UBND HUYỆNNAMĐÔNG PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀTHI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI SỐ BÁO DANH BẬC THCS. NĂM HỌC 2006 -2007 MÔN THI: NgữVăn LỚP: 9 Thời gian làm bài: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề ) I/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:( 04 điểm) Đọc kỹ các câu sau và trả lời bằng cách chọn chữ cái đầu ở mỗi câu đúng nhất. Câu 1: Màu sắc nào thích hợp nhất cho văn bản: “ Cảnh ngày xuân”( trích Truyện Kiều) ? A. xanh lơ; B. xanh thẳm; C.xanh đậm; D.xanh tươi Câu 2: Nhận định nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung của văn bản” Kiều ở lầu Ngưng Bích”( trích Truyện Kiều) ? A. Nỗi niềm ai oán và buồn đau của Thuý Kiều. B. Niềm thương nhớ và uất hận dâng trào. C. Nỗi xót xa cho thận phận của nàng Kiều. D. Niềm cô đơn buồn tủi và tấm lòng nhân hậu thuỷ chung. Câu 3: Diễn biến câu chuyện trong văn bản” Cố hương” được thể hiện theo trình tự nào ? A.không gian; B. cảm xúc suy nghĩ; C.Thời gian; D.không theo trình tự nào Câu 4: Từ “ hẫm hút” trong câu:” Hôm mai hẫm hút với già cho vui” có nghĩa là gì ? A sống hẩm hiu; B. ăn uống thất thường; C.ăn uống đạm bạc; D.ăn uống thiếu thốn Câu 5: Từ “ đàng ” trong câu:” Vân Tiên thưa hết mọi đàng gần xa” có nghĩa gốc là gì ? A. chỉ một phía, một bên nào đó B. chỉ quãng đời của một con người C. chỉ con người tốt D. chỉ nơi người, vật di chuyển Câu 6: Trong văn tự sự yếu tố biểu cảm, nghị luận có vai trò gì? A. Giúp người đọc hình dung được cảnh vật, sự việc, con người một cách sinh động. B. Giúp câu chuyện sinh động, sâu sắc chặt chẽ có sức thuyết phục lôi cuốn người đọc. C. Giúp người đọc phát hiện được trình tự diễn biến của câu chuyện. D. Giúp người đọc thấy được ngôi kể, điểm nhìn và ý đồ của tác giả. Câu 7: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: “ Đồng chí” là: A chân thực; B. lý tưởng; C. sử thi; D.lãng mạng Câu 8:Tác phẩm nào sau đây được gọi là: “ Tập đại hành của ngôn ngữvăn học dân tộc” ? A. Côn sơn ca; B. Qua đèo ngang; C. Truyện Kiều; D.Truyền kỳ mạn lục II/ TỰ LUẬN: ( 16 điểm) Câu 1: ( 03 điểm) Hãy phân tích nghệ thuật của việc dùng từ trong những câu thơ sau: “Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nắm đất bên đường Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.” ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) Câu 2: ( 3 điểm). Đọc các đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu nêu ở dưới: Gần miền có một mụ nào Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh Hỏi tên rằng “ Mã Giám Sinh” Hỏi quê, rằng “ Huyện Lâm Thanh cũng gần” Mặn nồng một vẻ một ưa Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu Rằng: “ Mua ngọc đến Lam Kiều” Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường? Mối rằng: “ Đáng giá nghìn vàng, Dớp nhà thờ lượng người thương dám nài !” ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) 1.1 Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm“ phương châm hội thoại ” nào? Tại sao? 1.2 Sử dụng cách dẫn nào ? Hãy chỉ ra lời dẫn đó, giải thích ngắn gọn, lý do. Câu 3: ( 10 điểm) Trong Di chúc, Bác Hồ viết: “ Tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Dựa vào những tác phẩm đã học, đã đọc, các mẫu chuyện sinh động trong thực tế, em hãy chứng minh rằng Bác hồ đã dành cho toàn dân ta, đặc biệt là cho thiếu niên nhi đồng, một tình yêu thương bao la sâu nặng. -Hết- . UBND HUYỆN NAM ĐÔNG PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI SỐ BÁO DANH BẬC THCS. NĂM HỌC 2006 -2007 MÔN THI: Ngữ Văn LỚP: 9 Thời gian. là: A chân thực; B. lý tưởng; C. sử thi; D.lãng mạng Câu 8:Tác phẩm nào sau đây được gọi là: “ Tập đại hành của ngôn ngữ văn học dân tộc” ? A. Côn sơn ca;