1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương

124 186 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính được kết hợp với nghiên cứu định lượng, luận văn đã xác định được và đo lường mức độ tác động

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN ĐẠT

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI

BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS HUỲNH ĐỨC LỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019

Trang 3

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các số liệu trong luận văn là trung thực Những kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TPHCM, ngày tháng năm

Tác giả

Trần Văn Đạt

MỤC LỤC

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

PHẦN TÓM TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa nghiên cứu 3

7 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 5

1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước 5

1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 9

1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu 14

1.4 Xác định khe hổng nghiên cứu 15

1.5 Định hướng nghiên cứu 15

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 17

2.1 Tổng quan về NHTM 17

Trang 5

2.1.2 Vai trò ngân hàng thương mại 17

2.1.3 Phân loại ngân hàng thương mại 17

2.2 Tổng quan về hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM 18 2.2.1 Định nghĩa về KSNB 18

2.2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ 19

2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ 19

2.2.2.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB 20

2.2.3 Hệ thống KSNB theo BASEL 23

2.2.3.1 Lý do hình thành hệ thống KSNB theo BASEL 23

2.2.3.2 Các nguyên tắc đánh giá hệ thống KSNB 24

2.2.4 Sự khác biệt của hệ thống KSNB theo COSO và BASEL 26

2.2.5 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 27

2.3 Các lý thuyết nền liên quan đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM 28

2.3.1 Lý thuyết ủy nhiệm 28

2.3.2 Lý thuyết lập quy 28

2.3.3 Lý thuyết thể chế 29

2.3.4 Lý thuyết ngẫu nhiên 30

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM 31

2.4.1 Môi trường kiểm soát 31

2.4.2 Đánh giá rủi ro 31

2.4.3 Hoạt động kiểm soát 32

2.4.4 Thông tin và truyền thông 32

Trang 6

2.4.6 Tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ 33

2.5 Mô hình nghiên cứu 34

2.5.1 Mô hình nghiên cứu 34

2.5.2 Các giả thuyết nghiên cứu 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 38

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

3.1 Quy trình nghiên cứu 39

3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 41

3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 41

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính 44

3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng 44

3.3.1 Thiết kế thang đo 44

3.3.1.1 Thang đo môi trường kiểm soát 45

3.3.1.2 Thang đo đánh giá rủi ro 46

3.3.1.3 Thang đo hoạt động kiểm soát 46

3.3.1.4 Thang đo thông tin và truyền thông 46

3.3.1.5 Thang đo giám sát 47

3.3.1.6 Thang đo tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ 47

3.3.1.7 Thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 47

3.3.2 Xác định kích thước mẫu 47

3.3.3 Phương pháp chọn mẫu và đối tượng khảo sát 48

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 48

Trang 7

3.4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo 49

3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 49

3.4.3.1 Kiểm định tính thích hợp của EFA (Kiểm định KMO) 50

3.4.3.2 Kiểm định tính tương quan giữa các biến (Kiểm định Barllet) 50

3.4.3.3 Kiểm định phương sai trích 50

3.4.3.4 Đặt tên lại cho các biến 50

3.4.4 Phân tích hồi quy đa biến 51

3.4.4.1 Kiểm định hệ số hồi quy 51

3.4.4.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 51

3.4.4.3 Kiểm định phương sai phần dư không đổi 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 52

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 53

4.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương 53

4.2 Kết quả thống kê về mẫu nghiên cứu 54

4.3 Kết quả thống kê về tần số thang đo 56

4.4 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo 63

4.5 Kết quả phân tích nhân tố khám phá 65

4.5.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập 65

4.5.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc 69

4.6 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 71

4.7 Bàn luận và so sánh kết quả với các công trình nghiên cứu khoa học trước 74

4.7.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu 74

Trang 8

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 77

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78

5.1 Kết luận 78

5.2 Khuyến nghị 79

5.2.1 Hoạt động kiểm soát 79

5.2.2 Thông tin và truyền thông 80

5.2.3 Tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ 81

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 84

KẾT LUẬN CHUNG 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

có liên quan

Commission (Ủy ban của các tổ chức tài trợ cho Ủy ban Treadway)

Trang 9

FEI : Hiệp hội các nhà quản trị tài chính

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 37

Bảng 2.2: Các giả thuyết nghiên cứu 39

Bảng 4.1: Bảng thống kê mẫu nghiên cứu 54

Bảng 4.2: Thống kê về tần số thang đo môi trường kiểm soát 57

Bảng 4.3: Thống kê về tần số thang đo đánh giá rủi ro 58

Bảng 4.4: Thống kê về tần số thang đo hoạt động kiểm soát 59

Bảng 4.5: Thống kê về tần số thang đo thông tin và truyền thông 60

Bảng 4.6: Thống kê về tần số thang đo giám sát 61

Bảng 4.7: Thống kê về tần số thang đo tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ 62

Bảng 4.8: Thống kê về tần số thang đo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 63

Trang 10

Bảng 4.10: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến độc lập 65

Bảng 4.11: Phương sai trích cho biến độc lập 66

Bảng 4.12: Ma trận xoay 67

Bảng 4.13: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc 69

Bảng 4.14: Phương sai trích cho biến phụ thuộc 70

Bảng 4.15: Bảng kết quả hồi quy 71

Bảng 4.16: Kiểm tra độ giải thích của mô hình 72

Bảng 4.17: Bảng phân tích ANOVA 72

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman 73

Bảng 4.19: Tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương 76

Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương 79

Trang 11

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Tuấn Vũ 08

Hình 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thị Hồng Vi 09

Hình 1.3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Angella & Eno L Inanga 11

Hình 1.4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của Sultana R and Haque M E 13

Hình 1.5: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của C T Gamage, Lock, AAJ Fernando 14

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 34

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 40

Hình 4.1: Tỷ lệ giới tính 55

Hình 4.2: Tỷ lệ chức vụ 55

Hình 4.3: Tỷ lệ thâm niên công tác 56

Trang 12

TÓM TẮT

Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của công tác quản trị, bảo đảm cho việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro Tuy nhiên, tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại nói chung và đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn chưa được coi trọng và hậu quả là nhiều ngân hàng đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động, gian lận, hàng loạt các sai phạm trong hoạt động ngân hàng ảnh hưởng đến uy tín và tài sản ngân hàng gây thất thoát, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng Từ đó, việc thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là rất cần thiết

Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp nghiên cứu định tính được kết hợp với nghiên cứu định lượng, luận văn đã xác định được và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố là hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, tổ chức của

bộ phận kiểm toán nội bộ ảnh hưởng thuận chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương Mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương lần lượt là hoạt động kiểm soát với β = 0.303, thông tin và truyền thông với β = 0.265, tổ chức của bộ phận kiểm toán nội bộ với β =

Trang 13

thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Mặc dù đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu đề ra, tuy nhiên luận văn vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định liên quan đến kích thước mẫu nghiên cứu, cũng như việc xác định các nhân tố trong mô hình nghiên cứu Các nghiên cứu sau này có thể khắc phục những hạn chế này nhằm tăng tính tổng quát cho đề tài

ABSTRACT

Improving the effectiveness of the internal control system will contribute to enhancing the effectiveness of governance, ensuring prevention, detection and timely handling of risks However, the effectiveness of the internal control system at commercial banks in general and in particular in Binh Duong province has not been respected and as a result many banks have suffered losses small due to operational risks, fraud, a series of mistakes in banking operations affecting the prestige and bank assets causing losses and trillions of VND Since then, the implementation of the study

“Factors affecting the effectiveness of the internal control system at commercial banks

in Binh Duong province” is essential

By using mixed research methods, in which qualitative research methods are combined with quantitative research, the thesis has identified and measured the impact

of factors on the effectiveness of Internal control system at commercial banks in Binh Duong province The research results show that there are 3 factors that control, information and communication, organization of the internal audit department positively affect the effectiveness of the internal control system at banks trade in Binh Duong province The impact of factors on the effectiveness of the internal control system at commercial banks in Binh Duong province is in turn controlling with β = 0.303, information and communication with β = 0.265, organization of internal audit department with β = 0.229 From the research results, the thesis proposes a number of recommendations related to each factor to improve the effectiveness of the internal control system at commercial banks in Binh Duong province

Trang 14

factors in the research model Later research can overcome these limitations to increase the generalization of the topic

Trang 15

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

cấp một sự đảm bảo hợp lý giúp nhà quản lý và hội đồng quản trị đạt được những mục tiêu của tổ chức gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ

Nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của công tác quản trị, bảo đảm cho việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro Mặt khác, ngày nay với việc xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng, tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn giữa các ngân hàng với nhau, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí của các ngân hàng là một đòi hỏi tất yếu, điều này đồng nghĩa với việc hệ thống KSNB càng phải được hoàn thiện hơn nữa

Hiện nay, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang tiếp tục

hỗ trợ vốn cho nền kinh tế với lãi suất cơ bản ổn định Bởi lẽ các chính sách điều hành nền kinh tế ở cấp vĩ mô của Nhà nuớc tiếp tục phát huy tác dụng, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng được đảm bảo (https://www.binhduong.gov.vn) Mặt khác, hệ thống doanh nghiệp Việt Nam cũng đúc kết được những kinh nghiệm cần thiết trong quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh khi sử dụng kênh vốn từ ngân hàng, nên luôn đảm bảo

an toàn vốn và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh

Tuy nhiên hiện nay, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM nói chung và đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn chưa được coi trọng, đảm bảo và hậu quả là nhiều ngân hàng đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động, gian lận, hàng loạt các sai phạm trong hoạt động ngân hàng ảnh hưởng đến uy tín và tài sản ngân hàng gây thất thoát, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng (http://baobinhduong.vn)

Nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong công tác điều hành quản lý và nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu

Trang 16

“Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên

địa bàn tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của

hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Mục tiêu cụ thể: Căn cứ vào nhu cầu nghiên cứu, đề tài được thực hiện nhằm

hướng đến các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

+ Đề xuất những khuyến nghị để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

3 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi chính:

+ Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương?

+ Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào?

+ Câu hỏi 3: Những khuyến nghị nào được đề xuất để nâng cao tính hữu hiệu của

hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương?

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là các nhân

tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trang 17

5 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu: phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và định lượng

Phương pháp định lượng:

Sau khi xác định các nhân tố và thang đo các nhân tố từ nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành khảo sát trong thực tế bằng cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

Tác giả sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) và công cụ phân tích SPSS 20.0 để đánh giá độ tin cậy thang đo các nhân tố bằng hệ số Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

6 Ý nghĩa nghiên cứu

Ý nghĩa về mặt học thuật:

Trang 18

Kết quả nghiên cứu góp phần xác định các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đồng thời tiến hành

đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương Từ đó đưa ra những khuyến nghị

để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Ý nghĩa về mặt thực tiễn:

Các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể áp dụng các khuyến nghị được trình bày trong luận văn, đồng thời đưa ra các chính sách phù hợp nhằm tăng cường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

Kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng như tài liệu, căn cứ để các nhà quản lý ngân hàng, các cơ quan ban ngành đưa ra các cơ chế quản lý đảm bảo các mục tiêu như mục tiêu hiệu quả hoạt động, tuân thủ pháp luật, mục tiêu báo cáo tài

chính trung thực, hợp lý,

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 5 chương sau:

Trang 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo các tài liệu khác nhau về đề tài nghiên cứu Tác giả nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc xác định và

đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nói chung và trong các NHTM nói riêng, hay các công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của

hệ thống KSNB tại các NHTM Tác giả xin nêu ra một số công trình tiêu biểu:

Các nghiên cứu liên quan đến việc xác định và đo lường tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM:

Quách Nữ Trường Giang (2012) “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại ngân hàng

TMCP Quân đội nhằm đối phó với rủi ro hoạt động” Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý

thuyết về hệ thống KSNB, và các rủi ro trong hoạt động của NHTM Dựa trên khung

cơ sở lý thuyết đã xây dựng, nghiên cứu tiến hành khảo sát nhằm mô tả và phân tích thực trạng hệ thống KSNB nhằm đối phó với rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP Quân đội, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hệ thống từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm đối phó với rủi ro hoạt động sao cho phù hợp với ngân hàng này Theo nghiên cứu của tác giả này thì sự hạn chế của hệ thống KSNB thể hiện ở những điểm như nhà lãnh đạo chưa ý thức hết tầm quan trọng của việc nhận dạng sự kiện rủi ro tiềm tàng, chưa xây dựng được các chương trình đào tạo cho nhân viên một cách phù hợp, thông tin và truyền thông chưa hiệu quả,…

Lê Thị Mỹ Trang (2013) “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB tại

ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long” Nghiên

cứu cho thấy hoạt động KSNB tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long còn một số điểm hạn chế có thể kể đến như: hạn chế trong quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng, cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin chưa tương thích, chưa xây dựng được đầy đủ và hiệu quả các kênh thông tin bên trong

Trang 20

và bên ngoài ngân hàng, bộ phận kiểm toán nội bộ chưa làm tốt chức năng của mình… đồng thời tác giả này cũng chỉ ra, sở dĩ để tồn tại những hạn chế vừa nêu chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân như: các nhà quản lý thiếu kiến thức về lượng hóa rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng như các kiến thức liên quan đến KSNB, ngân hàng đã thực hiện mở rộng mạng lưới chi nhánh quá nhanh mà chưa kịp đào tạo, bố trí đội ngũ nhân viên quản lý cho phù hợp; truyền thông không hiệu quả nên sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận rất kém, các nghiệp vụ quan trọng chưa được xây dựng quy trình thực hiện một cách đầy đủ, bao quát,…

Trần Dũng Khôi Nguyên (2013) “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại NHTM cổ

phần Sài Gòn Thương Tín” Nghiên cứu góp phần trình bày cơ sở lý thuyết và các

nguyên tắc đánh giá hệ thống KSNB trong ngân hàng được ban hành bởi ủy ban Basel Tiếp đó nghiên cứu góp phần đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại ngân hàng này Kết quả nghiên cứu cho thấy những hạn chế của ngân hàng chủ yếu xuất phát từ những lý do như: Hội đồng quản trị chưa giám sát hoạt động của ngân hàng một cách sát sao; ban kiểm soát thiếu kiên quyết trong các chỉ đạo, không kịp thời phát hiện những vi phạm liên quan đến các khoản cho vay, các khoản đầu tư rủi ro cao; xây dựng và sử dụng chính sách kế toán mà nhà nước chưa thông qua…Từ đó cần thiết phải áp dụng các nguyên tắc Basel nhằm góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ngân hàng

Trần Thị Quanh (2014) “Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với hoạt động tín

dụng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Định” Luận văn góp phần hệ

thống cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung và vai trò của hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng Nghiên cứu này cũng chỉ ra những ưu điểm, cũng như hạn chế của

hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Định; căn cứ vào thực trạng này, tác giả đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng này

Trang 21

Kết quả nghiên cứu cho thấy còn nhiều hạn chế bởi những nguyên nhân như: một bộ phận nhân viên tín dụng yếu về năng lực và kém về phẩm chất đạo đức, không tuân thủ đúng và đủ quy trình cấp tín dụng, đặc biệt là trong công tác thu thập thông tin khách hàng, quá lạm dụng vào tài sản đảm bảo của khách hàng mà không xem xét kế hoạch kinh doanh, mục đích vay vốn của khách hàng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chưa cao,…

Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM:

Hồ Tuấn Vũ (2016) với nghiên cứu “The Research of Factors Affecting the

Effectiveness of Internal Control Systems in Commercial Banks-empirical Evidence

in Viet Nam” Tạm dịch “Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ

thống KSNB trong các NHTM - bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” Tác giả đã thực hiện nghiên cứu trên 37 NHTM Việt Nam, sử dụng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của

hệ thống KSNB trong các NHTM tại Việt Nam đó là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, thể chế chính trị và lợi ích nhóm Mặc dù kết quả nghiên cứu giải quyết được các mục tiêu đặt ra, tuy nhiên cũng còn tồn tại những hạn chế liên quan đến cơ sở lý thuyết sử dụng cho nghiên cứu (tác giả này giải thích nguyên nhân là do sự đa dạng của lý thuyết KSNB), mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả của hệ thống KSNB trong các NHTM chỉ phù hợp ở mức 70.9% như vậy còn 29.1% sự thay đổi là do các nhân tố khác quyết định chưa được đề cập trong nghiên cứu này, cùng với những hạn chế khác liên quan đến kích thước mẫu, không gian nghiên cứu…Cụ thể kết quả nghiên cứu được thể hiện trong mô hình sau:

Trang 22

Hình 1.1: Kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016)

Võ Thị Hồng Vi (2017) “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống

KSNB tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” Nghiên cứu được

thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu gồm: xác định và đo lường mức độ tác động các nhân tố đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó nghiên cứu định tính góp phần xác định các nhân tố ảnh hưởng và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm giải quyết mục tiêu đo lường mức

độ tác động của các nhân tố Tuy nhiên nghiên cứu này cũng tồn tại những hạn chế đó liên quan đến số lượng mẫu và chỉ thực thiện khảo sát với các NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nên tính tổng quát của đề tài chưa cao, có thể mở rộng tính tổng quát bằng cách không chỉ khảo sát NHTM, mà còn khảo sát ngân hàng nước ngoài, Kết quả nghiên cứu này được trình bày theo mô hình dưới đây:

Môi trường kiểm soát (  = 0.088)

Đánh giá rủi ro (  =0.377 )

Hoạt động kiểm soát (  = 0.322 )

Thông tin truyền thông (  =0.154)

Giám sát (  = 0.120)

Thể chế chính trị (  = 0.145)

Lợi ích nhóm (  = - 0.038)

Sự hữu hiệu của hệ thống KSNB (R2 hiệu chỉnh

= 70.9)

Trang 23

Hình 1.2: Kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Thị Hồng Vi (2017)

1.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu liên quan giữa kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ:

Faudziah Hanim Fadzil, Hasnah Haron, Muhamad Jantan, (2005) “Internal

auditing practices and internal control system” Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả

lời các câu hỏi nghiên cứu như: bộ phận kiểm toán nội bộ của các công ty Malaysia có tuân thủ các Tiêu chuẩn về Thực hành Chuyên nghiệp của Kiểm toán viên Nội bộ IIA (2000) hay không; bộ phận kiểm toán nội bộ tuân thủ SPPIA có ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống KSNB của công ty hay không Phương pháp nghiên cứu phân tích

mô tả và suy luận Kết quả cho thấy bộ phận kiểm toán nội bộ tuân thủ SPPIA có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng của hệ thống KSNB của công ty Cụ thể các tác giả đã giải thích rằng các đặc tính liên quan đến quản lý bộ phận kiểm toán nội bộ (như: trình

độ chuyên môn, tính khách quan trong các đánh giá) ảnh hưởng đáng kể đến thành

phần giám sát của hệ thống KSNB Phạm vi công việc và hiệu suất của công việc kiểm

Môi trường kiểm soát (  =0.437)

Đánh giá rủi ro (  =0.249)

Hoạt động kiểm soát (  =0.318)

Thông tin và truyền thông

(  =0.371)

Giám sát (  =0.291)

Thể chế chính trị (  =0.269)

Sự hữu hiệu của HTKSNB tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (R 2 hiệu chỉnh

= 0.864)

Trang 24

toán ảnh hưởng đáng kể đến khía cạnh thông tin và truyền thông của hệ thống KSNB Hiệu suất công việc, trình độ chuyên môn và tính khách quan của kiểm toán nội bộ ảnh hưởng đáng kể đến khía cạnh môi trường kiểm soát của hệ thống KSNB Hiệu suất công việc, chương trình kiểm toán và báo cáo kiểm toán ảnh hưởng đáng kể đến khía cạnh đánh giá rủi ro của hệ thống KSNB Cuối cùng, hiệu suất của công việc kiểm toán

và báo cáo kiểm toán ảnh hưởng đáng kể đến khía cạnh hoạt động kiểm soát của hệ thống KSNB

Karagiorgos, T., Drogalas, G and Dimou, A (2008) “Effectiveness of internal

control system in the Greek Bank Sector” Nghiên cứu này được thực hiện trong bối

cảnh toàn cầu hóa của nền kinh tế, tiến bộ công nghệ, phức tạp của kinh doanh và sự gia tăng trong gian lận báo cáo tài chính, từ đó đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, học giả trong thực hiện các nghiên cứu về KSNB và kiểm toán nội bộ nhằm kiểm soát gian lận BCTC Thêm nữa, trong khoảng thời gian nghiên cứu, thị trường vốn đã chứng kiến nhiều công cụ tài chính mới và nhiều ngân hàng mới ra đời, làm cho các giao dịch và hoạt động trở nên phức tạp hơn Trong bối cảnh đó, kiểm toán nội bộ phải được thực hiện trên cơ sở pháp luật và các quy định, các chính sách và nghị định của nhà nước cũng như các quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động của các ngân hàng Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống KSNB trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh cho các tổ chức tín dụng Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tất cả các thành phần của KSNB là rất quan trọng và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh,mang lại thành công cho các ngân hàng Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng với dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát gửi đến 450 nhân viên ngân hàng, kết quả thu về 100 bảng trả lời hợp lệ (tương ứng tỷ lệ 22%), đồng thời n =100 là kích thước mẫu nghiên cứu chính thức của nghiên cứu này

Trang 25

Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng:

Angella Amudo & Eno L Inanga (2009) đã thực hiện một nghiên cứu dựa trên mẫu nghiên cứu gồm các nước thành viên khu vực (RMC) tập trung vào Uganda ở Đông Phi của Tập đoàn Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AFDB) thực hiện Kết quả cho thấy tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các đơn vị này còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những yếu kém các thành phần thuộc hệ thống KSNB Nghiên cứu xác định các thành phần của hệ thống KSNB như các biến độc lập (bổ sung thêm biến công nghệ thông tin theo COBIT, tính hữu hiệu của KSNB là biến phụ thuộc, quyền hạn và mối quan hệ làm việc như là biến kiểm soát Theo tác giả này, sự hiện diện và hoạt động đầy đủ, hữu hiệu của tất cả các thành phần của các biến độc lập đảm bảo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Mô hình nghiên cứu của nghiên cứu này được thể hiện như sau:

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu của Angella & Eno L Inanga (2009)

Charles, E.I (2011) với nghiên cứu “Evaluation of internal control system of

banks in Nigeria” Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá tính hữu hiệu của hệ

thống KSNB tại các ngân hàng Nigeria, đồng thời nghiên cứu việc thiết lập KSNB hữu hiệu cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, độ tin cậy của BCTC và tuân thủ các luật

Môi trường kiểm soát

Đánh giá rủi ro

Hoạt động kiểm soát

Thông tin truyền thông

Giám sát

Công nghệ thông tin

Sự hữu hiệu của

hệ thống KSNB

Ủy quyền quyền

Mối quan hệ làm việc

Mục tiêu

Trang 26

và quy định hiện hành liên quan đến các ngân hàng Nigeria Nghiên cứu được thực hiện với 5 ngân hàng - Diamond Bank Plc, Ecobank Nigeria Plc, Ngân hàng đầu tiên của Nigeria Plc, Ngân hàng United for Africa Plc và Ngân hàng Quốc tế Zenith trong tổng số 24 ngân hàng hiện tại ở Nigeria Dữ liệu được thu thập thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi, quan sát và phỏng vấn cá nhân, sử dụng các công cụ thống kê như mô hình Tương quan Xếp hạng của Spearman, Tương quan Thời điểm Sản phẩm Pearson

và mô hình Chi-Square để thử nghiệm các giả thuyết Ngoài ra còn có việc sử dụng các

số liệu thống kê mô tả và tỷ lệ phần trăm Kết quả cho thấy tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng phụ thuộc vào 5 thành phần theo báo cáo COSO gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát Hệ thống KSNB hữu hiệu cũng giúp các ngân hàng đạt được mục tiêu hoạt động, báo cáo tài chính tin cậy và tuân thủ quy định, pháp luật

Sultana R and Haque M E (2011) với nghiên cứu “Evaluation of Internal

Control Structure: Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh” Cụ thể Sultana

và Haque thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá tính hữu hiệu của KSNB từ sáu ngân hàng niêm yết ở Bangladesh Kết quả nghiên cứu của Sultana, R và cộng sự (2011) đã khẳng định rằng việc đánh giá cấu trúc của hệ thống KSNB trong một công

ty là cần thiết để xác định tính hữu hiệu của hệ thống này, từ đó ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo thực hiện các mục tiêu của hệ thống này Biến phụ thuộc (tính hữu hiệu) chịu tác động của các nhân tố độc lập như môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, đồng thời cũng sử dụng ủy quyền

và mối quan hệ cộng tác là 2 biến kiểm soát Mô hình đạt được ý nghĩa cao hơn khi biến độc lập có liên quan đến từng mục tiêu kiểm soát của ngân hàng, cụ thể hoạt động tốt của các thành phần điều khiển (biến độc lập) xác minh tính hợp lý của mục tiêu điều khiển (biến phụ thuộc) Cụ thể mô hình nghiên cứu này được thể hiện như sau:

Trang 27

Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu của Sultana R and Haque M E (2011)

C T Gamage, Lock, AAJ Fernando (2014) với nghiên cứu “A proposed

reaserch framework: effectiveness of internal control system in state commercial banks in Sri Lanka” Nghiên cứu này với mục tiêu là đánh giá tính hữu hiệu của hệ

thống KSNB tại các NHTM Nhà nước Sri Lanka Để thực hiện mục tiêu chính trên nghiên cứu tiến hành giải quyết các mục tiêu cụ thể như: kiểm tra bản chất và cấu trúc của hệ thống KSNB trong các NHTM Nhà nước; xem xét mối quan hệ giữa các bộ phận và hiệu quả của hệ thống KSNB trong các NHTM Nhà nước; điều tra các loại gian lận, xác định các yếu tố góp phần vào sự gian lận, các chiến lược có thể thực hiện

để loại bỏ gian lận trong các NHTM Nhà nước Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần của hệ thống KSNB có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Tuy vậy

do hạn chế về thời gian và tài chính, nên nghiên cứu này chỉ tập trung vào hai NHTM nhà nước (mỗi ngân hàng 64 chi nhánh) nên tính tổng quát của đề tài chưa cao Cụ thể

mô hình nghiên cứu được các tác giả này xây dựng như sau:

Môi trường kiểm soát

Đánh giá rủi ro

Hoạt động kiểm soát

Thông tin truyền thông

Trang 28

Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu của C T Gamage, Lock, AAJ Fernando (2014) 1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu

Trên đây tác giả trình bày các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến

hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, có thể rút ra các kết luận như sau:

- Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá hệ thống KSNB theo 5 yếu tố cấu thành bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát

- Các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện theo hai hướng gồm: đánh giá thực trạng tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát tại đơn vị được khảo sát, sau đó đưa ra các giải pháp hoặc cũng có những nghiên cứu được thực hiện theo hướng xác định các nhân tố tác động, đo lường mức độ tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, từ

đó đề xuất các kiến nghị liên quan đến từng nhân tố nhằm cải thiện tính hữu hiệu của

Hoạt động kiểm soát

Thông tin và truyền thông

Trang 29

1.4 Xác định khe hổng nghiên cứu

Nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM được nhiều tác giả trong và ngoài nước lựa chọn nghiên cứu Các nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM vẫn chưa nhiều, các mô hình nghiên cứu nước ngoài thì lại chưa có bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng Thêm vào đó cũng chưa thấy có công trình nghiên cứu nào được thực hiện liên quan đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

1.5 Định hướng nghiên cứu

Dựa trên những công trình nghiên cứu trước, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu trong luận văn về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ngoài ra nghiên cứu cũng xem xét các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương Chính vì vậy, luận văn sẽ tập trung vào việc kiểm định

và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trang 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 này, tác giả trình bày các nội dung như các nghiên cứu nước ngoài, trong nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó có thể nhìn thấy bức tranh tổng quan về hướng nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu liên quan đến mảng đề tài này Qua đó tác giả đưa ra các nhận xét liên quan đến các nghiên cứu này, đồng thời đây cũng là căn cứ quan trọng giúp tác giả xác định được khe hổng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện nhằm hoàn thiện mảng đề tài này, từ đó khẳng định rằng đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là mới mẻ và cần thiết phải thực hiện nghiên cứu

Trang 31

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận (Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010)

2.1.2 Vai trò ngân hàng thương mại

NHTM có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển thị trường tài chính Trên thị trường tài chính, các ngân hàng tham gia với tư cách là người phát hành

và bán các cổ phiếu của mình hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp, của các ngân hàng khác và của nhà nước, tức là với tư cách của một nhà đầu tư bình thường trên thị trường Đồng thời và quan trọng hơn, các ngân hàng tham gia thị trường với chức năng môi giới ăn hoa hồng hoặc chức năng kinh doanh các chứng khoán

2.1.3 Phân loại ngân hàng thương mại

Dựa vào hình thức sở hữu:

NHTM Nhà nước: là NHTM do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức

hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước

NHTM cổ phần: được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có

các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo qui định của ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng liên doanh: được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên

nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các qui định liên quan của pháp luật

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nhà

nước, được ngân hàng nhà nước đảm bảo chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và

Trang 32

cam kết của chi nhánh tại Việt Nam Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền và nghĩa vụ do pháp luật Việt Nam qui định, hoạt động theo giấy phép mở chi nhánh và các qui định liên quan của pháp luật Việt Nam

Dựa vào chiến lược kinh doanh

Dựa theo tiêu thức chiến lược kinh doanh và mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, có thể chia NHTM thành:

Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối

tượng khách hàng công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân

Ngân hàng bán lẻ: là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối

tượng khách hàng cá nhân

Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng

dịch vụ cho đối tượng khách hàng là cả công ty và cá nhân Hầu hết các NHTM Việt Nam đều thuộc loại hình ngân hàng này (Bùi Kim Yến và cộng sự, 2016, trang 13)

2.2 Tổng quan về hệ thống KSNB và sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong NHTM

2.2.1 Định nghĩa về KSNB

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau khi nhắc đến KSNB Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động cũng như yêu cầu quản trị khác nhau mà mỗi tổ chức có cách định nghĩa riêng

- Theo quan điểm của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì “KSNB là một hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động”

- Theo quan điểm của AICPA thì “KSNB … là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách” (Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ (AICPA))

Trang 33

- Theo lời của Okozie (1999) “KSNB là toàn bộ hệ thống kiểm soát, tài chính và những phương diện khác, được thành lập bởi ban quản lý để thực hiện công việc kinh doanh của doanh nghiệp một cách có trật tự và hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các chính sách quản lý, bảo vệ các tài sản và bảo đảm càng nhiều càng tốt về tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ ”

- Theo Asuquo (2005) “KSNB bao gồm kiểm tra nội bộ, kiểm toán nội bộ, kiểm soát kế toán và các hình thức kiểm soát khác như kiểm soát ngân sách và kiểm soát vật chất của đơn vị”

- Theo Princeton (2008) “KSNB là một quá trình được thực hiện bởi cơ cấu tổ chức, công việc và thẩm quyền, con người và hệ thống thông tin quản lý, được thiết kế

để giúp tổ chức thực hiện các mục tiêu hoặc mục tiêu cụ thể ”

Như vậy tóm lại có thể hiểu KSNB là một hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, và mục tiêu của KSNB được thiết lập hướng đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức

2.2.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ

2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ

Khái niệm kiểm soát nội bộ bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỉ 20 trong các tài liệu

về kiểm toán với một ý nghĩa rất đơn giản: các biện pháp nhằm bảo vệ tiền không bị nhân viên biển thủ… Nhiều năm sau đó, kiểm soát nội bộ trở thành một khái niệm được các kiểm toán viên rất quan tâm trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính

Đến năm 1992, báo cáo COSO ra đời đã tạo lập một cơ sở lý thuyết cơ bản về kiểm soát nội bộ Chính sự xuất hiện của báo cáo này đã đưa ra một định nghĩa, một cách hiểu chung được chấp nhận rộng rãi về kiểm soát nội bộ và hỗ trợ các nhà quản lý kiểm soát tốt hơn tổ chức của mình Tuy nhiên, vào những năm đầu của thế kỷ 21, các gian lận về kế toán xảy ra hàng loạt trong các doanh nghiệp Chính vì thế, các nghiên cứu phát triển kiểm soát nội bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã xuất hiện như: phát triển về phía quản trị (ERM), phát triển theo hướng kiểm toán độc lập SAS 94…Đặc

Trang 34

biệt, sự ra đời của luật Sarbanes Oxley vào năm 2002 cũng đã đánh dấu một bước chuyển lớn trong việc giúp cho các nhà quản lý và kiểm toán viên phát hiện ra các gian lận Gần đây nhất, tháng 5 năm 2013, COSO đã cập nhật phiên bản mới nhất về kiểm soát nội bộ Phiên bản này nhấn mạnh mục tiêu hoạt động và báo cáo, làm rõ những yêu cầu của việc xác định cái gì góp phần tạo ra kiểm soát nội bộ hữu hiệu

2.2.2.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB

Hệ thống KSNB theo COSO 1992

Báo cáo COSO (1992) định nghĩa: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi Ban Giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:

- Mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động;

- Mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính;

- Mục tiêu về sự tuân thủ các luật lệ và quy định”

Theo COSO (1992) thì các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB của doanh nghiệp bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát Các yếu tố trên tích hợp với nhau dưới sự điều khiển của con

người nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức

Hệ thống KSNB theo COSO 2013

Tháng 5 năm 2013, COSO đã phát hành khuôn mẫu hệ thống KSNB mới để phản ánh những thay đổi về nền kinh tế thế giới trong vòng 20 năm kể từ khi phát hành khuôn mẫu đầu tiên từ năm 1992 Trong khi tiếp tục hướng tiếp cận dựa trên các nguyên tắc, khuôn mẫu KSNB mới kết hợp thêm các hướng dẫn để minh hoạ và giải thích các khái niệm trong khuôn khổ đồng thời được thiết kế giúp các tổ chức nổ lực nhằm thích ứng với sự phức tạp và tốc độ thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế ngày càng gia tăng như hiện nay Do đó, báo cáo COSO 2013 ra đời có thể được xem là báo cáo thay thế cho báo cáo COSO 1992 nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu trong bối cảnh hiện nay Các thành phần cấu thành hệ thống KSNB

Trang 35

theo COSO 2013, thì gắn với 5 bộ phận cấu thành là 17 nguyên tắc liên quan đến cách thức tổ chức kiểm soát nội bộ, chúng bao gồm:

Môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một

doanh nghiệp, đặt ra nền tảng ý thức của doanh nghiệp và tác động đến ý thức kiểm soát của cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, là nền tảng cho các thành phần khác trong hệ thống KSNB của doanh nghiệp nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp thông qua năng lực nhân viên, tính chính trực, các giá trị đạo đức, phân công quyền hạn và trách nhiệm, triết lý kinh doanh và phong cách điều hành Môi trường kiểm soát bao gồm các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức

- Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị thể hiện sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB

- Nguyên tắc 3: Dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị, nhà quản lý xây dựng

cơ cấu, các cấp bậc báo cáo, cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị

- Nguyên tắc 4: Đơn vị phải thể hiện sự cam kết về việc thu hút nhân lực thông qua tuyển dụng, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp để đạt được mục tiêu của mình

- Nguyên tắc 5: Đơn vị chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến trách nhiệm kiểm soát của họ để đạt được mục tiêu

Đánh giá rủi ro: Mỗi doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ

bên trong lẫn bên ngoài trong quá trình hoạt động kinh doanh Vì vậy phải đánh giá, phân tích những nhân tố tạo nên rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro Trên thực tế không có cách nào để triệt tiêu toàn bộ rủi ro mà nhà quản lý phải quyết định một cách thận trọng mức rủi ro

Trang 36

như thế nào là chấp nhận được và cố gắng duy trì rủi ro ở mức độ này Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh luôn thay đổi nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này Đánh giá rủi ro bao gồm các nguyên tắc

và triết lý của người quản lý về hệ thống KSNB

Hoạt động kiểm soát: là những chính sách, thủ tục đảm bảo cho các chỉ thị của

nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết thực hiện để đối phó với rủi ro

đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức Hoạt động kiểm soát bao gồm các

nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 10: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp có thể chấp nhận được

- Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát chung

về công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu

- Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai các hoạt động kiểm soát dựa trên các chính sách và thủ tục kiểm soát

Thông tin và truyền thông: là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy

trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông qua việc hình thành các báo cáo

để cung cấp thông tin về hoạt động, tài chính, sự tuân thủ, bao gồm cả bên trong và bên

Trang 37

ngoài Thông tin và truyền thông bao gồm các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và

có chất lượng nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của KSNB

- Nguyên tắc 14: Đơn vị truyền thông trong nội bộ những thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của KSNB

- Nguyên tắc 15: Đơn vị phải truyền thông cho các đối tượng bên ngoài: cổ đông, chủ sở hữu, khách hàng, nhà cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động KSNB

Hoạt động giám sát: Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống

KSNB theo thời gian Mỗi hệ thống KSNB đều phải được giám sát nhằm đảm bảo nó hoạt động hữu hiệu và phải xác định KSNB có vận hành đúng như thiết kế hay không

và có cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp hay không

Giám sát cần thực hiện ở tất cả các hoạt động của đơn vị và đôi khi còn áp dụng cho các đối tượng bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp Hoạt động giám sát bao gồm các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 16: Đơn vị lựa chọn, triển khai và thực hiện việc giám sát thường xuyên và định kỳ để đảm bảo rằng các bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB là hiện hữu và hoạt động hữu hiệu

- Nguyên tắc 17: Đơn vị đánh giá và truyền đạt các khiếm khuyết về KSNB kịp thời cho các cá nhân có trách nhiệm để họ thực hiện các hành động sửa chữa, bao gồm nhà quản lý cao cấp và hội đồng quản trị khi cần thiết

2.2.3 Hệ thống KSNB theo BASEL

2.2.3.1 Lý do hình thành hệ thống KSNB theo BASEL

Được thành lập vào năm 1974 nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision) do một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10

Trang 38

nước phát triển (G10) hợp thành tại Basel, Thụy Sỹ Các thành viên của Ủy ban bao gồm đại diện của Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel đề xuất những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên là hội đồng thư ký của Ủy ban Basel Qua nghiên cứu, khảo sát và kết quả

Uỷ ban Basel chỉ ra rằng nguyên nhân nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng khủng hoảng là do không duy trì được hệ thống KSNB có hiệu quả Do đó vào năm 1998, Uỷ ban Basel đã phát hành tài liệu khuôn khổ cho hệ thống KSNB trong ngân hàng, được thiết kế cho các ngân hàng quốc tế, nội dung nhất quán với báo cáo của COSO về

KSNB

2.2.3.2 Các nguyên tắc đánh giá hệ thống KSNB

Ủy ban BASEL xây dựng 13 nguyên tắc thiết kế và đánh giá hệ thống KSNB trong ngân hàng giống như các yếu tố cấu thành theo báo cáo của tổ chức COSO, bao gồm:

- Giám sát điều hành và văn hóa kiểm soát:

Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm sau cùng về việc thiết lập và duy trì một hệ thống KSNB đầy đủ và hiệu quả

Nguyên tắc 2: Ban điều hành chịu trách nhiệm đề ra các chính sách KSNB phù hợp, đồng thời giám sát sự đầy đủ và hiệu quả của hệ thống KSNB đó

Nguyên tắc 3: Hội đồng quản trị và Ban điều hành chịu trách nhiệm khuyến khích các chuẩn mực đạo đức, nâng cao đạo đức và tính liêm chính, thiết lập văn hóa tổ chức

- Nhận biết và đánh giá rủi ro:

Nguyên tắc 4: Những rủi ro trọng yếu có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thành kế hoạch của ngân hàng phải nhận biết và đánh giá liên tục Sự đánh giá này phải bao

Trang 39

trùm tất cả các rủi ro hoạt động của ngân hàng Xử lý thỏa đáng những rủi ro mới phát sinh hay những rủi ro chưa được kiểm soát trước nay

- Hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm:

Nguyên tắc 5: Hoạt động kiểm soát phải là một phần quan trọng, không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày của ngân hàng

Nguyên tắc 6: Một hệ thống KSNB hiệu quả đòi hỏi phân công hợp lý, tách bạch các nhiệm vụ

- Thông tin và truyền thông:

Nguyên tắc 7: Thông tin đáng tin cậy, kịp thời, có thể sử dụng được và trình bày theo biểu mẫu

Nguyên tắc 8: Một hệ thống KSNB hiệu quả đòi hỏi một hệ thống thông tin đáng tin cậy, có thể đáp ứng cho hầu hết các hoạt động chủ yếu của ngân hàng Hệ thống này phải lưu trữ và sử dụng dữ liệu bằng máy tính, an toàn, được theo dõi độc lập và được kiểm tra đột xuất, đầy đủ

Nguyên tắc 9: Xây dựng các kênh thông tin hiệu quả

- Giám sát và điều chỉnh sai sót:

Nguyên tắc 10: Việc theo dõi những rủi ro trọng yếu phải là công việc hàng ngày của ngân hàng, theo dõi, kiểm tra phải liên tục

Nguyên tắc 11: Phải có kiểm toán nội bộ toàn diện, hiệu quả và được thực hiện bởi những người có năng lực, đào tạo thích hợp để có thể làm việc độc lập Kiểm toán nội bộ phải được báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và Ban điều hành

Nguyên tắc 12: Những sai sót trọng yếu của KSNB phải được báo cáo cho Ban điều hành và Hội đồng quản trị

- Đánh giá hệ thống KSNB thông qua cơ quan thanh tra ngân hàng

Nguyên tắc 13: Cán bộ thanh tra ngân hàng đòi hỏi tất các ngân hàng cần có hệ thống KSNB hiệu quả Các thanh tra sẽ đánh giá hệ thống KSNB của ngân hàng và sẽ

Trang 40

đưa ra cách xử lý thích hợp với những ngân hàng có hệ thống KSNB không hiệu quả,

không phù hợp

2.2.4 Sự khác biệt của hệ thống KSNB theo COSO và BASEL

Qua lịch sử phát triển trên 20 năm của lý luận chung về KSNB thì khuôn mẫu COSO được xem như là cơ sở lý luận hoàn thiện để giúp thiết lập và duy trì một HTKSNB hữu hiệu và hiệu quả trong các tổ chức Nó được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong các tổ chức tại khu vực tư, khu vực công và cụ thể trong các ngành khác

nhau như công nghệ thông tin, ngân hàng (Võ Thị Hồng Vi, 2017)

Nhìn chung dù được áp dụng trong các ngành khác nhau, nhưng hệ thống lý luận về hệ thống KSNB vẫn bảo đảm các yếu tố cơ bản mà khuôn mẫu COSO đã xây dựng bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin

và truyền thông, giám sát (Huỳnh Kim Ngân, 2016)

Một số NHTM và Viện nghiên cứu tài chính, tiền tệ trên thế giới đã soạn thảo những nguyên tắc, hướng dẫn về KSNB trong các NHTM, tổ chức tài chính dựa trên khung KSNB của COSO Nổi bật phải kể đến chính là báo cáo của BASEL về khuôn mẫu cho HTKSNB trong các ngân hàng cũng được xem như là thông lệ tốt nhất nhờ dựa trên hệ thống lý luận của COSO Tuy nhiên, để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành đặc thù về tài chính và tiền tệ, báo cáo BASEL đã nêu ra những kinh nghiệm của những quốc gia thành viên và những nguyên tắc đã được trình bày trong các tài liệu trước đây của ủy ban (Amudo, A., & Inanga, E L., 2009) Mục tiêu của báo cáo này là nêu ra một số nguyên tắc mà cơ quan thanh tra sử dụng để đánh giá HTKSNB của ngân hàng Một HTKSNB có hiệu quả là một thành phần quan trọng của quản trị ngân hàng và là nền tảng cho hoạt động lành mạnh và an toàn của các ngân hàng Sự

áp dụng những nguyên tắc nêu ra trong báo cáo phụ thuộc vào bản chất, sự phức tạp và rủi ro trong hoạt động của ngân hàng Sự ra đời của báo cáo BASEL về “Khuôn mẫu cho hệ thống KSNB tại các ngân hàng” đã trở thành một công cụ để các thanh tra viên tại nhiều ngân hàng quốc gia trên thế giới đánh giá tính hiệu quả của HTKSNB của các

Ngày đăng: 28/10/2019, 00:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Hệ thống thông tin kế toán, trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2016. Giáo trình Hệ thống thông tin kế toán. TPHCM: NXB Kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Hệ thống thông tin kế toán
Nhà XB: NXB Kinh tế
2. Bộ môn Kiểm toán, trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2016. Giáo trình kiểm soát nội bộ. TPHCM: NXB Kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kiểm soát nội bộ
Nhà XB: NXB Kinh tế
3. Bùi Kim Yến, Trần Huy Hoàng và Thân Thị Thu Thủy, 2016. Giáo trình thị trường tài chính. TPHCM: NXB Kinh Tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thị trường tài chính
Nhà XB: NXB Kinh Tế
5. Đinh Phi Hổ, 2014. Phương pháp nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ. TPHCM: NXB Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ
Nhà XB: NXB Phương Đông
6. Hồ Tuấn Vũ, 2016. Các nhân tố ảnh hướng tới sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hướng tới sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam
7. Huỳnh Kim Ngân, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ tại Việt Nam – Nghiên cứu thực nghiệm tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm toán nội bộ tại Việt Nam – Nghiên cứu thực nghiệm tại Thành Phố Hồ Chí Minh
8. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nội: NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: NXB Hồng Đức
9. Lê Thị Mỹ Trang, 2013. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP phát triển nhà ĐBSCL. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP phát triển nhà ĐBSCL
11. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động-Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động-Xã hội
12. Quách Nữ Trường Giang, 2012. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP quân đội nhằm đối phó với rủi ro hoạt động. Luận văn thạc sĩ kinh tế.Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP quân đội nhằm đối phó với rủi ro hoạt động
13. Trần Dũng Khôi Nguyên, 2013. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
14. Trần Thị Quanh , 2014. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định.Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định
15. Võ Thị Hồng Vi, 2017. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
1. Alzeban, A. and Gwilliam, D., 2014. Factors affecting the internal audit effectiveness: A survey of the Saudi public sector. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, [online] 23(2), pp.74–86. Available at:<http://dx.doi.org/10.1016/j.intaccaudtax.2014.06.001&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of International Accounting, Auditing and Taxation
2. Amudo, A., & Inanga, E. L. (2009). Evaluation of internal control systems: A case study from Uganda. International Research Journal of Finance and Economics, 27(1), 124-144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Research Journal of Finance and Economics
Tác giả: Amudo, A., & Inanga, E. L
Năm: 2009
3. Arena, M. and Azzone, G., 2009. Identifying Organizational Drivers of Internal Audit Effectiveness. International Journal of Auditing, [online] 60(13), pp.43–60.Available at:<https://www.researchgate.net/publication/228298968_Identifying_Organizational_Drivers_of_Internal_Audit_Effectiveness&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Auditing
4. Asiligwa, M. and Rennox, G., 2017. The Effect of Internal Controls on the Financial Performance of Commercial Banks in Kenya. IOSR Journal of Economics and Finance, [online] 08(03), pp.92–105. Available at:<http://www.iosrjournals.org/iosr-jef/papers/Vol8-Issue3/Version-4/L08030492105.pdf&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: IOSR Journal of Economics and Finance

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w