Tiet 1-3 NC - KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

10 6.9K 34
Tiet 1-3 NC - KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT U Minh Thượng Giáo án Ngữ văn 12 - NC Tuần:1 Ngày Soạn: 29/07/09 Tiết:1, 2 &3 Ngày dạy: /08/09 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Hình dung được cụ thể hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của VHVN từ sau cách mạng tháng Tám qua hai giai đoạn: 1945 – 1975 và 1975 - hết TKXX. - Đánh giá được theo quan điểm lịch sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của VH giai đoạn 1945 – 1975 đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc. - Thấy được những đổi mới và những thành tưu bước đầu của VH giai đoạn từ 1975, đặc biệt là từ năm 1986, đến hết TKXX. - Phương pháp: Sử dụng kết hợp các phương pháp hướng dẫn HS đọc, phân tích các luận điểm, nội dung trong các mục của SGK, trao đổi, thảo luận, GV tóm tắt, điều chỉnh, khắc sâu kiến thức, kết luận II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: SGK, SGV, sơ đồ khái quát các chặng đường, các đặc điểm, giá trị của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX , nghiên cứu tài liệu, soạn giảng. - Học sinh: Đọc lại SGK ngữ văn THCS, đọc bài, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tập soạn của học sinh. 2. Giới thiệu bài mới: Lời vào bài: Ở các chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11, các em đã được tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của nền văn học Việt Nam từ khi hình thành nền văn học dân gian, văn học viết từ thế kỉ X cho đến hết thế kỉ XIX. Ở chương trình Ngữ văn 12 này, các em sẽ được tìm hiểu thêm về một giai đoạn văn họcthể nói là phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc : Chặng đường văn học từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. VHVN 1945hết TK XX phát triển qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1945 – 1975 và giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX. 3. Nội dung: Hoạt động Thầy - Trò Nội dung truyền đạt Bổ sung  Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, văn hoá, XH có ảnh hưởng đến sự sinh thành, phát triển của VHVN từ 1945 – 1975. . VHVN 1945 – 1975 tồn tại trong hoàn cảnh lịch sử như thế đã qui định những đặc điểm nào của VH giai đoạn này? Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, đặt ra cho dân tộc và mỗi người dân điều gì? VH từ 1945→1975 phục vụ CM, phục vụ chiến đấu như thế nào?  1945- 1954: Ca ngợi độc lập tự do, cách mạng tháng tám, kháng chiến chống Pháp. 1954-1975: Phản ánh và cac ngợi công cuộc XD CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giành thống nhất ở miền Nam, chống Mĩ cứu nước ở cả hai miền Nam – Bắc. A. VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975: * Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội: Đó là một giai đoạn có hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: - 30 năm chiến tranh liên tục ( chống Pháp, chống Mĩ), đất nước chia cắt, kinh tế nghèo nàn, chậm phát triển, giao lưu quốc tế hạn hẹp, giao lưu văn hoá chủ yếu giới hạn trong các nước XHCN Liên Xô (cũ), Trung Quốc. -Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn nghệ đã tạo nên nền văn học thống nhất về tưởng, tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới (nhà văn - chiến sĩ.). I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN: 1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu: - Văn học từ 1945→1975 phục vụ CM, cổ vũ chiến đấu, khơi dậy tinh thần công dân, đặt lợi ích sóng còn của cộng đồng, vận mệnh của dân tộc lên hàng đầu. GV. Kha Chí Công Trang 1 Trường THPT U Minh Thượng Giáo án Ngữ văn 12 - NC  -Bác xem văn học nghệ thuật như "một mặt trận", các nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận ấy. - Nguyễn Đình Thi trong tác phẩm “Nhận đường” có viết; “Văn nghệ phụng sự kháng chiến. Kháng chiến đã mang đến cho văn nghệ một sức sống mới.  ( G/v lấy VD từ thơ ca, truyện về kiểu nhân vật này trong VH ( Bộ đội, du kích, thanh niên xung phong .) Trong chiên tranh giải phóng dân tộc, lực lượng XH nào đóng vai trò quyết định? Văn học viết cho đại chúng thì phải như thế nào?  Đề tài, nhân vật hướng về đại chúng (công, nông, binh). Cách viết giản dị VD: - Đôi mắt (Nam Cao) – Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn trong buổi đầu đi theo CM và xác định đối tượng mới của VH là nhân dân lao động - Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) – Ca ngợi sự đổi đời nhờ cách mạng. Đây là nền văn học mới thuộc về nhân dân, nhà văn là những người gắn bó xương thịt với nhân dân, như Xuân Diệu đã nói: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi, Cùng đổ mồ hôi cùng xôi giọt máu Tôi sống với cuộc đời chiến đấu của triệu người yêu dấu cần lao” (Những đêm hành quân). Thế nào là khuynh hướng sử thi? Phân tích những phương diện thể hiện khuynh hướng sử thi của VH từ 1945 -1975? Vd: “Người con gái Việt Nam – trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho tổ quốc, loài người!” (Người con gái Việt Nam - Tố Hữu). - “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải giành cho được tự do, độc lập” (Bác) - Thế giới nhân vật trong VH từ 1945→1975 là các tầng lớp nhân dân trên mọi miền đất nước mang lý tưởng tự do, độc lập, tinh thần chiến đấu chống xâm lước và XDCNXH.Trung tâm là người chiến sĩ quân đội nhân dân anh hùng. - VH đề cao kiểu con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng. - Tình cảm thẩm mỹ được thể hiện đậm nét trong VH từ 1945→1975 là tình đồng bào, đồng chí, đồng đội, tình quân dân, tình cảm với Đảng, lãnh tụ, với tổ quốc. 2/ Nền văn học hướng về đại chúng: - Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh, vừa là người đọc, vừa là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho văn học. - VH từ 1945→1975 ca ngợi phẩm chất, tinh thần, sức mạnh của quần chúng lao động. Đó là những con người kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của giai cấp, của nhân dân, dân tộc đồng thời phê phán tưởng coi thường quần chúng. - VH1945→1975 khẳng định sự đổi đời của nhân dân nhờ cách mạng - Ngôn ngữ trong sáng, bình dị, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng - VH từ 1945→1975 chú ý phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ sáng tác từ đại chúng qua các phong trào văn nghệ quần chúng (Võ Huy Tâm, Hồ Phương, Nguyễn Khải…). 3/ Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: * Khuynh hướng sử thi: - VH từ 1945→1975 phản ánh những sự kiện, số phận toàn dân, cách mạng và anh hùng - Nhân vật trong tác phẩm phải là những con người gắn bó số phận của mình với đất nước, đại diện chi giai cấp, dân tộc và thời đại, kết tinh những phẩm chất cao quí của cộng đồng. - Nhà văn nhân danh cộng đồng mà ngưỡng mộ, ngợi ca những người anh hùng và những chiến công lớn. - Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ, ngợi ca. Vd: Thơ: Tố Hữu; Tiểu thuyết: Nguyên ngọc; Kí : Nguyễn Tuân… * Cảm hứng lãng mạn: VH mang cảm hứng lãng mạn luôn hướng về lí tưởng, GV. Kha Chí Công Trang 2 Trường THPT U Minh Thượng Giáo án Ngữ văn 12 - NC  VH mang cảm hứng lãng mạn là VH như thế nào? Nguồn cảm hứng lãng mạn được thể hiện thông qua các tpvh từ 1945 - 1975 như thế nào?  GV: Khẳng định: Đó cũng là nét tâm lí chung của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt này. Dù hiện tại có chồng chất những gian khổ, khó khăn và sự hi sinh nhưng tâm hồn học lúc nào cúng có niềm tin tưởng lạc quan vào tương lai.   Nêu những thành tưu cơ bản của VH từ 1945→1975? Hoàn cảnh lịch sử đặt ra nhiệm vụ gì cho VH từ 1945→1975?  ĐCS đánh giá: VHVN giai đoạn này xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay (BCCT, ĐH Đảng IV năm 1986)  CN anh hùng được phát huy cao độ trong mọi thế hệ người VN cầm súng về tương lai. Đó là nguồn sức mạnh to lớn khiến con người thời kỳ này có thể vượt mọi gian lao thử thách để vươn lên làm nên những chiến thắng phi thường ( Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu, Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê, Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu, gió lộng, Ra trận – Tố Hữu … ) -“ Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. ( Tố Hữu) Đường ra trận mùa nay đẹp lắm! (Phạm Tiến Duật) Có những cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ. Tươi như cánh nhạn lai hồng. (Nguyễn Mỹ) -“Có những ngày vui sao, cả nước lên đường, xao xuyến bờ tre, từng hồi trống giục!” (Chính Hữu) → Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. I. NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1945 -1975: 1/ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: Trong hoàn cảnh chiến tranh nhiệm vụ hàng đầu của VH là tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu và hi sinh của nhân dân. VH lúc này quả là tiếng kèn xung trận, là tiếng trống giục quân. Cuộc chiến thắng vĩ đại của dân tộc có một phần đóng góp không nhỏ của VH. 2/ Những đóng góp về tưởng: Kế thừa, tiếp nối và phát triển các truyền thống quí báu của dân tộc: a. Truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng: - Chủ đề đất nước – Nhân dân – Độc lập tự do.Chủ nghĩa anh hùng tập thể nhân dân trong chiến đấu chống xâm lược. - Trong kháng chiến chống Pháp: Ca ngợi quê hương, ca ngợi đất nước: Việt Bắc của Tố Hữu, Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh… - Trong kháng chiến chống Mỹ: Hình ảnh đất nước, con người VN đẹp đẽ, kiên cường trong gian lao, vất vả, phơi phới trong niềm vui chiến thắng. - Yêu nước phải hành động, phải chuyển thành chủ GV. Kha Chí Công Trang 3 Trường THPT U Minh Thượng Giáo án Ngữ văn 12 - NC tham gia chiến đấu. Đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo trong VHCM là gì? Chỉ ra những thành tưu lớn về ngth của VH từ 1945→1975 qua một số những chặng đường phát triển? Kể tên những tác giả tiêu biểu mà em biết trong giai đoạn này? nghĩa anh hùng. Cả nước trở thành chiến sĩ. VH đã phản ánh thực tế cuộc sống đó. b. Truyền thống nhân đạo: - Hướng về nhân dân lao động, diễn tả nỗi khổ của họ dưới ách áp bức bất công trong XH cũ và phát hiện những đức tính tốt đẹp, đặc biệt là khả năng cách mạng của họ. (VD: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài.) - Ca ngợi vẻ đẹp của con người trong lao động trong công cuộc xây dựng CNXH. Mùa lạc - Nguyễn Khải Tuỳ bút Sông Đà - Nguyễn Tuân. - Khai thác về đời tư, đời thường, về quá khứ, về thiên nhiên, về tình yêu…Tuy nhiên những riêng thầm kín ấy phải gắn liền với nhiệm vụ chung của người cách mạng. Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn. Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mỹ… 3/ Những thành tựu về nghệ thuật: a. Phát triển phong phú và khá cân đối về thể loại với các thể: Thơ, văn xuôi (truyện, kí), kịch, kịch phim, lí luận phê bình…. b.Thơ trữ tình, truyện ngắn, kí là 3 thể loại đạt thành tựu nghệ thuật cao hơn cả: * Thời chống Pháp: - Thơ: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Hoàng Cầm,Thôi Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Hữu Loan, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông,… - Văn xuôi: kí sự của Trần Đăng, truyện ngắn của Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Hồ Phương,… - Phong trào quần chúng phát triển mạnh về thơ và kịch, nhưng chúng chỉ có giá trị tuyên truyền nhất thời * Từ 1958 – 1964: - Phát triển phong phú và đồng bộ các thể loại, nhưng giá trị hơn là: Thơ, truyện ngắn, truyện vừa, bút kí, tuỳ bút. - Thời kì hồi sinh của hàng loạt các nhà thơ trước cách mạng tháng Tám: X.Diệu, H.Cận, C.L.Viên, T.Hanh, … - Văn xuôi phát triển mạnh với hàng loạt những cây bút thuộc các thế hệ khác nhau: N.Tuân, T.Hoài, N.H.Tưởng, K.Lân, B.Hiển, N.T.Long, N.T.Phương, N.Ngọc, N.Khải, L.Khâm, N.Kiên, Đ. Vũ, V.T.Thường, B. Đ. Ái,… c. Cao trào văn nghệ phục vụ cuộc kháng chiến chống Mĩ 1965 – 1975 làm Xuất hiện hàng loạt nhà thơ, nhà văn trẻ: -Thơ: phục vụ k/c chống Mỹ với thế hệ nhà thơ trẻ, đem đến những đổi mới lớn về ND và NT - Văn xuôi: có nhiều tên tuổi đáng chú ý: Thu Bồn, L.A.Xuân, B.M.Quốc, P.T.Duật, X.Quỳnh, N.K. GV. Kha Chí Công Trang 4 Trường THPT U Minh Thượng Giáo án Ngữ văn 12 - NC  Các tác phẩm bình văn, phân tích phong cách nghệ thuật nhà văn: Hoài Thanh, Lê Đình Kị, Xuân Diệu… VHVN 1945 – 1975 có những hạn chế gì? Vì sao?Nêu những hạn chế đó của VH giai đoạn này? VD: Nói nhiều thuận lợi hơn là khó khăn, nhiều chiến thắng hơn thất bại, nhiều thành tích hơn tổn thất, nhiều niềm vui hơn nỗi buồn, nhiều hi sinh hơn hưởng thụ,… Con người giản đơn, sơ lược do cái nhìn, nhận thức ấu trĩ: người anh hùng không có tâm lí phức tạp, con người chỉ có tính giai cấp, không thể có tính nhân loại phổ biến. G/v hướng dẫn cho h/s nắm được những nét chính của bộ phận VH này. Đại thắng mùa xuân 1975 có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước và văn Điềm, L.Q.Vũ, N.Mỹ, N.Duy, T.Thảo, B.Việt, V.Q.Phương, N. Đ.Mậu, P.T.T.Nhàn, L.T.M.Dạ, T. Đ.Khoa, H.Thỉnh,Hoàng Hưng, Ý Nhi… d. Từ 1960, xuất hiện các bộ tiểu thuyết nhiều tập có giá trị: - Vỡ bờ (N.Đ.Thi), Cửa biển (N.Hồng), Những người thợ mỏ (Võ .Huy Tâm), Bão biển (Chu Văn), Vùng trời (Hữu .Mai),…Nhìn chung tiểu thuyết đã dựng lên được những bức tranh hoành tráng về lịch sử cách mạng VN, song chất lượng chưa cao. - Kịch nói giai đoạn 1945 – 1975 ngày càng phát triển mạnh, nhưng nhìn chung chất lượng nghệ thuật còn hạn chế. e. Lí luận phê bình: phát triển mạnh vào khoảng năm 1960 trở đi. Lí luận chủ yếu làm nhiệm vụ biểu dương, bảo về VH cách mạng, phê phán các biểu hiện bị coi là lệch lạc. Nhìn chung chất lượng cũng chưa cao. 4. Một số hạn chế: - Một số tác phẩm nội dung còn đơn giản, xuôi chiều, phiến diện, công thức - Cá tính, Phong cách riêng của nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ, chỉ chú ý nhiều đến nội dung tưởng tuyên truyền kịp thời mà phẩm chất nghệ thuật bị hạ thấp. - Lý luận, phê bình chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn chính trị→ Nặng về phê bình quan điểm, tưởng, ít coi trọng những khám phá nghệ thuật 5/ Sơ lược về vùng VH tạm chiếm - Phong trào đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp theo khuynh hướng dân chủ, dân tộc là cơ sở để hình thành và phân hoá các xu hướng VH khác nhau (Xu hướng tiêu cực, đồi truỵ; xu hướng tích cực, tiến bộ, yêu nước và cách mạng) - Xu hướng VH cách mạng tuy bị đàn áp nhưng vẫn tồn tại. Hình thức thể loại thường gọn nhẹ: thơ, truyện ngắn, phóng sự, bút ký. Nội dung tưởng là phủ định chế độ bất công, lên án bọn bán nước và cứu nước, thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc,… - Các tác giả tiêu biểu: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Đông Trình, Vũ Bằng, Lý Chánh Trung, Lý Văn Sâm, Viễn Phương, Lê Vĩnh Hoà, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Sơn Nam, Võ Hồng,… B. VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX: * Hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa: - Cuộc kháng chiến chống Mĩ toàn thắng, đất nước GV. Kha Chí Công Trang 5 Trường THPT U Minh Thượng Giáo án Ngữ văn 12 - NC học Việt Nam? Trong những năm cuối thập kỉ 70 những năm 80 đất nước ta đã gặp những khó khăn to lớn như thế nào? Cách khắc phục khó khăn của Đảng và nhà nước ta ? Trong hoàn cảnh như vậy,VH đã có những chuyển biến như thế nào? - Kịch Lưu Quang Vũ: Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba da hàng thịt… - tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn: Cù Lao Chàm, Đứng trước biển Ý thức về quan niệm nghệ thuật được biểu hiện như thế nào?  - Ý thức về quan niệm hiện thực: hiện thực không phải là cái gì đơn giản, xuôi chiều. - Quan niệm về con người: con người là một sinh thể phong phú phức tạp, nhiều bí ẩn. - Nhà văn phải nhập cuộc bằng tưởng, tìm tòi sáng tạo không chỉ dựa trên kinh nghiệm cộng đồng mà còn trên kinh nghiệm bản thân mình nữa. Nhà văn không phải là người biết hết, đứng cao thống nhất. Lịch sử sang trang mới: đất nước độc lập, thống nhất, hòa bình, xây dựng CNXH. - Đất nước gặp những khó khăn mới: Hai cuộc chiến tranh mới ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (1978 – 1979). - Hậu quả của hơn 30 năm chiến tranh: kinh tế lạm phát, đời sống nhân dân rất khó khăn, cơ chế bao cấp không còn tác dụng… - Đảng và nhà nước ta tiến hành đổi mới toàn diện ( Nghị quyết đại hội Đảng VI – 1986) - Văn học cũng phải đổi mới toàn diện phù hợp với nguyện vọng của nhà văn, người đọc và hợp với quy luật phát triển khách quan của nền VH. I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN ĐẦU TIÊN CỦA NỀN VĂN HỌC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI : - Mười năm sau giải phóng (1975 -1986): VH vận động theo quán tính trước đó, tạo nên sự lệch pha giữa người cầm bút và công chúng, nhưng cũng có những biến đổi bước đầu: + Đề tài được nới rộng. Đặc biệt là đi vào những mặt tiêu cực trong xã hội (Kịch Lưu Quang Vũ, tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn) + Nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề của chiến tranh (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh) + Đề cập đến những bi kịch cá nhân và xã hội thời quan liêu, bao cấp (Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Thời xa vắng của Lê Lựu, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng…) - Sau ĐH Đảng lần VI, 1986: Cột mốc thay đổi lớn trong VH. Cụ thể: + Những cây bút chống tiêu cực ngày càng sôi nổi, tiên phong là thể phóng sự - điều tra: Cái đêm hôm ấy đêm gì? (P.G.Lộc), Câu chuyện ông vua Lốp (Nhật Minh), Lời khai của bị can (T.Huy Quang), Người đàn bà quỳ (Trần Khắc),… - Cuối những năm 80, những năm 90 là thời kì đổi mới thực sự mạnh mẽ, sâu rộng về tưởng thẩm mỹ, hệ thống thể loại, thi pháp và phong cách nghệ thuật. II. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA VĂN HỌC GIAI ĐOẠN TỪ 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX : 1/ Đổi mới về ý thức nghệ thuật: - Nhà văn nhận thức được sự phức tạp của cuộc sống và con người để tim hiểu và khám phá. - Ý thức cá nhân người cầm bút được đề cao đồi hổi nhà văn phải tìm tòi, sáng tạo theo bút pháp, phong cách riêng. GV. Kha Chí Công Trang 6 Trường THPT U Minh Thượng Giáo án Ngữ văn 12 - NC hơn độc giả mà phải bình đẳng để đối thoại với công chúng. - Độc giả không phải là đối tượng để thuyết giáo mà là để giao lưu, đối thoại với nhà văn. Phân tích những thành tựu ở các thể loại VH từ 1975 đến hết TK XX?  Thời gian đầu các thể phóng sự, kịch bản sân khấu phát triển mạnh do nhu cầu bức xúc chống tiêu cực. Về sau, nghệ thuật được kết tinh hơn ở truyện ngắn và tiểu thuyết với sự xuất hiện ở nhiều tác phẩm  + Chiến tranh cách mạng: Hoài Giao, Đào Hồng Cẩm, Tất Đạt… + Lịch sử: là thế mạnh của sân khấu. Tiêu biểu là Nguyễn Đình Thi với Rừng trúc (1978), Nguyễn Trãi ở Đông - Độc giả là người bạn để nhà văn giao lưu, đối thoại bình đẳng. 2/ Những thành tựu ở các thể loại: - Văn xuôi: nhạy cảm với những vấn đề của đời sống, đổi mới cách viết về chiến tranh và phản ánh hiện thực. + Nguyễn Minh Châu với Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Bến quê, Bức tranh,… + Nguyễn Khải với Truyện ngắn và tạp văn, Chút phận của đời, Hà Nội trong mắt tôi… + Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu, Không có vua, Như những ngọn gió,… + Ma Văn Kháng với Đám cưới không có giấy giá thú, Heo may gió lộng… + Lê Minh Khuê với Bi kịch nhỏ + Nguyễn Khắc Tường với Mảnh đất lắm người nhiều ma + Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh + Dương Hướng với Bến không chồng + Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng + Nguyễn Trí Huân với Chim én bay . Nhiều truyện ngắn và dài được dư luận chú ý của Xuân Thiều, Hữu Mai, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ . - Thơ ca: xuất hiện nhiều bản trường ca, nhiều tập thơ lớn + Ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975: Phong trào viết trường ca ở các nhà thơ quân đội: Thanh Thảo: Những người đi tới biển, Những ngọn sóng mặt trời. Hữu Thỉnh: Đường tới thành phố. + Thế hệ các nhà văn trước cách mạng: Chế Lan Viên với tập Di cảo thơ. + Những cây bút thế hệ chống Mỹ tiếp tục viết đều: Thanh Thảo, Ý Nhi, Nguyễn Duy, Thu Bồn, Xuân Quỳnh… + Lớp nhà thơ sau năm 1975 rất đông đảo: Lê Thị Kim, Lê Thị Mây, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Quang Thiều, Trương Nam Hương, Phùng Khắc Bắc… - Sân khấu: khai thác các đề tài chiến tranh, lịch sử, xã hội. GV. Kha Chí Công Trang 7 Trường THPT U Minh Thượng Giáo án Ngữ văn 12 - NC quan (1979). + Xã hội: Lưu Quang Vũ với hàng loạt những tác phẩm gây xôn xao dư luận với Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Tôi và chúng ta… + Chèo: Bộ ba bài ca giữ nước của Tào Mạt (1986).  Lý luận, phê bình văn học: Đổi mới chậm hơn. Khoảng cuối những năm 80 của thế kỉ có nhiều cuộc tranh luận khá sôi nổi xung quanh vấn đề giữa VH với chính trị, VH với hiện thực, về chủ nghĩa hiện thực XHCN, xung quanh việc đánh giá lại một số tác phẩm giai đoạn trước có tưởng và cách viết mới. - Tiêu chí đánh giá thay đổi: Coi trọng giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân bản, chức năng thẩm mỹ của VH. - Đánh giá cao vai trò sáng tạo và tính tích cực trong tiếp nhận VH. - Một số phương pháp khoa học được vận dụng với những khái niệm công cụ mới. - Nhiều trường phái lí luận VH phương Tây đã được dịch và giớ thiệu. - Lối phê bình xã hội học dung tục mất hẳn. So sánh để thấy được sự khác nhau giữa văn học từ 1745 đến 1975 và văn học từ 1975 đến hết TK XX?  Cảm hứng thế sự tăng, sử thi giảm ; quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những quy luật phức tạp của đời thường. - Lý luận, phê bình văn học: + chú ý nhiều đến giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân bản, chức năng thẩm mỹ của VH. + Nghiên cứu VH có nhiều diều kiện phát triển mạnh mẽ bằng sự ra đời của nhiều công trình khảo cứu dày dặn có giá trị. 3/ Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật: a. Nội dung: Đổi mới trong quan niệm về con người. Con người được nhìn nhận ở quan hệ cá nhân, đời thường, ở nhu cầu bản năng, tự nhiên và đời sống tâm linh So sánh: Trước 1975 : - Con người lịch sử. - Nhấn mạnh ở tính giai cấp. - Chỉ được khắc hoạ ở phẩm chất tinh thần. - Được mô tả ở đời sống ý thức Sau 1975 - Con người cá nhân trong quan hệ đời thường. (Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng, Thời xa vắng- Lê Lựu, Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp .) - Nhấn Mạnh ở tính nhân loại. (Cha và con và .- Nguyễn Khải, Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh .) - Còn được khắc hoạ ở phương diện tự nhiên, bản năng . - Con được thể hiện ở đời sống tâm linh. (Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Tường, Thanh minh trời trong GV. Kha Chí Công Trang 8 Trường THPT U Minh Thượng Giáo án Ngữ văn 12 - NC  Bút pháp hướng nội được phát huy, không giân dời được chú ý, thời gian tâm lí ngày càng được mở rộng .  Cho biết một số hạn chế.  Chịu tác động của 2 mặt tích cực và tiêu cực của nền nền kinh tế thị trường, của các loại hình nghệ thuật truyền thống và hiện đại (Tivi, internet…) đến văn học. Thương mại hóa, một số hiện tượng đạo văn… sáng của Ma Văn Kháng .) b. Nghệ thuật: khai thác sâu nội tâm, bút pháp hướng nội, không gian đời tư, thời gian tâm lý được chú ý, phát huy, phương thức trần thuật đa dạng, giọng điệu phong phú, ngôn ngữ văn học gắn với hiện thực đời thường 4/ Một số hạn chế: Văn học còn bị tác động bởi nền nền kinh tế thị trường biến sáng tác văn học thành hàng hoá thiếu tính lành mạnh 5/ Vài nét về VHVN ở nước ngoài: Đó là những sáng tác của Việt Kiều ở Mỹ, Pháp, Úc, Đức, Nga, . đủ thể loại, phong phú về đề tài song chưa thật xuất sắc. 4. Củng cố: - Phân tích, đánh giá các đặc điểm cơ bản, thành tựu và những hạn chế của VH giai đoạn 1945- 1975. - Sự chuyển biến cũng như thành tựu bước đầu của VH 1975 - hết TK XX. 5. Dặn dò: * Học bài cũ. HS cần nắm được hai khái niệm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đẻ ứng dụng phân tích vào hai bài thơ Lặng lẽ Sa Pa và Chiếc lược ngà. Gợi ý: Dựa vào các đặc điểm: Đề tài và chủ đề: Quan niệm con người qua hình thượng nhân vật trung tâm, lời văn, cách kể, giọng điệu, tâm lí nhân vật và cách thể hiện tâm lí nhân vật… * Soạn bài mới: Về nhà soạn trước bài “Nghị luận xã hội và nghị luận văn học” 6. Rút kinh nghiệm: Phụ Lục: DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM LÊ ANH XUÂN Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt nhưng anh gượng đứng lên tỳ súng trên xác trực thăng và anh chết trong khi đang đứng bắn máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng Chợt thấy anh giặc hốt hoảng xin hàng có thằng sụp xuống chân anh tránh đạn bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công Anh tên gì hỡi anh yêu quý anh vẫn đứng lặng yên như bức thành đồng như đôi dép dưới chân anh giẫm lên bao xác Mỹ mà vẫn một màu bình dị sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ anh là chiến sĩ Giải phóng quân Tên anh đã thành tên đất nước ơi anh Giải phóng quân từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhứt tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân GV. Kha Chí Công Trang 9 Trường THPT U Minh Thượng Giáo án Ngữ văn 12 - NC (3-1968) Khoảng trời – hố bom Lâm Thị Mỹ Dạ Chuyện kể rằng: Em, cô gái mở đường Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Ðánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom . Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mồ, nắng ngời bao sắc đá, Tình yêu thương bồi đắp cao lên . Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ Ðất nước mình nhân hậu Có nước trời xoa dịu vết thương đau. Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Ðêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng Những vì sao ngời chói, lung linh. Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong Ðã hóa thành những làn mây trắng ? Và ban ngày khoảng trời ngập nắng Ði qua khoảng trời em - Vầng dương thao thức Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực Soi cho tôi Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài ? Tên con đường là tên em gửi lại Cái chết em xanh khoảng trời con gái Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em Gương mặt em, bạn bè tôi không biết Nên mỗi người có gương mặt em riêng. (10/ 1972) Cuộc chia li màu đỏ Tác giả: Nguyễn Mỹ Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng Trưa một ngày sắp ngả sang đông Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ. Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chồng của cô sắp sửa đi xa Cùng đi với nhiều đồng chí nữa Chiếc áo đỏ rực như than lửa Cháy không nguôi trước cảnh chia ly Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy Không che được nước mắt cô đã chảy Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi Và rạng đông đang hừng trên nét mặt Một rạng đông với màu hồng ngọc Cây si xanh gọi họ đến ngồi Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai… Ngày mai sẽ là ngày sum họp Đã toả sáng những tâm hồn cao đẹp! Nắng vẫn còn ngời trên những lá si Và người chồng ấy đã ra đi… Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ Gió nói, tôi nghe những tiếng thì thào “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau…” Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy Cái màu đỏ như màu đỏ ấy Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp Một làng xa giữa đêm gió rét… Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi Như không hề có cuộc chia ly… 9/ 1964 NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM (Tap Gió lộng) (Tặng chị Lý anh dũng) Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng ? Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh Trên mình em đau đớn cả thân cành Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng! Ôi trái tim em trái tim vĩ đại Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người! Từ cõi chết, em trở về, chói lọi Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi Em trở về, người con gái quang vinh Cả nước ôm em, khúc ruột của mình. Em đã sống, bởi vì em đã thắng Cả Nước bên em, quanh giường nệm trắng Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa… Cả nước cho em, cho em tất cả Máu tiếp máu, cho lại hồng đôi má Cho mái tóc em xanh lại ngày xuân Cho thịt da em lại nở trắng ngần Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ Em sẽ đi, trên đường ấy thênh thang Như những ngày xưa, rực rỡ sao vàng! Ôi đôi mắt của em nhìn, rất đẹp Hãy sáng mãi niềm tin tươi ánh thép Như quê em Gò Nổi, Kỳ Lam Hỡi em, người con gái Việt Nam! (7-12-1958 GV. Kha Chí Công Trang 10 . Ngữ văn 12 - NC Tuần:1 Ngày Soạn: 29/07/09 Tiết:1, 2 &3 Ngày dạy: /08/09 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX I đường văn học từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. VHVN 1945 – hết TK XX phát triển qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1945 – 1975 và giai đoạn từ năm

Ngày đăng: 13/09/2013, 20:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan