1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Huy động vốn tại Ngân hang TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp

103 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 768,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng suy thoái thì với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, vốn là một trong các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn chiếm một vị trí rất quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Đối với Ngân hàng tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay từ số tiền huy động được, vì vậy vai trò của nguồn vốn càng trở nên đặc biệt quan trọng. Qui mô, cơ cấu và các đặc tính của nguồn vốn quyết định hầu hết các hoạt động của một Ngân hàng. Phần lớn số lượng tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế vẫn chưa được khai thác triệt để. Nhiều Ngân hàng hiện vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn vay, kể cả vay của các Ngân hàng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tài sản.Vì vậy chi phí nguồn vốn cao, sự ổn định và hiệu quả kinh doanh thấp đồng thời chưa phát huy được nội lực để phát triển một cách vững chắc. Các Ngân hàng Việt Nam nói chung đều đang trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn cho nhu cầu đầu tư.Việc thu hút nguồn vốn với chi phí cao, sự ổn định thấp, kết cấu làm hạn chế khả năng sinh lời dẫn đến Ngân hàng bị đặt trước nguy cơ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán và hơn nữa có thể dẫn đến sự mất ổn định trong toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia. Do vậy yêu cầu tăng cường huy động vốn có mức chi phí hợp lý và ổn định được đặt ra hết sức cấp thiết đối với các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng. Hệ thống Ngân hàng (TMCP) đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập từ ngày 26/07/1957 đến nay là một trong những hệ thống Ngân hàng được thành lập đầu tiên tại Việt Nam. Với bề dày lịch sử Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã giành được nhiều giải thưởng cao quý của Đất Nước, góp phần khôi phục, phục hồi kinh tế Đất Nước. Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tam Điệp là chi nhánh mới được thành lập từ năm 2017, là chi nhánh trẻ luôn coi nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Việc phát triển hoạt động huy động vốn của chi nhánh còn có những mặt hạn chế nhất định, chưa phát huy được lợi thế cạnh tranh, thị phần nguồn vốn huy động hạn hẹp. Để phát triển nguồn vốn huy động phục vụ cho định hướng của Ngân hàng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh cần có những giải pháp phù hợp và kịp thời. Nhận thức rõ được tầm quan trọng trong công tác huy động vốn trong hệ thống Ngân hàng (TMCP) nhằm đáp ứng vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế đồng thời góp phần thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như sau quá trình thực tập tại chi nhánh Ngân hàng (TMCP) đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Tam Điệp em xin chọn đề tài: “Huy động vốn tại Ngân hang TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Nghiên cứu thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Tam Điệp, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân, từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Tam Điệp trong thời gian tới. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tam Điệp. Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tam Điệp. + Thời gian: Số liệu, tình hình khảo sát từ năm 2015 tới năm 2017 và kiến nghị cho những năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong phạm vi luận văn này việc nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê, phương pháp sánh, phương pháp phân tích số liệu. Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Luận văn sử dụng phương pháp thu thập và xử lý thông tin liên quan đến hoạt động huy động vốn từ khi định hướng tiếp cận khách hàng đến khi tiếp thị khách hàng gửi tiền… Thu thập, phân tích các nguồn tài liệu như: tạp chí, các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của BIDV Tam Điệp từ năm 2015 đến năm 2017. Thông tin thu thập được thể hiện qua các bảng hỏi, bảng số liệu, giúp dễ dàng so sánh, đối chiếu từ đó đưa ra các nhận xét và phân tích. 5. Tổng quan nghiên cứu Đối với lĩnh vực Ngân hàng, trong xu thế hội nhập, sức cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong và ngoài nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong việc huy động vốn. Đến nay đã một số luận văn tiến sỹ, thạc sỹ và luận văn tốt nghiệp có liên quan đến huy động vốn tại Ngân hàng như: Một số tác giả đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến huy động vốn : « Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng », luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Thanh Dung năm 2011. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng giai đoạn 2006-2010, qua đó đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn trong thời gian tới :(1) Tăng cường quản trị rủi ro trong huy động vốn;(2)Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt;(3) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn;(4) Hoàn thiện chính sách khách hàng ;(5)Phát triển mạng lưới giao dịch, đầu tư cơ sở vật chất;(6) Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên[1] « Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam » luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo năm 2015. Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về NHTM và huy động vốn, đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau (1) Mở rộng mạng lưới chi nhánh ;(2) Phát triển nguồn nhân lực;(3)Hoàn thiện chính sách khách hàng [2] «Tăng trưởng nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam», luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhật Lệ viết năm 2016. Tác giả tác giả đã nghiên cứu hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2015, đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:(1) Xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp. (2) Xây dựng chiến lược Marketing; (3) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên; (4) Mở rộng đối tượng; (5) Mở rộng mạng lưới; (6) Đẩy mạnh các sản phẩm huy động sẵn có[3] «Tăng cường nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây », luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Xuân Trường viết năm 2011. Tác giả đã nghiên cứu về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của Ngân hàng thương mại cụ thể là NH TMCP BIDV Hà Tây giai đoạn 2009 - 2011. Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giải pháp như sau: (1) Xây dựng chính sách tỷ giá hợp ký, (2) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, (3) Đa dạng hóa kỳ hạn huy động vốn, (4) Mở rộng mạng lưới, (5) Gắn liền việc huy động vốn và sử dụng vốn, (6) Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra[4] «Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội», luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Như Mai viết năm 2015. Luận văn đã đưa ra các khái niệm về vốn và hiệu quả huy động vốn NHTM, vai trò của vốn với hoạt động kinh doanh nói chung tại NHTM và thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn 2009 - 2015. Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giải pháp như sau : (1) Thực hiện tốt công tác phân tích thị trường huy động vốn, (2) Xây dựng chính sách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả, (3) Quản lý nguồn vốn theo đúng phương pháp và mục tiêu, (4) Đào tạo và nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ[5] “Quản lý nhà nước về vấn đề huy động tiền gửi ở các NHTM - định hướng nghiên cứu tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” – Luân văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Phạm Thị Hậu, trường Đại học Thương mại, năm 2011. Đề tài này đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động tiền gửi tại các ngân hàng thương mại[6] “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Tài” - Luận văn thạc sĩ của tác giả Ngô Thị Thanh Hà Đại học Đà Nẵng, năm 2013. Đối với đề tài này,tác giả đã phần nào hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại, nêu ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, nêu rõ nội dung tăng cường hoạt động huy động vốn của NHTM. Luận văn cũng chỉ ra những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Luận văn cũng cho thấy những thành tựu, hạn chế về tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Tài và đã chỉ ra những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan của những tồn tại hạn chế trong việc huy động vốn của Chi nhánh. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp của Chi nhánh đã thực hiện trong thời gian qua, cũng như các giải pháp sẽ áp dụng trong thời gian tới nhằm phát triển tình hình huy động vốn[7] “Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Mai Xuân Phúc, Đại học Đà Nẵng, (2013). Đối với đề tài này, luận văn nêu rõ quan điểm và nội dung về mở rộng huy động vốn của NHTM: mở rộng quy mô, mở rộng thị phần, chi phí huy động hợp lý, cơ cấu huy động vốn hợp lý và tiêu chí đảm bảo chất lương dịch vụ thông qua số liệu khảo sát của ngân hàng; đồng thời luận văn cũng đã nêu lên được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng huy động vốn của NHTM và một số kinh nghiệm về huy động từ các ngân hàng trong nước và nước ngoài.Trên cơ sở lý luận cơ bản , tác giả đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây – Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn 2010-2012. Sau cùng, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó đưa ra giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phương Tây – Chi nhánh Đà Nẵng[8] “Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế chi nhánh Đăk Lăk”- Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, của tác giả Nguyễn Thiên Hương , Học viện Hành chính, năm 2013. Đối với đề tài này, luận văn cũng đã hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại, nêu các phương thức huy động vốn, các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn, các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại, kinh nghiệm và bài học của một số ngân hàng. Luận văn phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh và đánh giá công tác nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh. Từ đó đưa ra những giải pháp như: Nhóm giải pháp đa dạng hóa hình thức và phương thức huy động; Xây dựng cơ chế lãi suất huy động vốn linh hoạt; nhóm giải pháp cải thiện cơ cấu nguồn vốn, sáng tạo trong việc cung cấp các sản phẩm của Ngân hàng TMCP Quốc Tế; tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc; mở rộng, đa dạng hóa khách hàng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ[9] “Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long" (MHB). Nguyễn Trung Kiên - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Trung Kiên, Đại học Hà Nội (2013). Luận văn đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và đánh giá thực tiễn sử dụng các nhân tố để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn. Tuy nhiên luận văn cũng chưa đưa ra được nhân tố nào là nhân tố ảnh hưởng nhất đến khả năng huy động vốn để từ đó có những chính sách, chiến lược phù hợp với sự phát triển hiện tại của ngân hàng[10] Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, những công trình trên lại chưa đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng đồng thời các đề tài trên chủ yếu tập trung vào việc mở rộng hoặc tăng cường huy động vốn mà chưa chú trọng đến việc hoàn thiện các hình thức, phương pháp huy động vốn và cũng không nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tam Điệp. Do vậy, đề tài này là công trình khoa học độc lập, không trùng lắp với bất kỳ tác giả nào khác. 6. Những đóng góp của đề tài Luận văn của tác giả có những đóng góp mới như sau : Một là, đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Từ đó thấy được vị trí, tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn đối với các chủ thể tham gia và đặc biệt là vai trò đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Từ đó, thấy rằng việc phát triển huy động vốn là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi Ngân hàng.Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn và trình bày những bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.Từ đó, làm tiền đề cho việc rút ra bài học cho các Ngân hàng khác, ứng dụng vào thực trạng tình hình tại BIDV Tam Điệp và đưa ra những giải pháp để tăng cường huy động vốn tại BIDV Tam Điệp. Hai là, dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển nguồn vốn huy động vốn tại BIDV Tam Điệp, luận văn đã làm rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế cần khắc phục; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế trong việc tăng cường nguồn vốn huy động vốn tại BIDV Tam Điệp. Ba là, căn cứ lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển của BIDV nói chung và BIDV Tam Điệp nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV Tam Điệp. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra hệ thống các kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và BIDV nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp trên đạt hiệu quả cao. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Tam Điệp Chương 3: Giải pháp hoàn thiện huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Tam Điệp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

-LUẬN VĂN THẠC SĨ

HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM ĐIỆP

CHU VÂN TRANG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã ngành: 8.34.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ HẰNG

Hà Nội – Năm 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và khôngtrùng lặp với các đề tài khác

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Chu Vân Trang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin trân trọng dành sự biết ơn sâu sắc đến TS Lê Thị Hằng,người đã hướng dẫn và giúp đỡ em hết sức tận tình Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học,kiến thức kinh tế - chính trị - xã hội, kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và tâm huyếtcủa cô với sự nghiệp giáo dục đã cho em rất nhiều nhận xét quý giá, giúp em tự tinhoàn thành nghiên cứu của mình

Em xin trân trọng cảm ơn các giáo sư, tiến sỹ cùng các thầy cô của Trường Đạihọc mở Hà Nội đã giúp em tiếp cận nhiều tri thức mới về quản lý và điều hành doanhnghiệp

Em xin cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chinhánh Tam Điệp và cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh đã hướng dẫn và giúp đỡ

em hoàn thành luận văn này

Em cũng trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã khuyếnkhích và hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu

Trân trọng cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI………9

1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 9

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, của Ngân hàng thương mại 9

1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại 10

1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại13

1.1.4 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 13

1.2 Khái niệm về vốn và phân loại nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

15

1.2.1 Khái niệm vốn của Ngân hàng thương mại 15

1.2.2 Phân loại nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 15

1.3 Huy động vốn với Ngân hàng thương mại 16

1.4 Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần 16

1.5 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần 17 1.5.1 Phân loại huy động vốn theo thời gian 18

1.5.2 Phân loại huy động vốn theo các hình thức 19

1.5.3 Huy động vốn bằng cách đi vay 19

1.5.4 Phân loại huy động vốn bằng các hình thức khác 22

1.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn 23

1.6.1 Môi trường kinh doanh 23

1.6.2 Chiến lược khách hàng của Ngân hàng về huy động vốn 28 1.6.3 Mạng lưới hoạt động 29

1.6.4 Cơ sở vật chất 30

Trang 5

1.6.5 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng 30

1.7 Kinh nghiệm huy động vốn của một số Ngân hàng và bài học cho BIDV Tam Điệp 31

1.7.1 Kinh nghiệm huy động vốn của một số Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận 31

1.7.2 Bài học cho BIDV Tam Điệp 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM ĐIỆP 34

2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp 34

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp 34

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng thương mại cổ phầnĐầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp 36

2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp 41

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp giai đoạn 2015-2017 46

2.3 Phân tích thực trạng huy động vốn ở BIDV Tam Điệp 54

2.3.1 Mạng lưới huy động vốn 54

2.3.2 Tình hình huy động vốn tại BIDV Tam Điệp 55

2.3.3 Các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp 56

2.4.1 Theo đối tượng khách hàng 63

2.4.2 Theo thời hạn huy động 64

2.5 Đánh giá hoạt động huy động vốn của BIDV Tam Điệp 65

Trang 6

3.1 Định hướng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp 77

3.1.1 Định hướng chiến lược của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp trong giai đoạn 2018-2020 77

3.1.2 Định hướng phát triển huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp 81

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp 82

3.2.1 Đổi mới và hoàn thiện các tiện ích phục vụ người gửi tiền và chăm sóc khách hàng 82

3.2.2 Chuyển đổi cơ cấu tiền gửi 84

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 85

3.2.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông, tiếp thị và quảng bá 86

3.3 Kiến nghị 89

3.3.1 Kiến nghị với BIDV 89

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 90

Trang 7

DANH MỤC HÌNH - BẢNG BIỂU

Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của BIDV - Chi nhánh Tam Điệp 36

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn các thời kỳ 43

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng 44

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Tam Điệp 45

Bảng 2.4: Hoạt động cho vay qua các năm 46

Bảng 2.5 : Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế 48

Bảng 2.6: Cơ cấu thu nhập 51

Bảng 2.7: Cơ cấu chi phí 52

Bảng 2.8: Lãi suất huy động vốn VNĐ tại BIDV Tam Điệp 54

Bảng 2.9: Tình hình nguồn vốn của BIDV Tam Điệp 55

Bảng 2.10: Danh mục sản phẩm HĐV của BIDV và các Ngân hàng khác 57

Bảng 2.11: Huy động tiền gửi thanh toán các tổ chức kinh tế xãhội 59

Bảng 2.12: Huy động tiền gửi tiết kiệm 60

Bảng 2.13: Huy động tiền gửi kỳ phiếu 61

Bảng 2.14: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng 63

Bảng 2.15: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn huy động 64

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh tình hình kinh tế đang trong giai đoạnkhủng hoảng suy thoái thì với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, vốn là một trong cácyếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn vốn chiếmmột vị trí rất quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đấtnước Đối với Ngân hàng tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thườngxuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay từ số tiền huy động được, vì vậy vaitrò của nguồn vốn càng trở nên đặc biệt quan trọng Qui mô, cơ cấu và các đặc tính củanguồn vốn quyết định hầu hết các hoạt động của một Ngân hàng

Phần lớn số lượng tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế vẫn chưa được khaithác triệt để Nhiều Ngân hàng hiện vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn vay, kể cả vaycủa các Ngân hàng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tài sản.Vì vậy chiphí nguồn vốn cao, sự ổn định và hiệu quả kinh doanh thấp đồng thời chưa phát huyđược nội lực để phát triển một cách vững chắc Các Ngân hàng Việt Nam nói chungđều đang trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn cho nhu cầu đầu tư.Việc thuhút nguồn vốn với chi phí cao, sự ổn định thấp, kết cấu làm hạn chế khả năng sinhlời dẫn đến Ngân hàng bị đặt trước nguy cơ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh toán và hơnnữa có thể dẫn đến sự mất ổn định trong toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia Dovậy yêu cầu tăng cường huy động vốn có mức chi phí hợp lý và ổn định được đặt rahết sức cấp thiết đối với các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư vàphát triển Việt Nam (BIDV) nói riêng

Hệ thống Ngân hàng (TMCP) đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đượcthành lập từ ngày 26/07/1957 đến nay là một trong những hệ thống Ngân hàng đượcthành lập đầu tiên tại Việt Nam Với bề dày lịch sử Ngân hàng TMCP đầu tư vàphát triển Việt Nam (BIDV) đã giành được nhiều giải thưởng cao quý của ĐấtNước, góp phần khôi phục, phục hồi kinh tế Đất Nước Ngân hàng TMCP đầu tư vàphát triển Việt Nam chi nhánh Tam Điệp là chi nhánh mới được thành lập từ năm

Trang 9

2017, là chi nhánh trẻ luôn coi nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, hàngđầu, xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Việc phát triển hoạt độnghuy động vốn của chi nhánh còn có những mặt hạn chế nhất định, chưa phát huy đượclợi thế cạnh tranh, thị phần nguồn vốn huy động hạn hẹp Để phát triển nguồn vốn huyđộng phục vụ cho định hướng của Ngân hàng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh, Chi nhánh cần có những giải pháp phù hợp và kịp thời.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng trong công tác huy động vốn trong hệthống Ngân hàng (TMCP) nhằm đáp ứng vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế đồngthời góp phần thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như sauquá trình thực tập tại chi nhánh Ngân hàng (TMCP) đầu tư và phát triển Việt Nam

(BIDV) Tam Điệp em xin chọn đề tài: “Huy động vốn tại Ngân hang TMCP Đầu

tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tam Điệp

Trang 10

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong phạm vi luận văn này việc nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương phápthống kê, phương pháp sánh, phương pháp phân tích số liệu Trong quá trình nghiêncứu có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó đánh giá thực trạng hoạt độnghuy động vốn của chi nhánh

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập và xử lý thông tin liên quan đến hoạtđộng huy động vốn từ khi định hướng tiếp cận khách hàng đến khi tiếp thị kháchhàng gửi tiền… Thu thập, phân tích các nguồn tài liệu như: tạp chí, các báo cáo hoạtđộng, báo cáo tài chính của BIDV Tam Điệp từ năm 2015 đến năm 2017 Thông tinthu thập được thể hiện qua các bảng hỏi, bảng số liệu, giúp dễ dàng so sánh, đốichiếu từ đó đưa ra các nhận xét và phân tích

5 Tổng quan nghiên cứu

Đối với lĩnh vực Ngân hàng, trong xu thế hội nhập, sức cạnh tranh giữa cácNgân hàng trong và ngoài nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong việc huy động vốn.Đến nay đã một số luận văn tiến sỹ, thạc sỹ và luận văn tốt nghiệp có liên quan đếnhuy động vốn tại Ngân hàng như:

Một số tác giả đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến huy động vốn :

« Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng », luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Thanh Dung

năm 2011 Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tạiNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng giai đoạn 2006-

2010, qua đó đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốntrong thời gian tới :(1) Tăng cường quản trị rủi ro trong huy động vốn;(2)Thực hiệnchính sách lãi suất linh hoạt;(3) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn;(4) Hoànthiện chính sách khách hàng ;(5)Phát triển mạng lưới giao dịch, đầu tư cơ sở vậtchất;(6) Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên[1]

« Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam » luận

văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo năm 2015 Tác giả đã hệ thống cơ

Trang 11

sở lý luận cơ bản về NHTM và huy động vốn, đưa ra một số giải pháp cụ thể nhưsau (1) Mở rộng mạng lưới chi nhánh ;(2) Phát triển nguồn nhân lực;(3)Hoàn thiệnchính sách khách hàng [2]

«Tăng trưởng nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam», luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhật Lệ viết năm 2016 Tác giả tác

giả đã nghiên cứu hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại nói chung

và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2015, đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:(1) Xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp (2) Xây dựng chiến lược Marketing; (3) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên; (4) Mở rộng đối tượng; (5) Mở rộng mạng lưới; (6) Đẩy mạnh các sản phẩm huy động sẵn có[3]

«Tăng cường nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây », luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn

Xuân Trường viết năm 2011 Tác giả đã nghiên cứu về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của Ngân hàng thương mại cụ thể là NH TMCP BIDV Hà Tây giai đoạn 2009 - 2011 Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giải pháp như sau: (1) Xây dựng chính sách tỷ giá hợp

ký, (2) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, (3) Đa dạng hóa kỳ hạn huy động vốn, (4) Mở rộng mạng lưới, (5) Gắn liền việc huy động vốn và sử dụng vốn, (6) Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra[4]

«Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội», luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Như Mai viết năm

2015 Luận văn đã đưa ra các khái niệm về vốn và hiệu quả huy động vốn NHTM, vai trò của vốn với hoạt động kinh doanh nói chung tại NHTM và thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn 2009 - 2015 Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giải pháp như sau : (1) Thực hiện tốt công tác phân tích thị trường huy động vốn, (2) Xây dựng chính sách tiếp cận và chăm sóc

Trang 12

khách hàng hiệu quả, (3) Quản lý nguồn vốn theo đúng phương pháp và mục tiêu, (4) Đào tạo và nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ[5]

“Quản lý nhà nước về vấn đề huy động tiền gửi ở các NHTM - định hướng nghiên cứu tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” – Luân văn

thạc sỹ kinh tế của tác giả Phạm Thị Hậu, trường Đại học Thương mại, năm

2011 Đề tài này đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động tiền gửi tại các ngân hàng thương mại[6]

“Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Tài” - Luận văn thạc sĩ của tác giả Ngô Thị Thanh Hà

Đại học Đà Nẵng, năm 2013 Đối với đề tài này,tác giả đã phần nào hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại, nêu ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, nêu rõ nội dung tăng cường hoạt động huy động vốn của NHTM Luận văn cũng chỉ ra những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Luận văn cũng cho thấy những thành tựu, hạn chế về tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Tài và đã chỉ ra những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan của những tồn tại hạn chế trong việc huy động vốn của Chi nhánh Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp của Chi nhánh đã thực hiện trong thời gian qua, cũng như các giải pháp sẽ áp dụng trong thời gian tới nhằm phát triển tình hình huy động vốn[7]

“Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây chi nhánh

Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Mai Xuân Phúc, Đại học Đà Nẵng,

(2013) Đối với đề tài này, luận văn nêu rõ quan điểm và nội dung về mở rộng huy động vốn của NHTM: mở rộng quy mô, mở rộng thị phần, chi phí

Trang 13

huy động hợp lý, cơ cấu huy động vốn hợp lý và tiêu chí đảm bảo chất lương dịch vụ thông qua số liệu khảo sát của ngân hàng; đồng thời luận văn cũng đã nêu lên được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng huy động vốn của NHTM và một số kinh nghiệm về huy động từ các ngân hàng trong nước

và nước ngoài.Trên cơ sở lý luận cơ bản , tác giả đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây – Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn 2010-2012.

Sau cùng, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó đưa ra giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Phương Tây – Chi nhánh Đà Nẵng[8]

“Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế chi nhánh Đăk Lăk”- Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng, của tác giả Nguyễn Thiên

Hương , Học viện Hành chính, năm 2013 Đối với đề tài này, luận văn cũng

đã hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại, nêu các phương thức huy động vốn, các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn, các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại, kinh nghiệm và bài học của một số ngân hàng Luận văn phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh và đánh giá công tác nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh Từ đó đưa ra những giải pháp như: Nhóm giải pháp đa dạng hóa hình thức và phương thức huy động; Xây dựng cơ chế lãi suất huy động vốn linh hoạt; nhóm giải pháp cải thiện cơ cấu nguồn vốn, sáng tạo trong việc cung cấp các sản phẩm của Ngânhàng TMCP Quốc Tế; tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc; mở rộng, đa dạng hóa khách hàng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ[9]

“Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Phát triểnnhà Đồng bằng sông Cửu Long" (MHB) Nguyễn Trung Kiên - Luận văn Thạc sĩcủa tác giả Nguyễn Trung Kiên, Đại học Hà Nội (2013) Luận văn đã chỉ ra được

Trang 14

các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và đánh giá thực tiễn sử dụngcác nhân tố để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn.Tuy nhiên luận văn cũng chưa đưa ra được nhân tố nào là nhân tố ảnh hưởng nhấtđến khả năng huy động vốn để từ đó có những chính sách, chiến lược phù hợp với

sự phát triển hiện tại của ngân hàng[10]

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọngtrong việc giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động huy độngvốn Tuy nhiên, những công trình trên lại chưa đi sâu vào phân tích thực trạng hoạtđộng huy động vốn của các Ngân hàng đồng thời các đề tài trên chủ yếu tập trungvào việc mở rộng hoặc tăng cường huy động vốn mà chưa chú trọng đến việc hoànthiện các hình thức, phương pháp huy động vốn và cũng không nghiên cứu tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tam Điệp Do vậy, đề tàinày là công trình khoa học độc lập, không trùng lắp với bất kỳ tác giả nào khác

6 Những đóng góp của đề tài

Luận văn của tác giả có những đóng góp mới như sau : Một là, đã hệ

thống hoá những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động huy động vốn của NHTM Từ đó thấy được vị trí, tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn đối với các chủ thể tham gia và đặc biệt là vai trò đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Từ đó, thấy rằng việc phát triển huy động vốn là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi Ngân hàng.Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn

và trình bày những bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.Từ đó, làm tiền đề cho việc rút ra bài học cho các Ngân hàng khác, ứng dụng vào thực trạng tình hình tại BIDV Tam Điệp và đưa ra những giải

pháp để tăng cường huy động vốn tại BIDV Tam Điệp Hai là, dựa trên cơ sở

đánh giá thực trạng phát triển nguồn vốn huy động vốn tại BIDV Tam Điệp, luận văn đã làm rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế cần khắc phục; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn

Trang 15

chế trong việc tăng cường nguồn vốn huy động vốn tại BIDV Tam Điệp Ba

là, căn cứ lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển của BIDV nói chung và

BIDV Tam Điệp nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV Tam Điệp Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra hệ thống các kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và BIDV nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp trên đạt hiệu quả cao

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Tam Điệp

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Tam Điệp

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, của Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

- Ngân hàng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ nhậntiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán,chuyên thực hiện các hoạt động như nhận, gửi, cho vay, đầu tư tài chính, các hoạtđộng thanh toán, phát hành các loại kì phiếu, hối phiếu….Một số Ngân hàng còn cókhả năng phát hành tiền.Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngânhàng gồm có Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư,Ngân hàng chính sách

- Hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) ra đời là kết quả của quátrình hình thành và phát triển lâu dài của kinh tế hàng hóa, của quan hệ hàng hóatiền tệ Ngân hàng TMCP là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ và cung ứngnhững dịch vụ tài chính cho nền kinh tế, là một trong số những tổ chức tài chínhtrung gian, các tổ chức tài chính trung gian này được gọi chung là các định chế tàichính có chức năng giống nhau là dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn

Ở Việt Nam, căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/06/2003 định nghĩa : “ Ngân hàng thương mại

cổ phần là Ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạtđộng kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luậtcác Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật”

“Tóm lại Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa

Trang 17

khách hàng và ngân hàng hoặc ngược lại Các hoạt động trong ngân hàng như: huy động nguồn vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính

và các hoạt động khác có liên quan”

1.1.1.2 Đặc điểm của Ngân hàng thương mại cổ phần

- Là pháp nhân đặc biệt được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp và Luật các tổchức tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ nhằm mục đích lợi nhuận

- Được tổ chức và hoạt động dưới hình thức pháp lý nhất định

- Là tổ chức tín dụng được thành lập để thực hiện các hoạt động của Ngân hàng

- Được thành lập trên cơ sở pháp luật Ngân hàng và giấy phép hoạt động củaNgân hàng trung ương

- Là tổ chức tín dụng không được huy động vốn không kỳ hạn dưới một năm

- Là tổ chức tín dụng không thực hiện chức năng thanh toán(công ty tàichính,công ty cho thuê tài chính)

1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng thương mại đóng vaitrò là "cầu nối" giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Thông qua việchuy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, Ngân hàngthương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế Vớichức năng này, Ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóngvai trò là người cho vay

Với chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợiích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, Ngân hàng và người đi vay, đồngthời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

• Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của mìnhdưới hình thức lãi tiền gửi mà Ngân hàng trả cho họ Hơn nữa, Ngân hàng còn đảm bảocho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi

Trang 18

● Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chitiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếmnơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.

