1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ việt nam

117 2,6K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

33 3.2.1 Thiết lập mô hình và xây dựng giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ Việt Nam

Trang 1

Nguyễn Ngọc Lý

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG BÁN LẺ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2016

Trang 2

Nguyễn Ngọc Lý

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH CHUỖI CỬA HÀNG BÁN LẺ VIỆT NAM

Trang 3

bán lẻ Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Thị Mỹ Hạnh

Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực Nội dung của luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào Tất

cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này

TP.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016

Tác giả

Nguyễn Ngọc Lý

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Đóng góp của nghiên cứu 3

7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4

1.1 Các nghiên cứu công bố nước ngoài 4

1.2 Các nghiên cứu công bố trong nước 6

1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu của tác giả 8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 10

2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ 10

2.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ 10

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB 12

2.1.3 Báo cáo COSO 2013 16

2.2 Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB 23

2.2.1 Những lợi ích của hệ thống KSNB 23

2.2.2 Những hạn chế của hệ thống KSNB 24

2.3 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 25

Trang 5

2.4 Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng

bán lẻ ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ 26

2.4.1 Khái niệm về chuỗi cửa hàng bán lẻ 26

2.4.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ 28

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1 Khung nghiên cứu của luận văn 31

3.2 Thiết kế nghiên cứu 33

3.2.1 Thiết lập mô hình và xây dựng giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ Việt Nam 33

3.2.2 Xây dựng thang đo 35

3.2.3 Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập 39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 40

4.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam 40

4.2 Khảo sát thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ Việt Nam 44

4.3 Kết quả nghiên cứu các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh CCHBL tại Việt Nam 45

4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 45

4.3.2 Đánh giá giá trị thang đo – phân tích nhân tố khám phá EFA 50

4.3.3 Phân tích thống kê mô tả 55

4.3.4 Kiểm định tương quan 58

4.3.5 Kiểm định phương sai ANOVA 58

4.3.6 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội 60

Trang 6

của hệ thống KSNB 63

4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu 65

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

5.1 Kết luận 68

5.2 Kiến nghị hỗ trợ nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ Việt Nam 71

5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

AICPA: American Institute of Certified Public Accountants

CCHBL: Chuỗi cửa hàng bán lẻ

COCO: Criteria of Control Board

COSO: Committed Of Sponsoring Oganization

FEI: Financial Executives Institute

IFAC: International Federation of Accountants

IIA: The Institute of Internal Auditors

IMA: Institute of Management Accountants

Trang 8

Bảng 4.3 Thống kê độ tin cậy thang đo đánh giá rủi ro 46

Bảng 4.4 Thống kê tương quan biến tổng thang đo đánh giá rủi ro 47

Bảng 4.5 Thống kê độ tin cậy thang đo hoạt động kiểm soát 47

Bảng 4.6 Thống kê tương quan biến tổng thang đo hoạt động kiểm soát 47

Bảng 4.7 Thống kê độ tin cậy thang đo thông tin và truyền thông 48

Bảng 4.8 Thống kê tương quan biến tổng thang đo thông tin và truyền thông 48

Bảng 4.9 Thống kê độ tin cậy thang đo giám sát 49

Bảng 4.10 Thống kê tương quan biến tổng thang đo giám sát 49

Bảng 4.11 Thống kê độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc tính hữu hiệu 49

Bảng 4.12 Thống kê tương quan biến tổng thang đo biến phụ thuộc tính hữu hiệu 50 Bảng 4.13 Kiểm định KMO and Bartlett's Test 51

Bảng 4.14 Tổng phương sai trích 51

Bảng 4.15 Bảng ma trân trận nhân tố sau khi xoay 52

Bảng 4.16 Kiểm định KMO and Bartlett's Test 54

Bảng 4.17 Tổng phương sai trích 54

Bảng 4.18 Ma trận nhân tố 55

Bảng 4.19 Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 55

Bảng 4.20 Thống kê mô tả giá trị trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 57

Bảng 4.21 Thống kê mô tả biến quan sát tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 57

Bảng 4.22 Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 58

Bảng 4.23 Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là tính hữu hiệu của hệ thống KSNB 58

Bảng 4.24 Phân tích độ tin cậy của mô hình – ANOVA 59

Bảng 4.25 Bảng kết quả các trọng số hồi quy 59

Bảng 4.26 Bảng kiểm định giả định phương sai của sai số 60

Trang 9

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 34

Hình 4.1 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy 61

Hình 4.2 Đồ thị P-P plot của phần dư - đã chuẩn hóa 62

Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa 62

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng tăng, dân số và nhu cầu tăng cao điều này đã hấp dẫn các nhà đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh, dẫn đến sự phát triển của các chuỗi cửa hàng bán lẻ (CCHBL) tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng: Thế Giới Di Động, Viễn thông A, Vinmart+, Shop &

Go, Family Mart, Guardian, Circle K,… Sở dĩ các CCHBL đang dần trở thành xu thế là vì ưu điểm gia tăng lợi nhuận, mở rộng đối tượng khách hàng và giảm thiểu rủi ro kinh doanh Song song với lợi ích, làm thế nào để kiểm soát các CCHBL hiệu quả đang là thách thức đối với các nhà quản lý

Ở Việt Nam, hầu hết những nhà đầu tư CCHBL đều kinh doanh khá hiệu quả

ở cửa hàng đầu tiên, điều này khiến họ mạnh dạn đầu tư sang cửa hàng thứ hai, thứ

ba để hình thành chuỗi cửa hàng Tuy vậy, các cửa hàng mở sau thường không kinh doanh hiệu quả với doanh số nhỏ hơn rất nhiều so với cửa hàng đầu tiên Mặc dù với tổng doanh thu tăng lên theo số lượng cửa hàng thì việc đàm phán với nhà cung cấp sẽ dễ dàng hơn, song lúc này các nhà đầu tư bắt đầu rơi vào tình trạng không kiểm soát được chính cửa hàng vừa mở ra, nhiều doanh nghiệp (DN) kinh doanh CCHBL chỉ tập trung phát triển thị phần, tăng trưởng doanh số mà bỏ qua bộ máy quản lý thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB), sự phát triển về quy mô không đi kèm với sự phát triển của hệ thống KSNB đã dẫn đến những rủi ro về gian lận, thất thoát tài sản Vậy làm thế nào để phát triển về quy mô kinh doanh các CCHBL và hạn chế, ngăn ngừa tối đa các rủi ro, gian lận đang là một thách thức lớn đối với hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL hiện nay

Từ thực tế đó, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ

thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ, nhằm tìm hiểu sâu

hơn về thực trạng hệ thống KSNB của các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam; đồng thời xem xét tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống

Trang 11

KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN có hệ thống CCHBL

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của

hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam

 Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của

hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam

3 Câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở các mục tiêu trên, luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau: Câu hỏi 1: Thực trạng hệ thống KSNB và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam hiện nay như thế nào?

Câu hỏi 1: Nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam?

Câu hỏi 3: Giải pháp nào góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam cũng như hoàn thiện hệ thống KSNB của các DN đó?

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hệ thống KSNB và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam năm 2016

Trang 12

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng, cụ thể:

Phương pháp định tính: Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu của các chuyên gia

và kế thừa các nghiên cứu khảo sát để rút ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hệ thống KSNB, từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp dựa theo thang đo có sẵn

Phương pháp định lượng: Thiết kế thang đo các nhân tố của hệ thống KSNB; Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy

6 Đóng góp của nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu góp phần làm rõ lý luận hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam Thông qua nghiên cứu thực tế hệ thống KSNB hiện tại, xác định được nhân tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài Phần mở đầu và kết luận chung, luận văn nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ và tính hữu hiệu của

hệ thống kiểm soát nội bộ

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Hạn chế của nghiên cứu và Hướng nghiên cứu tiếp theo

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Các nghiên cứu công bố nước ngoài

Đã có rất nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống KSNB Một số nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB như là:

Năm 2006, tác giả Lembi Noorvee đã thực hiện nghiên cứu “Evaluation of the

effectiveness of internal control over financial reporting” đã phân tích tính hữu hiệu

của hệ thống KSNB về báo cáo tài chính (BCTC) ở ba công ty sản xuất vừa của Estonia Cả dữ liệu định tính và định lượng đều được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi (dựa trên khuôn mẫu COSO) Sau khi so sánh kết quả tài chính của 3 công ty, công ty có điểm số cao nhất về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB về BCTC, dường như có mức tăng trưởng nhỏ nhất và khiêm tốn so với hai công ty khác Từ mối quan hệ đó tác giả đã đưa ra nhiều kết luận Thứ nhất, dễ dàng hơn để phát triển một hệ thống KSNB tốt trong các công ty nhỏ do có quy mô nhân sự nhỏ, liên hệ cá nhân và quản lý ít hơn Thứ hai, tính hữu hiệu của hệ thống KSNB không

có nghĩa là sự thành công về mặt tài chính của công ty do những điểm yếu cơ bản của hệ thống KSNB Cuối cùng, trong các doanh nghiệp phát triển nhanh, trọng tâm ban đầu của các nhà quản lý là tăng trưởng doanh thu và ít KSNB chặt chẽ Tuy nhiên, sự thiếu KSNB chắc chắn sẽ trở thành vấn đề trong tương lai Từ đó đưa ra các kiến nghị để cải thiện hệ thống KSNB của các DN này

Năm 2009, Amudo, A.& Inanga, E.L đã thực hiện nghiên cứu “Evaluation of

Internal Control System: A Case Study from Uganda” đối với mười một dự án bằng

phương pháp thống kê mô tả, kết hợp phân tích để đánh giá các thành phần của hệ thống KSNB tại Uganda và đưa ra các đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế đang còn tồn tại trong hệ thống Trong mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả có sáu thành phần là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin

và truyền thông, giám sát và công nghệ thông tin Kết quả cho thấy, các dự án hầu

Trang 14

như ít quan tâm đến thành phần giám sát và nhóm tác giả đề nghị nên tăng cường hoạt động này

Năm 2012, tác giả Linval Frazer đã thực hiện nghiên cứu “The Effect Of

Internal Control On The Operating Activities Of Small Restaurants” Mục đích của

nghiên cứu này là để xác định nhận thức của quản lý nhà hàng về hệ thống KSNB

và bảo vệ tài sản, sự phân công nhiệm vụ, và xác minh nghiệp vụ Hai trăm bảy mươi nhà hàng đã được lựa chọn Kết quả chỉ ra rằng phần lớn các hệ thống KSNB các nhà hàng là không đủ so với khuôn mẫu KSNB tích hợp của Ủy ban Bảo trợ Tổ chức Ủy ban Treadway (COSO) Các kết quả của nghiên cứu này có tiềm năng cho

sự thay đổi xã hội như họ có thể tăng sự tuân thủ của chính phủ, và cải thiện BCTC

và hoạt động kinh doanh tốt nhất của nhà hàng

Năm 2012, Mongkolsamai, Varipin, Usshawanitchakit, Phapruke đã thực hiện

nghiên cứu về “Impacts of internal control strategy on efficiency operation of

organization of Thai listed firms” trên một trăm hai mươi công ty niêm yết tại Thái

Lan Kết qủa cho thấy môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động của tổ chức Hơn nữa, tầm nhìn điều hành minh bạch, kiến thức của nhân viên, đa dạng giao dịch kinh doanh, và người tham gia cũng cần có một tác động tích cực vào chiến lược KSNB Năm 2013, Tác giả Anthony Wood, Natalya Brathwaite và các cộng sự đã

nghiên cứu “Internal Controls in the Retail Sector: A Case Study of a Leading

Supermarket in Barbados” Mục đích nghiên cứu là để kiểm tra tính đầy đủ, phát

hiện và phòng ngừa gian lận của KSNB tại một siêu thị hàng đầu ở Barbadian có liên quan đến hoạt động tiền mặt của công ty Bằng phương pháp thu thập thông tin thông qua Bảng câu hỏi, được thực hiện bởi kế toán trưởng vào tháng 03/2012 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các thủ tục KSNB được sử dụng trong kinh doanh có hiệu quả trong việc bảo vệ tiền mặt, việc phát hiện và ngăn chặn gian lận của nhân viên Tuy nhiên, trong tương lai Siêu thị cần tăng cường các hệ thống KSNB với cơ chế và một chương trình hỗ trợ nhân viên Hơn nữa, quyết định của DN để thưởng cho nhân viên có đạo đức của mình để thúc đẩy tinh thần của người lao động và

Trang 15

mang đến lòng trung thành lớn hơn Tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ nghiên cứu trong hoạt động tiền mặt công ty chưa nghiên cứu được hết các hoạt động như hàng hóa, tài sản…

Năm 2016, tác giả Ho Tuan Vu đã nghiên cứu “The Research of Factors

Affecting the Effectiveness of Internal Control Systems in Commercial empirical Evidence in Viet Nam” Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu

Banks-tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB ngân hàng thương mại tại Việt Nam Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích khám phá nhân tố (EFA) và phân tích hồi quy đa biến (MRA) Theo báo cáo của COSO, BASEL và các tác giả khác, môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; thông tin và truyền thông; hoạt động kiểm soát và giám sát có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống KSNB ngân hàng thương mại Ngoài ra, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng có hai yếu tố mới có tác động vào hiệu quả của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam: đó là các tổ chức chính trị và các lợi ích nhóm Dựa vào bài nghiên cứu này tác giả vận dụng vào vào các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam

1.2 Các nghiên cứu công bố trong nước

Năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Thanh Trúc đã thực hiện nghiên cứu “Hoàn

thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam” Bằng

phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua thống kê mô tả để rút ra thực trạng

về hệ thống KSNB Kết quả cho thấy tất cả các doanh nghiệp viễn thông di động đã quan tâm đến KSNB và xây dựng các yếu tố của hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 1992 nhằm đạt được mục tiêu đề ra Tuy nhiên, việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn rất nhiều hạn chế trong chính sách khen thưởng và kỷ luật,…Nguyên nhân chủ yếu là do các quy định chưa hợp lý, mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, sự hạn chế nguồn lực về số lượng và chất lượng Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các DN viễn thông di động Việt Nam

Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Hà đã thực hiện nghiên cứu “Hoàn thiện hệ

thống KSNB tại trung tâm bán lẻ thuộc Công ty Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu

Trang 16

Viettel” Nghiên cứu khảo sát thực trạng về những ưu điểm cũng như tồn tại của hệ

thống KSNB với mục tiêu quản trị rủi ro tại trung tâm dựa trên báo cáo COSO

2004, bằng phương pháp nghiên cứu định tính nghiên cứu lý thuyết nền tảng về KSNB theo COSO 1992, quản trị rủi ro theo COSO 2004 và phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp thống kê mô tả để rút ra thực trạng về KSNB và quản trị rủi ro Kết quả cho thấy nhà quản lý và nhân viên của trung tâm chưa nhận đúng và đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của hệ thống KSNB Hệ thống KSNB tại trung tâm hoạt động mang tính tự phát, chưa được tiến hành một cách bài bản theo một mô hình cụ thể Từ đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB hướng tới quản trị rủi ro tại trung tâm, góp phần nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB và quản trị rủi ro một cách tốt nhất

Năm 2013, tác giả Huỳnh Thị Kim Ánh đã thực hiện nghiên cứu “Hoàn thiện

hệ thống KSNB tại các siêu thị Big C Việt Nam” Trong nghiên cứu này, tác giả

hướng đến mục tiêu đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Big C Việt Nam, từ đó

đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB, đảm bảo tối thiểu hóa rủi ro cho DN và hướng đến sự phát triển bền vững Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là sự kết hợp giữa phương pháp định tính thể hiện bằng việc nghiên cứu các tài liệu nội bộ của Công ty và phương pháp định lượng được thể hiện thông qua thống kê mô tả để rút ra thực trạng về hệ thống KSNB tại văn phòng chính Big C Việt Nam và 25 siêu thị Kết quả phân tích cho thấy hệ thống KSNB tại Big C Việt Nam đã được thực hiện khá tốt như xây dựng môi trường kiểm soát, các thủ tục kiểm soát IT hay kiểm soát vật chất, chính sách nhân sự Bên cạnh đó còn nhiều yếu

tố chưa được hoàn thiện như các vấn đề về đánh giá rủi ro, các hoạt động giám sát

và một số thủ tục kiểm soát Tuy nhiên bài nghiên cứu chưa mang tính tổng quát cho tất cả các DN kinh doanh CCHBL

Năm 2013, tác giả Lữ Thị Thanh Thúy đã thực hiện nghiên cứu “Hoàn thiện

hệ thống KSNB đối với BCTC tại Công ty Cổ phần FPT” Bằng phương pháp thu

thập và phân tích các quy định nội bộ, các hồ sơ kiểm soát bên cạnh đó có tến hành quan sát, khảo sát tại hiện trường và gửi bảng câu hỏi để mô tả và đánh giá được

Trang 17

thực trạng hệ thống KSNB đối với BCTC tại trụ sở chính FPT và 5 công ty thành viên của FPT tương ứng với 5 mảng kinh doanh chính Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ thống KSNB đối với BCTC tại FPT còn có những điểm hạn chế như: Khả năng thực thi trách nhiệm của Ủy ban kiểm toán đối với BCTC còn kém, chưa chủ động; Xây dựng quá trình nhận diện, phân tích rủi ro trong mối liên hệ với những người thực hiện biên soạn lập BCTC; Công ty chưa xây dựng quy trình đánh giá hệ thống KSNB đối với BCTC định kỳ; Khâu tổ chức chứng từ, hoàn tất dữ liệu lập BCTC còn chưa nhất quán Từ nhửng hạn chế đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp

cụ thể để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với BCTC tại FPT

1.3 Nhận xét các nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu của tác giả

Sau khi tìm hiểu những công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước

đã công bố trước đây, liên quan đến đề tài của luận văn, tác giả có một số nhận xét

cơ bản như sau:

- Các công trình nghiên cứu trên đã nêu được thực trạng hệ thống KSNB tại các DN, nhận thấy mặt tồn tại của nội bộ đơn vị đó, từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện

- Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung nghiên cứu

hệ thống KSNB tại một doanh nghiệp cụ thể, rất ít nghiên cứu về hệ thống KSNB tại tất cả các DN cho một lĩnh vực kinh doanh sản xuất Ngược lại các nghiên cứu ngoài nước thì tập trung nghiên cứu về hệ thống KSNB của một loại hình doanh nghiệp

- Các nghiên cứu trong nước chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê

mô tả, chưa hình thành lên mô hình hồi các biến quan sát

- Các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào việc xem xét, đánh giá hệ thống KSNB tại một đơn vị mà chưa phân tích khía cạnh về mục tiêu đạt được cũng như các đặc điểm của hệ thống KSNB Ngược lại các nghiên cứu nước ngoài chủ yếu khai thác ở khía cạnh mục tiêu đạt được và các đặc điểm của hệ thống KSNB

Trang 18

Từ kết quả phân tích trên, trong luận văn này, đề tài: “Các nhân tố ảnh

hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ Việt Nam” được lựa chọn thực hiện Tác giả sẽ

nghiên cứu hệ thống KSNB của một loại hình doanh nghiệp là các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam; đồng thời tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu luận văn cũng như xem xét mục tiêu về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB của các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam Đây là điểm khác biệt của đề tài

so với các nghiên cứu khác về hệ thống KSNB đã công bố trong nước

Kết luận chương 1

Chương 1 tác giả đã trình bày tổng quan một số nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả trong và ngoài nước về hệ thống KSNB trước đây, những điểm mới và đóng góp của đề tài Chương này cũng chỉ ra được lỗ hổng nghiên cứu từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu có liên quan làm định hướng chung cho việc nghiên cứu của luận văn trong những chương tiếp theo

Trang 19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT

NỘI BỘ

2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ

2.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ

Theo quan điểm của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC): “Kiểm soát nội bộ là một hệ thống gồm các chính sách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động”

Theo quan điểm của Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) năm 1936: KSNB “…là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép sổ sách”

Theo báo cáo COSO 2013: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết

kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu:

1 Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động

2 Sự tin cậy của BCTC

3 Sự tuân thủ các luật lệ và quy định”

Bốn nội dung cơ bản là quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu được hiểu như sau:

KSNB là một quá trình: KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất Quá trình kiểm soát là phương tiện để giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu của mình

KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: KSNB không chỉ đơn thuần

là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu, mà chủ yếu là do những con người trong tổ chức như Ban giám đốc và các nhân viên thực thi, chính họ sẽ định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng

Trang 20

KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp

lý chứ không phải đảm bảo tuyệt đối là các mục tiêu sẽ đạt được Vì khi vận hành

hệ thống kiểm soát, những yếu kém có thể xảy ra do các sai lầm của con người…nên dẫn đến không đạt được các mục tiêu KSNB có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra Hơn nữa, một nguyên tắc cơ bản trong việc đưa ra quyết định quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát không vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó Do

đó, tuy người quản lý có thể nhận thức đầy đủ các rủi ro, thế nhưng nếu chi phí cho quá trình kiểm soát quá cao thì họ vẫn không áp dụng các thủ tục để kiểm soát rủi

ro

Các mục tiêu của KSNB:

- Đối với mục tiêu sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động: KSNB giúp đơn

vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh

- Đối với mục tiêu sự tin cậy của BCTC: KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy, bởi vì chính người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập BCTC phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

- Đối với mục tiêu tuân thủ: KSNB trước hết phải đảm bảo hợp lý việc chấp hành luật pháp và các quy định Điều này xuất phát từ trách nhiệm của nhà quản lý đối với những hành vi không tuân thủ trong đơn vị Bên cạnh đó, KSNB còn phải hướng mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội

bộ của đơn vị, qua đó đảm bảo được những mục tiêu của đơn vị

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA 315 ban hành kèm theo Thông tư

số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính): “Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”

Trang 21

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB

2.1.2.1 Giai đoạn sơ khai

Sự quan tâm ban đầu của Kiểm toán độc lập về KSNB là kiểm soát tiền Đến năm 1905, xuất hiện từ KSNB trong “lý thuyết và thực hành kiểm toán” của Robert Montgomery

Năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ công bố: KSNB là công cụ để bảo

vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động

Năm 1936, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) công bố: KSNB là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một

tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách

KSNB ngày càng được quan tâm nhiều hơn đặt biệt là sau sự thất bại trong các cuộc kiểm toán (mà điển hình là Mc Kesson & Robbins)

2.1.2.2 Giai đoạn hình thành

Năm 1949, Công trình nghiên cứu của Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa

Kỳ (AICPA) định nghĩa: “KSNB là cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý”

Năm 1958, Thông báo về các thông lệ kiểm toán (SAP 29)

- Kiểm soát kế toán bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên hệ trực tiếp đến việc bảo vệ tài sản và tính đáng tin cậy của số liệu kế toán

- Kiểm soát quản lý bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên quan chủ yếu đến tính hữu hiệu trong hoạt động và sự tuân thủ chính sách quản trị

Năm 1962, Thông báo về các thông lệ kiểm toán (SAP 33):

- KSNB về kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến thông tin tài chính: kiểm toán viên cần đánh giá KSNB

