1. Trang chủ
  2. » Tất cả

GA Tuan 1_19 - 20

46 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • TâHoatTFF

  • Thứ năm ngày 05 tháng 9 năm 2019

    • Hoạt động nối tiếp (2’):

    • + Đọc phân số và nêu ý nghĩa về tử số và mẫu số?

    • - Về làm bài tập trong Vở BTToán_5 - Trang 3.

  • TẬP ĐỌC: Tiết 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH - Trang 4

    • I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: tựu trường, sung sướng, siêng năng, nô lệ, non sông,...

    • II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Tranh minh họa trang 4, SGK (Máy chiếu).

    • + Bảng phụ viết sẵn câu Lluyện đọc đúng và đoạn thư HS cần học thuộc lòng.

    • III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

    • EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 - Tiết 1

      • II. ĐỒ DÙNG: + Bảng phụ viết sẵn các đoạn văn a, b ở bài tập 1 phần Nhận xét.

      • Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1 phần Nhận xét.

      • Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

      • Bài 1 (8): - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT

        • II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Ghi sẵn lời thuyết minh cho từng tranh trong giấy A­4. Máy chiếu

        • III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

    • Thứ hai ngày 09 tháng 9 năm 2019

  • THỂ DỤC: Tiết 1

  • GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH THỂ DỤC 5

  • TRÒ CHƠI “CHẠY ĐỔI CHỖ VỖ TAY NHAU”

    • CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH

  • Bài 1: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI ” TRƯƠNG ĐỊNH

  • Gợi ý trả lời:

    • III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – HỌC CHỦ YẾU

  • * Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.

  • Hoạt động 1 (5’). Quan sát, nhận xét mẫu

    • III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

  • THỂ DỤC: Tiết 2

  • CÁCH CHÀO VÀ BÁO CÁO KHI BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC GIỜ HỌC

  • TRÒ CHƠI “LÒ CÒ ĐỔI CHỖ”

Nội dung

Trang 1

Nguyễn Thị Tâm

TUẦN: 01

Trang 2

Kế hoạch bài học

Thứ năm ngày 05 tháng 9 năm 2019

TOÁN: Tiết 1: ÔN TẬP KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ

I MỤC TIÊU: Giúp HS: - Củng cố khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số.

- Ôn tập cách biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 và viết một

số tự nhiên dưới dạng phân số Bài 1, 2, 3, 4

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK Máy chiếuIII HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

* Khởi động: Kiểm tra nhóm đôi đồ dùng học tập môn Toán - Lớp 5

Hoạt động 1 (6’): Củng cố khái niệm ban đầu về phân số

- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọcphân số Chẳng hạn:

- Cho HS quan sát miếng bìa rồi nêu: Một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy.

- Ta có phân số (viết lên bảng):

; đọc là: hai phần ba - Gọi một vài HS nhắc lại - Cho HS chỉ vào các phân số

;

;

;

và nêu, chẳng hạn: hai phần ba, năm phần

mười, ba phần tư, bốn mươi phần một trăm (Hay bốn mươi phần trăm) là các phân số

Hoạt động 2 (9’): Củng cố cách viết thương 2 số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.

a) Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số

- GV viết lên bảng các phép chia sau: 1: 3 ; 4: 10 ; 9: 2;

+ Hãy viết thương của các phép chia dưới dạng phân số? (Chẳng hạn: 1 : 3 = 31 ;)+ Phân số31 có thể coi là thương của phép chia nào? (một phần ba là thương của 1 chia 3.)

- Tương tự với các phép chia còn lại

- GV giúp HS nêu như ý (1) trong SGK (Có thể dùng phân số để ghi kết quả phép chia một sốtự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho).

b) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số

+ Em hãy viết số tự nhiên bất kỳ? ( Học sinh viết: 5, 26, 100, 2015 )+ Hãy viết các số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1?

+ Khi muốn viết 1 số tự nhiên dưới dạng phân số ta làm như thế nào ?(Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1)+ Số 1, 0 được viết thành phân số có tử số và mẫu số như thế nào ? - HS viết, nêu kết quả.

GV kết luận: + Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.

+ 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.

+ 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số là một số bất kỳ.

Hoạt động 3 (22’): Vận dụng khái niệm của phân số để giải bài tập

TUẦN

Trang 3

- HS đọc đề bài nêu cách làm - HS làm theo nhóm 2.

Bài 2 (4): Củng cố cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.

- HS đọc đề bài nêu cách làm - 2HS lên bảng làm bài - HS làm bài vào vở.- GV kết luận kết quả đúng:

+ Hãy viết phân số

dưới dạng phép chia?+ Hãy viết phép chia (a + b) : 35 dưới dạng phân số?

Bài 3, 4 (4): Củng cố kiến thức về cách viết số tự nhiên, số 1 và số 0 thành phân số.

- HS làm bài cá nhân - Gọi HS nêu kết quả - GV công nhận kết quả

Bài 3: 32321 ; 1051051 ; ;100010001 Bài 4:Hoạt động nối tiếp (2’):

+ Đọc phân số 137 và nêu ý nghĩa về tử số và mẫu số?

+ Phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên có thể viết thành phân số như thế nào?

- Về làm bài tập trong Vở BTToán_5 - Trang 3

Trang 4

TẬP ĐỌC: Tiết 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH - Trang 4

Hồ Chí Minh

I MỤC TIÊU: 1 Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: tựu trường, sung sướng,

siêng năng, nô lệ, non sông,

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọngở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác đối với học sinh Việt Nam.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2 Đọc - hiểu: Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80

năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc năm châu,

Hiểu nội dung bài: Qua bức thư, Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng đất nước Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.

3 Học thuộc lòng đoạn thư: “ Sau 80 năm giời của các em ”.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Tranh minh họa trang 4, SGK (Máy chiếu).

+ Bảng phụ viết sẵn câu Lluyện đọc đúng và đoạn thư HS cần học thuộc lòng.

III HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động khởi động (5’): - Kiểm tra đồ dùng học tập - Nhắc nhở cách học môn Tập đọc:

+ Luyện đọc bài trước khi học.+ Trả lời câu hỏi cuối bài.

* Mở đầu: GV giới thiệu khái quát nội dung và chương trình phân môn Tập đọc kì I lớp 5.

- GV yêu cầu học sinh (HS) mở mục lục SGK và đọc tên các chủ điểm trong sách

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm tên của các chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em, Cánhchim hòa bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa chủđiểm và mô tả những gì em nhìn thấy tronghình vẽ.

- HS nêu: Tranh vẽ Bác Hồ và các bạn thiếunhi trên khắc mọi miền Tổ quốc, hình ảnh lácờ Tổ quốc tung bay theo hình chữ S.

GV giới thiệu: Tranh vẽ minh họa chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em có hình Bác Hồ và học

sinh các dân tộc bên lá cờ Tổ quốc tươi thắm đang tung bay gợi dáng hình của đất nước ta.Mỗi người dân Việt Nam đều có lòng yêu nước và tự hào về Tổ quốc ta Những bài họctrong chủ điểm này sẽ cho chúng ta biết những điều đó HS: Lắng nghe.

