Hai tiếng nước và nhà bao giờ cũng quyện lấy nhau trong nếp sống văn hóa gia đình của người Việt.. Văn hóa gia đình người Việt không phải là cái gì trừu tượng, chung chung mà được thể hi
Trang 1VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI MỖI CON NGƯỜI, TẬP THỂ VÀ XÃ HỘI.
Gia đình được xem như là một xã hội thu nhỏ, là tổ chức tế bào của xã hội, là nhân
tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội Xã hội Việt Nam với nền văn minh lúa nước từ lâu đã sống định cư và lấy gia đình làm đơn vị gốc Trải bao biến thiên của lịch sử cho đến tận ngày nay, trên con đường đổi mới và tiếp cận với văn hóa Phương Tây, gia đình Việt Nam vẫn gắn chặt với làng, bản, khu phố và với nước Được như thế là vì chúng ta đã có một nền văn hóa gia đình ở Việt Nam
Dù ở thời kỳ nào, gia đình bao giờ cũng có bốn chức năng cơ bản: chức năng truyền chủng, chức năng kinh tế, chức năng thỏa mãn các nhu cầu tình cảm và chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, rèn luyện của mỗi thành viên trong gia đình Gia đình tức
là nhà (gia) gắn liền với nước Nhà tiếp thu di sản văn hóa của nước, bảo vệ nước Người
Việt đi từ nhà đến nước Hai tiếng nước và nhà bao giờ cũng quyện lấy nhau trong nếp sống văn hóa gia đình của người Việt Văn hóa gia đình người Việt không phải là cái gì trừu tượng, chung chung mà được thể hiện cụ thể, rõ ràng trong nếp sống, trong sinh hoạt, suy nghĩ, tình cảm của mỗi thành viên trong gia đình Đó là nền nếp của gia đình, gia tộc Gia đình, gia tộc nào có nền nếp tốt thường được dân gian gọi là có gia phong Gia phong
theo Từ điển Tiếng việt của Đào Duy Anh là “thói nhà, tập quán giáo dục trong gia tộc”; theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học là “nền nếp riêng của một gia đình phong kiến, nếp nhà” Như thế, gia phong là nếp nhà, là sự khẳng định những suy nghĩ, cảm xúc,
hành vi của một cộng đồng gia đình, gia tộc về văn hóa đã kéo dài qua nhiều thế hệ, được mọi người trong gia đình công nhận, tuân theo, thực hiện một cách tự giác gần như tập quán để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cộng đồng gia đình, gia tộc ấy Văn hóa gia đình, mà trước hết là gia phong, sẽ tạo cho mọi thành viên của gia đình một bản lĩnh vững vàng khi hòa nhập với mọi biến thiên của đời sống xã hội, nó sẽ là tấm lá chắn hữu hiệu ngăn chặn mọi sự thâm nhập tiêu cực của xã hội vào gia đình, gia tộc để bảo tồn, phát huy
và tôn vinh những giá trị của một gia đình văn hóa truyền thống
Khi nói về vai trò của gia đình, cụ Phan Bội Châu đã khẳng định: “Nước là một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ”; Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng phát biểu: “Quan
Trang 2tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì
xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình ”.
Nhiêu thập kỷ qua cơ cấu xã hội có biến đổi nhưng tổ chức của gia đình không biến đổi nhiều Gia đình là tế bào của xã hội, do đó, văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc gia đình truyền thống Việt Nam xưa rất chú trọng xây dựng gia đạo, gia phong và gia lễ, trong đó gia đạo là sức mạnh của gia đình Gia đạo là đạo đức của gia đình như đạo hiếu, đạo ông bà, đạo cha con, đạo
vợ chồng, đạo anh em Đạo hiếu là hiếu nghĩa cùa con cháu đối với ông bà, cha mẹ Gia lễ
là phép ứng xử của con người theo một nguyên tắc có tính tôn ti trật tự theo lễ tiết, đặc biệt
là việc thờ cúng ông bà tổ tiên, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh Ở thời đại nào, văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội Văn hóa gia đình giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, xây dựng nếp sống văn hóa trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh cho con người trong từng tế bào của xã hội Bởi vậy, gia đình tốt là đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, xã hội lành mạnh và văn minh
Không môi trường nào có ảnh hưởng đến hành vi của con người bằng gia đình Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, thiêng liêng đối với mọi người tính chất thiêng liêng trong quan hệ ruột thịt là nhân tố có sức cảm hóa và thôi thúc các thành viên tự hấp thụ những giá trị gia đình một cách hiển nhiên Với những đặc điểm như vậy, gia đình rất cần
có những quy tắc, chuẩn mực để hình thành bệ phóng cho những nhân cách tốt đẹp Giá trị gia đình có thể hình thành từ các sinh hoạt thông thường qua thói quen ứng xử, mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình và trong các mối quan hệ xã hội khác Chính những giá trị này có tác dụng sâu sắc đến nhận thức, hành vi của mỗi thành viên Cha mẹ là những người đầu tiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành niềm tin và hành vi đạo đức của con trẻ Tấm gương của cha mẹ trong việc lựa chọn các mục tiêu sống, tổ chức cuộc sống hay trong quá trình nuôi dạy con trở thành những mẫu mực và hình thành nên văn hóa gia đình Trẻ em thường có khuynh hướng bắt chước các mẫu ứng xử của ngời lớn mà người gần gũi nhất của con trẻ chính là cha mẹ, ông bà và những người thân Dưới mắt con trẻ, cha mẹ vừa là người bảo bọc, vừa là những vị thần nhân ái, là nhà bác học thiên tài hay là nhà tiên tri độc đáo Chính vì cảm nhận ấy, hầu hết trẻ em trong gia đình đều xem cha mẹ là những người khó sai lầm nhất và bao giờ cũng là những người tốt đẹp nhất Tính gương mẫu của cha mẹ được thể hiện ở lối sống, nếp sống và những thói quen hàng
Trang 3ngày, con trẻ sẽ theo đó làm gương cho mình Văn hóa gia đình cũng có thể được biểu hiện
ở hình thức quan hệ thứ bậc, giữa anh chị em với nhau, giữa cha mẹ và ông bà, giữa các thành viên gia đình với mọi người xung quanh Tính gia trưởng, sự bất bình đẳng giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái trong gia đình sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự trưởng thành của trẻ
em Tuy nhiên, xu hướng quá đề cao dân chủ, đề cao giải phóng cá nhân, tự do cá nhân lại chứa đựng những nguy cơ khiến gia đình dễ khủng hoảng, con cái dễ trở thành người ngoài cuộc hoặc hình thành các thói quen phán xét gia đình, dẫn đến sự bất lợi cho sự phát triển nhân cách ở trẻ
Trong Tiếng Anh, gia đình là “FAMILY”, từ này khi được chiết tự thành các chữ cái
thì rất có ý nghĩa, đó là: FAMILY = FATHER AND MOTHER, I LOVE YOU Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu cũng đã sáng tác một bài hát rất hay về gia đình với nhan đề “Cho con”:
“Ba sẽ là cánh chim, cho con bay thật xa; mẹ sẽ là nhành hoa, cho con cài lên ngực Ba
mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con Khi con là con ba, con của ba rất ngoan; khi con là con mẹ, con của mẹ rất hiền” Theo đó, chúng ta nhận thấy: một gia đình đúng nghĩa bao
giờ cũng phải có cha, có mẹ, có những đứa con, và tất cả các thành viên trong gia đình phải yêu thương nhau Một khi được sống, được phát triển trong một môi trường tràn ngập tình yêu thương như thế, mỗi một con người sẽ trưởng thành, và nhất định sẽ trở thành một con người tốt, một người công dân tốt của xã hội, của đất nước Càng nhận thức được điều này, chúng ta một lần nữa càng phải khẳng định và công nhận một điều rằng: tổ ấm gia đình là tế bào của xã hội, là chiếc nôi nuôi dưỡng nhân cách con người, như Cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng nói: “Ba trụ cột của ý thức cộng đồng người Việt là gia đình, làng và nước Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình”