Báo cáo tình hình tháng 7 năm 2009

11 379 0
Báo cáo tình hình tháng 7 năm 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NỘI DUNG BÁO CÁO THÁNG 7 NĂM 2009 THÔNG TIN TRONG NƯỚC NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ 10 I. THÔNG BÁO KẾT QUẢ HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 10 II. KẾT QUẢ CỤ THỂ TRÊN CÁC NỘI DUNG HỘI NGHỊ TW 10 TỔNG QUAN VỀ HỘI NGHỊ BCH TRUNG ƯƠNG 10 Ngày 29/6/2009 tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 đã khai mạc với nội dung chính là bàn việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã đọc diễn văn khai mạc hội nghị, trong đó ông khẳng định chủ trương "tiếp tục đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng" để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là sự kiện được coi là quan trọng nhất trong hoạt động của Đảng Cộng sản sẽ được tổ chức vào quý I năm 2011 với nhiệm vụ đề ra và quyết định chiến lược phát triển cho Việt Nam trong giai đoạn năm 2011-2020. I. THÔNG BÁO KẾT QUẢ HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 10 Hội nghị Trung ương lần này sẽ xem xét một số vấn đề cơ bản để chuẩn bị cho Đại hội sắp tới: 1. Trung ương thảo luận đề cương báo cáo Tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991). 2. Trung ương thảo luận đề cương báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2001-2010 và xây dựng chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2011-2020. 3. Trung ương thảo luận dự thảo của Bộ Chính trị về định hướng chuẩn bị Đại hội XI của Đảng và đại hội các cấp. 4. Trung ương thảo luận quyết định thành lập các tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội XI. 5. Trung ương còn bàn một số vấn đề quan trọng khác như: - Bàn về kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. 1 - Thảo luận về báo cáo triển khai quy hoạch vùng Bôxit. - Nghe thảo luận về báo cáo việc Việt Nam nộp báo cáo về ranh giới thềm lục địa cho LHQ; Nghe và bàn một số vấn đề về tình hình Biển Đông gần đây; Tình hình cắm mốc Biên giới Việt - Trung; Việt - Lào… II. KẾT QUẢ CỤ THỂ TRÊN CÁC NỘI DUNG HỘI NGHỊ TW 10 Sau một tuần làm việc, chiều 4-7-2009, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã bế mạc tại Hà Nội và đưa ra thông báo với 3 nội dung quan trọng của hội nghị đó là: 1. Đề cương chi tiết Báo cáo tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh năm 1991) 2. Đề cương chi tiết Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020) 3. Định hướng chuẩn bị Đại hội XI của Đảng và đại hội Đảng các cấp. 1. Về bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh năm 1991) Như chúng ta đã biết Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Đảng ở Việt Nam dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, diễn ra từ ngày 3 - 7.2.1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc). Lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam và bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh cách mạng đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thông qua tuy vắn tắt song đã nêu được những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng, khoa học, phù hợp với nhu cầu khách quan của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Cho đến tháng 6.1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp tại Hà Nội. Tại Đại hội này Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH cùng với chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 đã được thông qua. Ý nghĩa quan trọng của Đại hội VII là lần đầu tiên Đại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Đây là những văn kiện quan trọng nhất xuyên suốt đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta trong nột thòi kỳ lịch sử tương đối lâu dài. Nội dung chính của Cương lĩnh năm 1991: 2 1. Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm 2. Quá độ lên CNXH ở nước ta 3. Những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại 4. Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng Qua thảo luận hội nghị Trung ương đã khẳng định: Cương lĩnh năm 1991 có giá trị lịch sử to lớn về lý luận chính trị, tư tưởng và chỉ đạo thực tiễn. Dưới ánh sáng dẫn đường của Cương lĩnh, toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta đã bền gan, vững chí, nỗ lực phấn đấu đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, trụ vững trong bối cảnh Liên Xô và các nước XHCN ở Ðông Âu sụp đổ, tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Cương lĩnh năm 1991 là mốc son sáng ngời về bản lĩnh và trí tuệ Ðảng ta trong lịch sử vẻ vang lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình hình mới, một số vấn đề trong Cương lĩnh năm 1991 cần được bổ sung, phát triển. Hơn nữa Đại hội X đã quyết định “Sau Đại hội X, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta đi lên CNXH”. Ban Chấp hành Trung ương thảo luận nhất trí trong quá trình bổ sung phát triển trên cơ sở một số định hướng sau: - Không đặt vấn đề sửa đổi cương lĩnh mà chỉ bổ sung với hàm nghĩa là không sửa đổi những tư tưởng lớn trong cương lĩnh, đề tránh đến mức thấp nhất những lợi dụng của kẻ thù (không nên làm mồi cho kẻ thù tấn công). - Việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 được thực hiện theo tinh thần tiếp tục đổi mới, bám sát thực tiễn của đất nước và thời đại, kế thừa những nội dung vẫn còn nguyên giá trị của Cương lĩnh năm 1991 . và nêu lên được mục tiêu của chặng đường sắp tới. - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sau khi đại hội đảng các cấp thảo luận, nhân dân tham gia góp ý, sẽ được trình Ðại hội XI của Ðảng. Ðó được xem là tuyên ngôn chính trị của Đảng, mang tầm định hướng chiến lược về con đường phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là ngọn cờ chiến đấu của Đảng và dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là nền tảng lý luận, nền 3 tảng tư tưởng và chính trị, định hướng cho mọi hoạt động của chúng ta hiện nay cũng như trong những thập kỷ tới - Tên gọi của cương lĩnh: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ mới Cương lĩnh xây dựng đất nước 2011 Cương lĩnh xây dựng CNH, HĐH lên CNXH Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ mới lên CNXH Thống nhất: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển). - Về một số vấn đề, trong quá trình thảo luận vẫn còn có ý kiến khác nhau hoặc cần được làm rõ, Ban Chấp hành Trung ương quyết định giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc trình Ban Chấp hành Trung ương thảo luận trong các hội nghị tới. 2. Về đề cương chi tiết báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020. - Việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược 2001 - 2010 cũng như việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho thời kỳ mới 2011 - 2020 cần được nhìn nhận, đánh giá, phân tích một cách toàn diện sâu sắc những thành tựu, những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. - Đánh giá đúng nguồn lực, thế mạnh của đất nước và khả năng sáng tạo của nhân dân để từ đó xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới. - Tiếp tục đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. - Phát triển toàn diện văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đổi mới toàn diện GD - ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ - Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu - Giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội 4 - Mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiệu lực, hiệu quả . 3. Về định hướng chuẩn bị Đại hội XI của Đảng và đại hội Đảng các cấp Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và quyết định về định hướng chuẩn bị Đại hội XI của Đảng và đại hội Đảng các cấp với những nội dung chính sau đây: 1. Bối cảnh Đại hội XI (xác định bối cảnh như thế nào để đề ra đường lối, phương hướng hợp lý, vừa mang tính chiến lược) - Đất nước đã thoát khỏi nền khủng hoảng kinh tế hay chưa; tăng trưởng kinh tế có bền vững không, cao hay thấp; lãm phát ở mức độ như thế nào; tình hình an ninh chính trị có được giữ vưng hay không .? - Tình hình suy thoái kinh tế trên thế giới như thế nào, tình hình an ninh thế giới có ổn định hay không, hay nhiều nơi mất ổn định; tình hình ngoại giao của việt Nam như thế nào, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ra sao .? 2. Những yêu cầu mà Đại hội XI và Đại hội các cấp phải đạt được - Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, gắn với việc thực hiện có chiều sâu của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. - Tiếp tục đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. - Phải làm cho văn hoá thật sự phát triển, đây là nền tảng, tinh thần của xã hội. - Tập trung giữ vững ổn định chính trị - xã hội. - Đảm bảo mở rộng dân chủ tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. 3. Chuẩn bị 5 văn kiện quan trọng trình Đại hội. - Báo cáo chính trị - Báo cáo tổng kết bổ sung phát triển Cương lĩnh năm 1991 - Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược 2001 - 2010 và phương hướng nhiệm vụ 2011 - 2020. - Báo cáo chỉ đạo - Báo cáo bổ sung sửa đổi điều lệ Đảng. 4. Thành lập các tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội XI 5 - Tiểu ban tổng kết và bổ sung phát triển (tiểu ban cương lĩnh) - Tiểu ban chiến lược - Tiểu ban điều lệ Đảng - Tiểu ban nhân sự - Tiểu ban phục vụ Đại hội - Ấn định thời gian tổ chức Đại hội XI của Đảng vào nửa đầu tháng 1-2011. Cấp cơ sở: tháng 5, 6 Cấp Huyện, thành, thị: tháng 7, 8 Cấp tỉnh, TP trực thuộc TW: tháng 9, 10 Tuy nhiên: Phải gắn kết việc chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc với việc lãnh đạo kinh tế, xã hội năm 2009 - 2010 đạt kết quả tốt. 6 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 1. Về tăng trưởng kinh tế và các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh (1) Nền kinh tế bị suy giảm nhưng không rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái và đang có chiều hướng tăng dần Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 3,9% (cùng kỳ năm trước tăng 6,47%), trong đó: quý I/2009 tăng 3,1%, quý II/2009; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,25% (cùng kỳ tăng 3,53%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,48% (cùng kỳ tăng 6,53%); khu vực dịch vụ tăng 5,5% (cùng kỳ tăng 7,76%); Tăng trưởng ở cả 3 khu vực trong quý II đểu cao hơn so với quý I. Trong tình hình kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nước tăng trưởng âm, thì với mức tăng trưởng như trên là kết quả bước đầu của việc thực hiện các chính sách ngăn chặn kinh tế. (2) Sản xuất công nghiệp tăng trưởng thấp nhưng đang có xu hướng phục hồi; ngành xây dựng có chuyển biến nhanh hơn Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 16,5%); trong đó khu vực ngoài Nhà nước tăng 7,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,5%. Sản xuất công nghiệp tăng thấp nhưng có chuyển biến nhanh qua từng tháng. Sau khi giảm sâu trong tháng 1, ngành công nghiệp liên tục có tốc độ tăng trong 5 tháng gần đây (tháng 2 tăng 4,1%; tháng 3 tăng 2,4%; tháng 4 tăng 5,6%; tháng 5 tăng 7,2%, tháng 6 tăng 8,2%). Về lĩnh vực xây dựng có chuyển biến nhanh hơn, nhờ tận dụng được cơ hội giá vật liệu xuống thấp và thị trường bất động sản có dấu hiệu bước đầu phục hồi. Từ mức tăng trưởng âm 0,4% trong năm 2008 đã tăng 8,74% trong 6 tháng đầu năm 2009, trong đó quý I tăng 6,92%; quý II tăng 9,83%. Sự phục hồi của ngành xây dựng và thị trường bất động sản góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và tăng trưởng của nền kinh tế. (3) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển ổn định Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2009 tăng 0,9%), bao gồm nông nghiệp tăng 1,8%; lâm nghiệp tăng 3,1%; thuỷ sản tăng 4,3%. (4) Khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất so với nông nghiệp và công nghiệp 7 Tốc độ tăng khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2009 đạt 5,5%. Nhờ triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng và đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa nên tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2009 tăng 20% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó thương nghiệp tăng 20,7% ; khách sạn nhà hàng tăng 17,3%; dịch vụ tăng 17,6%. Sản lượng vận tải hàng hóa 6 tháng đầu năm 2009 tăng 0,3% so với cùng kỳ, khối lượng luân chuyển tăng 1,1%; sản lượng vận tải hành khách tăng 7%; khối lượng luân chuyển hành khách tăng 4%. Các lĩnh vực thông tin, viễn thông tiếp tục có bước phát triển tốt. Số thuê bao điện thoại phát triển mới 6 tháng ước tính đạt 15,3 triệu thuê bao, tăng 54,3% so với cùng kỳ, nâng tổng số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 6/2009 ước tính đạt 96,7 triệu thuê bao (trong đó thuê bao di động chiếm 84%) đạt mật độ 111 máy/100 dân (bình quân 18 máy cố định/100 dân). Số thuê bao internet băng rộng cả nước tính đến cuối tháng 6/2009 ước tính đạt 2,6 triệu thuê bao, tăng 54,1% so với cùng kỳ năm trước (đạt mật độ 3,0 thuê bao/100 dân). Số người sử dụng internet ước tính 22,5 triệu người, đạt mật độ 25,9%. 2. Về một số cân đối lớn: (1) Thu, chi ngân sách Nhà nước Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 188 nghìn tỷ đồng, bằng 48,2% dự toán năm, trong đó thu nội địa (trừ dầu thô) ước đạt 115 nghìn tỷ đồng bằng 49,3% so với dự toán năm; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 45,2 nghìn tỷ đồng bằng 51,3% dự toán năm; thu từ dầu thô đạt 25,5 nghìn tỷ đồng bằng 40% dự toán năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước đạt 216,5 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán năm. (2) Xuất nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng gần đây đã tăng so với tháng trước (tháng 6 tăng 6,5%, tháng 5 tăng 3,2%). Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2009 đạt 27,6 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 10,3 tỷ USD, giảm 7,6%. Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 29,7 tỷ USD, giảm 34,1% so với cùng kỳ. 8 Nhập siêu 6 tháng đầu năm ước tính 2,1 tỷ USD. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức nhập siêu trong 6 tháng ước tính 5 tỷ USD; Mỹ và EU tiếp tục là các thị trường xuất siêu ở mức 3,9 tỷ USD và 2,1 tỷ USD. (3) Chỉ số giá tiêu dùng So với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 chỉ tăng 0,32%; tháng 2 tăng 1,17%; tháng 3 giảm 0,17%; tháng 4 tăng 0,35%; tháng 5 tăng 0,44% và tháng 6 tăng 0,55%.So với tháng 12 năn 2008, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 2,68% (cùng kỳ tăng 18,44%). Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2009 tăng 10,27% so với 6 tháng năm 2008. 3. Về đầu tư phát triển Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm ước đạt 322,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã đăng ký cấp mới và tăng vốn cho 374 dự án với tổng vốn là 8,9 tỷ USD, bằng 22,6% cùng kỳ năm 2008, trong đó vốn đăng ký mới là 4,7 tỷ USD, vốn tăng thêm là 4,2 tỷ USD. Tổng vốn FDI thực hiện 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 4 tỷ USD. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009, Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất với 3860,9 triệu USD vốn đăng ký cấp mới và vốn bổ sung; tiếp đó là Đài Loan 1265,1 triệu USD; Hàn Quốc 1114,2 triệu USD; quần đảo Virgin thuộc Anh 767,9 triệu USD; Đặc khu HC Hồng Công (TQ) 547,1 triệu USD; Xin-ga-po 403,2 triệu USD; Liên bang Nga 329,8 triệu USD. Thu hút vốn ODA tính từ đầu năm đạt 1783 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2008. Các nhà tài trợ có giá trị hiệp định ODA ký kết lớn là: Nhật Bản 852 triệu USD, Ngân hàng Phát triển Châu Á 482 triệu USD và Ngân hàng Thế giới 265 triệu USD. Mức giải ngân vốn ODA 6 tháng ước tính đạt 1270 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2008 và bằng 67% kế hoạch giải ngân của cả năm 2009. 4. Về bảo đảm an sinh xã hội, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác Việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa X), các kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết Quốc hội, Nghị quyết số 30/2008/NĐ-CP đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tiếp tục hướng vào xóa đói giảm nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách; tích cực hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững ở 61 huyện nghèo; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,… Chính sách, giải pháp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ đối với lao động mất việc làm. Các chính sách hỗ trợ lãi xuất tín dụng cho vay đầu tư máy móc, 9 thiết bị sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà ở nông thôn, ký túc xá cho sinh viên đang được triển khai tích cực theo các mục tiên đã đề ra. Về tình hình lao động, việc làm: 6 tháng đầu năm, tổng số lượt lao động được giải quyết việc làm ước đạt 650 nghìn người, bằng 83,3% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 3,3 vạn người, bằng 75% so với cùng kỳ. Theo báo cáo của 48 tỉnh, thành phố, do ảnh hưnởg của suy thoái kinh tế, đến hết quý I/2009 có 64,9 nghìn người mất việc làm và 39 nghìn người thiếu việc làm. Một số lao động đang làm việc ở nước ngoài cũng bị mất việc làm, trong quý I có gần 3 nghìn lao động phải về nước trước thời hạn. Về triển khai thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, đến nay đã có 11/62 đề án giảm nghèo của các huyện được phê duyệt. Hưởng ứng kêu gọi của Chính phủ, đã có 37 tập đoàn kinh tế, tổng công ty và doanh nghiệp nhận trợ giúp 57 huyện nghèo. Các chính sách về an sinh xã hội khác đã được triển khai thực hiện kịp thời như: chính sách về điều chỉnh chế độ trợ cấp cho người có công với cách mạng; lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với người về hưu; trợ cấp khó khăn cho người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có đời sống khó khăn, thu nhập thấp; thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo vùng; tăng lương tối thiểu khu vực hành chính sự nghiệp;… chính sách bảo hiểm thất nghiệp đang được tích cực triển khai. Ngành giáo dục đào tạo tiếp tục thực hiện các chương trình đổi mới giảng dạy và học tập. Theo báo cáo sơ bộ của các địa phương, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hệ trung học phổ thông năm học 2008-2009 là 83,7%; hệ bổ túc trung học phổ thông là 38,1%. Năm học 2008-2009 cả nước có 1675,7 nghìn sinh viên đại học, cao đẳng, tăng 4,5% so với năm học trước và 628,8 nghìn học sinh trung cấp chuyên nghiệp, tăng 2,3%. Số sinh viên đại học, cao đẳng bình quân 1 vạn dân năm 2009 là 194 người, đạt 97% mục tiêu quốc gia năm 2010. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: trước tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng phức tạp, ngành y tế đã tăng cường kiểm tra, giám sát, tích cực triển khai các biện pháp phong chống các loại dịch bệnh như dịch cúm A (H1N1), tiên chảy cấp, sốt xuất huyết,…Trong 6 tháng đầu năm 2009 (Tính đến ngày 21/6/2009), cả nước có 22,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 49,8% so với cùng kỳ năm trước; 2,3 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan vi rút, giảm 15,4%; 26,3 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét; 139 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả, giảm 76,1%; 107 10 [...]... niệm 55 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; kỷ niệm 50 năm Đường Trường Sơn huyền thoại; ngày hội văn hoá các dân tộc Việt Nam, Festival làng nghề truyền thống Huế 2009, Festival biển Nha Trang 2009, và các hoạt động chuẩn bị đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Xuất bản 230 triệu bản sách, đạt 54% kế hoạch năm 2009, trong đó 155 triệu bản sách giáo khoa phổ thông, đạt 60% kế hoạch; xuất bản báo chí... người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn cả nước là 189,4 nghìn trường hợp, trong đó 74 ,7 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 42,8 nghìn người đã tử vong do AIDS Tính đến 17h00 ngày 7/ 7 /2009, cả nước đã có 248 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) Hiện các bệnh nhân đã và đang được điều trị cách ly tại bệnh viện trong tình trạng sức khỏe ổn định, không có trường hợp nào tử vong Các hoạt động văn... 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Xuất bản 230 triệu bản sách, đạt 54% kế hoạch năm 2009, trong đó 155 triệu bản sách giáo khoa phổ thông, đạt 60% kế hoạch; xuất bản báo chí đạt 440 triệu bản, đạt 51 ,7% kế hoạch năm Ngành thể thao đang tập trung chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu Á trong nhà (AI games 3) tổ chức tại Việt Nam; Seagames 25 và Paragame tại Lào / . tiêu dùng tháng 1 chỉ tăng 0,32%; tháng 2 tăng 1, 17% ; tháng 3 giảm 0, 17% ; tháng 4 tăng 0,35%; tháng 5 tăng 0,44% và tháng 6 tăng 0,55%.So với tháng 12 năn. so với tháng trước (tháng 6 tăng 6,5%, tháng 5 tăng 3,2%). Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2009 đạt 27, 6 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước,

Ngày đăng: 13/09/2013, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan