1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tich luy chuyen mon

95 1,3K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 7,26 MB

Nội dung

Trêng THPT T©n Kú I Sæ TÝch lòy M«n: §Þa Lý SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TÂN KỲ SỔ TÍCH LŨY CHUYÊN MÔN Giáo viên: Lê Thị Mai Hồng Tổ : Sử - Địa - Giáo dục công dân NĂM HỌC: 2008- 2009 1 Trêng THPT T©n Kú I Sæ TÝch lòy M«n: §Þa Lý Thứ Tư, 27/12/2006 - 11:30 AM 10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2006 (Dân trí) - Năm 2006 được đánh giá là năm khởi đầu cho thời kỳ cất cánh của kinh tế Việt Nam. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật về kinh tế Việt Nam với những thành công trong nước cũng như trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế do Dân trí bình chọn. 1. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO Vào hồi 19 giờ ngày 7/11 (giờ Hà Nội), tại Geneva, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã chính thức thông qua việc Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này, sau 11 năm với các cuộc đàm phán cả song phương lẫn đa phương với tất cả các thành viên của tổ chức này. Bộ trưởng Trương Đình Tuyển ký các văn bản thỏa thuận của Việt Nam vào WTO tại Geneva. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngày 21/12, Tổng thống Bush cũng chính thức ký phê chuẩn việc trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra những cơ hội mới thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Sự kiện này cũng đặt Việt Nam trước sự cạnh tranh quyết liệt toàn cầu. Đây cũng là áp lực bắt Việt Nam nhanh chóng cải cách một số ngành công nghiệp để tận dụng triệt để những lợi ích của việc gia nhập WTO. Những thành tựu Kinh tế Việt Nam đang được quốc tế đánh giá cao. 2 Trêng THPT T©n Kú I Sæ TÝch lòy M«n: §Þa Lý 2. Việt Nam tổ chức thành công APEC Với chủ đề "Hướng tới một cộng đồng năng động vì phát triển bền vững và thịnh vượng", Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế APEC đã diễn ra tốt đẹp tại Hà Nội, từ ngày 16-19/11. Tuần lễ cấp cao APEC và Hội nghị APEC CEO Summit 2006 được đánh giá là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và tìm hiểu đối tác, với gần 1.000 nhà kinh doanh và đầu tư trên thế giới tới Việt Nam. Theo đó hàng loạt hợp đồng hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực trọng yếu được ký kết với giá trị gần 2 tỉ USD. Đây cũng là dịp quảng bá tên tuổi và hình ảnh của Việt Nam ra với thế giới, tạo sự thuận lợi rất lớn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 3. Thu hút FDI vào Việt Nam vượt mốc 10 tỉ USD Vượt xa kế hoạch và cả con số dự báo, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2006 đã đạt con số kỷ lục 10,2 tỷ USD, tính đến ngày 18/12. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn của các dự án cấp mới đã đạt hơn 7,6 tỉ USD, còn lại là vốn của các dự án đang hoạt động xin tăng vốn. Trước đó mức dự báo thu hút FDI của năm 2006 là 6,5 tỉ USD. Đây là mức thu hút FDI cao nhất kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1997 đến nay, cho thấy Việt Nam thực sự đang trở thành điểm đến hứa hẹn của nhiều nhà đầu tư lớn và là nguồn lực cần thiết cho giai đoạn cất cánh. 4. Xuất khẩu đạt kỉ lục trên 39,6 tỉ USD APEC CEO Summit 2006, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ các đối tác lớn trên thế giới. Việt Nam đang trở thành điểm đến hứa hẹn của nhiều nhà đầu tư. 3 Trêng THPT T©n Kú I Sæ TÝch lòy M«n: §Þa Lý Kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2006 đã đạt 39,6 tỷ USD, vượt 4,9% so với kế hoạch và tăng 22,1% so với năm 2005. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung, các doanh nghiệp khối đầu tư nước ngoài chiếm 29,921 tỷ USD, doanh nghiệp 100% vốn trong nước đóng góp 15,184 tỷ. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục dẫn đầu về đóng góp xuất khẩu, với số vốn FDI đã đạt tới 142,9% so với dự kiến ban đầu. Tính đến cuối năm 2006, đã có 9 nhóm hàng tham gia "câu lạc bộ" kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ. Việt Nam thực sự đang có những bước khởi đầu tốt đẹp trong giai đoạn được coi là “cất cánh” này. 5. Cam kết ODA đạt kỉ lục Trong khuôn khổ Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) lần 14, các bên tham gia đã cam kết sẽ tài trợ hơn 4,45 tỷ USD cho Việt Nam trong năm 2007, vượt xa mức 3,7 tỷ USD của năm 2006. Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết, trong 5 năm tới, Việt Nam cần khoảng 140 tỷ USD để đầu tư phát triển, trong đó vốn ODA tiếp tục có vai trò quan trọng và số lượng giải ngân đưa vào đầu tư phải đạt khoảng 11 tỉ USD. Sau những vụ tham nhũng lớn như PMU18, thì con số cam kết về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho năm 2007 còn là thể hiện niềm tin của các nhà tài trợ, các nhà đầu tư dành vào tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam, vào cam kết và quyết tâm của chính phủ trong việc minh bạch hóa và tăng hiệu quả quản lý vốn, vào những kết quả đáng kể đạt được trong quản lý thực hiện ODA những năm qua đã thực sự góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo. Xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong kinh tế. Tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, cam kết ODA đã đạt mức kỷ lục. 4 Trêng THPT T©n Kú I Sæ TÝch lòy M«n: §Þa Lý 6. Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động (từ 7/2000) thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong năm 2006 kể cả về quy mô và chất lượng. Đến nay đã có 68 cổ phiếu trị giá niêm yết gần 11,5 nghìn tỷ đồng trong đó có cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp lớn như FPT, VNM… Điều này cho thấy sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính. Thị trường chứng khoán trở thành một kênh quan trọng để các doanh nghiệp trong nước kêu gọi đầu tư, và tận dụng các khoản tiền nhàn rỗi trong dân. 7. Điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu giảm 3 lần Năm 2006, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại đã nhiều lần điều chỉnh linh hoạt thuế nhập khẩu xăng dầu và giá bán lẻ xăng dầu. Đáng chú ý là trong năm 2006 giá bán lẻ xăng trong nước đã 3 lần giảm (vào 9/8, 12/9 và 6/10). Giá bán lẻ xăng A92 cao nhất là 12.000 đồng/lít, thấp nhất là 9.500 đồng/lít. Đây là những bước đi thích hợp đưa giá xăng dầu trong nước thích ứng dần với cơ chế thị trường. Theo Bộ Thương mại, trong năm 2007, giá bán lẻ xăng sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo giá thế giới, Nhà nước không bù lỗ giá xăng, đồng thời từng bước giảm dần bù lỗ kinh doanh các loại dầu. 8. Hoàn thành nhiệm vụ kiềm chế CPI Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh năm 2006. Trong năm 2006, giá bán lẻ xăng trong nước đã 3 lần giảm. 5 Trêng THPT T©n Kú I Sæ TÝch lòy M«n: §Þa Lý Tổng Cục thống kê sáng 22/12, cho biết: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,5% so với tháng trước, đưa CPI của cả nước năm nay lên 6,6%. Có thể coi đây là một thành công vì CPI năm nay đã thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng kinh tế (dự kiến 8,1-8,2%) - mục tiêu đã được Quốc hội đề ra từ đầu năm. Như vậy, mục tiêu kiềm chế mức tăng CPI của Ngân hàng Nhà nước năm 2006 đã hoàn thành. Mức 6,6% cũng là mức khả quan nhất trong vòng 3 năm qua (năm 2005 là 8,4%; năm 2004 là 9,5%). 9. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI tiếp tục gây bất ngờ Mặc dù đã là lần công bố thứ hai, nhưng chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếp tục gây bất ngờ khi một loạt các tỉnh vốn không có nhiều điều kiện thuận lợi nhảy lên thứ hạng cao như Bình Định từ thứ 12 năm ngoái lên thứ 3 năm nay, hay An Giang từ thứ 34 lên thứ 9. Bên cạnh đó có những địa phương với điều kiện thuận lợi như Hà Nội lại rớt hạng từ 14 xuống 20 hay Hải Phòng từ 19 xuống 42. Về thực chất, chỉ số PCI là chỉ số đánh giá năng lực điều hành của chính quyền địa phương với khu vực kinh tế tư nhân. Đây được coi là lực lượng chính để phát triển kinh tế Việt Nam trong tương lai, nhưng cũng lại là khu vực dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của những chính sách từ phía chính quyền. Đây là cơ sở để các chính quyền địa phương đánh giá năng lực của chính mình, và cũng làm quen hơn nữa với phương pháp tiếp cận khoa học định lượng. Một trong những đặc điểm của PCI là giúp các tỉnh, thành dễ dàng nhận diện những yếu kém trong công tác điều hành kinh tế của địa phương thông qua từng chỉ số thành phần, đặc biệt là đối với những chỉ số có trọng số cao, để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục. 10. “Tù binh thương trường” đầu tiên của Việt Nam CPI đã được kiềm chế. PCI 2006 tiếp tục gây bất ngờ. 6 Trêng THPT T©n Kú I Sæ TÝch lòy M«n: §Þa Lý Khi đang cùng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ Thủy sản tại Brussels (Bỉ), ông Bửu Huy - Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (Afiex) đã bất ngờ bị cảnh sát Bỉ bắt giữ ngày 10/5, theo yêu cầu của Phòng Chưởng lý Bắc Florida (Hoa Kỳ). Đến ngày 20/9, Bộ trưởng Tư pháp Bỉ đã ký quyết định từ chối yêu cầu dẫn độ ông Bửu Huy sang Mỹ đồng thời ra lệnh trả tự do cho ông. Đây là sự kiện pháp lý gây chấn động giới doanh nhân, nếu không xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ tạo ra một tiền lệ xấu trong việc hình sự hóa các tranh chấp thương mại khi các doanh nhân Việt Nam có các hoạt động kinh doanh tại nước ngoài. Trở về nước sau 133 ngày bị tạm giam oan tại nhà tù Forest ở Thủ đô Brussels (Bỉ), ông Bửu Huy đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để khởi kiện lại phía bang Florida. Báo điện tử Dân trí hứ Ba, 26/12/2006 - 8:00 AM 10 sự kiện thế giới nổi bật năm 2006 (Dân trí) - Có thể nói năm 2006 là năm của hạt nhân và dầu mỏ, khi mà có hai lần dầu mỏ và hạt nhân trở thành tâm điểm chú ý của toàn cầu. Nhìn chung nỗi buồn chiến tranh, mất mát và sự bất ổn là nét chủ đạo trong số các sự kiện nổi bật của năm. 1. Hamas giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ở Palestine Ông Bửu Huy về Việt Nam sau 133 ngày bị giữ tại Bỉ. 7 Trêng THPT T©n Kú I Sæ TÝch lòy M«n: §Þa Lý Chiến thắng áp đảo của Phong trào Hamas trong cuộc bầu cử Nghị viện Palestine hôm 25/1 không chỉ phản ánh thái độ của người dân trước thực trạng tại vùng lãnh thổ này mà còn làm đổi thay viễn cảnh hoà bình Trung Đông và đẩy cuộc xung đột Israel - Palestine vào một giai đoạn bất ổn mới. Chiến thắng của Hamas phản ánh sự thất vọng của người dân Palestine. Nguyên nhân chiến thắng rất rõ ràng: Cử tri Palestine thất vọng vì sự thiếu hiệu quả và nạn tham nhũng trong nội bộ đảng cầm quyền Fatah cũng như trong Chính quyền Palestine suốt 10 năm qua và họ muốn thay đổi. Trong lúc đó, mối quan hệ giữa hai nhóm chính trị lớn của người Palestine là Fatah và Hamas trở nên cực kỳ căng thẳng đến nỗi người ta đã phải chuẩn bị tư thế để gọi đó là một cuộc nội chiến. Riêng đối với Israel, chiến thắng của Hamas là một thảm hoạ. Giờ đây, trong chiến lược tranh cử của các chính trị gia Israel, có thêm một nhân tố mới cần tính toán: Làm thế nào đối phó với Chính quyền Palestine do Hamas lãnh đạo? 2. Khủng hoảng dầu mỏ Nga - Ucraina Quyết định giảm xuất khẩu 120 triệu m3 khí đốt tự nhiên mỗi ngày cho Ucraina hôm 1/1, sau khi Nga - Ucraina không đạt được thỏa hiệp về mức giá khí đốt mới, là một "lá bài" của Nga nhằm gây sức ép về kinh tế đối với Chính phủ của tân Tổng thống Ucraina Viktor Yuschenko. Vô hình trung nó đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng năng lượng mới, làm nảy sinh mối lo ngại về tình hình "an ninh năng lượng" ở Liên minh châu Âu (EU). 3. Vấn đề hạt nhân Iran Chiếc đồng hồ đo Gaz của hệ thống khí đốt ở Ukraine hôm 1-1, ngày mà Nga quyết định ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine. 8 Trêng THPT T©n Kú I Sæ TÝch lòy M«n: §Þa Lý Iran tái khởi động chương trình làm giàu uranium. Việc Iran kiên quyết theo đuổi công nghệ hạt nhân đã cho thấy một thế giới mà các cường quốc mạnh nhất không còn là những nước độc tôn nắm các lá bài hạt nhân. Lệnh cấm vận kinh tế trừng phạt Iran mà Liên hợp quốc đưa ra hôm 23/12 không làm nước này chùn bước. Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad sau đó vẫn cứng rắn tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình làm giàu uranium và khẳng định Liên Hợp Quốc sẽ phải hối tiếc vì những biện pháp trừng phạt chống lại Tehran. Trước đó, như đổ thêm dầu vào lửa, Iran đăng cai một hội nghị với mục đích phủ nhận sự tồn tại của lò thiêu người và nạn diệt chủng với người Do Thái khiến cộng đồng thế giới phản đối dữ dội. Tình hình tại Iran đang trở nên không khác một lò phản ứng. 4. Đánh bom nhà thờ Hồi giáo tại Samarra Iran tái khởi động chương trình hạt nhân. 9 Trêng THPT T©n Kú I Sæ TÝch lòy M«n: §Þa Lý Ngày 22/2, vụ đánh bom nhà thờ Hồi giáo, có vòm bằng vàng tại Samarra đã khởi đầu cho cơn bùng phát bạo lực không dứt tại Iraq và đẩy tình hình tới mức không thể kiểm soát. Vụ tấn công đã phá hủy toàn bộ điện thờ Askariya, một trong những khu vực được coi là linh thiêng nhất của người Shitte ở Iraq, nơi lưu giữ thi hài của hai lãnh tụ Hồi giáo dòng Shiite vào thế kỷ 10 và thế kỷ 11, được xem là hai hậu duệ của đấng tiên tri Mohamed. Sau đó, người Shitte không còn kiềm chế trước "hành động khủng bố" của người Sunni. Trong vòng ít ngày có tới hàng trăm người bị giết hại và hàng chục nhà thờ của người Sunni tại Iraq bị tấn công. Việc tổng thống Saddam bị hành quyết vào ngày cuối cùng của năm 2006, một quyết định có phần vội vã của chính quyền Iraq, mang đến cho thế giới sự e ngại về bạo lực mới sẽ bùng phát giữa người Hồi giáo Sunni và Shiite. Trong năm 2006, hàng nghìn người người Iraq và khoảng 800 binh sĩ Mỹ thiệt mạng, gần một triệu người phải sống trong cảnh tị nạn. Các phương tiện truyền thông đã bắt đầu sử dụng cụm từ "nội chiến" cho cuộc xung đột giáo phái ở đây. Cuối năm 2006, dư luận Mỹ đã quay lại chỉ trích mạnh mẽ chính phủ nước này về cuộc chiến tranh Iraq. Kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy uy tín của Tổng thống Bush đã xuống mức thấp chưa từng thấy với một Tổng thống Mỹ trong thời gian chiến tranh. 5. Cuộc chiến Libăng Ngày 12/7, chiến tranh nổ ra tại Libăng, khơi mào từ việc hai người lính Israel đã bị bắt cóc và 3 người khác bị các tay súng của lực lượng du kích Hezbollah giết hại. Đền thờ Askariya là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất ở Iraq. 10 [...]... cụng ngoi mong i - ú l kt qu thc hin ch th ca Chớnh ph v vic bt buc mi ngi i xe mỏy trờn tt c cỏc tuyn ng u phi i m bo him (MBH) bt u t 15.12.2007 Hai thnh ph ln nht nc l H Ni v TP.H Chớ Minh, t l ngi i xe mỏy i MBH ó t gn con s tuyt i, nhiu a phng khỏc, t l ny cng mc rt cao (98- 99%) Nghiờm tỳc thc hin ch trng i m bo him 21 Trờng THPT Tân Kỳ I Sổ Tích lũy Môn: Địa Lý Gúp phn vo thnh cụng ngoi mong i... trin chớnh tr v kinh t quan trng nht ca thi i chỳng ta Hai nc cú mc tng trng c d bỏo l cao nht th gii trong giai on 2006-2010 l hai nc lỏng ging chõu : Trung Quc v Vit Nam V cng vỡ th, chỳng ta cú quyn mong i s cú mt vi s kin bt ng, p , huy hong xy ra chõu núi riờng v ton th gii núi chung trong nm 2007 ti sau sut 356 ngy qua chng kin quỏ nhiu mỏu v nc mt Bỏo in t Dõn trớ Di sn th gii ti Vit Nam Vnh . láng giềng châu Á: Trung Quốc và Việt Nam. Và cũng vì thế, chúng ta có quyền mong đợi sẽ có một vài sự kiện bất ngờ, đẹp đẽ, huy hoàng xảy ra ở châu Á nói

Ngày đăng: 14/09/2013, 16:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

May mắn đứng đầu bảng B, nhưng chỳng ta đó thất bại ở bỏn kết trước Myanmar và thua "nhục nhó" Singapore 0-5 ở trận tranh huy chương đồng, dự HLV A.Riedl đó phải miễn cưỡng từ chức trước đú - Tich luy chuyen mon
ay mắn đứng đầu bảng B, nhưng chỳng ta đó thất bại ở bỏn kết trước Myanmar và thua "nhục nhó" Singapore 0-5 ở trận tranh huy chương đồng, dự HLV A.Riedl đó phải miễn cưỡng từ chức trước đú (Trang 25)
Bảng 5. Chi tiết và tỡnh trạng của những trung tõm chớnh đa dạng sinh học thực vật - Tich luy chuyen mon
Bảng 5. Chi tiết và tỡnh trạng của những trung tõm chớnh đa dạng sinh học thực vật (Trang 85)
Bảng 6. Tớnh phong phỳ cỏc loài ở Việt Nam - Tich luy chuyen mon
Bảng 6. Tớnh phong phỳ cỏc loài ở Việt Nam (Trang 87)
Bảng 7 là danh mục một số dạng được xếp vào loài cú nguy cơ tuyệt chủng, dễ tổn thương, bị đe doạ, hiếm hoặc khú quết định xếp được vào nhúm lớn nào  - Tich luy chuyen mon
Bảng 7 là danh mục một số dạng được xếp vào loài cú nguy cơ tuyệt chủng, dễ tổn thương, bị đe doạ, hiếm hoặc khú quết định xếp được vào nhúm lớn nào (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w