1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đa dạng các loài bướm (lepidoptera rhopalocera) ở trạm đa dạng sinh học mê linh, tỉnh vĩnh phúc

55 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 3,31 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA SINH – KTNN ====== VŨ THỊ HUYỀN NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÁC LOÀI BƯỚM LEPIDOPTERA: RHOPALOCERA Ở TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH, TỈNH VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN

Trang 1

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÁC LOÀI BƯỚM

(LEPIDOPTERA: RHOPALOCERA) Ở TRẠM ĐA DẠNG

SINH HỌC MÊ LINH, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Động vật học

HÀ NỘI, 5/2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH – KTNN

======

VŨ THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÁC LOÀI BƯỚM

(LEPIDOPTERA: RHOPALOCERA) Ở TRẠM ĐA DẠNG

SINH HỌC MÊ LINH, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Động vật học

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Vũ Văn Liên

HÀ NỘI, 5/2019

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Văn Liên và TS.Nguyễn Văn Hiếu đã định hướng, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời giannghiên cứu để hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Sinh – KTNN,Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 và những người bạn cùng nhóm động vật học,những người đã giúp đỡ, tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trìnhhoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2019

Sinh viên

Vũ Thị Huyền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu,kết quả, hình ảnh và bộ mẫu được trình bày trong khóa luận là do nghiên cứu, thựctiễn đảm bảo tính trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoahọc, trong các tạp chí chuyên ngành và các hội thảo khoa học,… nào khác

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2019

Sinh viên

Vũ Thị Huyền

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

4.1 Ý nghĩa khoa học 3

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tình hình nghiên cứu bướm trên thế giới 4

1.2 Tình hình nghiên cứu bướm trong nước 5

1.3 Tình hình nghiên cứu bướm tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh 7

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.1 Đối tượng nghiên cứu 8

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 8

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 8

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 8

2.3 Phương pháp nghiên cứu 8

2.3.1 Sinh cảnh 8

2.3.2 Thu thập mẫu vật 9

2.3.3 Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật 9

2.4 Định tên mẫu 13

2.5 Mô tả một số loài phổ biến 13

2.5.1 Phương pháp chọn loài tiêu biểu 13

2.5.2 Mô tả một số loài phổ biến 13

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 15

3.1 Thành phần loài bướm tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc 15

3.2 Mức độ phổ biến của các loài bướm theo sinh cảnh tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc 20

3.3 Mô tả một số loài 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Thành phần loài và mức độ phổ biến của các loài bướm ở ba sinh

cảnh tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc 15Bảng 3.2 Số lượng giống và loài bướm theo từng họ tại Trạm Đa dạng sinh

học Mê Linh, Vĩnh Phúc 19Bảng 3.3 Mức độ phổ biến của các loài bướm ở ba sinh cảnh khác nhau tại

Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc 21

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Hình ảnh ghim côn trùng 11

Hình 2.2 Hình ảnh giá bướm bằng gỗ mềm 12

Hình 3.1 Tỷ lệ % số lượng loài bướm ở ba sinh cảnh khác nhau tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc 18

Hình 3.2 Tỷ lệ % các họ bướm tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc 20

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện mức độ phổ biến của các loài bướm tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc 21

Hình 3.4 Hình ảnh loài Troides aeacus (C & R Felder, 1860) 22

Hình 3.5 Hình ảnh loài Papilio nephenus (Boisduval, 1836) 24

Hình 3.6 Hình ảnh loài Papilio helenus (Linnaeus, 1758) 25

Hình 3.7 Hình ảnh loài Papilio paris (Linnaeus, 1758) 26

Hình 3.8 Hình ảnh loài Hebomoia glaucippe (Linnaeus, 1758) 27

Hình 3.9 Hình ảnh loài Danaus genutia (Cramer, 1774) 28

Hình 3.10 Hình ảnh loài Tirumala septentrionis (Butler, 1874) 29

Hình 3.11 Hình ảnh loài Euploea core (Cramer, 1780) 30

Hình 3.12 Hình ảnh loài Euploea tulliolus (Fabricius, 1793) 29

Hình 3.13 Hình ảnh loài Moduza procris (Cramer, 1777) 32

Hình 3.14 Hình ảnh loài Kallima inachus (Doyere, 1840) 33

Hình 3.15 Hình ảnh loài Faunis eumeus (Drury, 1773) 34

Hình 3.16 Hình ảnh loài Ionolyce helicon (Felder, 1860) 35

Trang 8

Trong lớp Côn trùng, bộ Cánh vảy (Lepidoptera) là bộ rất đa dạng và phongphú về thành phần loài, chỉ sau bộ Cánh cứng (Coleoptera) Bộ Cánh vảy có khoảng140.000 loài, trong đó điển hình nhất là bướm (Rhopalocera) có số lượng lên tới hơn20.000 loài, được biết đến nhiều nhất do có màu sắc và hình thái đẹp và là đối tượngyêu thích của nhiều người Rất nhiều loài bướm quý, hiếm, có giá trị khoa học, hấpdẫn nghiên cứu, thu hút sự quan tâm của các nhà sinh vật học, cũng như có giá trịcao trong việc giáo dục bảo tồn, v.v Bên cạnh đó chúng còn có giá trị cao trongkinh tế (ví dụ: thụ phấn cho cây trồng), giá trị thương mại, sưu tầm, trao đổi Tuynhiên nhiều loài bướm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống bịthay đổi và phá hủy, săn bắt quá mức có thể gây ảnh hưởng tới đa dạng sinh học cácloài bướm cũng như công tác bảo tồn.

Trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là nước có thảm thực vật phongphú và đa dạng, với nhiều kiểu sinh cảnh, kéo theo đó là sự đa dạng cao về thànhphần loài sinh vật nói chung, côn trùng (điển hình là bướm) nói riêng Tuy nhiên, sovới các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới, nghiên cứu bướm ở ViệtNam còn hạn chế và ít được biết đến

Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh, thành phốPhúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Giáp ranh với Vườn quốc gia Tam Đảo theo hướngđông, đó cũng chính là lí do vì sao Trạm còn được coi là hành lang xanh của Vườnquốc gia này Ở đây không chỉ có chức năng bảo vệ rừng đầu nguồn, là nơi thamquan thiên nhiên mà còn là nơi lưu trữ, bảo tồn nhiều loài côn trùng, đặc biệt làloài bướm

Trang 9

(Rhopalocera) Sinh cảnh tại đây khá phong phú, có các sinh cảnh rừng thứ sinh,sinh cảnh cây bụi và sinh cảnh ven suối, thuận lợi cho việc nghiên cứu về loài bướm.Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh cách trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 khoảng14km, giao thông thuận tiện, có đội ngũ cán bộ nhiệt tình đã tạo điều kiện thuận lợicho việc đi thu mẫu vật và số liệu Chính vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu các loàibướm tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh giúp hiểu biết về tính đa dạng và phongphú về thành phần loài, tính đặc trưng của các loài bướm nơi đây Từ đó, có thể đềxuất bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên côn trùng nói chung, bướm nóiriêng phục vụ cho nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển du lịch tại Trạm Đadạng sinh học Mê Linh Chính những lý do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu

“Nghiên cứu đa dạng các loài bướm (Lepidoptera: Rhopalocera) ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được thành phần loài và mức độ phong phú của các loài bướm tạiTrạm Đa dạng sinh học Mê Linh

- Xác định được sự phân bố của các loài bướm theo ba sinh cảnh: sinh cảnhrừng thứ sinh, sinh cảnh cây bụi và sinh cảnh ven suối tại Trạm Đa dạng sinh học

Mê Linh

- Mô tả được đặc điểm hình thái một số loài bướm điển hình (loài phổ biến,

có hình thái đẹp hoặc loài quý, hiếm)

3 Nội dung nghiên cứu

- Xác định thành phần loài bướm và mức độ phong phú của các loài trong khu vực nghiên cứu, bao gồm:

+ Thành phần loài

+ Mức độ phong phú của các loài

+ Các loài quý, hiếm có giá trị bảo tồn

+ Các loài có hình thái đẹp

- Xác định sự phân bố của các loài bướm theo ba sinh cảnh:

+ Sinh cảnh rừng thứ sinh: Sinh cảnh này chủ yếu là cây thường xanh,tán rừng cao trung bình khoảng 15m, độ che phủ khoảng 60%

+ Sinh cảnh cây bụi: Chủ yếu là cây chè, cây sim, cây mua và một số loài cây bụi khác, tán cao khoảng 2,5m

Trang 10

+ Sinh cảnh ven suối: Có các cây bụi ven bờ suối, suối rộng khoảng3m, mùa mưa nước lên cao hơn mùa khô, đôi khi có lũ.

- Mô tả một số loài bướm ngày điển hình tại khu vực nghiên cứu về:

+ Tên khoa học+ Tên khác+ Tên tiếng Anh+ Đặc điểm nhận dạng: hình thái, màu sắc, kích thước+ Phân bố

+ Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài cung cấp những dẫn liệu đa dạng sinh học về loài bướm (Ropalocela)

và mức độ phổ biến của loài bướm ở ba sinh cảnh: sinh cảnh rừng thứ sinh, sinhcảnh ven suối và sinh cảnh cây bụi tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của đề tài góp phần cung cấp dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu sau này

về bướm tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc, đồng thời nghiên cứucũng mang giá trị về thẩm mĩ, cụ thể là bộ mẫu bướm và một số tranh bướm

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình nghiên cứu bướm trên thế giới

Ở hầu hết mọi môi trường sống đều có thể bắt gặp bướm Có rất nhiều côngtrình nghiên cứu về loài côn trùng này trong khu vực và trên thế giới Các công trìnhnghiên cứu về thành phần loài bướm đã được xuất bản trong khu vực là Chou (1994)

về bướm ở Trung Quốc [16], Corbet et Pendlebuty (1992) về bướm ở Malaysia [18],D’Abrera (1982-1986) về bướm ở vùng Đông Phương- Úc [19] Osada et al (1999)

về bướm ở Lào [41], Pinratara (1985-1988) về bướm ở Thái Lan [42] và Blyth (1957) về bướm ở Ấn Độ [48]

Wynter-Tính đa dạng của côn trùng tăng dần theo độ lớn sinh cảnh và tính phức tạp

về cấu trúc của thực vật trong sinh cảnh đó (Price, 1975) [43] Tức là sinh cảnh rừng

có cấu trúc nhiều tầng tán và phong phú về thực vật sẽ thu hút được nhiều loài côntrùng hơn những vùng có cấu trúc tán ít, hệ thực vật đơn giản Và kết quả của nhữngnghiên cứu bướm trên thế giới cho thấy, tính đa dạng thường thấp hơn ở rừng thànhthục và cao hơn ở các giai đoạn diễn thế ban đầu của rừng (Bobo et al., 2006;Fermon et al.,

2005; Schulze et al., 2004) [15], [29], [44]

Theo New & Collins (1991) có bốn nguyên nhân gây áp lực làm cho các loàibướm bị đe dọa là: (1) sự phá hủy và làm thay đổi sinh cảnh (habitat), (2) ô nhiễmmôi trường, (3) các loài ngoại lai (exotic species) và (4) khai thác thương mại [40]

Do các loài bướm phân bố hẹp sống gắn liền với rừng nên rất dễ bị tổnthương, vì vậy muốn bảo tồn chúng cần phải bảo vệ rừng Thomas & Mallorie(1985) cho rằng sự đa dạng loài bướm có quan hệ với tỷ lệ độ che phủ thực vật mặtđất, nhiều loài bướm sống gắn liền với các giai đoạn diễn thế cụ thể của rừng, vì vậychiến lược để bảo tồn bướm tốt nhất là bảo vệ nhiều loại sinh cảnh nếu có thể [45]

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về sinh học và bảo tồn bướm trên thếgiới Có các công trình nghiên cứu rất có giá trị về khoa học, như việc xác định câychủ, vòng đời, tập tính và phân bố của bướm Bên cạnh những loài phổ biến cũng cónhiều loài quý, hiếm có trong danh lục của CITES và IUCN được nghiên cứu.Những tài liệu này rất có ích trong công tác bảo tồn nhân nuôi bướm (Igarashi 2001;Igarashi

& Fukuda, 1997-2000; Koiwaya, 1996) [28], [29], [33]

Trang 12

Họ Bướm phượng (Papilionidae) là một trong những họ bướm được quantâm nhiều hơn trong nghiên cứu về sinh học và bảo tồn Họ bướm này được xemnhư là “người đại diện” cho tính đa dạng của bướm (Vane-Wright, 2005) [46] Donhiều loài có kích thước lớn, màu sắc đẹp, có giá trị thẩm mỹ, luôn hấp dẫn nhữngngười sưu tầm nên một số loài thuộc họ Papilionidae đang trong tình trạng bị đe doạ

ở mức độ nguy cấp Ở Srilanka, họ Papilionidae được sử dụng như là đại diện chotoàn bộ tính đa dạng bướm ở SriLanka (Vane-Wright, 2005) [46] Họ Bướm phượngđược các tổ chức bảo tồn quốc tế quan tâm và hầu hết các loài bướm có trong danhlục của CITES và IUCN thuộc họ Bướm phượng (Collins & Morris, 1985; New &Collins, 1991) [17], [40] Trong số 573 loài bướm Phượng thì có tới 170 loài cầnphải được bảo tồn (New et Collins, 1991) [40]

Theo IUCN, gần 14% tổng số loài của họ Papilionidae (78 loài) đang bị đedoạ hoặc quần thể loài bị giảm sút mạnh Ngoài ra, IUCN còn lập danh sách 97 loài(17% tổng số loài trong họ này) cần được nghiên cứu để đánh giá tình trạng bảo tồncủa chúng (New & Collins, 1991) [40] Trong số 46 loài, 4 loài có trong phụ lục I và

42 loài có trong phụ lục II của CITES, Việt Nam có 4 loài có trong phụ lục II của

CITES là Teinopalpus imperialis, Teinopalpus aureus, Troides helena và Troides

aeacus Ngoài ra, 2 loài thuộc giống Teinopalpus có trong danh lục của IUCN,

trong đó Teinopalpus imperialis là loài hiếm và Teinopalpus aureus là loài thiếu

thông tin

1.2 Tình hình nghiên cứu bướm trong nước

Từ những năm đầu của thế kỷ XX, ở Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu vềbướm Trong đó, cuốn “Côn trùng Đông dương” (Dubois et Vitalis, 1919) là côngtrình đầu tiên nghiên cứu về bướm với danh lục 611 loài, đây cũng là danh lụcbướm đầu tiên của các quốc gia vùng Đông Dương (Việt Nam, Lào và Cam PuChia) [25] Sau đó Metaye (1957) đã xác định danh lục 454 loài bướm Việt Nam[34]

Viện Bảo vệ thực vật năm 1976 (Kết quả điều tra côn trùng 1967-1968) [13]

đã ghi nhận có 533 loài thuộc 37 họ bướm tại các tỉnh miền Bắc Viện Bảo vệ thựcvật [14] ghi nhận được 35 họ thuộc bộ cánh phấn với tổng số 473 loài ở các tỉnhphía Nam vào năm 1999

Có thể nói từ những năm 1990 của thế kỷ XX, đã có khá nhiều công trìnhnghiên cứu về bướm được tiến hành Hầu hết các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn

Trang 13

Thiên nhiên là địa điểm được thực hiện nghiên cứu Các nhà côn trùng nước ngoàinghiên cứu bướm

Trang 14

ở Việt Nam nhiều nhất đến từ Nhật Bản, Liên Bang Nga, Cộng hoà Séc và một sốquốc gia khác Ở Việt Nam, các nghiên cứu và khảo sát về bướm tập trung nhiều ởTrung tâm Nhiệt đới Việt-Nga và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Bảo tàngThiên nhiên Việt Nam.

Nhiều tác giả thu thập và nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ bướm tại một

số Vườn Quốc gia Có 120 loài bướm thuộc 9 họ và 78 giống được Bùi XuânPhương (2005a) [8] công bố tại Vườn Quốc gia Phú Quốc và Khu bảo tồn NgọcLinh, ở Kon Tum xác định 169 loài bướm thuộc 100 giống, 11 họ thuộc bộ cánhphấn (Bùi Xuân Phương, 2005b) [9] Vũ Văn Liên và cs (2008) [6] đã ghi nhận 362loài bướm thuộc

11 họ tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc Lê Trọng Sơn và Đỗ Anh Tuấn(2008) [10] đã ghi nhận 126 loài bướm thuộc họ Bướm giáp Nymphalidae tại khuvực Bạch Mã – Phong Điền, Thừa Thiên Huế Ngoài các nghiên cứu về khu hệbướm tập trung ở các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn Thiên nhiên, một số tác giả đãđiều tra thu thập xác định thành phần cánh phấn (bướm) tại một số tỉnh miền Trung,kết quả cho thấy khu hệ bướm ngày khá phong phú với 282 loài thuộc 10 họ(Hoàng Vũ Trụ và Tạ Huy Thịnh, 2007) [12] Đặng Ngọc Anh và Vũ Văn Liên(2005) [1] nghiên cứu về sự đa dạng của các loài bướm (Rhopalocera) và quan hệgiữa chúng với cây rừng ở Vườn Quốc gia Cát Bà Lê Trọng Sơn, Đỗ Anh Tuấn(2008) [11] nghiên cứu sự phân bố và vai trò chỉ thị sinh thái của phân họ Bướm mắtrắn ở Thừa Thiên Huế

Các công trình mô tả loài bướm mới cho khoa học, điển hình là Devyatkin(1996, 1997, 1998a, 1998b), tác giả đã mô tả rất nhiều loài bướm mới thuộc họHesperiidae [20], [21], [22], [23] Ngoài ra, một số công trình khác cũng mô tả loàibướm mới cho khoa học là Devyatkin & Monastyrski (1999), Funahasha (2003),Monastyrskii (2005b), Monastyrskii & Devyatkin (2000, 2003a, 2003b), Yokochi(2004) [24], [27], [36], [37], [38], [39], [47]

Các công trình xuất bản dưới dạng sách có kèm theo ảnh minh hoạ về bướm

ở riêng từng Vườn Quốc gia hay toàn bộ Việt Nam còn rất hạn chế Chỉ có một sốcông trình về bướm Vườn Quốc gia Cúc Phương (Lương Văn Hào et al., 2004;Ikeda et al.,

1998, 1999, 2000) [5], [30], [31], [32]; các loài bướm phổ biến ở Việt Nam(Monastyrskii et Devyatkin, 2000) [37]; các loài bướm họ Satyridae (Monastyrskii,2005a) [35] Monastyrskii & Devyatkin (2003b) [39] xây dựng danh lục các loàibướm Việt Nam, trong đó có 994 loài bướm, đây cũng là danh lục có nhiều loài nhất

Trang 15

về bướm Việt Nam; các loài bướm Vườn Quốc gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn củachúng (Đặng Thị Đáp và nnk, 2011)[3]….

Trang 16

Chính Phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006) đã ban hànhnghị định về thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [2] Trong danh mục

nhóm II có 4 loài bướm, trong đó có 3 loài thuộc họ bướm Phượng là Teinopalpus

aureus, Teinopalpus imperialis và Troides helena.

Tóm lại, việc nghiên cứu bướm ở Việt Nam đã được tiến hành khá sớm, từđầu thế kỷ XX Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc xây dựngdanh lục loài được tiến hành ở các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn Thiên nhiên ViệtNam Các khu vực có nhiều nghiên cứu về bướm ở Việt Nam điển hình là VườnQuốc gia Tam Đảo, Cúc Phương, Hoàng Liên, Cát Tiên

Đến nay, từ các kết quả nghiên cứu về bướm ở Việt Nam, Việt Nam có khoảng

1200 loài bướm đã được ghi nhận, trong đó, có nhiều loài mới cho khoa học vànhiều loài ghi nhận mới được bổ sung cho khu hệ bướm Việt Nam

1.3 Tình hình nghiên cứu bướm tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du vàmiền núi phía Bắc Trong đó, Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh nằm ở độ cao gần500m so với mặt nước biển, tổng diện tích của Trạm là 170,3 ha thuộc địa bàn xãNgọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Trong đó, Trạm bao gồm gần 70

ha rừng thứ sinh, 30 ha rừng trồng, hơn 60 ha cây bụi, ao suối và 3 ha dành cho khunhà làm việc của Trạm

Ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, khu hệ bướm nói chung chưa đượcnghiên cứu nhiều, hơn nữa tại đây có thảm thực vật và hệ sinh cảnh khá phong phú,

có nhiều loài côn trùng, đặc biệt là bướm (Rhopalocera) Nghiên cứu của Thái Đình

Hà và cs (2005) cho thấy thành phần loài bướm cao nhất trong năm vào tháng 5 và

10 ở Mê Linh 4 Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh là một điểm du lịch sinh tháihấp dẫn,

thường xuyên có học sinh đến tham quan và học tập tại đây Nghiên cứu các loàibướm có thể góp phần phát triển du lịch, tham quan và học tập tại Trạm Ngoài ra,diện tích và chất lượng rừng bị suy giảm, có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của cácloài bướm ở đây Vì vậy, nghiên cứu thành phần các loài bướm ở Trạm Đa dạngsinh học Mê Linh là cần thiết Nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin về sự đa dạng

và phong phú của các loài bướm cũng như giá trị của chúng ở Trạm Đa dạng sinhhọc Mê Linh, góp phần bảo tồn và sử dụng hợp lý các loài bướm phục vụ phát triển

du lịch, tham quan, học tập

Trang 17

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các loài bướm, Bộ Cánh vảy (Lepidoptera: Rhopalocera)