Trang 22

- KSNB về quản lý liên quan gián tiếp đến thông tin tài chính: kiểm toán viên

sẽ không bị buộc phải đánh giá chúng Yêu cầu công ty kiểm toán giới hạn nghiên cứu chỉ ở KSNB về kế toán

Năm 1973, Thông báo về các thông lệ kiểm toán (SAS 1), duyệt xét lại SAP

- Các mục tiêu kiểm soát kế toán (SAS 1)

a Các nghiệp vụ thực hiện phù hợp với sự ủy quyền và xét duyệt của Ban giám đốc

b Các nghiệp vụ được ghi nhận để:

+ Lập BCTC phù hợp với chuẩn mực kế toán hay các quy định có liên quan + Thực hiện trách nhiệm báo cáo

c Việc tiếp cận tài sản chỉ được thực hiện khi có sự cho phép của Ban giám đốc

d Các báo cáo về tài sản phải được so sánh với tài sản hiện hữu trong thực tế

và cần có biện pháp xử lý thích hợp đối với các chênh lệch

Kết luận: Trong suốt giai đoạn hình thành, khái niệm KSNB đã không ngừng

được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán Tuy nhiên, trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời, KSNB vẫn mới dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong việc kiểm toán BCTC

2.1.2.3 Giai đoạn phát triển

Sau vụ bê bối Watergate (1973), vào năm 1977, Luật về chống hối lộ nước ngoài (Foreign Corrupt practices act) ra đời, điều này nhấn mạnh việc KSNB nhằm ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp, lần đầu tiên, khái niệm KSNB được đề cập trong một văn bản pháp luật

Trang 23

Năm 1979, SEC bắt buộc các công ty phải báo cáo về hệ thống KSNB đối với công tác kế toán

Năm 1985, Thành lập Ủy ban COSO bao gồm: AICPA, AAA, IIA, FEI, IMA Năm 1992, Báo cáo COSO được ban hành KSNB gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, và giám sát Đặc điểm nổi bật của báo cáo COSO là một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB không còn chỉ là một vấn đề liên quan đến BCTC mà được mở rộng ra cho các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ COSO đã sử dụng chính thức từ KSNB thay vì KSNB về kế toán Báo cáo COSO 1992 gồm có 4 phần:

Phần 1: Tóm tắt dành cho nhà quản lý Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quát về KSNB ở mức độ cao dành riêng cho các nhà quản lý, giám đốc điều hành, ban giám đốc, các nghị sĩ và cơ quan quản lý nhà nước

Phần 2: Khuôn mẫu chung của KSNB Đây là phần cơ bản nhất của Báo cáo COSO, trong đó có định nghĩa về KSNB, mô tả các bộ phận hợp thành của KSNB, đưa ra các tiêu chí giúp ban giám đốc, nhà quản lý và các đối tượng khác đánh giá

hệ thống KSNB

Phần 3: Báo cáo cho bên ngoài Đây là tài liệu bổ sung, cung cấp hướng dẫn cho các tổ chức cách thức báo cáo cho các đối tượng bên ngoài về hệ thống KSNB cho mục tiêu BCTC

Phần 4: Công cụ đánh giá hệ thống KSNB Đưa ra các hướng dẫn, gợi ý rất thiết thực cho việc đánh giá hệ thống KSNB

AICPA không sử dụng từ kiểm soát kế toán và kiểm soát quản lý

SAS 55, 4.1988 “Xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC” đưa ra ba nhân tố của KSNB là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát

2.1.2.4 Giai đoạn hiện đại

Phát triển theo hướng công nghệ thông tin: Năm 1996, CoBIT do ISACA ban hành CoBIT nhấn mạnh đến kiểm soát trong môi trường tin học (CIS –Computer Information System), bao gồm những lĩnh vực hoạch định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát

Trang 24

Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập:

+ SAS 78 (1995): Xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC (điều chỉnh SAS 55) Các định nghĩa, nhân tố của KSNB trong báo cáo COSO (1992) đã được đưa vào chuẩn mực này

+ SAS 94 (2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC

+ ISA 315: Hiểu biết về tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu, định nghĩa KSNB dựa trên định nghĩa của COSO 1992 Các nhân tố cấu thành KSNB dựa trên Báo cáo COSO 1992

+ ISA 265 thông báo về những khiếm khuyết của KSNB đã xác định việc quan tâm của kiểm toán viên và thông báo về khiếm khuyết KSNB phát hiện

Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ: Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) định nghĩa các mục tiêu của KSNB bao gồm: Độ tin cậy và tính trung thực của thông tin; Tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định; Bảo vệ tài sản; Sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực; Hoàn thành các mục đích và mục tiêu cho các hoạt động hoặc chương trình

Phát triển theo hướng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể: Báo cáo Basel (1998) của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, các nhân tố của KSNB: Sự giám sát của nhà quản lý và văn hóa kiểm soát; Ghi nhận và đánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm soát và phân chia trách nhiệm; Thông tin và truyền thông; Giám sát

Trang 25

Phát triển cho DN nhỏ: Cách thức áp dụng KSNB trong các công ty cổ phần đại chúng nhỏ (smaller publicly traded companies) được ban hành năm 2006

Năm 2013, cập nhật khuôn mẫu COSO 2013 đưa ra nguyên tắc tiếp cận mới cho nhà quản lý với năm thành phần cơ bản và 17 nguyên tắc, thông qua đó nhà quản lý sẽ thiết kế và thực thi hệ thống KSNB tại đơn vị mình trong điều kiện mới Như vậy báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống Đặc điểm nổi bật là tầm nhìn rộng, mang tính quản trị, đề cập các vấn đề liên quan BCTC, hoạt động và tuân thủ Tuy nó chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng tạo lập một cơ sở hợp lý thuyết rất cơ bản về KSNB Để phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, tác giả đã chọn báo cáo COSO

2013 làm cơ sở lý luận của đề tài

Các báo cáo KSNB của các quốc gia: COSO (Hoa Kỳ) (1992&2013); COCO (Canada) (1995); ACFE (Hoa Kỳ) (1998); TURNBULL (Anh) (1999); MBNQA (Nhật)

2.1.3 Báo cáo COSO 2013

2.1.3.1 Lý do cập nhật Báo cáo COSO 2013

Sau 21 năm kể từ khi Ủy ban COSO ban hành báo cáo COSO 1992, môi trường kinh doanh đã có những thay đổi đáng như sự toàn cầu hóa nền kinh tế, sự thay đổi trong cách thức kinh doanh, các kỳ vọng về ngăn ngừa và phát hiện gian lận ngày càng cao và đặc biệt là phát triển công nghệ thông tin trên quy mô toàn cầu Việc toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, đã đưa đến yêu cầu cao về tính minh bạch thông tin Do vậy, vào năm 2013, Ủy ban COSO đã cập nhật và cải tiến báo cáo ban hành 1992 nhằm gia tăng sự dễ hiểu, rõ ràng và dễ áp dụng vào thực tế Mục tiêu của Ủy ban COSO 2013 là thiết lập các khuôn mẫu và đưa ra các hướng dẫn về quản trị rủi ro, KSNB và biện pháp để giảm thiểu gian lận, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường sự giám sát của tổ chức

2.1.3.2 Mục tiêu của Báo cáo COSO 2013

So với Báo cáo COSO 1992, Báo cáo COSO 2013 vẫn đưa ra ba mục tiêu cơ bản mà hệ thống KSNB cần hướng đến đó là: mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC,

Trang 26

mục tiêu tuân thủ Tuy nhiên, ở mục tiêu BCTC, Báo cáo COSO 2013 nhấn mạnh đến BCTC cho người bên ngoài và báo cáo phi tài chính

2.1.3.3 Nội dung của Báo cáo COSO 2013

Báo cáo COSO 2013 gồm 3 phần chính: tóm tắt dành cho người điều hành, khuôn mẫu hệ thống KSNB và công cụ để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Ngoài ra, COSO còn ban hành thêm sổ tay về KSNB cho việc lập BCTC cho người bên ngoài, trong đó trình bày về phương pháp tiếp cận và các thí dụ minh họa

2.1.3.4 Các thành phần cấu thành hệ thống KSNB theo COSO 2013

Trong khuôn mẫu báo cáo COSO 2013, định nghĩa KSNB và năm bộ phận cấu thành theo báo cáo 1992 vẫn được giữ nguyên Tuy nhiên trong nội dung chi tiết, có một số thay đổi cho phù hợp với thay đổi của mội trường kinh doanh, đặc biệt là hệ thống thông tin Ngoài ra, các nội dung căn bản của 5 bộ phận được tổng hợp thành

17 nguyên tắc nhằm giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc thiết lập hệ thống KSNB Các nguyên tắc được Báo cáo COSO 2013 đưa ra bao gồm:

 Môi trường kiểm soát

Là nền tảng ý thức, là văn hóa của tổ chức tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức Môi trường kiểm soát là nền tảng cho bốn bộ phận còn lại của hệ thống KSNB nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp

Môi trường kiểm soát được thể hiện thông qua tính kỷ luật, cơ cấu tổ chức, giá trị đạo đức, tính trung thực, triết lý quản lý, phong cách điều hành Môi trường kiểm soát ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh của một tổ chức, đến các mục tiêu được

15 thiết lập, đến các bộ phận còn lại của hệ thống KSNB Điều này không chỉ đúng trong giai đoạn thiết kế mà cả trong hoạt động hàng ngày của DN Các nhân tố trong môi trường kiểm soát nêu trên đều quan trọng, nhưng mức độ quan trọng của mỗi nhân tố tùy thuộc vào từng DN Theo COSO 2013, Môi trường kiểm soát gồm các nguyên tắc sau:

Trang 27

- Nguyên tắc 1: Đơn vị chứng minh các cam kết về tính trung thực và giá trị đạo đức Điều này thể hiện rằng người quản lý phải chứng tỏ đơn vị quan tâm đến tính trung thực và giá trị đạo đức

- Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải chứng tỏ sự độc lập với người quản lý

và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB

- Nguyên tắc 3: Nhà quản lý dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị cần thiết lập cơ cấu tổ chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị

- Nguyên tắc 4: Đơn vị phải chứng tỏ sự cam kết về việc sử dụng nhân viên có năng lực thông qua tuyển dụng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị

- Nguyên tắc 5: Đơn vị cần yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức

 Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro Mỗi đơn vị luôn phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu Mục tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau

và phải nhất quán Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh, những quy định luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này Tất cả các đơn vị, bất kể quy mô, cấu trúc đều phát sinh rủi ro ở tất

cả các mức độ Rủi ro ảnh hưởng đến sự tồn tại của mỗi đơn vị, đến sự thành công, tình hình tài chính, hình ảnh của đơn vị Không có cách nào để triệt tiêu rủi ro vì vậy nhà quản lý phải quyết định một cách thận trọng mức rủi ro như thế nào là có thể chấp nhận được và cố gắng duy trì rủi ro ở mức cho phép Theo COSO 2013, đánh giá rủi ro gồm các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 6: Đơn vị phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để nhận diện

và đánh giá rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị Các mục tiêu

Trang 28

đơn vị thường thiết lập bao gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC và phi tài chính cho người bên ngoài và bên trong DN, mục tiêu tuân thủ

- Nguyên tắc 7: Đơn vị phải nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản trị

- Nguyên tắc 8: Đơn vị cần xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro không đạt được mục tiêu của đơn vị

- Nguyên tắc 9: Đơn vị cần xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến hệ thống KSNB Các thay đổi bao gồm thay đổi từ môi trường bên ngoài (kinh tế, chính trị ), thay đổi từ cách thức kinh doanh (loại hình kinh doanh mới, kỹ thuật mới ), thay đổi từ cách thức quản lý, từ thái độ và triết lý của người quản lý về hệ thống KSNB

 Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện, là các hành động cần thiết thực hiện để đối phó với rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi bộ phận và mọi cấp độ tổ chức trong một đơn vị Mọi hoạt động kiểm soát đều bao gồm hai nhân tố là:

o Chính sách kiểm soát: Là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục kiểm soát Chính sách kiểm soát có thể được tài liệu hóa đầy đủ và

có hệ thống hoặc được lưu hành theo kiểu truyền miệng

o Thủ tục kiểm soát: Là những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm soát Một thủ tục sẽ không có tác dụng nếu áp dụng một cách máy móc mà không tập trung vào những yêu cầu nhà quản lý đã đề ra thông qua các chính sách Việc thiết lập các thủ tục kiểm soát cần phải cân đối mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, cân đối giữa hoạt động kiểm soát và rủi ro phát sinh

Theo COSO 2013, Hoạt động kiểm soát gồm những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 10: Đơn vị phải lựa chọn, thiết lập các hoạt động kiểm soát để góp phần hạn chế các rủi ro giúp đơn vị đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được

Trang 29

- Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát chung với công nghệ hiện đại để hỗ trợ sự thành công cho việc đạt được các mục tiêu của đơn

vị

- Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các chính sách đã được thiết lập và triển khai thành các thủ tục

 Thông tin truyền thông

Thông tin và truyền thông chính là điều kiện không thể thiếu cho việc thiết lập, duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông qua việc hình thành các báo cáo để cung cấp thông tin về hoạt động, tài chính và sự tuân thủ, bao gồm

cả bên trong lẫn bên ngoài DN Mọi bộ phận và cá nhân trong DN đều phải có những thông tin cần thiết giúp thực hiện trách nhiệm của mình Vì vậy những thông tin cần thiết cần phải được xác định, thu thập và truyền đạt tới những cá nhân, bộ phận có liên quan một cách kịp thời và thích hợp

Hệ thống thông tin của DN tạo ra các báo cáo, trong đó chứa đựng những thông tin về tài chính, hoạt động hay tuân thủ, giúp cho nhà quản lý điều hành và kiểm soát DN Các thông tin dù có nguồn gốc bên trong hay bên ngoài DN, các thông tin tài chính hay phi tài chính đều cần thiết cho cả ba mục tiêu của DN Thông tin phải được truyền đạt, phổ biến trong toàn tổ chức, thông điệp từ quản lý phải được cung cấp một cách kịp thời tới mọi nhân viên

Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để nhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin Liên quan đến vấn đề này cần lưu ý những khía cạnh sau:

o Trách nhiệm của mỗi cá nhân rõ ràng, tiếp nhận đầy đủ và chính xác chỉ thị của cấp trên Truyền thông giúp cho mỗi cá nhân trong DN hiểu rõ công việc của mình cũng như ảnh hưởng của nó đến cá nhân khác

o Các thông tin từ bên ngoài (khách hàng, nhà cung cấp, ) cũng phải được ghi nhận một cách trung thực và đầy đủ nhờ đó đơn vị mới có thể phản ứng kịp thời Các thông tin bên ngoài (nhà nước, cổ đông) cũng cần được truyền đạt kịp thời, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật Trong hệ thống thông tin, hệ thống

Trang 30

thông tin kế toán là một phân hệ rất quan trọng, đầu vào của hệ thống là các sự kiện kinh tế được biểu hiện dưới dạng nghiệp vụ kế toán, đầu ra của hệ thống là các báo cáo kế toán, những báo cáo này có tính chất quan trọng trong việc tuân thủ quy định của pháp luật cũng như việc ra quyết định của nhà quản trị DN Nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng, các mục tiêu của hệ thống thông tin cần đạt được như sau:

o Xác định và ghi chép tất cả các nghiệp vụ có thật

o Diễn giải nghiệp vụ một cách chi tiết, đầy đủ để cho phép phân loại đúng đắn nghiệp vụ

o Đo lường giá trị của các nghiệp vụ để ghi chép đúng giá trị

o Xác định đúng thời gian của nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra để ghi chép đúng

kỳ

o Trình bày đúng đắn và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết trên BCTC

Theo COSO 2013, Thông tin và truyền thông gồm các nguyên tắc sau

- Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích hợp,

 Giám sát

Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ Thông thường, cần kết hợp cả giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ mới đảm bảo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Việc giám sát thường xuyên được thực hiện đồng thời trong các hoạt động hàng ngày của đơn vị, bao gồm các hoạt động giám sát, quản lý thường nhật và các hoạt động khác Phạm vi và mức độ thường xuyên của việc giám sát định kỳ phụ thuộc chủ yếu vào việc đánh giá rủi ro và sự hữu hiệu của các

Trang 31

hoạt động giám sát thường xuyên Qua giám sát, các khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần được báo cáo lên cấp trên và nếu là những vấn đề quan trọng hơn sẽ báo cáo cho ban giám đốc hay hội đồng quản trị

Mục tiêu chính của việc giám sát là nhằm đảm bảo hệ thống KSNB luôn hoạt động hữu hiệu do vậy cần giám sát tất cả các hoạt động trong đơn vị và đôi khi còn

áp dụng cho các đối tượng bên ngoài đơn vị như nhà cung cấp, khách hàng

Nếu hoạt động giám sát thường xuyên càng hữu hiệu thì giám sát định kỳ sẽ giảm đi Việc tổ chức giám sát định kỳ hoàn toàn là do xét đoán của người quản lý dựa trên các nhân tố: bản chất và mức độ của các thay đổi và những rủi ro, năng lực

và kinh nghiệm của người thực hiện kiểm soát, kết quả của các hoạt động giám sát thường xuyên Giám sát thường xuyên được thực hiện ngay trong các hoạt động thường ngày và được lặp đi lặp lại, do vậy sẽ hiệu quả hơn so với giám sát định kỳ Giám sát thường xuyên, định kỳ hoặc kết hợp cả hai được sử dụng để xác định xem mỗi thành phần trong năm thành phần của KSNB có được thực hiện đầy đủ không Giám sát định kỳ được tiến hành định kỳ, sẽ thay đổi trong phạm vi và tần số phụ thuộc vào đánh giá rủi ro, hiệu quả của việc đánh giá liên tục và sự cân nhắc trong quản lý Kết quả phát hiện được đánh giá theo tiêu chuẩn của nhà quản lý, và những thiếu sót sẽ được truyền đạt đến ban quản lý và ban giám đốc Theo COSO 2013, Giám sát gồm những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 16: Đơn vị phải lựa chọn, triển khai và thực hiện việc đánh giá liên tục hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những bộ phận của hệ thống KSNB có hiện hữu và đang vận hành đúng

- Nguyên tắc 17: Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của hệ thống KSNB kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý và Hội đồng quản trị để có những biện pháp khắc phục

Tóm lại, trên đây là 5 thành phần cơ bản và 17 nguyên tắc và thuộc tính của các thành phần cơ bản của hệ thống KSNB KSNB không phải là một chuỗi quá trình nối tiếp, mà là một thành phần chỉ ảnh hưởng đến thành phần tiếp theo Đó là

Trang 32

một quá trình lặp đi lặp lại, đa chiều mà mỗi thành phần có thể tác động qua lại lẫn nhau

2.2 Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB

2.2.1 Những lợi ích của hệ thống KSNB

Bất kỳ một DN nào trong quá trình hoạt động cũng tồn tại những xung đột quyền lợi giữa những người sử dụng lao động và người lao động Chính vì điều này

mà nhiều lúc người lao động chỉ chú tâm vào quyền lợi của riêng mình mà cố tình

vi phạm hoặc có những hành vi gian lận làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của tổ chức KSNB sẽ giúp nhà quản trị giảm thiểu được những rủi ro thông qua việc phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính Một hệ thống KSNB vững mạnh và hữu hiệu sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như:

o Giảm bớt nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sản xuất kinh doanh như sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng chi phí, bảo vệ tài sản khỏi bị

hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp

o Đảm bảo tính chính xác và đúng theo quy định của các số liệu kế toán và BCTC

o Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của

tổ chức cũng như các quy định của pháp luật

o Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra là bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng long tin đối với họ đặc biệt là với những công ty đại chúng

Khi DN phát triển lên thì lợi ích của một hệ thống KSNB cũng trở nên to lớn hơn vì người quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giám sát và kiểm soát các rủi ro ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của DN

Như vậy, một hệ thống KSNB vững mạnh là một nhân tố của hệ thống quản trị

DN vững mạnh và điều này rất quan trọng đối với DN khi thu hút các nhà đầu tư bên ngoài

Trang 33

2.2.2 Những hạn chế của hệ thống KSNB

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 315 đã nêu ra những hạn chế tiềm tàng của

hệ thống KSNB như sau:

Kiểm soát nội bộ, dù hiệu quả đến mức nào, cũng chỉ có thể cung cấp cho đơn

vị một sự đảm bảo hợp lý để đạt được mục tiêu lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị Khả năng đạt được mục tiêu chịu ảnh hưởng bởi những hạn chế vốn có của kiểm soát nội bộ Các hạn chế này bao gồm việc con người có thể có sai lầm khi đưa ra quyết định và sự thất bại của kiểm soát nội bộ có thể xảy ra do sai sót của con người, ví dụ có thể có sai sót trong việc thiết kế hoặc thay đổi một kiểm soát Tương tự, một kiểm soát có thể hoạt động không hiệu quả, như thông tin thu thập phục vụ việc kiểm soát nội bộ không được sử dụng hợp lý do người chịu trách nhiệm rà soát thông tin này không hiểu rõ mục đích của thông tin hoặc không có những hành động phù hợp

Ngoài ra, các kiểm soát có thể bị vô hiệu hóa do sự thông đồng của hai hay nhiều người hoặc bị Ban Giám đốc khống chế Ví dụ, Ban Giám đốc có thể có các

“thỏa thuận phụ” với khách hàng nhằm thay đổi các điều khoản trong hợp đồng bán hàng mẫu của đơn vị, dẫn đến việc ghi nhận doanh thu không chính xác Cũng như vậy, chức năng của phần mềm máy tính giúp phát hiện và báo cáo về các giao dịch vượt hạn mức tín dụng cho phép có thể bị khống chế hoặc vô hiệu hóa

Bên cạnh đó, khi thiết kế và thực hiện các kiểm soát, Ban Giám đốc có thể thực hiện các xét đoán về phạm vi, mức độ các kiểm soát mà Ban Giám đốc lựa chọn thực hiện và về phạm vi, mức độ rủi ro mà họ quyết định chấp nhận

Tóm lại, chính những hạn chế tiềm tàng nêu trên là nguyên nhân khiến cho KSNB không thể đảm bảo tuyệt đối Hệ thống KSNB dù được thiết kế và hoạt động tốt đến đâu cũng chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho nhà quản lý để đạt được các mục tiêu cho DN Tất cả các hệ thống KSNB đều chứa đựng những hạn chế tiềm tàng vốn có của nó

Trang 34

2.3 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

2.3.2 Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

Hệ thống KSNB của các tổ chức khác nhau được vận hành với các mức độ hữu hiệu khác nhau Tương tự như thế, một hệ thống KSNB cụ thể cũng hoạt động khác nhau ở những thời điểm khác nhau Vậy thế nào là một hệ thống KSNB hữu hiệu (xét ở một thời điểm xác định)? Báo cáo COSO 2013 liệt kê 3 loại mục tiêu, tương tự COSO 1992: sự hữu hiệu của một hệ thống KSNB có thể được xem xét theo một trong ba nhóm mục tiêu khác nhau nếu Hội đồng quản trị và nhà quản lý đảm bảo hợp lý rằng:

 Mục tiêu hoạt động - liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động của tổ chức, bao gồm các mục tiêu về hoạt động và tài chính, và bảo vệ tài sản chống mất mát Trong báo cáo COSO 1992, mục tiêu hoạt động được giới hạn ở chỗ sử dụng có hiệu quả và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức

 Mục tiêu báo cáo: liên quan đến BCTC và phi tài chính trong và ngoài nước cho các bên liên quan, bao gồm độ tin cậy, tính kịp thời, minh bạch, hoặc các điều khoản khác được thành lập bởi các nhà quản lý, người thiết lập tiêu chuẩn hoặc các chính sách của tổ chức Trong báo cáo COSO 1992, mục tiêu báo cáo được gọi là mục tiêu BCTC liên quan đến việc lập các BCTC đáng tin cậy

 Mục tiêu tuân thủ: liên quan đến các luật và quy định mà tổ chức phải tuân theo, liên quan đến sự tuân thủ pháp luật, các luật và quy định hiện hành

2.3.3 Các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

Theo Báo cáo COSO 2013 để đánh giá một hệ thống KSNB là hữu hiệu thì ngoài 3 tiêu chí trên cần phải đánh giá thêm là: Năm bộ phận cấu thành, 17 nguyên

Trang 35

tắc của hệ thống KSNB có hiện hữu hay không? Nếu có, thì chúng có đang hoạt động hữu hiệu không? Vậy 5 bộ phận cấu thành của một hệ thống KSNB cũng chính là tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đó Tuy nhiên 5 tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB thì điều này không có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành của hệ thống KSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các tổ chức khác nhau Lý do nêu ra trong Báo cáo COSO là: Có sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của hệ thống KSNB KSNB phục vụ cho nhiều mục đích vì vậy việc kiểm soát ở bộ phận này có thể phục

vụ cho yêu cầu kiểm soát ở bộ phận kia

Để đối phó với một rủi ro cụ thể, nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm soát khác nhau ở các bộ phận khác nhau Các nhân tố này sẽ làm cho 5 tiêu chí trên được thỏa mãn mà không nhất thiết phải có sự đồng nhất về mức độ hoạt động của các bộ phận

Năm bộ phận cấu thành hệ thống KSNB và 5 tiêu chí trên áp dụng cho toàn bộ

hệ thống KSNB hoặc cho một hoặc một số nhóm mục tiêu Khi xem xét một trong 3 nhóm mục tiêu, chẳng hạn KSNB đối với việc lập BCTC thì cả 5 tiêu chí nêu trên đều phải được thỏa mãn để giúp chúng ta đưa ra nhận xét rằng KSNB đối với việc lập BCTC là hữu hiệu

2.4 Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán

lẻ ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ

2.4.1 Khái niệm về chuỗi cửa hàng bán lẻ

CCHBL: là một trong số những phát triển quan trọng nhất của hoạt động bán

lẻ Chuỗi cửa hàng có cùng chung sở hữu và kiểm soát, có kiến trúc với phong cách đồng nhất để làm nổi bật mỗi cửa hàng đơn vị và giúp khách hàng dễ nhận ra hơn Chuỗi cửa hàng có lợi thế hơn các cửa hàng độc lập nhờ khả năng có thể bán ra với giá thấp và tiêu thụ một khối lượng hàng hóa lớn Một hệ thống CCHBL là một mạng lưới các cửa hàng chi nhánh, nằm ở các địa phương khác nhau trong thành phố hoặc trên đất nước, dưới sự quản lý tập trung và kinh doanh các dòng hàng hoá tương tự CCHBL như vậy là rất phổ biến và phổ biến ở phương Tây Theo J.L Fri:

Trang 36

“Chuỗi cửa hàng là một nhóm các cửa hàng cung cấp các loại hàng hóa tương tự với quyền sở hữu duy nhất và địa điểm tập trung” trong ISC Commerce (C.B Gupta, 2015)

Ủy ban Thương mại Liên bang (1932) định nghĩa một chuỗi cửa hàng như

“một tổ chức kiểm soát tại hai hoặc nhiều cơ sở bán hàng hóa tương tự đáng kể với giá bán lẻ.” Về cơ bản, chuỗi cửa hàng đã được giải thích như là một nhóm các cửa hàng đó tương tự hình dáng bên ngoài, các loại hình và chất lượng của hàng hóa tương tự, quản lý tập trung và quyền sở hữu, được cung cấp từ văn phòng chính hoặc công ty con

Ngoài ra còn có một số khái niệm khác như:

James Stephenson định nghĩa là: “Một chuỗi cửa hàng bao gồm một số các cửa hàng tương tự thuộc sở hữu của một công ty kinh doanh duy nhất” trong ISC Commerce (C.B Gupta, 2015)

Thomas thì cho rằng: “Đây là một hệ thống trong đó có một số lượng lớn các cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu của các chủ sở hữu tương tự, nằm rải rác ở những nơi khác nhau của một thành phố cụ thể hoặc một quốc gia và đang tham gia trong cùng một dòng hoạt động” trong ISC Commerce (C.B Gupta, 2015)

E.W Cundiff and R.R Still định nghĩa là: “Về cơ bản, hệ thống chuỗi cửa hàng là một nhóm các cửa hàng bán lẻ cùng bản chất, cùng loại Trực thuộc một trụ

sở, sở hữu và với một mức độ kiểm soát trung tâm của hoạt động” trong ISC Commerce (C.B Gupta, 2015)

Từ các định nghĩa ở trên, rõ ràng là chuỗi cửa hàng hoạt động ở các địa phương khác nhau trong thành phố và có một văn phòng trung tâm kết nối với nó là một mạng lưới các chi nhánh, cửa hàng bán lẻ có thể được nằm ở các phần khác nhau của đất nước Nhưng đặc trưng của nhiều hoặc chuỗi cửa hàng là nó đề cập đến trong một loại sản phẩm Vì vậy ý tưởng đằng sau chuỗi cửa hàng là chuyên môn Như vậy chúng ta có thể nói rằng chuỗi cửa hàng có nghĩa là một nhóm các cửa hàng, xử lý dòng hàng hóa tương tự của với quyền sở hữu duy nhất và vị trí phân tán Ví dụ ở Ấn Độ là của Bata Shoe Co và DCM

Trang 37

2.4.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng bán lẻ ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ

Các tính năng đặc biệt của CCHBL là:

(1) Chuỗi cửa hàng chuyên về một hoặc hai hay nhiều dòng sản phẩm Giá là cố định và không có thương lượng

(2) Các thỏa thuận về nguyên tắc “mua hàng trả tiền ngay” và không bán tín dụng (3) Các mục tiêu chính của nhiều cửa hàng là để thiết lập liên lạc trực tiếp với người tiêu dùng bằng cách loại bỏ trung gian

(4) Họ hoạt động dưới sự kiểm soát tập trung và được tích hợp theo chiều ngang (5) Việc bố trí các cửa hàng là đơn giản và tương tự

(6 Việc cung cấp, mua hàng hóa cho tất cả các cửa hàng được thực hiện bởi trụ sở chính

(7) Các chi nhánh của nhiều cửa hàng nằm rải rác khắp thành phố và phục vụ cho nhu cầu của các khách hàng sống ở những nơi xa xôi

(8) Các sản phẩm được bán bởi nhiều cửa hàng chủ yếu là các loại hàng thiết yếu (9) CCHBL chú trọng vào doanh thu lớn và nhanh chóng

 Ưu điểm:

- Các cửa hàng như vậy loại bỏ những người trung gian ở giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng

- Họ tận dụng những lợi thế của việc mua số lượng lớn

- Họ có lợi ích của chuyên môn trong một loại hình cụ thể của sản phẩm

- Tính đồng nhất về giá cả và chất lượng sản phẩm bán được duy trì ở tất cả các ngành

- Nếu một cửa hàng có nguồn cung khan hiếm, nó có thể được bổ sung ngay lập tức từ một cửa hàng khác trong cùng khu vực hoặc liền kề

- Các cửa hàng bán trên cơ sở tiền mặt, nguy cơ nợ xấu được loại bỏ

- Chúng thường có chi phí vận hành thấp

- Chúng có quảng cáo phổ biến cho tất cả các ngành nhưng có điều khiển tập trung

Trang 38

- Có tính linh hoạt của hoạt động trong hệ thống này

- Khi cửa hàng có được nguồn cung cấp hàng hóa từ trụ sở chính theo yêu cầu của họ, không sợ tồn kho nhiều

- Nếu một cửa hàng của DN phải đóng cửa do thua lỗ nặng hoặc giảm doanh

số bán hàng, nó không ảnh hưởng đến lợi nhuận tổng thể của DN Lợi nhuận sẽ được bù trừ bởi cửa hàng khác

- Quản lý cửa hàng có quyền hạn chế

- Có mối lo lắng về chất lượng hàng hóa do nguồn cung hàng hóa không thể chỉ ngay lập tức được điều chỉnh với những thay đổi trong nhu cầu về chất lượng giống nhau

- Không có cơ sở doanh thu bán chịu do đó nó không có thể lấn sang phân khúc khách hàng chưa có tiền thanh toán ngay

- Sự liên kết phối hợp giữa trụ sở chính và các cửa hàng chưa thực sự chặt chẽ Với các chuỗi cửa hàng hoạt động ở các địa phương khác nhau trong thành phố, để có hệ thống KSNB hữu hiệu cần phải chú ý xây dựng các chính sách và thủ tục kiểm soát chặt chẽ, dự báo trước rủi ro Với chất lượng hàng hóa khác nhau do nguồn cung hàng hóa ở nhiều nơi gần cửa hàng, nếu DN không kiểm soát tốt, sẽ làm gia tăng các rủi ro trong quá trình hoạt động, chất lượng hàng hóa bị ảnh hưởng, làm tăng chi phí cho DN, ảnh hưởng đến mục tiêu của DN Việc quản lý đội ngũ nhân viên đủ năng lực, được huấn luyện đầy đủ và có ý thức về kiểm soát cũng như duy trì văn hóa công ty ở những nơi khác nhau, văn hóa khác nhau cũng là một khó khăn ảnh hưởng đến hệ thống KSNB Những đặc điểm nói trên là những đặc thù riêng của những DN kinh doanh CCHBL Đây là những điểm làm cho hệ thống

Trang 39

KSNB trong DN bị chi phối Các DN kinh doanh kinh doanh CCHBL cần quan tâm những đặc điểm này để thiết kế hệ thống KSNB cho phù hợp và hữu hiệu

Kết luận chương 2

Chương này cung cấp những cơ sở lý thuyết tổng quát về hệ thống KSNB, giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển, định nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống KSNB Sau đó trình bày và so sánh sự khác biệt, những thay đổi đáng kể trong báo cáo COSO 1992 và COSO 2013, từ đó lựa chọn COSO 2013 làm nền tảng lý thuyết

cơ bản để nghiên cứu về hệ thống KSNB Ngoài ra, chương 2 còn trình bày các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, các hạn chế vốn có và các bên liên quan Cuối chương 2, tác giả đưa ra đặc điểm của các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB

Trang 40

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khung nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng, cụ thể:

Phương pháp định tính: Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu của các chuyên gia

và kế thừa các nghiên cứu khảo sát để rút ra các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hệ thống KSNB, từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu Các biến được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp theo thang đo có sẵn Sau khi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi dựa trên 5 nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN kinh doanh CCHBL Việt Nam được sử dụng chính thức Trong quá trình khảo sát, tác giả cũng tiến hành điều chỉnh lại bảng câu hỏi cho phù hợp hơn

Phương pháp định lượng: Thiết kế thang đo các nhân tố của hệ thống KSNB; Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng thể hiện qua sơ đồ sau:

Ngày đăng: 02/05/2017, 00:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Kiểm soát nội bộ (xuất bản lần thứ hai), NXB Phương Đông, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát nội bộ (xuất bản lần thứ hai)
Nhà XB: NXB Phương Đông
[2] Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Kiểm toán (xuất bản lần thứ sáu), NXB Kinh Tế TP.HCM, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán (xuất bản lần thứ sáu)
Nhà XB: NXB Kinh Tế TP.HCM
[4] Huỳnh Thị Kim Ánh, 2013. Hoàn thiện hệ thống KSNB tại các siêu thị Big C Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống KSNB tại các siêu thị Big C Việt Nam
[5] Lữ Thị Thanh Thúy, 2013. Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với BCTC tại Công ty Cổ Phần FPT. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành kế toán. Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống KSNB đối với BCTC tại Công ty Cổ Phần FPT
[7] Nguyễn Thị Hà, 2013. Hoàn thiện hệ thống KSNB tại trung tâm bán lẻ thuộc Công ty Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu Viettel. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành kế toán. Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống KSNB tại trung tâm bán lẻ thuộc Công ty Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu Viettel
[8] Nguyễn Thị Thanh Trúc, 2012. Hoàn thiện hệ thống KSNB tại các DN viễn thông di động Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành kế toán. Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống KSNB tại các DN viễn thông di động Việt Nam
[9] Trương Mỹ Ngân, năm 2015. Hoàn thiện hoạt động phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food tại Thành Phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hoạt động phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food tại Thành Phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
[2] Amudo, A.& Inanga, E.L, 2009. Evaluation of Internal Control System: A Case Study from Uganda. International Research Journal of Finance and Economics, ISSN 1450-2887 Issue 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Research Journal of Finance and Economics
[3] Anthony Wood and Natalya Brathwaite*, 2013. Internal Controls in the Retail Sector: A Case Study of a Leading Supermarket in Barbados. International Journal of Arts and Commerce, Vol. 2 No. 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Arts and Commerce
[4] C.B. Gupta, 2015. ISC Commerce Class-XI (Vol.I). S. Chand School Books [5] Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission, 1992. Internal Control - Integrated Framework Sách, tạp chí
Tiêu đề: ISC Commerce Class-XI (Vol.I)." S. Chand School Books [5] Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission, 1992
[8] Ho Tuan Vu, 2016. The Research of Factors Affecting the Effectiveness of Internal Control Systems in Commercial Banks-empirical Evidence in Viet Nam.International Business Research, Vol. 9, No. 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Business Research
[10] Lembi Noorvee, 2006. Evaluation of the effectiveness of internal control over financial reporting. Thesis submitted for obtaining the master atrium degree in economics, University of Tarty Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of the effectiveness of internal control over financial reporting
[11] Linval Frazer, 2012. The Effect Of Internal Control On The Operating Activities Of Small Restaurants. Journal of Business & Economics Research, Volume 10, Number 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Business & Economics Research
[12] Mongkolsamai, Varipin, Usshawanitchakit, Phapruke, 2012. Impacts of internal control strategy on efficiency operation of organization of Thai listed firms.International Journal of Business Strateg, Volume 12, Number 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Business Strateg
[10] Website: http://www.doanhnhansaigon.vn/goc-nhin-quan-tri/quan-tri-kinh-doanh-chuoi-dieu-kien-can-va-du/1098610/ Link
[11] Website: http://www.saigonco-op.com.vn/tintucsukien/cot-moc-moi-tren-thi-truong-ban-le_922.htmlTài liệu tiếng anh Link
[14] Website: http://www.yourarticlelibrary.com/stores/multiple-shops-or-chain-stores-its-meaning-and-characteristics/25902/ Link
[15] Website: http://www.yourarticlelibrary.com/business/characteristics-types-advantages-and-disadvantages-of-multiple-stores/42097/ Link
[17] Website: https://www.ftc.gov/sites/default/files/documents/reports_annual/ annual-report- 1932/ar1932_0.pdf Link
[6] Nguyễn Đình Thọ, 2014. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao Động Xã Hội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w