● Đối với Ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thânmình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới.Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại

● Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩytăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuấtđược thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất Với chức năng này, Ngânhàng thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kíchthích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất củaNgân hàng thương mại vì nó phản ánh bản chất của Ngân hàng thương mại là đi vay

để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng Đồng thời nó cũng

là cơ sở để thực hiện các chức năng khác

1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toántheo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanhtoán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiềnthu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Ở đây Ngân hàng thương mạiđóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi Ngân hàng làngười giữ tài khoản của họ

Việc các Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có

ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế Với chức năng này, các Ngân hàngthương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi Nhờ

đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ

nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảo được việc thanh toán an toàn Qua đó,chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ

Trang 19

lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế Đồng thời, việc thanh toán khôngdùng tiền mặt qua Ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, dẫn đếntiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền Đối với Ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuậncho Ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán Thêm nữa, nó lại làm tăngnguồn vốn cho vay của Ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửicủa khách hàng Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiềncủa Ngân hàng thương mại.

1.1.2.3 Chức năng "tạo tiền"

Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, Ngân hàngthương mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoảntiền gửi thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng thương mại Đây chính là một bộphận của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch.Ban đầu từ những khoản tiền

dự trữ tăng lên, Ngân hàng thương mại sử dụng để cho vay bằng chuyển khoản, sau

đó những khoản tiền này sẽ được quay lại Ngân hàng thương mại một phần khinhững người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn Quá trình nàytiếp diễn trong hệ thống Ngân hàng và tạo nên một lượng tiền gửi (tức tiền tín dụng)gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ

số mở rộng tiền gửi Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dựtrữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toáncủa công chúng

Với chức năng "tạo tiền", hệ thống Ngân hàng thương mại đã làm tăng phươngtiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng Ngân hàng và lưu thông tiền

tệ Một khối lượng tín dụng mà Ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khảnăng tạo tiền của Ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng

Các chức năng của Ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung,

hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất,tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau Đồng thời khi Ngân hàng thực hiện

Trang 20

tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăngnguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.

1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại

Các Ngân hàng hiện nay phải thực hiện nhiều vai trò mới để có thể duy trì khảnăng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của xã hội Các Ngân hàng ngà nay có nhữngvai trò cơ bản sau:

Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình thànhcác khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu tưvào nhà cửa, thiết bị, và các tài sản khác

Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng thực hiện việc thanh toán cho việcmua hàng hóa và dịch vụ (như bằng cách phát hành và bù trừ Séc, cung cấp mạnglưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền giấy tiền đúc)

Vai trò của người bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàngmất khả năng thanh toán (VD: phát hành thư bảo lãnh)

Vai trò đại lý: Thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ, pháthành hoặc chuộc lại chứng khoán

Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách của Chính phủ, gópphần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội

1.1.4 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

kỳ hạn mà Ngân hàng có nguồn vốn phục vụ cho mục đích cho vay, đầu tư, cungứng dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế

Trang 21

1.1.4.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn

Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, nghiệp vụ sửdụng vốn có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của Ngân hàng, quyết định năng lực cạnhtranh của Ngân hàng trên thị trường Do vậy, Ngân hàng cần phải nghiên cứu vàđưa ra chiến lược sử dụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất

Một là tiến hành cho vay:Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của cácNHTM Theo thống kê, khoảng 60%- 75% thu nhập của Ngân hàng là từ các hoạtđộng cho vay Thành công hay thất bại của một Ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vàoviệc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuất phát từ chính sáchcho vay của Ngân hàng Các loại cho vay có thể phân loại bằng nhiều cách, baogồm: mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phương pháp hoàn trả Hai là tiến hành đầu tư: Đi đôi với sự phát triển của xã hội là sự xuất hiện củahàng loạt những nhu cầu khác nhau Ngoài hình thức phổ biến là cho vay, Ngânhàng còn sử dụng vốn để đầu tư Có 2 hình thức chủ yếu mà các Ngân hàng thươngmại có thể tiến hành là: Đầu tư vào mua bán kinh doanh các chứng khoán hoặc đầu

tư góp vốn vào các doanh nghiệp, các công ty khác

Ba là nghiệp vụ ngân quỹ: Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng mà các chủthể khi tham gia tiến hành sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cầnquan tâm tính an toàn Vì vậy, ngoài việc cho vay và đầu tư để thu được lợi nhuận,Ngân hàng còn phải sử dụng một phần nguồn vốn huy động được để đảm bảo antoàn về khả năng thanh toán và thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc do Trungương đề ra

1.1.4.3 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Là trung gian tài chính, Ngân hàng có rất nhiều lợi thế Một trong những lợithế đó là Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá vàdịch vụ Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, Ngân hàng đưa

ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệmchi, nhờ thu, các loại thẻ …cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ

Trang 22

và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần Ngoài việc giúp Ngân hàng huy độngvốn, thu phí, hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán còn là thước đo về chất lượngdịch vụ của Ngân hàng Ngân hàng nào thực hiện tốt hoạt động thanh toán thì sẽ thuhút được khách hàng và tạo sự tin tưởng cho họ khi sử dụng dịch vụ này.

1.2 Khái niệm về vốn và phân loại nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm vốn của Ngân hàng thương mại

Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được đểtiến hành các hoạt động cho vay, đầu tư hoặc các dịch vụ kinh doanh khác nhằm đạtđược mục tiêu khác nhau Biểu hiện của vốn trong kinh doanh Ngân hàng chủ yếu làtiền.Vốn của Ngân hàng cũng có thể thuộc quyền sở hữu của chủ Ngân hàng hoặc vay

từ bên ngoài Việc sử dụng vốn phải đáp ứng yêu cầu lợi nhuận và an toàn

1.2.2 Phân loại nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

● Vốn tự có (vốn chủ sở hữu): Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng là điều kiện ban

đầu để thành lập Ngân hàng, là nguồn tài trợ chính cho xây dựng trụ sở Ngân hàng,mua sắm thiết bị, công nghệ khoa học

● Vốn huy động: Nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm một tỷ trọng lớn trong

cơ cấu nguồn vốn của NHTM Đặc điểm cơ bản của nguồn vốn này là NHTM chỉđược quyền sử dụng nó trong một khoảng thời gian nhất định còn quyền sở hữu nóthuộc về người gửi tiền

● Vốn đi vay: Khi Ngân hàng thiếu vốn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay

vốn của khách hàng hoặc phải đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi trả của kháchhàng, các NHTM có thể huy động bằng việc đi vay ở Ngân hàng Trung ương, Ngânhàng khác hay trên thị trường vốn

● Vay Ngân hàng nhà nước

● Vay các tổ chức tín dụng khác

● Ngoài ra, các NHTM có thể vay từ một số nguồn khác như: Vay của các tổchức tài chính khác trong nước và nước ngoài

Trang 23

1.3 Huy động vốn với Ngân hàng thương mại

Quan niệm về huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Ta có thể đưa ra quan niệm về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thươngmại như sau: “Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại là những hoạtđộng mà trong đó các Ngân hàng tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khácnhằm mục đích kinh doanh và đảm bảo sự vận hành bình thường, hiệu quả củaNgân hàng theo đúng các quy định pháp luật”

1.4 Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần

Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có vốn,vốn là nguồn lực chủ yếu quyết định đến khả năng, quy mô hoạt động của Ngânhàng.Ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh lớn cho phép mở rộng các hình thức đadạng hóa các hoạt động kinh doanh giúp cho các Ngân hàng giảm thiểu rủi ro.Nguồn vốn quyết định khả năng thanh toán chi trả của một Ngân hàng, nếu cónguồn vốn lớn, năng lực thanh toán tốt thì sẽ gây được uy tín trên thị trường.Nguồnvốn của Ngân hàng còn là một nhân tố tác động đên sự thắng lợi trong cạnh tranhtạo cho Ngân hàng có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Ngân hàng có khảnăng vốn dồi dào cho phép điều chỉnh phí bình quân đầu vào là một lợi thế cạnhtranh.Mặt khác, Ngân hàng khi có nguồn vốn lớn sẽ có đủ khả năng tài chính đểkinh doanh đa dạng trên thị trường, thoát khỏi hình thức kinh doanh đơn điệu, cóquỹ dự trữ cần thiết tạo đà mở rộng quy mô hoạt động tín dụng và đảm bảo khảnăng thanh toán và chi trả của Ngân hàng

Đại bộ phận nguồn vốn của Ngân hàng TMCP là nguồn vốn Ngân hàng huyđộng được trong nền kinh tế Để có một khối lượng vốn lớn từ nhiều nguồn phongphú, đa dạng đòi hỏi Ngân hàng TMCP phải đa dạng hóa được các nguồn vốn nghĩa

là có một tỷ trọng vốn trung và dài hạn thích hợp để thực hiện các chức năng củamột Ngân hàng đa năng Khi thực hiện được điều đó Ngân hàng sẽ luôn được lợithế trong cạnh tranh, uy tín của Ngân hàng không ngừng được nâng cao

Trang 24

Nguồn vốn của Ngân hàng TMCP bao gồm:

1.5.Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần

Các Ngân hàng TMCP với tư cách là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chínhtrung gian, nhận tiền của các khách hàng có tiền nhàn rỗi gửi vào Ngân hàng hoặc pháthành các công cụ tài chính như các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,… để thu hút vốn.Các tổ chức cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh toán,thông qua việc làm trung gian thanh toán và chuyển hóa các phương tiện thanh toán.Ngân hàng thu hút được lượng vốn lớn trong thanh toán Đây là nguồn vốn có chiphí thấp nên các Ngân hàng thương mại thường xuyên cải tiến các phương tiện,nâng cao công nghệ thanh toán để thắng thế trong việc hấp dẫn khách hàng gửi tiền

và bán thêm các dịch vụ Các doanh nghiệp tổ chức kinh tế và cá nhân thường mởtài khoản tiền gửi giao dịch tại một hoặc một số Ngân hàng thương mại nhất định,khi cần thiết yêu cầu rút ra hoặc chuyển trả cho bên thụ hưởng một cách nhanhchóng vì tính chất của tài khoản này là thanh toán theo yêu cầu

Ở Việt Nam, một trong các yêu cầu bắt buộc khi một doanh nghiệp hoạt động sảnxuất kinh doanh là phải mở tài khoản tiền gửi giao dịch tại một Ngân hàng thương mại,tài khoản này một mặt là nơi thu nhận tiền từ những người mua hàng hoặc dịch vụ màdoanh nghiệp này cung ứng, một mặt là nơi bảo quản tài sản tài chính an toàn , khi cần

có thể chi trả bất cứ lúc nào và trong nhiều trường hợp, số dư của nó được dùng để bảolãnh hay đặt cọc cho các hợp đồng hoặc các thỏa ước khác

Trang 25

Trong khi thực hiện là trung gian thanh toán các Ngân hàng thương mại cònnhận được tiền gửi các tổ chức tín dụng là một loại tiền gửi giao dịch Để thu hútđược tiền gửi phí giao dịch của các tổ chức, cá nhân, Ngân hàng sử dụng các tàikhoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn hoặc phát hành các loại giấy tờ có giá:

kỳ phiếu, trái phiếu, giấy chứng nhận tiền gửi

Một hoạt động không thể thiếu của các Ngân hàng thương mại là tiến hànhhuy động vốn để Ngân hàng đi vào hoạt động Quá trình huy động vốn đó hầu nhưđều giống nhau ở các Ngân hàng nhưng để phân loại các hình thức huy động thì lạirất khác nhau.Điều này còn phụ thuộc vào các tiêu chí được lựa chọn để phân loại

1.5.1 Phân loại huy động vốn theo thời gian

Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng vì nó liên quan mậtthiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũng như thời gianphải hoàn trả khách hàng Theo thời gian, hình thức huy động được chia thành:

+ Thứ 2 về huy động trung hạn: Đây là nguồn huy động vốn Ngân hàng quaphát hành các công cụ nợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn(từ 1 đến 5 năm) Vốn huy động này Ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài vàthuận tiện.Tuy nhiên lãi suất huy động nguồn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn.Nguồn huy động trung hạn rất quan trọng và cần thiết để Ngân hàng thực hiện cáchoạt động đầu tư, thay đổi công nghệ và cho vay trung, dài hạn với lãi suất cao

Trang 26

+ Thứ 3 về huy động dài hạn: Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn củaNgân hàng trên thị trường vốn, với nguồn huy động này Ngân hàng có thể sử dụng

dễ dàng, có tính ổn định cao (từ 5 năm trở lên) Do vậy lãi suất mà Ngân hàng phảitrả cũng rất cao

1.5.2 Phân loại huy động vốn theo các hình thức

1.5.2.1 Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi (các tổ chức kinh tế)

Các tổ chức kinh tế, xã hội, các tổ chức tín dụng khác, cá nhân mở tài khoảngiao dịch tại các Ngân hàng TMCP, thông qua tài khoản này, người sở hữu chúng

có quyền phát hành séc hoặc lệnh chi trả cho người khác Trước đây tài khoản tiềngửi có thể phát séc không được hưởng lãi nhưng để huy động được nguồn vốn nàyngoài việc cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thanh toán, các Ngân hàng TMCP đãthực hiện trả lãi cho loại tiền gửi này

Các Ngân hàng thường xuyên yêu cầu mức dư tối thiểu trên tài khoản trướckhi người gửi được hưởng lãi, lãi suất trả loại tiền gửi này cao hơn tài khoản vãnglai, đổi lại số dư của nó tương đối ổn định hơn Những quy định về loại tài khoảnnày rất khác nhau giữa các Ngân hàng, tuy nhiên đặc điểm vốn có của tiền gửi pháthành séc là tiền gửi có thể được thanh toán khi người gửi yêu cầu nên nguồn vốnnày có độ ổn định thấp Một lý do khác gây nên sự mất ổn định của loại tiền gửi này

do chi phí của Ngân hàng cho nó thấp dẫn đến việc cạnh tranh giữa các Ngân hàngTMCP để huy động tiền gửi

1.5.2.2 Huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Các hình thức huy động tiền gửi dân cư mà NHTM áp dụng bao gồm: Tiền gửitiết kiệm dân cư, phát hành các giấy tờ có giá

● Tiền gửi tiết kiệm dân cư

Hiện nay, các NHTM huy động vốn dân cư chủ yếu thông qua hình thức gửitiền tiết kiệm Tiết kiệm dân cư là một phần thu nhập của khách hàng cá nhân chưa

sử dụng đến, họ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích lũy một cách an toàn chotương lai Tiền gửi tiết kiệm dân cư bao gồm nhiều loại:

Trang 27

+ Theo kỳ hạn

- Tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưngkhông được sử dụng các công cụ thanh toán Loại tiền này có lãi suất cao hơn tiềngửi thanh toán, tuy nhiên mức lãi suất không cao nên mục đích chủ yếu của kháchhàng gửi tiền là đảm bảo an toàn vốn

- Tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền có sự thỏa thuận về thời hạn gửi tiền vàrút tiền và khách hàng chỉ được rút khi đáo hạn, nếu rút trước hạn thì chỉ đượchưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút Loại tiền gửi này thường được hưởnglãi suất cố định và phụ thuộc vào kỳ hạn, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao Tiềngửi tiết kiệm kỳ hạn được chia thành ngắn, trung và dài hạn

+ Theo loại tiền

- Tiết kiệm nội tệ: Là khoản tiền gửi bằng VND, loại tiền gửi tiết kiệm nàythường được hưởng lãi suất cao và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửicủa Ngân hàng

- Tiết kiệm ngoại tệ: Người dân có thể gửi tiền vào Ngân hàng bằng ngoại tệmạnh như USD Do tính ổn định của ngoại tệ so với nội tệ và tâm lý của người dânnên số tiền gửi tiết kiệm bằng nội tệ có xu hướng tăng lên

+ Theo phương thức trả lãi

- Tiết kiệm trả lãi sau: Là hình thức tiết kiệm trả lãi khi đáo hạn Và thời điểmđáo hạn, nếu khách hàng không đến rút gốc và lãi thì số tiền lãi được nhập vào gốc

và coi là gốc của kỳ tiếp theo

-Tiết kiệm trả lãi trước: Là hình thức tiết kiệm trả lãi ngay khi khách hàng gửitiền Khi đến hạn khách hàng sẽ được lĩnh phần gốc đúng như số tiền gửi trên sổ tiếtkiệm hoặc thẻ Nếu khách hàng yêu cầu rút gốc trước hạn thì sẽ giải quyết theo quyđịnh của Ngân hàng

-Tiết kiệm trả lãi định kỳ: Là hình thức tiết kiệm trả lãi cho từng kỳ hạn màkhách hàng và Ngân hàng đã thỏa thuận Đến kỳ tính lãi, khách hàng có thể rút phầnlãi của kỳ đã đăng ký trong các ngày làm việc của Ngân hàng Nếu khách hàng

Trang 28

không đến lấy lãi theo kỳ hạn đã đăng ký thì Ngân hàng chỉ thực hiện sao kê tínhlãi, hết kỳ tính lãi cuối cùng thì số lãi còn chưa lĩnh được nhập vào gốc.

+ Theo phương thức nộp gốc

-Tiết kiệm gửi một lần: Là loại hình tiết kiệm khách hàng chỉ gửi vào đó mộtlần và từ thời điểm đó đến khi đáo hạn Với hình thức này, khách hàng được nhậnmức lãi suất cao hơn các loại gửi tiết kiệm khác và Ngân hàng không tốn nhiều chiphí quản lý do số dư tài khoản của khách hàng không biến động

-Tiết kiệm gửi nhiều lần: là hình thức tiết kiệm mà định kỳ khách hàng đãđăng ký với Ngân hàng hoặc khi nào khách hàng có khoản thu nhập dư thì kháchhàng sẽ gửi vào tài khoản tiết kiệm đó Số tiền gửi từng lần có thể là cố định hoặcthay đổi theo khả năng của khách hàng Lãi suất cảu loại tiền này thấp hơn loại gửitiết kiệm thông thường

● Huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá

Các Ngân hàng cũng tiến hành đi vay bằng cách phát hành giấy tờ có giá như:tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu trên thị trường vốn Rất nhiều NHTM thiếu nguồntiền gửi trung và dài hạn do đó không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dàihạn Thông thường đây là những khoản vay không có đảm bảo Những Ngân hàng

có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn Khả năng vay mượncòn phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyểnđổi các công cụ nợ dài hạn của Ngân hàng Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị trường

để quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay mượn thích hợp

1.5.3 Huy động vốn bằng cách đi vay

Hình thức này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanhđầy biến động như hiện nay Các Ngân hàng thương mại có thể vay từ nhiều nguồn:

1.5.3.1 Vay chiết khấu hay tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương

Việc vay vốn từ Ngân hàng Trung ương nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời củanguồn vốn do sự giảm sút số vốn hiện có so với tài sản của Ngân hàng TMCP Tuy

Trang 29

nhiên nhu cầu khoản vay này phải phù hợp với mục tiêu của Ngân hàng TrungƯơng, ở nhiều nước khoản vay này phải kí quỹ bằng thương phiếu hoặc các giấy tờkhác, chẳng hạn: hối phiếu chấp nhận thanh toán Đặc điểm nguồn vốn này là thờihạn ngắn do đó các Ngân hàng TMCP phải tăng cường huy động các nguồn vốnkhác để trả nợ ngay khi đến hạn Là nguồn vốn quan trọng khi gặp khó khăn trongcân đối nguồn vốn và sử dụng vốn Chi phí cho tiền vay thường cao hơn so với cácnguồn khác.

1.5.3.2 Vay các tổ chức tín dụng khác

Đó là các khoản vay thông thường mà các Ngân hàng vay lẫn nhau trên thịtrường liên Ngân hàng hay thị trường tiền tệ Các Ngân hàng thường xây dựng cácmối quan hệ tốt để khi thiếu hụt vốn có thể vay lẫn nhau chứ không vay Ngân hàngtrung ương Tiền vay có thời hạn từ 1 ngày đến một vài tháng để bù đắp thiết hụttrong cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn Tuy nhiên đây là nguồn vốn thường cóthời hạn ngắn và chi phí cao nên việc vay mượn có tính tạm thời, về lâu dài cácNgân hàng TMCP tìm cách khai thác nguồn vốn để trả khoản nợ này

1.5.4 Phân loại huy động vốn bằng các hình thức khác

1.5.4.1 Phát hành các giấy tờ có giá

Các Ngân hàng TMCP phát hành kỳ phiếu và trái phiếu với đặc điểm là có kỳ hạn

và khoản lãi được hưởng ghi trên bề mặt của nó Hình thức huy động vốn này được thựchiện với mục đích sử dụng vốn rõ ràng, số lượng và thời gian phát hành nhất định khicần thiết Đối với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam kỳ phiếu Ngân hàng thườngchiếm khoảng 50% nguồn vốn huy động có kỳ hạn Trường hợp khách hàng rút vốntrước hạn Ngân hàng thanh toán tiền lãi theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn xuấtphát từ lý do cạnh tranh và yêu cầu bảo vệ quyền lợi của khách hàng

Đặc điểm của khoản nợ này là có tính ổn định cao, quyền đòi tiền thường xếpsau các khoản tiền gửi.Hiện nay ở Việt Nam có một số loại giấy tờ có giá có thểđược mua bán trên thị trường trong khi với các nước có thị trường tài chính pháttriển, hoạt động mua bán các công cụ nợ diễn ra khá phổ biến và sôi động

Trang 30

1.5.4.2 Nhận vốn ủy thác đầu tư

Đối với một số Ngân hàng thương mại, ngoài nguồn vốn huy động, vay tái cấpvốn của Ngân hàng trung ương còn có thể nhận được nguồn vốn ủy thác đầu tư củanhà nước và các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế theo các chương trình, dự

án có mục tiêu cụ thể Để được nhận nguồn vốn này, các Ngân hàng phải lập dự áncho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp với đối tượng các khoản vay

1.5.4.3 Sử dụng các nguồn vốn khác

Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, các Ngân hàng thương mại có thể

sử dụng kết dư trên các tài khoản thanh toán vãng lai như chênh lệch thu hộ lớn hơnchi hộ các Ngân hàng khác trong thanh toán liên Ngân hàng Ngoài ra còn có thể có

số dư trên các tài khoản ký quĩhoặc các khoản quản lý, giữ hộ nhưng số vốn nàykhông nhiều và Ngân hàng không chủ động trong việc tập trung nguồn vốn này.Như vậy, các Ngân hàng thương mại tạo lập nguồn vốn chủ yếu bằng phươngthức huy động vốn để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi, vốn trong thanh toán của kháchhàng Trường hợp mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có thể vay vốn các tổchức tín dụng hoặc dưới hình thức chiết khấu của Ngân hàng Trung ương và có thểnhận vốn ủy thác đầu tư cùng với số vốn của chủ sở hữu để có nguồn vốn với qui mônhất định đủ tài trợ cho danh mục tài sản Phương thức huy động vốn nhàn rỗi trong xãhội giữ vai trò quan trọng nhất do nó cho phép khai thác, phát huy nội lực để phát triểnkinh tế đồng thời thường có chi phí thấp hơn so với các nguồn vốn khác

1.6.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn

1.6.1 Môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của mỗi Ngân hàng.Để có thể tồn tại và phát triển, các Ngân hàng cần phải thích nghi với những biến đổi của môi trường kinh doanh.Nó bao gồm rất nhiều yểu tố đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau.Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vừa chịu ảnh hưởng của các yếu tố đó đồng thời cũng tác động trở lại môi

Trang 31

trường kinh doanh Công tác huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản của Ngân hàng, nó cũng chịu ảnh hưởng của những nhân tố đó và tựu chung lại đó là hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố mang tính khách quan và nhóm nhân tố mang tính chủ quan.

1.6.1.1 Nhân tố khách quan

● Hành lang pháp lý và chính sách

Hành lang pháp lý được xây dựng chủ yếu để bảo vệ lợi ích và bảo quản tài sản của toàn xã hội Một hành lang pháp lý hoàn chỉnh hay thiếu hoàn chỉnh có tác động trực tiếp đến hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng Những bộ luật điều chỉnh trực tiếp tới hoạt động huy động vốn của NHTMCP là luật TCTD, Luật NHNN…, những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của Ngân hàng so với vốn tự có, quy định việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…Ngoài ra còn có những bộ luật tác động gián tiếp đến hoạt động Ngân hàng như luật đầu tư nước ngoài…

Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tiền tệ quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của các NHTMCP Trước hết thể hiện ở mục tiêu của chính sách tiền tệ Tuỳ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ mà sự ảnh hưởng của nó đến hiệu quả huy động vốn

là khác nhau Chẳng hạn, khi nền kinh tế lạm phát cao, NH đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó Ngân hàng sẽ huy động vốn dễ dàng hơn và ngược lại, khi nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì Ngân hàng khó huy động vốn hơn vì người có tiền nhàn rỗi,

họ bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi Ngân hàng.

Ngoài ra, hiệu quả huy động vốn còn tuỳ thuộc vào chính sách đầu tư của nhà nước Chính sách đầu tư của nhà nước hợp lý hay không hợp lý đều

Trang 32

ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của Ngân hàng Bởi vì trên thực tế những chính sách này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường kinh doanh không chỉ đối với khách hàng mà cả đối với Ngân hàng.

● Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội ổn định hay không ổn định sẽ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế nói chung và hoạt động Ngân hàng nói riêng Nền kinh tế đang ở thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn nên sẽ tăng khả năng huy động vốn của Ngân hàng Trái lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị kìm hãm, lạm phát gia tăng làm cho môi trường đầu tư của Ngân hàng bị thu hẹp lại do các doanh nghiệp làm ăn thua

lỗ, do đó việc huy động vốn của Ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn Như vậy,

sự biến động của nền kinh tế là mang tính chất chu kỳ nên Ngân hàng cần có

sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn.

● Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền

Môi trường văn hoá như tập quán, tâm lý, thói quen sử dụng tiền của người dân ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế của người có thu nhập về tiêu dùng

và tiết kiệm, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng hay quyết định chi số tiền nhàn rỗi của họ đầu tư vào bất động sản, chứng khoán Thói quen tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ tạo vốn của Ngân hàng.Nếu ở những vùng dân cư quen sử dụng tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất

Trang 33

trữ thì việc huy động vốn của Ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn Ngược lại, nếu người dân thích sử dụng các hình thức thanh toán qua Ngân hàng thì cơ hội huy động vốn của Ngân hàng sẽ tăng lên

Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến sự biến động ra vào của các nguồn tiền.Tâm lý tin tưởng vào tương lai của Ngân hàng có tác dụng làm

ổn định lượng tiền gửi vào và rút ra Còn trong điều kiện nền kinh tế mất ổn định hoặc có tin đồn thất thiệt sẽ gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt Do đó, các Ngân hàng phải nắm bắt được các yếu tố tâm lý của người dân, từ đó đưa ra các hình thức huy động phù hợp để thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế

● Sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác

Hệ thống Ngân hàng trên toàn thế giới ngày càng lớn mạnh với sự ra đời của hàng loạt các Ngân hàng mới và xu thế toàn cầu hoá nền tài chính quốc

tế Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của các Ngân hàng và sự tham gia vào lĩnh vực Ngân hàng của các tổ chức tài chính phi Ngân hàng đã tạo ra một sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là trong hoạt động huy động vốn của NHTMCP Ngay cả trong cùng hệ thống Ngân hàng hiện nay cũng có sự cạnh tranh gay gắt, các NHTMCP không ngừng tăng lãi suất tiền gửi, cung cấp các tiện ích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch giữa khách hàng và Ngân hàng Mặt khác, cùng với sự tham gia vào việc thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội của các tổ chức tài chính như: bưu điện, bảo hiểm,…nguồn vốn càng trở nên khan hiếm hơn Với áp lực cạnh tranh thúc đẩy các Ngân hàng không ngừng hiện đại hoá, đa dạng hoá danh mục sản phẩm, tạo ra được những lợi thế cạnh tranh và hoà nhập với nền tài chính thế giới.Cạnh tranh cũng là động lực giúp Ngân hàng khẳng định vị thế của mình và đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ trong tương lai.

Trang 34

1.6.1.2 Nhân tố chủ quan

● Hình thức huy động

Hình thức huy động của Ngân hàng càng phong phú, đa dạng, linh hoạt và thuận tiện thì khả năng thu hút vốn trong nền kinh tế càng lớn Chính sự đa dạng của các hình thức huy động sẽ giúp cho mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp lựa chọn được hình thức đầu tư phù hợp với khả năng của mình.Chẳng hạn, Ngân hàng có thể huy động tiền gửi tiết kiệm bằng cách đưa ra nhiều thời hạn khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau của khách hàng.

● Chính sách lãi suất huy động

Đối với các khách hàng khác nhau thì mục đích gửi tiền vào Ngân hàng cũng khác nhau.Nếu khách hàng là doanh nghiệp, mục đích của họ là thanh toán qua Ngân hàng chứ không phải lãi suất.Tuy nhiên, một số bộ phận thì mục đích của họ là hưởng lãi nên lãi suất là vấn đề họ quan tâm hàng đầu Vì vậy để tạo được nhiều vốn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của mình thì các Ngân hàng phải

có chính sách hợp lý sao cho lãi suất huy động vừa đảm bảo thu hút và duy trì sự

ổn định khối lượng tiền gửi của khách hàng, vừa phù hợp với lãi suất cho vay để Ngân hàng có lãi Hiện nay, một số Ngân hàng để thu hút khách hàng gửi tiền đã

sử dụng lãi suất rất linh hoạt như chia nhỏ lãi suất theo nhiều thời hạn khác nhau Tuy nhiên, nếu sử dụng chính sách lãi suất bằng cách tăng lãi suất tiền gửi liên tục có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn mà chi phí huy động lại cao Do đó, Ngân hàng phải hoạch định chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với sự biến động của thị trường và mục tiêu của Ngân hàng trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, Ngân hàng và người sử dụng vốn.

● Năng lực của cán bộ Ngân hàng.

Tầm quan trọng của con người trong bất kỳ một tổ chức nào hay một doanhnghiệp nào dù nhỏ hay lớn ,dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đi chăng nữa thì

Trang 35

chúng ta cũng không thể phủ nhận được.Con người là yếu tố quyết định thành côngcủa hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội Để có thể đạt đượcmục tiêu đề ra thì các tổ chức phải chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhânlực, ngành Ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ Đặc biệt trong công tác huyđộng vốn thì năng lực và trình độ của cán bộ Ngân hàng có ảnh hưởng rất quantrọng.Năng lực và trình độ của các bộ Ngân hàng tốt chính là chiếc chìa khóa vạnnăng mở ra một loạt những thành công của Ngân hàng đó.

1.6.2 Chiến lược khách hàng của Ngân hàng về huy động vốn

Ngày nay, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn Ngân hàng mà theo họ làthuận tiện hơn chứ không chỉ đơn thuần là nơi cất trữ tiền tệ và kiếm lời từ lãi suất

Do đó, các Ngân hàng nhận thấy cần có chiến lược khách hàng đúng đắn trong hoạtđộng nói chung và trong huy động vốn nói riêng

Trước tiên, Ngân hàng cần hiểu được động cơ, thói quen và những mongmuốn của người gửi tiền, thậm chí từng đối tượng khách hàng gửi tiền thông quaphân tích lợi ích của khách hàng.Mục đích gửi tiền của doanh nghiệp thường là nhờNgân hàng quản lý, ký quỹ hoặc nhờ chi trả trong thanh toán trong khi các cá nhângửi tiết kiệm có mục đích là hưởng lãi Mục đích của tiền gửi trên loại tài khoảnkhác nhau cũng rất khác nhau như tiền gửi giao dịch để phát hành séc thanh toán,tiền gửi có kỳ hạn để dành tiền cho tiêu dùng, đầu tư trong tương lai đồng thờihưởng lãi

Trên cơ sở những thông tin của khách hàng, Ngân hàng có thể đưa ra hệ thốngcác chính sách và biện pháp phù hợp để có được quy mô và chất lượng nguồn vốnmong muốn Hệ thống các chính sách đáp ứng và gợi mở nhu cầu liên quan đến huyđộng vốn bao gồm:

Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tiền gửi của Ngân hàng.Nhóm chính sách này nhằm vào việc đánh giá các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp

và chất lượng của chúng như: Chất lượng tài khoản, kỳ hạn và các dịch vụ liên quanđến tiền gửi như rút tiền tự động, giao dịch tại nhà, rút ngắn thời gian thanh toán

Trang 36

Những năm gần đây các Ngân hàng đã đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, hoàn thiện vàđổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường đồngthời mở rộng phát triển dịch vụ mới.

Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụđược coi là giá cả của các sản phẩm và dịch vụ tài chính.Ngân hàng sử dụng hệthống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi vàthay đổi quy mô nguồn vốn Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn Ngân hàng cần

ấn định mức lãi suất cạnh tranh thực hiện những ưu đãi về giá cho những kháchhàng lớn, gửi tiền thường xuyên Hơn nữa, hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phù hợpvới quy mô và cơ cấu nguồn vốn.Quy mô và cơ cấu nguồn vốn còn bị chi phối bởigiá cả của các dịch vụ khác như phí chuyển tiền, phí dịch vụ thanh toán, gây quỹ.Các chính sách về tổ chức- kỹ thuật: Đây là các chính sách và biện pháp nhằm làmthuận lợi, nhanh chóng, đơn giản trong quan hệ với khách hàng Bao gồm việc bố trímạng lưới thu hút vốn, hoàn thiện công nghệ Ngân hàng, cơ chế tài chính đồng thời

tổ chức thông suốt hệ thống thanh toán sao cho nhanh chóng, an toàn, chính xác.Các chính sách trong phục vụ và giao tiếp: Các chính sách này được cácNHTM rất quan tâm nhằm tạo, củng cố uy tín của mình trên thị trường, gắn bó vớikhách hàng truyền thống và hấp dẫn khách hàng mới.Trong điều kiện khó có thểduy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả như hiện nay, chất lượng dịch vụ kháchhàng trở thành công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng để thu hút nguồn vốn Thái

độ phục vụ thân thiện, chu đáo, bố trí hệ thống thanh toán khoa học là những điềuhết sức cần thiết để giữ vững khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng

1.6.3 Mạng lưới hoạt động

Mạng lưới hoạt động càng rộng, linh hoạt đến các tụ điểm sẽ tạo điều kiện lớn,chi phí rẻ, và các hình thức huy động vốn càng đa dạng phong phú thì đáp ứng nhucầu đa dạng người có tiền, do vậy tạo khả năng cho người có tiền, kết quả huy độngvốn càng nhiều về số lượng do việc thực hiện được dịch vụ trọn gói và mở rộngdịch vụ Ngân hàng Ngược lại nếu mạng lưới huy động vốn đơn điệu, nghèo nàn thìchỉ hoạt động trong phạm vi hẹp với một số đơn vị, khách hàng

Trang 37

1.6.4 Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của Ngân hàng càng khang trang hiện đại, công nghệ tiên tiếnmang lợi ích thiết thực cho kinh doanh, luôn tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ kháchhàng tốt hơn, tạo lòng tin cho người gửi tiền từ đó mở rộng quy mô huy động vốn.Khả năng ứng dụng công nghệ trở thành một trong những điều kiện bắt buộc đểNgân hàng tồn tại và phát triển Trong những năm ngần đây, nhờ tiến bộ của công nghệthông tin, đã xuất hiện nhiều sản phẩm dịch vụ mới liên quan đến hoạt động huy độngnguồn vốn của Ngân hàng như dịch vụ Ngân hàng tại nhà (Home banking), máy rúttiền tự động ATM, thư tín dụng, hệ thống thanh toán điện tử v.v Với những sản phẩmdịch vụ mới tỷ lệ gửi tiền, thanh toán qua Ngân hàng ngày càng tăng và đạt tỷ lệ rất cao

ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Đức

1.6.5.Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng

Ngân hàng cần xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy đượcđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Song Ngân hàng cũng phải dự đoánthay đổi của môi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp mà trong đóchiến lược phát triển quy mô và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn là một bộ phận

Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp,hiệu quả,các quy trình nghiệp vụ,quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướngđến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất

Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triểnđội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng cốt phát triển ổnđịnh và bền vững

Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanhNgân hàng tạo khâu đột phá, giải phóng sức lao động, tăng tính lan tỏa khoa họccông nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh Ngân hàng BIDV

Trang 38

1.7 Kinh nghiệm huy động vốn của một số Ngân hàng và bài học cho BIDV Tam Điệp

1.7.1 Kinh nghiệm huy động vốn của một số Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các tỉnh lân cận

1.7.1.1 Kinh nghiệm huy động vốn của một số Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nhỏ và hiện có đến gần 20 Ngân hàng lớn nhỏ hoạtđộng, Ngân hàng Thương mại có, Ngân hàng Cổ phần cũng có và mỗi Ngân hàng

đề có những thế mạnh riêng nhất định, vì vậy việc thu hút khách hàng và huy độngvốn đối với BIDV Tam Điệp là vấn đề không hề đơn giản

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình, đây là Ngânhàng có mạng lưới Phòng giao dịch rộng khắp từ tỉnh đến huyện, đến xã, số lượng cán

bộ trong ngành rất lớn (hơn 1000 cán bộ trong toàn tỉnh), là Ngân hàng luôn sát cánhvới người dân trong việc hỗ trợ cho vay nên họ luôn tin tưởng lựa chọn Vì vậy khi tíchgóp được một số tiền nhất định họ lập tức mang đến gửi nơi họ được hỗ trợ cho vaysản xuất kinh doanh Đây là một lợi thế của Ngân hàng Nông nghiệp mà không mộtNgân hàng nào có thể vượt qua được, và với lợi thế này họ đã tận dụng và khai tháctriệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Chỉ tiêu huy động vốn của Ngân hàng Nôngnghiệp luôn đứng đầu so với các Ngân hàng khác trong tỉnh

Đối với một số Ngân hàng Thương mại khác như: Ngân hàng Công Thương,Ngân hàng TMCP Ngoại Thương, họ cũng có những chính sách mang tính thươnghiệu để thu hút khách hàng như cơ chế lãi suất, hình thức huy động đa dạng

Đối với một số Ngân hàng tư nhân như: Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng HàngHải, Ngân hàng SHB họ có một lợi thế thấy rõ là lãi suất của họ luôn cao hơn sovới các Ngân hàng Thương mại, mà lãi suất lại là yếu tố quantrọng nhất trong việchuy động tiền gửi Ngoài ra, họ còn có đội ngũ nhân viên với hình thức ưa nhìn, tácphong chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình

1.7.1.2 Kinh nghiệm của các Ngân hàng tại các tỉnh lân cận

Một số tỉnh lân cận với Ninh Bình như Nam Định, Thanh Hóa , Hà Nam là

Trang 39

những tỉnh có nền kinh tế phát triển thời kỳ trước vượt bậc hơn so với Ninh Bình,nên hoạt động Ngân hàng cũng có lợi thế hơn đôi chút Về cơ bản, các cơ chế lãisuất, chính sách khách hàng là tương đương nhau Các Ngân hàng cũng đa dạng hoácác hình thức huy động, đi sâu khai thác các sản phẩm đặc thù, tận dụng tối đa lợithế của mình nhằm thu hút khách hàng Bên cạnh đó, do có lợi thế về phát triển kinh

tế nên các Ngân hàng tại các tỉnh lân cần đã chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, xâydựng trụ sở giao dịch khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp đã tạolòng tin cho người dân khi đến giao dịch

1.7.2 Bài học cho BIDV Tam Điệp

Hiệu quả huy động vốn luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triểncủa mọi Ngân hàng Cũng như các NH khác, BIDV Tam Điệp luôn ý thức đượcrằng việc ổn định, phát triển và tăng trưởng nguồn vốn là động lực tạo đà cho việcthực hiện thành công các nhiệm vụ khác của NH Từ những kinh nghiệm của cácNgân hàng trên địa bàn và các tỉnh lân cận, bài học rút ra cho BIDV Tam Điệp nhưsau:

Thứ nhất: Nâng cao năng lực tài chính và sức mạnh cạnh tranh.

Thứ hai: Mở rộng hệ thống mạng lưới, đầu tư, đổi mới công nghệ Ngân hàng

hiện đại, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ,nhân viênNgân hàng, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng

Thứ ba: Tập trung huy động vốn tại các địa bàn đông dân cư và dân cư có thu

nhập cao, thu nhập ổn định Đẩy mạnh, nâng cao vai trò là đầu mối huy động tiềngửi của các tổ chức, định chế tài chính, các tổng công ty lớn toàn ngành

Thứ tư: Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn có tính tiện ích và linh hoạt

cao đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗitrong xã hội Coi trọng và khai thác triệt để các nguồn vốn dưới mọi hình thức theonhiều kênh khác nhau

Thứ năm: Đảm bảo cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ một cách hợp lý kịp thời

theo xu hướng biến động của thị trường phù hợp với kế hoạch về nguồn vốn

Trang 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 thực chất đã giải quyết được các vấn đề sau:

Thứ nhất: Đã nêu lên được vấn đề tổng quan chung về Ngân hàng thương mại

cũng như tổng quan chung về vốn và huy động vốn trong đó làm rõ khái niệm vềvốn và huy động vốn

Thứ hai: Đã làm rõ nội dung về công tác huy động vốn, các hình thức huy

động vốn cũng như vai trò cùng các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn

Thứ ba: Đã rút ra được các kinh nghiệm cũng như bài học cho BIDV Tam

Điệp về công tác huy động vốn và quản trị nguồn vốn qua đó giúp cho các nhà quảntrị Ngân hàng kịp thời điều chỉnh các chính sách về huy động vốn phù hợp, đồngthời giúp quản trị nguồn vốn hiệu quả hơn Trên cở sở lý luận chung về vốn và huyđộng vốn, giúp các nhà quản trị Ngân hàng hoạch định các chính sách về huy độngvốn và phát triển khách hàng để gia tăng nguồn vốn huy động Trong chương tiếptheo, luận văn sẽ trình bày về thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu

tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tam Điệp trong 3 năm 2015-2017 Với việcphân tích thực trạng huy động vốn sẽ giúp em đánh giá được năng lực huy động vốncủa chi nhánh để tìm ra điểm yếu, điểm mạnh của chi nhánh trong huy động vốn đểtận dụng các cơ hội, vượt qua thách thức, từ đó nâng cao hình ảnh, vị thế cụ thể củaNgân hàng trong tâm trí khách hàng

Ngày đăng: 30/10/2019, 15:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Thanh Dung “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” Chi nhánh Hải Phòng năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam”
2. Nguyễn Thị Phương Thảo “Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam”, năm 2015.3 Nguyễn Thị Nhật Lệ “Tăng trưởng nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàphát triển Việt Nam”," năm 2015.3 Nguyễn Thị Nhật Lệ "“Tăng trưởng nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tưvà Phát triển Việt Nam
4. Nguyễn Xuân Trường “Tăng cường nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây”, năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tăng cường nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây”
5. Lê Như Mai “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội”, năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngânhàng BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội”
6. Phạm Thị Hậu “Quản lý nhà nước về vấn đề huy động tiền gửi ở các NHTM - định hướng nghiên cứu tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam”, năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý nhà nước về vấn đề huy động tiền gửi ở các NHTM - định hướng nghiên cứu tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam”
7. Ngô Thị Thanh Hà “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Tài”, năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Tài”
8. Mai Xuân Phúc “Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây chi nhánh Đà Nẵng”, năm (2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây chi nhánh Đà Nẵng”
9. Nguyễn Thiên Hương “Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổphần Quốc Tế chi nhánh Đăk Lăk, năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ"phần Quốc Tế chi nhánh Đăk Lăk
12. Tô Ngọc Hưng và Nguyễn Kim Anh, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê,(2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê
13. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống kê (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê (2008)
14. Nguyễn Năng Phúc, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB đại học KTQD, (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích báo cáo tài chính
Nhà XB: NXB đại học KTQD
15. Phan Thị Thu Hà, Quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, (2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng Thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
16. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, ( 2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
17. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, (2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
18. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Báo cáo kết quả thường niên năm 2012- 2015 Khác
19. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Báo cáo hoạt động Ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2012 - 2015 Khác
20. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hà Thành, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012-2015 Khác
22. Các văn bản, công văn chỉ đạo điều hành hoạt động của hệ thống BIDV và Chi nhánh Tam Điệp Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w