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại các địa điểm và thời gian khác nhau ở Trạm

Đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc Thành phố Phúc Yên nằm ở phía ĐôngNam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô30Km Phúc Yên có chiều dài theo trục Bắc - Nam 24 km, từ phường Hùng Vươngđến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên Địa giới hành chính thànhphố Phúc

Yên:

Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên

Phía Nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

Phía Bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Phúc Yên có địa hình đa dạng, tổng diện tích là 12.029,55 ha, chiathành 2 vùng chính là vùng đồi núi bán sơn địa (Ngọc Thanh, Cao Minh, XuânHoà), diện tích 9700 ha; vùng đồng bằng gồm các phường: Nam Viêm, Tiền Châu,Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị, diện tích 2300 ha, có hồ Đại Lải

và nhiều đầm hồ khác có thể phát triển các loại hình du lịch

Khu vực nghiên cứu và thu thập mẫu vật: Trạm Đa dạng sinh học Mê Linhthuộc xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.2 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 7/2017 đến tháng 5/2019.

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Sinh cảnh

Căn cứu vào hiện trạng thảm thực vật ở Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh,sinh cảnh được chia thành 3 loại chính là sinh cảnh rừng thứ sinh, sinh cảnh cây bụi

Trang 18

và sinh cảnh ven suối Bướm được nghiên cứu, khảo sát và thu thập 3 loại sinh cảnhtrên.

Trang 19

- Mẫu bướm được thu thập, bảo quản trong phong bì giấy scan để trong cáchộp nhựa, có băng phiến và lưu giữ tại phòng thí nghiệm Động vật trường Đại học

Sư phạm Hà Nội 2

- Mẫu được thu thập tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc

- Thời gian thu mẫu: Mẫu bướm được thu ban ngày vào những thời gian khácnhau, mẫu chủ yếu được thu vào các tháng 5-9 trong năm Mẫu được thu rải rác từnăm 2017 đến 2019, trong đó mỗi tháng nghiên cứu và thu thập 4 lần

2.3.3 Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật

Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật theo Vũ Văn Liên & Lưu HoàngYến (2011) [7] Sau khi thu mẫu được thu, mẫu cần được xử lý và làm khô, mẫu khôđược đựng trong hộp kín (hộp nhựa, hộp gỗ) kèm với băng phiến và để nơi khô ráo.Băng phiến có tác dụng bảo vệ mẫu vật khỏi côn trùng phá hoại và có thể góp phầnhạn chế mốc Có thể làm khô tiêu bản mẫu bằng cách phơi (tránh ánh sáng trực tiếpcủa mặt trời) hoặc sấy khô ở nhiệt độ 40-450C (trong thời gian 1-2 ngày) Mẫu mớithu (còn tươi) có thể được bảo quản trong tủ lạnh đến khi căng cánh Mẫu thu về cầnđược gói trong giấy can hay loại giấy đặc biệt chuyên sử dụng để gói mẫu bướm(giấy mỏng, nhẵn, trong suốt) Túi hình tam giác làm được làm sẵn hoặc làm bằnggiấy can, giấy lụa, v.v Loại giấy này không chỉ giúp giữ vật mẫu cố định trong túimẫu, giữ mẫu

Trang 20

không bị mất phấn mà còn có thể dễ dàng quan sát được hình thái, màu sắc của vậtmẫu trong túi đựng mẫu mà không cần đưa vật mẫu ra khỏi túi giấy đựng mẫu Trêntúi đựng mẫu cần được ghi địa điểm thu (tỉnh, huyện, xã, bản), thời gian (ngày,

tháng, năm), người thu mẫu, tọa độ thu mẫu (nếu có), sinh cảnh, v.v

2.3.3.1 Phương pháp làm tiêu bản mẫu

a Làm ẩm mẫu (đối với mẫu khô)

- Bước đầu tiên cần thiết khi làm tiêu bản là làm ẩm mẫu, việc làm ẩm giúpcác bộ phận của vật mẫu mềm ra và khi đó mới có thể dễ dàng căng tiêu bản mẫuđược

- Cách làm ẩm: Có nhiều cách làm ẩm khác nhau, có thể làm tiêu bản mẫucôn trùng cánh vảy theo 2 cách phổ biến sau:

+ Thời gian làm ẩm: Tùy thuộc vào kích thước của mẫu vật Thông thườnglàm ẩm trong 1 - 2 ngày Mẫu có kích thước lớn thì thời gian làm ẩm lâu hơn mẫu cókích thước nhỏ Vì vậy, các mẫu có kích thước lớn nên xếp riêng vào một hộp, mẫu

có kích thước nhỏ nên được xếp riêng vào hộp khác

Trang 21

+ Làm ẩm bằng cách này đơn giản, hộp dễ tìm và làm ẩm với số lượng mẫulớn Do mẫu được tiếp xúc trực tiếp với dung dịch làm ẩm, thời gian làm ẩm mẫunhanh do vậy mà có thể hạn chế mốc.

