1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết cấu trong kịch của Samuel Beckett

177 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

- Phân tích - tổng hợp: phân tích văn bản và các thành tố của kết cấu trong tác phẩm để thấy được dụng ý nghệ thuật của Samuel Beckett, qua đó, tổng hợp, khái quát vấn đề nhằm nhận diện

Trang 1

LÊ THÚY HẰNG

KẾT CẤU TRONG KỊCH CỦA SAMUEL BECKETT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Hà Nội - 2019

Trang 2

LÊ THÚY HẰNG

KẾT CẤU TRONG KỊCH CỦA SAMUEL BECKETT

Chuyên ngành : Văn học nước ngoài

Mã số : 9.22.02.42

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG ANH ĐÀO

Hà Nội - 2019

Trang 3

riêng tôi Những kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận án

Lê Thúy Hằng

Trang 4

nhà khoa học PGS.TS Đặng Anh Đào – người đã tận tình hướng dẫn,

chỉ bảo, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực

hiện đề tài

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở Bộ môn Văn học

nước ngoài, cùng các thầy cô trong Khoa Ngữ Văn, phòng Sau Đại

học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi

trong suốt thời gian học tập tại trường Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu

sắc tới các thầy cô ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

ĐHQGHN; Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án

Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban

Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát

triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi tôi công tác

Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến bố mẹ, gia đình, và

những người bạn đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá

Trang 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Đóng góp mới của luận án 7

6 Cấu trúc của luận án 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

1.1 Tình hình nghiên cứu kịch Samuel Beckett ở nước ngoài 9

1.2 Tình hình nghiên cứu kịch Samuel Beckett ở Việt Nam 32

Tiểu kết chương 1 41

CHƯƠNG 2: HỦY DIỆT THÀNH TỐ CỦA KẾT CẤU KỊCH TRUYỀN THỐNG 43

2.1 Hủy diệt nhân vật 44

2.1.1 Xu hướng nhân vật tiêu biến 45

2.1.2 Phi nhân vật hóa 51

2.2 Hủy diệt lời thoại 59

2.3 Mờ hóa cốt truyện 65

2.3.1 Thủ tiêu xung đột, kịch tính 65

2.3.2 Hành động “dậm chân tại chỗ” 69

Tiểu kết chương 2 73

CHƯƠNG 3: KẾT CẤU TRÙNG LẶP VÀ TUẦN HOÀN 75

3.1 Kết đôi nhân vật 75

3.1.1 Kết đôi nhân vật dựa trên sự tương đồng 75

3.1.2 Kết đôi nhân vật dựa trên sự khác biệt 80

3.2 Cốt truyện tuần hoàn 83

3.2.1 Với vở kịch chia hồi 83

3.2.2 Với vở kịch không chia hồi 96

3.3 Không gian và thời gian không thay đổi 103

Tiểu kết chương 3 108

Trang 6

4.1.1 Nhân vật với nhân vật: những mảnh vỡ 110

4.1.2 Nhân vật với chính mình: sự tách rời bản thể 116

4.2 Cốt truyện phân mảnh 124

4.2.1 Cốt truyện ghép bởi những mảnh ngẫu nhiên 124

4.2.2 Cốt truyện phân mảnh rời rạc 132

4.3 Không gian cắt mảnh 136

4.3.1 Cắt mảnh thành nhiều không gian đối nghịch 136

4.3.2 Cắt mảnh không gian thực - ảo 140

Tiểu kết chương 4 146

KẾT LUẬN 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Samuel Beckett (1906-1989) là nhà văn, nhà viết kịch Ireland, sáng tác bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp Năm 1969, ông đoạt giải Nobel văn học Giải thưởng danh giá này đánh dấu thành công lớn trong sự nghiệp của nhà văn Năm

2006, tại Hội nghị kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, Chủ tịch Hiệp hội Ngôn ngữ hiện đại Marijorie Perloff đã phát biểu như sau: ―Năm nay đánh dấu một trăm năm ngày sinh Samuel Beckett và lễ kỷ niệm trên toàn thế giới đã được tổ chức như một điều kỳ diệu Từ Buenos Aires đến Tokyo, từ Rio de Janeiro tới Sofia, từ Nam Phi đến New Zealand, từ Đại học Bang Florida, Tallahassee tới Đại học Reading, từ Nhà hát Barbican ở London đến Trung tâm Pompidou ở Paris, từ Hamburg và Kassel và Zurich tới Aix-en-Provence và Lille, từ St Pertersburg tới Madrid đến Tel Aviv, và tất nhiên đáng chú ý nhất ở Dublin, năm 2006 là năm của Beckett Ai thực sự là một nghệ sỹ toàn cầu hơn Beckett?‖ [87; 3] Nhận định của Marijorie Perloff

đã cho chúng ta thấy vị trí quan trọng của Samuel Beckett trên văn đàn thế giới

Trong sự nghiệp văn chương, Samuel Beckett để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ ở nhiều thể loại: phê bình văn học, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và kịch Mặc

dù vậy, ―Gần như chắc chắn rằng Beckett vẫn được biết đến nhiều hơn với tư cách là

một nhà viết kịch‖ (Rónán McDonald) [117; 4] Vở kịch đầu tiên Trong khi chờ Godot

ngay khi được công diễn ngày 05.01.1953 tại nhà hát Babylone ở Paris đã làm rạng danh tên tuổi của Samuel Beckett Những vở kịch của ông theo khuynh hướng sân

khấu mới, như Martin Esslin gọi là Kịch phi lý (The Theatre of the Absurd), ở đó, các

yếu tố cơ bản của kết cấu đều ít nhiều thay đổi so với kịch truyền thống

1.2 Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật, ―là toàn bộ tổ chức tác phẩm trong tính độc đáo, sinh động, gợi cảm của nó Cách tổ chức của thể loại, bố cục chung của một thể văn, nguyên tắc của một luật thơ cụ thể và cả mô hình tư duy của một tác giả cố nhiên là rất quan trọng, nhưng kết cấu tác phẩm trong phần sâu sắc nhất của nó không phải là sự liên kết theo những công thức, biện pháp sẵn có, mà là liên kết theo sự phát hiện đời sống và suy nghĩ của nhà văn, tạo

Trang 8

thành một hệ thống liên kết tạo ra hiệu quả tư tưởng - thẩm mỹ Hiểu như vậy, mọi phương diện tổ chức tác phẩm, từ nhỏ nhất như ví von, ẩn dụ, mỉa mai, câu, đoạn cho đến tổ chức trần thuật, hệ thống hình tượng, thể loại, cốt truyện… đều thuộc phạm vi kết cấu Chúng kết hợp nhau để tạo ra tính hình tượng và chiều sâu nội

dung của tác phẩm‖ (Theo Từ điển thuật ngữ văn học) [29; 296] Đối với Samuel

Beckett, trong quá trình sáng tác, ông rất coi trọng kết cấu Samuel Beckett từng nói: ―Tìm ra cấu trúc thích hợp với sự hỗn độn, đó là nhiệm vụ của người nghệ sỹ‖

Vì thế, việc nghiên cứu kết cấu trong kịch Samuel Beckett là một con đường triển vọng để giải mã tác phẩm của ông Bởi lẽ, đây là một tác giả tuy không mới ở Việt Nam nhưng còn tương đối ―lạ‖ và ―khó hiểu‖ đối với độc giả Tìm hiểu kết cấu trong kịch của ông chính là tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật mà nhà văn dụng công sáng tạo Điều đó sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu Samuel Beckett ở trong nước

1.3 Ở Việt Nam, Samuel Beckett là một tác giả được nghiên cứu và giảng dạy

trong các trường đại học (phần Samuel Beckett được nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào viết trong Giáo trình Văn học phương Tây và Lịch sử văn học Pháp xuất bản từ năm 1992) Những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu như Lời thoại trong

kịch của Samuel Beckett (2012), Samuel Beckett và sự cách tân kịch Pháp thế kỷ XX

(2016) của Nguyễn Thùy Linh Tính đến nay, chưa có công trình nào về kết cấu trong kịch của Samuel Beckett

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kết cấu trong kịch

của Samuel Beckett”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Lựa chọn đề tài này, luận án đặt ra những mục đích cơ bản sau đây:

- Tổng quan về tình hình nghiên cứu kịch Samuel Beckett từ tài liệu trong nước và nước ngoài, từ đó kế thừa, phát triển những kết quả đã có để tìm ra nét đặc trưng trong kết cấu kịch của nhà văn

Trang 9

- Chỉ rõ thành tố của kết cấu kịch mà Samuel Beckett hủy diệt, tập trung phân tích hai kiểu kết cấu trong kịch Samuel Beckett ở các phương diện cụ thể: lời thoại, nhân vật, cốt truyện, không gian và thời gian Dựa trên cơ sở đó, tác giả luận án tìm ra những nét đổi mới, sáng tạo của tác giả so với kịch truyền thống và với các nhà viết kịch phi

lý khác Đồng thời, thông qua nghiên cứu kết cấu, người viết làm nổi bật chiều sâu nội dung tư tưởng kịch, cũng như quan niệm của tác giả về con người và cuộc đời

- Nhận diện những đóng góp của Samuel Beckett trong sáng tạo nghệ thuật nhằm tôn vinh giá trị của nhà văn với nỗ lực mang lại trải nghiệm sân khấu mới mẻ đối với người đọc, người xem vốn đã quen tư duy của kịch truyền thống

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đối với các tài liệu nước ngoài, phân chia thành các hướng nghiên cứu như phê bình tiểu sử, văn học so sánh, phê bình tiếp nhận và thi pháp học để tìm ra những khuynh hướng nghiên cứu về kịch Samuel Beckett trên thế giới Trong các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, chỉ ra các nhà nghiên cứu tiêu biểu qua các bài viết, công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phân tích các thành tố của kết cấu kịch (nhân vật, lời thoại, cốt truyện, không gian, thời gian…) mà Samuel Beckett hủy diệt khác với kết cấu kịch truyền thống

- Đi sâu nghiên cứu hai kiểu kết cấu chính mà Samuel Beckett thường sử dụng trong kịch Với mỗi kiểu kết cấu, chúng tôi tìm hiểu sự biểu hiện của các thành tố trong kết cấu kịch để tìm ra đặc trưng của kiểu kết cấu kịch Samuel Beckett

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Văn bản

Kịch là một loại hình nghệ thuật sân khấu, tổng hợp nhiều công cụ, kỹ năng biểu hiện (ánh sáng, âm nhạc…) nhưng giới hạn của đề tài luận án sẽ chỉ dựa trên biểu hiện ở văn bản mà không bàn đến yếu tố biểu diễn trên sân khấu

Luận án tìm hiểu 32 vở kịch của Samuel Beckett in trong cuốn Samuel

Beckett - The Complete Dramatic Works, do NXB Faber and Faber Limited ấn

hành năm 1986 Các vở kịch đó là:

Trang 10

- Waiting for Godot (Trong khi chờ Godot): chúng tôi tham khảo bản dịch của

Vũ Đình Phòng in trong Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3, năm 1997, tr 6-84

- Endgame (Tàn cuộc)

- Happy Days (Những ngày tươi đẹp)

- All That Fall (Tất cả những người ngã xuống)

- Act Without Words I (Động tác không lời I): chúng tôi tham khảo bản dịch của Hoàng Ngọc Biên với tên Màn kịch không lời I, theo tienve.org

- Act Without Words II (Động tác không lời II): tham khảo bản dịch của Hoàng Ngọc Biên với tên Màn kịch không lời II, theo tienve.org

- Krapp’s Last Tape (Cuộn băng cuối cùng của Krapp)

- Rough for Theatre I (Đoạn kịch nháp I): tham khảo bản dịch của Hoàng Ngọc Biên, theo tienve.org

- Rough for Theatre II (Đoạn kịch nháp II)

- Embers (Tro tàn)

- Rough for Radio I (Phác thảo kịch truyền thanh I): tham khảo bản dịch của Hoàng Ngọc Biên, theo tienve.org

- Rough for Radio II (Phác thảo kịch truyền thanh II)

- Words and Music (Lời và Nhạc)

- Cascando (tiếng Tây Ban Nha: Gõ cửa, tiếng Bồ Đào Nha: Xếp tầng, trong

luận án chúng tôi để nguyên tên của vở kịch)

- Play (Hài kịch)

- Film (Phim)

- The Old Tune (Giai điệu cũ)

- Come and go (Đến và đi)

- Eh Joe (Này Joe)

- Breath (Thở): tham khảo bản dịch của Hoàng Ngọc Tuấn, theo tienve.org

Trang 11

- Not I (Không phải tôi)

- That Time (Lúc đó)

- Footfalls (Bước chân): tham khảo bản dịch của Hoàng Ngọc Biên, theo

tienve.org

- Ghost Trio (Ba con ma)

- … but the clouds… (… nhưng những đám mây…)

- A Piece of Monologue (Độc thoại): tham khảo bản dịch của Nguyễn Đăng Thường, theo tienve.org

- Rockaby (Bài hát ru): tham khảo bản dịch của Nguyễn Đăng Thường, theo

tienve.org

- Ohio Impromptu (Khúc ứng tác Ohio)

- Quad (Từ này không có nghĩa trong tiếng Anh, chúng tôi để nguyên tên)

- Catastrophe (Đại họa): tham khảo bản dịch của Hoàng Ngọc Tuấn, theo

tienve.org

- Nacht und Traüme (Đêm và Giấc mơ)

- What Where (Cái gì, ở đâu): tham khảo bản dịch của Nguyễn Đăng Thường với tên dịch Nao nào, theo tienve.org

Tuy nhiên, mức độ tìm hiểu ở mỗi văn bản khác nhau, tương ứng với nội dung nghiên cứu của luận án

3.1.2 Thuật ngữ

Luận án nghiên cứu kết cấu trong kịch của Samuel Beckett, do đó, thuật ngữ được người viết cần giới thuyết là kết cấu (structure)

Structure (tiếng Anh) dịch sang tiếng Việt có hai từ là cấu trúc và kết cấu

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, cấu trúc của tác phẩm được định nghĩa là ―tổ

chức nội tại, mối quan hệ qua lại của các yếu tố của tác phẩm mà sự biến đổi một yếu tố nào trong đó sẽ kéo theo sự biến đổi của các yếu tố khác Từ xưa người ta đã biết đến cấu trúc của tác phẩm văn học, nhưng chỉ hiểu ở khía cạnh hài hòa, đối xứng Nghiên cứu văn học từ những năm 20 thế kỷ này hiểu cấu trúc của tác phẩm

văn học là kết cấu, cấu tạo và mối quan hệ qua lại của nhân vật với các hình tượng

Trang 12

khác, quan hệ giữa các lớp tư tưởng chủ đề và lớp tạo hình, tổ chức lời văn ― [29;

42] Do có sự tương đồng về thuật ngữ cấu trúc của tác phẩm và kết cấu nên chúng tôi lựa chọn thuật ngữ kết cấu để nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành tố kiến tạo

nên tác phẩm với tư cách một chỉnh thể nghệ thuật

Trong cuốn Literary Terms and Criticism (Những thuật ngữ văn học và phê

bình) của John Peek và Martin Coyle, thuật ngữ Kết cấu (structure) được định

nghĩa như sau: ―Kết cấu của một văn bản là toàn bộ hình dạng/sự sắp xếp (shape) và

mô hình (pattern) của nó Đôi khi, điều này ám chỉ hình thức (form), của văn bản, mặc dù nói đúng ra, hình thức (form) là thuật ngữ bao gồm nhiều hơn mọi khía cạnh của kỹ thuật tác phẩm‖ [126; 159] Tác giả cuốn sách còn viết: ―Cả hài kịch và bi kịch có kết cấu quy ước của nó - hài kịch kết thúc bằng đám cưới, bi kịch với cái chết của anh hùng/nhân vật chính - và tất cả những vở kịch đều theo dạng thức chuẩn của sự trình bày, sự phức tạp và cách giải quyết vấn đề‖ [126; 160]

Trong cuốn A Glossarry of Litarary Terms (Abrams M H.), tác giả phân biệt

sự khác nhau giữa Form (Hình thức) và Structure (Kết cấu) như sau: ―Hình thức (form) của một tác phẩm văn học (theo thuật ngữ Hi Lạp) là động lực, công việc

cụ thể, hoặc sức mạnh cảm xúc mà thành phần cấu tạo được thiết kế để tác động

những chức năng như là sự sắp xếp chủ yếu của nó Hình thức chủ yếu này điều

khiển và tổng hợp các bộ phận thành kết cấu (structure) của một tác phẩm - đó là

sự trình tự, tầm quan trọng và nó làm cho tất cả vấn đề và các phần của sự vật hợp

thành - vào trong toàn bộ tính đẹp và hiệu quả của một kiểu xác định‖ [68; 102]

Từ định nghĩa trên, ta thấy kết cấu (structure) là một khái niệm quan trọng thể

hiện mối liên hệ giữa các yếu tố bên ngoài và bên trong tác phẩm Mọi yếu tố cấu thành tác phẩm trong tính chỉnh thể trọn vẹn của nó đều chịu sự chi phối của kết cấu

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là kết cấu trong kịch của Samuel Beckett

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ tìm hiểu các thành tố sau của kết cấu: lời thoại, nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian Với từng nội dung cụ thể, chúng tôi sẽ lựa chọn những thành tố nổi bật để làm đối tượng nghiên cứu

Trang 13

4 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, luận án sử dụng

phương pháp tiếp cận chủ yếu là thi pháp học cấu trúc trên nền tảng lý thuyết văn

học hậu hiện đại ―Mục tiêu số một của thi pháp học cấu trúc là tìm ra mô hình cấu trúc của văn bản, từ đó tìm cách để giải mã văn bản‖ [58; 40] và ―Mục tiêu thứ hai

của trường phái này – chủ nghĩa cấu trúc theo quan điểm R Jakobson, LTH – là

nghiên cứu hình thái cấu trúc hữu hạn bề ngoài của mô hình để giải mã các tác phẩm vô cùng đa dạng Ở đây là đi tìm mối quan hệ giữa chỉnh thể và bộ phận (quan hệ các bộ phận), quan hệ thời gian, không gian, hoạt động tâm lý (dòng ý thức, hướng tâm hoặc li tâm…) [58; 41] Chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận này để tìm hiểu về kết cấu trong kịch của Samuel Beckett, mối quan hệ giữa các thành tố tạo thành kết cấu trong kịch của nhà văn này

Bên cạnh đó còn có các phương pháp và thao tác sau:

- Nghiên cứu so sánh: so sánh các vở kịch của Beckett với nhau và với các vở

kịch của các tác giả đồng đại, lịch đại để thấy được sự tương đồng, khác biệt, theo

đó, chỉ ra nét đặc trưng trong kết cấu kịch của tác giả này

- Phân tích - tổng hợp: phân tích văn bản và các thành tố của kết cấu trong tác

phẩm để thấy được dụng ý nghệ thuật của Samuel Beckett, qua đó, tổng hợp, khái quát vấn đề nhằm nhận diện những nỗ lực đổi mới nghệ thuật của nhà văn

- Phương pháp lịch sử - xã hội: đặt tác giả và văn bản trong mối quan hệ với

thời đại mang tính lịch sử cụ thể để lý giải hình tượng nghệ thuật

5 Đóng góp mới của luận án

5.1 Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu hệ thống về kết cấu trong kịch của Samuel Beckett dựa trên văn bản bằng tiếng Anh Luận án tìm hiểu

về một số thành tố của kết cấu kịch được tác giả sáng tạo, đó là quá trình hủy diệt lời, nhân vật, cốt truyện Đồng thời, tác giả luận án cũng đi sâu nghiên cứu hai kiểu kết cấu thường được Samuel Beckett sử dụng là kết cấu trùng lặp, tuần hoàn và kết cấu phân mảnh Những kiểu kết cấu này chứa đựng tư tưởng, quan điểm của nhà văn về con người và thế giới Từ đó, tác giả luận án khẳng định giá trị nội dung và

Trang 14

nghệ thuật những vở kịch của Samuel Beckett cũng như nỗ lực cách tân, đổi mới sân khấu của nhà văn này

5.2 Về phương diện lý luận, nghiên cứu kết cấu kịch Samuel Beckett, luận án góp phần giải mã một hiện tượng văn học độc đáo của thế kỷ XX, đồng thời tôn vinh giá trị sáng tạo nghệ thuật của tác giả từng đoạt giải Nobel văn học này

5.3 Về phương diện thực tiễn, luận án là công trình đi sâu khai thác vấn đề kết cấu trong kịch Samuel Beckett, từ đó có thể tạo cơ sở cho việc giảng dạy chuyên đề

về Samuel Beckett nói riêng và về thi pháp kịch hiện đại nói chung

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của

luận án gồm 04 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Hủy diệt thành tố của kết cấu kịch truyền thống

Chương 3: Kết cấu trùng lặp và tuần hoàn

Chương 4: Kết cấu phân mảnh

Trang 15

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong chương này, dựa trên những tài liệu thu thập được, chúng tôi tìm hiểu tình hình nghiên cứu kịch Samuel Beckett ở nước ngoài và trong nước theo trình tự thời gian, ở một số phương diện cụ thể như phê bình tiểu sử, tiếp nhận, nghiên cứu văn học so sánh và thi pháp học

1.1 Tình hình nghiên cứu kịch Samuel Beckett ở nước ngoài

Thế giới đã có hàng nghìn các công trình lớn nhỏ nghiên cứu về kịch của Samuel Beckett nói riêng và sự nghiệp văn học của ông nói chung Do giới hạn trình độ của người thực hiện đề tài, luận án chỉ tiếp cận một số công trình tiêu biểu

về Samuel Beckett bằng tiếng Anh (từ những năm 1950 đến nay)

Thứ nhất, về phương diện phê bình tiểu sử, kịch Samuel Beckett được nghiên

cứu từ rất sớm, đặc biệt phải kể đến từ sau thành công của vở Trong khi chờ Godot

được biểu diễn lần đầu tiên tại Nhà hát Babylone ở Pháp (1953) Các nhà phê bình quan tâm nhiều vấn đề về Samuel Beckett cũng như tác phẩm của ông, từ tiểu sử, con người, sự nghiệp sáng tác đến các góc cạnh của đời sống nghệ thuật Có thể kể

ra một số tác giả tiêu biểu nghiên cứu về Samuel Beckett như: Martin Esslin, Hugh Kenner, Rónán McDonald, Sarah West, Linda Lin…

Israel Shenker là nhà báo người Mỹ của tờ New York Time (Thời báo New

York), ông đã xuất bản bài phỏng vấn quan trọng đầu tiên về Beckett (ngày

05/5/1956, Phần II, tập 1, số 3) Trong bài viết này, ông cho rằng: ―Beckett không muốn đưa ra lời giải thích Ông khẳng định rằng cho đến lúc này ông chưa bao giờ được phỏng vấn, và nhắc đến điều đó với những người muốn biết quan điểm về các tác phẩm ông đã xuất bản Gần như gặp Beckett cũng khó không kém gặp Godot, người không bao giờ xuất hiện trong vở kịch, mặc dù mọi người đều chờ đợi ông Địa chỉ ở Paris của Beckett được giữ bí mật và không nhiều hơn chục người biết vị trí nhà riêng của ông ở nông thôn‖ [100; 160] Khi ―Beckett được hỏi: Tại sao ông

chọn viết kịch sau khi sáng tác tiểu thuyết? Ông trả lời: Tôi không chọn viết kịch, nó

chỉ xảy ra như vốn dĩ là thế [100; 163] Nói về dụng ý xây dựng cấu trúc kịch, Israel

Trang 16

Shenker viết: ―Các nhà phê bình cho rằng cấu trúc và thông điệp của Godot để cho tác giả tự do dừng bút bất cứ lúc nào Samuel Beckett không đồng ý: Một hồi quá

ngắn và ba hồi thì quá dài‖ [100; 163] Samuel Beckett vốn rất hiếm khi trả lời

phỏng vấn, hay trực tiếp phát biểu điều gì về nghệ thuật Vì thế, bài phỏng vấn của Israel Shenker đã phần nào gợi mở cho chúng ta về quan niệm của Samuel Beckett cũng như sự cân nhắc kỹ lưỡng của ông khi xây dựng kết cấu kịch

Samuel Beckett là người gốc Ireland, năm 1937, ông định cư ở Pháp Giai đoạn đầu, các sáng tác của ông viết bằng tiếng Anh và sau đó, khi mang đến các nhà xuất bản, ông chuyển hẳn sang viết bằng tiếng Pháp Các vở kịch của Samuel Beckett đa số được ông viết bằng tiếng Pháp trước rồi tự ông chuyển dịch sang các sáng tác bằng tiếng Anh

Trong cuốn A Reader’s Guide to Samuel Beckett (Hướng dẫn bạn đọc về

Samuel Beckett) (1973), nhận định về việc Samuel Beckett sáng tác bằng cả hai thứ

tiếng, Hugh Kenner đã viết như sau: ―Có nhiều cuốn sách và vở kịch trong sự nghiệp của ông ấy Beckett chắc chắn bận rộn kể từ năm 1945, một nhận định hiển nhiên khi chúng ta phản ánh rằng thói quen của nhà văn viết mọi thứ hai lần, cả bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, chúng đều xuất sắc như nhau, rằng ông ấy là một nhà văn chăm chỉ - bởi việc rút gọn văn bản từ nhiều bản phác thảo và số lượng các từ

đã in có thể nén lại thành một tác phẩm Hầu như chúng ta có thể nói rằng - dù đây

là sự cường điệu có chủ đích - ông ấy không có tác phẩm nhỏ nào, mỗi một công trình đều quan trọng như nhau, mặc dù thực sự có vài tác phẩm rất ngắn gọn Mỗi tác phẩm đều là sự khởi đầu mới, với các nhân vật mới được nhà văn suy nghĩ sâu

sắc trong một thế giới mới Và trong khi một vài tác phẩm thành công hơn, quan

trọng hơn nhưng không có tác phẩm nào bị coi nhẹ‖ [110; 11] Nhận xét của Hugh

Kenner đã khẳng định chất lượng những vở kịch của Beckett khi sáng tác bằng cả hai thứ tiếng Điều đó chứng tỏ tài năng trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả này

Năm 2005, trở lại với vấn đề sáng tác bằng song ngữ của Samuel Beckett,

Julien F Carrière với nghiên cứu Samuel Beckett and Bilingualism: How the return

to English influences the later writing style and gender roles of “All that fall” and

Trang 17

“Happy Days” (Samuel Beckett và Song ngữ: Trở lại việc tiếng Anh ảnh hưởng như thế nào tới vai trò thể loại và phong cách viết sau này của “Tất cả những người ngã xuống” và “Những ngày tươi đẹp”), đã cho rằng: ―Nghiên cứu trọn vẹn về Beckett

- ở phương diện sử dụng thông thạo cả hai ngôn ngữ - chắc hẳn phải đưa vào tất cả bản kê khai về ngôn ngữ mà ông đã nói và thành thạo Rất nhiều công trình phê bình dày công nghiên cứu mối quan hệ của Beckett với ngôn ngữ ông sử dụng: tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Đức ở mức độ nào đó Rõ ràng, các nhà phê bình có xu hướng cho rằng tiếng Pháp ảnh hưởng đến văn phong và mỹ học của Beckett, cũng như với tiếng Ý, lần theo dấu vết, và với tiếng Đức khi xem xét các vở kịch mà ông

đã hiểu rõ bằng tiếng Đức Và tuy nhiên, rất nhiều nhà phê bình cũng công nhận như vậy về mối quan hệ của ông với tiếng Anh Mối quan hệ phức tạp của Beckett với tiếng Anh cung cấp một ý tưởng vô giá để xuất phát nghiên cứu các tác phẩm độc lập, cũng như giúp ích tạo cơ sở để hiểu rõ sự thay đổi về ngôn ngữ đã diễn ra trong tiến trình sự nghiệp của ông Mối quan hệ của Beckett với tiếng mẹ đẻ là một yếu tố cần thiết trong việc nghiên cứu hiện nay‖ [88; 4] Nhận định của Julien F Carrière cũng cho ta thấy tầm quan trọng khi cần phải nghiên cứu các vở kịch của Samuel Beckett viết bằng tiếng Anh, bên cạnh những ngôn ngữ khác mà nhà văn sử dụng

Một công trình tương đối khái quát về cuộc đời Samuel Beckett, bối cảnh thời đại và văn hóa - xã hội, đời sống phê bình văn học cũng như phân tích một số tác

phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến cuốn The Cambridge Introduction to Samuel

Beckett (Giới thiệu Samuel Beckett của Trường Đại học Cambridge) (2006) của tác

giả Rónán McDonald Trong phần viết về con người Samuel Beckett, Rónán

McDonald cho rằng: ―Người đàn ông trẻ với một chút tài năng về hạnh phúc, tuy

thích sự giáo dục đầy yêu thương, lại không thể tìm thấy nguyên nhân của sự khổ cực trong giới hạn thời gian cụ thể Vì thế, ông ấy nhận ra những nguyên nhân của đau khổ dễ dàng hơn trong cái nhìn bi quan về thế giới hay sự tồn tại của chính nó Bởi lẽ căn nguyên của đau khổ không phải từ xã hội hay chính trị, do đó, cả hai yếu

tố này đều không giải quyết được đau khổ‖ [117; 9]

Năm 2008, Sarah West với công trình Say it: The performative voice in the

Dramatic Works of Samuel Beckett (Nói về điều này: Giọng điệu biểu diễn trong

Trang 18

các vở kịch của Samuel Beckett) đã có hướng nghiên cứu mới khi tập trung vào

giọng điệu trong kịch Samuel Beckett Từ phương diện tiểu sử của tác giả, người viết cho rằng: ―Beckett bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1929, nhưng mặc dù bắt đầu rất sớm, phải mất gần 20 năm trôi qua trước khi ông hợp nhất giọng điệu nghệ thuật trong một nguyên thể của kịch và văn xuôi Một trong những lý do của

sự chậm trễ này là do chiến tranh Sau khi định cư ở Paris vào năm 1937, Beckett ban đầu làm việc cho Nhóm Kháng chiến của Pháp trước khi chạy trốn tới Roussillon, nơi ông ẩn giấu đến năm 1945 Một lý do nữa giải thích tại sao Beckett dành nhiều thời gian viết tiểu thuyết và kịch, những thứ khiến ông nổi tiếng là bởi ảnh hưởng của James Joyce‖ [144; 19] Và ở một đoạn khác: ―Trong kịch của ông,

ngoại trừ Không phải tôi, Beckett dường như ít quan tâm hơn đến việc thiết lập bản

sắc thực sự của giọng nói, đóng vai trò trung tâm thay vì điều giọng nói muốn nói,

và có lẽ quan trọng hơn là giọng nói muốn như thế nào hoặc là bị ép buộc để nói về điều đó‖ [144; 36]

Nhà phê bình Lidan Lin đã viết bài Samuel Beckett’s Encounter with the East,

(Cuộc gặp gỡ của Samuel Beckett với phương Đông) đăng trên tạp chí English Studies (Nghiên cứu tiếng Anh), tập 91, số 6, tháng 10/2010, trang 623-642 Tác giả

nhận định: ―Giống như văn chương của mọi tác gia vĩ đại, văn phong Beckett cũng chịu ảnh hưởng bởi sự đa dạng của văn học và văn hóa truyền thống, Ai-len, Pháp

và Đức, cũng như sự đa dạng của hệ thống tín ngưỡng tôn giáo và triết học, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cực hạn, chủ nghĩa thần bí Thiên Chúa giáo, chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại‖ [113; 623] Theo nghiên cứu này, Lidan Lin đã chứng minh sự ảnh hưởng của Samuel Beckett từ Phật giáo và Hin-đu giáo, từ Arthur Schopenhauer đến Đạo Lão - Trung Quốc

Năm 2011, Charles A Carpenter dày công thống kê các công trình đã xuất bản trên thế giới về Samuel Beckett bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức trong cuốn

The Dramatic Works of Samuel Beckett (A Selective Bibliographi of Publications About his Plays and their Conceptual Foundations) (Các tác phẩm kịch của Samuel Beckett (Tuyển thư mục các ấn bản về kịch của ông và Cơ sở Khái niệm của các ấn bản đó) [87] Với hơn 500 trang, công trình được chia thành các phần: các ấn bản

Trang 19

tập trung vào tiểu sử, cuộc đời Samuel Beckett, các trang website nói về Samuel Beckett, các ấn bản tập trung vào kịch Beckett, các công trình về từng vở kịch riêng

lẻ… Đơn cử chỉ nói riêng về vở kịch Trong khi chờ Godot từ trang 382 đến trang

453 đã có ước khoảng 1080 ấn phẩm Những con số này cho ta thấy rõ kịch của Samuel Beckett được các nhà phê bình trên thế giới rất quan tâm

Emilie Morin, giảng viên trường Đại học York, với bài Samuel Beckett, the

wordless song and the pitfalls of memorialisation (Samuel Beckett, bài hát không lời

và những cái bẫy của ký ức) đăng trên Irish Studies Review (Tạp chí Nghiên cứu len), tập 19, số 2, năm 2011, đã cho rằng: ―Trong trường hợp này, việc tự dịch tác

Ai-phẩm của mình đã mở ra những khả năng mới để miêu tả sự ngẫu nhiên của suy nghĩ

và hành động, một viễn cảnh về tác phẩm song ngữ của Beckett đã chứng minh: quả thực, lối đọc so sánh việc đọc đã chỉ ra vai trò thực hiện của việc tự dịch tác phẩm như là sự tái tạo văn bản, và đổi lại sự tái tạo văn bản như là phương tiện nói lên những quan tâm về bản chất của văn hóa và ký ức‖ [118; 185] Và ở đoạn khác: ―Mặc

dù, vấn đề trí nhớ không chính xác là trung tâm của bốn tiểu thuyết và có chung mạch lạc, nhưng một vài phương diện về lịch sử xuất bản các tác phẩm kể trên hé mở ra sự lưỡng lự của Beckett về tầm quan trọng, đáng lẽ cần công nhận về việc đã hình dung

ra những cản trở ở cấp độ cấu trúc ngôn ngữ và phép ẩn dụ‖ [118; 193]

Như vậy, ở phương diện phê bình tiểu sử, các nhà nghiên cứu đã đi sâu khám phá các góc cạnh trong đời sống riêng tư cũng như tính cách con người của Samuel Beckett Là một con người trầm tư, không thích thể hiện, Samuel Beckett ít khi phát biểu về mình cũng như về tác phẩm của ông Nhưng có một điều không thể phủ nhận được là sự quan tâm đặc biệt của Samuel Beckett đối với việc xây dựng kết cấu trong kịch cũng như khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình của nhà văn khi sáng tác kịch bằng cả hai ngôn ngữ, tiếng Pháp và tiếng Anh

Thứ hai là về phương diện tiếp nhận, tác giả luận án tiếp cận một vài công

trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa độc giả và kịch Samuel Beckett

Khẳng định tầm ảnh hưởng của Samuel Beckett đối với sân khấu nói chung và giới nghệ sỹ nói riêng, năm 2009, Mark Nixon và Matthew Feldman đồng biên tập,

xuất bản cuốn The International Reception of Samuel Beckett (Sự tiếp nhận mang

Trang 20

tính quốc tế về Samuel Beckett), trong đó, có bài Samuel Beckett’s Reception in Australia and New Zealand (Sự tiếp nhận Samuel Beckett ở Australia và New Zealand) của Russel Smith và Chris Ackerley Tác giả đã nhận xét: ―Người ta cho

rằng qua các tác phẩm của Beckett, không nghi ngờ gì nữa, ông nổi tiếng hầu như khắp nơi, ở Australia cũng như bất kỳ nơi nào‖ [122; 109] Nhà nghiên cứu còn viết: ―Thật khó để đo được quy mô ảnh hưởng của Beckett đối với sân khấu

Australia Một mặt, đó là sự ảnh hưởng lan tỏa khắp nơi mà Godot tiếp tục được

ứng dụng, ở đó, tiềm năng cho sân khấu hiện đại được mở rộng chưa từng có Mặt

khác, văn phong của Beckett có một không hai và hiếm nhà viết kịch nào cố gắng

nhận diện được bất cứ điều gì đặc trưng của Beckett, mặc dù họ có lẽ nhận thức được di sản của Beckett như là một ảnh hưởng‖ [122; 118]

Năm 2011, Lidan Lin cùng với Helong Zhang có bài The Chinese Response to

Samuel Beckett (1906-89) (Sự tiếp nhận của người Trung Quốc với Samuel Becket (1906-89)) đăng trên Irish Studies Review (Tạp chí Nghiên cứu Ai-len), tập 19, số 4

Trong bài này, tác giả đã đưa ra nhận định: ―Để bắt đầu thảo luận về sự tiếp nhận Beckett trên lục địa Trung Quốc, có hai điểm cần công bố Thứ nhất, tác phẩm của Beckett không được giới thiệu ở Trung Quốc cho đến giữa những năm 1960, mặc

dù tác phẩm của ông được xuất bản cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930 Thứ hai, Beckett được giới thiệu lần đầu tiên là nhà viết kịch, mặc dù ông bắt đầu là một nhà viết tiểu thuyết, và hơn nữa, quan trọng hơn, là một điển hình tiêu cực của nhà viết kịch phương Tây suy đồi bị phản đối kịch liệt và bị phủ nhận‖ [114; 414] Tác giả đã đi đến kết luận: ―Như trên đã chỉ ra, sự tiếp nhận Beckett ở Trung Quốc không chỉ bị trì hoãn rất lâu mà còn đi qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ sự bác

bỏ ở giai đoạn đầu tới dần dần hiểu và chấp nhận của giới học thuật Trung Quốc nói chung Một điều thú vị là khi chúng ta chú ý điểm tương quan giữa sự tiếp nhận Beckett ở Trung Quốc và trong một vài quốc gia châu Á như Nhật Bản, nơi mà Beckett cũng nổi tiếng hơn cả với tư cách là nhà viết kịch Mặc dù, ông được nói đến một cách

vắn tắt ở Nhật vào đầu những năm 1930 thông qua việc xuất bản Proust và các tác

phẩm văn xuôi khác nhưng ông ấy không được nghiên cứu công phu, cho đến khi

người Nhật đầu tiên dịch Trong khi chờ Godot xuất bản năm 1956, sớm hơn 10 năm so

Trang 21

với bản dịch của người Trung Quốc Về bản dịch, người Nhật dường như dịch tốt hơn

so với người Trung Quốc, nơi mà hầu hết tác phẩm bằng tiếng Anh của Beckett (hiện tại) vẫn không được dịch, và do đó, khó hiểu với độc giả nếu không đọc hiểu được

tiếng Anh Ở Nhật, mặt khác, vở kịch của Beckett đã được dịch và xuất bản trong Kịch

toàn tập của Beckett vào năm 1967, và Murphy, Châm chọc nhiều hơn đấm đá (More Pricks than Kicks) được dịch năm 1978‖ [114; 421] Bài viết của tác giả đã khái quát

lịch sử tiếp nhận Samuel Beckett cũng như kịch của ông ở đất nước rộng lớn như Trung Quốc và so sánh với Nhật Bản Quá trình tiếp nhận này, xét về mặt nào đó, có sự tương đồng với Việt Nam, khi mà tác phẩm đầu tiên của nhà văn này được Hoàng Ngọc Biên dịch vào những năm 1960 và đăng trên một tờ báo ở Sài Gòn

Cũng nghiên cứu về sự tiếp nhận kịch Samuel Beckett ở phạm vi của một

quốc gia, năm 2013, trong bài The Reception of Samuel Beckett in Croatia during

the 1950s (Sự tiếp nhận Samuel Beckett ở Croatia trong suốt những năm 1950)

đăng trong Scando-Slavica (Tạp chí Khoa học bao gồm ngôn ngữ Slave và Bắc Âu),

tập 59, số 2, trang 207-218, Mirna Sindiěié Sabljo đã ghi nhận: ―Tác phẩm của Samuel Beckett đã cuốn hút sự chú ý của người Croatia từ sớm, sau buổi công diễn

đầu tiên của vở Trong khi chờ Godot ở Paris năm 1953 Đạo diễn sân khấu lừng

danh người Croatia, Marko Fotez đã đến Paris năm 1954, và sau khi trở về, ông đã công bố bài viết về bức tranh sân khấu Paris trên một tờ nhật san‖ [134; 210] Tác giả cũng đánh giá: ―Tuy nhiên, bên cạnh những giới thiệu cung cấp thông tin mang tính khẳng định, một số bài phê bình có tính chất phủ định cũng được xuất bản trong suốt những năm 1950 và 1960 Cách đánh giá về tác phẩm Beckett của các nhà phê bình gần như được dẫn đường bởi sự thăng thiên của ý thức hệ Phê bình Marxist, với một số các nhà phê bình Croatia trong số đó, nhìn chung, có xu hướng đánh giá tác phẩm của Beckett như là minh họa của sự suy tàn trong xã hội tư bản phương Tây đương thời‖ [134; 211]

Qua những nghiên cứu trên, ta thấy thời gian đón nhận tác phẩm của Samuel Beckett tùy thuộc vào nhiều yếu tố: văn hóa, chính trị, xã hội… Ở giai đoạn đầu (những năm 50 - 60 của thế kỷ XX), có nhiều ý kiến trái ngược nhau về giá trị của kịch Samuel Beckett, thậm chí một số nơi xem tác phẩm của Beckett tiêu biểu cho

Trang 22

chủ nghĩa hư vô, tiêu cực, bi quan Nhưng ở giai đoạn sau, các nhà phê bình ở nhiều quốc gia khác nhau đã thống nhất trong sự phê bình, tiếp nhận, đánh giá và đề cao những sáng tạo, đóng góp nghệ thuật của Samuel Beckett trong nỗ lực đổi mới sân khấu Thêm vào đó, sự tiếp nhận tác phẩm của Samuel Beckett diễn ra không đồng đều về mức độ Nếu như ở các nước phương Tây, kịch Samuel Beckett được đông đảo người đọc/xem biết thì ở phương Đông, tác phẩm của ông nói chung và kịch nói riêng dường như được tiếp nhận muộn hơn

Thứ ba, về phương diện nghiên cứu so sánh, có hai khuynh hướng: so sánh

các tác phẩm của Beckett với nhau và so sánh tác phẩm của Beckett với các nhà văn khác Ở khuynh hướng thứ nhất, có một số bài viết tiêu biểu của các tác giả như: Michael Y Bennet, Abhinaba Chatterjee, Marzich Keshavarz

Năm 2012, với bài The Response to the Offstage Presence in Beckett's “Act

Without Words I” and “Act Without Words II” (Hồi đáp về Sự Hiện diện ngoài sân khấu trong “Động tác không lời I” và “Động tác không lời II” của Beckett) đăng

trên ANQ: A Quarterly Journal of Short Articles, Notes and Reviews (Tạp chí hằng

quý các Bài báo ngắn, những Ghi chú và các bài Phê bình), tập 25, số 1, Michael

Y Bennett đã nhận định về các nhân vật trong hai vở kịch của Beckett Tác giả viết:

―Tuy nhiên, Beckett không quan tâm có hay không tồn tại sự hiện hữu ở ngoài sân khấu Điều quan trọng với Beckett là các nhân vật phản ứng lại với sự hiện hữu như thế nào Tôi biện minh rằng hai vở kịch ngắn này biểu lộ hai phản ứng khác nhau để chống lại tác nhân kích thích và/hay lực đẩy: sự hiện hữu ở ngoài sân khấu có ảnh

hưởng xấu hay tốt Trong Động tác không lời I, nhân vật phản ứng lại thách thức và

chống lại của những người theo thuyết hiện sinh Camus với sự hiện hữu ngoài sân

khấu có ảnh hưởng xấu Trong Động tác không lời II, nhân vật cảm thấy hài lòng

khi được là chính họ, khi đương đầu với sự hiện diện ngoài sân khấu có ảnh hưởng tốt Lối đọc này quan trọng bởi vì không như kiểu nhìn thế giới ảm đạm của Beckett, xem xét về việc phản ứng lại thế giới xấu hay tốt tập trung vào sức mạnh của con người và ý thức không ngừng của Beckett vào ý-chí-để-sống‖ [146; 16] Những so sánh của Michael Y Bennett là gợi ý tốt cho chúng tôi trong quá trình đọc - hiểu kịch của Samuel Beckett

Trang 23

Năm 2012, Micheal Y Bennett lại tiếp cận từ phương diện so sánh kịch với

tác phẩm văn xuôi trước đó của Beckett Trong bài The Cartesian Beckett: The

mind - body split in Murphy and Happy Days (Beckett với tư tưởng của Descartes: Tinh thần - thể xác chia tách trong “Murphy” và “Những ngày tươi đẹp”), in trong

A Quarterly Journal of Short Articles, Notes, and Reviews (Tạp chí hằng quý các Bài báo ngắn, những Ghi chú và Phê bình), tập 25, số 2, tác giả nhận xét: ―Kết thúc

tiểu thuyết Murphy của Samuel Beckett (1938), đưa ra giả thuyết rằng Murphy có

ba phần riêng biệt (thể xác, tri thức và linh hồn) Ba phần này không hợp nhất trong Murphy Thay vì thế, tôi cho rằng Beckett mường tượng sự phân chia rõ ràng theo thuyết của Descartes giữa tri thức và thể xác (và tâm hồn, với vấn đề này, cũng

vậy) (…) Những năm sau đó, vào năm 1961, trong vở kịch Những ngày tươi đẹp,

Beckett đã trở lại ý tưởng này về sự chia cắt giữa tri thức và thể xác Khi Winnie,

trong hồi II, đang bị chôn vùi trong đống cát đến cổ, bà thực sự không thể làm gì

được nữa Cơ thể bà trở nên bất động và không thể làm gì được - trong tình trạng

như thế mà cứ kéo dài sự tồn tại hiện sinh - điều này có thể giả định rằng theo chủ nghĩa hiện sinh, Winnie nên ngừng sống Tuy nhiên, có thể Winnie hiểu rằng, lý lẽ được biểu thị chính nó qua ngôn từ, trở thành những phương tiện cho sự sống còn

Sự cần thiết của lời nói (Nhưng tôi cần phải nói nữa) và sự cần thiết của lý lẽ là căn

cứ của kịch Beckett‖ [145; 118] Chúng tôi đồng tình với quan điểm của tác giả ở bài viết này, khi cho rằng lời lẽ chính là yếu tố quan trọng đối với nhân vật của Samuel Beckett Nhận định của người viết còn cho chúng tôi thấy được sự tiếp nối trong tư tưởng của Beckett từ văn xuôi chuyển hóa vào kịch Điều này làm sáng tỏ một số vấn đề về đặc trưng kết cấu của kịch Samuel Beckett mà chúng tôi sẽ triển khai ở phần sau

Năm 2012, Marzieh Keshavarz giảng viên Khoa ngôn ngữ nước ngoài, Đại học Shiraz, Iran, đã nghiên cứu xu hướng hậu hiện đại trong hai vở kịch của Beckett

với bài Beckett’s Metatheatrical Philosophi: A postmodern Tendency Regarding

“Waiting for Godot” and “Endgame” (Triết lý siêu kịch của Beckett: Xu hướng hậu hiện đại liên quan đến “Trong khi chờ Godot” và “Tàn cuộc”) đăng trên tạp chí Mediterranean Journal of Social Sciences (Tạp chí Địa Trung Hải về Khoa học Xã

Trang 24

hội), tập 3 Tác giả nhận định: ―Trên thực tế, Beckett đã từ bỏ những quy ước thông

thường để chỉ ra sự phi lý và thiếu ý nghĩa trong cuộc sống hiện đại Để đạt được mục tiêu này, ông ấy thay thế những vở kịch theo quy ước thông thường của một thế giới có tính logic bởi một thế giới mảnh vỡ đầy những ngôn từ vô nghĩa được nói ra bởi các nhân vật, để chứng thực bầu không khí như giấc mơ của sự phi lý bao quanh toàn bộ vở kịch Cách tân của ông bao gồm tất cả các yếu tố thông thường của sân khấu, bao gồm cốt truyện, sự mô tả tính cách nhân vật, ngôn ngữ và thời gian Việc lạ hóa những khái niệm quen thuộc này thiết lập cơ sở của tính siêu-kịch

để có thể trình diễn những hành động buộc chúng ta phải nhận thức trạng thái xa lạ

vây quanh toàn bộ vở kịch [108; 137]

Abhinaba Chatterjee với hướng đi khác khi tìm hiểu hai vở kịch của Samuel

Beckett dưới ảnh hưởng tính phi lý theo quan điểm Camus trong bài Camus's

Absurdity in Beckett's Plays: “Waiting for Godot” and “Krapp's Last Tape”(Tính phi lý của Camus trong những vở kịch của Beckett: “Trong khi chờ Godot” và

“Cuộn băng cuối cùng của Krapp”) đăng trên tạp chí Lapis Lazuli-An International Literary Journal (Lapis Lazuli - Tạp chí Văn chương Quốc tế) tập 3, số 2, năm

2013, đã cho rằng: ―Đồng thời, quan điểm của Camus và Nietzsche giả định rằng

khái niệm về Chúa không thể có ý nghĩa trong một thế giới ở đó sự phi lý bao

quanh; niềm tin vào Chúa đòi hỏi sự phục tùng tư tưởng cho rằng có một cách hợp

lý hóa sự tồn tại Chủ nghĩa phi lý bác bỏ tư tưởng này và bởi vì khái niệm Chúa

không thể hòa hoãn với Phi lý, tôn giáo không còn chỗ đứng trong xã hội nữa Xã hội không có Chúa gần đây đã được định nghĩa bởi những phẩm chất phi lý, được phổ biến qua các tác phẩm của Samuel Beckett‖ [89; 198]

Và ở một đoạn khác: ―Mặc dù khán giả đã quen thuộc với kiểu sân khấu mang

tính hiện đại và đã có các kiểu thức thử nghiệm trước khi vở kịch Trong khi chờ

Godot của Beckett xuất hiện năm 1953, đây vẫn là vở kịch có phạm vi ảnh hưởng

sâu sắc và rộng lớn nhất Trước vở kịch này, khán giả có thể mong đợi một vở kịch

hoàn hảo loại kịch - hệt như - cuộc đời, các nhân vật có tâm lý y như thật, hội thoại

hài hước, và diễn xuất khéo léo, những cốt truyện có quan hệ nhân - quả với phần

mở đầu thắt nút ngắn gọn, phần giữa và phần kết thúc tương tự các vở kịch của GB

Trang 25

Shaw và Ibsen Tuy nhiên, Trong khi chờ Godot phá vỡ những sự mong đợi này ở

mọi phương diện Vòng tròn của vở kịch hoàn toàn không theo quy luật thông thường Sự phát triển cốt truyện theo lối truyền thống nguyên nhân/ hiệu quả bị bỏ rơi trong vở kịch này Động thái trong vở kịch mang tính vòng tròn và đối xứng Hồi hai tương tự như hồi một Không có gì xảy ra ngoại trừ cái cây có vài cái lá biểu thị sự trôi đi siêu thực của thời gian‖ [89; 199] Với bài viết này, tác giả đã chỉ

ra đặc điểm cốt truyện của vở kịch nổi tiếng nhất của Samuel Beckett

Năm 2014, Iain Bailey đề xuất tiếp cận Samuel Beckett thông qua các khái

niệm sự hiểu biết và liên văn bản trong bài viết Like a Sweat of Things’:

Familiarity, Intertextuality, and Beckett's Bibles (Tựa bài toán khó của những vấn đề: Sự quen thuộc, Liên văn bản, và Những kinh thánh của Beckett) in trong Textual Practice (Thực hành văn bản) tập 28, số 1 Ông viết: ―Sự quen thuộc truyền bá hai

quan điểm về thực tiễn phê bình trong nghiên cứu Beckett Ở trường hợp thứ nhất,

đó là tài liệu lưu trữ khả dĩ tạo ra sự quen thuộc có thể giải thích được theo kinh nghiệm và cũng tùy thuộc vào tiêu chuẩn của độ chính xác - tùy thuộc vào vấn đề Trong trường hợp thứ hai, sự quen thuộc là thứ tồn tại trong những khoảng trống nằm giữa sự đánh dấu lưu trữ Sự quen thuộc được nắm bắt giữa hai vị trí của tính

có thể chứng minh được và tính không thể chứng minh được, là một khái niệm không dễ để phân tích Đồng thời, dường như nó miêu tả điều gì đó hướng thẳng đến mối quan hệ của tác giả và bạn đọc với văn bản, vốn có thể được chứng minh theo cách này hay cách khác, và trong những sự phát triển - nhưng chỉ tùy thuộc vào một vấn đề Như tôi sẽ tranh luận trong bài báo này, sự quen thuộc là một vấn đề gây tranh cãi trong lý thuyết liên văn bản, cũng liên quan đến những hàm ý khi vận dụng vào việc đọc tác phẩm của Beckett‖ [74; 143]

Bên cạnh khuynh hướng thứ nhất, so sánh giữa các tác phẩm của Samuel Beckett, còn có khuynh hướng thứ hai là so sánh giữa tác phẩm của Samuel Beckett với tác phẩm của các nhà văn khác (đồng đại hoặc lịch đại)

Martin Esslin là nhà phê bình nổi tiếng khi ông khai sinh thuật ngữ Theatre of

the Absurd (Kịch phi lý) Trong bài The Theatre of the Absurd (Kịch phi lý) in trong

tờ The Tulane Drama Review (Tạp chí Kịch vùng Tulane) tập 4, số 4, 5/1960, ông

Trang 26

đã chỉ ra quan điểm của các kịch gia phi lý trong đó có Samuel Beckett Tác giả

viết: ―Tuy nhiên, mỗi nhà văn này [Samuel Beckett, Arthur Adamov, Eugène

Ionesco - LTH] lại có quan điểm riêng về sự phi lý: với Beckett đó là tính u sầu,

được tô điểm bởi cảm giác vô vọng sinh ra từ sự vỡ mộng của tuổi già và thói quen tuyệt vọng; Adamov thì tích cực hơn, xông xáo hơn, phàm tục hơn, và thoáng ngụ ý chính trị - xã hội; trong sự phi lý của Ionesco có hương vị riêng phảng phất trò hề bi kịch Nhưng tất cả họ đều chia sẻ ý nghĩa sâu sắc về sự cô đơn và đặc tính cố hữu của thân phận con người‖ [ 92; 4] Nhận xét của Martin Esslin đã giúp ích cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu để tìm ra đặc trưng của kịch Samuel Beckett Năm 1994, từ phân tích một vở kịch tiêu biểu của Samuel Beckett, Liliana

Sikorska đã đi đến khái quát đặc trưng của những vở kịch phi lý với bài The

language of Entropy: A pragma-dramatic Analysis of Samuel Beckett's Endgame (Ngôn ngữ của Sự hỗn độn: Phân tích hiện thực kịch trong “Tàn cuộc” của Beckett) in trong Studia Anglica Posnaniensia (Tạp chí Quốc tế Nghiên cứu Văn học tiếng Anh của vùng Posnan) số XXVIII Tác giả viết: ―Những vở kịch được

viết theo lối kịch phản-hiện thực, bị chi phối bởi logic vốn có của riêng chúng Phép

so sánh chỉ ra giữa kịch truyền thống và kịch phi lý mang lại tình huống mà ở đó

hành động được thay thế gần đây với chuỗi kết nối lỏng lẻo của hình ảnh, căn bản dựa trên hội thoại Hành động không bị chi phối bởi luật phát triển logic nên bị tước

đi động cơ thúc đẩy Cũng như vậy, cốt truyện không tồn tại, do đó, vở kịch chỉ trình diễn những vai chính được mô tả đại khái Kịch phi lý mang đậm tính bi quan sau thời hỗn loạn hậu Einstein, thường được nhận thức trong một giai đoạn dần dần xuống cấp của sự sống và mang tính hiện sinh Những kịch viết theo quy ước của Kịch phi lý bao gồm các yếu tố sân khấu thuần túy, không có tính văn chương: tính suy xét thường xuyên về nghĩa và việc hiểu nhầm, sự lặp lại như điệp khúc, cùng với một số hành động rất nguyên thủy, thuộc về nhà hát ca múa nhạc hay gánh xiếc truyền thống hơn là sân khấu‖ [136; 196]

Rick de Villiers trong bài “Of the Same Species”: T.S Eliot's Sweeney

Agonistes and Samuel Beckett's Waiting for Godot (Về những điểm tương đồng:

“Sweeney nhập cuộc chiến” của T.S Eliot và “Trong khi chờ Godot” của Beckett)

Trang 27

đăng trên tạp chí English Studies in Africa (Nghiên cứu tiếng Anh ở Châu Phi) tập

55 số 2 năm 2012, đã tìm ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm Sweeney nhập cuộc

chiến và Trong khi chờ Godot Ông viết: ―Thật không thể không nghĩ rằng Beckett

sẽ đồng ý với nhận định này Trong vở kịch khi mà việc suy nghĩ, cân nhắc rất cẩn

trọng thì tiêu đề (Bi hài kịch hai hồi) dường như được nhấn mạnh đến kỳ lạ Và lúc

này, đó là một tên gọi chống lại định nghĩa, một thể loại đi ngược lại mầm mống của thể loại, một hình thái không có giới hạn Cả hai vở kịch dẫu đều là những nghiên cứu về tình trạng trì trệ nhưng chúng đã đập vỡ thói quen trải nghiệm và sự mong đợi trong nghệ thuật của chúng ta Ở bài viết này, hai phương diện được bàn đến (triết lý của nghệ sỹ về căn nguyên tội lỗi và sử dụng kết thúc mơ hồ) cùng phá

vỡ và nới lỏng mặc định am hiểu kiến thức vốn sẵn có ở khán giả và độc giả Những việc trước đây được hứa nhưng không bao giờ thực hiện Những cuộc hẹn đã lên lịch nhưng chẳng bao giờ thành Và thông qua những tâm trạng thất vọng này,

chúng ta bị từ chối được có niềm an ủi của ngày mai (…) Mặc dù vậy, Sweeney

nhập cuộc chiến và Trong khi chờ Godot là liều thuốc giảm đau cho thói quen có

hại cả trong nghệ thuật và cuộc sống Với thành tựu riêng biệt còn nguyên đó, chúng đều là những hình thái tương đồng‖ [90; 26] Nhận định của Rick de Villiers

đã cho chúng ta thấy dụng ý sáng tác của Samuel Beckett khi gọi tên kịch của mình

là bi - hài kịch, đồng thời, tác giả ghi nhận tác động của kịch Samuel Beckett đối

với thẩm mỹ của người tiếp nhận

Mehmet Akif Balkayav lại so sánh hai vở kịch của hai nhà viết kịch phi lý

Trong khi chờ Godot (Samuel Beckett) và Tiệc sinh nhật (Harold Pinter) trong bài

viết The meaninglessness of Life in Samuel Beckett’s “Waiting for Godot” and

Harold Pinter’s “The Birthday Party”(Sự vô nghĩa của cuộc đời trong “Trong khi chờ Godot” của Samuel Beckett và “Tiệc sinh nhật” của Harold Pinter) đăng trong The Criterion: An International Journal in English (Tiêu chuẩn: Tạp chí Quốc tế bằng tiếng Anh), tập 4 năm 2013 Tác giả nhận thấy: ―Cả hai vở kịch Trong khi chờ Godot và Tiệc sinh nhật - giống như nhiều vở kịch phi lý khác - thể hiện trạng thái

tồn tại vô nghĩa của con người và tiếp cận một cách logic với trạng thái này Con người cô đơn trong thế giới này và anh/cô ta là kiếp người tàn, bị ép buộc phải sống

Trang 28

ở đó Con người không hòa nhịp với thế giới Một trong những nguyên tắc của kịch phi lý là phản ánh sự không hòa hợp bằng cách tạo ra sự không hài hòa trên sân khấu Không có vở kịch nào đề xuất giải pháp khác cho điều kiện sống tốt hơn Ngược lại, nó nhấn mạnh rằng con người bị ép buộc phải sống trong điều kiện tồi

tệ, do đó, có thể nói rằng cả hai vở kịch đều cố gắng phản ánh mối quan hệ giữa những yêu cầu phi lý của con người và tính phi lý của thế giới‖ [72; 2] Tác giả đã gọi tên được bản chất con người trong thế giới kịch Samuel Beckett Điều này giúp ích cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu kết cấu kịch của nhà văn này, đặc biệt

là nhận diện được đặc trưng nhân vật của Samuel Beckett trong mối liên hệ với thế giới và với chính nó

Năm 2013, trong công trình Beyond the Suffering of Being: Desire in Giacomo

Leopardi and Samuel Beckett (Bên kia Nỗi chịu đựng của Tồn tại: Ước muốn của Giacomo Leopardi và Samuel Beckett), Roberta Cauchi-Santoro đã nhận xét:

―Beckett cũng thường bị gán cho cụm từ về hư vô (một cách chính đáng) Mặc dù

hư vô đứng ở trung tâm trong tác phẩm của ông, tuy nhiên, Beckett kịch liệt bác bỏ

danh hiệu nhà hư vô chủ nghĩa: Tôi hoàn toàn không hiểu tại sao mọi người gọi tôi

là nhà hư vô chủ nghĩa Chẳng có cơ sở gì về điều đó cả‖ [86,67] Khi phân tích

bức thư nổi tiếng của Samuel Beckett gửi Axel Kaun, người viết cho rằng: ―Trong

lá thư này, Beckett nêu rõ lý lẽ về việc phủ nhận của nghệ thuật, và cùng với đó là

ngôn ngữ, thông qua chính ngôn ngữ để tiếp cận với những vấn đề (hoặc hư không)

sau nó… để đào một cái hố sau một cái hố khác trong đó cho đến khi điều ẩn giấu phía sau trở thành một cái gì đó hoặc không là cái gì cả bắt đầu xuyên thấm qua

Điều ẩn giấu phía sau, dù là một cái gì đó hoặc không là cái gì cả, đều được bộc lộ khi cuộc sống (hay thói quen) bị ngắt quãng Điều này dẫn chúng ta quay lại sự hiểu

thấu vào bên trong nỗi chịu đựng của sự tồn tại, nếu thiếu điều đó, không thể có nghệ thuật nào Trong tác phẩm của riêng Beckett, tính bất khả của hư không vì thế

cần được suy ngẫm trong mối liên hệ không phải với chủ nghĩa hư vô mà với sự xuất hiện tất yếu của cả hư vô và mặt tương ứng của nó: cái vô hạn‖ [86; 68]

Trong cuốn Repetition, Difference, and Knowledge in the Work of Samuel

Beckett, Jacques Derrida and Gilles Deleuze (Sự lặp lại, trì biệt và tri thức trong

Trang 29

tác phẩm của Samuel Beckett, Jacques Derrida và Gilles Deleuze) (2008), Sarah

Gendron quả quyết rằng: ―Một số nhà lý luận đã tranh cãi rằng lối viết của Beckett tượng trưng cho sự phá vỡ căn bản từ những điều đã có, thay vì ở nơi nào đó trên vùng đất-không-người, nó thuộc về ở giữa những thứ đã có từ lâu trong quá khứ và những thứ vẫn còn đang tới Barthes, Foucault và Lyotard, ba nhà triết gia miêu tả tác phẩm của Beckett như là chơi trò bập bênh giữa đôi bờ của chủ nghĩa hiện đại

và chủ nghĩa hậu hiện đại Lý do để diễn giải điều này tuy khác nhau ở mỗi học giả nhưng đều gợi ra một ý tưởng về tác phẩm của Beckett như sự hiện thân của điều

chưa được biết đến‖ [95; XVIII]

Năm 2004, trong nghiên cứu“The Death of Dynasty” Presence in Drama and

Theory: Samuel Beckett and Jacques Derrida (Sự hiện diện “cái Chết của Triều đại” trong kịch và lý thuyết: Samuel Beckett và Jacques Derrida) đăng trên Journal

of Dramatic Theory and Criticism (Tạp chí Lý thuyết và Phê bình kịch), tập XVIII,

số 2, Sarah Gendron đặt câu hỏi về sự vắng mặt hiện diện trong kịch Beckett và kết

luận: ―Câu hỏi còn nguyên vẹn khi sân khấu của Beckett có ý định khai thác sự hiện

diện thuần túy không, hay thay vì thế lại ngụ ý vạch trần nó như là sự đánh lừa Để

trả lời câu hỏi này, một vài điểm cần phải đưa ra xem xét Thứ nhất, không có vở kịch nào xuất phát từ sự ưu tiên cho chính sự tồn tại của nó Thay vì hiện diện để

được thuần túy - theo định nghĩa - nó không thể bị làm hỗn tạp bởi bất kỳ điều gì

không phải chính nó - nói cách khác, nó chắc chắn phải là khởi đầu và kết thúc của chính nó Không phải vở diễn nào trên sân khấu của Beckett đều là sản phẩm của văn bản Thứ hai, rất nhiều những thứ xuất hiện biểu thị cho sự hiện diện thuần túy trong tác phẩm của ông, là kết quả của chỉ dẫn sân khấu chi tiết trong nguyên bản

Ví dụ, nếu đạo diễn xem văn bản là chính xác như đạo diễn Roger Blin và Alan Schneider thường làm, thì mọi điểm dừng của nhân vật trên sân khấu có thể đã được ghi chép sẵn trong văn bản‖ [96; 24]

Tóm lại, ở phương diện nghiên cứu so sánh, các học giả đã đi sâu phân tích, so sánh các tác phẩm của Samuel Beckett cũng như tác phẩm của ông với các nhà văn khác (đồng đại và lịch đại), để nhận ra nét độc đáo trong sáng tác của ông

Trang 30

Thứ tư là tiếp cận theo hướng thi pháp học, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra

được những đặc điểm về nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, không gian, thời gian trong kịch Samuel Beckett Nhận định của các tác giả giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa các yếu tố của kết cấu tác phẩm trong chỉnh thể toàn vẹn của nó

Brooks Atkinson là nhà phê bình kịch cho tờ New York Times (Thời báo New

York) Trên bài viết đăng ngày 29/01/1958, ông viết: ―Rõ ràng, không gian là nơi

nào đó giữa sự sống và cái chết, và thời gian chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi của tiếng rên rỉ cuối cùng trên trái đất vào ban đêm Đừng mong đợi dòng này đưa ra sự giải thích mạch lạc của điều (nếu có) xảy ra Hầu như chẳng có gì xảy ra trong ý nghĩa của hành động‖ [102; 188-189] Tác giả đi đến nhận định: ―Thế nhưng vô vọng, Beckett đang ném màn che giấu đến bên kia những cuộc truy hoan cuối cùng trên trái đất Ông ấy đang vẽ chân dung về cảnh hoang tàn, không có tình yêu, nỗi buồn chán, sự tàn nhẫn, nỗi đau đớn, hư vô Nhìn ra cửa sổ thông qua kính thiên văn,

Clov thuật lại điều hắn thấy: Không, không và không Beckett đang chuẩn bị cho

chúng ta sự quên lãng‖ [100; 189]

Năm 1978, Rosemary Pountney trong công trình nghiên cứu A study of

Samuel Beckett's Plays in English with special reference to their development through Drafts and to Structural Patterning (Nghiên cứu về Kịch Samuel Beckett bằng tiếng Anh với tham chiếu đặc biệt tới sự phát triển thông qua các bản Phác thảo và Kiểu mẫu kết cấu) đã nhận thấy tính chu kỳ trong kết cấu của kịch Samuel

Beckett Tác giả nhận định: ―Nhưng chu kỳ ấy có thể được nhận thức ngay cả khi được cung cấp chìa khóa của Beckett, vẫn còn khiến cho người đọc thông thường bị lúng túng khó hiểu những câu văn quay vòng lại chính mình, tạo ra một thế giới địa ngục của riêng chúng Nghiên cứu về ý nghĩa của sự trống rỗng này dường như tương đương với điều bí ẩn về thân phận con người - cách sử dụng thì tương lai ám

chỉ tính tích cực (anh ta sẽ làm nó) nhưng mỗi cách sử dụng như vậy lại đặt bẫy với

chu kỳ của chính đoạn văn ấy Do đó, văn bản được cân bằng hai mặt: đó là cả sự sắp xếp ban đầu, khi đọc một cách liên tục, giúp chúng ta hiểu tác phẩm và sự sắp xếp lại xen kẽ các trang của bản in, tạo nên nhận định riêng về tình trạng khốn khổ

Trang 31

của con người, và bằng cách phá vỡ những nhóm câu lặp lại văn bản sẽ được cân bằng Bởi vậy, chu kỳ của sự tồn tại hoặc nội dung tác phẩm hợp nhất lại một cách

kỳ diệu trong hình thức của nó, với cấu trúc vòng tròn ngôn ngữ‖ [127; 36]

Catherine Laws trong công trình Music and Language in the Work of Samuel

Beckett (Âm nhạc và ngôn ngữ trong tác phẩm của Samuel Beckett) năm 1996, bên

cạnh hướng nghiên cứu đề tài ở chuyên ngành âm nhạc, đã quan tâm đến tính tiên phong của tác phẩm Samuel Beckett: ―Quá trình phát triển ấy trong tác phẩm Beckett bao gồm sự phát triển từ việc loại bỏ cấu trúc khép kín của nhận thức tới việc mô tả bằng chữ nhiều bản thể tạm thời, thế giới và ý nghĩa, và do nhận ra điều

đó mà Beckett có thể thường xuyên được miêu tả như một tác giả dự báo của hậu

hiện đại Tuy nhiên, sau khi thiết lập cơ sở của mối quan hệ giữa tác phẩm Beckett

và lý thuyết hậu hiện đại, lại phát sinh một vấn đề mới - đó là mối liên quan tới những cách tiếp cận theo lý thuyết riêng biệt nào đó thường được xếp vào chủ nghĩa hậu hiện đại, đặc biệt là giải cấu trúc luận Mối quan hệ giữa chủ nghĩa hậu hiện đại

và giải cấu trúc luận (và kèm theo vấn đề này, hậu cấu trúc luận) thường được thừa nhận là có thể hoán đổi cho nhau, vì chỉ có Beckett thường được coi là tiêu biểu cho hậu hiện đại trước khi tồn tại chủ nghĩa hậu hiện đại, và ông ấy cũng được miêu tả như một nhà giải cấu trúc trước khi có khái niệm giải cấu trúc luận Nhìn chung, cách tiếp cận Beckett của các nhà phê bình giải cấu trúc cũng phổ biến như những nhà phê bình của chủ nghĩa hậu hiện đại, lại phát triển từ việc đọc đơn giản các ý tưởng được đặt ra, và từ giả định rằng chúng có thể ngụ ý tính súc tích trong tác phẩm của Beckett tới những dấu hiệu về tình trạng trống rỗng hoàn toàn trong vở kịch‖ [115; 153] Trên thế giới, có nhiều quan điểm khác nhau khi quy tác phẩm của Samuel Beckett thuộc văn học hiện đại hay hậu hiện đại Ý kiến của Catherine Laws cũng đóng góp một cách nhìn khi tiếp cận tác phẩm của nhà văn

Năm 1996, Pintér Károky đã chỉ ra những thành tố của kết cấu kịch mà

Samuel Beckett đổi mới so với kịch truyền thống Với bài viết Conherence of

incongruity: Beckett’s dramatic structure (Tính mạch lạc của điều không phù hợp: Kết cấu kịch Beckett) in trong Hungarian Journal of English and American Studies (HJEAS) (Tạp chí Hungari về Nghiên cứu Anh Mỹ), tập 2, số 2, chuyên đề về kịch

Trang 32

Ireland, tác giả đã khẳng định: ―Samuel Beckett thường được coi là nhà sáng tạo vĩ đại của sân khấu thế kỷ 20 vì nhiều lý do và không còn nghi ngờ gì nữa bởi hầu như không có một phương diện truyền thống nào mà ông không thách thức, đặt câu hỏi,

giễu nhại hoặc phá hủy trong một hay nhiều vở kịch của ông Thậm chí tính bảo thủ

nhất trong các vở kịch của ông thiếu hầu hết mọi thứ như quy ước kịch truyền thống yêu cầu, bao gồm cốt truyện, các nhân vật được phân biệt bởi nét đặc trưng cá nhân, lời thoại có nghĩa và mạch lạc, một phần hiện thực, chủ đề được phơi bày, phát triển

và (trong hầu hết các trường hợp) được giải quyết trong quá trình của hành động kịch Thay vào đó, chúng ta đang phải đối mặt với những hình ảnh bị phân mảnh trong một thế giới trần trụi, trống rỗng, giả tạo một cách phi thực như trong một giấc mơ, hay đúng hơn, trong một cơn ác mộng‖ [107; 31] Bài viết giúp chúng tôi định hướng được những thành tố của kết cấu kịch mà Beckett hủy diệt

Trong bài Representation and Absence: Paradoxical Structure in Postmodern

Texts (Hiện diện và Vắng mặt: Cấu trúc nghịch lý trong văn bản Hậu hiện đại) in

trong Symposium: A Quarterly Journal in Modern Literatures (Chuyên đề: Tạp chí

hằng quý về Văn chương Hiện đại), tập 51, số 2, năm 1997, Yuan Yuan đã viết: ―Rõ

ràng, Trong khi chờ Godot được cấu trúc và chi phối bởi sự vắng mặt Vở kịch

không tạo ra bất cứ địa điểm cụ thể nào cũng không biểu thị một thời gian cụ thể nào trong lịch sử, và nhân vật trung tâm (Godot) vắng mặt trên sân khấu Trong tiểu

luận Ký hiệu học của Chờ đợi, Maria Minich Brewer ghi nhận: Godot là chứng cứ

ngoại phạm trong tác phẩm Beckett, bởi Godot đã chiếm giữ không gian vắng mặt bên ngoài không gian của buổi trình diễn, tổ chức nó từ xa thông qua cuộc đàm luận về quyền lực hay thần quyền Trong bối cảnh này, trung tâm khuyết thiếu (sự

vắng mặt của Godot), hơn là các hoạt động trên sân khấu (sự hiện diện của Estragon

và Vladimir), đã cấu thành chủ đề trung tâm của sự vắng mặt và màn trung tâm của

vở kịch Đặc biệt, điều khiến chúng ta quan tâm là mối quan hệ giữa sự hiện diện bên lề với trung tâm vắng mặt - mối quan hệ mang tính cấu trúc vốn có giữa sự tồn tại của các nhân vật trên sân khấu với sự vắng mặt của Godot trên sân khấu‖ [147; 129] Nhận định của tác giả đã gợi ý cho chúng tôi khi nghiên cứu về một kiểu nhân vật phi lý, dù không xuất hiện trên sân khấu nhưng vẫn đóng vai trò trung tâm

Trang 33

Trong cuốn Samuel Beckett and the Philosophical Image (Samuel Beckett và

Hình tượng triết học) (2006), Anthony Uhlmann đã cho rằng: ―Rõ ràng, hình tượng

và cách vận dụng hình tượng rất quan trọng đối với Beckett Giờ đây Beckett cũng quan trọng đối với hình tượng và cách chúng ta hiểu về nó: những phương diện của cách thức ông thực hành để phát triển logic mỹ học giúp chúng ta hiểu rộng hơn về vấn đề hình tượng là gì, và nó có thể làm được gì trong văn chương, kịch và phương tiện truyền thông nghe nhìn… Tác phẩm của nhà triết học người Pháp Henri Bergson (1859-1941) là chìa khóa quan trọng để hiểu về hình tượng của Beckett và

sự liên quan của nó với tư tưởng Beckett hiểu biết cả tác phẩm của Bergson và

những quan điểm của khuynh hướng hiện đại giai đoạn đầu, bao gồm nhà thơ theo

chủ nghĩa hình tượng” [139; 2]

Lois Oppenheim trong bài viết Life as Trauma, Art as Mastery (Cuộc sống

như là Chấn thương, Nghệ thuật như là Quyền lực) đăng trong Contemporary Psychoanalysis (Phân tâm học hiện đại), tập 44, số 3, năm 2008, đã nhận định:

―Beckett cũng bị ám ảnh bởi những rối loạn trí nhớ Sự hoạt động khác thường của trí nhớ gợi lên ở mọi nơi, dường như liên kết mạnh mẽ với thất bại của đối tượng vở diễn Các nhân vật đi tìm kiếm lẫn nhau mà không có hồi ức về sự hiện diện hay gốc tích của người khác (Họ thường giống nhau với cái mũ quả dưa và tên là các chữ cái đơn lẻ hay từ đơn âm tiết; và thường xuất hiện đầy đủ những dấu vết ảm đạm và khoảng trống rỗng, trong tưởng tượng hay quan sát của người trần thuật, ở

đó, xuất hiện hình ảnh tinh thần của cha mẹ hay người thân yêu.) Hiệu ứng sân khấu

kỳ lạ cũng hiển hiện xuyên suốt tác phẩm, mà tính cam chịu, sự hờ hững và nỗi buồn chán hòa âm thành những mẫu số chung của tất cả trải nghiệm cuộc đời nhân vật Tuy nhiên, sự tự-phân mảnh lại là thuộc tính gây ấn tượng nhất ở những hình tượng của Beckett Nghi thức ép buộc, giọng điệu gợi ảo giác, tiến trình tư duy phi

lý, trạng thái khác thường của ngôn từ, tất cả đều là đặc hữu của thế giới Beckett,

nhưng không có gì ghi sâu vào trí nhớ đến thế, như Bennett Simon đã gọi là sự chia

cắt giữa bên trong và bên ngoài bản thể‖ [124; 421] Phát hiện này của người viết

đã gợi mở cho chúng tôi khi nghiên cứu về kết cấu phân mảnh trong kịch của Samuel Beckett

Trang 34

Laura Salisbury làm việc tại trường Đại học London Bà giảng dạy về văn học đương đại và mối quan hệ giữa khoa học, triết học và văn hóa Năm 2012, bà xuất

bản cuốn Samuel Beckett - Laughing Matters, Comic Timing (Samuel Beckett - Chất

liệu của Cái cười, Sắp đặt thời gian hài hước) Công trình này nghiên cứu vấn đề

cái hài trong kịch của Samuel Beckett, vai trò tính hài hước ảnh hưởng như thế nào đến sự xây dựng kết cấu kịch Bà viết: ―Vì vậy, văn bản của Beckett không thể được miêu tả dễ dàng đầy đủ những khoảnh khắc hài kịch, tuy thế, rõ ràng và một cách tự

ý thức, chúng lại mong muốn đạt hiệu quả hài kịch Việc tự ý thức này biểu hiện rằng chính nó tựa như là sự hiểu biết những dạng thức hài kịch có thể nhận thức được của các hình thức và chiến lược; nhưng cũng có nhiều trường hợp các nhân vật bình luận dựa trên những cưỡng ép của chất hài, những trường hợp đó vẫn còn lại trong các cảnh trí sân khấu hư cấu bị tẩy trắng và ảm đạm này‖ [132; 4]

Năm 2012, Charlotta Palmstierna Einarsson trong công trình Mis-Movements:

The Aesthetics of Gesture in Samuel Beckett’s Drama (Động thái lệch lạc: Mỹ học của cử chỉ trong Kịch Beckett) (Thụy Điển) đã chỉ ra vai trò quan trọng của hình thể

trong kịch Samuel Beckett Tác giả nhận định: ―Cơ thể luôn là phần quan trọng của bất cứ tác phẩm sân khấu nào có sự tham gia của diễn viên, nhưng lối khai thác của Beckett việc trình diễn kịch lại liên quan đến sự thực hiện những hình thức mà trong

đó, ngay cả bộ phận dường như là vô nghĩa nhất của cơ thể và những chuyển động của nó cũng có phần thích đáng trên sân khấu Đạo diễn kiêm diễn viên Pierre

Chabert khẳng định rằng cơ thể trong kịch của Beckett được chú tâm cân nhắc đến

từng chi tiết Beckett nghiên cứu cơ thể với cả hai tư cách, tác giả và đạo diễn: Ông

ấy tiếp cận nó - cũng như cách ông ấy tiếp cận không gian, vật thể, ánh sáng và ngôn ngữ - như một chất liệu thô thuần túy, có thể cải biến, điêu khắc, định hình

và bóp méo trên sân khấu‖ [125; 2]

Trong bài Humans and/as machines: Beckett and cultural cybernetics (Con

người và/như máy móc: Beckett và điều khiển học văn hóa) đăng trên tờ Textual Practice (Thực hành Văn bản) tập 27, số 2, năm 2013, Seb Franklin đã nghiên cứu

Samuel Beckett từ điều khiển học văn hóa Ông viết: ―Tiểu luận này tiếp cận như một công trình thông qua những tương đồng về lịch sử từng tồn tại giữa văn phong

Trang 35

của Samuel Beckett và việc máy tính trở thành một hình thức kỹ thuật và văn hóa từ

thập niên 1930 đến 1980 Tác phẩm của Beckett, từ Watt trở đi, kéo dài việc giám

sát trình trạng quan liêu theo nguyên tắc gần đây bằng phương thức truyền thông như các tác phẩm của Kafka trong suốt thời kỳ mà máy móc kỹ thuật số thay thế cho máy móc sử dụng nhiệt động trong xã hội công nghiệp Đồng thời, phần chính của công trình này thể hiện một cách rõ rệt những đặc tính logic và chính thống đặc trưng cho các mô hình điều khiển học của hành vi và của cả xã hội có kiểm soát Mục đích của tiểu luận này là theo dấu vết và xác định nghĩa những thành phần trọng yếu của sự đồng dạng này Đây không phải là một công trình lưu trữ hay khởi nguồn nhằm tìm thấy chất liệu nối giữa tác phẩm của Beckett và máy tính, bởi vì đơn giản không có minh chứng nào về sự tồn tại kết nối này‖ [94; 251]

Năm 2014, Dena Ratner Marks tiếp cận Samuel Beckett từ triết học trong

công trình “Gathering thinglessness”: Samuel Beckett's Essayistic Approach to

Nothing (“Tập hợp điều vô nghĩa”: Tiếp cận mang tính luận đề của Samuel Beckett

về Hư vô) Tác giả cho rằng: ―Không còn nghi ngờ rằng Beckett đọc các tác phẩm

triết học, và để phản ánh sự thật đó, bài nghiên cứu này sẽ đưa ra những so sánh giữa tác phẩm nghệ thuật của Beckett với tác phẩm của các nhà triết học đã ảnh hưởng đến ông Rõ ràng, việc so sánh văn bản của Beckett với các nguồn tài liệu đó không cần thiết phải trả lời câu hỏi làm thế nào nhà văn có thể được công nhận đã đóng góp cho triết học trong ý nghĩa rộng nhất của việc tìm kiếm sự thật về trải nghiệm của con người Tuy nhiên, phương pháp này không hướng đến kết luận rằng tuyên bố của các nhà triết học thường là những lý lẽ nằm trong hệ thống quan niệm,

đã được biến đổi trong phạm vi văn chương của Beckett thành các câu chuyện không chắc chắn và mang tính chủ đề, chúng không được đặt làm cơ sở cho các tuyên bố gây tranh cãi Nói một cách khác, Beckett đã chia tách chất liệu của triết học khỏi văn cảnh và thay đổi nó, vì vậy, tuyên bố ban đầu về hư vô trở nên khó hiểu và mâu thuẫn‖ [129; 53]

Trong bài Samuel Beckett's Absurdism: Pessimism or Optimism? (Chủ nghĩa

phi lý của Samuel Beckett: Bi quan hay Lạc quan?) đăng trên International Journal

of Humanities and Social Science (Tạp chí Quốc tế về Nhân văn và Khoa học Xã

Trang 36

hội), tập 4, số 11(1), 9/2014, Ashkan Shobeiri và Azadeh Shobeiri đã đưa ra nhận

định: ―Để kết luận, tôi không nhận thấy bất kỳ ý nghĩa hay lý do nào trong các nhân vật của Beckett như Estragon, Vladimir, Ham và Clov coi trọng sự tồn tại của họ hay là vượt qua sự phi lý của nhân loại Họ không thể giải quyết vấn đề phi lý từ bên trong Trong các vở kịch đã đề cập ở phần trước, Beckett không chỉ ra cho bạn đọc lối đi nào để tiến về phía trước, ông ấy để cho độc giả cô đơn tận cùng tới đáy của sự thất vọng và bi quan Nhân vật của Beckett cố gắng làm cho chính họ bận rộn để ngăn sự đương đầu với ý tưởng về cái chết Những thứ họ làm là cố gắng để trốn tránh Họ không đủ dũng cảm để đối đầu với sự thật phi lý và chấp nhận nó Đó

là lý do khiến khán giả của Beckett cảm thấy cô đơn khi vở kịch kết thúc Họ không thấy được thứ mà mình đang tìm kiếm Họ có thể nghĩ rằng kết quả của cảm giác tuyệt vọng hay bi quan mà mình có sau khi xem vở kịch hẳn là sự phi lý‖ [137; 231] Tác giả bài viết đã gọi tên được cảm nhận của người xem kịch Samuel Beckett khi vở diễn khép lại Đó cũng là tâm trạng chung của nhiều người khi tiếp nhận kịch của nhà văn

Trong bài Links and Blocks: The Role of Language in Samuel Beckett’s

Selected Plays (Kết nối và Cản trở: Vai trò của Ngôn ngữ trong Tuyển tập kịch của Samuel Beckett) đăng trên International Scholarly and Scientific Research & Innovation (Nghiên cứu Quốc tế Học thuật và Khoa học & Sự đổi mới), tập 8, số 2,

năm 2014, Su-Lien Liao khám phá ngôn ngữ trong bốn vở kịch của Samuel Beckett

- Trong khi chờ Godot, Tàn cuộc, Cuộn băng cuối cùng của Krapp và Bước chân

Tác giả xem xét cách mà Samuel Beckett sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt thông qua sự thể hiện cấu trúc mảnh vỡ, lặp lại, ngôn ngữ độc thoại Bài viết tranh luận về chức năng của ngôn ngữ trong xã hội hiện đại, trong kịch phi lý và trong các vở kịch Su-Lien Liao cho rằng: ―Mặc dù, Beckett nhận thức được tính bất khả truyền đạt của ngôn ngữ, nhưng một cách nghịch lý rằng ngôn ngữ vẫn là một trong những trung gian có sức mạnh nhất trong việc bày tỏ quan điểm của ông về cuộc đời Thực tế, thật không đúng đắn khi người ta nói rằng Beckett làm giảm giá trị của ngôn ngữ Nói đúng hơn, ông đã đánh giá lại giá trị của ngôn ngữ, đầu tư vào nó sức mạnh gợi

Trang 37

lên liên tưởng mới, giúp làm nổi bật sự hoang mang đương thời, và có thể là một vài

ý niệm lờ mờ về hi vọng mong manh ngoài phạm vi nỗi tuyệt vọng‖ [138; 390] Akram Shalghin là chuyên gia tại khoa tiếng Anh thuộc trường Đại học

Jadara, Jordan Trong bài viết Time, Waiting and Entrapment in Samuel Beckett

(Thời gian, Chờ đợi và Cái bẫy ở Samuel Beckett) in trên tạp chí International Journal of Humanities and Social Science (Tạp chí Quốc tế về Khoa học Xã hội và Nhân văn), tập 4, số 9 (1), 7/2014, tác giả nhận định: ―Mới nhìn thoáng qua lần đầu,

sân khấu của Beckett được thiết kế theo cách khiến cho người xem cảm thấy khó khăn để quyết định xem, ở mức độ rộng rãi, các nhân vật trên sân khấu được tự do hay bị giới hạn bởi các nhân tố không thể kiểm soát Tuy nhiên, không phải mất nhiều thời gian để nhận thấy vùng bao quanh ấy có vấn đề đến thế nào Thực vậy,

sân khấu này trở nên rõ ràng bởi sự phát triển (trong Những ngày tươi đẹp), con đường (ở Trong khi chờ Godot) hay không gian bên ngoài (trong Tàn cuộc) không

giống như chúng được quan sát bằng mắt thường, những không gian trở thành một loại bẫy mà ở đó thật sự khó khăn, gần như bất khả thi đối với các nhân vật liên quan bị gắn vào tình thế phải quyết định lựa chọn nào để họ có thể sống: tiếp tục sống trong những không gian này hay rời bỏ đi, không thể nào không biết đến câu hỏi chua cay về liệu sống ở đó có là một lựa chọn hay là bổn phận‖ [135; 102] Và ở một đoạn khác: ―Mặc dù, những không gian và thời gian dường như bị giảm bớt theo phép phúng dụ, làm nổi bật tồn tại chiều kích sân khấu, chúng còn vượt xa hơn, và trong một vài trường hợp, bằng cách nào đó, điều đó trở nên khó giải quyết trong tình thế ấy, hay đúng hơn là nhìn thẳng vào những điều đó tựa như chúng đã

rõ ràng đang bị thu nhỏ thành cái gì đó, đơn giản là một trình diễn.‖ [135; 102] Như vậy, qua tiếp cận theo hướng nghiên cứu thi pháp học, các nhà nghiên cứu đã nhận diện được nhiều vấn đề từ hình tượng nhân vật, ngôn ngữ đến cốt truyện, không gian, thời gian Nhìn chung, các tác giả đều nhận thấy kịch Samuel Beckett đã có nhiều khác biệt so với kịch truyền thống Kịch của ông không có kịch tính, phi cốt truyện Cốt truyện lặp lại và kết cấu vòng tròn được nhiều nhà nghiên

cứu chỉ ra như một đặc trưng của kịch Samuel Beckett Về ngôn ngữ, các nhà

nghiên cứu nhận thấy ngôn ngữ trong kịch Samuel Beckett trở thành thử thách đối

Trang 38

với người xem/đọc bởi sự rời rạc, vô nghĩa và khó hiểu trong lời thoại Họ cũng chỉ

ra sự cẩn trọng của tác giả khi sắp đặt từ những vật đơn giản trên sân khấu cho đến hình thể, động tác, hành động của diễn viên

Tóm lại, điểm qua các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm tới việc giải mã kịch Samuel Beckett Mặc dù vậy, chưa có công trình nào về kết cấu trong kịch của Samuel Beckett Các nhà nghiên cứu ít nhiều đã chỉ ra những khía cạnh khác nhau liên quan đến các thành tố của kết cấu kịch Đây là tiền đề để chúng tôi triển khai đề tài luận án

1.2 Tình hình nghiên cứu kịch Samuel Beckett ở Việt Nam

Mặc dù Samuel Beckett được nghiên cứu ở nhiều phương diện trên thế giới với hàng nghìn công trình lớn nhỏ nhưng ở Việt Nam, dường như, việc nghiên cứu tác phẩm của Samuel Beckett nói chung và kịch nói riêng vẫn còn rất mỏng Điều

đó chưa xứng với tầm vóc của nhà văn, nhà viết kịch tài năng, một trong những cây bút có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến dòng văn chương hiện đại thế kỷ XX Do đó, trong phần tổng quan về tình hình nghiên cứu kịch Samuel Beckett ở Việt Nam, chúng tôi sẽ lần lượt kể tên các nhà nghiên cứu kết hợp với trật tự thời gian xuất hiện các công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các yếu tố cơ bản trong kịch Samuel Beckett, cũng là các yếu tố tạo nên kết cấu trong kịch của ông

Đỗ Đức Hiểu trong công trình Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa (Nhà

xuất bản Văn học, 1978) đã có những nhận định sâu sắc về kịch phi lý và Samuel

Beckett Ông viết: ―Nói đi, nói cái gì đi, nói bất cứ cái gì, những lời tuyệt vọng

ấy, những cử chỉ chán ngắt, lặp đi lặp lại ấy, thể hiện một thế giới câm lặng, bất

động Sân khấu mờ mờ, trừu tượng, với buổi hoàng hôn không phải đêm, không

phải ngày, với một mặt trăng cô độc, lạnh lẽo, với một cái cây trơ trụi chỉ còn một

chiếc lá, là một hình ảnh xơ xác, tiêu điều, hoang vu Sân khấu Ionesco và sân khấu Beckett không vui, không buồn: nó vô nghĩa, vật vờ như một cái bóng, là sân khấu của sự trần tụi, của sự trống rỗng, của cuộc sống không động đậy, không nhúc nhích, không tên tuổi, không quá khứ, không tương lai, không lời than oán,

là sân khấu của sự tan rã, của loài người tan rã, là sân khấu phi lý của cuộc sống phi lý - phi lý sự ra đời của con người, phi lý cuộc đời nhạt nhẽo, vô ích, phi lý cái

Trang 39

chết - cái chết chứng minh hùng hồn cái phi lý của cuộc sống, cái chết phủ định ý nghĩa của sự sống‖ [31; 142] Tuy nhiên, đúng như tên của cuốn sách, nhà phê bình có thiên hướng đi sâu vào tính tiêu cực của kịch phi lý nói chung cũng như kịch của Samuel Beckett

Đặng Anh Đào là một trong những người dày công nghiên cứu và giới thiệu Samuel Beckett Nhà nghiên cứu này đã đánh giá được những đóng góp cũng như sự sáng tạo nghệ thuật của Samuel Beckett qua các bài giảng ở chương trình đại học, trong

giáo trình Văn học Phương Tây (thế kỷ XX) (Phùng Văn Tửu chủ biên, NXB Giáo dục, 1992) và Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XX (Đặng Thị Hạnh chủ biên, NXB Thế giới,

1992) Những nhận định sâu sắc của nhà nghiên cứu về phong cách, nghệ thuật kịch Samuel Beckett sẽ là một trong những tiền đề để độc giả tìm hiểu nhà văn này

Trong cuốn Văn học phương Tây, Đặng Anh Đào đi sâu tìm hiểu cuộc đời,

tiểu sử, sự nghiệp văn học của Samuel Beckett, đồng thời phân tích một số tác phẩm tiêu biểu ở thể loại kịch, văn xuôi Giáo trình này được tái bản nhiều lần phục vụ cho giảng dạy và học tập của sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh Nhận xét về vở

kịch Trong khi chờ đợi Godot, tác giả đã chỉ ra: ―Mỗi nhân vật có cử động, nhưng

không hành động thực sự theo ý nghĩa của kịch Bởi lẽ đối thoại rời rạc, giống như

đối thoại của những người điếc, còn nhân vật vừa nhúc nhắc chân tay xong lại đứng

đợi, đúng như cái tên của vở kịch Như vậy, không thể có tình huống kịch và sự phát triển của hành động căng thẳng dẫn tới thắt nút, cởi nút Chẳng những thế, ngôn từ, đối thoại lại càng như trì động lại bởi những từ lặp, những sáo ngữ nhàm chán quen thuộc mà ngớ ngẩn‖ [23; 782]

Trong phần Samuel Beckett in ở cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XX, Đặng

Anh Đào nhận định: ―Về nghệ thuật, kịch Beckett là sự từ chối hiệu quả kịch thông thường Cách dùng ngôn từ để phản lại ngôn từ, trạng thái khi thì lời dẫn giải của

nhà viết kịch hoặc động tác nhân vật lấn át (như Động tác không lời), hoặc khi kịch chỉ còn là lời thoại (như vở Hài kịch), sự sa lầy của hành động kịch… đó là những

biểu hiện khác lạ Song những nét dị biệt về nghệ thuật ấy luôn gợi lên một ý nghĩa nội dung Chính vì vậy sự khước từ hiệu quả kịch truyền thống ở đây chứa đựng một nghịch lý: nó trở về với kịch cội nguồn, nhằm huy động toàn bộ mọi yếu tố

Trang 40

trong và ngoài sân khấu, gợi lên tự tỉnh táo cho người thưởng thức khi quan sát những cảnh tượng nhại lại sự bất lực trong kiếp sống và trong hoài vọng của họ Bởi thế, người ta đã coi kịch Beckett là sự thể hiện bằng sâu khấu hài hiện đại những tư tưởng sâu xa của Pascal về thân phận con người‖ [30; 180] Những nghiên cứu của Đặng Anh Đào đã lý giải phần nào sự độc đáo về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Samuel Beckett

Bên cạnh Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu cũng là một trong những nhà

nghiên cứu đã dày công tìm hiểu về kịch phi lý Trong cuốn Văn học phương Tây,

khi so sánh phong cách của các nhà viết kịch phi lý, Phùng Văn Tửu cho rằng:

―…quan niệm về cuộc đời và con người ở Beckett bi đát hơn, tuyệt vọng một cách triệt để hơn Ionesco, thậm chí còn nhuốm cả sắc thái chua chát, trơ trẽn; các nhân

vật đều là những kẻ bất thường, những con người giới hạn (êtres limités), nhưng ở Adamov đó là những phúng dụ, những bóng ma bí ẩn, những gã què cụt… và luôn

luôn là những kẻ loạn thần kinh, ở Ionesco thường là những bù nhìn, những con rối, những nhân vật dở dở điên điên…, còn ở Beckett là những kẻ vô gia cư, những thằng hề, những người tàn tật hoặc những tên tra tấn‖… [23; 814]

Nghiên cứu chuyên sâu về văn học phi lý phải kể đến Nguyễn Văn Dân Ông cũng đã góp phần đem văn học phi lý nói chung và kịch phi lý trong đó có Samuel

Beckett đến gần hơn với độc giả qua các bài viết Trong công trình Những vấn đề lý

luận của văn học so sánh (NXB Khoa học xã hội, 1995), Nguyễn Văn Dân đề cập

đến sự tồn tại của phong cách bi-hài có sử dụng yếu tố nghịch dị (grotesque) Ông cho rằng: ―Cái nghịch dị ở đây thể hiện ở việc xây dựng tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật và xây dựng ngôn ngữ nhân vật Loại kịch này được phát triển ở phương Tây với những tên tuổi của Alfred Jarry, S Beckett, Eug Ionesco, J Genet, Durrenmatt, M Frisch…‖ [18; 148]

Trong bài Kafka và cuộc chiến chống phi lý đăng trên Tạp chí Văn học nước

ngoài, số 4/1996, Nguyễn Văn Dân tìm hiểu về Kafka đồng thời so sánh với các nhà

phi lý khác Ông viết: ―Nói Kafka là một hiện tượng văn học không lặp lại và không thể lặp lại không có nghĩa là người ta không thể rút ra được những bài học ở ông Một mặt, cái phi lý của ông đã được chủ nghĩa hiện sinh phát triển thành thuyết phi

Ngày đăng: 11/11/2019, 11:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. R.M.Albérès (2003), Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Âu châu thế kỉ XX, 1900- 1959, Vũ Đình Lưu dịch, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Âu châu thế kỉ XX, 1900-1959
Tác giả: R.M.Albérès
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2003
2. Anhikst (2003), Lý luận kịch từ Aristot đến Lessin, Tất Thắng dịch, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận kịch từ Aristot đến Lessin
Tác giả: Anhikst
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2003
3. Aristote (2007), Nghệ thuật thi ca, NXB. Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thi ca
Tác giả: Aristote
Nhà XB: NXB. Lao động
Năm: 2007
4. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm và biên soạn) (2003), Văn học Hậu hiện đại Thế giới - Những vấn đề lý thuyết, NXB Hội nhà văn, Trung tâm văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Hậu hiện đại Thế giới - Những vấn đề lý thuyết
Tác giả: Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm và biên soạn)
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2003
5. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
6. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cƣ dịch, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2003
7. Lê Huy Bắc (2019), Ký hiệu và Liên ký hiệu, NXB Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký hiệu và Liên ký hiệu
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Tổng hợp
Năm: 2019
8. Lê Huy Bắc (2011), Văn học Âu - Mỹ thế kỉ XX, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Âu - Mỹ thế kỉ XX
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
Năm: 2011
9. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại - lý thuyết và tiếp nhận, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại - lý thuyết và tiếp nhận
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
Năm: 2012
10. Lê Huy Bắc (2013), Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, NXB Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam
Tác giả: Lê Huy Bắc
Nhà XB: NXB Tri thức
Năm: 2013
11. Partrick Brunel (2006), Văn học Pháp thế kỉ XX, Nguyễn Văn Quảng dịch, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Pháp thế kỉ XX
Tác giả: Partrick Brunel
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2006
12. Lê Nguyên Cẩn (2007), Kịch phi lý trong văn học Phương Tây thế kỉ XX, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch phi lý trong văn học Phương Tây thế kỉ XX
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Năm: 2007
13. Lê Nguyên Cẩn (2007), ―Đặc điểm kịch phi lý của E. Ionesco qua vở Nữ ca sĩ hói đầu‖, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5 (423), tháng 5, tr. 62-80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nữ ca sĩ hói đầu
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Năm: 2007
14. Lê Nguyên Cẩn (2011), ―Đọc lại En attendant Godot của Samuel Beckett‖, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 9, tr. 26-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: En attendant Godot" của Samuel Beckett‖, Tạp chí "Văn học nước ngoài
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Năm: 2011
15. Michael Corvin (2004), Sân khấu mới ở Pháp, Đình Quang, Nguyễn Trọng Bình dịch, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sân khấu mới ở Pháp
Tác giả: Michael Corvin
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2004
16. Antoine Compagnon (2006), Bản mệnh của lí thuyết - văn chương và cảm nghĩ thông thường, Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản mệnh của lí thuyết - văn chương và cảm nghĩ thông thường
Tác giả: Antoine Compagnon
Nhà XB: NXB Đại học Sƣ phạm
Năm: 2006
17. Phạm Vĩnh Cƣ (2004), Sáng tạo và giao lưu: tiểu luận và phê bình văn học, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sáng tạo và giao lưu: tiểu luận và phê bình văn học
Tác giả: Phạm Vĩnh Cƣ
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2004
18. Nguyễn Văn Dân (1995), Những vấn đề lý luận của văn học so sánh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận của văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1995
19. Nguyễn Văn Dân (1996), ―Kafka và cuộc chiến chống phi lý‖, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 4, tr. 180-185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học nước ngoài
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Năm: 1996
20. Nguyễn Văn Dân (2000), ―Văn học phi lý - Một đóng góp đáng ghi nhận cho lịch sử nhân loại‖, Tạp chí Văn học, số 4, tr. 67-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w