1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề KSCL đầu năm 2018 2019 ngữ văn 12 trường THPT phan đăng lưu TT huế

4 113 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 261,11 KB

Nội dung

ĐỌC HIỂU 3.0 điểm Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu: “Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ.. Trích Đây thôn Vĩ D

Trang 1

SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

NĂM HỌC 2018-2019

Môn: Ngữ văn - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu:

“Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn

Và đừng bao giờ quay lưng lại với một con người như vậy Họ cần những khuôn mặt hơn là những viên thuốc Họ cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường

Họ cần mỗi buổi tối ghé ngồi lại với họ trong im lặng Họ cần chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn và thỉnh thoảng hỏi có thích ăn bắp rang không…”

(Nguyễn Ngọc Thuần ,Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB trẻ 2012, tr120)

Câu 1 (0.5 điểm) Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2 (0.5 điểm) Theo tác giả, vì sao “đừng bao giờ quay lưng lạị” với một người khi họ

gặp nỗi buồn?

Câu 3 (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong đoạn trích? Câu 4 (1.0 điểm) Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết” không? Vì sao?

II LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn không quá 200

chữ, trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống

Câu 2 (5.0 điểm)

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay ? ( Trích Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử, NXBGD 2015, tr39 )

Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm sáng tỏ ý kiến: Đoạn thơ là “ vẻ đẹp của một tình yêu sâu nặng dành cho thiên nhiên và con người xứ Huế “

- HẾT -

Trang 2

SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

NĂM HỌC 2018-2019

Môn: Ngữ văn - LỚP 12

HƯỚNG DẪN CHẤM

2 Bởi vì:

+ Họ cần những khuôn mặt;

+ Cần những bàn tay, những tô cháo, những quả ổi hái để đầu giường;

+ Cần mỗi buổi tối ghé ngồi lại với họ trong im lặng;

+ Chúng ta dẫn họ lên đồi cuốc một mảnh vườn và thỉnh thoảng hỏi có

thích ăn bắp rang không

(Trả lời 1- 2 ý cho 2.25 điểm; 3- 4 ý cho tối đa 0.5 điểm; Nếu học sinh

trả lời theo cách rút ra ý nghĩa từ những chi tiết trên: Vì họ cần được

người khác chia sẻ một cách chân thành, tự nguyện, thì vẫn cho điểm

tối đa)

0.5

3 - Học sinh chỉ ra phép điệp từ/điệp ngữ, điệp cú:

+ Điệp từ, điệp ngữ: Họ cần, nỗi buồn/buồn…

+ Điệp cú/lặp cú: Một loạt câu bắt đầu từ “Họ” (chủ ngữ) cần….(vị

ngữ) có kết cấu lặp lại

- Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị cần thiết của sự chia sẻ tự nguyện, trong

sáng, chân tình trong cuộc sống để con người vượt qua được nỗi buồn;

bộc lộ niềm khao khát được sẻ chia trong cuộc sống

(Phải phát hiện đủ hai dạng điệp trên mới cho điểm tối đa)

0.5

0.5

4 Học sinh có thể đồng tình/không đồng tình/hoặc chỉ đồng tình một

phần, miễn là có những lí giải thuyết phục Sau đây chỉ là gợi ý:

- Nếu đồng tình: Tình thương xuất phát từ tự nguyện, chân tình sẽ tạo

niềm tin, động lực để con người vượt qua nỗi buồn

- Nếu không đồng tình: Trong xã hội hiện đại, con người có nhiều cách

để vượt qua nỗi buồn (mà đôi khi không cần đến cả tình thương của

người khác)

1.0

Viết một đoạn văn ngắn không quá 200 chữ, trình bày suy nghĩ về ý

a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -

phân - hợp, móc xích hoăc ̣song hành

0.25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự sẻ chia trong

1

c Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề

nghị luân theo nhiều cách nhưng cần hướng đến các ý sau:

- Giải thích:

+ Nguyễn Ngọc Thuần muốn gửi gắm với bạn đọc qua đoạn trích là:

Hãy biết chia sẻ với mọi người bằng tất cả tình yêu thương chân thành,

trong sáng, tự nguyện

+ Sự chia sẻ: Là một tình cảm đẹp mà ở đó con người cùng tự nguyện

1.0

Trang 3

san sẻ những giá trị của cuộc sống để cùng hưởng hoặc cùng chịụ ( vật

chất hoặc tinh thần) mà không hề toan tính thiệt hơn

- Bàn luận ý nghĩa sẻ chia:

+ Con người sống trên đời có một hoàn cảnh, số phận, một nghịch cảnh

riêng, vì thế sẻ chia là cần thiết; Sự sẻ chia sẽ tiếp thêm sức mạnh, nghị

lực, niềm tin, làm giảm đi những đau khổ; có vai trò quan trọng góp

phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh,

nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa mọi người gần gũi gắn bó hơn…

+ Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, thờ ơ hay những sẻ chia toan tính,

có mục đích riêng

- Bài học: Mỗi con người cần học cách quan tâm, đồng cảm với người

khác bằng tất cả tình cảm chân thành, trong sáng, giản dị

d Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chı́nh tả, ngữ nghĩa,

e Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về

Phân tích đoạn thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” để làm sáng tỏ ý kiến:

Đoạn thơ là “ vẻ đẹp của một tình yêu sâu nặng dành cho thiên nhiên và

con người xứ Huế ”

5.0

a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiêụ được

vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn

đề

0.25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của một tình yêu

sâu nặng dành cho thiên nhiên và con người xứ Huế thể hiện qua đoạn

thơ Đây thôn Vĩ Dạ

0.25

2

c Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể diễn đạt theo các

cách khác nhau, song cần đáp ứng những ý cơ bản sau:

*) Giới thiệu một vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm, trích dẫn đoạn

thơ

*) Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ:

- Vẻ đẹp của một tình yêu sâu nặng dành cho thiên nhiên và con người

xứ Huế thể hiện qua:

+ Vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết, tươi mới, trong trẻo, tinh khôi của khu

vườn thôn Vĩ ở khổ thơ đầu tiên (tín hiệu thẩm mĩ: động từ “mướt”,

hình ảnh “nắng hàng cau”, thủ pháp so sánh “xanh như ngọc”, cách

sử dụng từ “về” )

+ Vẻ đẹp của con người xứ Huế dịu dàng, nhân hậu thấp thoáng sau

những cành trúc tạo nên nét hài hòa giữa cảnh và người (hình ảnh lá

trúc che ngang mặt chữ điền)

+ Vẻ đẹp mênh mang, huyễn hoặc, huyền ảo ở khổ thơ thứ hai về một

dòng Hương thơ mộng, trữ tình (hình ảnh thuyền chở trăng, sông

trăng )

+ Vẻ đẹp của một tình cảm gắn bó sâu nặng với cuộc đời trần thế ngoài

kia dù trong này, thi nhân đang phải đối điện với một hoàn cảnh sống

0.5

2.5

Trang 4

đầy bi kịch, bi thương, tuyệt vọng (hình ảnh gió/ mây, hoa bắp lay,

động từ kịp,câu hỏi tu từ)

- Vẻ đẹp của một tình yêu sâu nặng dành cho thiên nhiên và con người

xứ Huế được biểu hiện qua những ngôn từ và hình ảnh giàu sức gợi,

thực và ảo chập chờn chuyển hóa, hệ thống câu hỏi tu từ giàu sắc thái

biểu cảm

1.0

d Chính tả, dùng từ, đặt câu

e Sáng tạo

- HẾT -

Ngày đăng: 13/11/2019, 22:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w