Hình 2.1 Hình ảnh ghim côn trùng

Nguồn: Vũ Thị Huyền

+ Dụng cụ căng mẫu là giá bướm, được làm từ xốp hoặc gỗ

Trang 22

• Giá bướm được làm bằng gỗ gồm 2 phiến gỗ mềm dài 45-47 cm, đế giá rộng4- 15 cm, khe cắm của giá rộng 0,5-1,5 cm Có một tấm bấc được đóng chặt vàochân giá nằm giữa 2 bên phiến gỗ Có 2 loại giá bướm bằng gỗ: một loại có thể điềuchỉnh bên phải tấm gỗ để khe cắm có kích thước khác nhau (bên trái được đóng cốđịnh), loại kia có hai tấm gỗ được đóng cố định Giá bướm thường có độ nghiêng ở

2 phiến gỗ, điều này giúp tiêu bản mẫu được sống động và trông giống thật hơn

Hình 2.2 Hình ảnh giá bướm bằng gỗ mềm

Nguồn: Vũ Thị Huyền

• Giá bướm được làm bằng xốp có kích thước không cố định, tùy thuộc vào

số lượng mẫu, thường sử dụng tấm xốp 40x50 cm Khe cắm to hay nhỏ phụ thuộcvào kích thước cơ thể của mẫu vật Khoảng cách giữa các khe cắm không cố địnhphụ thuộc vào độ dang của cánh (thông thường thì làm bằng xốp là do xốp mềm, dễcắm Còn gỗ thường cứng hơn xốp và khó cắm ghim lên khó cố định được mẫu)

Trang 23

phần đuôi của mẫu vật cho thẳng với phần thân Râu được cố định song song với mép trên của cánh trên.

• Cố định mẫu mặt bụng:

Khác với cố định mẫu úp phần bụng ngửa lên trên, tấm xốp không sử dụngloại có rãnh mà sử dụng loại phẳng có phủ một lớp giấy scan Các bước tiếp theothực hiện giống cách cố định mẫu úp

+ Làm khô mẫu bằng cách sấy khô bằng tủ sấy trong 1-2 ngày ( ở nhiệt độ 45C) hoặc là để khô tự nhiên, tránh phơi dưới nắng gắt (nhanh giòn và có thể bị mất

40-màu) và thời gian phơi lâu hay nhanh phụ thuộc vào kích thước cơ thể, nhiệt độ và

ẩm độ

+ Sau khi làm khô mẫu cần tháo bỏ các ghim xung quanh để lại ghim chính(ghim cắm vào ngực mẫu), cần chú ý đối với râu vì chúng rất dễ gãy Sau đó,chuyển mẫu sang một khay hay hộp để bảo quản và phân loại

2.4 Định tên mẫu

Những căn cứ định tên mẫu vật được sử dụng trong nghiên cứu này là:

+ Đặc điểm hình thái: Dựa vào kích thước, màu sắc cánh, các điểm trang trí,hoa văn trên cánh, cấu trúc hệ thống gân cánh, v.v Các loài bướm khác nhau thường

có kích thước, hình thái và màu sắc khác nhau Thậm chí có sự khác nhau về hìnhthái giữa cá thể đực và cái Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt và định tên loài

+ Định tên dựa vào các tài liệu (có ảnh màu) ở Việt Nam và khu vực, nhưChou (1994), Monastyrskii & Devyatkin (2003b), Monastyrskii (2005a), Osada et

al (1999) [18], [41], [37], [45] và một số tài liệu khác Tên và hệ thống phân loạitheo Monastyrskii & Devyatkin (2003b), Vũ Văn Liên và cs (2008) [12]

2.5 Mô tả một số loài phổ biến

2.5.1 Phương pháp chọn loài tiêu biểu

Căn cứ vào mẫu vật: mẫu vật có kích thước lớn, màu sắc sặc sỡ, tương đốiphổ biến và có giá trị thẩm mỹ, hoặc là các loài quý, hiếm có giá trị bảo tồn

2.5.2 Mô tả một số loài phổ biến

Cần mô tả về:

- Tên khoa học

Trang 24

- Tên khác

- Tên tiếng Anh

- Đặc điểm nhận dạng: hình dạng, kích thước, màu sắc cánh, họa tiết trên cánh ở cả mặt tước và mặt sau Sự khác biệt giữa con đực và con cái

- Phân bố: vùng khí hậu, châu lục và tìm thấy ở sinh cảnh nào trong khu vựcnghiên cứu

- Giá trị, tình trạng và biệm pháp bảo vệ: có giá tị về mặt khoa học, thươngmại, tham quan, du lịch Tình trạng hiếm gặp, tương đối phổ biến hoặc phổ biến

Trang 25

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thành phần loài bướm tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc

Kết quả phân tích mẫu vật đã ghi nhận được 8 họ, 30 giống với 40 loài bướm

ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc Trong đó, sinh cảnh cây bụi có sốloài bướm nhiều nhất với 23 loài (chiếm 57,5% tổng số loài), tiếp theo là sinh cảnhrừng thứ sinh với 16 loài (chiếm 40,0% tổng số loài), ít nhất là sinh cảnh ven suốivới 6 loài (chiếm 2,5% tổng số loài) (Hình 3.1) Thành phần loài và mức độ phổbiến của các loài bướm được thể hiện ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Thành phần loài và mức độ phổ biến của các loài bướm ở ba sinh

cảnh tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc

thứ sinh

Cây bụi

Ven suối

Họ Bướm phượng (Papilionidae)

1 Papilio helenus (Linnaeus, 1758) ++

2 Papilio nephenus (Boisduval, 1836) +

3 Papilio paris (Linnaeus, 1758) +

4 Papilio polytes (Linnaeus, 1758) +

5 Troides aeacus (C & R Felder, 1860) +

6 Lamproptera curius (Fabricius, 1787) +++

Họ Bướm phấn (Pieridae)

7 Hebomoia glaucippe (Linnaeus, 1758) +

8 Catopsilia pomona (Fabricius, 1775) ++

9 Eurema andersonii (Moore, 1886) ++

10 Eurema blanda ( Boisduval, 1836) +

Trang 26

STT Họ, loài Rừng

thứ sinh

Cây bụi

Ven suối

11 Appias lyncida (Cramer, 1777) +++

Họ Bướm đốm (Danaidae)

12 Parantica aglea (Stoll, 1782) ++

13 Tirumala septentrionis (Butler, 1874) ++

14 Danaus genutia (Cramer, 1774) +++

15 Euploea sylvester (Fabricius, 1793) + +

16 Euploea core (Cramer, 1780) +

17 Euploea mulciber (Cramer, 1777) ++

18 Euploea eunice (Godart, 1819) + +

19 Euploea tulliolus (Fabricius, 1793) + +

Họ Bướm rừng (Amathusiidae)

20 Faunis eumeus (Drury, 1773) +

21 Stichophthalma fruhstorferi (Rober, 1903) +

Họ Bướm mắt rắn (Satyridae)

22 Ethope noirei (Janet, 1896) +

23 Mycalesis perseoides (Moore, 1892) ++

24 Mycalesis mineus (Linnaeus, 1758) +

Họ Bướm giáp (Nymphalidae)

25 Tanaecia julii (Lesson, 1837) + +

16

Trang 27

STT Họ, loài Rừng Cây Ven

26 Vindula erota (Fabricius, 1793) +++

28 Kallima inachus (Doyere, 1840) ++

29 Charaxes aristogiton (Felder, 1867) +

30 Polyura athamas (Drury, 1773) + +

31 Moduza procris (Cramer, 1777) +

32 Neptis hylas (Linnaeus, 1758) +

33 Neptis clinia (Moore, 1872) ++

34 Cethosia cyane (Drury, 1770) +

35 Cupha erymanthis (Drury, 1773) +

36 Chersonesia risa (Doubleday, 1848) +

37 Cyrestis thyodamas (Boisduval, 1863) +

Họ Bướm xanh (Licaenidae)

38 Ionolyce helicon (Felder, 1860) ++

39 Taxila dora (Fruhstorfer, 1904) +

Họ Bướm nhảy (Hesperiidae)

40 Celaenorrhinus vietnamicus (Devyatkin, +

1998)

17

Ngày đăng: 18/11/2019, 12:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đặng Ngọc Anh, Vũ Văn Liên (2005), “Sự đa dạng của các loài bướm (Rhopalocera) và quan hệ giữa chúng với cây rừng ở Vườn Quốc gia Cát Bà”, Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Hà Nội 11-12/4/2005, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 15-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự đa dạng của các loài bướm(Rhopalocera) và quan hệ giữa chúng với cây rừng ở Vườn Quốc gia Cát Bà”,"Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5
Tác giả: Đặng Ngọc Anh, Vũ Văn Liên
Nhà XB: Nxb NôngNghiệp
Năm: 2005
[3]. Đặng Thị Đáp, Vũ Văn Liên, Đặng Thị Hường, Nguyễn Thế Hoàng (2011). Cácloài bướm ở Vườn Quốc gia Tam Đảo. Nxb Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các"loài bướm ở Vườn Quốc gia Tam Đảo
Tác giả: Đặng Thị Đáp, Vũ Văn Liên, Đặng Thị Hường, Nguyễn Thế Hoàng
Nhà XB: Nxb HồngĐức
Năm: 2011
[4]. Thái Đình Hà, Đặng Thị Đáp, Nguyễn Hoàng Trang (2005), Thành phần loài bướm (Lepidoptera, Rhopalocera) ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc, Báo cáo Khoa học, Hội nghị toàn quốc 2005 về Nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, NXB KH & KT, trang 146-149 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần loàibướm (Lepidoptera, Rhopalocera) ở Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, VĩnhPhúc
Tác giả: Thái Đình Hà, Đặng Thị Đáp, Nguyễn Hoàng Trang
Nhà XB: NXB KH & KT
Năm: 2005
[5]. Lương Văn Hào, Đặng Thị Đáp, Trương Quang Bích, Đỗ Văn Lập (2004), Danh lục mịnh hoạ các loài bướm Vườn Quốc gia Cúc Phương, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục mịnh hoạ các loài bướm Vườn Quốc gia Cúc Phương
Tác giả: Lương Văn Hào, Đặng Thị Đáp, Trương Quang Bích, Đỗ Văn Lập
Nhà XB: Nxb NôngNghiệp
Năm: 2004
[6]. Vũ Văn Liên (2008), Nghiên cứu tính đa dạng loài bướm (Lepidoptera:Rhopalocera) và vai trò chỉ thị sinh thái của một số loài ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Luận án tiến sỹ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tính đa dạng loài bướm (Lepidoptera:"Rhopalocera) và vai trò chỉ thị sinh thái của một số loài ở Vườn Quốc gia TamĐảo, Vĩnh Phúc
Tác giả: Vũ Văn Liên
Năm: 2008
[7]. Vũ Văn Liên, Lưu Hoàng Yến (2011), “Phương pháp làm sưu tầm, làm tiêu bản và bảo quản côn trùng cánh vẩy (Insecta: Lepidoptera)”, Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, tr. 35-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp làm sưu tầm, làm tiêubản và bảo quản côn trùng cánh vẩy (Insecta: Lepidoptera)”, "Báo cáo khoa họcHội nghị toàn quốc lần thứ nhất Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Tác giả: Vũ Văn Liên, Lưu Hoàng Yến
Nhà XB: Nxb Khoa học và Công nghệ
Năm: 2011
[8]. Bùi Xuân Phương (2005a), “Bước đầu nghiên cứu khu hệ bướm ngày (Rhopalocera: Lepidoptera) tại Vườn Quốc gia Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam”, Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Hà Nội ngày 11-12 tháng 4 năm 2005, Nxb Nông nghiệp, tr. 159-165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu khu hệ bướm ngày(Rhopalocera: Lepidoptera) tại Vườn Quốc gia Phú Quốc tỉnh Kiên Giang,Việt Nam”, "Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
3-4/2004)”, Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Hà Nội ngày 11-12 tháng 4 năm 2005, Nxb Nông nghiệp, tr. 166-175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
[10]. Lê Trọng Sơn và Đỗ Anh Tuấn (2008), “ Kết quả nghiên cứu bướm giáp (Lepidoptera: Nymphalidae) ở hành lang Bạch Mã – Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”,Báo cáo khoa học Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học Toàn quốc lần thứ 6. NXB Nông nghiêp, Hà Nội. Trang 726 - 735 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu bướm giáp(Lepidoptera: Nymphalidae) ở hành lang Bạch Mã – Phong Điền, tỉnh ThừaThiên Huế”,"Báo cáo khoa học Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học Toànquốc lần thứ 6
Tác giả: Lê Trọng Sơn và Đỗ Anh Tuấn
Nhà XB: NXB Nông nghiêp
Năm: 2008
[11]. Lê Trọng Sơn, Đỗ Anh Tuấn ( 2008) , “ Sự phân bố và vai trò chỉ thị sinh thái củaphân họ bướm Mắt rắn ở Thừa Thiên Huế”, Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học Toàn quốc lần thứ 6, NXB Nông nghiêp, Hà Nội. Trang 270 – 274 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phân bố và vai trò chỉ thị sinh tháicủaphân họ bướm Mắt rắn ở Thừa Thiên Huế”, "Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học Toàn quốc lần thứ 6
Nhà XB: NXB Nông nghiêp
[12]. Hoàng Vũ Trụ và Tạ Huy Thịnh (2007), “Kết quả điều tra bướm ngày (Lepidoptera: Rhopalocera) ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam”, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật.NXB Nông nghiệp, trang 278 - 288 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra bướm ngày(Lepidoptera: Rhopalocera) ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa ThiênHuế và Quảng Nam”, "Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật
Tác giả: Hoàng Vũ Trụ và Tạ Huy Thịnh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2007
[13]. Viện Bảo vệ thực vật ( 1976), Kết quả điều tra côn trùng 1967 – 1968, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tháng 6, trang 367 – 384 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra côn trùng 1967 – 1968
Nhà XB: Nhàxuất bản Nông nghiệp
[14]. Viện Bảo vệ thực vật (1999), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền Nam 1977 – 1978, NXB Nông nghiệp, 1999, trang 153 – 156.B. Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở cáctỉnh miền Nam 1977 – 1978
Tác giả: Viện Bảo vệ thực vật
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
[15]. Bobo K.S., Waltert M. Fermon H., Njokagbor J., Muhlenberg M. (2006),“From forest to farmland: butterfly diversity and habitat associations along a gradient of forest conversion in Southwestern Cameroon”, Journal of insect conservation 10, pp. 29-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: From forest to farmland: butterfly diversity and habitat associations along agradient of forest conversion in Southwestern Cameroon”, "Journal ofinsect conservation
Tác giả: Bobo K.S., Waltert M. Fermon H., Njokagbor J., Muhlenberg M
Năm: 2006
[16]. Chou L., 1994. Monographia Rhopalocerum Sinensium,Vols 1-2, Henan Science and Technology Press, Henan, China Sách, tạp chí
Tiêu đề: Monographia Rhopalocerum Sinensium
[17]. Collins N.M., Morris M.G. (1985), Threatened Swallowtail Butterflies of the world, Gland, Cambridge, IUCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Threatened Swallowtail Butterflies of theworld
Tác giả: Collins N.M., Morris M.G
Năm: 1985
[18]. Corbet A.S., Pendlebury H.M. (1992), The butterflies of the Malay Peninsula, Fourth edn., Malayan Nature Society, Kuala Lumpur, Malaysia Sách, tạp chí
Tiêu đề: The butterflies of the Malay Peninsula
Tác giả: Corbet A.S., Pendlebury H.M
Năm: 1992
[19]. D’Abrera B. (1982-86), Butterflies of the Oriental Region, Volumes 1-3. Hill House, Melbourne Sách, tạp chí
Tiêu đề: Butterflies of the Oriental Region
[20]. Devyatkin A.L. (1996), “New Hesperiidae from North Vietnam, with the description of a new genus (Lepidoptera, Rhopalocera)”, Atalanta 27, pp. 595- 604, col. Pls. X Sách, tạp chí
Tiêu đề: New Hesperiidae from North Vietnam, with thedescription of a new genus (Lepidoptera, Rhopalocera)”, "Atalanta
Tác giả: Devyatkin A.L
Năm: 1996
[21]. Devyatkin A.L. (1997), “A new species of Halpe Moore, 1878 (Lepidoptera, Hesperiidae) from North Vietnam”, Atalanta 28, pp. 121-124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A new species of Halpe Moore, 1878 (Lepidoptera,Hesperiidae) from North Vietnam”, "Atalanta
Tác giả: Devyatkin A.L
Năm: 1997

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w