chuyen de vat li
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THIẾT CHO ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP BT THPT MÔN VẬT LÍ I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Vật lí là một môn khoa học tự nhiên, có liên quan với nhiều môn khoa học tự nhiện khác, đặc biệt là môn Toán học. Nhưng so với các môn học khác thì Vật lí là môn học khó hơn, vì nó vừa cung cấp kiến thức về mặt lí thuyết, vừa cung cấp kiến thức về mặt tính toán, nó đòi hỏi người học phải biết, phải hiểu rõ được vấn đề và áp dụng được vấn đề đó vào trong những câu hỏi lí thuyết và bài tập vận dụng cụ thể. Do đó, đối với học viên của Trung tâm GDTX thì luôn xem môn học khó nhất là môn Vật lí. - Mặt khác, trong nhiều năm qua môn Vật lí gần như được chọn thường xuyên làm môn thi tốt nghiệp và hình thức ra đề thi trong nhiều năm qua cũng đã thay đổi, chuyển từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm, điều này càng khó khăn hơn cho học viên của Trung tâm GDTX. Vì dạng đề thi trắc nghiệm ra theo kiểu trãi rộng kiến thức ở cả 7 chương, nên đòi hỏi học viên phải nhớ đủ và đúng rất nhiều vấn đề thì mới làm bài thi tốt được. Nhưng thực tế, chúng ta cũng biết năng lực thật sự của những học viên ở các Trung tâm thì không đáp ứng được nhu cầu này. Vì phần lớn học viên đều có học lực yếu kém, bị hỏng kiến thức, khả năng ghi nhớ không tốt và rất lười học… - Vì vậy, nhiều năm qua kết quả thi tốt nghiệp môn Vật lí đạt tỉ lệ điểm từ trung bình trở lên rất thấp. Cho nên, tôi luôn cố gắng tìm ra cách thức để ôn tập môn Vật lí cho học viên thi tốt nghiệp đạt tỉ lệ cao hơn. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THIẾT CHO ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN VẬT LÍ 1/ Một số việc giáo viên cần thực hiện a) Soạn giáo trình tóm tắt lí thuyết GV thực hiện: Chiêm Thị Nga 1 - Giáo viên soạn giáo trình lí thuyết tóm tắt lần lượt từ chương 1 đến chương 7 theo chuẩn kiến thức đã được quy định và chú ý lượt bỏ những nội dung được giảm tải. - Phát giáo trình tóm tắt lí thuyết cho học viên. b) Hệ thống hóa kiến thức của từng chương Giáo viên sẽ hệ thống lại kiến thức theo từng chương lần lượt từ chương 1 đến chương 7 cho học viên theo cách sau: - Lập sơ đồ kiến thức từng chương và giải thích rõ từng đơn vị kiến thức trong sơ đồ đó. Việc lập sơ đồ này thực chất là tóm tắt lí thuyết của từng chương như phần nội dung của giáo trình lí thuyết đã soạn, nhưng khi ta tiến hành ôn tập lí thyết cho học viên ta sẽ ghi lên bảng theo kiểu sơ đồ để học viên hệ thống lại được các kiến thức đã học trong chương một cách ngắn gọn nhất. Ví dụ: Lập sơ đồ kiến thức một phần của chương V: Sóng ánh sáng 1/ 2/ GV thực hiện: Chiêm Thị Nga 2 Giao thoa ánh sáng - KQ TN: Hệ vân sáng tối xen kẽ đều nhau trên màn - G.thích: 2 sóng ás cùng pha cho vân sáng. 2 sóng ás ngược pha cho vân tối. + Khoảng vân: + Vị trí vân sáng: x s = ki, kN: là bậc g.thoa. + Vị trí vân tối: x t = (k ’ +)i - Đk giao thoa ás: hai chùm sáng phải là hai chùm sáng kết hợp (cùng f và độ lệch pha không đổi). Tán sắc ánh sáng - H.tượng: Ánh sáng MT - lệch về đáy qua lăng kính - tách dãy màu: Đỏtím - N.nhân: Do chiết suất của lăng kính đối với ás có màu khác nhau là khác nhau. - Ás đơn sắc: là ánh sáng không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. - Ás