Vài năm trở lại đây, tuy chưa chiếm lĩnh thị phần nhưng thực phẩm chế biến bắt đầu xuất hiện sự đa dạng sản phẩm với nhiều thương hiệu cạnh tranh.
Bài tiểu luận Quản trị học GIỚI THIỆU CHUNG Quá trình hình thành và phát triển.Vài năm trở lại đây, tuy chưa chiếm lĩnh thị phần nhưng thực phẩm chế biến bắt đầu xuất hiện sự đa dạng sản phẩm với nhiều thương hiệu cạnh tranh.Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định, Cơ cấu kinh tế đã đạt được sự chuyển dịch đúng hướng; cơ chế, chính sách mới đã có tác dụng huy động tiềm năng và thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tập trung nâng cấp và đầu tư xây dựng mới đã có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Các vấn đề xã hội đã được tập trung giải quyết đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện mọi mặt đời sống xã hội. Có được những kế quả này chúng ta không thể không nhắc đến tình hình hoạt động của lĩnh vực Chế biến thực phẩm đã góp phần thúc đẩy vào sự phát triển của cả nước:Ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn duy trì được tốc độ phát triển với chuyển biến trong cơ sấu sản xuất, chuyển đổi mùa vụ và từng bước nâng cao hiệu quả sản suất.Trong ngành nông nghiệp, chế biến nông sản và các dịch vụ công nghiệp liên quan đóng một vai trò trọng yếu trong việc làm tăng giá trị sản lượng nông nghiệp cũng như nâng cao và đa dạng hóa nhu cầu. Lĩnh vực này đang nổi lên như một ngành kinh tế năng động, góp phần to lớn vào quá trình phát triển công nghiệp và xuất khẩu. Gạo, cà phê, rau quả được chế biến trước khi xuất khẩu chiếm một phần đáng kể trong giá trị nông sản xuất khẩu. Với tầm quan trọng của mình, ngành chế biến đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây.MÔI TRƯỜNG KINH DOANHMôi trường kinh doanh của ngành chế biến thực phẩm là tổng thể các tác nhân, các điều kiện, các định chế và các yếu tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành chế biến thực phẩm. Bao gồm**Môi trường bên ngài* Môi trường vĩ môMôi trường kinh tếMôi trường chính trị - pháp luậtMôi trường văn hóa xã hộiMôi trường khoa học kĩ thuật – công nghệ.Môi trường tự nhiênMôi trường quốc tế*Môi trường vi môĐối thủ cạnh tranh.1 Bài tiểu luận Quản trị họcKhách hàng.Nhà cung cấp** Môi trường nội bộTài chinh.Nhân sựNghiên cứu và phát triểnNăng lực quản trịVăn hóa của tổ chưcI. Môi trường bên ngoài1. Môi trường vĩ môa. Môi trường kinh tế Tổng sản phẩm nội địa (GDP) hơn cả mong đợiTrong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, dù nội lực nền kinh tế còn chưa mạnh, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra (6,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010, con số này ước tăng 14% so năm trước và cao hơn kế hoạch năm (12%). Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản cả năm 2010 ước tăng 4,69% so năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 4,24%, lâm nghiệp tăng 4,6%, thủy sản tăng 6,05%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung cả năm 2010 ước đạt hơn 1.561,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2009. Thu ngân sách Nhà nước tính từ đầu năm đến ngày 15/12 ước đạt 504,4 nghìn tỷ đồng, bằng 109,3% dự toán năm.Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 ước đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so năm 2009. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ước thực hiện cả năm 2010 đạt 141,6 nghìn tỷ đồng, bằng 110,4% kế hoạch năm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2010 thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so năm 2009. Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 12 ước đạt 7,1 tỷ USD, cả năm 2010 ước đạt hơn 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so năm 2009 và gấp hơn bốn lần so chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (hơn 6%). Giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu được cải thiện góp phần tăng trưởng xuất khẩu cả năm. Năm 2010 cũng là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động với việc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh, xử lý nhưng cũng cho thấy vấn đề quản lý vẫn còn chậm, chưa chủ động trong việc dự đoán tình hình để chỉ đạo. Năm 2010 cũng là năm thị trường vàng có những cơn sốt kinh ngạc. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào vàng năm qua đạt khoảng 38%. Tuy nhiên, điều này về tổng thể không có lợi cho nền kinh tế, bởi nó không những không tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nó còn góp phần làm méo mó dây chuyền sang các thị trường khác như USD, nhà đất và chứng khoán.2 Bài tiểu luận Quản trị họcb. Môi trường chính trị - pháp luậtẢnh hưởng môi trường luật pháp quốc tế đến doanh nghiệp Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.+ Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập . sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá .+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêuPháp luật tác động đến doanh nghiệp theo hai hướng:-Tạo ra môi trường bình đẳng cho doanh nghiệp hoạt động ,bảo vệ doanh nghiệp khi các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật ,có thể có ưu đãi với một số loại hình doanh nghiệp nhất định-Hạn chế nhất định đối với các doanh nghiệp như la hạn chế về mặt hàng , quy mô kinh doanh ,các loại thuế… Mỗi một nước có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp.Luật pháp quốc tê đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững luật pháp các nước có đối tác tham gia,luật pháp các nước có liên quan và những quy định quốc tế mang tính pháp lý và điều chỉnh các hoạt động của mình cho phù hợp với những thay đổi về luật của mỗi nước- Sự thay đổi thường xuyên của pháp luật Nếu luật pháp giữ mãi không đổi, các nhà làm luật sẽ nhanh chóng bị thất nghiệp. Vì vậy, luôn có những luật mới ra đời, có những thay đổi trong luật cũ và những văn bản dưới luật giải thích mới cho luật hiện hành. Những thay đổi này có thể gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Những luật mới thường đưa ra những trở ngại và thách thức mới. Những nhà kinh doanh quốc tế luôn phải sẵn sàng đối phó với những thử thách mới, cơ hội mới khi có luật mới ban hành cùng với những thay đổi thường xuyên và nhanh chóng trong các tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội, và các tiêu chuẩn về pháp luật. Một thị trường đã bị đóng có thể đột nhiên được mở cửa v.v… do sự thay đổi của luật pháp. - Những kẽ hở của luật pháp Mặc dù các doanh nghiệp phải tuân thủ mọi pháp luật hiện hành, song không thể hoàn toàn phó mặc hoàn cảnh mà cần phải tìm cách khắc phụcMột công ty đa quốc gia có thể rời bỏ một nước nếu như luật nước đó gây quá nhiều khó khăn phức tạp không bù đắp lại được những chi phí bỏ ra trong kinh doanh. Nếu việc rời bỏ không thực tiễn hay ngoài ý muốn của nước sở tại thì công ty có thể tác động nhằm thay đổi luật. Trong một vài trường hợp, luật pháp có thể cố tình hay vô tình để một vài kẽ hở về mặt kỹ 3 Bài tiểu luận Quản trị họcthuật. Các công ty đa quốc gia với mạng lưới kinh doanh quốc tế thường có khả năng lợi dụng những sơ hở của luật pháp để làm lợi cho mình. Trong kinh doanh quốc tế ,pháp luật có thể là yếu tố thúc đẩy hoặc hạn chế-Thúc đẩy : Luật pháp sẽ thúc đây các hoạt động kinh doanh quốc tế khi luật pháp nước đó có những hoạt động khuyến khcíh cho hoạt động này.Thực tế giữa các nước có hiệp định song phương hay đa phương làm cho môi trường pháp lý trong kinh doanh quốc tế trở nên thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp thuộc các nước tham gia -Hạn chế : Luật pháp quốc tế có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khi có những quy định ngặt nghèo về điều kiện xuất nhập khẩu (phân biệt đối xử) hay đầu tư trực tiếp (đầu tư ,góp vốn liên doanh ) quy định hạn chế xuất nhập cảnhc. Môi trường văn hóa – xã hội Việt Nam chúng ta đang có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả nước