Chuyên đề gồm ba nội dung chính: Phần lí thuyết; Phần bài tập và Phần bài tập tự giải. Phần lí thuyết nhắc lại các kiến thức cơ bản về dãy điện hoá sẽ áp dụng trong bài tập và một số lưu ý khi làm bài tập. Phần bài tập được chia thành năm dạng cơ bản: Bài tập xác định chiều phản ứng, sắp xếp các kim loại hoặc ion kim loại theo một trật tự xác định; Một kim loại tác dụng với một dung dịch muối sau phản ứng thấy khối lượng tăng hoặc giảm m gam; Các kim loại phản ứng vừa đủ với hỗn hợp các muối trong dung dịch; Kim loại tác dụng với dung dịch muối mà số mol của các kim loại cũng như số mol của các muối đều có thể xác định cụ thể. Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp muối, sau phản ứng thu được chất rắn chứa a kim loại hoặc dung dịch chứa b muối. Mỗi dạng bài tập được chia thành hai phần: phần hướng dẫn làm bài nêu lên các điểm đặc trưng của bài toán và phương pháp giải; phần bài tập minh hoạ gồm các bài tập đặc trưng với lời giải chi tiết và lưu ý khi áp dụng. Phần bài tập tự giải giành cho học sinh tự làm dưới sự quan sát, hướng dẫn của giáo viên.
Trang 1SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT …………
o0o
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
MÔN HOÁ HỌC
TÊN CHUYÊN ĐỀ
DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12
Số tiết bồi dưỡng: 05 tiết
Người viết: ………….
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT ……….
………
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Bài tập về kim loại là một phần bài tập vô cùng quan trọng và chiếm tỉ lệ số câu hỏitương đối lớn trong các đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cũng như trong các đề thiđại học, cao đẳng hàng năm của Bộ giáo dục và đào tạo Trong các dạng bài tập về kimloại, thì bài tập về dãy điện hoá của kim loại ( bài tập kim loại tác dụng với dung dịchmuối) là dạng bài tập thường không khó nhưng lại gây rất nhiều khó khăn cho học sinh.Qua giảng dạy môn hoá học lớp 12, tôi nhận thấy học sinh gặp nhiều khó khăn khi làmloại bài tập này là do:
Thứ nhất, không nhớ đúng thứ tự vị trí các cặp oxi hoá – khử, dẫn đến áp dụng saiquy tắc α
Thứ hai, không xác định được sản phẩm gồm những chất gì, đã có những chất nàophản ứng, dẫn đến học sinh sẽ chia trường hợp khi làm bài, mất nhiều thời gian
Thứ ba, khi làm dạng bài tập này học sinh thường viết phương trình phản ứng màkhông vận dụng được định luật bảo toàn electron để giải
Vì vậy để giúp học sinh nắm chắc kiến thức và kĩ năng làm bài tập về dãy điện hoá,
nên tôi chọn chuyên đề “ Dãy điện hoá của kim loại”
Chuyên đề gồm ba nội dung chính: Phần lí thuyết; Phần bài tập và Phần bài tập tựgiải Phần lí thuyết nhắc lại các kiến thức cơ bản về dãy điện hoá sẽ áp dụng trong bài tập
và một số lưu ý khi làm bài tập Phần bài tập được chia thành năm dạng cơ bản: Bài tậpxác định chiều phản ứng, sắp xếp các kim loại hoặc ion kim loại theo một trật tự xác định;Một kim loại tác dụng với một dung dịch muối sau phản ứng thấy khối lượng tăng hoặcgiảm m gam; Các kim loại phản ứng vừa đủ với hỗn hợp các muối trong dung dịch; Kimloại tác dụng với dung dịch muối mà số mol của các kim loại cũng như số mol của cácmuối đều có thể xác định cụ thể Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợpmuối, sau phản ứng thu được chất rắn chứa a kim loại hoặc dung dịch chứa b muối Mỗidạng bài tập được chia thành hai phần: phần hướng dẫn làm bài nêu lên các điểm đặc trưngcủa bài toán và phương pháp giải; phần bài tập minh hoạ gồm các bài tập đặc trưng với lờigiải chi tiết và lưu ý khi áp dụng Phần bài tập tự giải giành cho học sinh tự làm dưới sựquan sát, hướng dẫn của giáo viên
Khi viết chuyên đề này, tôi đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi được sựthiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý tận tình của các bạn đồng nghiệp giúp chochuyên đề hoàn thiện hơn
Trang 3Tôi xin chân thành cảm ơn!
CHUYÊN ĐỀ DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI
A PHẦN LÍ THUYẾT
1 Khái niệm về cặp oxi hoá – khử của kim loại
- Khái niệm: Cặp oxi hoá – khử của kim loại là cặp chất oxi hoá và chất khử của cùng mộtnguyên tố kim loại
- Kí hiệu: dạng oxi hoá/dạng khử (thường là Mn+/M)
- Kim loại có hoá trị không đổi chỉ tạo một cặp oxi hoá – khử, kim loại có hoá trị thay đổi
có thể tạo nhiều cặp oxi hoá – khử
VD: Mg2+/Mg, Fe2+/Fe, Fe3+/Fe2+,
2 So sánh cặp oxi hoá – khử
- So sánh các cặp oxi hoá – khử là so sánh tính oxi hoá của các dạng oxi hoá và so sánhtính khử của các dạng khử
- VD: Xét phản ứng: 2Al + 3Cu2+ → 2Al3++ 3Cu
Nhận thấy, Al có tính khử mạnh hơn Cu và Al3+ có tính oxi hoá yếu hơn Cu2+
Trong một cặp oxi hoá – khử, dạng khử có tính khử càng mạnh thì dạng oxi hoá
có tính oxi hoá càng yếu và ngược lại.
3 Dãy điện hoá của kim loại
Khái niệm: Là dãy các cặp oxi hoá – khử được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoácủa ion kim loại và là chiều giảm dần tính khử của kim loại
Chiều tăng dần tính oxi hoá của ion kim loại
K+ Ca2+ Na+ Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Hg2+ Fe3+ Ag+ Pt2+ Au3+
K Ca Na Mg Al Zn Fe Sn Pb H2 Cu Hg Fe2+ Ag Pt Au
Chiều giảm dần tính khử của kim loại
Trang 4chất oxi hoá yếu chất oxi hoá mạnh
- So sánh kim loại đứng trước có tính khử mạnh hơn kim loại đứng sau trong dãy điện hoá
- Ion kim loại đứng trước có tính oxi hoá yếu hơn ion kim loại đứng sau trong dãy điệnhoá
b Xác định chiều phản ứng giữa các cặp oxi hoá – khử
- Một phản ứng oxi hoá khử được coi là phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử
- Quy luật: Phản ứng xảy ra theo chiều chất oxi hoá mạnh tác dụng với chất khử mạnh tạo
ra chất oxi hoá yếu và chất khử yếu (quy tắc α)
Quy tắc anpha
VD :
Phản ứng xảy ra theo chiều: Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
5 Một số lưu ý khi làm bài tập về dãy điện hoá của kim loại
- Thuộc được dãy điện hoá của kim loại (thứ tự sắp xếp các cặp oxi hoá – khử) và quy tắcα
- Xác định chính xác sản phẩm của phản ứng: Chất rắn thu được gồm những kim loại nào,dung dịch thu được chứa những muối gì Các phản ứng háo học xảy ra theo thứ tự :
+ Phản ứng thứ nhất là kim loại có tính khử mạnh nhất với cation kim loại có tính oxi hoámạnh nhất hoặc phản ứng của kim loại mạnh nhất với axit
+ Phản ứng tiếp theo tuỳ thuộc dữ kiện bài toán
- Dựa vào các số liệu trong bài và vận dụng định luật bảo toàn electron, bảo toàn khốilượng, bảo toàn nguyên tố, tăng giảm khối lượng, lập sơ đồ chuyển hoá để giải quyết bàitoán
B BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Trang 5- So sánh tính oxi hoá của các ion kim loại và tính khử của kim loại trong dãy điện hoá.
Xác định chiều phản ứng (phản ứng có xảy ra hay không)
Thứ tự các phản ứng xảy ra khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch muối hoặc axit.
Xác định được thành phần chất rắn (kim loại) hoặc thành phần dung dịch muối thu được khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp muối.
Dựa vào phản ứng xảy ra thành lập cặp oxi hoá – khử
không phải của kim loại và sắp
xếp các cặp đó theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hoá và giảm dần tính khử của dạng khử.
Bài tập
định lượng
Xác định được
độ tăng giảm khối lượng của thanh kim loại hoặc nồng độ muối trong dung dịch khi cho 1 kim loại tác dụng với dung dịch chứa một muối.
Xác định được thành phần của hỗn hợp kim loại ban đầu hoặc nồng độ các muối trong dung dịch khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa hỗn hợp muối.
Xác định được thành phần hỗn hợp kim loại sinh ra hoặc nồng độ các muối trong dung dịch thu được khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp muối và kim loại, muối đều
đã biết số mol.
Xác định được thành phần của hỗn hợp kim loại ban đầu hoặc nồng độ các muối trong dung dịch khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp muối mà cả kim loại và muối đều chưa
có số mol xác định.
Trang 6Bài tập
thực hành/
thí nghiệm
Mô tả và nhận biết được hiện tượng thí nghiệm khi cho kim loại tác dụng với dung dịch muối.
Giải thích được hiện tượng thí nghiệm.
Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag)
- Sắp xếp các kim loại hoặc ion kim loại theo trật tự mà đề bài yêu cầu hoặc vậndụng quy tắc α để xác định chiều phản ứng
* Bài tập minh hoạ:
Bài 1: Trong dãy điện hoá có hai cặp oxi hoá – khử được sắp xếp tương ứng với trình tự
sau: An+/A ; Bm+/B, với A, B là các kim loại Hãy cho biết khẳng định nào sau đây không
đúng?
A A tác dụng với dung dịch muối của Bm+ B Tính khử của A mạnh hơn của B
C B tác dụng với dung dịch muối của An+ D Tính oxi hoá của An+ yếu hơn của Bm+
HD: Hai cặp oxi hoá – khử trên đã được sắp xếp theo đúng thứ tự, tức là theo đúng chiều
tính oxi hoá của các ion kim loại tăng dần và tính khử của các kim loại giảm dần theochiều từ trái sang phải Vì vậy, đáp án B, D đúng Còn A và C vận dụng quy tắc α ta thấythông tin trong đáp án C không đúng
=> Đáp án C.
Bài 2: Vị trí của một số cặp oxi hoá – khử như sau: I2/2I- ; Cu2+/Cu ; Fe3+/Fe2+ ; Ag+/Ag ;
Cl2/2Cl- Hãy cho biết trong các phản ứng sau, có bao nhiêu phản ứng xảy ra?
Trang 7(1) Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag (2) Cl2 + 2Ag → 2AgCl (3) Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+
(4) I2 + 2Fe2+ → 2Fe3+ + 2I- (5) Cu2+ + 2Fe2+ → Cu + 2Fe3+
HD: Vì các cặp oxi hoá – khử đã xếp theo đúng thứ tự, nên ta chỉ cần vận dụng quy tắc α.
Vận dụng quy tắc α ta thấy có phản ứng (1), (2), (3) xảy ra phản ứng
=> Đáp án B
Bài 3: Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với Cu thu được FeSO4 và CuSO4 Cho dungdịch CuSO4 tác dụng với Fe thu được FeSO4 và Cu Qua các phản ứng xảy ra ta thấy tínhoxi hoá của các ion kim loại giảm dần theo dãy nào sau đây?
A Cu2+, Fe2+, Fe3+ B Fe3+,Cu2+, Fe2+
C Fe2+,Cu2+, Fe3+ D Cu2+, Fe3+, Fe2+
HD: Viết các cặp oxi hoá – khử tương ứng và vận dụng quy tắc α Từ các phản ứng đã
cho, các cặp oxi hoá – khử được sắp xếp theo đúng thứ tự: Fe2+/Fe ; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+
HD: + Chiều của phản ứng oxi hoá – khử là chiều xảy ra phản ứng giữa chất oxi hoá mạnh
nhất với chất khử mạnh nhất để tạo ra chất oxi hoá và chất khử yếu hơn
+ Các cặp oxi hoá – khử được sắp xếp lần lượt như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+,
+ m = mkim loại sinh ra – mkim loại phản ứng
m > 0 : Khối lượng thanh kim loại tăng
Trang 8m < 0: Khối lượng thanh kim loại giảm.
+ Dựa vào bảo toàn electron và tăng giảm khối lượng để giải bài toán
* Bài tập minh hoạ:
Bài 1: Nhúng một thanh kim loại M vào 300 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi dung dịchmất hết màu xanh, nhấc thanh kim loại M ra khỏi dung dịch, rửa sạch, làm khô, cân lạithấy khối lượng thanh kim loại tăng 13,8 gam Kim loại M là
HD: Dung dịch mất hết màu xanh => CuSO4 phản ứng hết
mCu – mM = 13,8Gọi hoá trị của kim loại M là n (n = 1, 2, 3) và x là số mol của M đã tham gia phản ứng
A 0,05M B 0,0625M C 0,5M D 0,625M
HD: Vì đề bài cho là sau phản ứng, tức là phản ứng xảy ra hoàn toàn, đinh sắt còn dư
chứng tỏ dung dịch CuSO4 phản ứng hết
mCu – mFe = 0,8
Gọi số mol của sắt phản ứng là x; nồng độ của dung dịch CuSO4 là a
Theo giả thiết và áp dụng bảo toàn electron ta có:
x a
2 , 0
8 , 0 56 64 2 , 0
=> a = 0,5M
=> Đáp án C
Trang 9Bài 3: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 1,25M Tính khối lượngchất rắn thu được sau phản ứng.
A 21,6 gam B 27 gam C 10,8 gam D 16,2 gam
HD: Với bài tập Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 phải chú ý đến cặp Fe3+/Fe2+ đứngtrước cặp Ag+/Ag Tính số mol của sắt và AgNO3, rồi dùng bảo toàn electron để xác địnhchất rắn thu được và muối có trong dung dịch sau phản ứng
Nếu nAgNO3 < 2nFe => chất rắn chứa Ag và Fe dư; dung dịch chỉ chứa muối sắt (II).Nếu nAgNO3 = 2nFe => chất rắn chứa Ag, dung dịch chỉ chứa muối sắt (II)
Nếu 3nFe >nAgNO3 > 2nFe => chất rắn chứa Ag, dung dịch chứa hai muối là muối sắt(II) và muối sắt (III)
Nếu nAgNO3 > 3nFe => chất rắn chứa Ag, dung dịch chứa hai muối là muối sắt (III) vàmuối AgNO3
Theo bài ra ta có: nFe = 0,1 mol ; n Ag NO3= 0,25 mol
Vì các chất phản ứng vừa đủ với nhau nên đây là một dạng bài tập dễ, để làm bài tập này
ta chỉ cần áp dụng định luật bảo toàn electron
* Bài tập minh hoạ:
Bài 1: Để khử hoàn toàn 500 ml dung dịch X gồm AgNO3 2aM và Cu(NO3) aM cần 10,8gam nhôm Giá trị của a là
A 0,2 B 0,3 C 0,4 D 0,6
HD: Ta có: nAl = 0,4 mol; nAgNO3 = a mol; nCu(NO3)2 = 0,5a mol
Áp dụng bảo toàn electron: 0,4.3 = 1.a + 2.0,5a
=> a = 0,6
=> Đáp án D
Bài 2: Cho m gam Al khử vừa hết 200 ml dung dịch gồm AgNO3 aM và Cu(NO3)2 2aM.Sau phản ứng thu được 23,6 gam chất rắn Giá trị của m là
Trang 10A 5,4 gam B 8,1 gam C 4,5 gam D 2,7 gam
HD: Chất rắn gồm Ag và Cu.
Ta có nAgNO3 = 0,2a mol; nCu(NO3)2 = 0,4a mol
Gọi số mol của Al là x
Áp dụng bảo toàn electron và khối lượng chất rắn ta có
3 / 5 , 0 6
, 23 64 4 , 0 108
2
,
0
4 , 0 2 2 , 0 3
a
x a
a
a a
x
=> m = 27.0,5/3 = 4,5 gam
=> Đáp án C
Bài 3: Cho 7,5 gam hỗn hợp gồm Al và Mg phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch gồm
CuSO4 0,5M và FeSO4 0,2M Khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu là
A 2,4 gam B 4,8 gam C 3,6 gam D 7,2 gam
HD: Gọi số mol của Al, Mg lần lượt là x, y (x, y > 0)
4
CuSO
n = 0,25 mol; n FeSO4= 0,1 mol
Áp dụng bảo toàn electron và khối lượng hỗn hợp ta có:
1 , 0 5
, 7 24 27
2 1 , 0 2 25 , 0 2 3
y
x y
x
y x
+ Tính số mol của các kim loại và các muối
+ Dựa vào thứ tự các cặp oxi hoá – khử tương ứng để xác định thứ tự các kim loại
và các muối phản ứng
+ Xác định chất hết, chất dư, chất rắn sau phản ứng gồm những kim loại nào, dungdịch thu được chứa những chất gì
+ Dựa vào dữ kiện trong bài để giải bài toán
* Bài tập minh hoạ:
Trang 11Bài 1: Cho 4,8 gam Mg vào 500 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 0,2M thìthu được dung dịch Y Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch Y.
A [Mg(NO3)2] = 0,4M; [AgNO3] = 0,1M B [Mg(NO3)2] = 0,4M; [Cu(NO3)2] = 0,05M
C [Mg(NO3)2] = 0,2M; [AgNO3] = 0,1M D [Mg(NO3)2] = 0,4M; [Cu(NO3)2]=0,025M
HD: Thứ tự các cặp oxi hóa – khử: Mg2+/Mg, Cu2+/Cu, Ag+/Ag
Vậy Mg sẽ phản ứng với AgNO3 trước, hết AgNO3 mới đến Cu(NO3)2 phản ứng
Ta có: n Mg = 0,2 mol; n AgNO3= 0,25 mol; n Cu ( NO) 2= 0,1 mol
A 21,6 gam B 6,4 gam C 32,4 gam D 28 gam
HD: Thứ tự các cặp oxi hoá – khử là: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag
Vậy Fe sẽ phản ứng với AgNO3 trước để tạo muối săt (II) rồi mới phản ứng vớiCu(NO3)2 Nếu sắt hết mà AgNO3 dư thì Cu(NO3)2 chưa phản ứng và có phản ứng giữamuối sắt (II) với AgNO3
Ta có: nFe = 0,1 mol ; n AgNO3= 0,375 mol ; n Cu ( NO) 2= 0,1 mol
Ta thấy: 0,1.3 < 0,375
Vậy AgNO3 còn dư chất rắn thu được là Ag với số mol là 0,3 mol
mAg = 0,3.108 = 32,4 gam
=> Đáp án C
Bài 3: Cho một hỗn hợp X gồm 4,8 gam Mg; 2,7 gam Al; 13 gam Zn; 2,8 gam Fe tác dụng
với 500 ml dung dịch Y gồm AgNO3 1M và Cu(NO3)2 0,5M Khối lượng chất rắn thu đượcsau phản ứng là
A 76,5 gam B 74,5 gam C 76,05 gam D 72,4 gam
Trang 12HD: Thứ tự kim loại tham gia phản ứng là: Mg, Al, Zn, Fe Thứ tự các muối tham gia phản
ứng là AgNO3, Cu(NO3)2 Chất rắn thu được sau phản ứng gồm các kim loại vừa sinh ra vàkim loại chưa phản ứng (nếu có)
Ta có: nMg = 0,2 mol ; nAl = 0,1 mol ; nZn = 0,2 mol ; nFe = 0,05 mol
mchất rắn = 0,5.108 + 0,25.64 + 0,05.65 + 2,8 = 76,05 gam
=> Đáp án C
Bài 4: Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu có tỉ lệ mol là 1 : 1 vào 300 ml dung dịch
AgNO3 1M Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
A 32,4 gam B 43,2 gam C 35,2 gam D 35,6 gam
HD: Gọi số mol của Fe và Cu là x (tỉ lệ số mol là 1:1)
Bài 5: Cho 19,3 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào dung
dịch có chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gamchất rắn Giá trị của m là
A 12,8 gam B 12,0 gam C 6,4 gam D 16,53 gam
HD: Thứ tự các kim loại phản ứng là Zn, Cu Muối Fe2(SO4)3 đầu tiên bị khử về muối
Fe2+, nếu Zn còn dư thì tiếp tục bị khử thành sắt
Gọi số mol của Zn là x, số mol của Cu là 2x
Ta có: 65x + 64.2x = 19,3 => x = 0,1 mol
Trang 13Đây là dạng bài tập khó, đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy và tổng hợp cao.
Để làm dạng bài tập này phải thực hiện các bước như sau:
+ Xác định thứ tự các kim loại và các muối phản ứng
+ Dựa vào đề bài về số kim loại thu được hoặc số muối thu được để xác định đã cónhững kim loại nào phản ứng, có những muối nào phản ứng
Số kim loại thu được gồm các kim loại vừa sinh ra và kim loại ban đầu chưa phản ứng hết.Muối thu được trong dung dịch gồm muối vừa sinh ra và muối có sẵn trong dung dịch banđầu chưa phản ứng hết
+ Dựa vào các dữ kiện trong bài để giải bài toán
* Bài tập minh hoạ:
Bài 1: Cho m gam sắt vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,2M Saukhi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 2 ion kim loại và chất rắn chứamột kim loại có khối lượng bằng m + 1,6 gam Tính m
A 0,28 gam B 2,8 gam C 0,56 gam D 5,6 gam
HD: Khi cho Fe vào dung dịch trên thì Fe sẽ phản ứng với AgNO3 trước, rồi mới phản ứngvới Cu(NO3)2
Theo đề bài dung dịch thu được có chứa 2 ion kim loại nên dung dịch thu được sẽ có chứahai muối là muối sắt ( có thể là muối sắt II; có thể là muối sắt III) và Cu(NO3)2 Chất rắnthu được chứa một kim loại là Ag
Gọi n là số electron mà một nguyên tử sắt nhường (n = 2 hoặc 3)
Theo bảo toàn electron ta có: