Khái niệm nghề luật sư: Ở góc độ nghề nghiệp, nghề luật sư được coi như một nghề kinh doanh cóđiều kiện, thuộc phân ngành dịch vụ, chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý cho kháchhàng; Ở Việt N
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ HƯƠNG
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ
LUẬT SƯ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Hà Nội, 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác vàtrung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trongbất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Thị Hương
Trang 4Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 252.1 Thực trạng pháp luật về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư 252.2 Thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật về các hình thức tổ chức hànhnghề luật sư 41
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 533.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về các hình thức tổ chức hành nghềLuật sư 533.2 Những giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về các hình thức tổ chứchành nghề Luật sư 56
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 5MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển của nền kinh tếnói riêng, Luật sư không chỉ là một nghề mà dần trở thành lĩnh vực cung cấp dịch
vụ tư có tính chất chuyên nghiệp; tổ chức hành nghề luật sư đã trở thành một doanhnghiệp cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, dịch vụ pháp lý của
tổ chức hành nghề luật sư có tính đặc biệt hơn so với hoạt động của doanh nghiệpcung ứng dịch vụ khác; đây là một số ít loại hình dịch vụ mang tính chất hoạt độngnghề nghiệp nên hoạt động chủ yếu dựa trên năng lực chuyên môn, kỹ năng hànhnghề, kinh nghiệm và uy tín của Luật sư, chứ không dựa trên nền tảng về vốn hay
sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ Do đó, mô hình tổ chức và hoạtđộng của các tổ chức hành nghề luật sư, dưới góc độ doanh nghiệp mang những đặcthù riêng và cần phải có cơ chế pháp lý phù hợp
Pháp luật Việt Nam cũng theo thông lệ quốc tế về quy định chung các hìnhthức tổ chức hành nghề luật sư nhưng có những điểm khác biệt, cụ thể: Pháp lệnh tổchức luật sư năm 1987, các Luật sư hành nghề trong các Đoàn luật sư (là tổ chức xãhội - nghề nghiệp), chưa có quy định về tổ chức hành nghề luật sư theo mô hìnhdoanh nghiệp Sau khi có Luật doanh nghiệp năm 1999, Pháp lệnh luật sư năm 2001lần đầu tiên có quy định về hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo mô hình vănphòng luật sư và công ty luật hợp danh Đến năm 2005, khi Luật doanh nghiệp 2005được ban hành, mô hình tổ chức hành nghề luật sư có sự thay đổi với sự ra đời củaLuật luật sư năm 2006 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012, trong đó điểm đổimới đáng lưu ý quy định về việc Công ty luật có thể tổ chức theo mô hình Công tyluật trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty luật hợp danh
Qua thực tế 06 năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật
sư năm 2012, đã bộc lộ những điểm bất cập trong các quy định về hình thức tổ chứchành nghề luật sư và sự không tương thích với văn bản pháp luật được ban hành saunày về mô hình tổ chức doanh nghiêp như Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật doanhnghiệp năm 2014 Do đó, cần phải có nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này để tìm
Trang 6ra hướng khắc phục, hoàn thiện quy định của pháp luật về tổ chức doanh nghiệpcung ứng dịch vụ luật sư cho phù hợp với đặc thù hoạt động nghề nghiệp luật sư,góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghề luật sư và doanh nghiệp cung cấp dịch vụluật sư trong tương lai Tác giả thấy rằng, việc nghiên cứu pháp luật về các hìnhthức tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam hiện nay là rất cấp thiết Việc ban hànhnhững quy định của pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực hànhnghề luật sư luôn là ưu tiên hàng đầu nhằm tạo ra một hành lang pháp lý đủ mạnh,giúp cho các hình thức tổ chức hành nghề luật sư phát triển ổn định và đóng góp
nhiều hơn cho xã hội Từ đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và làm đề tài
luận văn Thạc sỹ luật học
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư là vấn đề cần thiết vàphức tạp cả trong vấn đề lý luận cũng như thực tiễn Để góp phần nâng cao hiệu quảcủa việc điều chỉnh hoạt động của các hình thức tổ chức hành nghề luật sư, trongnhững năm qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này Một
số luận án tiến sỹ, một số luận văn thạc sỹ đi vào nghiên cứu về nghề luật sư vàđược các tác giả, các nhà khoa học nghiên cứu dưới các phương diện khác nhau.Liên quan đến các hình thức tổ chức hành nghề luật sư có một số công trình nghiêncứu sau đây:
- Đề tài khoa học cấp bộ (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Thảo – Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư
pháp thực hiện;
- Phan Trung Hoài (2003), Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề luật
sư trong điều kiện mới ở Việt Nam; Luận án tiến sỹ luật học.
- Nguyễn Văn Bốn (2019), Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, Luận
án tiến sỹ luật học
- Đồng Thái Quang, Công ty hợp danh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ pháp lý theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học.
Trang 7- Nguyễn Anh Minh (2009), Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay; Luận văn thạc sỹ luật học.
- Đậu Huy Giang (2014), Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ
sư (công ty luật hợp danh) và cũng có công trình nghiên cứu về khía cạnh quản trịcủa tổ chức hành nghề luật sư và có những đề tài nghiên cứu trên phạm vi ở một sốtỉnh, thành phố nhất định…Dưới góc độ Luật kinh tế và trong phạm vi cả nước ViệtNam hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về các hình thức tổ chức hànhnghề luật sư
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra những quy định của pháp luật về các hình thức tổ chức hành nghề luật sưhiện nay và tìm ra những vướng mắc, hạn chế của pháp luật về các hình thức tổchức hành nghề luật sư để đưa ra những phương hướng và đề nghị sửa đổi, hoànthiện pháp luật nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan đến các hình thức tổ chứchành nghề luật sư tại Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được các mục đích trên đây, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu lý luận về hành nghề luật sư và các hình thức tổ chức hành nghề luật sư và pháp luật về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư
Trang 8- Mô tả và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh các hình thức tổ chức hành nghề luật sư.
- Tìm ra những ưu điểm cũng như những hạn chế vướng mắc của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc điều chỉnh các hình thức tổ chức hành nghề luật sư
- Đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về các hình thức hành nghề luật sưđồng thời đưa ra các giải pháp để khắc phục những vướng mắc của pháp luật vềcác hình thức tổ chức hành nghề luật sư
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận, pháp luật về cáchình thức tổ chức hành nghề luật sư thực trạng pháp luật điều chỉnh các hình thức tổchức hành nghề luật sư ở Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ Luật kinh tế
- Địa bàn nghiên cứu: Việt Nam
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận:
Luận văn sử dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử của chủnghĩa Mác-Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng cộng sảnViệt Nam và của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa làm cơ sở lý luận để nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Với cơ sở lý luận nêu trên, phương pháp nghiên cứu Luận văn mà tác giả sửdụng là các phương pháp nghiên cứu đặc trưng như phân tích, tổng hợp, so sánh,điều tra xã hội học, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn hay lấy ý kiến chuyên gia Tùythuộc vào đối tượng nghiên cứu từng chương, mục của đề tài mà tác giả sẽ lựa chọnphương pháp nghiên cứu phù hợp Cụ thể:
Trang 9- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đi sâu nghiên cứu phân tích, tổng hợp các vănbản liên quan đến hành nghề luật sư đã được áp dụng trên thực tế Các kết quảnghiên cứu về nghề luật sư đã được công bố và áp dụng.
- Phương pháp so sánh: Áp dụng phương pháp này để so sánh các văn bản quyphạm pháp luật, các giai đoạn phát triển nghề luật sư trong những khoảng thờigian có những văn bản pháp luật thay thế để thấy được hiệu quả cũng nhưnhững vướng mắc trong từng giai đoạn được điều chỉnh có phù hợp hay không
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phương pháp hỏi – đáp trực tiếp điềutra xã hội học để thu thập ý kiến của các Luật sư về các vấn đề liên quan đếncác hình thức tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam…
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống các báocáo tổng kết hàng năm, các báo của các đoàn Luật sư để rút ra được những vấn
đề có tính quy luật, hạn chế trong việc điều chỉnh của pháp luật đối với các hìnhthức tổ chức hành nghề luật sư
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trực tiếp trao đổi với các nhà khoa học, cácnhà nghiên cứu lý luận và các cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hànhnghề luật sư
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và pháp luật về cáchình thức tổ chức hành nghề luật sư nói riêng và pháp luật về doanh nghiệp nóichung; luận văn có thể được áp dụng để làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập,nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực luật kinh tế
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể sử dụng như tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp xem xét,sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp và tổchức hành nghề luật sư Đồng thời, luận văn cũng có giá trị tham khảo để cơ quanquản lý nhà nước xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý và hỗ trợ có hiệu quảcho sự phát triển hoạt động hành nghề luật sư
Trang 107. Kết cấu của luận văn.
Luận văn có phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phần phụ lục Phần nội dung của Luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hình thức tổ chức hành nghề luật sư và pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sư
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay
Trang 11Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VÀ PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC
TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ 1.1 Hình thức tổ chức hành nghề Luật sư
1.1.1 Khái quát chung về nghề Luật sư:
1.1.1.1 Khái niệm nghề luật sư:
Ở góc độ nghề nghiệp, nghề luật sư được coi như một nghề kinh doanh cóđiều kiện, thuộc phân ngành dịch vụ, chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý cho kháchhàng; Ở Việt Nam, nghề luật sư một phân nhánh trong danh sách nghề luật, đượcgọi với tên chung “các chức danh tư pháp”, cùng với Thẩm phán, Kiểm sát viên;Chấp hành viên, Công chứng viên; và được Luật sư Phan Trung Hoài định nghĩa
như sau: Nghề luật sư là một nghề luật, trong đó các luật sư bằng kiến thức pháp
luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động tư vấn pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm mục đích phụng sự công lý, góp phần tích cực bảo vệ pháp chế
và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa [12].
1.1.1.2 Đặc điểm của nghề luật sư:
(i) Nghề luật sư là một nghề chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật, với
phương thức hành nghề tự do; gắn với năng lực và uy tín của cá nhân ;
(ii) Nghề luật sư mang tính chất dịch vụ; được khách hàng trả thù lao và phảinộp thuế cho nhà nước như các hoạt động kinh doanh khác ;
(iv) Nghề luật sư chịu sự điều chỉnh của pháp luật và quy tắc đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp luật sư
1.1.2 Khái quát chung về hành nghề Luật sư
1.1.2.1 Khái niệm hành nghề luật sư
Hành nghề luật sư là việc luật sư thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp
vụ nghề nghiệp như tham gia tố tụng; tư vấn pháp luật; soạn thảo các loại văn
Trang 12bản pháp lý; tổ chức đàm phán để thương lượng giải quyết các tranh chấp với mụcđích nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thân chủ và luật sư được nhậnlại thù lao, chi phí do khách hàng chi trả Hoạt động hành nghề luật sư mang tínhchất tìm kiếm lợi nhuận; là một loại dịch vụ về nghề nghiệp, hay nói cách khác hànhnghề luật sư là một hình thức hoạt động kinh doanh Đây là ngành nghề kinh doanh
có điều kiện và chịu sự can thiệp, giám sát hoạt động bằng các cơ chế theo quy địnhcủa pháp luật, cụ thể là Luật sư khi hành nghề phải đăng ký hoạt động và đáp ứngcác điều kiện theo quy định của pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp giấy phép hành nghề và chịu sự giám sát đạo đức nghề nghiệp, tương tự nhưmột số nghề tự do khác như: Bác sỹ, Kiểm toán viên Theo đó, việc hành nghề luật
sư phải tuân thủ nguyên tắc: Tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức ứng xử nghềnghiệp luật sư do tổ chức xã hội nghề nghiệp (Liên đoàn luật sư) ban hành Ngoài
ra, việc hành nghề luật sư còn phải tuân theo các nguyên tắc khác như sau: Độc lập,trung thực, tôn trọng sự thật khách quan; sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệtốt nhất quyền lợi cho khách hàng và cũng như các hoạt động kinh doanh khác, khihành nghề thì các luật sư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt độngnghề nghiệp của mình
1.1.2.2 Phạm vi hành nghề luật sư:
Qua các thời kỳ khác nhau, mặc dù nội dung quy phạm pháp luật có khácbiệt đôi chút nhưng tựu chung lại, có thể khái quát phạm vi hành nghề luật sư baogồm các lĩnh vực chủ yếu như sau:
- Tham gia tố tụng trong các vụ án được giải quyết tại các cơ quan tiến hành tốtụng và tài phán để bào chữa (biện hộ), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thânchủ Đây chính là hoạt động nguyên thủy của Luật sư ngay từ giai đoạn sơ khai, làgốc của nghề Luật sư khi còn được gọi với danh “Thầy cãi” và cho đến thời điểmhiện tại, tham gia tố tụng vẫn là hoạt động hành nghề chủ yếu của Luật sư Việctham gia tố tụng của các luật sư không những để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcho thân chủ, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những
Trang 13thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, đảm bảo hoạt động xét xử khách quan, công bằng và đúng pháp luật.
- Tư vấn pháp luật: Là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến và giúp kháchhàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ Khithực hiện tư vấn pháp luật, luật sư không đơn giản là việc giải thích nội dung quyđịnh pháp luật mà còn phải vận dụng kiến thức pháp luật, sử dụng kinh nghiệm đểđưa ra phương án, lời khuyên hợp lý cho khách hàng lựa chọn vừa đảm bảo đúngpháp luật lại có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng cho khách hàng.Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật Trong bốicảnh xã hội hiện nay, khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển và trình độ dân tríđược nâng cao thì nhu cầu cần giải đáp, hỗ trợ về pháp luật khi tham gia các quan
hệ xã hội của người dân ngày càng tăng nhanh và tư vấn pháp luật trở thành lĩnhvực hành nghề quan trọng của các luật sư Lĩnh vực này ngày càng được mở rộng vàphát triển trong nhiều quan hệ xã hội từ dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, lao độngđến đầu tư, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, thương mại quốc tế
- Đại diện ngoài tố tụng và các hoạt động hành nghề khác mang tính chất hỗ trợ pháp lý cho người dân như: Soạn thảo văn bản, thực hiện thủ tục hành chính
1.1.3 Khái quát chung về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư
1.1.3.1 Khái niệm tổ chức hành nghề luật sư
Tổ chức theo nghĩa của một danh từ, được hiểu là tập hợp người được tổchức theo cơ cấu nhất định để hoạt động về lợi ích chung Hành nghề luật sư là mộthình thức hoạt động kinh doanh mang tính chất dịch vụ nghề nghiệp với mục đíchtìm kiếm lợi nhuận, cho nên tổ chức hành nghề luật sư là tập hợp luật sư theo cơ cấunhất định để hoạt động hành nghề luật sư nhằm mục đích lợi nhuận Hay nói cáchkhác, tổ chức hành nghề luật sư là một loại hình tổ chức kinh tế (doanh nghiệp),hoạt động trong lĩnh vực pháp luật
Phần lớn các nước trên thế giới đều thừa nhận tổ chức hành nghề luật sư làmột loại hình doanh nghiệp, một chủ thể kinh doanh, được thành lập và hoạt động
Trang 14theo quy định của pháp luật và chịu sự giám sát đồng thời của cơ quan quản lý nhànước về tư pháp và các tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư.
Pháp luật Việt Nam cũng như thế giới đều không có khái niệm cụ thể về tổchức hành nghề luật sư, tuy nhiên trên cơ sở lý luận về doanh nghiệp và gắn vớihoạt động hành nghề luật sư, có thể định nghĩa tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Tổ chức hành nghề luật sư là tổ chức cung cấp dịch vụ, đăng kí hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện hoạt động cung cấp các loại dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo quy định của pháp luật và nhận thù lao.
1.1.3.2 Đặc điểm của tổ chức hành nghề luật sư:
Nghiên cứu từ góc độ Luật kinh tế, với tư cách là một loại hình doanhnghiệp, các tổ chức hành nghề luật sư có các đặc điểm nhận dạng như sau:
Thứ nhất, về chủ thể thành lập và tư cách thành viên của tổ chức hành nghềluật sư: Hành nghề luật sư là một loại hình dịch vụ nghề nghiệp do các Luật sư thựchiện, vì vậy hầu hết pháp luật các nước trên thế giới đều quy định về đối tượng chủthể có quyền thành lập và tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải là cácLuật sư Tuy nhiên, cũng có một số nước (Anh, Singapore) có quy định mở hơn vềviệc tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động hoặc tổ chức, cá nhân khác đều cóquyền liên kết với các luật sư để thành lập một tổ chức hành nghề luật sư mới Phápluật Việt Nam theo xu thế chung quy định chỉ các Luật sư mới có quyền thành lập
và tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư
Quy định về chủ thể tham gia thành lập và tư cách thành viên tổ chức hànhnghề luật sư được xem là điều kiện kinh doanh (hạn chế) của loại hình doanh nghiệpnày; dẫn đến việc tư cách pháp lý của thành viên các tổ chức hành nghề luật sưkhông thể chuyển nhượng cho người khác hay được thừa kế
Thứ hai, tổ chức hành nghề luật sư là doanh nghiệp hoạt động kinh doanhchuyên biệt, tức là chỉ hoạt động trong một lĩnh vực duy nhất mang tên dịch vụpháp lý
Dịch vụ pháp lý là một phân ngành của dịch vụ kinh doanh và được Tổ chức
Thương mại thế giới định nghĩa như sau: “Dịch vụ pháp lý bao gồm các lĩnh vực tư
Trang 15vấn và đại diện đối với pháp luật nước tiếp nhận dịch vụ, pháp luật của nước sở tại, nước thứ ba, luật pháp quốc tế; dịch vụ chứng thực giấy tờ tài liệu; các dịch vụ tư vấn và thông tin khác [29, tr.6 và 29].
Theo Danh mục phân loại các lĩnh vực dịch vụ (Danh mục CPC), dịch vụpháp lý là loại hình dịch vụ kinh doanh hay dịch vụ nghề nghiệp (CPC 861) đượcphân loại như sau:
- Dịch vụ tư vấn và đại diện liên quan tới luật hình sự (86111)
- Dịch vụ tư vấn pháp luật và đại diện trong các thủ tục tư pháp liên quan tới các lĩnh vực pháp luật khác (86119)
- Dịch vụ tư vấn pháp luật và đại diện trong các thủ tục pháp lý trước các hộiđồng tư pháp (86120)
- Dịch vụ về văn bản và xác nhận (86130)
- Các thông tin tư vấn pháp luật khác (86190)
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra nhiều quan điểm khác
nhau về dịch vụ pháp lý Theo luật sư Phan Trung Hoài: “về mặt lý luận và thực
tiễn, quan niệm về dịch vụ pháp lý ở Việt Nam chưa tương thích với khái niệm cùng loại của nhiều nước phát triển trên thế giới cũng như WTO” [14, tr.25] ; Tiến sỹ
Nguyễn Văn Tuân lại cho rằng: “Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam đang được điều chỉnh
bởi nhiều văn bản pháp lý khác nhau, thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, chưa
có sự thống nhất về quan niệm cũng như bản chất dịch vụ pháp lý” [7, tr.156]; trong
khi đó Tiến sỹ Hoàng Thị Vịnh lại có quan niệm: “Dịch vụ pháp lý là toàn bộ các
công việc có liên quan đến pháp luật do các tổ chức hành nghề cung ứng dịch vụ pháp lý thực hiện cho khách hàng nhằm hưởng thù lao.” [35]
Như vậy, về mặt nội hàm, dịch vụ pháp lý có thể hiểu là tổng thể các hoạtđộng của luật sư khi cung cấp cho khách hàng trong hành nghề luật sư bao gồm tưvấn pháp luật, dịch vụ đại diện pháp lý và các dịch vụ pháp lý khác Theo đó, dịch
vụ tư vấn pháp luật được hiểu là hoạt động cung cấp các ý kiến pháp lý, giải phápcủa các chủ thể cung cấp dịch vụ pháp lý cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu Còndịch vụ đại diện pháp lý được hiểu là người đại diện thay mặt khách hàng trước cơ
Trang 16quan có thẩm quyền, trước bạn hàng của khách hàng để thực hiện các công việcđúng pháp luật, theo sự ủy quyền của khách hàng nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợppháp của khách hàng và có thu phí Các cơ quan tổ chức có thể là cơ quan tư pháp,các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức kinh tế- xã hội, chính trị- xã hội, các
tổ chức có quyền tài phán…Như vậy dịch vụ đại diện pháp lý còn bao gồm cả việctham gia tố tụng Ngoài ra dịch vụ pháp lý còn có thể là các hoạt động khác khikhách hàng có yêu cẩu nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho họ như soạnthảo văn bản; làm chứng giao dịch
Dịch vụ pháp lý góp phần quan trọng trong việc thu hút và khuyến khích hoạtđộng đầu tư trong nước và nước ngoài Ở Việt Nam, dịch vụ pháp lý trong thời gianqua đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong số nhiều loại hình dịch
vụ khác của nền kinh tế Thuật ngữ dịch vụ pháp lý đã được ghi nhận trong nhiềuvăn bản quy phạm pháp luật, Luật luật sư đã có một điều luật quy định về dịch vụ
pháp lý của luật sư như sau: “Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng,
tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và dịch vụ pháp lý khác.”
[34, Điều 4].
Đặt phép so sánh thì dịch vụ pháp lý của luật sư và phạm vi hành nghề củaluật sư là một, phạm vi hành nghề của luật sư là sự cụ thể hóa của dịch vụ pháp lýcủa luật sư Tổ chức hành nghề luật sư chỉ được cung cấp dịch vụ pháp lý Tổ chứchành nghề luật sư không phải là doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnhvực; thậm chí còn bị giới hạn về quyền tham gia đầu tư trong doanh nghiệp kháchoặc vào lĩnh vực khác Đây là hạn chế về quyền tự do kinh doanh của tổ chức hànhnghề luật sư
Thứ ba, về bản chất doanh nghiệp: Do đặc thù của loại hình doanh nghiệphoạt động dịch vụ nghề nghiệp, chất lượng hoạt động cung ứng dịch vụ của tổ chứchành nghề luật sư phụ thuộc chủ yếu vào trình độ, năng lực chuyên môn; kỹ năngnghề nghiệp và uy tín của chính các Luật sư, tức là hoạt động không dựa trên cơ sởnền tảng về vốn hay sự phát triển khoa học kỹ thuật nên bản chất của tổ chức hànhnghề luật sư là đối nhân Các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách
Trang 17nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ về tài sản Tính chất đối vốn hầu như khôngđược đặt ra trong các tổ chức hành nghề luật sư, nếu có thì cũng là rất ít Chính vìvậy, hình thức tổ chức hành nghề luật sư phổ biến trên thế giới là Văn phòng luật sưvới địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân hay Công ty luật hợp danh mang tínhđối nhân tuyệt đối và một số nước là mô hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn vừa
có tính đối nhân vừa có tính đối vốn nhưng phải có bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp đi kèm
Thứ tư, về quyền quản lý, giám sát đối với tổ chức hành nghề luật sư: Nếucác doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác chịu sự quản lý của cơ quannhà nước về đầu tư, doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước quản lý về chuyên ngànhlĩnh vực hoạt động thì tổ chức hành nghề luật sư chịu sự quản lý, giám sát hoạt độngđồng thời của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tư pháp và tổ chức xã hộinghề nghiệp luật sư, ở Việt Nam là Sở tư pháp, Đoàn luật sư các tỉnh và Bộ tư phápcùng với Liên đoàn luật sư Việt Nam Tổ chức hành nghề luật sư phải đăng ký hoạtđộng tại cơ quan quản lý nhà nước về tư pháp (Sở tư pháp) và chịu sự giám sát vềviệc tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Đoàn luật sư địa phương
và Liên đoàn luật sư Việt Nam
Về hình thức công ty luật: Các nước trên thế giới chia thành 02 trường pháikhác nhau về mô hình Công ty luật, cụ thể: (i) Trường phái thứ nhất: Có nhiều nướcnhư Nhật, Đài Loan, Ý, Thụy Sỹ, Mexico chỉ thừa nhận mô hình Công ty luật hợpdanh, do ít nhất 02 luật trở lên cùng thành lập và quản lý điều hành với quan điểmcho rằng các luật sư phải chịu trách nhiệm vô hạn về các hoạt động nghề nghiệp của
Trang 18mình; (ii) Trường phái thứ hai: Mô hình Công ty luật bao gồm: Công ty luật hợpdanh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn được chia thành Công ty luật trách nhiệmhữu hạn một thành viên và công ty luật trách nhiệm có 02 thành viên trở lên; đạidiện cho trường phái này có thể kể đến các nước như Anh, Mỹ, Singapore,Philipines, Việt Nam
Về mô hình công ty luật hợp danh thì một số nước lại chia thành Công ty luậthợp danh thông thường và công ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn (như Anh,
Mỹ, Malaysia, Singapore ), với sự phân biệt khác nhau như sau: Trong Công ty luật
hợp danh thông thường, các luật sư đều chịu trách nhiệm cá nhân, vô hạn đối với tất cả các khoản nợ của công ty; đối với bên thứ ba, trách nhiệm này là chung và liên đới, mỗi thành viên đều có thể bị kiện để yêu cầu thanh toán toàn bộ khoản nợ của hợp danh Trái lại, trong một Công ty luật hợp danh trách nhiệm hữu hạn không có luật sư nào phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân và liên đới về những hành vi gây thiệt hại của các thành viên khác vượt ra ngoài phạm vi số vốn
đã góp vào công ty nếu hành vi gây thiệt hại của thành viên kia không có liên quan đến họ hoặc người thực hiện hành vi gây thiệt hại đó không phải là người chịu sự giám sát của họ [22, tr.51].
Ngoài ra, ở một số quốc gia có sự khác biệt về hình thức tổ chức hành nghề
luật sư, như Trung Quốc quy định như sau: (i) Tổ chức hành nghề luật sư do một
luật sư thành lập; (ii) Tổ chức hành nghề luật sư do một nhóm luật sư thành lập (từ
3 luật sư trở lên); và (iii) Tổ chức hành nghề luật sư do Nhà nước thành lập [4,tr.79] Như vậy, ở Trung Quốc có mô hình tổ chức hành nghề luật sư công do Nhànước thành lập Hoặc ở Đức thì hình thức tổ chức hành nghề luật sư được chiathành: (i) Văn phòng hợp danh hoặc có thể là hợp vốn (trách nhiệm hữu hạn) theo
mô hình công ty để nhận và thực hiện vụ việc với danh nghĩa văn phòng; (ii) Vănphòng chung của các luật sư nhưng các luật sư lại hoạt động độc lập, tự nhận và tựthực hiện vụ việc bằng danh nghĩa của chính luật sư đó; và (iii) Văn phòng hợpdanh quốc tế do các Luật sư Đức liên danh với các công ty luật nước ngoài khác[10, tr.20-21]
Trang 19Ở Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư ra đời theo quy định của Pháp lệnhluật sư năm 2001, trước đó Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 không có quy định
về hình thức tổ chức hành nghề luật sư, các luật sư hoạt động nghề nghiệp theo sựquản lý của Đoàn luật sư địa phương (tổ chức xã hội nghề nghiệp); với 02 hình thứclà: (i) Văn phòng luật sư và (ii) Công ty luật hợp danh (Điều 11, Pháp lệnh 2001).Tuy nhiên, hiện nay, hình thức tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam đã được mở
rộng, bao gồm: (i) Văn phòng luật sư và (ii) Công ty luật [34, Điều 32] Trong đó,
mô hình công ty luật được chia thành: (i) Công ty Luật hợp danh; và (ii) Công ty
luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên [34, Điều 34].
Việc ghi nhận về hình thức Công ty luật trách nhiệm hữu hạn cho phép cácluật sư có thêm nhiều lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề phù hợp với khả năng,điều kiện thực tế và chế độ trách nhiệm của mình Đồng thời từng bước bảo đảm sựthống nhất và phù hợp giữa quy định của pháp luật về luật sư và pháp luật về doanhnghiệp
1.1.4.1 Văn phòng luật sư:
Hình thức Văn phòng luật sư hoặc Văn phòng luật cá nhân có thể do một luật
sư thành lập, Luật sư đó được gọi Trưởng Văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằngtoàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng Trưởng Văn phòng làngười đại diện theo pháp luật của Văn phòng Văn phòng luật sư được tổ chức vàhoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân
Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật Vănphòng luật sư có các ưu điểm như sau: Đây là một mô hình tổ chức hành nghề với
cơ cấu quản lý cực kỳ đơn giản, quyền lực tập trung chính vào Trưởng văn phòng,chi phí thành lập và duy trì hoạt động thấp cùng với việc hạch toán tài chính, kêkhai thuế đơn giản Tuy nhiên, loại hình này có nhược điểm lớn nhất, chính là chủvăn phòng phải chịu trách nhiệm vô hạn mà với đặc trưng nghề luật sư là nghề córủi ro cao nên trách nhiệm lớn xảy ra có thể ảnh hưởng đến đời sống gia đình củatrưởng văn phòng luật sư cũng như các bên liên quan khác Hơn nữa, với mô hìnhnày chủ yếu phù hợp cho việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tham gia tố
Trang 20tụng, khó kiếm được khách hàng lớn liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật Tronggiai đoạn hiện nay, hình thức tổ chức hành nghề luật sư này rất ít được các luật sưlựa chọn khi đăng ký hoạt động bởi vì nó tồn tại nhiều hạn chế và không mở rộngquy mô phát triển như các các hình thức khác, bởi vì mô hình doanh nghiệp tư nhânkhông có tư cách pháp nhân, thậm chí phải đăng ký tài khoản ngân hàng dưới têncủa chủ doanh nghiệp tư nhân (Trưởng văn phòng).
1.1.4.2 Công ty luật hợp danh:
Cho đến nay, chưa có một khái niệm nào về công ty hợp danh nói chung vàcông ty luật hợp danh nói riêng nên bằng định nghĩa mô tả, Luật doanh nghiệp có quyđịnh: Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sởhữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung [25, Điều 172]
Với tư cách là một hình thức tổ chức hành nghề luật sư, Công ty luật hợpdanh do ít nhất hai luật sư thành lập Công ty luật hợp danh chỉ có thành viên hợpdanh, không có thành viên góp vốn, trong đó thành viên của công ty là các luật sưhợp danh, chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty, phải liên đớivới nhau chịu trách nhiệm vô hạn đối với tất cả các khoản nợ của công ty
Trong Công ty luật hợp danh, các luật sư thành viên thường là những người
có quan hệ quen biết nhau, có những hiểu biết khá đầy đủ về nhau nên có điều kiện
để giúp đỡ nhau cùng phát huy tối đa thế mạnh của từng thành, huy động khả năngtrí tuệ tập thể cũng như huy động nguồn vốn đầu tư từ nhiều Luật sư thành viên sẽtạo cơ hội cho tổ chức có điều kiện phát triển và mở rộng quy mô hơn Đây là lợithế của Công ty luật hợp danh so với Văn phòng luật sư Đồng thời, hình thức này
dễ thu hút khách hàng bởi vì Công ty luật hợp danh là mô hình công ty đối nhântuyệt đối, các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty
do đó dễ tạo được niềm tin cho khách hàng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ hơn so vớiCông ty luật trách nhiệm hữu hạn Tuy nhiên, Công ty luật hợp danh cũng có nhữngđiểm hạn chế, chế độ trách nhiệm vô hạn về tài sản là điều rủi ro cho các thành viênhợp danh và quy định về việc các thành viên hợp danh đều có tư cách đại diện chocông ty sẽ làm phân tán quyền quản lý, điều hành công ty Nếu xét trên bình diệnbản chất đặc thù hoạt động nghề nghiệp luật sư thì Công ty luật hợp danh là hình
Trang 21thức tổ chức hành nghề luật sư phù hợp nhất đối với chính các luật sư và khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý.
Tại một số quốc gia trên thế giới, về hình thức công ty luật hợp danh có chiathành: Công ty luật hợp danh thông thường và Công ty luật hợp danh trách nhiệmhữu hạn Trong đó, với công ty luật hợp danh thông thường thì các luật sư đều làthành viên hợp danh, liên đới chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản về mọinghĩa vụ của Công ty; đối chiếu với đặc điểm của pháp nhân thì công ty luật hợpdanh thông thường không có tư cách pháp nhân Còn với mô hình công ty luật hợpdanh trách nhiệm hữu hạn thì luật sư thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với cácnghĩa vụ phát sinh từ hoạt động của luật sư thành viên này mà không phải chịutrách nhiệm đối với tất cả các nghĩa vụ của các thành viên hợp danh khác Đây là
mô hình được các nhà đầu tư doanh nghiệp nói chung và luật sư nói riêng rất ưuthích và lựa chọn nhiều trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp Công tyluật hợp danh trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân, mỗi thành viên là đại diệncủa công ty nhưng không phải là người đại diện cho các thành viên khác, bất kỳhành vi gây thiệt hại nào do một thành viên gây ra thì chỉ thành viên đó phải chịutrách nhiệm cá nhân vô hạn, còn các thành viên khác chỉ phải chịu trách nhiệmtrong phạm vi số vốn đã góp vào công ty mà thôi [252, tr.63-64]
1.1.4.3 Công ty luật trách nhiệm hữu hạn
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn được chia thành: Công ty luật trách nhiệmhữu hạn một thành viên và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên: do một luật sư thành
lập và làm chủ sở hữu Luật sư làm chủ sở hữu công ty là Giám đốc công ty Công
ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty trong đó luật sư chủ sở hữucông ty phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi tàisản mình đã đầu tư vào công ty Tại Việt Nam, hình thức tổ chức hành nghề luật sưnày được ra đời theo Luật luật sư năm 2006
Cùng là mô hình tổ chức một chủ sở hữu như Văn phòng luật sư nhưng Công
ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên có ưu thế hơn do có tư cách pháp nhân,chế độ tài sản riêng, tách biệt độc lập rõ ràng giữa công ty với chủ sở hữu; có chế độ
Trang 22kế toán tài chính minh bạch và đặc biệt chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu tráchnhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn đã đăng ký góp vào công ty Có thể nói hìnhthức này rất phù hợp với các luật sư mới hành nghề với những khách hàng, vụ việcnhỏ và dựa vào vòng tròn quan hệ xã hội của chính chủ sở hữu công ty Tuy nhiên,
do mô hình doanh nghiệp một chủ nên công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thànhviên sẽ khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư, mở rộng quy mô phát triển công
ty và khó tìm kiếm được các khách hàng, vụ việc lớn
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: do ít nhất hai luật
sư thành lập Trong đó các luật sư thỏa thuận cử một thành viên làm giám đốc công
ty Các luật sư thành viên của công ty chịu trách nhiệm đối với khoản nợ của công
ty trong phạm vi tài sản họ đã góp vào công ty
Hình thức tổ chức hành nghề này có nhiều điểm chung với Công ty luật hợpdanh, tuy nhiên có ưu thế hơn về tính chịu trách nhiệm của các luật sư thành viên(chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đăng ký góp vào công ty) và cơ cấu
tổ chức quản lý được phân quyền cụ thể, rõ ràng so với công ty hợp danh So vớicác loại hình tổ chức hành nghề luật sư còn lại thì có thể nói đây là hình thức đượccác Luật sư ưa thích và lựa chọn nhiều hơn cả, thậm chí toàn bộ nhóm Big4 hãngluật ở Mỹ đều theo mô hình trách nhiệm hữu hạn, tương tự tại Việt Nam thì Topcông ty luật lớn, có danh tiếng cũng lựa chọn và tổ chức theo mô hình công ty luậttrách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Tương tự như công ty luật hợp danh, do mô hình nhiều chủ sở hữu nên công
ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể phát triển hoạt động nghềnghiệp trong nhiều lĩnh vực luật chuyên ngành khác nhau, các thành viên trong công
ty có thể đảm nhận các công việc chuyên môn khác nhau Đồng thời, do có nhiềuluật sư thành viên tham gia và có tính chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phầnvốn góp vào công ty nên các luật sư thành viên có thể mạnh dạn đầu tư phát triểncông ty hơn Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cơ cấu
tổ chức quản lý, phân định thẩm quyền khá rõ ràng cho nên đây là mô hình có tínhchuyên nghiệp cao hơn so với các hình thức tổ chức hành nghề luật sư khác nên dễ
Trang 23dàng được các khách hàng có tiềm năng với vụ việc lớn quan tâm, lựa chọn và cũng
dễ thu hút các Luật sư tham gia lựa chọn để thực hiện hoạt động hành nghề hơn
Tuy nhiên, xét về đặc thù nghề nghiệp luật sư thì mô hình trách nhiệm hữuhạn có lẽ là chưa thật sự phù hợp, cho nên như một số nghề tự do khác, Luật luật sưquy định về việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để dự phòng rủi ro nghềnghiệp, có nguồn kinh phí để bồi thường thiệt hại cho khách hàng sử dụng dịch vụpháp lý
Mỗi một loại hình tổ chức hành nghề luật sư đều có những ưu điểm và nhượcđiểm khác và để đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho các luật sư, tạo điều kiện chocác Luật sư có nhiều lựa chọn trong quá trình hoạt động, đáp ứng nhu cầu phát triển
1.1.4.4 Hình thức tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Bên cạnh các tổ chức hành nghề luật sư do Luật sư bản địa thành lập và đăng
ký hoạt động, trong xu thế hội nhập toàn cầu, phần lớn các nước trên thế giới đềughi nhận và mở cửa cho phép các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được phéphoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý tại quốc gia, các hình thức tổ chức hành nghềluật sư nước ngoài có thể thiết lập:
(i) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại nước sở tại (làđơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, không có tư cách phápnhân);
(ii) Công ty luật một trăm phần trăm vốn nước ngoài hoặc công ty luật dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và công ty luật nước sở tại
1.2 Pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sư:
1.2.1 Khái niệm và nguồn pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sư:
1.2.1.1 Khái niệm:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và bảođảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xãhội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội, đồng thời vì lợi ích, mục đích của giaicấp thống trị
Trang 24Mỗi quốc gia đều có một hệ thống pháp luật riêng, được phân định thành cácngành luật, các chế định pháp luật và là tổng hợp các quy phạm pháp luật thể hiệntrong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền banhành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh.
Pháp luật về Luật sư và hoạt động hành nghề luật sư là một chế định pháp luật,trong đó có quy định điều chỉnh về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư Một sốquốc gia trên thế giới có đạo luật riêng để điều chỉnh về lĩnh vực này với tên gọi khácnhau như: Luật luật sư; Luật về hành nghề luật sư; Luật về hành nghề pháp lý
Tổ chức hành nghề luật sư là loại hình tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, dựavào đặc điểm này, có thể khái quát định nghĩa về pháp luật hình thức tổ chức hành
nghề luật sư như sau: Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình thành lập; tổ chức hoạt động và chấm dứt của tổ chức hành nghề luật sư.
1.2.1.2 Nguồn luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư:
Với đặc điểm là một loại hình tổ chức kinh tế cung cấp dịch vụ nghề nghiệpluật sư, chịu sự quản lý và giám sát của cả cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực
tư pháp và tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư, do đó các quan hệ phát sinh trongquá trình thành lập, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động và giải thể của các tổ chứchành nghề luật sư được điều chỉnh bởi các nguồn luật như sau:
- Nguồn pháp luật quốc tế là các điều ước quốc tế về lĩnh vực đầu tư, thương mại và doanh nghiệp, có thể kể đến như: GATS;
- Nguồn luật quốc gia là các văn bản quy phạm pháp luật do các quốc gia banhành về hoạt động của tổ chức; doanh nghiệp, hành nghề luật sư và giao dịchkinh doanh thương mại, có thể kể đến như: Bộ luật dân sự, Luật doanhnghiệp; Luật thương mại và Luật về luật sư/ hành nghề luật sư; Bộ luật tốtụng dân sự; Bộ luật tố tụng hình sự, Luật đầu tư
Trang 25- Hệ thống quy tắc, quy định nội bộ của các tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư
và của chính tổ chức hành nghề luật sư, có thể kể đến như: Điều lệ tổ chức vàhoạt động; Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
1.2.2 Những nội dung chủ yếu của pháp luật về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư:
Cấu trúc pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sư bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh về:
- Quy định về điều kiện, chủ thể thành lập và đăng ký hoạt động của các hình thức tổ chức hành nghề luật sư;
- Quy định về cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động của các hình thức tổ chức hành nghề luật sư;
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư;
- Quy định về tổ chức lại của các hình thức tổ chức hành nghề luật sư;
- Quy định về việc tạm ngừng và chấm dứt hoạt động của các hình thức tổ chức hành nghề luật sư;
- Quy định về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của các hình thức tổ chức hành nghề luật sư
- Các quy định có liên quan khác về hình thức tổ chức hành nghề luật sư
1.2.2.1 Thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
Với tư cách là một loại hình doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực cungứng dịch vụ nghề nghiệp nên pháp luật các quốc gia trên thế giới đều có quy định cụthể việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư được điều chỉnh, bao gồm: Quy định vềchủ thể tham gia, điều kiện và thủ tục thành lập tổ chức hành nghề luật sư
Về chủ thể tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải là các Luật sưđược cấp phép hành nghề và chỉ các Luật sư mới có quyền thành lập và tham giathành lập các tổ chức hành nghề luật sư Ngoài ra, luật quốc gia của một số nướccòn quy định thêm các điều kiện khác cho Luật sư khi thành lập tổ chức hành nghề,
ví dụ: Việt Nam quy định về thời gian hành nghề (tối thiểu là 02 năm); Trung Quốcquy định về vốn pháp định (100.000 tệ, tương đương 350 triệu đồng Việt Nam)
Trang 26Bên cạnh đó, các tổ chức hành nghề luật sư khi thành lập phải đáp ứng yêu cầu
về trụ sở hoạt động, phương thức liên hệ
Về thủ tục, các luật sư khi thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải thực hiệnđăng ký hoặc thông báo về việc hoạt động Tương tự như các loại hình doanhnghiệp khác, pháp luật về luật sư của các nước đều quy định thành phần hồ sơ, trình
tự thực hiện việc “khai sinh” đối với tổ chức hành nghề luật sư Tuy nhiên, ở một sốnước, thành lập tổ chức hành nghề luật sư là quyền tự do của các Luật sư và thể hiệnbằng văn bản nội bộ; sau đó gửi thông báo về việc thành lập, hoạt động của tổ chứchành nghề luật sư đến cơ quan nhà nước và Hiệp hội Luật sư địa phương hoặc quốcgia để thực hiện việc giám sát
1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động:
Tùy theo từng hình thức tổ chức hành nghề luật sư mà pháp luật có quy địnhkhác nhau về cơ cấu tổ chức hoạt động, cụ thể:
- Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập, có cơ cấu tổ chức hoạt động nhưmột doanh nghiệp tư nhân; Luật sư đứng tên thành lập Văn phòng luật sư làchủ doanh nghiệp tư nhân, có tên gọi là Trưởng văn phòng và là người đạidiện theo pháp luật của Văn phòng luật sư; có toàn quyền quản lý và điềuhành các hoạt động của Văn phòng luật sư
- Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập với tư cách thành viênhợp danh Cơ cấu tổ chức của Công ty luật hợp danh bao gồm Hội đồngthành viên và Giám đốc công ty; được phân định quyền hạn theo quy địnhcủa pháp luật và Điều lệ công ty
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập;vừa làm chủ sở hữu (Chủ tịch Công ty) vừa làm Giám đốc và là Người đạidiện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư; có toàn quyền quyết địnhđối với hoạt động của công ty
- Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sưthành lập; có cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng thành viên; Chủ tịch Hội đồngthành viên và Giám đốc Công ty; được phân định quyền hạn theo quy định
Trang 271.2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư:
Pháp luật về luật sư/ hành nghề luật sư các nước đều có quy định cụ thể vềquyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư
Các tổ chức hành nghề luật sư có quyền: Thực hiện dịch vụ pháp lý chokhách hàng và nhận thù lao; Tuyển dụng lao động; Hợp tác với tổ chức hành nghềluật sư nước ngoài; Thành lập các đơn vị phụ thuộc và các nghĩa vụ chính như:Hoạt động đúng lĩnh vực ngành nghề đã đăng ký; Tuân thủ các quy định pháp luật
về lao động; thuế; báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động định kỳ;
1.2.2.4 Tổ chức lại của các hình thức tổ chức hành nghề luật sư
Tổ chức lại doanh nghiệp được hiểu là hoạt động cấu trúc lại doanh nghiệpdiễn ra trong một số doanh nghiệp hoặc giữa một số doanh nghiệp, bao gồm chia,tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp
Đối với các hình thức tổ chức hành nghề luật sư, các luật sư có quyền tổ chứclại phù hợp với định hướng phát triển, trong đó có các hình thức: Hợp nhất, sápnhập và chuyển đổi loại hình
1.2.2.5 Tạm ngừng và chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư:
Pháp luật quy định về các trường hợp các tổ chức hành nghề luật sư đượctạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động; quy định về điều kiện và nghĩa vụ phải hoànthành khi tạm ngừng hoặc chấm dứt; quy định về trình tự thủ tục thực hiện
Việc tạm ngừng và chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư cũngtương tự như các hình thức doanh nghiệp khác, bao gồm trường hợp chủ động thựchiện và buộc phải thực hiện theo yêu cầu Tùy từng trường hợp, pháp luật có quyđịnh về trình tự thực hiện cụ thể
1.2.2.6 Chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư
Các tổ chức hành nghề luật sư là một chủ thể trong quan hệ xã hội, phải tuânthủ và chấp hành các quy định pháp luật; nếu có hành vi vi phạm pháp luật tùy theomức độ hành vi phải chịu các chế tài xử lý tương thích: xử phạt vi phạm hành chính;thu hồi đăng ký hoạt động hoặc chịu trách nhiệm hình sự
Trang 28sự thật khách quan và chịu sự đồng quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước
về tư pháp và tổ chức xã hội nghề nghiệp
Pháp luật ngày càng mở rộng mô hình và trao quyền chủ động nhiều hơn chocác tổ chức hành nghề luật sư Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và sựphát triển kinh tế - xã hội đất nước cùng với việc mở rộng quyền tự do kinh doanh,hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam dần trở thành một lĩnh vực dịch vụ kinhdoanh chuyên nghiệp, chỉ có các tổ chức hành nghề luật sư theo mô hình doanhnghiệp mới được cung cấp dịch vụ pháp lý cho tổ chức, cá nhân khác theo Hợpđồng dịch vụ pháp lý và nhận thù lao do khách hàng chi trả; các luật sư hoạt độngvới tư cách cá nhân đã bị giới hạn phạm vi hành nghề trong chính tổ chức đã kýHợp đồng lao động
Bằng những nội dung cụ thể tác giả đã chỉ ra khái quát được toàn bộ nhữngvấn đề lý luận có tính chất gợi mở và dẫn chứng về các vấn đề liên quan đến luật sư,hoạt động hành nghề luật sư, các hình thức tổ chức hành nghề luật sư và các vấn đề
lý luận pháp luật về hình thức tổ chức hành nghề luật sư nói chung
Trang 29Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT
VỀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng pháp luật về các hình thức tổ chức hành nghề luật sư
2.1.1 Quy định về thành lập tổ chức hành nghề luật sư
2.1.1.1 Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
Tổ chức hành nghề luật sư là một loại hình doanh nghiệp nên phải đáp ứngcác điều chung để được thành lập doanh nghiệp, được quy định tại Luật doanhnghiệp: Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp của Việt Nam
theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp: (i) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ
trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; (ii) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; (iii) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; (iv) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được
cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; (v) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân; (vi) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử
lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng [25, Điều 18]
Trang 30Việc quy định như vậy có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam không phân biệtđối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là cá nhân hay pháp nhân; cá nhân, phápnhân trong nước hay nước ngoài Với quy định này Luật doanh nghiệp đã thực hiệnbình đẳng về đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tổ chức hành nghề luật sư còn chịu sự điều chỉnh của Luật luật sưnên phải tuân thủ các điều kiện riêng về chủ thể có quyền thành lập, cụ thể là: Chỉ
có các Luật sư mới có quyền thành lập tổ chức hành nghề luật sư, cụ thể: “Văn
phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân” [34, Điều 33]; “Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn”; “Công ty luật TNHH bao gồm Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên và Công ty luật TNHH một thành viên.Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.Công ty luật TNHH một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ
- Là cá nhân và phải có tốt nghiệp đại học luật (có bằng cử nhân luật);
- Tham gia đào tạo và tốt nghiệp lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư (có Giấy chứng nhận lớp đào tạo nghiệp vụ luật sư);
- Tham gia tập sự và có kết quả thi đạt kỳ thi kết thúc tập sự hành nghề luật sư;
- Đã được Bộ tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Phải tham gia làm thành viên của một đoàn luật sư địa phương để được cấp Thẻ luật sư
Sau khi có đủ các loại văn bằng, giấy tờ nêu trên thì một cá nhân đó mới cóthể đủ điều kiện hành nghề luật sư cũng như tiến tới thành lập tổ chức hành nghềriêng của họ Ngoài ra, Luật sư đó còn phải đáp ứng đủ điều kiện về kinh nghiệm
hành nghề: “có đủ 02 năm làm việc theo hợp đồng cho các tổ chức hành nghề luật
Trang 31sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan tổ chức.”[34, Điều 32]
Như vậy, so với việc tham gia thành lập doanh nghiệp theo quy định củaLuật doanh nghiệp thì việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư được xem là thànhlập doanh nghiệp có điều kiện (về chứng chỉ hành nghề và thâm niên công tác)
2.1.1.2 Hình thức tổ chức hành nghề luật sư
Theo quy định tại điều 32 Luật luật sư, hình thức tổ chức hành nghề luật sưbao gồm: Văn phòng luật sư và Công ty luật Loại hình văn phòng luật sư có cơ chếhoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân; còn Công ty luật quy định đượcthành lập dưới các hình thức cụ thể: Công ty luật hợp danh, Công ty luật tráchnhiệm hữu hạn Đối với Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm Công ty luậttrách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở lên
Luật doanh nghiệp có quy định tương đối rõ ràng và cụ thể về các loại hìnhdoanh nghiệp trên đây Tuy nhiên, theo quy định của Luật luật sư thì việc phân định
cơ chế pháp lý đối với các loại hình tổ chức hành nghề luật sư khá là mờ nhạt,không rõ ràng, nhất là giữa các loại tổ chức hành nghề luật sư có cùng số lượngLuật sư tham gia thành lập, cụ thể: Giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật tráchnhiệm hữu hạn một thành viên hoặc giữa Công ty luật hợp danh và Công ty luậttrách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do một Luật sư đứng ra thành lập: Theo lý thuyết thì hai hình thức tổ chức
hành nghề luật sư này có sự khác biệt ở tên gọi của hình thức tổ chức hành nghề luật
sư và cơ chế tổ chức hoạt động như sau:
Thứ nhất, về tư cách chủ doanh nghiệp và Người đại diện theo pháp luật:
Văn phòng luật sư đứng đầu đồng thời Người đại diện theo pháp luật của Vănphòng luật sư là Trưởng văn phòng luật sư là người thành lập và chủ của Văn phòngluật sư; trong khi đó Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên đứng đầu làGiám đốc Công ty - Người đại diện theo pháp luật đồng thời là chủ sở hữu Công ty
Trang 32Thứ hai, về loại hình doanh nghiệp và chế độ trách nhiệm của người chủ
doanh nghiệp: Văn phòng luật sư là doanh nghiệp tư nhân, không có tư cách phápnhân và chủ doanh nghiệp tư nhân (Trưởng văn phòng luật sư) phải chịu tráchnhiệm vô hạn về tài sản đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân Còn Công tyluật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn,theo Luật doanh nghiệp là chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốnđiều lệ của Công ty
Tuy nhiên, theo quy định của Luật luật sư và các văn bản quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành hiện nay thì chưa có bất kỳ một quy định nào về việc Công tyluật trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải đăng ký mức vốn điều lệ và thậm chítrong mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Công ty luật trách nhiệm hữuhạn một thành viên không có mục vốn điều lệ và Luật luật sư cũng “bỏ ngỏ” quyđịnh cụ thể về chế độ trách nhiệm tài sản của Công ty luật TNHH một thành viên.Cho nên, pháp luật Việt Nam hiện nay không có căn cứ pháp lý nào để xác địnhphạm vi chịu trách nhiệm của Giám đốc Công ty luật trách nhiệm một thành viêncho khách hàng và cơ quan giải quyết tranh chấp (nếu có)
Như vậy, vô hình chung trên thực tế, việc phân định giữa Văn phòng luật sư
và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có thể dựa trên tên gọi của
tổ chức hành nghề luật sư và tên gọi người đứng đầu tổ chức, còn về phần cơ chếxác định chế độ trách nhiệm tài sản là nội dung quan trọng nhất là thì chưa có cơ sởpháp lý cụ thể để xác định
Giữa Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Về bản chất, Công ty luật hợp danh là loại hình công ty đối nhân,
tức là các thành viên tham gia thành lập Công ty dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi chế
độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, sự hùn vốn là yếu tố thứ yếu vàcác thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản đối với khoản nợ của Công
ty Còn Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, nếu đúng tên gọi mangbản chất công ty đối vốn; tức là các thành viên tham gia thành lập Công ty
Trang 33không quan tâm đến nhân thân người góp vốn mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp
và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty
Tuy nhiên, theo quy định của Luật luật sư thì thành viên Công ty luật hợpdanh hay Công ty luật trách nhiệm hữu hạn đều là các Luật sư, mà hoạt động hànhnghề của luật sư dựa trên trình độ, năng lực, kinh nghiệm và uy tín của cá nhân luật
sư ; yếu tố “phần vốn góp” chỉ là thứ yếu, tức là mang tính đối nhân Hơn nữa, cũngnhư loại hình Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Luật luật sư và cácvăn bản hướng dẫn thi hành của Luật luật sư hiện hành, chưa có bất kỳ quy định nào
về việc đăng ký vốn điều lệ, phần vốn góp của các luật sư trong Công ty luật tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
do Sở tư pháp cấp cũng không có mục vốn điều lệ và phần vốn góp của luật sưthành viên Cho nên, khách hàng và cơ quan giải quyết tranh chấp (nếu có) cũngkhông có căn cứ pháp lý nào để xác định phạm vi trách nhiệm của cả Công ty hoặccủa từng luật sư thành viên trong Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viêntrở lên
Đây chính là một trong những điểm bất cập của pháp luật về các hình thức tổchức hành nghề luật sư tại Việt Nam hiện nay
2.1.1.3 Vốn điều lệ và vốn góp của các thành viên trong hình thức tổ chức hành nghề luật sư
Luật luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định về vốnđiều lệ và vốn góp của các luật sư trong các tổ chức hành nghề Điều này, có thểxuất phát từ nhận thức bản chất của hoạt động hành nghề luật sư là hoạt động nghềnghiệp, dựa trên trình độ, năng lực, kinh nghiệm và uy tín của các Luật sư dần hìnhthành lên năng lực và uy tín của tổ chức hành nghề; cho nên phần vốn không đóngvai trò chính trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý và quyết định chất lượng của dịch
vụ pháp lý Do đó, các tổ chức hành nghề luật sư, kể cả loại hình có hai thành viêntrở lên như Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên đều chỉ có thành viên là Luật sư, không có thành viên góp vốn đúng nghĩa.Việc đóng góp của các thành viên trong tổ chức hành nghề luật sư, chủ yếu được
Trang 34xác định bằng “uy tín nghề nghiệp” - nguồn thu hút khách hàng cũng như xác địnhthù lao Luật sư trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý Tuy nhiên, đó là loại tài sản vôhình thuộc về chất xám và uy tín, danh dự cá nhân; không có định lượng cụ thể,phải do các thành viên thống nhất với nhau.
Tuy nhiên, cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác thìcác tổ chức hành nghề luật sư đều cần có nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất tốithiểu như trụ sở văn phòng làm việc, máy móc trang thiết bị phục vụ hoạt động; trảlương cho người lao động Nguồn vốn này có thể đến từ thù lao do khách hàng chitrả nhưng tại thời điểm thành lập vẫn phải do Luật sư thành viên tham gia đóng gópbằng tiền hoặc tài sản hữu hình khác
Như vậy có thể thấy quy định pháp luật về vốn điều lệ, vốn góp trong các tổchức hành nghề luật sư chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế của hoạt độngcung cấp dịch vụ pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, gây ảnh hưởng không chỉđến quyền lợi của các Luật sư mà còn có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi củakhách hàng
2.1.1.4 Thủ tục thành lập các hình thức tổ chức hành nghề luật sư
Để thành lập doanh nghiệp, điều 21 Luật doanh nghiệp đã quy định về bộ hồ
sơ hợp lệ để các doanh nghiệp áp dụng chung tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Tuy nhiên trong lĩnh vực hành nghề luật sư, mặc dù các hình thức tổ chức hànhnghề luật sư có cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhưng bên cạnh những nguyêntắc chung thì các hình thức tổ chức hành nghề luật sư lại chịu sự điều chỉnh củaLuật luật sư Trong lĩnh vực thành lập các hình thức tổ chức hành nghề luật sư, Luậtluật sư quy định trình tự thủ tục thành lập phải thực hiện tại Sở tư pháp nơi luật sưtham gia Đoàn luật sư chứ không thực hiện đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanhthuộc Sở kế hoạch đầu tư như thông thường
Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có: (i) Giấy đề
nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất; (ii) Dự thảo Điều lệ của công ty luật; (iii) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành
Trang 35lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật; (iv) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư [34, Điều 35, khoản 2]
Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng
ký hoạt động như các loại hình doanh nghiệp khác, tuy nhiên ngoài việc phải đăngbáo công bố thông tin thành lập như các doanh nghiệp thì trong thời hạn 07 ngàylàm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, tổ chức hànhnghề luật sư phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạtđộng cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên để thực hiện chế độ tự quản theo quyđịnh của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư
Có thể nói, theo pháp luật Việt Nam, đăng ký doanh nghiệp là sự ghi nhận bằngvăn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý Đối với các nhà đầu tưđây là bước đầu tiên để thực hiện quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiếnpháp Khi được cấp phép hoạt động công ty sẽ nhận được sự bảo đảm của nhà nước.Việc đăng ký thành lập không những cung cấp thông tin cho khách hàng mà còn làminh chứng về tính chịu trách nhiệm của công ty đối với khách hàng
2.1.2 Quy định về thành viên của các hình thức tổ chức hành nghề luật sư.
2.1.2.1 Tư cách thành viên của các hình thức tổ chức hành nghề luật
Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập và hoạt động theo loại hìnhdoanh nghiệp tư nhân Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng vàphải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của vănphòng Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng [34, Điều
23] Quy định này phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp về mô hình doanhnghiệp tư nhân : Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp [34, Điều 183].
Đối với Công ty luật: Luật doanh nghiệp có quy định như sau: Công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng không quá 50…” [25, Điều 47, khoản 1]; “Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu…[25, Điều 73] và Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó
Trang 36phải có ít nhất là 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung Ngoài các thành viên hợp danh công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.[25, Điều 172]
Mặt khác, về mô hình công ty luật tại Luật luật sư có quy định như sau:
Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn; Công ty luật TNHH một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu; đối với Công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do
ít nhất hai luật sư thành lập …[34, Điều 34]
Như vậy có thể hiểu rằng, thành viên của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn
đã hạn chế đi rất nhiều về mặt tiêu chuẩn của thành viên, cụ thể là thành viên củaCông ty luật trách nhiệm hữu hạn là các luật sư, tức là chỉ là cá nhân, không có hìnhthức thành viên là tổ chức như Luật doanh nghiệp Đối với công ty luật hợp danhkhông có thành viên góp vốn cho nên thành viên hợp danh là loại thành viên duynhất của hình thức kinh doanh này Theo đó thành viên hợp danh phải là cá nhân(luật sư)
Luật luật sư chỉ ghi nhận tư cách thành viên của các công ty luật là cá nhân
mà không thừa nhận pháp nhân hay tổ chức khác là thành viên bởi cho rằng công tyluật mang bản chất công ty đối nhân rõ rệt, các thành viên hợp tác bằng uy tín cánhân Tuy nhiên, đối với hình thức công ty luật nước ngoài thì Luật luật sư lại có
quy định khác, cụ thể: (i) Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm
vốn nước ngoài là tổ chức hành nghề luật sư do một hoặc nhiều tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thành lập tại Việt Nam; (ii) Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh là tổ chức hành nghề luật sư liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam; (iii) Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề luật sư hợp danh giữa tổ chức hành nghề luật
sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam …[34, Điều 72], tức là Luật luật
sư cho phép thành viên công ty luật nước ngoài là chính các tổ chức hành nghề luật
sư