Giới thiệu bài: - Theo tranh minh họa bài tập đọc

và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Quan sát, trả lời: Tranh vẽ cảnh Bác Hồđang viết thư cho các cháu thiếu nhi.- GV: Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng Ngày khai trường đầu tiên ở nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác đã viết thư cho tất cả các cháu thiếu nhi Bức thư đó thể hiệnmong muốn gì của Bác và có ý nghĩa như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động 1 (13’): Luyện đọc đúng

- GV yêu cầu HS mở SGK trang 4-5 sau đó gọi 2đọc tiếp nối từng đoạn của bài.

+ HS1: Các em học sinh, nghĩ sao?+ HS 2: Trong năm học Hồ Chí Minh.- Yêu cầu HS luyện đọc tiếp nối GV chú ý chỉnh

sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó

được giới thiệu ở phần Chú giải.

- 3 cặp HS luyện đọc tiếp nối từng đoạn trướclớp, HS cả lớp theo dõi và đọc thầm.

- 1 HS đọc phần chú giải thành tiếng Cảlớp đọc thầm trong SGK.

Trang 5

- 3 HS tiếp nối nhau đặt câu Ví dụ:

* Nhân dân ta ra sức bảo vệ cơ đồ mà Tổ tiên để lại * Mọi người dân đều ra sức kiến thiết đất nước.

- Nhận xét câu HS vừa đặt: (Ngày 26/12/2006 trận sóng thần ở các nước Ma-lai-xi-a, Thái

Lan, In-đô-nê-xi-a, đã làm chấn động dư luận hoàn cầu.)

Giải thích: Bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói đến trong bức thư

này là những sự kiện lớn từ giữa năm 1945 đến ngày 2/ 9/ 1945, đặc biệt là cuộc Cách mạngtháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ĐảngCộng sản Việt Nam, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quanphong kiến, giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.- Gọi HS đọc toàn bài, HS cả lớp theo dõi,

Đoạn 1: Nét khác biệt của ngày khai giảng

tháng 9-1945 với các ngày khai giảng trước đó.

Đoạn 2: Nhiệm vụ của toàn dân tộc và học sinh

trong công cuộc kiến thiết đất nước

- GV đọc mẫu toàn bài với giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìumến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam - HS lắng nghe.

Hoạt động 2 (10’): Tìm hiểu bài

- GV chia HS thành nhóm, viết phiếu lênbảng phụ để cả lớp cùng theo dõi Sau đó yêucầu HS cùng thảo luận để trao đổi về các vấnđề được nêu ra trong phiếu.

- HS làm việc theo 6 nhóm, dưới sự điều khiểncủa nhóm trưởng:

+ Nhóm trưởng nêu yêu cầu.

+ Các bạn thực hiện, từng bạn nêu ý kiến.+ Trao đổi và đi đến thống nhất.

- Các yêu cầu về tìm hiểu bài:

+ Em hãy đọc thầm đoạn 1 và cho biết ngàykhai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệtso với những ngày khai trường khác?

- Kết quả HS cần đạt được:

- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước ViệtNam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường đầutiên khi nước ta giành được độc lập sau 80năm bị thực dân Pháp đô hộ Từ ngày khaitrường này các em học sinh được hưởng mộtnền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.

+ Em hãy giải thích rõ hơn về câu của Bác Hồ“ Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờsự hi sinh của biết bao đồng bào các em ”

- Từ tháng 9-1945 các em HS được hưởng mộtnền giáo dục hoàn toàn Việt Nam Để có đượcđiều đó, dân tộc ta đã phải đấu tranh kiêncường, hi sinh mất mát trong suốt 80 nămchống thực dân Pháp đô hộ.

+ Theo em, Bác Hồ muốn nhắc nhở HS điều gìkhi đặt câu hỏi: “ Vậy các em nghĩ sao ?”

- Bác nhắc các em HS cần phải nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bào để cho các em có ngày hôm nay Các em phải xác định được nhiệm vụ học tập của mình.

+ Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ củatoàn dân là gì?

- Sau Cách mạng tháng Tám, toàn dân ta phảixây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho

Trang 6

nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.+ Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong

công cuộc kiến thiết đất nước?

- Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xâydựng đất nước làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.

- GV mời 1 HS lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả thảo luận Theo dõi, chỉnh sửa câu trảlời (nếu cần), làm trọng tài cho HS nếu có tranh luận.

+ HS điều khiển nêu câu hỏi.

+ HS đại diện báo cáo, các bạn khác bổ sung, thống nhất ý kiến.- GV nhận xét phần làm việc của HS và hỏi

cả lớp: trong bức thư, Bác Hồ khuyên và mong đợi ở HS điều gì?

- Một HS nêu ý kiến: Bác Hồ khuyên học sinhchăm ngoan, nghe thầy, yêu bạn Bác tintưởng rằng học sinh Việt Nam sẽ kế tục xứngđáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nướcViệt Nam đàng hoàng, to đẹp, sánh vai vớicác cường quốc năm châu.

Hoạt động 3 (10’): Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng

- GV hỏi: chúng ta nên đọc bài thế nào cho phù hợp với nội dung?

- 1 HS nêu ý kiến, các học sinh khác bổ sung vàthống nhất.

Đoạn 1: Đọc với giọng nhẹ nhàng, thân ái.

Đoạn 2: Đọc với giọng xúc động, thể hiện niềm tin.

- GV nêu: chúng ta cùng đọc diễn cảm đoạn 2, hãy theo dõi cô đọc và tìm các từ cần nhấn giọng.

- HS theo dõi GV đọc mẫu, dùng bút chì gạchchân các từ cần nhấn giọng, gạch chéo vào chỗcần chú ý ngắt giọng.

- GV yêu cầu HS nêu các từ cần nhấn giọng, chỗ cần chú ý nghỉ hơi, sửa chữa ý kiến cho HS.

- HS thực hiện: + Nhấn giọng ở các từ ngữ: xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, haykhông, sánh vai, phần lớn.

+ Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ: ngày nay/ chúng ta cần phải ; nước nhà trông mong/ chờđợi ở các em rất nhiều.

- GV yêu cầu luyện đọc diễn cảm theo cặp - 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.- GV tổ chức cho 3 HS thi đọc diễn cảm

đoạn thư.

- 3 HS tham gia cuộc thi lần lượt đọc, HS cả lớptheo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.

- GV yêu cầu HS tự học thuộc lòng đoạn thư

“ Sau 80 năm giời nô lệ nhờ một phần lớnở công học tập của các em ”.

- HS tự học thuộc lòng, sau đó 2 bạn ngồi cạnhkiểm tra lẫn nhau.

- GV mời 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp - 3 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.

Hoạt động nối tiếp (1’):

- GV tổng kết tiết học Tuyên dương HS đọc thuộc lòng tốt, biết đọc diễn cảm.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

Trang 7

ĐẠO ĐỨC:

EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 - Tiết 1I MỤC TIÊU: HS biết: - Vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.

- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.

- Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5 Có ý thức học tập, rèn luyện xứng đáng là họcsinh lớp 5.

- Nhận thức được tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu niên, nhi đồng.

* Kỹ năng sống: Rèn kĩ năng tự nhận thức mình là học sinh lớp 5; Kỹ năng ra quyết

định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là học sinh lớp5); Kỹ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của học sinh lớp 5).

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: * Giáo viên: Mi-crô không dây để chơi Trò chơi “Phóng viên”; Các

bài hát về chủ đề Trường em.

* Học sinh: SGK; Vở BT Đạo đức; Sưu tầm bài hát “Em yêu trường Đông Hương”

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

* Khởi động: HS hát tập thể bài hát: Em yêu trường em Nhạc và lời: HoàngVânHoạt động 1 (10’): Tìm hiểu vị thế của học sinh lớp 5

Mục tiêu: Học sinh thấy được vị thế mới của học sinh lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã

là học sinh lớp 5.

Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS quan sát từng tranh SGK trang 3, 4 thảo luận cả lớp trả lời các câu hỏi sau:+ Tranh vẽ gì ?

+ Em nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên?

+ Học sinh lớp 5 có gì khác so với các khối lớp khác?

+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?

GVKL: Năm nay các em đã lên lớp 5 Lớp 5 là lớp lớn nhất trường.Vì vậy học sinh

lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho học sinh các khối lớp khác học tập.- Yêu cầu 2, 3 HS nhắc lại ghi nhớ.

- Rèn kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức mình là học sinh lớp 5)

Hoạt động 2 (10’): Tìm hiểu nhiệm vụ của học sinh lớp 5 - Bài tập 1, 2_SGK - trang 5

Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được những nhiệm vụ của học sinh lớp 5.

- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập 1, 2 - HS làm bài cá nhân (GV quan tâm HSchậm)

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp - HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.- Cho HS liên hệ thực tế bản thân: Em hãy tự liên hệ xem đã làm được những gì?những gì còn cần cố gắng hơn để xứng đáng là học sinh lớp 5?

- HS thảo luận theo cặp và tự liên hệ trước lớp (GV quan tâm HS Chưa hoàn thành)

GVKL: Các điểm a, b, c, d, e là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện

Các em cần phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là học sinh lớp 5.

- Gọi lần lượt HS trình bày trước lớp.

- Rèn kỹ năng xác định giá trị( xác định được giá trị của học sinh lớp 5)

Trang 8

Hoạt động 3 (10’): Kể chuyện “Bác chỉ muốn các cháu được học hành”

Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức được tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu

niên, nhi đồng.

Cách tiến hành:

- GV kể lại câu chuyện “Bác chỉ muốn các cháu được học hành”

+ Nêu những chi tiết trong chuyện thể hiện tình cảm Bác Hồ dành cho các em nhỏ?+ Em Chiến trong câu chuyện có hoàn cảnh như thế nào?

+ Câu nói, cử chỉ nào của em Chiến khiến Bác xúc động? Vì sao?

+ Hãy chỉ ra câu nói của Bác thể hiện mong muốn dành cho các em nhỏ.- Thảo luận nhóm bàn - HS nêu câu hỏi bạn trả lời - GV, HS theo dõi nhận xét.

+ Câu chuyện trên có ý nghĩa gì?

+ Kể tên các bài hát viết về Bác Hồ và thiếu nhi?

- GV cho HS hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.”

- Rèn kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức tình yêu thương của Bác đối với thiếu niên, nhiđồng.)

GVKL: Các em ạ! Bác Hồ luôn dành tình yêu thương, chăm sóc cho thiếu niên, nhi

đồng bằng những việc làm cụ thể Nhớ Bác ta cần chăm ngoan học giỏi nhé.

Hoạt động 4 (10’): Chơi trò chơi “Phóng viên”

Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học.

Cách tiến hành: HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên (Báo Thiếu Niên Tiền

Phong hoặc Đài truyền hình Việt Nam) để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học Ví dụ:

+ Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì?

+ Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp 5?

+ Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình “Rèn luyện đội viên ”? + Hãy nêu những điểm bạn thấy mình đã xứngđáng là học sinh lớp 5.

+ Hãy nêu những điểm bạn thấy mình phải cố gắng hơn để xứng đáng là học sinh lớp 5.

+ Bạn hãy hát một bài hoặc đọc một bài thơ về chủ để “Trường em.”

+ ………

- GV nhận xét và kết luận - HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK

Hoạt động nối tiếp (2’): - GV cho cả lớp hát bài “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”

- GV hệ thống lại kiến thức toàn bài.- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau:

1 Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này:- Mục tiêu phấn đấu:

- Những thuận lợi đã có:- Những khó khăn có thể gặp:

- Biện pháp khắc phục những khó khăn:

- Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ em khắc phục khó khăn.

2 Sưu tầm các bài thơ, bài hát nóivề HS lớp 5 gương mẫu, về chủ đề Trường em.

Trang 9

CHÍNH TẢ: Tiết 1

I MỤC TIÊU: 1 Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu

2 Làm bài tập (BT) để củng cố quy tắc viết với ng/ ngh,g/ gh, c/ k.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở VBTV 5, tập I; Vở Chính tả III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1: (3 phút)

* Mở đầu: GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả (CT) ở lớp 5,

việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học, nhằm củng cố nền nếp học tập của HS.

* Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc để viết đúng bài chính tảViệt Nam thân yêu Sau đó sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu c/ k, gi; ng/ ngh.

Hoạt động 2 (25 phút): Hướng dẫn học sinh nghe - viết

- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt (GV đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai) - HS theo dõi trong SGK.

+ Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp của Việt Nam?

- HS đọc thầm lại bài chính tả GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày thơ lục bát,

chú ý những từ ngữ dễ viết sai (mênh mông, biển lúa, dập dờn )

- HS gấp SGK - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết theo tốc độ viết quy đinh ở lớp 5 - GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt - HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.- GV chấm chữa 10 bài - GV nêu nhận xét chung

Hoạt động 3 (10 phút): Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.

Bài tập 2 (6): - Một HS nêu yêu cầu của Bài tập

- GV nhắc các em nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh; ô số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh; ô số 3 có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k - HS làm vở BTTV

- 3 HS thi trình bày đúng, nhanh kết quả - Một vài HS tiếp nối đọc bài văn đã hoàn chỉnh.

- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: ngày, ghi, ngắt, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.

Bài tập 3 (6): - Một HS đọc yêu cầu của Bài tập - HS làm bài cá nhân vào VBTV

- 3 HS thi làm bài nhanh - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- 3 HS nhìn bảng, nhắc lại quy tắc viết c/ k, g/ gh, ng/ ngh.

- GV cất bảng: mời 1 - 2 em nhắc lại quy tắc đã thuộc - HS sửa bài theo lời giải đúng.

Âm đầuĐứng trước i, ê, êĐứng trước các âm còn lại

Hoạt động nối tiếp (1 phút): - GV nhận xét - Dặn HS luyện viết từ sai

Trang 10

GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ: Tiết 1

CA HÁT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚII MỤC TIÊU: - Giúp HS thuộc và nhớ các bài hát múa mới

- Biết cách học và luyện tập các bài hát

- GD biển đảo: Thi sáng tác thơ ca, báo chí, tiểu phẩm ca ngợi biển đảo.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tập bài hát thiếu nhi; sưu tầm thơ ca về biển đảo; III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: (3 phút)

- Hát bài hát về mái trường; Những bài hát ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi cuộc sống

Hoạt động 2 (14 phút): Hướng dẫn học sinh tập hát

- Thi sáng tác thơ ca, tiểu phẩm ca ngợi biển đảo Hoặc tìm tên những bài thơ, bài hátca ngợi biển, hải đảo

- Người điều khiển: GVCN + Lớp phó văn nghệ.- Hát tập thể bài hát “Lớp chúng ta kết đoàn”

- GV nêu lí do chương trình, cách thức tiến hành tập.

