chuyªn ®Ò BÀN VÒ C¸C TI£U ChÝ §¸nh Gi¸ Bµi So¹n §iÖn Tö Th.s Hoµng Xu©n Thñy 1.ƯDCNTT trong dạy học là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và hiện đại hoá nên giáo dục. 2.Điều kiện kiện nay cho phép các giáo viên ƯDCNTT vào trong giảng dạy. 3.GV vừa học để nâng cao trình độ Tin học, vừa ƯDCNNT, nên còn lúng túng cả trong soạn và giảng. 4.Chưa có một tiêu chí để đánh giá các loại bài soạn điện tử, nên GV không có cơ sở để đánh giá, rút kinh nghiệm. Đặt Vấn Đề Các CÂU Hỏi Thảo Luận 1.Quan điểm của anh, chị thế nào là bài soạn điện tử, giáo án điện tử, bài giảng điện tử? 2.Anh, chị thử đưa ra các tiêu chí để đánh giá một bài soạn có ứng dụng CNTT. 3.Trong khi soạn bài giảng điện tử, theo anh chị cần quan tâm đến những kỹ thuật nào? c¸c tiªu chÝ ®¸nh gi¸ 1.Thể hiện được mục tiêu bài giảng -Về kiến thức, kỹ năng Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, dùng các phương tiện dạy học khác nhau, nhưng mục tiêu cần đạt đến chỉ là một. Do vậy quá trình thiết kế bài giảng các hoạt động phải hướng tới mục tiêu đặt ra. 2.Nội dung kiến thức -Chính xác -Làm bật được kiến thức trọng tâm Đây là tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn, khả năng kiến thức cũng như sự thấu hiểu nội dung bài dạy của giáo viên một cách sâu sắc để tổ chức cách học cho học sinh có hiệu quả 3.Thể hiện được sự tích hợp nhiều mục tiêu giáo dục: -Về đạo đức, phẩm chất -Về giáo dục môi trường 4.Tổ chức các hoạt động học tập của HS -Hoạt động nhóm -Hoạt động cá nhân Đây là tiêu chí đánh giá dấu hiệu của phương pháp dạy học tích cực. Trong thiết kế bài giảng điện tử cần chú ý tổ chức các hoạt động học tập nhóm, học tập cá nhân một cách phù hợp để tích cực hoá hoạt động của học sinh, để rèn luyện các kỹ năng mà mục tiêu bài dạy đặt ra. 5.Tổ chức được các hoạt động kiểm tra đánh giá Công nghệ thông tin cho phép giáo viên tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của HS ngay trên lớp với thời gian ngắn, đồng thời nhanh chóng đưa ra các câu hỏi dưới nhiều hình thức để đánh giá kết quả học tập (theo mục tiêu đặt ra) của học sinh sau khi hoàn thành tiết học. 6. Kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin khi soạn. 6.1 Kiến thức tổ chức có hệ thống, làm bật được nội dung trọng tâm Trong một tiết học kiến thức cần được tổ chức khai thác một cách có hệ thống, cấu trúc chặc chẽ, logic, nhưng phải làm bật được kiến thức trọng tâm của bài. Những kiến thức nào chỉ cần thông báo, những kiến thức nào có thể chuyển thành bài tập cho học sinh về nhà tự nghiên cứu, kiến thức nào cần tổ chức cho học sinh tìm hiểu, khai thác tại lớp phải được thể hiện rõ trong bài soạn. 6.2 Các thông tin có sự liên kết, dễ dàng chuyển đến các slide, menu cần thiết 6.3 Giao diện nhất quán, cấu trúc đề mục bài giảng rõ ràng. Ví dụ: mỗi slide có một nền khác nhau, font chữ khác nhau, cở chữ khác nhau . Các đề mục phải được thể hiện cấu trúc của bài dạy để học sinh dễ theo dõi, dễ ghi chép. 6.4 Đa dạng cách truyền tải thông tin (nghe, nhìn ) Đây là thế mạnh của công nghệ thông tin, những hình ảnh, âm thanh đưa đến cho học sinh đúng lúc, mặc dầu trong thời gian ngắn nhưng có tác dụng, hiệu quả cao về nhận thức của học sinh. 6.5 Tổ chức kiến thức trên một silie hợp lý (hình ảnh, bảng biểu, hình vẽ, mô hình hoá kiến thức ) -Thông thường nên bố trí một đơn vị kiến thức nằm gọn trong một slide để dễ quan sát theo dõi. -Hạn chế sử dụng chữ để diễn giải. Đặc biệt không đưa nguyên các ý có trong sách giáo khoa lên slide để học sinh xem và chép. -Nên sử dụng các ký hiệu, mô hình hoá kiến thức để học sinh dễ học, dễ nhớ. -Các hình ảnh, bảng biểu, hình vẽ có kích thước vừa phải dễ quan sát. 6.6 Sử dụng font chữ, cỡ chữ, màu sắc, kỹ thuật xuất hiện thông tin trên silie hợp lý. -Font chữ, cỡ chữ cần thống nhất. Không nên sử dụng các kiểu chữ rườm rà. -Màu sắc: cần có sự phối hợp hài hoà giữa các màu trong một slide., người ta khuyên nên sử dụng không quá 3 màu trong một slide và các cặp màu có bước sóng ánh sáng không quá gần nhau, cũng không nên quá xa nhau. -Đối với màu chữ: nên chọn một màu chủ đạo xuyên suốt các slide và một màu cho các đề mục, và một màu cho những ý cần làm nổi bật. -Không nên lạm dụng hiệu ứng xuất hiệu thông tin trên slide một cách tuỳ tiện. Những thông tin cần xuất hiện một lúc thì cho xuất hiện ngay, không nên cho xuất hiện từ từ. Hoặc dùng các hiệu ứng xuất hiện rối rắm, nhiều lần trên một slide không phù hợp cho việc học tập. 6.7 Tư liệu phục vụ bài giảng: -Phù hợp với nội dung bài giảng, phong phú,nhưng liều lượng vừa phải, có chọn lựa. -Việc chèn tư liệu hợp lý, khi cần sử dụng thì kích hoạt sử dụng. . điện tử, giáo án điện tử, bài giảng điện tử? 2.Anh, chị thử đưa ra các tiêu chí để đánh giá một bài soạn có ứng dụng CNTT. 3.Trong khi soạn bài giảng điện. cả trong soạn và giảng. 4.Chưa có một tiêu chí để đánh giá các loại bài soạn điện tử, nên GV không có cơ sở để đánh giá, rút kinh nghiệm. Đặt Vấn Đề Các