trắng: là hỗn hợp của nhiều ás đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. - Yêu cầu học viên thuộc và hiểu các định nghĩa, khái niệm, định luật và hiện tượng của từng chương. - Yêu cầu học viên nhớ chính xác các công thức tính toán trong từng chương. - Suy ra công thức tìm các đại lượng khác từ công thức đã học. Ví dụ: Từ công thức tính chu kì dao động riêng của mạch dao động LC2πT = ta có thể suy ra công thức tìm L hoặc C để tính theo yêu cầu: Với C4π T L 2 2 = và L4π T C 2 2 = - Chú ý cho học viên cách đổi đơn vị của các đại lượng liên quan đến chương đó. Ví dụ: Khi ôn tập chương V: Sóng áng sáng, ta chỉ cần hướng dẫn cho học viên đổi về các đơn vị sau: Từ m → mm → µ m → nm c) Soạn giáo trình những câu trắc nghiệm - Giáo viên soạn những câu trắc nghiệm của từng chương từ chương 1 đến chương 7 nên sắp xếp thứ tự các câu hỏi theo vị trí của từng kiến thức trong chương và sắp xếp các câu đó theo mức độ từ dễ đến khó. d) Hướng dẫn cho học viên cách làm những câu trắc nghiệm đã soạn - Cho học viên về nhà tự làm trước các câu trắc nghiệm theo giáo trình được phát, sau đó giáo viên sẽ sửa cho học viên. - Giáo viên sẽ sửa các câu trắc nghiệm theo từng chương sau khi đã hệ thống lại kiến thức lí thuyết của chương đó cho học viên. - Khi sửa các câu trắc nghiệm giáo viên nên phân tích rõ từng đáp án để chỉ ra chỗ đúng và chỗ sai của từng câu cho học viên ghi nhớ. Ví dụ: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tia hồng ngoại có tần số cao hơn tần số của tia sáng vàng. B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của tia sáng đỏ. C. Bức xạ tử ngoại có chu kì lớn hơn chu kì của bức xạ hồng ngoại. D. Bức xạ tử ngoại có tần số cao hơn tần số của bức xạ hồng ngoại. GV thực hiện: Chiêm Thị Nga 3 Với câu hỏi lí thuyết nêu trên để chọn được đáp án đúng thì ta cần phải đọc và phân tích kĩ từng câu: + Ở câu A sai, vì theo lí thuyết tia hồng ngoại nằm ngoài vùng đỏ nên có bước sóng lớn hơn bước sóng của tia sáng vàng, và từ công thức f c = λ ta suy ra được tần số của tia hồng ngoại phải nhỏ hơn tần số của tia sáng vàng. + Ở câu B sai, vì theo lí thuyết tia tử ngoại nằm ngoài vùng tím nên có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia sáng đỏ. + Ở câu C cũng sai, vì theo lí thuyết bức xạ tử ngoại nằm ngoài vùng tím, còn bức xạ hồng ngoại thì nằm ngoài vùng đỏ nên bước sóng của bức xạ tử ngoại sẽ nhỏ hơn bước sóng của bức xạ hồng ngoại, và từ công thức Tc. = λ ta suy ra bức xạ tử ngoại có chu kì nhỏ hơn chu kì của bức xạ hồng ngoại. + Ở câu D đúng, vì dựa vào công thức f c = λ ta suy ra được bức xạ tử ngoại có tần số cao hơn tần số của bức xạ hồng ngoại. - Đối với các câu bài tập thì giáo viên nên lưu ý với học viên phải đổi đơn vị của các đại lượng trong công thức, rồi cho học viên tính ra đáp số, sau đó có thể đổi về các đơn vị là ước hay bội của đơn vị đó để cho học viên nhớ cách đổi và chọn được câu đúng trong các đáp án đã cho. Ví dụ: Trong TN giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4mm. Khoảng cách giữa hai khe I-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1m. Bước sóng ánh sáng dùng trong TN là: A. λ=0,40µm B. λ=0,45µm C. λ=068µm D. λ=0,72µm Với bài toán trên yêu cầu tìm bước sóng thì học viên phải ghi được công thức tính bước sóng là D ia = λ , nhưng để tìm λ ta phải biết i, từ đó học viên sẽ tìm i theo thông tin đề cho là 6i = 2,4mm. Tiếp đó học viên phải đổi đơn vị của D = 1m =10 3 mm, sau đó sẽ thế các đại lượng vào công thức tính λ , đáp số tính ra theo đơn vị là mm, nhưng các đáp án có đơn vị µ m, nên cuối cùng học viên phải đổi đơn vị về µ m mới chọn được đáp án đúng. GV thực hiện: Chiêm Thị Nga 4 2/ Một số việc học viên cần phải làm a) Học thuộc và hiểu rõ những kiến thức trong từng chương - Bản thân học viên phải cố gắng học thuộc và hiểu nội dung chính của các chương theo giáo trình. - HV nên có cách học bài phù hợp để có thể ghi nhớ kiến thức được lâu. Đối với môn học vừa có lí thuyết vừa có công thức thì nên học theo cách vừa đọc vừa ghi nhiều lần các công thức ra giấy. b) Đọc, phân tích kĩ và chọn đáp án đúng cho các câu trắc nghiệm về lí thuyết theo giáo trình Khi làm các câu trắc nghiệm thì học viên nên đọc kĩ câu dẫn và sau đó sẽ đọc chậm từng câu (A, B, C, D) để phân tích ý đúng, sai và chọn đáp án theo yêu cầu. Học viên không nên đọc lướt nhanh qua vì sẽ rất dễ nhầm lẫn dẫn đến chọn sai đáp án. c) Tính toán các câu trắc nghiệm về bài tập và chọn đáp án dúng Đối với các câu trắc nghiệm bài tập thì học viên cần ghi ngay công thức tìm đại lượng theo yêu cầu ra, và sau đó sẽ chú ý đến đổi đơn vị của các đại lượng, rồi thế số vào bấm máy tính. Học viên cần phải thận trọng khi bấm máy tính, với nhiều phép tính trong một công thức thì học viên nên nhập số vào máy đúng cách để tránh ra đáp số sai. d) Rèn luyện khả năng sử dụng máy tính cầm tay Mỗi học viên nên có riêng cho mình một máy tình cầm tay, nên rèn luyện sử dụng cho thuần thạo để có thể tính nhanh chóng và chính xác kết quả. 3/ Cho học viên làm một số đề trắc nghiệm theo dạng đề thi tốt nghiệp - Giáo viên nên lấy một số đề thi tốt nghiệp của các năm trước cho HV làm thử, cho HV làm đúng thời gian theo quy định và giám sát HV một cách nghiêm túc để giáo viên có thể đánh giá đúng khả năng của HV. - Sau khi đánh giá được kết quả của từng bài thì giáo viên nên phát lại bài cho Hv và sửa từng câu cho HV ghi nhớ. GV thực hiện: Chiêm Thị Nga 5 III. KẾT LUẬN - Với cách ôn tập như trên thì HV sẽ nắm được phần lớn lượng kiến thức theo chương trình và áp dụng kiến thức đó để làm tốt các câu trắc nghiệm cả lí thuyết và bài tập. - Qua quá trình ôn tập thì HV sẽ có ý thức học tập tốt hơn, rèn luyện được khả năng tính toán và làm được nhanh chóng dạng đề thi trắc nghiệm. - Khi HV biết, hiểu và vận dụng làm được các bài tập thì HV sẽ không còn ngại học Vật lí nữa, từ đó sẽ giúp cho học viên yêu thích môn Vật lí hơn. - Đối với giáo viên sẽ đánh giá được mức độ chuyển cần, khả năng ghi nhớ và năng lực thật sự của mỗi HV, từ đó giáo viên sẽ tiếp tục động viên, nhắc nhở HV cố gắng hơn nữa trong việc ôn tập để có thể đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp. GV thực hiện: Chiêm Thị Nga 6 . NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THI T CHO ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP BT THPT MÔN VẬT LÍ I. ĐẶT VẤN ĐỀ - Vật lí là một môn khoa học tự nhiên, có liên quan với nhiều môn. thấp. Cho nên, tôi luôn cố gắng tìm ra cách thức để ôn tập môn Vật lí cho học viên thi tốt nghiệp đạt tỉ lệ cao hơn. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THI T CHO ÔN TẬP THI