gần 86 triệu người nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực. Trong đó số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước. Cơ cấu Dân số vàng ở nước ta bắt đầu đầu xuất hiện từ năm 2010 và kết thúc vào năm 2040, kéo dài trong khoảng 30 năm. Rõ ràng Việt Nam đang có thế mạnh lớn về nguồn lực lao động nhưng tại sao chúng ta vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy kinh tế đi lên? Có nhiều nguyên nhân lí giải cho vấn đề này, trong đó chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của nước ta được xem là nguyên nhân mấu chốt.Hiện nay, nông dân đã mở ra nhiều ngành nghề để tạo việc làm và thu nhập nhưng hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao nguyên nhân là còn thiếu áp dụng các khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất vì vẫn nặng với cái kiểu tư duy “nghĩ sao làm vậy”. Rõ ràng nguồn lực nông dân dồi dào nhưng chất lượng vẫn còn yếu kém .Về nguồn nhân lực công nhân thì hiện nay số lượng giai cấp công nhân Việt Nam có khoảng 5 triệu người, chiếm 6% dân số cả nước.Như vậy lực lượng công nhân Việt Nam còn quá ít. Đã vậy công nhân có tay nghề cao lại chiếm tỷ lệ thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Số công nhân có trình độ văn hóa, tay nghề, kĩ thuật rất ít. c. Môi trường kĩ thuật công nghệ. Công nghệ là nhân tố có sự thay đổi năng động nhất trong các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh.Sự thay đổi của công nghệ còn được gọi là “sự phá hủy sáng tạo” luôn mang lại những sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao năng lực của con người, thay đổi phương pháp làm việc của họ Tiến trình đổi mới công nghệ được coi là quá trình phát triển có tính hệ thống, là khoảng thời gian cần thiết biến ý tưởng mới thành sản phẩm hay dịch vụ có thể tiêu thụ trên thị trường. Nhu cầu đổi mới sản phẩm tăng, nhiều sản phẩm mới được tung ra thị trường làm cho vòng đời sản phẩm, chu kì kinh doanh của sản phẩm ngắn lại.4 Bài tiểu luận Quản trị họcDo tốc độ lỗi thời của sản phẩm ngày càng tăng, hàng loạt các vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp như: đào tạo lại nhân viên, đảm bảo công ăn việc làm, tăng thu nhập và tăng mức sống, tự động hóa, . Nếu các hệ thống chế biến thực phẩm không có chiến lược sản phẩm thích hợp thì chắc chắn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh bật ra khỏi thị trường đang hoạt độngTự động hóa và năng suất lao động tăng làm giảm số lượng công nhân. Tự động hóa giúp các nhà quản trị quản lí và kiếm soát công nhân, thu nhập và xử lí thông tin được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Tự động hóa yêu cầu các hệ thống chế biến phải đầu tư một loạt các loại hình khoa học kĩ thuật mới. d. Yếu tố tự nhiên.Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Việt Nam có hệ thực vật phong phú, đa dạng (khoảng 14 600 loài thực vật). Thảm thực vật chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới, gồm các loại cây ưa ánh sáng, nhiệt độ lớn và độ ẩm cao. Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc- đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt.Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền.e. Môi trường quốc tế.Là tổng thể các tác nhân tác động tích cực hay tiêu cực đến các hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Cac nhân tố này có ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển của ngành. Để có thể tận dụng có hiệu quả cũng như khắc phục các điểm yếu từ các yếu tố của môi trường quốc tế cần phải có chiến lược hợp lí nhất là trong thời kì hội nhập như hiện nay của nước ta. Để sớm đạt mục tiêu mở rộng thị trường cho hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam được đối xử bình đẳng, thu hút vốn và công nghệ, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của tất cả các bộ, các ngành từ khâu chuẩn bị đàm phán và đổi mới cơ chế chính sách cho phù hợp với các cam kết quốc tế, đến sự chuẩn bị cho nền kinh tế sẵn sàng đương đầu với các thách thức, sự vươn lên vượt bậc của các doanh nghiệp với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự tranh thủ thái độ thiện chí của các nước thành viên WTO để đưa ra những yêu cầu hợp lý phù hợp với điều kiện Việt Nam. 5 Bài tiểu luận Quản trị học2. Môi trường vi môa. Đối thủ cạnh tranh Do khủng hoảng kinh tế, nhu cầu của các nước nhập khẩu sụt giảm, nguồn nguyên liệu không ổn định, tình hình sản xuất và khai thác khó khăn, đặc biệt là thiếu công nghệ để đáp ứng các yêu cầu khắt khe về nguồn gốc thủy sản của các nước nhập khẩu Ngành chế biến thực phẩm Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Các DN Việt Nam đang đứng trước nguy cơ suy giảm thị phần ở những thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ,. Khi các chuôi cung ứng cầu vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ của từng quốc gia, người tiêu dùng, đặc biệt là ở các nước phát triển, đòi hỏi phải có nguồn thông tin tin cậy về nguồn gốc thực phẩm, tình trạng thực phẩm ở từng công đoạn chế biến, đóng gói, vận chuyển.b. Khách hàngĐối tượng khách hàng mà ngành chế biến thực phẩm hướng đến là hệ thống người tiêu dùng trong nước và đặc biệt là người tiêu dùng trên toàn thế giới.+ Đối với người tiêu dùng trong nước ngành chế biến thực phẩm có vai trò sản xuất và cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để có thể tạo niềm tin cho những người này góp phần thúc đẩy quá trình phát triển mạnh mẽ hơn để hướng đến thế giới+ Đối với những khách hàng trên thế giới có thể coi đó là thước đo cho sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm của nước ta. Những khách hàng trên thế giới đặc biệt là những nước phát triển với những yêu cầu khắt khe thì ngành chế biến thực phẩm phải hết sức quan tâm đến nhu cầu của những khách hàng có thể nói là khó tính này. Nếu có thể tạo niềm tin vào các sản phẩm chế biến của nước ta thì có thể nói ngành chế biến thực phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới. Có thể nói việc xây dựng được hệ thống khách hàng cho ngành chế biến thực phẩm là quá trình đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm đến nhu cầu sử dụng của từng đối tượng khách hàng để từ đó có thể làm đa dạng sản phẩm và hơn thế nữa chính là xây dựng được một hệ thống tiêu thụ sản phẩm ngày càng rộng lớn góp phần thúc đẩy ngành chế biến thực phẩm phát triển.c. Nhà cung cấpTrong ngành nông nghiệp, chế biến nông sản và các dịch vụ công nghiệp liên quan đóng một vai trò trọng yếu trong việc làm tăng giá trị sản lượng nông nghiệp cũng như nâng cao và đa dạng hóa nhu cầu. Lĩnh vực này đang nổi lên như một ngành kinh tế năng động, góp phần to lớn vào quá trình phát triển công nghiệp và xuất khẩu. Gạo, cà phê, rau quả được chế biến trước khi xuất khẩu chiếm một phần đáng kể trong giá trị nông sản xuất khẩu.Với điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp thì các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp và chăn nuôi thủy sản vẫn chiếm một tỉ lệ rất lớn trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm. Môi trường nội bộa. Tài chínhViệc huy động vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn trong đó có ngành chế biến thực phẩm. Nguồn vốn chủ yếu vẫn là tự có hoặc, vốn nhà nước, vốn vay ngân hàng huy động cán bộ, thuê mua thiết bị trả chậm6 Bài tiểu luận Quản trị họcTrong cơ cấu tổng nguồn vốn sản xuất - kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp thì vốn tự có (chủ sở hữu) chiếm tỷ trọng lớn nhất và nhìn chung có xu hướng tăng lên. Ngược lại, vốn vay từ các tổ chức tín dụng thì giảm dần trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thực phẩm đã hoạt động có hiệu quả và tích lũy đạt ở mức khá cao, hạn chế vay vốn ở ngân hàng.b. Nhân sựVề nguồn nhân lực công nhân thì hiện nay số lượng giai cấp công nhân Việt Nam có khoảng 5 triệu người, chiếm 6% dân số cả nước.Như vậy lực lượng công nhân Việt Nam còn quá ít. Đã vậy công nhân có tay nghề cao lại chiếm tỷ lệ thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Số công nhân có trình độ văn hóa, tay nghề, kĩ thuật rất ít. Theo thống kê công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở nước ta chiếm khoảng 3,3% đội ngũ công nhân nói chung. Tỉ lệ này khiến chúng ta phải suy nghĩ. Chính vì trình độ văn hoá tay nghề thấp nên đa số công nhân không đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Điều này dẫn đến sự mất cân đối về lao động ở các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thiếu người nhưng lại thiếu những công nhân có tay nghề để đảm bảo những khâu kĩ thuật quan trọng trong dây chuyền sản xuất. Hệ quả kéo theo của vấn đề này là đồng lương công nhân bị thấp đi, đời sống không được đảm bảo, địa vị công nhân trong đời sống xã hội cũng không cao. Với tình hình đó nguồn lực công nhân chưa thể đóng vai trò chủ đạo trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Bài toán về nguồn nhân lực, việc làm hiện nay là bài toán khó và cũng không thể một sớm một chiều mà chúng ta giải quyết ngay được.Để làm được điều này cần phải đồng bộ ở nhiều phương diện: Đơn vị đào tạo, người lao động, đơn vị sử dụng lao động… và còn cần tới một cơ chế, một sự hỗ trợ lớn từ nhà nuớc.c. Nghiên cứu và phát triểnTrình độ công nghệ của các doanh nghiệp ngày càng được cải tiến theo hướng nhập máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ máy móc thiết bị, công nghệ trung bình vẫn còn chiếm khá cao nhất là trong các ngành chế biến thủy hải sản và chế biến thịt.Thời gian gần đây việc đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vị ngành chế biến thực phẩm đang được quan tâm nhưng vẫn chưa tương xứng với tình hình phát triển của ngành. Máy móc trang thiết bị của chúng ta vẫn còn lỗi thời và chủ yếu trong một số doanh nghiệp vẫn còn thủ công là chính.Một số công trình nghiên cứu cải tiến công nghệ sản xuất nhắm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của ngành chế biến thực phẩm ngày một đi lên.d. Năng lực quản trịThể hiện qua trình độ, kĩ năng quản trị tổ chức thông qua kết quả hoạt động theo 4 chức năng:7 Bài tiểu luận Quản trị học+ Hoạch định là việc giải quyết định trược việc gì phải thực hiện, phải thực hiện như thế nào và giao cho ai thực hiện. Việc này vạch ra con đường cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm đạt đến mục đích của mình. Hiện nay, tuy việc quản lí đã có nhiều tiến bộ song tình trạng vẫn cho thấy từng doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng được chiến lược đúng với yêu cầu của trong nước và thế giới+ Tổ chức bao gồm việc chỉ ra trách nhiệm cần được thực hiện, nhóm các trách nhiệm theo phòng ban hay bộ phận và xác định mối quan hệ giữa các nhóm đã được tổ chức ấy.+ Lãnh đạo là chỉ huy nhân tố con người cho hoạt động của các doanh nghiệp đạt đến mục tiêu. Nó bao gồm việc chỉ định đúng tài liệu và cung cấp một hệ thống hỗ trợ. Lãnh đạo yêu cầu kĩ năng giao tiếp cao và khả năng thúc đẩy mọi người .+ Kiểm tra là chức năng để đánh giá chất lượng trong quá trình thực hiện và chỉ ra sự chệch hướng có khả năng từ kế hoạch hay theo kế hoạch. Kiểm tra bao gồm quản lí thông tin, xác định đúng hiệu quả của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy ngành chế biến thực phẩm có thể quản lí tốt các nguồn lực nhằm thúc đẩy năng lực hoạt đông, sản xuất góp phần đưa nền kinh tế phát triển theo chiều hướng có lợie. Văn hóa tổ chứcLà những chuẩn mực, khuôn mẫu, giá trị trị thuyền thống mà mọi thành viên trong doanh nghệp tôn trọng và tuân theo.Đối với cá doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm thì văn hóa tổ chức là hết sức quan trọng. Nó thể hiện thái độ làm việc của từng bộ phận trong các doanh nghiệp mà đặc biệt là từng cá nhân đối với công việc và văn hóa đối với khách hàng.Văn hóa tổ chức có ảnh hưởng gián tiếp và có thể nói là quan trọng trong việc phát triển của từng doanh nghiệp. Việc phát triển và xây dựng văn hóa tổ chức là một động lực to lớn thúc đầy nền công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển tương xứng với tiềm năng kinh tế của đất nước.II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂNĐịnh hướng phát triển:Tập trung đầu tư chiều sâu nhằm sử dụng tối đa công suất hiện có, sản xuất các mặt hàng tinh chế có giá trị gia tăng cao, ít sử dụng nguyên liệu thô. Khuyến khích phát triển việc sản xuất, chế biến các loại thực phẩm mang tính chức năng; chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm. Một số nhóm giải pháp nhằm khắc phục sự sụt giảm và thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm bao gồm:8 Bài tiểu luận Quản trị họcThứ nhất, tăng cường việc cải tiến cơ chế quản lý như sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước từ Bộ, Tỉnh, Thành phố đến các quận, huyện đối với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong ngành chế biến thực phẩm. Thứ hai, quy hoạch vùng nguyên liệu cung cấp nông sản có chất lượng cao cho chế biến thực phẩm, đảm bảo đạt tiêu chuẩn được chế biến sâu. Thứ ba, đẩy mạnh đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Áp dụng giải pháp thuê mua máy móc thiết bị bán tự động trong doanh nghiệp. Thứ tư, thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Xây dựng mạng thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến thực phẩm và các dịch vụ thương mại điện tử. Thứ năm, phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm gồm hoàn thiện hệ thống đo lường thực phẩm về định lượng khối lượng. Mở rộng ứng dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000, ISO 9002, ISO 14000, GMP, HACCP trong các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm. Thứ sáu, tăng cường hợp tác với các Hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước, giúp tạo thêm sức mạnh cho doanh nghiệp theo phương châm buôn có bạn, bán có phường nhằm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Thứ bảy, thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất chủ yếu là kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thứ tám, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sở hữu doanh nghiệp thông qua các hình thức như: cổ phần hoá, bán hoặc cho thuê các doanh nghiệp nếu xét thấy phù hợp với thực tế của môi trường kinh doanh. Thứ chín, tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của doanh nghiệp. Thứ mười, gia tăng nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp nhằm thu hút vốn để đủ nguồn tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư và phát triển của doanh nghiệp. Tóm lại, sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm phải cần nhiều yếu tố từ bên trong và bên ngoài. Việc vận dụng và thực thi có hiệu quả các yếu tố nguồn lực và các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài giúp góp phần thúc đẩy sự phát triển đi lên của ngành chế biến thực phẩm từ đó góp phần làm cho kinh tế đất nước phát triển vươn cao. 9 Bài tiểu luận Quản trị học Nội dung GIỚI THIỆU CHUNG 1 Quá trình hình thành và phát triển. . 1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH . 1 I. Môi trường bên ngoài 2 1. Môi trường vĩ mô . 2 a. Môi trường kinh tế . 2 b. Môi trường chính trị - pháp luật . 3 c. Môi trường văn hóa – xã hội 4 c. Môi trường kĩ thuật công nghệ. 4 d. Yếu tố tự nhiên. 5 e. Môi trường quốc tế. 5 2. Môi trường vi mô 6 a. Đối thủ cạnh tranh 6 b. Khách hàng 6 c. Nhà cung cấp . 6 b. Nhân sự 7 c. Nghiên cứu và phát triển 7 d. Năng lực quản trị 7 e. Văn hóa tổ chức . 8 II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN . 8 Định hướng phát triển: . 8 10 . động kinh doanh của ngành chế biến thực phẩm. Bao gồm* *Môi trường bên ngài* Môi trường vĩ m Môi trường kinh t Môi trường chính trị - pháp luậtMôi trường. Môi trường nội bộTài chinh.Nhân sựNghiên cứu và phát triểnNăng lực quản trịVăn hóa của tổ chưcI. Môi trường bên ngoài1. Môi trường vĩ môa. Môi trường kinh