CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm bổ trợ cho kỹ thuật đá bóng bằng chân không thuận ch
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TÊN ĐỀ TÀI Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể lực chuyên môn
nhằm bổ trợ cho kỹ thuật đá bóng bằng chân không thuận cho nam học
sinh trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp
Quảng Bình, năm 2018
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TÊN ĐỀ TÀI Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể lực chuyên môn
nhằm bổ trợ cho kỹ thuật đá bóng bằng chân không thuận cho nam học
sinh trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp
Họ và tên: Lê Nam Hoàng Quân
Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác:
Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
Quảng Bình, năm 2018
Trang 31 Phần mở đầu
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu trong nền giáo dục xãhội chủ nghĩa nhằm đào tạo và xây dựng con người mới phát triển toàn diện.Thểdục thể thao (TDTT) ngày càng phát triển con người càng nâng cao sức khoẻcho mọi người dân Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, có sức khoẻ thìlàm việc gì cũng không thấy khó Nhận biết được tầm quan trọng của TDTT chonhân dân nên trong thư gửi cho cán bộ TDTT toàn miền Bắc vào ngày 31-3-
1960 Bác viết : “ Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe Muốn giữ sức khỏe thì nên thường xuyên tập Thể dục thể thao Vì vậy chúng ta nên phát triển phong trào Thể dục thể thao cho rộng khắp” Nhà nước
đã ra chỉ thị số 106 - CT/TƯ về công tác TDTT vào ngày 2 tháng 10 năm 1958
có nội dung quan tâm đến sức khỏe cho nhân dân như sau: “Dưới chế độ của chúng ta, việc săn sóc sức khỏe của nhân dân, tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ xây dựng nước nhà và bảo vệ tổ quốc đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng Nhưng tình hình sức khỏe của cán bộ và của nhân dân ta hiện nay đang còn thấp kém Ngoài việc tăng cường cải thiện sinh hoạt và điều kiện lao động, tăng cường công tác
vệ sinh phòng bệnh, vấn đề vận động Thể dục thể thao, thể dục quốc phòng có tác dụng lớn trong việc bồi bổ sức khỏe của nhân dân và cán bộ”
Nói đến TDTT thì bao gồm rất nhiều môn như Bóng chuyền, Cầu lông,Bóng bàn, Bơi lội, Võ thuật, Điền kinh…Một môn thể thao mà bất kể mọingười trên thế giới, ở mọi lứa tuổi, giới tính, dân tộc đều yêu thích và thu hút sốlượng khán giả (tại sân, qua truyền hình, truyền thanh, đọc báo) đông nhất,nhiều dân tộc đã xem nó như thức ăn, nước uống của mình hằng ngày Nó được
đặt với biệt danh là “ môn thể thao số một hành tinh” Đó là môn Bóng đá
Bóng đá (BĐ) là môn thể thao mà người chơi có thể dùng các bộ phậncủa cơ thể (trừ tay) để đá, chuyền, nhận, dẫn, tranh cướp bóng…Tập luyện BĐkhông những mang lại cho chúng ta sức khỏe, một cơ thể cường tráng mà giúp
Trang 4rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm, tính kỷ luật, sáng tạo, tinh thần đồng đội, nhữngphẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa BĐ trở thành một hoạt động,một công cụ phục vụ tốt cho sự nghiệp chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, vănhoá, giáo dục… của đất nước Để trở thành một cầu thủ đá bóng giỏi, đòi hỏi ởngười đó phải điều khiển quả bóng bằng hai chân theo ý muốn của mình Nhưng
tỉ lệ người đá bóng bằng hai chân giỏi quá ít (trừ những người được đào tạo đábóng từ nhỏ, có trường lớp) Có thể khẳng định điều đó là vì: Từ nhỏ cho đếnlúc trưởng thành mọi người khi làm một hoạt động nào đó bằng chân thì thườngdùng một chân để làm, do vậy chân mà hoạt động nhiều thì các tố chất thể lực(sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, khả năng phối hợp vận động) của chân
đó phát triển hơn so với chân kia Do đó, ở mỗi người xuất hiện chân thuận và
chân không thuận Chân thuận là chân mà các tố chất thể lực (sức nhanh, sứcmạnh, sức bền, khéo léo, khả năng phối hợp vận động) phát triển đến mức làmcho chân đó có thể cử động dễ dàng và đạt hiệu quả cao khi thực hiện một hoạtđộng nào đó Chân không thuận là chân mà các tố chất thể lực kém phát triểnhơn so với chân thuận Đó là vướng mắc của người chơi BĐ cũng như học sinhcủa trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
Trong quá trình học tập và thi đấu giáo viên cho học sinh tập luyện cácbài tập phát triển tố chất thể lực cho chân không thuận nhưng đạt hiệu quả chưacao Ngoài quá trình tập luyện ở lớp, học sinh đi ngoại khóa ở trường, tập luyệntại nhà nhưng chưa có tác dụng tích cực Điều này nói lên tập luyện các bài tậpphát triển tố chất thể lực chưa có kế hoạch, không đúng cách, chưa có khoa học
Từ thực tiễn nêu trên tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm bổ trợ cho kỹ thuật đá bóng bằng chân không thuận cho nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp”
1.2 Điểm mới của đề tài:
Việc nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm bổ trợcho kỹ thuật đá bóng bằng chân không thuận cho nam học sinh trường THPT
Trang 5chuyên Võ Nguyên Giáp cho đối tượng nghiên cứu có đầy đủ cơ sở khoa học, tínhthông báo, đủ độ tin cậy góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình đào tạo.
Ý tưởng đề tài hoàn toàn mới lạ, ít có tác giả nào nghiên cứu về đề tài, đềtài nghiên cứu thành công đó cũng là một giải pháp cho những người đam mêbóng đá nói chung cũng như học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giápnói riêng sẽ nâng cao hiệu quả về việc sử dụng các kỹ thuật, chiến thuật và trởthành một cầu thủ đá bóng toàn diện
2 Phần nội dung:
2.1 Thực trạng việc sử dụng chân không thuận để đá bóng của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
2.1.1 Định luật tập luyện của G.Lamac.
G.Lamac đã chỉ rõ ý nghĩa chung của hoạt động như một yếu tố khôngthể tách rời khỏi sự phát triển của cơ thể Trong khi định nghĩa “ định luật thứ
nhất”- “ định luật tập luyện” của mình, ông viết: “Sự sử dụng thường xuyên và không giảm nhẹ đối với một cơ quan nào đó thì ít ra cũng củng cố cơ quan đó, phát triển nó, truyền và làm tăng sức mạnh cho nó tương ứng với chính thời gian sử dụng nó Trong lúc đó, một cơ quan không được sử dụng thường xuyên thì sẽ bị yếu đi một cách rõ nét, dẫn đến chỗ thoái hoá và tiếp theo là thu hẹp các khả năng của mình”.
2.1.2 Thực trạng việc sử dụng chân thuận và chân không thuận của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp trong trận đấu.
Để làm rõ thực trạng việc sử dụng chân thuận và chân không thuận đábóng cho các em học sinh trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp thì chúng tôitiến hành quan sát 5 trận thi đấu Bóng đá của các em Với mục đích là quan sát
và ghi chép lại số lần sử dụng chân thuận và chân không thuận qua các thông số
kỹ thuật bóng đá
Trang 6Bảng 2.1 Số lần sử dụng các thông số kỹ thuật bóng đá ở chân thuận của
nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (n=5)
TT Số trận
Số lần sử dụng chân thuậnKhống
chếbóng
Dẫnbóng
Độngtác giả
Tranhcướpbóng
chuyềnbóng
Sútbóng
Qua bảng 2.1 Sau khi phân tích, tính toán chỉ số trung bình các thông số
kỹ thuật trong 5 trận đấu Chúng tôi đã thu được kết quả và được trình bày ởbảng dưới đây
Bảng 2.2 Kết quả quan sát sư phạm các thông số kỹ thuật bóng đá
ở chân thuận và chân không thuận của học sinh trường THPT chuyên Võ
Trang 72.1.3 Thực trạng phỏng vấn việc sử dụng chân thuận và chân không thuận
đá bóng của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp qua các thông số kỹ thuật Bóng đá.
Để làm rõ thêm thực trạng việc sử dụng chân thuận và chân không thuận
để đá bóng của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp thì chúngtôi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên, huấn luyện viên trong và ngoài trường
Nội dung phỏng vấn là đưa ra quan điểm: việc nam học sinh trường THPT sử
dụng chân thuận hay chân không thuận để đá bóng nhiều hơn qua các thông số
kỹ thuật bóng đá Kết quả số người tán thành với quan điểm đó được trình bày ởbảng dưới đây:
Bảng 2.3 Kết quả phỏng vấn sử dụng chân thuận hay chân không thuận để
đá bóng của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp qua các
thông số kỹ thuật bóng đá (n=20)
TT Nội dung phỏng vấn
Số người tán thànhChân
thuận Tỷ lệ %
Chân khôngthuận Tỷ lệ %
Trang 82.1.4 Thực trạng kết quả kiểm tra nội dung bóng đá cho nam học sinh khối
11 trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
Để tiếp tục làm rõ thêm thực trạng việc sử dụng chân thuận và chânkhông thuận đá bóng của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giápthì chúng tôi tiến hành khảo sát các nội dung bóng đá nam học sinh trường
THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát các nội dung kiểm tra kết thúc nội dung bóng đá trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp cho nam học sinh khối 11
trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (n=24)
TT Nội dung kiểm tra Chân thuận Chân không thuận
X Tỷ lệ % X Tỷ lệ %
1
Sút bóng vào cầu môn 2m x 2m,
khoảng cách 10m, sút 4 quả luân
phiên 2 chân (quả vào)
2,33 59,89 1,56 40,11
2
Sút bóng xa trong hành lang rộng
10m, sút 4 quả luân phiên 2 chân,
lấy thành tích quả cao nhất (m)
38,95 55,37 31,39 44,63
Từ kết quả ở bảng 2.4 Chúng tôi có nhận xét sau: Thành tích đạt được ởchân không thuận yếu hơn nhiều so với chân thuận về nội dung kiểm tra củanam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
Kết luận: Thực trạng việc sử dụng chân không thuận để đá bóng yếu hơn
nhiều so với chân thuận của nam học sinh trường THPT chuyên Võ NguyênGiáp Thành tích ở chân không thuận yếu là do các nguyên nhân sau:
- Do thói quen của các em làm việc gì cũng sử dụng chân thuận để làmnên tố chất thể lực ở chân không thuận kém phát triển hơn
- Do các bài tập dùng để tập luyện cho chân không thuận chưa được quantâm đúng mức
- Do tâm lý kiểm tra của các em còn yếu nên dẫn đến thành tích các em bị giảm
- Do kỹ thuật đá bóng của các em chưa được tốt
Nhưng cơ bản là do tố chất thể lực ở chân không thuận còn yếu Chính vìvậy việc lựa chọn được những bài tập có hiệu quả nhất nhằm phát triển thể lực
Trang 9chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh trường THPT chuyên VõNguyên Giáp là hết sức cần thiết.
1 Ngồi xuống đứng lên bằng chân không thuận
2 Lò cò bằng chân không thuận
3 Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận
4 Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân không thuận
5 Hai người bật nhảy bằng chân không thuận
6 Bật nhảy trên hố cát bằng chân không thuận
7 Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân có cõng người
8 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân không thuận
9 Đi chân vịt 15m, bật cóc 15m, chạy nhanh 15m
10 Hai người di chuyển, chuyền bóng cho nhau bằng chân không thuận
11 Dẫn bóng luồn cọc, sút cầu môn bằng chân không thuận
12 Phát bóng xa 10 quả, bằng chân không thuận
13 Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đá bóng
14 Chạy 60 m bằng chân không thuận
15 Cõng nhau thi đấu sân nhỏ
Sau khi đã lựa chọn được 15 bài tập Để đảm bảo tính khách quan, độ tincậy trong việc lựa chọn các bài tập Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 20 giáoviên, huấn luyện viên có kinh nghiệm về giảng dạy và huấn luyện Bóng đá trong
và ngoài trường Nội dung phỏng vấn là xác định mức độ ưu tiên của các bài tập
ở 3 mức sau:
- Bài tập rất quan trọng: 3 điểm
- Bài tập quan trọng: 2 điểm
- Bài tập không quan trọng: 1 điểm
Trang 10Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 2.5 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (n=20)
điểm
3 điểm 2 điểm 1 điểm
1 Ngồi xuống đứng lên bằng chânkhông thuận 19 1 0 59
2 Lò cò xung quanh sân Bóng đá bằngchân không thuận 18 1 1 57
3 Nhảy dây trong 5 phút bằng chânkhông thuận 18 1 1 57
4 Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chânkhông thuận 17 2 1 56
5 Hai người bật nhảy bằng chân không thuận 18 1 1 57
6 Bật nhảy trên hố cát bằng chânkhông thuận 12 5 3 49
7 Đứng lên ngồi xuống bằng 2 châncó cõng người 13 3 4 49
8 Đi chân vịt 15m, bật cóc 15m, chạy nhanh 15m 14 1 5 49
9 Hai người di chuyển, chuyền bóng cho nhau bằng chân không thuận 15 3 2 53
10 Dẫn bóng luồn cọc, sút cầu môn bằng chân không thuận 12 4 4 48
11 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5mbằng chân không thuận 17 2 1 56
12 Phát bóng xa 10 quả, bằng chânkhông thuận 16 3 1 55
13 Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chânkhông thuận đá bóng 18 1 1 57
14 Chạy 60 m bằng chân không thuận 17 2 1 56
Từ kết quả ở bảng 2.5 Chúng tôi đã lựa chọn ra được 10 bài tập có tổng sốđiểm từ 50 điểm trở lên, còn những bài tập có tổng điểm dưới 50 điểm có thể bỏqua Những bài tập đó bao gồm:
1 Ngồi xuống đứng lên bằng chân không thuận
2 Lò cò xung quanh sân Bóng đá bằng chân không thuận
Trang 113 Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận
4 Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân không thuận
5 Hai người bật nhảy bằng chân không thuận
6 Hai người di chuyển, chuyền bóng cho nhau bằng chân không thuận
7 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân không thuận
8 Phát bóng xa 10 quả, bằng chân không thuận
9 Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đá bóng
10 Chạy 60 m bằng chân không thuận
Sau khi đã lựa chon ra được 10 bài tập nhằm phát triển thể lực chuyênmôn cho chân không thuận của nam học sinh chuyên sâu Bóng đá qua quá trìnhphỏng vấn Để có cơ sở trong việc xác định mức độ ưu tiên trong việc lựa chọnbài tập Chúng tôi tiến hành xác định hệ số tương quan bằng phương pháp testlặp lại giữa các bài tập trong thời gian thực nghiệm Kết quả thu được trình bày
ở bảng dưới đây:
Bảng 2.6 Hệ số tương quan giữa các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (n=24)
1 Ngồi xuống đứng lên bằng chân không thuận 0,92 0,05
2 Lò cò xung quanh sân Bóng đá bằng chân khôngthuận 0,88 0,05
3 Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận 0,85 0,05
4 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chânkhông thuận 0,81 0,05
5 Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân không thuận 0,84 0,05
6 Hai người bật nhảy bằng chân không thuận 0,83 0,05
7 Hai người di chuyển, chuyền bóng cho nhaubằng chân không thuận 0,69 0,05
8 Phát bóng xa 10 quả, bằng chân không thuận 0,68 0,05
9 Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đábóng 0,86 0,05
10 Chạy 60 m bằng chân không thuận 0,87 0,05
Từ kết quả ở bảng 2.6 Chúng tôi có nhận xét sau: Chúng tôi đã lựa chọn rađược 8 bài tập có hệ số tương quan r > 0,7 ở ngưỡng xác suất p=0,05 và các bài
Trang 12tập có hệ số tương quan r < 0,7 ở ngưỡng xác suất p=0,05 có thể bỏ qua Nhữngbài tập đó bao gồm:
1 Ngồi xuống đứng lên bằng chân không thuận
2 Lò cò xung quanh sân Bóng đá bằng chân không thuận
3 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân không thuận
4 Chạy 60m bằng chân không thuận
5 Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đá bóng
6 Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận
7 Hai người bật nhảy bằng chân không thuận
8 Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân không thuận
Vậy 8 bài tập được lựa chọn hoàn toàn có đủ độ tin cậy và có thể sử dụngvào tập luyện thể lực chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinhtrường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
+ Nội dung của 8 bài tâp được sử dụng vào thực nghiệm:
Bài tập 1: Ngồi xuống đứng lên bằng chân không thuận
Mục đích: Phát triển sức mạnh chân không thuận
Nội dung: Đứng thẳng, chân không thuận làm trụ, chân thuận nhấc bỏng
lên khỏi mặt đất, đưa ra trước và hai tay đưa sang ngang làm thăng bằng Thựchiện đứng lên ngồi xuống
Yêu cầu: Không được để chân thuận chạm đất Khi ngồi xuống thì hai tay
đưa ra trước Thực hiên liên tục, nhanh
Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 5 lần
Quảng nghỉ: 2 phút
Bài tập 2: Lò cò bằng chân không thuận.
Mục đích: Phát triển tố chất sức mạnh chân không thuận
Nội dung: Chân không thuận làm trụ, chân thuận co ra sau Thực hiện lò
cò xung quanh sân Bóng đá
Yêu cầu: Không được đổi chân và thực hiện liên tục, nhanh
Số lần lặp lại: 1 tổ, mỗi tổ 1 vòng
Quảng nghỉ: 2 phút
Bài tập 3: Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân không thuận
Mục đích: Phát triển tố chất sức nhanh chân không thuận
Trang 13Nội dung: Đặt 5 quả bóng hình thành hàng ngang ở vạch 16m50 Vạch
xuất phát cách vị trí đặt bóng là 5m Từ vạch xuất phát chạy xuống dùng chânkhông thuận sút cầu môn cho hết 5 quả
Yêu cầu: Di chuyển tốc độ cao, sút bóng liên tục
Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 3 lần
Quảng nghỉ: 1 phút
Bài tập 4: Chạy 60m bằng chân không thuận
Mục đích: Phát triển tố chất sức nhanh chân không thuận
Nội dung: Chia làm 3 nhóm (có số người bằng nhau), mỗi nhóm cử ra
một người để chạy thi với nhau cự ly là 60m, sử dụng 1 chân không thuận chạycòn chân thuận co lên Khi nghe tín hiệu thì bắt đầu chạy
Yêu cầu: Sử dụng chân không thuận để chạy, chạy hết sức
Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 1 lần
Quảng nghỉ: 1 phút
Bài tập 5: Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đá bóng
Mục đích: Phát triển tố chất sức bền chân không thuận
Nội dung: Chia lớp thành 2 đội (có số người bằng nhau) thi đấu với nhau.
Sử dụng chân không thuận cho tất cả các kỹ thuật bóng đá để đá bóng vào cầumôn đối phương Nếu đá bóng bằng chân thuận thì bị phạt trực tiếp cho đốiphương
Yêu cầu: Tất cả mọi động tác ở chân đều phải sử dụng chân không thuận
để đá bóng, đá bóng đúng luật, đá bóng tích cực
Số lần lặp lại: 2 tổ, 5 phút
Quảng nghỉ: 1 phút
Bài tập 6: Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận
Mục đích: Phát triển tố chất sức bền chân không thuận
Nội dung: Thực hiện động tác nhảy dây bằng 1 chân không thuận.
Yêu cầu: Khi nhảy bị vướng dây thì bắt đầu tính thời gian lại, nhanh, liên tục.
Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 1 lần
Quảng nghỉ: 1 phút
Bài tập 7: Hai người bật nhảy bằng chân không thuận
Mục đích: Phát triển tố chất khéo léo chân không thuận