* Bài 1: Em yêu trường Đông Hương.

+ GV mở băng cho HS nghe 1 lần + Chép bài hát lên bảng.

+ Lớp phó văn nghệ hát mẫu từng câu tập cho các bạn + Hát cả bài

* Bài 2: Em yêu trường em.

 tiến hành tập từng bài như bài 1

- Hát tập thể lần lượt từng bài - GV nêu nhận xét chung

Hoạt động 3 (10’): Hướng dẫn học sinh biểu diễn.

- GV tổ chức HS thi biểu diễn cá nhân, tổ- GV hướng dẫn đánh giá nhận xét.

Hoạt động nối tiếp (1’): - GV nhận xét

- Dặn HS luyện bài hát: Em yêu trường Đông Hương; Em yêu trường em.

Trang 11

KHOA HỌC: Tiết 1BÀI 1: SỰ SINH SẢN

I MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nhận ra mọi người đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc

điểm với bố mẹ của mình.

- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.

* Kỹ năng sống: Kỹ năng phân tích đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút

ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh hoạ trang 4, 5 SGK.

- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm) gồm 5-7 hình bố mẹ; 5-7 hình em bé có đặc điểm giống bố mẹ Tờ phiếu to để dán ảnh có kẻ bảng.

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động khởi động (5’): Giới thiệu chương trình

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc tên SGK - 1 HS đọc: Khoa học 5.

- Giới thiệu: ở lớp 4, các em đã được học môn Khoa học Lớp 5 các em sẽ tiếp tục tìm hiểu những điều mới lạ về Khoa học Mỗi bài học sẽ sẽ cung cấp những kiến thức quý báu cho cuộc sống của chúng ta.

+ Em hãy mở mục lục và đọc tên các chủ đề của sách ?

+ Sách Khoa học 4 & sách Khoa học 5 có gì giống và khác nhau ?

-1HS đọc các chủ đề thành tiếng: Con ngườivà sức khoẻ; Vật chất và năng lượng; Thực vậtvà động vật; Môi trường và tài nguyên thiênnhiên,

- So với sách Khoa học 4 thì sách Khoa học 5 có thêm chủ đề môi trường và tài nguyên thiênnhiên.

- GV giới thiệu bài:

Hoạt động 1 (9’): Trò chơi “Bé là con ai?”

Mục tiêu: HS nhận rõ mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố,

mẹ của mình.

- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi: Đây là hình vẽ các em bé và bố mẹcủa các em, dựa vào đặc điểm của mỗi người các em hãy tìm bố mẹ cho các em bé rồi dán hình vào phiếu cho đúng cặp - HS lắng nghe

- GV chia lớp thành 6 nhóm - HS nhận đồ dùng, hoạt động theo nhóm.- GV theo dõi giúp đỡ nhóm gặp khó khăn - GV gọi đại diện 2 nhóm dán phiếu lên bảng.- GV hỏi: + Tại sao bạn lại cho rằng đây là hai bố con ( mẹ con ) ? (Đây là hai mẹ con vì họ cùng có tóc xoăn giống nhau .)

+ Nhờ đâu các em tìm được bố mẹ cho từng em bé ? (Nhờ em bé có các đặc điểm giống với bố mẹ của mình.)

+ Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì? (Trẻ em đều do bố mẹ sinh ra Trẻ em có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.)

- GV tuyên dương các nhóm thắng cuộc - HS lắng nghe

Trang 12

Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của

mình Nhờ đó mà nhìn vào đặc điểm bên ngoài chúng ta có thể nhận ra bố mẹ của em bé.

Hoạt động 2 (9’): Ý nghĩa của sự sinh sản ở người

Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3trang 4, 5 SGK và hoạt động theo cặp:

* 2 HS ngồi cùng bàn quan sát tranh.* HS 1 đọc từng câu hỏi cho 2 HS trả lời.* 2 H S còn lại phải khẳng định được bạn nóiđúng hay sai.

- HS làm việc theo cặp như hướng dẫn củaGV Các câu trả lời đúng:

- Hình vẽ gia đình bạn Liên Lúc đầu giađình bạn Liên có 2 người: đó là bố mẹ bạnLiên.

- Hiện nay gia đình bạn Liên có ba người:đó là bố, mẹ và bạn Liên.

- Sắp tới gia đình bạn Liên sẽ có bốnngười, mẹ bạn Liên sắp sinh em bé Mẹbạn Liên đang có thai.

- GV treo tranh minh họa không có lời nói củanhân vật) Yêu cầu H S giới thiệu các thành viêntrong gia đình bạn Liên.

- 2 HS cùng cặp tiếp nối nhau giới thiệu.Ví dụ: Đây là ảnh cưới của bố mẹ Liên Sauđó bố mẹ sinh ra bạn Liên và bây giờ mẹ bạnđang mang thai.

+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ? - Gia đình bạn Liên có hai thế hệ: Bố mẹ bạnLiên và bạn Liên.

+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình ? - Nhờ có sự sinh sản mà có các thế hệ trongmỗi gia đình.

Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì

kế tiếp nhau Do đó, loài người được tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác Lúc đầu giađình nào cũng bắt đầu từ bố mẹ rồi sinh con, có cháu chắt tạo thành dòng họ.

Hoạt động 3 (6’): Liên hệ thực tế từ gia đình của em.

Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa của sự sinh sản trong gia đình mình Giáo dục sinh đẻ có kế hoạch.

- GV yêu cầu: Các em hãy giới thiệu với các bạnvề gia đình của mình qua bức tranh.

- Gợi ý: Ví dụ: Đối với gia đình bạn nào sống

chung với ông bà, có thể bắt đầu như gợi ý sau:Lúc đầu, trong GĐ chỉ có ông bà, sau đó ôngsinh ra bố (hoặc mẹ) và cô hay chú (hoặc dìhay cậu) (nếu có),…rồi bố và mẹ lấy nhau sinhra anh hay chị (nếu có) rồi đến mình,…

- H S tự làm việc cá nhân.

Ví dụ: Đây là gia đình em Lúc đầu ông bà

em lấy nhau rồi sinh ra bác Nga, bác Minh vàbố em Các bác xây dựng gia đình ra ở riêng.Bố em lấy mẹ rồi sinh ra emvà bé Bi

Hoạt động nối tiếp (3’): + Tại sao chúng ta nhận ra được em bé và bố mẹ của các em ?

(Vì trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.)

+ Nhờ đâu mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau ? (Nhờ có sự sinh sảnmà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.)

+ Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản ? (Nếu con người khôngcó khả năng sinh sản thì loài người sẽ bị diệt vong, không có sự phát triển của xã hội.)

G V tổng kết : Như mục bạn cần biết SGK - Vẽ bức tranh có 1 bạn trai và 1 bạn gái

Trang 13

Thứ sáu ngày 06 tháng 9 năm 2019

Hoạt động 1 (5’): Củng cố cách viết phép chia, số tự nhiên dưới dạng phân số

- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước - 2 HS lên bảng làm bài, HS bên dưới theo dõi và nhận xét - GV nhận xét, đánh giá.

+ Phép chia có được viết dưới dạng phân số không? Cho ví dụ.+ Các số tự nhiên được viết dưới dạng phân số như thế nào?

Hoạt động 2 (6’): Củng cố tính chất cơ bản của phân số

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo ví dụ 1, chẳng hạn có thể nêu thành bài tập dạng:

= = = , HS chọn một số thích hợp để điền số đó vào ô trống.

(Lưu ý: HS đã điền số nào vào ô trống phía trên gạch ngang thì cũng phải điền số

đó vào ô trống phía dưới dạng gạch ngang, và số đó phải là số tự nhiên khác 0) - Tiếp đó HS tự tính các tích rồi viết viết tích vào chỗ chấm thích hợp Chẳng hạn:

= 65 33 1815

hoặc

=65 44 2420

+ Khi nhân cả tử số và mẫu số của phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được gì?(Khi nhân cả tử số và mẫu số của phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được phân số mớibằng phân số đã cho.)

+ Khi chia cả tử số và mẫu số của phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được gì?(Khi chia cả tử số và mẫu số của phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được phân số mớibằng phân số đã cho.)

- Tương tự với ví dụ 2.

- Sau cả 2 ví dụ, GV giúp HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số (như SGK - trang 5).

Hoạt động 3 (9’): Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số

a) GV hướng dẫn HS tự rút gọn phân số

 HS có thể rút gọn nhiều lần.

Lưu ý HS nhớ lại: + Rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà

phân số mới vẫn bằng phân số đã cho.

+ Phải rút gọn phân số cho đến khi không thể rút gọn được nữa (tức là nhận được phânsố tối giản).

- Chẳng hạn: 3018 3018::66 53; 3627 2736::99 34;

Chú ý: Khi chữa bài nên cho HS trao đổi ý kiến để nhận ra: có nhiều cách rút gọn

phân số, cách nhanh nhất là chọn được số lớn nhất mà tử số và mẫu số của phân số đã cho

đều chia hết cho số đó

b) GV hướng dẫn HS tự quy đồng phân số

- 1 HS lên bảng làm

5 6

Trang 14

Vì 52 = 52 77 1435

và 74 =74 55 3520

mà 14 < 20 nên 1435 < 3520 hay 52 < 74- GV đưa th êm bài tập: quy đồng phân số 52 và 154 - Lấy tinh thần xung phong

Hoạt động 4 (18’): Vận dụng tính chất cơ bản của phân số để giải bài tập

Bài 1 (6): - HS đọc đề bài - 1 HS nêu yêu cầu: Bài tập yêu cầu chúng ta rút gọn phân số.

- 3 HS lên bảng làm:

+ Để rút gọn phân số ta vận dụng tính chất nào của phân số?

Bài 2 (6): - HS đọc đề bài - 1 HS nêu yêu cầu: Bài tập yêu cầu chúng ta quy đồng phân số.

- 3 HS lên bảng

Chọn 3

8 = 24 là MSC ta có:

= 32 88 1624

+ Để quy đồng phân số ta vận dụng tính chất nào của phân số?

* GVKL: Vận dụng tính chất cơ bản của phân số để quy đồng hay rút gọn phân số

Bài 3 (6): (HS hoàn thành tốt) - HS đọc đề bài

- 1 HS nêu yêu cầu: Bài tập yêu cầu chúng ta rút gọn phân số để tìm các phân số bằng nhau.Ta có :

 ;

 ;

Vậy

 ;

- Gọi HS đọc các phân số bằng nhau - Cần cho HS giải thích vì sao làm được như vậy?

Hoạt động nối tiếp (1’):

+ Nêu tính chất cơ bản của phân số? Khi quy đồng hay rút gọn các phân số ta cần chú ý

điều gì? (Khi quy đồng ta cần chọn số bé nhất có thể chia hết cho các mẫu số Nhanh nhất chọn được số lớn nhất mà tử số và mẫu số của phân số đã cho đều chia hết cho số đó.)- Về làm bài tập trong vở BTToán_5 - Trang 4.

Trang 15

KỸ THUẬT: Tiết 1

ĐÍNH KHUY HAI LỖ_Tiết 1

I MỤC TIÊU: - Biết cách đính khuy hai lỗ Đính được ít nhất một khuy hai lỗ Khuy đính

tương đối chắc chắn.

- Giáo dục tính cẩn thận, gọn gàng.

* Học sinh khéo tay: Đính ít nhất hai khuy hai lỗ đúng đường vạch dấu, khuy đính chắc chắn.

II ĐỒ DÙNG: - Mẫu đính khuy hai lỗ Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.

- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.; Bộ đồ kỹ thuật khâu may lớp 5

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động 1 (3’): Kiểm tra chuẩn bị

- Khởi động: Hát “Bàn tay xinh”.

- GV nêu nhiệm vụ yêu cầu cần đạt môn kỹ thuật 5.

+ Các tổ trưởng kiểm tra chuẩn bị theo bàn (nhóm 2)

+ HĐ nhóm gọi tên các vật dùng trong may thêu: Kim, chỉ, đế tay, thước, phấn, - GV nhận xét HĐ của học sinh_Tuyên dương tổ làm tốt

- GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.

Hoạt động 2 (10’): Hướng dẫn đính khuy hai lỗ

- Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo, vỏ gối … đặt câu hỏi để HS nêu nhận xét về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.

- GV Chốt ý: Khuy được làm bằng nhiều vật liệu như nhựa, trai, gỗ … với nhiều màusắc, hình dạng, kích thước khác nhau Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua 2 lỗ khuy để nối khuy với vải Trên 2 nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau.

b) Hướng dẫn thao tác kĩ thuật Hoạt động lớp+ Em hãy nêu tên các bước trong quy trình

Trang 16

GVKL: Các bước trong quy trình đính khuy là lấy dấu, ướm khuy Cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ Chuẩn bị chỉ (không được quá dài), khuy

- Sử dụng khuy có kích thước lớn, hướng dẫn cách chuẩn bị đính khuy Lưu ý HS xâu chỉ đôi và không quá dài.

- Dùng khuy to và kim khâu len để hướng dẫn

cách đính khuy theo hình 4 - Đọc mục 2b và quan sát hình 4 để nêucách đính khuy

Hoạt động 3 (13’): Thực hành đính khuy hai lỗ

- Hướng dẫn lần khâu đính thứ nhất; các lần khâu

đính còn lại, gọi HS lên thực hiện thao tác - Vài em lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1- Đặt câu hỏi để HS nêu cách quấn chỉ quanh chân

- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính

khuy - Vài em nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy hai lỗ- Tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược

nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.

Trang 17

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Tiết 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA

I MỤC TIÊU: - Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống

nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (nội dung Ghi nhớ).

- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu Bài tập 1, Bài tập 2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với một từ đồng nghĩa, theo mẫu (Bài tập 3)

* HS hoàn thành đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được (Bài tập 3).

II ĐỒ DÙNG: + Bảng phụ viết sẵn các đoạn văn a, b ở bài tập 1 phần Nhận xét.

+ Giấy khổ to, bút dạ.

III HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1 (1’): Giới thiệu bài: Những tiết Luyện từ và câu trong học kì I chương trình

Tiếng Việt lớp 5 cung cấp cho các em vốn từ, rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ trong khi

nói, viết Bài học hôm nay giúp các em hiểu về Từ đồng nghĩaHoạt động 2 (13’): Tìm hiểu từ đồng nghĩa

Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung

của bài tập 1 phần Nhận xét.

- 1 HS đọc thành tiếng Các HS khác suy nghĩ,tìm hiểu nghĩa của từ.

- HS tìm hiểu nghĩa của các từ in đậm - Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:

- GV yêu cầu mỗi HS nêu nghĩa của 1 từ - GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS nếu cần.

+ Xây dựng: làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định.+ Kiến thiết: xây dựng theo quy mô lớn.

+ Vàng xuộm: màu vàng đậm.

+ Vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.

- GV hỏi: Em có nhận xét gì vềnghĩa của các từ trong mỗi đoạn văntrên ?

+ Từ xây dựng, kiến thiết cùng chỉ một hoạt động là

tạo ra một hay nhiều công trình kiến trúc.

+ Từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm cùng chỉ mộtmàu vàng nhưng sắc thái màu vàng khác nhau.

Kết luận: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy được gọi là từ đồng nghĩa.Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp với hướngdẫn: + Cùng đọc đoạn văn.

- 2 HS ngồi cùng bàn cùng thực hiện theohướng dẫn và trao đổi ý kiến.

+ Thay đổi vị trí, các từ in đậm trongtừng đoạn văn.

+ Đọc lại đoạn văn sau khi đã thayđổi vị trí các từ đồng nghĩa.

+ So sánh ý nghĩa của từng câu trongđoạn văn trước và sau khi thay đổi vị trícác từ đồng nghĩa

- 2 HS tiếp nối nhau phát biểu về từng đoạn, cảlớp nhận xét và thống nhất:

+ Đoạn văn a: từ kiến thiết và xây dựng có thể thay

đổi vị trí cho nhau vì nghĩa của chúng giống nhau.

+ Đoạn văn b: các từ vàng xuộm, vàng hoe, vànglịm không thể thay đổi vị trí cho nhau vì như vậy

không miêu tả đúng đặc điểm của sự vật.

Kết luận: + Các từ xây dựng, kiến thiết có thể thay đổi được vị trí cho nhau vì

nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn Những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn đượcgọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn.

+ Các từ chỉ màu vàng: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vìnghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa đã chín.Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên Vàng lịm là màu vàng của quả chín, gợi cảm giác có

vị ngọt Những từ có nghĩa không giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

Trang 18

Hỏi: + Thế nào là từ đồng nghĩa?+ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?

- 3 HS tiếp nối trả lời + Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?

Hoạt động 3 (3’): Ghi nhớ

- Em hãy đọc phần Ghi nhớ trong SGK. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.- Cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.+ Em lấy ví dụ từ đồng nghĩa (từ đồng nghĩa

hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn) ? - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tìm từ.

- Gọi HS phát biểu: GV ghi nhanh từ lên bảng và nhận xét - 3 HS tiếp nối nhau phát biểu

* Từ đồng nghĩa: Tổ quốc - đất nước, yêu thương - thương yêu.* Từ đồng nghĩa hoàn toàn: lợn - heo, má - mẹ.

* Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: đen sì - đen kịt, đỏ tươi - đỏ ối.

Kết luận: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau Những từ đồng nghĩa hoàn

toàn có thể thay được cho nhau khi nói và viết mà không ảnh hưởng đến nghĩa của câu haysắc thái biểu lộ tình cảm Với những từ đồng nghĩa không hoàn toàn chúng ta phải lưu ý khisử dụng vì chúng chỉ có 1 nét nghĩa chung và lại mang những sắc thái khác nhau.

Hoạt động 4 (21’): Luyện tập

Bài 1 (8): - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.- Gọi HS đọc những từ in đậm trong đoạn

văn, GV ghi nhanh lên bảng - 1 HS đọc: nước nhà - hoàn cầu - non sông -năm châu.

- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để cùng làm bài.- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng

- GV nêu đáp án, sau đó hỏi:

- Nhận xét và chữa bài nếu bạn làm sai.

+ nước nhà - non sông + hoàn cầu - nămchâu.

+ Tại sao em lại xếp các từ: nước nhà,non sông vào một nhóm ?

+ Từ hoàn cầu, năm châu có nghĩachung là gì ?

- Vì các từ này đều có nghĩa chung là vùng đấtnước mình, có nhiều người cùng chung sống.

- Từ hoàn cầu, năm châu cùng có nghĩa là

khắp mọi nơi, khắp thế giới.

Bài 2 (8): - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Chia HS thành nhóm 4 Phát giấy khổ to, bút dạ và yêu cầu thảo luận, tìm từ đồng nghĩa.- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu, đọc phiếu của mình, yêu cầu các nhóm khác nhậnxét, bổ sung GV ghi nhanh phần bổ sung lên bảng để có 1 phiếu hoàn chỉnh

- Viết đáp án vào vở.

- Nhận xét, kết luận các từ đúng: * học tập: học, học hành, học hỏi,

* đẹp: xinh, đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh xắn, xinh tươi, xinh đẹp, tươi đẹp, mĩ lệ, tráng lệ.* to lớn: to, lớn, to đùng, to tướng, to kềnh, vĩ đại, khổng lồ,

Bài 3 (8): - Gọi HS đọc yêu cầu và nội

dung của bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - HS làm bài vào vở.

- Nhận xét từng câu HS đặt Khen ngợi những HS đặt câu hay.

Ví dụ: Bé Nga rất xinh xắn với chiếc nơ hồng xinh xinh trên đầu.

Quang cảnh nơi đây thật mĩ lệ Những ngôi nhà dãy phối xinh xắn bên hàng câytươi tắn trong nắng chiều vàng dịu.

Chúng em thi đua học tập Học hành là nhiệm vụ chính của học sinh.

Hoạt động nối tiếp (2’): + Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không

hoàn toàn? Cho ví dụ

Trang 19

KỂ CHUYỆN: Tiết 1: LÝ TỰ TRỌNG

I MỤC TIÊU: Giúp HS: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, thuyết minh cho nội

dung của từng tranh bằng 1 - 2 câu, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kểphù hợp với nội dung chuyện Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.

- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước,dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.

* GDAN_QP: HS biết nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trongxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Ghi sẵn lời thuyết minh cho từng tranh trong giấy A4 Máy chiếu- Tranh minh họa câu chuyện trong SGK (phóng to nếu có điều kiện ).

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1 (3’): Kiểm tra chuẩn bị

Giới thiệu: Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, phân môn Kể chuyện giúp các em có kĩ năng

nghe, kể lại câu chuyện được nghe, được đọc, được chứng kiến hoặc được tham gia Nội dungchuyện kể sẽ đem đến các em những bài học về cuộc sống con người đầy bổ ích và lí thú.- GV hỏi: Em biết gì về anh Lý Tự Trọng? (- HS trả lời theo hiểu biết Ví dụ: Anh Lý TựTrọng là một thanh niên yêu nước Anh tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn ít tuổi.Anh hi sinh năm 17 tuổi.)

