đồng dao:

“Bà còng đi chợ trời mưa”

Bà còng đi chợ trời mưa

Cái tôm cái tếp đi đưa bà còng

Đưa bà đến quãng đường cong

Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà

Tiền bà trong túi rơi ra

Tép tôm nhặt được trả bà mua rau

“ Đi cầu đi quán”

Đi cầu đi quán Mua một đàn gà

Đi bán lợn con Về cho ăn thóc

Đi mua cái xoong Mua lược chải tóc

Đem về đun nấu Mua cặp gài đầu

Mua quả dưa hấu Đi mau về mau

Về biếu ông bà Kẻo trời sắp tối

+ Kể chuyện “Ô tô con học bài”

+ Trò chơi phát triển ngôn ngữ: Chơi “Ô tô chim sẻ, Chơi đèn tín hiệu…”+ Làm sách tranh truyện về các phương tiện giao thông đường bộ

Trang 10

- Tôi xây dựng môi trường phù hợp với chủ đề nhánh “Phương tiện giaothông đường bộ”:

Ví dụ:

+ Ở góc hoạt động với đồ vật tôi cho trẻ xếp “Ga ra ô tô”

+ Ở góc phân vai: Cho trẻ chơi bán hàng, nấu cho em ăn

+ Ở góc nghệ thuật : Hát các bài hát về phương tiện giao thông, Tô màu

xe máy, ô tô…

+ Ở góc đóng vai tôi cho trẻ chơi trò chơi đóng vai chú cảnh sát

- Với chủ đề này, tôi chuẩn bị đồ dùng trực quan phục vụ cho các tiết học

là các phương tiện do nhà trường mua sắm, các đồ chơi do chính tay các cô tựtaọ bằng các phế liệu dễ sử dụng và an toàn cho trẻ Sử dụng máy tính, băng đĩa

có hình ảnh các phương tiện giao thông,cho trẻ quan sát và đàm thoại

- Tôi trang trí nhóm lớp phù hợp với chủ đề: Trang trí nhóm lớp bằngtranh ảnh các phương tiện có liên quan đến chủ đề “Bé thích đi bằngphương tiện gì ” ở các góc trong nhóm lớp sao cho trẻ dễ quan sát và đàm thoại

- Lên lịch cho các hoạt động theo tuần: Mỗi tuần tôi lên kế hoạch cungcấp kiến thức cho trẻ về 2-3 phương tiện giao thông

2.3.3 Giáo dục Lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động.

Thực tế hiện nay quan điểm “Giáo viên làm trung tâm cho mọi hoạt độnggiáo dục” Đã chuyển sang quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm” Trẻ phải đượccoi là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục Giáo viên cần phải dựa vào đặcđiểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của từng trẻ, từ đó lập kế hoạch giáodục phù hợp

Bên cạnh đó giáo viên Mầm non cần hiểu rằng việc đặt câu hỏi “Trẻ họcgì?” chỉ là hình thức bề ngoài của một vấn đề Mà cần phải đặt câu hỏi “Trẻ họcnhư thế nào?” đó mới là điều cốt lõi của quá trình giáo dục trẻ

Như chúng ta đã biết, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm làphương pháp phát huy được tối đa tính tích cực, khả năng tiếp thu và trí tưởngtượng của trẻ Vì vậy khi sử dụng phương pháp này trong quá trình dạy trẻ côchỉ nên gợi mở, kích thích sự sáng tạo của trẻ, hướng dẫn trẻ để trẻ được chủđộng tư duy từng chi tiết các nhân vật qua các câu truyện, không sử dụng câuhỏi đóng mà sử dụng câu hỏi mở

Ví dụ: Thơ “Yêu mẹ” Tôi đưa ra câu hỏi

+ Bài thơ nói về ai?

+ Trong bài thơ mẹ của bé đã vất vả như thế nào ?

+ Mẹ dậy sớm để làm gì?

+ Ai đã kề vào má của mẹ?

+ Em bé yêu mẹ như thế nào?

+ Còn các con thì sao được mẹ yêu thì các con phải ntn?

Hay: Truyện “ Thỏ con không vâng lời”

+ Mẹ dặn Thỏ con như thế nào?

+ Thỏ con có nghe lời mẹ không?

+ Vì sao Thỏ con lại bị lạc đường?

+ Ai đã đưa Thỏ về nhà?

9

Ngày đăng: 18/11/2019, 13:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w