Những giờ phút được thỏa sức sáng tạo và tạo ra các sản phẩm trong không khí thoải mái sẽ tạo cho trẻ nhiều niềm vui.Bởi vậy, có thể coi hoạt động tạo hình như “ món ăn tinh thần” giúp c
Trang 1PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở lứa tuổi mầm non hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọngtrong sự phát triển về mọi mặt như: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và laođộng Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻmẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những
gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh
mẽ và gây cho chúng những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực Hoạt độngtạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tượng, giúp trẻ pháttriển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất
kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực,sáng tạo Trong hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu cácđối tượng từ đó trẻ hình dung các đối tượng, xây dựng các biểu tượng, hìnhtượng giúp trẻ phát triển óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng Thông quahoạt động tạo hình, trẻ không chỉ phản ánh các ấn tượng, kinh nghiệm mà trẻ thuđược từ thế giới xung quanh mà trẻ còn thể hiện thái độ, tình cảm của trẻ đối vớinhững gì trẻ thể hiện qua các sản phẩm Những giờ phút được thỏa sức sáng tạo
và tạo ra các sản phẩm trong không khí thoải mái sẽ tạo cho trẻ nhiều niềm vui.Bởi vậy, có thể coi hoạt động tạo hình như “ món ăn tinh thần” giúp cho sự pháttriển tâm sinh lý của trẻ
Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là 1 phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sang tạo, ham muốn tạo ra các sản phẩm đẹp Qua quan sát trực tiếp trẻ thực hiện các kỹ năng tạo hình giáo viên sẽ biết được kỹ năng nào trẻ làm tốt, kỹ năng nào trẻ chưa tốt từ đó sẽ có những biện pháp giúp trẻ phát triển những kỹ năng chưa tốt và phát huy các kỹ năng đã tốt Phương pháp trò chuyện đây là phương pháp rất phù hợp với trẻ mầm non bởi trẻ không có thể đọc, không có thể viết vẫn có thể tham gia trả lời khi trò chuyện với giáo viên Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: Thông qua phương pháp này, giáo viên thấy được sự phát triển của trẻ qua từng tác phẩm mà trẻ tạo ra Các sản phẩm tạo hình chính là 1 phương tiện để trẻ thộ lộ tâm lý, tình cảm Giáo viên tạo cho trẻ
cơ hội được thực hành, trải nghiệm để nâng cao kỹ năng tạo hình, từ đó có biện pháp phù hợp hơn, hiệu quả trên trẻ Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách
Chính vì vậy việc thực hiện tốt các hoạt động tạo hình trong trường mầmnon sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm phát
Trang 2triển toàn diện cho trẻ Những sản phẩm trẻ tạo ra rất đơn giản, ngộ nghĩnh sinhđộng Trẻ biết đánh giá khái quát cao, trẻ phản ánh ấn tượng của bản thân khôngphụ thuộc vào thực tế Trẻ rất thích sử dụng mầu sặc sỡ mang tính chất phản ánhbiểu tượng Mỗi sản phẩm của trẻ mang một nội dung, một tên gọi khác nhau.Trẻ tham gia vào hoạt đông tạo hình đã giúp trẻ hình thành các đức tính tốt như:yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp Trong thực tế việc tổ chức các hoạtđộng tạo hình theo đúng phương pháp mà bộ giáo dục ban hành cũng đã manglại hiệu quả tới việc phát triển nhân cách.
Song việc tổ chức hoạt động theo cách đó chưa thực sự đáp ứng và chưaphát huy hết khả năng sáng tạo Các phương pháp hoạt động tạo hình lâu nayđang được sử dụng còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép chưaphát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chứchoạt động tạo hình Vậy giáo viên phải làm gì, làm như thế nào để trẻ có thể vẽ,nặn, cắt, tô mầu và làm đẹp sản phẩm của chính mình
Nhận thức rõ trách nhiệm to lớn của giáo viên mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay Là một giáo viên mầm non dạy lứa tuổi Mẫu giáo bé tôi đã trải qua một quá trình nghiên cứu tìm tòi, tích cực học hỏi và mạnh dạn lựa chọn
đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi phát triển kỹ năng tạo hình”.
Trang 3PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II Cơ sở thực tiễn:
1 Tình hình nhà trường:
Nằm ở ngoại thành Hà Nội, quang cảnh sư phạm khang trang, sạch sẽ,trường mầm non nơi tôi công tác trực thuộc phòng giáo dục và đào tạo huyệnGia Lâm – Hà Nội, trường đã đón danh hiệu đạt chuẩn quốc gia năm học 2013 –
2014 và trong nhiều năm liên tục đạt danh hiệu trường mầm non tiên tiến cấphuyện Mỗi năm số học sinh của trường ngày càng tăng, năm học này trường cóhơn 870 học sinh, được chia theo từng độ tuổi ở 22 nhóm lớp Số giáo viên,nhân viên trong trường hiện nay là 74 đồng chí Tất cả các cán bộ, giáo viên,nhân viên đều đạt trình độ chuẩn, nhiều đồng chí có trình độ cao đẳng, đại học.Dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm,hàng năm nhà trường thường xuyên tổ chức các Hội thi giáo viên giỏi các cấp.Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điềukiện cho giáo viên học tập và rèn luyện về chuyên môn Thường xuyên tổ chứckiến tập của trường, tham gia các lớp kiến tập tạo hình của huyện, cụm,…
2 Những thuận lợi và khó khăn:
Không phải ai sinh ra cũng có năng khiếu nghệ thuật, mà năng khiếu đóphần lớn là do quá trình luyện tập, trau dồi Năng khiếu tạo hình cũng vậy, do có
sự hướng dẫn của người lớn và tác động của môi trường xung quanh ảnh hưởngtrực tiếp đến sự phát triển tài năng của trẻ Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo
bé mang tính chất thụ động, kỹ năng thực hiện còn vụng, sản phẩm mà trẻ tạo rachủ yếu theo ý thích Vì vậy, để trẻ có kỹ năng tạo hình cần có sự hướng dẫn của
cô nhằm phát triển và rèn luyện các kỹ năng cơ bản cho trẻ Trẻ có kỹ năng tốt
Trang 4sẽ có khả năng điều khiển hành động của mình để thực hiện các yêu cầu đã đề
ra Năm học 2017 – 2018 tôi được phân công giảng dạy tại lớp mẫu giáo bé củatrường Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn được nhà trường, phòng GD&ĐTquan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tốt nhất chocông tác giảng dạy của cô cũng như quá trình học tập của các con Hơn thế nữa,bản thân tôi luôn nghiên cứu tìm tòi ra những biện pháp hay, nguyên vật liệuphong phú giúp trẻ phát triển trí tuệ, kỹ năng và kiến thức trong học tập, tích cựclàm nhiều đồ dùng đồ chơi dạy học phục vụ cho chương trình dạy Trẻ rất hứngthú tham gia vào hoạt đông khi cô đưa vào tiết học những đồ dùng đồ chơinhững tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn, mới lạ Và kết quả luôn được BGH nhàtrường đánh giá hoạt động của cô và trẻ đạt loại tốt Tuy nhiên, tôi còn gặp phảimột số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của BGH, Phòng
GD&ĐT trong hoạt động chuyên môn
- BGH thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để các giáoviên có cơ hội nắm bắt các phương pháp mới cũng như cập nhật những thay đổitrong quá trình giảng dạy
- Nhà trường trang bị, đầu tư, trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, các thiết
bị ( Tivi, đầu VCD, máy tính, máy chiếu, đàn oocgan) để phục vụ tốt nhất choviệc dạy và học
- Giáo viên trong trường có trình độ chuyên môn, khéo tay và sáng tạoluôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm, nâng caotrình độ chuyên môn, nghệ thuật lên lớp của các hoạt động nói chung và hoạtđộng tạo hình nói riêng
- Bản thân tôi đã được nhà trường tạo điều kiện để tham dự lớp học bồidưỡng chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi, chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng, phươngpháp dạy trẻ tạo hình do Phòng GD&ĐT tổ chức
- Được tham dự các giờ kiến tập hoạt động tạo hình do phòng GD&ĐT tổchức tại các trường mầm non trên địa bàn Huyện
- Đã nhiều năm tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo bé nên tôi đã đúc rútđược một số kinh nghiệm từ việc dạy trẻ mẫu giáo bé qua hoạt động tạo hình
- Luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynhtrong việc ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi chocác cháu
- Các con luôn hào hứng tham gia vào các hoạt động cùng cô
Trang 5- Phần lớn học sinh đã học qua lớp nhà trẻ nên trẻ đã quen với nề nếp họctập, giờ giấc sinh hoạt tại lớp.
* Khó khăn:
- Đã được nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị theo thông tư 02
xong vẫn chưa đầy đủ
- Việc chuẩn bị các nguyên vật liệu mở để trẻ hoạt động thường tốn kém
và mất nhiều thời gian, công sức tìm kiếm
- Phụ huynh đã quan tâm và ủng hộ rất nhiệt tình, nhưng đa số phụ huynhbận công việc hoặc một số lý do khách quan nào đó chưa phối hợp cùng cô giáocho trẻ tập luyện khi ở nhà
- Các bạn mới đến lớp, chưa học qua lớp nhà trẻ sẽ chưa quen với nề nếptại lớp, chưa có kỹ năng cầm bút, tô, vẽ
- Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ phát âm chưa rõ ràng, chưa diễn đạtđược ý của mình cho người khác hiểu
* Phát huy từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn
tại, tôi đi sâu vào nghiên cứu “ Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi phát triển
kỹ năng tạo hình”.
3 Các biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi phát triển kỹ năng tạo hình.
* Khảo sát ban đầu:
- Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng cho trẻ lúcban đầu để nắm bắt được khả năng tạo hình của trẻ, từ đó có biện pháp phù hợp:
3.1: Biện pháp 1: Cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp thông qua việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học.
Môi trường lớp học chính là nguồn cảm hứng để trẻ yêu cái đẹp và thểhiện nghệ thuật một cách chân thực nhất Nó thường gây cảm xúc và ấn tượngmạnh với trẻ Chính môi trường lớp học sẽ giúp bé cảm nhận cái đẹp và có ấntượng khó phai với trẻ Vì vậy tôi hết sức chú trọng quan tâm đến việc trang trí,bài trí, sắp đặt lớp học sao cho đẹp mắt, gọn gàng và gây được sự chú ý của trẻ
Trang 6Ngay từ khi đến lớp, trẻ phải bị thu hút bởi những trang trí bên ngoài và cửalớp Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộnghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, và gần gũi với trẻ như hình ảnh chú hề cầmchùm bóng bay, các khung gài cũng được trang trí hoa lá rất bắt mắt ( Hình ảnh1) Ngoài ra, trước cửa lớp là góc thiên nhiên với rất nhiều cây xanh hoa khoesắc, tạo cho trẻ không gian xanh gần gũi với thiên nhiên, khiến trẻ có cảm giácnhư đang ở nhà Đây cũng chính là nơi mà trẻ có cơ hội quan sát sự phát triểncủa cây và hoa giúp trẻ tích lũy kiến thức để phục vụ hoạt động tạo hình ( Hìnhảnh 2)
Ở góc văn học: Góc văn học là góc chơi mà nhiều trẻ yêu thích bởi lẽ khiđến với góc văn học các con không những đọc sách, làm truyện tranh mà cáccon còn được ngắm nhìn các con rối là sản phẩm tự tạo do cô và các bạn làm.Tôi đã sử dụng chính những sản phẩm tạo hình của trẻ để trang trí góc văn họcrực rỡ, thu hút trẻ ( Hình ảnh 3)
Góc tạo hình: Tôi sử dụng các hình ảnh với màu sắc phong phú để trang trí,tôi còn làm những khung gài bài để trưng bày các bài đẹp, có sáng tạo Đâychính là nguồn động viên đối với các trẻ có kỹ năng tốt, còn với trẻ có kĩ năngchưa tốtđây như là mục đích để các con phấn đấu có bài đẹp để trưng bày vàokhung ( Hình ảnh 4) Ngoài ra, ở góc tạo hình tôi chuẩn bị rất nhiều các nguyênvật liệu phong phú để trẻ thỏa thức sáng tạo tạo ra nhiều sản phẩm đẹp như: lákhô, kim sa, sỏi, các loại hạt, vỏ ngao, đất nặn, cát màu, len
Còn ở các góc chơi khác tôi cũng sử dụng các sản phẩm của trẻ để trangtrí, các trẻ vào góc chơi vừa được chơi nhưng cũng được ngắm nhìn các sảnphảm do mình hoặc bạn làm từ đó trẻ có cơ hội học hỏi các kỹ năng từ bạnmình
Không chỉ môi trường lớp học, trường tôi còn có những góc chơi chungđược bố trí ở các khu vực hành lang, các cô đã cùng ban giám hiệu nhà trườnglên ý tưởng, trang trí sao cho đẹp mắt, mang tính nghệ thuật, và có rất nhiềunguyên vậy liệu mới thu hút trẻ và mục đích chính là giúp trẻ sáng tạo, nâng cao
kỹ năng tạo hình cho các con Các con sẽ được chơi tại những góc chung nàyvào giờ hoạt động ngoài trời hoặc chơi vào giờ đón trả trẻ dưới sự hướng dẫncủa cha mẹ ( Hình ảnh 5,6,7)
Việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng gópphần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ
3.2: Biện pháp 2: Xây dựng nề nếp học tập trong giờ hoạt động tạo hình.
Muốn thực hiện được một giờ hoạt động tạo hình tốt thì trước tiên trẻ phải
có một nề nếp học tập tốt, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ hoạt
Trang 7động không bao giờ đạt kết quả cao Khi trẻ có nề nếp tốt, trẻ sẽ chú ý, tập trung
và đam mê với tạo hình Khi trẻ đã say mê với giờ học, trẻ sẽ luôn thể hiện cảmxúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật
Tôi đã rèn luyện nề nếp bằng cách: chia lớp thành các tổ, khi ngồi học tạohình cũng xếp trẻ ngồi theo tổ, phân công tổ trưởng có nhiệm vụ lấy học liệucho các bạn, tổ phó có nhiệm vụ lấy khay bút cùng các nguyên vật liệu khác.Làm như vậy giờ học sẽ trở nên trật tự và quy củ hơn ( Hình ảnh 8)
Khi xếp các con ngồi theo tổ, tôi xếp xen kẽ cháu mạnh dạn với cháu nhútnhát, cháu nam xen cháu nữ, cháu có kỹ năng tạo hình tốt ngồi với cháu kỹnăng tạo hình chưa tốt để các con có cơ hội học hỏi từ chính bạn của mình Tôiluôn động viên,khuyến khích trẻ trong giờ hoạt động, uốn nắn tác phong ngồihọc cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, không nói leo, nói phải xinphép cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu.…
Cô luôn hướng dẫn trẻ cách chú ý lắng nghe, hiểu và thực hiện theo yêucầu của cô, khuyến khích trẻ tự tin mạnh dạn trao đổi, thảo luận cùng cô.Ngoài
ra, tôi luôn tập trung quan sát, gần gũi trẻ, nhẹ nhàng nhưng cũng nghiêm khắc
để rèn trẻ tạo cho trẻ nề nếp, thói quen và kỹ năng thực hiện các hoạt động.Với những biện pháp trên, trẻ ở lớp tôi đã có thói quen tốt trong việc học tập
3.3: Biện pháp 3: Thực hiên nguyên tắc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất và tâm
lý, do đó mỗi trẻ em có hứng thú, cách học cũng như khả năng tiếp nhận kiếnthức khác nhau Bởi vậy, trong các giờ học nói chung và giờ học tạo hình nóiriêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô chỉ là người động viên, khuyến khích để trẻ pháthuy hết khả năng sáng tạo của mình Trẻ cần được động viên để thể hiện ýmuốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốnđược tự lựa chọn Vậy nên cô cần tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố
và áp dụng những kinh nghiệm, trải nghiệm trong các hoạt động khác nhau, tìmcách giải quyết vấn về cùng trẻ, hãy để trẻ miêu tả những gì trẻ biết và có thểlàm
VD: “ Vì sao con lại biết nhỉ?” , “ Con có suy nghĩ, nhận xét gì”, “Bạnnào có ý kiến khác hay hơn không?”, “ thích làm gì, vẽ gì?”, “con sẽ sử dụngnguyên vật liệu gì nhỉ”
Chỉ cần 1 cử chỉ, hành động , lời nói của cô cũng làm trẻ cảm thấy hứngkhởi, được tôn trọng và đánh giá cao
VD: “Con cứ mạnh dạn thể hiện ý tưởng của mình”, “Cô rất thích màu màcon đang tô”, “Bức tranh này đẹp quá”, “ Con có muốn vẽ thêm gì vào chỗ trốngnày không?”
Trang 8Ngoài ra với biện pháp lấy trẻ làm trung tâm tôi luôn lựa chọn đề tài tạohình phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ để làm sao giúp trẻ pháttriển tốt nhất kỹ năng tạo hình
3.4: Biện pháp 4: Sử dụng có hiệu quả các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình
Để bồi dưỡng ở trẻ các năng lực tạo hình, giúp trẻ nắm được những hiểubiết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, hình thành và phát triển ở trẻ khảnăng sáng tạo thì cô giáo cần phải có các phương pháp tổ chức hoạt động tạohình phù hợp hay còn gọi là hệ thống tác động qua lại của nhà sư phạm với trẻ.Bản thân tôi khi tổ chức cũng đã sử dụng nhiều các phương pháp như:
* Phương pháp quan sát: Khi cho trẻ quan sát, sẽ làm tăng khả năng cảmgiác, tri giác, hình thành các biểu tượng rõ nét về đối tượng Quan sát không chỉgiúp trẻ nhận biết mà còn phân tích để trẻ đánh giá và thưởng thức cái đẹp Khi
tổ chức quan sát cần chú ý: Lựa chọn đối tượng, lựa chọn thời điểm thích hợp,góc quan sát sao cho trẻ thấy rõ mọi chi tiết đặc trưng, hệ thống các câu hỏi đểhướng sự chú ý của trẻ vào đối tượng Cần tiến hành quan sát 1 cách sinh động
để gây hứng thú và hình thành các xúc cảm tình cảm thẩm mĩ ( Hình ảnh 9)
* Phương pháp chỉ dẫn trực quan: Khi bắt đầu làm quen với hoạt động tạohình, trẻ nhỏ cần học cách sử dụng các loại dụng cụ và vật liệu như: bút sáp,giấy, kéo, hồ, đất nặn Trẻ cần nắm được các biện pháp truyền đạt hình dáng vàcác đặc điểm thẩm mĩ của đối tượng miêu tả bằng các kỹ thuật tạo hình khácnhau như: kĩ thuật vẽ, nặn, xé dán vì vậy giáo viên sẽ phải chỉ dẫn, giải thích
để trẻ nắm được Tuy nhiên chỉ hướng dẫn trẻ khi lần đầu trẻ được làm quen với
kỹ năng đó hoặc trẻ đã được hướng dẫn mà chưa nắm vững, còn với trẻ đã nắmvững cô nên cho trẻ trình bày kỹ năng đã học ( Hình ảnh 10)
* Phương pháp dùng lời: Hoạt động lời nói đóng vai trò khá quan trọngviệc tạo nên hiệu quả của toàn bộ quá trình tạo hình Tôi đã sử dụng lời kể, lờidẫn, những lời nói truyền cảm để mô tả vẻ đẹp của sự vật, những lời giải thích,chỉ dẫn, câu hỏi, đàm thoại và cả thủ pháp ngôn ngữ kích thích xúc cảm như:bài hát, bài thơ, câu đố, câu truyện Khi sử dụng lời nói tôi sử dụng câu ngắngọn, dễ hiểu, rõ ràng nhưng phải sinh động đầy tính hình tượng, phù hợp với trẻ( Hình ảnh 11)
* Phương pháp thực hành, ôn luyện: Đây là phương pháp nhằm tổ chứccho trẻ vận dụng tích cực những hiểu biết, những thông tin mới tiếp thu được,tạo điều kiện cho trẻ được lặp đi lặp lại, được rèn luyện các thao tác, các phươngthức hoạt động tạo hình để hình thành các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, tạo
ra sản phẩm tạo hình Tuy nhiên, các bài thực hành, ôn luyện cần được sắp xếp
Trang 9phù hợp từ đơn giản đến phức tạp, luôn thay đổi đề tài để tạo sự hứng thú chotrẻ.
3.5: Biện pháp 5: Rèn luyện các kỹ năng tạo hình cho trẻ:
Trẻ 3 tuổi tri giác sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan hành động dẫntới kỹ năng tạo hình của trẻ còn yếu như: Kỹ năng cầm bút còn ngượng, nét vẽ
tô còn vụng, sử dụng đường nét vụng về Trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà chỉmới sử dụng nét thẳng, nét xiên để vẽ và tô màu Chính vì vậy mà cô phải đưa racác biện pháp rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ
Từ việc tạo môi trường thẩm mỹ xung quanh lớp để gây ấn tượng, kíchthích lòng ham muốn ở trẻ tạo ra sản phẩm để được trưng bày trang trí trong lớp
Để phát huy tính tích cực hoạt động ở trẻ, một trong những phương pháp củaquá trình đổi mới là lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được hoạt động và sản phẩmcủa trẻ phải đa dạng, phong phú, sáng tạo
Để giúp trẻ làm được sản phẩm vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ 1 số kỹ năngtạo hình cơ bản Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ 1 số kỹ năng tạo hình cơ bảnsau:
+ Kỹ năng vẽ:
Đối với trẻ em, vẽ chính là sự thể hiện những biểu tượng, ấn tượng và suynghĩ, tình cảm của trẻ, là sự giao tiếp, “nói chuyện” bằng các hình thức, phươngtiện mang tính vật thể Vẽ giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo.Đây đồng thời là một hình thức rèn luyện trí tuệ là quá trình tư duy thông quacác hình thức vật thể, trực quan
Để trẻ phát triển kỹ năng vẽ tốt nhất, tôi cần rèn cho trẻ tư thế ngồi thẳng,đặt cánh tay đúng tư thế, thoải mái trên bàn ( Hình ảnh 12)
Rèn trẻ cầm bút đúng cách: Cầm bút bằng tay phải, cầm bằng 3 ngón tay(ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa), đầu ngón trỏ cách đầu bút một khoảng vừaphải Cô bồi dưỡng thêm cho trẻ cách tô màu: Dưa bút theo 1 hướng, không tô
ra ngoài nét viền ( Hình ảnh 13)
Vẽ là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ 3 tuổi vì vậy khi trẻ đã cầmbút thành thạo tôi tiến hành dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đếnphức tạp, các hoạt động đó được liên tục thực hiện tạo thành kỹ năng Sau đócho trẻ tập vẽ các bức tranh sáng tạo theo ý thích của trẻ Ở giai đoạn này, chưađòi hỏi trẻ phải tạo được bức tranh hoàn chỉnh mà chỉ yêu cầu trẻ tưởng tượng
và đặt tên cho bức tranh của mình là được
Tôi còn cho trẻ làm quen với 1 số kỹ thuật tạo bề mặt như: In ấn, phun,thổi, vẩy màu ( Hình ảnh 14)
Trang 10* Cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước: Sau khi trẻ cầm bút vẽ kháthành thạo, tôi thực hiện mức độ cao hơn là cho trẻ làm quen với bút lông, màunước Khi trẻ 3 tuổi việc sử dụng màu nước là rất khó, xong thực tế tiếp xúc vớitrẻ tôi thấy việc cho trẻ sử dụng màu nước trẻ rất hứng thú Khi làm tôi tổ chứcnhư sau:
- Bước 1: Chọn và sử dụng màu không có keo, chỉ dùng màu bột phanước ( đặc tính của màu này là màu sắc đẹp nhưng dễ rửa, không mất vệ sinh)
Để gây hứng thú cho trẻ hoạt động tôi cho trẻ in bàn tay, bàn chân ( ở chủ điểmbản thân) Từ những bàn tay, bàn chân nhỏ nhắn của bé được in bằng các màukhác nhau đem trang trí lên tường làm bé rất thích thú, luôn luôn đòi cô cho tậplàm hoạ sĩ
- Bước 2: Tôi cho trẻ dùng bút lông để tô màu hoặc phết màu, yêu cầu kỹnăng trẻ làm: cầm bút chấm vào màu, gạt nhẹ vào mép khay để màu không vungvãi lung tung Sau đó, đặt bút trên giấy tô theo 1 chiều, khi hết màu trẻ lại tiếptục thao tác chấm màu và tô, hướng dẫn trẻ phối hợp các màu bằng các bút khácnhau Ở kỹ năng này cô dạy trẻ có thói quen dùng bút nào màu ấy để tạo bứctranh có màu sắc đẹp ( Hình ảnh 15)
+ Kỹ năng nặn:
Nặn là hoạt động dạy trẻ thể hiện cấu trúc, vẻ đẹp hình khối của mọi vậtthể và thể hiện phương thức sắp đặt nghệ thuật trong không gian 3 chiều Đốivới trẻ 3 tuổi vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp Vì vậy cần cho trẻlàm quen với các tính chất của các loại vật liệu nặn (mềm , dẻo,có thể véo thànhnhững phần nhỏ, dính lại được với nhau và có thể tạo dáng từ chính các nguyênliệu đó Tôi còn cung cấp cho trẻ một số cách nặn đơn giản có tính chất kỹ thuậtnhư:
Làm mềm đất: Sử dụng bàn tay, ngón tay nhào đất nhiều lần để đất có độmềm phù hợp
Xoay tròn: Lấy đất cho vào lòng 1 bàn tay, bàn tay kia úp lên và xoay tròntheo chiều kim đồng hồ Hoặc lấy đất để lên bảng nặn, dùng lòng bàn tay haycác ngón tay xoay tròn
Lăn dài: Lấy đất sau đó kéo dài vừa phải đặt lên bảng (hay 1 bàn tay) lấytay còn lại lăn đi lăn lại là được
Ấn dẹt: Sử dụng cách xoay tròn, dùng 2 ngón tay cái để ấn và 8 ngón taycòn lại làm giá đỡ
Tôi còn hướng dẫn trẻ tạo nên 1 vài hình khối đơn giản sau đó từ nhữnghình đơn giản ghép với nhau tạo thành sản phẩm có nhiều bộ phận Ngoài ra tôi
Trang 11đã dạy trẻ biết cách sử dụng đất, không vứt lung tung, ngồi nặn ở đúng nơi quyđịnh, giữ gìn vệ sinh chung, biết thu dọn sau khi nặn xong ( Hình ảnh 16).
+ Kỹ năng xếp dán tranh:
Xếp dán tranh là hoạt động tạo hình mà ở đó trẻ thể hiện hình ảnh nghệthuật trên không gian 2 chiều bằng cách xếp sắp các mảng hình theo 1 bố cụcmang tính nghệ thuật và gắn chúng lên 1 nên phẳng Để trẻ làm tốt, cô cần rènluyện kỹ năng sắp xếp, ghép tranh, định hướng trong không gian 2 chiều Chotrẻ làm quen với các khái niệm không gian và sự sắp xếp không gian như: Ởgiữa, xung quanh, ở góc, ở 2 bên, phía trên, phía dưới, bên phải, bên trái, nốiđuôi nhau, xếp thẳng hàng Củng cố, mở rộng hiểu biết của trẻ về chuẩn cảmgiác hình, màu để so sánh, xác định đặc điểm, thuộc tính của những vật xungquanh Ngoài ra, cô cần giúp trẻ xác định các nét đặc trưng riêng của 1 số hìnhảnh thông qua tên riêng của chúng
VD: Hình quả trứng, hình mái nhà, màu hoa cà
Không những thế , cô cần cho trẻ làm quen với 1 số dạng bố cục và cảmnhận tính nhịp điệu của sự sắp xếp
VD : Bố cục theo hàng, bố cục khắp mặt phẳng ( Hình ảnh 17)
Ở trẻ mẫu giáo bé, cô bắt đầu cho trẻ làm quen với kỹ năng xé – dán, trẻ
xé bằng vận động thô, bằng cả bàn tay Cô hướng dẫn trẻ dán bằng 2 cách: Bôi
hồ lên giấy nên rồi gắn hình lên hoặc bôi hồ vào mặt trái của hình và dán lênnền Khi thực hiện, giáo viên cần tập cho trẻ thói quen làm việc có trình tự, làmviệc cẩn thận, gọn gàng
+ Kỹ năng chắp ghép:
Kỹ năng chắp ghép là 1 loại hình hoạt động tổng hợp, ở đó trẻ chủ yếu thểhiện các mô hình kết cấu trong không gian 3 chiều và phối hợp với hình thức thểhiện trên không gian 2 chiều Muốn thể hiện tốt kỹ năng này, giáo viên cần giúptrẻ làm quen với các hình khối, tập xác định các tính chất, đặc điểm về hìnhdạng, kích thước.Cho trẻ tập quan sát, nhận xét về độ vững chắc của các khốihình khi được sắp xếp theo các kiểu khác nhau, cho trẻ so sánh các khối và làmquen với các khái niệm to – bé, dài – ngắn, cao - thấp , ngoài ra cô còn tạo cơhội cho trẻ tập sắp xếp các hình khối theo các quan hệ khác nhau
VD: Nối đuôi nhau, chồng lên nhau, cách nhau 1 khoảng đều và cho trẻnhận biết các hình ảnh quen thuộc từ các cách chắp ghép khác nhau
Tuy nhiên khi dạy trẻ xếp 1 mô hình, cô giáo cần cho trẻ làm quen với môhình đó, cuối các giờ tạo hình, cô tạo điều kiện cho trẻ được chơi với các môhình mà trẻ tạo nên từ đó sẽ gây được hứng thú cho trẻ
Trang 12VD: Trong giờ tạo hình với đề tài: Ngôi nhà bé yêu, tôi sẽ chuẩn bị cáchộp giấy đã được bọc màu với nhiều hình khối khác nhau: hình chữ nhât, hìnhtam giác, hình vuông, băng dính 2 mặt, giấy màu, bút vẽ để trẻ có thể làmnhững ngôi nhà từ chính các khối hộp đó, trẻ có thể làm nhà ngói, nhà 2 tầnghay nhà chung cư giống với ngôi nhà của bé đang ở Sau khi trẻ làm xong, tôi sẽtrưng bày các ngôi nhà này để trẻ có thể giới thiệu về sản phẩm cũng như chínhngôi nhà mà trẻ đang sống Kết thúc giờ học, tôi cho trẻ sử dụng ngôi nhà trẻvừa làm để chơi góc xây dựng, làm như vậy, trẻ sẽ rất thích vì trẻ được chơi vớichính sản phẩm mà mình vừa tạo ra ( Hình ảnh 18)
Muốn kỹ năng tạo hình ở trẻ được thuần thục thì mỗi giáo viên cần phảithường xuyên rèn luyện cho trẻ các kỹ năng trên Từ các việc làm tỉ mỉ thườngxuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ lớp tôi tăng lên rõ rệt
3.6: Biện pháp 6: Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động tạo hình phù hợp:
Để rèn luyện các kỹ năng tạo hình cho trẻ, tôi thường tổ chức các hoạtđộng tạo hình ở tiết học tạo hình bởi lẽ ở các tiết học như vậy, hoạt động tạohình là hoạt động chính, chiếm phần lớn thời gian ( Hình ảnh 19)
Ngoài ra, tôi còn tổ chức hoạt động tạo hình trên các tiết học thuộc cáclĩnh vực khác nhau
VD: Dạy trẻ MTXQ với đề tài “ Khuôn mặt đáng yêu” sau khi đã cungcấp kiến thức, trò chuyện, chơi trò chơi, để kết thúc bài học, tôi cho trẻ tạo hìnhkhuôn mặt trên đĩa giấy, đây là hoạt động mà trẻ rất thích, trẻ vừa tạo ra sảnphẩm lại vừa củng cố được kiến thức đã học ( Hình ảnh 20)
Ngoài việc rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ trong các giờ học, tôi còn rèn trẻmọi lúc mọi nơi trong các hoạt động tại lớp: Để chuẩn bị cho các giờ tạo hình,tôi tổ chức cho trẻ quan sát, đàm thoại, phân tích đặc điểm , làm quen với các tácphẩm nghệ thuật tạo hình Tổ chức cho trẻ tạo hình theo nhóm ở ngoài trời: vẽtrên đất, làm đồ chơi bằng các vật liệu thiên nhiên, xếp sỏi, đá ( Hình ảnh 21)
Trong các giờ hoạt động góc: Ở lớp có rất nhiều các góc chơi thu hút sựtham gia của trẻ, trong các góc chơi đó , tôi đã khéo léo lồng ghép các kỹ năngtạo hình với mong muốn trẻ vừa chơi vừa có thể rèn luyện các kỹ năng tạo hình:
VD: - Góc bán hàng: Tôi chuẩn bị nhiều vỏ kẹo, ống hút, giấy màu, băngdính xốp với mục đích các bạn thích chơi ở góc bán hàng sẽ làm những bônghoa thật đẹp từ các nguyên vật liệu đó để bán cho khách hàng
- Góc nấu ăn: Tôi chuẩn bị đất nặn, khay để trẻ chơi ở góc nấu ăn nặn bánh, làmnhững món ăn ngon, món ăn quen thuộc mà trẻ thích từ đất nặn