GV nêu: Tiết kể chuyện đầu tiên của chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em là câu chuyện kể về

anh Lý Tự Trọng Anh tham gia cách mạng từ khi mới 13 tuổi Những chiến công và sự hisinh của anh được biết đến như một huyền thoại Các em cùng nghe cô (thầy) kể chuyện.

Hoạt động 2 (9’): GV kể chuyện

- GV kể lần 1: Giọng kể chậm rãi, thong thả ở đoạn 1 và phần đầu đoạn 2 Chuyển giọng

hồi hộp, nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt ở đoạn kể anh Lý Tự Trọng nhanh trí, gan dạ, bình tĩnh, dũng cảm trước những tình huống nguy hiểm Đoạn 3 kể với giọng khâm phục, lời Lý Tự Trọng dõng dạc, lời kết truyện nhỏ, trầm lắng thể hiện sự tiếc thương GV kể chuyện và yêu cầu HS ghi lại tên các nhân vật trong truyện.

- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ đạo vào từng tranh minh họa phóng to trên bảng

Lưu ý: Nếu trình độ HS khá, GV chỉ kể 2 lần hoặc 1 lần và dùng tranh minh họa đểHS ghi nhớ Nên dành nhiều thời gian cho HS kể chuyện.

- Dựa vào hiểu biết của HS, GV có thể yêu cầu HS giải nghĩa các từ: sáng dạ, mít tinh,luật sư, thành niên, Quốc tế Nếu HS không hiểu GV có thể giải thích

* luật sư: người chuyên bào chữa bênh vực cho những người phải ra trước tòa án

hoặc làm công việc tư vấn về pháp luật

* Quốc tế ca: bài hát chính thức cho các đảng của giai cấp công nhân các nước trên thế giới.* sáng dạ: rất thông minh, học đâu biết đấy, đọc đến đây nhớ ngay đến đo.

* mít tinh: cuộc hội họp của đông đảo quần chúng, thường có nội dung chính trị và

nhằm biểu thị một ý chí chung.

* tuổi thành niên: tuổi phải chịu trách nhiệm về việc mình làm, tuổi được coi là

trưởng thành từ 18 tuổi trở lên

- GV nêu câu hỏi giúp HS nhớ lại nội dung truyện: + Câu chuyện có những nhân vật nào?

(Các nhân vật: Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư.)

+ Anh Lý Tự Trọng được cử đi học nước ngoài khi nào? (Anh Lý Tự trọng được cửđi học nước ngoài năm 1928.)

Trang 20

+ Về nước anh làm nhiệm vụ gì? (Về nước anh làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển vànhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.)

+ Hành động dũng cảm nào của anh Trọng làm em nhớ nhất?- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến trước lớp

Ví dụ: + Khi mang bọc truyền đơn bị dịch phát hiện, anh nhảy lên xe của nó và phóng đi.+ Khi chuyển tài liệu bị địch phát hiện, anh ôm tài liệu nhảy xuống nước trốn thoát.+ Khi bị tra tấn dã man anh vẫn không hề khai.

+ Trước Tòa, anh khẳng khái tuyên bố mình đủ trí khôn để hiểu rằng nên làm cách mạng.

+ Trước khi chết, anh vẫn hát vang bài Quốc tế ca.

Hoạt động 2 (9’): Hướng dẫn viết lời thuyết minh cho tranh

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp

- Yêu cầu HS ngồi cùng bàn tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận, viết lời thuyếtminh cho từng tranh

- Gọi các nhóm trình bày yêu cầu các nhóm khác bổ sung Mỗi nhóm chỉ nói về 1 tranh.

Kết luận: Dán lời thuyết minh viết sẵn dưới từng tranh.

+ Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ được cử ra nước ngoài học tập.

+ Tranh 2: Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi

với các tổ chức đảng bạn qua đường tàu biển.

+ Tranh 3: Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong công việc.

+ Tranh 4: Trong một buổi mít tinh, anh đã bắn chết tên mật thám, cứu đồng chí và bị giặc bắt.+ Tranh 5: Trước tòa án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.

+ Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca.Hoạt động 3 (13’): Học sinh kể chuyện.

a) Kể chuyện trước lớp:

- HS tạo thành từng nhóm, lần lượt từng em kể từng đoạn trong nhóm, các em khác lắngnghe, gợi ý, nhận xét lời kể của bạn Sau đó tiến hành kể vòng 2, lần lượt từng em kể cảcâu chuyện trong nhóm, các bạn khác lại nghe và nhận xét.

Gợi ý: + Đoạn 1: Tranh 1 + Đoạn 2: Tranh 2, 3, 4 + Đoạn 3: Tranh 4, 5.

b) Kể chuyện trước lớp

- Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp ( nếu HS chưa kể được cả chuyện, GV cho cácnhóm thi kể nối tiếp theo đoạn ) - Sau mỗi HS kể, GV tổ chức cho HS dưới lớp hỏi lại bạn

kể về ý nghĩa câu chuyện Nếu HS không hỏi được, GV nêu câu hỏi Ví dụ:

+ Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “ Ông nhỏ ”? (Mọi người khâm

phục anh vì tuổi nhỏ nhưng chí lớn, dũng cảm, thông minh.)

+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? (Ca ngợi anh Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm.)+ Hành động nào của anh Trọng khiến bạn khâm phục nhất ? - HS nêu suy nghĩ.

- HS kể câu chuyện trước lớp và trả lời câu hỏi về nội dung truyện các bạn dưới lớp hỏi.- Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

Hoạt động nối tiếp (1’): - GV hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về con người Việt

Nam?(Câu chuyện cho thấy người Việt Nam rất yêu nước, sẵn sàng hi sinh cả bản thân

mình vì đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

+ Em hãy nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng

Trang 21

Lý Tự Trọng

1 Lý Tự Trọng quê ở Hà Tĩnh, sống trong mọt gia đình yêu nước Ông tham gia cáchmạng và được cử đi học ở nước ngoài vào năm 1928 Ông nói thạo tiếng Trung Quốc vàtiếng Anh.

2 Ông về nước vào mùa thu năm 1929, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển vànhận thư tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển Để công việc được thuận lợihơn, ông đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.

Có lần ông Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe Đi quaphố, một tên đội Tây gọi lại đòi khám, ông nhảy xuống vờ cởi bọc ra, kì thật buộc lại chochặt hơn Tên đội sốt ruột, quẳng xe bên lề đường, lúi húi tự mở bọc Nhanh trí, ông vồ lấyxe của nó, nhảy lên chạy mất Lần khác, ông chuyển tài liệu từ tàu biển lên, lính giặc giữ lạitrực khám, ông nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gàm tàu trốn thoát.

Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảođồng bào, tên thanh tra mật thám Lơ - grăng ập tới, định bắt cán bộ Lý Tự Trọng rút súnglục bắn chết tên mật thám Không trốn kịp, ông bị giặc bắt.

3 Giặc tra tấn ông rất dã man khiến ông chết đi sống lại nhưng chúng không moiđược bí mật gì ở ông.

Trong nhà giam, ông được người cọi ngục rất khâm phục và kiêng nể Họ gọi thânmật là “Ông Nhỏ”.

Trước tòa án, ông dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng Luậtsư bào chữa cho ông nói ông chưa đến tuổi thành niên hành động thiếu suy nghĩ Ông lập tứcđứng dậy nói:

- Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên ViệtNam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác…

Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử ông vào một ngày cuối năm 1931.Trước khi chết, ông hát vang bài Quốc tế ca Năm ấy, ông mới 17 tuổi.

Trang 22

TẬP ĐỌC: Tiết 2

QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA - Trang 10

Tô Hoài

I MỤC TIÊU: 1 Đọc: Đọc lưu loát toàn bài Đọc đúng các từ ngữ khó: sương sa, vàng xuộm,

treo lơ lửng, vẫy vẫy, xõa xuống, vàng giòn,

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng;nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.

BVMT: Giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên qua màu vàng Giáo dục ý

thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường: không đổ, đốt rác bừa bãi ở gia đình.

2 Hiểu bài văn: - Hiểu các từ ngữ: Lui, kéo đá; phân biệt được sắc thái của các từ đồng

nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài.

- Nắm được nội dung chính: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa,làm hiện lên một bức tranh quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu thathiết của tác giả với quê hương - Trả lời các câu hỏi trong SGK.

* HS hoàn thành tốt: đọc diễn cảm bài văn miêu tả “Quang cảnh làng mạc ngày

mùa”, Nêu được tác dụng của từ ngữ tả màu vàng.

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

2 Sưu tầm tranh, ảnh có màu sắc về quang cảnh và sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động 1 (5 phút): Củng cố kỹ năng đọc lưu loát, diễn cảm, trả lời câu hỏi

- GV 3 HS đọc thuộc lòng đoạn văn trong Thư gửi các học sinh của Bác Hồ;

+ Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường

khác? (Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khaitrường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ Từ ngày khai trườngnày, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam)

+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? (HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu)

- GV nhận xét, đánh giá chuyển bài mới

* Giới thiệu bài: Bài quang cảnh làng mạc ngày mùa giới thiệu với các em vẻ đẹp

của làng quê Việt Nam ngày mùa Đây là một bức tranh quê được vẽ bằng lời tả rất đặc sắccủa nhà văn Tô Hoài.

Hoạt động 2 (13): Luyện đọc đúng

- Một HS đọc một lượt toàn bài - HS đọc thầm theo.

- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn _ Đọc lại 3 lượt

Phần 1: Câu mở đầu (giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàngđể phần sau tả những cảnh cụ thể).

Phần 2: Tiếp theo, đến như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.Phần 3: Tiếp theo, đến Que khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.Phần 4: Những câu còn lại.

- Khi HS đọc, GV kết hợp: + Khen những em đọc đúng: kết hợp sửa lỗi cho HS nếu có emphát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, hoặc giọng đọc không phù hợp (Ví dụ: đọc cao giọnghoặc đọc với giọng rời rạc)

+ Sau lượt đọc vỡ, đến lượt đọc thứ hai, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong

bài dùng tranh, ảnh (nếu có) để giải nghĩa từ (cây) lụi, kéo đá Giải thích thêm từ hợp tác

Trang 23

- HS luyện đọc cặp (lặp lại 2 vòng tất cả bài) - Một hoặc hai HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.

Hoạt động 3 (10phút ): Tìm hiểu bài

Câu 1: - HS đọc lướt bài, kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng.

- lúa - vàng xộm; - nắng - vàng hoe- xoan - vàng lịm; - lá mít - vàng ối- Tàu đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi- quả chuối - chín vàng

- Tàu lá chuối - vàng ối; - Bụi mía - vàng xọng- rơm, thóc - vàng giòn; - gà, chó - vàng mượt- mái nhà rơm - vàng mới

- tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm

Câu 2: - Mỗi HS chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì.

- GV giúp HS cảm nhận đúng đắn và diễn đạt được điều mình muốn nói Nghĩa của từ chỉ màuvàng được dùng trong bài văn cho thấy tác giả quan sát tinh tế và dùng từ rất gợi cảm

* lúa: vàng xộm => Vàng xuộm: màu vàng đậm; lúa vang xuộm là lúa đã chín

* nắng: vàng hoe => Vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi, ánh lên; nắng vàng hoe giữa mùa đônglà nắng đẹp, không gay gắt, nóng bức.

* xoan: vàng lịm => Vàng lịm: màu vàng của quả chính, gợi cảm giác rất ngọt.* lá mít, lá chuối: vàng ối => Vàng rất đậm, đều khắp trên mặt lá

* Tàu đu đủ, lá sắn héo: vàng tươi => Màu vàng sáng* quả chuối : chín vàng => Màu đẹp tự nhiên của quả chín* Bụi mía: vàng xọng => Màu vàng gợi cảm giác mọng nước

* rơm, thóc: vàng giòn => Màu vàng của vật được phơi già dưới nắng, tạo cảm giácgiòn đến có thể gãy ra.

* gà, chó: vàng mượt => Màu vàng gợi tả những con vật béo tốt, có bộ lông óng ả,mượt mà * mái nhà rơm : vàng mới => Vàng và mới

* tất cả: vàng trù phú, đầm ấm => Màu vàng gợi sự giáu có, ấm no

Câu 3: Chia thành 2 câu hỏi nhỏ như sau - HS thảo luận nhóm đôi - Gọi trình bày

+ Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?(Quang cảnh không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông

Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ Ngày không nắng, không mưa.Thời tiết của ngày mùa được miêu tả trong bài rất đẹp )

+ Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động?(Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã.Ai cũng vậy, cứ buông bát đĩa mà đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay Con người chăm chỉ, mảimiết, say mê với công việc Hoạt động của con người làm cho bức tranh quê rất sinh động.)

Câu 4: + Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? (Ví dụ: phải rất yêu quê

hương mới viết được một bài văn tả cảnh ngày mùa trên quê hương hay như thế./ Cảnh ngàymùa được tả rất đẹp thể hiện tình yêu của người viết đối với cảnh, với quê hương)

- GV chốt phần tìm hiểu bài: Bằng nghệ thuật quan sát tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, chính xác và đấysáng tạo, tác giả đã vẽ lên bằng lời một bức tranh làng quê vào ngày mùa toàn màu vàng với vẻ đẹp đặcsắc và sống động Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với con người, với quê hương.

Hoạt động 4 (10 phút ): Luyện đọc diễn cảm

- GV đọc diễn cảm mẫu đoạn văn từ “màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại” đến “quanhđó, con gà, con chó cũng vàng mượt Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới.”

- Nhắc HS chú ý nhấn mạnh từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh, vật.- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.

- Một vài HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp - Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

Hoạt động nối tiếp (2’): + Em cần làm gì để giữ mãi cảnh ấm no, thanh bình của quê mình?

+ Em cần nói gì với những bác xả rác ra đường? Hoặc đốt rác bừa bãi?

- Luyện đọc trả lời câu hỏi bài: Nghìn năm văn hiến

Ngày đăng: 14/11/2019, 09:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w